Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

de cuong on tap ngu van lop 12 hoc ki 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.89 KB, 17 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 12
Phần I: NỘI DUNG KIẾN THỨC
A. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
I. Những văn bản chung:
Bài 1: KHÁI QUÁT VĂN VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
1.Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975:
*Những chặng đường phát triển:
+ 1945 – 1954: Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
+ 1955 – 1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất
nước ở miền Nam.
+ 1965 – 1975: Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước
* Những thành tựu và hạn chế:
+ Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao
động.
+ Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống
nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
+ Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là
sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
+ Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định: giản đơn, phiến diện, công thức…
*Những đặc điểm cơ bản:
+ Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu;
+ Nền văn học hướng về đại chúng;
+ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
2.Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
* Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển
hướng về với cái tôi muôn thuở.
*Thành tựu cơ bản nhất của văn học thời kì này chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới
của đời sống.
Lưu ý: Nhận xét, so sánh những đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám


năm 1945 đến năm 1975 với các giai đoạn khác.
Bài 2: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGƠI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
- PHẠM VĂN ĐỒNG 1.Nội dung:
* Phần mở đầu: Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp luận đối với thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu, một hiện tượng văn học độc đáo có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra.
*Phần tiếp theo: Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, văn nghiệp Nguyễn Đình Chiểu.:
+ Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu - một chiến sĩ yêu nước, tron đời phấn đấu hi
sinh vì nghĩa lớn của dân tộc: coi thơ văn là vũ khí chiến đấu bảo vệ chính nghĩa, chống lại kẻ thù xâm lược
và tay sai, vạch trần âm mưu, thủ đoạn và lên án những kẻ sử dụng văn chương làm điều phi nghĩa.
+ Thơ văn yêu nước, chống ngoại xâm của Nguyễn Đình chiểu “làm sống lại” một thời kỳ “khổ nhục”
nhưng “vĩ đại”, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu tranh
chống ngoại xâm bằng hình tượng văn học “sinh động và não nùng” xúc động lòng người. Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc làm sống dậy một hình tượng mà từ trước đến nay chưa từng có trong văn chương trung đại: hình
tượng người nơng dân.
+ Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, chứa đựng nội dung tư tưởng gần gũi
với quần chúng nhân dân, là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời”,
có thể “truyền bá rộng rãi trong dân gian”.
*Phần kết: Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc.
2.Nghệ thuật:


* Bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai bám sát vấn đề trung tâm..
* Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp cả diễn dịch, quy nạp và hình thức “địn bẩy”.
* Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương vừa khách quan; ngơn ngữ giàu hình ảnh.
* Giọng điệu linh hoạt, biến hoạt : khi hào sảng, lúc xót xa,…
3.Ý nghĩa văn bản:
Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu: cuộc đời của một chiến sĩ
phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; sự nghiệp thơ văn của ông là một minh
chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm
bút đối với đất nước, dân tộc.

Bài 3: THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHỊNG CHỐNG AIDS , 1 – 12 – 2003
- CƠ-PHI AN-NAN I. Những vấn đề nêu trong Thông điệp
1.Vấn đề nêu trong thơng điệp :
- Bệnh dịch HIV/AIDS ; phịng chống đại dịch trên thế giới ; kêu gọi sự đồng tình ủng hộ để đánh bại căn
bệnh này Phải có sự cam kết, nguồn lực và bằng hành động
- Lí giải các khái niệm và lí do
2. Cách thức và nội dung phần tác giả điểm tình hình
- Khơng dài , đảm bảo các yêu cầu toàn diện bao quát có đủ cả mặt làm được , chưa làm được tốt , trên mọi
khu vực khác nhau của thế giới; trong giới tính, lứa tuổi; quốc gia, các cơng ti ,tổ chức , nhóm từ thiện
…;tầm nhìn rộng lớn; xứng đáng với cương vị
- Đưa vào thông điệp những số liệu , tình hình cụ thể cung cấp chọn lọc , kịp thời như tốc độ lây lan , khơng
có khu vực an tồn ; sự lo ngại khơng đạt mục tiêu ngăn ngừa vào năm 2005; nắm bắt cụ thể , biết phân tích
nhận xét , đánh giá ; Lựa chọn sáng tạo cách thức trình bày để thuyết phục
Ví dụ : trong năm qua mỗi phút đồng hồ của một ngày trơi đi , có khoảng 10 người bị nhiễm HIV
- Tổng kết có trọng tâm và điểm nhấn ở luận điểm Song hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu
thực tế ; và cảm xúc , tình cảm chân thành của tác giả thể hiện sâu sắc ( đoạn văn nói về dịch HIV/ AIDS :
có rất ít dấu hiệu suy giảm … )
3. Nhiệm vụ nêu ra trong thông điệp
- Gắn bó khăng khít với phần trên ; thơng báo tình hình là cơ sở , xác định nhiệm vụ là mục đích; thể hiện rõ
qua sự liên kết chặt chẽ giữa câu cuối cùng của phần trước với câu đầu tiên phần sau
- Lời kêu gọi không chung chung mà sống động ,tha thiết, thấm thía xúc động lịng người; tác giả vận dụng
sáng tạo các thao tác so sánh , bác bỏ để khẳng định khơng vì mục tiêu mà quên thảm họa và nêu ra một bên
là thờ ơ với một bên là cái chết -> sống hay khơng sống
- Gắn với chống lại sự kì thị , phân biệt đối xử .
II. Những nét chính về nghệ thuật: Những câu văn mang vẻ đẹp của sự sâu sắc và cơ đúc, giầu hình ảnh, cảm
xúc; cách trình bày chặt chẽ, lơ gích cho thấy ý nghĩa bức thiết và tầm quan trọng đặc biệt của cuộc chiến
chống HIV/AIDS? truyền được tâm huyết của tác giả tới người nghe, người đọc.
III. Ý nghĩa văn bản: Một VB ngắn gọn giàu sức thuyết phục bởi những lí lẽ sâu sắc, những dẫn chứng, số
liệu cụ thể, thể hiện trách nhiệm và lương tâm của người đứng đầu LHQ. Gía trị của VB cịn thể hiện ở tư
tưởng có tầm chiến lược, giầu tính nhân văn khi đặt ra nhiệm vụ phòng chống căn bệnh thế kỉ .

Bài 4: TÁC GIA HỒ CHÍ MINH
I.Tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890 – 1969) gắn bó trọn đời với dân với nước, với sụ nghiệp giải phóng dân tộc
của Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới, là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của
dân tộc.
II.Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh: Người coi nghệ thuật là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho
sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ. Người coi trọng tính chất
chân thật và tính dân tộc của văn học; khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát tù đối tượng ( Viết choai?)
và mục đích tiếp nhận ( Viết để làm gì? ) để quyết định nội dung ( Viết cái gì? ) và hình thức (Viết thếnào? )
của tác phẩm.


2. Di sản văn học: những tác phẩm chính của Hồ Chí Minh thuộc các thể loại: văn chính luận, truyện và kí,
thơ ca.
3. Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều có phong cách riêng hấp dẫn.
+ Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén,
thâm thúy của phương Đơng vừa có cái hài hước, hóm hỉnh giàu chất uy – mua của phương Tây.
Văn chính luận: thường rút gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết
phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
+ Thơ ca: những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc,
dễ nhớ, có sức tác động lớn; thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện
đại, trữ tình và tính chiến đấu.
Bài 5: TÁC GIA TỐ HỮU
1. Khái quát
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.
- Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang
đậm chất dân tộc, truyền thống.
2. Phong cách nghệ thuật :
* Nhà thơ CM, nhà thơ của lý tưởng CS .Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn :

+ Cái tơi trữ tình + Nhân vật trữ tình
+ Thể hiện những vấn đề cốt yếu của cách mạng, cảm hứng chủ yếu thường là cảm hứng về lịch sử- dân tộc,
về lẽ sống, niềm tin sự chiến thắng…….
* Mang gọng điệu tâm tình ngọt ngào.
* Giàu tính dân tộc: từ nội dung – nghệ thuật - ngôn ngữ và cả nhạc điệu. (sgk).
II. Những văn bản thơ:
Bài 1: Tây Tiến – Quang Dũng
1. Nội dung:
* Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng vơ cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh
người lính trên chặng đường hành quân trong cảm xúc “nhớ chơi vơi” về một người Tây Tiến:
+ Vùng đất xa xôi, hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm nhưng vơ cùng thơ mộng, trữ
tình.
+ Cảnh đêm liên hoan rực rỡ lung linh. Chung vui với bản làng xứ lạ.
+ Cảnh thiên nhiên sông nước miền tây một chiều sương giăng hư ảo.
+ Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ
trung, lãng mạn.
* Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi “nhớ chơi vơi” về một thời gian khổ mà hào hùng:
+ Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn;
+ Vẻ đẹp bi tráng.
2. Nghệ thuật:
* Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
* Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt,…
* Kết hợp chất hợp và chất họa.
3. Ý nghĩa văn bản :
Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây
hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ ln đồng
hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta.
Bài 2: Việt Bắc – Tố Hữu
1. Nội dung:
* Tám câu thơ đầu:Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.

+ Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về khơng gian nguồn cội, tình
nghĩa; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại.
+ Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lịng người về xi bâng khng lưu luyến.


* Tám mươi hai câu sau: Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm..
+ Mười hai câu hỏi: Gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng qua, khơi gợi, nhắc nhớ
những kỉ niệm trong những năm cách mạng và kháng chiến. Việt Bắc từng là chiến khu an tồn, nhân dân ân
tình, thủy chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến.
+ Bảy mươi câu đáp: Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với Việt Bắc; qua
đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thủy chung. Nội dung chủ đạo là
nỗi nhớ Việt Bắc, những kỉ niệm về Việt Bắc (bốn câu đầu đoạn khẳng định tình nghĩa thủy chung son
sắc; hai mươi tám câu tiếp nói về nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và con người, cuộc sống nơi đây; hai mươi
tám câu tiếp theo nói về cuộc kháng chiến anh hùng; mười sáu câu cuối đoạn thể hiện nỗi nhớ cảnh và người
Việt Bắc, những kỉ niệm về cuộc kháng chiến).
2. Nghệ thuật:
Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát, lối đối đáp, cách
xưng hô mình – ta, ngơn từ mộc mạc, giàu sức gợi,…
3.Ý nghĩa văn bản:
Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
Bài 3: Đất Nước – Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm
I. Nội dung:
* Phần 1: Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý
thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước.
+ Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người.
+ Đất nước là sự hịa quyện khơng thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc.
+ Mỗi người phải có trách nhiệm với đất nước.
* Phần 2: tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về đất nước.
Từ khơng gian địa lí; Từ thời gian lịch sử; Từ bản sắc văn hóa.
Qua đó, nhà thơ khẳng định, ngợi ca cơng lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước.

2. Nghệ thuật:
* Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngơn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.
* Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.
* Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.
3. Ý nghĩa văn bản:
Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền
văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.
Bài 4: Sóng – Xuân Quỳnh
1. Nội dung:
* Phần 1: Sóng và em – những nét tương đồng:
+ Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí.
+ Khát vọng vươn xa, thốt khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường.
+ Đầy bí ẩn..
+ Ln trăn trở, nhớ nhung và bao giờ cũng thủy chung son sắt.
* Phần 2: Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu:
+ Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời: ý thức được sự hữu hạn của đời người, sự mong manh của
hạnh phúc.
+ Khát vọng sống hết mình trong tình yêu: khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu.
2. Nghệ thuật:
* Thể thơ năm chữ truyền thống; cách ngắt nhịp theo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng.
* Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết.
3. Ý nghĩa văn bản:
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình u thiết tha,
nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
Bài 5: Đàn ghi ta của Lor-ca, Thanh Thảo
1. Nội dung:


* Hình tượng Lor-ca được nhà thơ phác họa bằng những nét vẽ mang dấu ấn của thơ siêu thực: tiếng đàn bọt
nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh chống, n ngựa mỏi mịn…Lor-ca hiện lên mạnh mẽ song cũng

thật lẻ loi trên con đường gập gềnh xa thẳm.
* Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ tượng trưng, tác giả đã tái hiện cái
chết bi thảm, dữ dội của Lor-ca. Nhưng bất chấp tất cả, tiếng đàn - linh hồn của người nghệ sĩ - vẫn sống.
Trong tiếng đàn ấy, nỗi đau và tình u, cái chết và sự bất tử hịa quyện vào nhau…Lời thơ di chúc của Lorca được nhắc lại, hàm ẩn cả tình yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh
liệt.
* Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca. Nhà cách tân vĩ đại
của đất nước TBN trở thành bất tử trong chính cuộc giả từ này.
2. Nghệ thuật:
Sử dụng thành cơng những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.
Ngơn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.
3.Ý nghĩa văn bản:
Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây
Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.
III. Những văn bản văn xuôi:
Bài 1: Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh
1. Khái qt
+ Tun ngơn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, tầm vóc tư tưởng cao đẹp và là áng văn chính
luận mẫu mực.
+ Tun ngơn Độc lập được cơng bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã quy định đối tượng hướng tới,
nội dung và cách viết nhằm đạt hiệu quả cao nhất
2. Nội dung:
* Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc.
Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao giá trị tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân
loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy
rộng ra về quyền đẳng, tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng
nhân loại.
* Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
+ Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng.
+ Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử khơng
thể chối cãi. Đó là những tội ác về chính trị, kinh tế, văn hóa,…; là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn

bạo. Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao “khai hóa”, quyền “bảo
hộ” Đơng Dương. Bản tun ngơn cũng khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dây giành chính quyền,
lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
+ Những luận điệu khác của các thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những
chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết phục.
* Tun bố độc lập: tun bố thốt lí hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm
mưu của thực dân Pháp, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam và khẳng
định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy.
3. Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.
- Ngơn ngữ vừa chính xác vừa chính xác vừa gợi cảm.
- Giọng văn linh hoạt
4.Ý nghĩa văn bản:
+ Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền
tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy.
+Kết tinh lí tưởng đấu giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.
+ Là một áng văn chính luận mẫu mực.
Bài 2: Người lái đị sơng Đà – Nguyễn Tuân


1. Nội dung:
* Sông Đà trên trang văn Nuyễn Tuân hiện lên như một “nhân vật” có hai tính cách trái ngược:
+ Hung bạo, dữ dằn: Cảnh đá dựng thành vách, những đoạn đá chẹt dịng sơng như cái yết hầu; cảnh nước
xơ đá, đá xơ sóng, sóng xơ gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè; những hút nước sẵn sàng nhấn chìm và đập tan
chiếc thuyền nào lọt vào; những thạch trận, phòng tuyến sẵn sàng ăn chết con thuyền và người lái đị;…
+ Trữ tình và thơ mộng: Dịng chảy uốn lượn của con sơng như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc diễm kiều;
nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đạp riêng; cảnh vật hai bên bờ sông Đà vừa hoang sơ
nhuốm màu cổ tích, vừa trù phú, tràn trề nhựa sống;…
Qua hình tượng sơng Đà, NT thể hiện tình u mến thiết tha đối với thiên nhiên đất nước. với ông, thiên
nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả sơng Đà, NT đã chứng tỏ

sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sơng Đà là phơng nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của
người lao động trong chế độ mới.
* Hình ảnh người lái đị:
+ Là vị chỉ huy cái thuyền sáu bơi chèo trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm
độc(sóng, nước, đá, gió…). Bằng trí dũng tuyệt vời và phong thái ung dung, tài hoa, người lái đò nắm lấy
bờm sóng vượt qua trận thủy chiến ác liệt (đá nổi, đá chìm, ba phịng tuyến trung vi vây bủa….) thuần phục
dịng sơng. Ơng nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn; bình tĩnh và hùng dũng ngay cả lúc đã bị
thương.
+ Nguyên nhân chiến thắng của ông lái đò: Sự ngoan cường, dũng cảm và nhất là kinh nghiệm sơng nước.
Hình ảnh ơng lái đị cho thấy NT đã tìm được nhân vật mới: nhưng con người đáng trân trọng, ngợi ca,
khong thuộc tầng lớp đài các vang bóng một thời mà là những người lao động bình thường - chất vàng mười
của Tây Bắc. Qua đây, nhà văn mốn phát biểu quan niệm: người anh hùng khơng chỉ có trong chiến đấu mà
cịn có trong cuộc sống lao động thường ngày.
2. Nghệ thuật:
+ Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.
+ Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
+ Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình…
3.Ý nghĩa văn bản:
Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc;
thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết the của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.
Bài 3: Ai đã đặt tên cho dịng sơng – Hồng Phủ Ngọc Tường
1. Nội dung:
*Thủy trình của Hương giang:
+ Ở nơi khởi nguồn: Sơng Hương có vẻ đạp hoang dại, đầy cá tính, là bản trường ca của rừng già, là cô gái
di-gan phóng khống và man dại, là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
+ Đến ngoại vi TP Huế: Sông Hương như người con gái nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy
hoa dại được người tình mong đợi đến đánh thức. Thủy trình của SH khi bắt đầu về xi tựa một cuộc tìm
kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn
nhuốm màu cổ tích.
+ Đến giữa TP Huế: SH như tìm được chính mình vui hẳn lên…mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” khơng

nói ra của tình u. Nó có những đường nét tinh tế, đẹp như điệu “slow” tình cảm dành riêng cho
Huế, như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya…
+ Trước khi từ biệt Huế: SH giống như người tình dịu dàng và chung thủy. Con sơng như nàng Kiều trong
đêm tình tự, trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước lúc đi xa…
* Dịng sơng của lịch sử và thi ca:
+ Trong lịch sử, Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân
tộc.
+ Trong đời thường, Sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của một người con gái dịu dàng của đất nước.
+ Sơng Hương là dịng sơng của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.
2. Nghệ thuật:
- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa;


- Ngơn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm; câu văn giàu nhạc điệu.
- Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một cách hiệu quả.
3. Ý nghĩa văn bản:
Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng
và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dịng sơng quê hương, với xứ Huế thân thương.
B. PHẦN TIẾNG VIỆT
Bài 1: GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
1. Kiến thức
* Khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt, những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt:
+ Hệ thống chuẩn mực, quy tắc và sự tuân thủ các chuẩn mực, quy tắc trong tiếng Việt.
+ Sự sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở quy tắc chung.
+ Sự không pha tạp và lạm dụng các yếu tố của ngơn ngữ khác.
+ Tính văn hóa, lịch sự trong giao tiếp ngơn ngữ
* Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
+ Về tình cảm và thái độ: yêu mến và quý trọng di sản ngôn ngữ của cha ông, tài sản của cộng đồng.
+ Về nhận thức: luôn luôn nâng cao hiểu biết về tiếng Việt
+ Về hành động: sử dụng tiếng Việt theo các chuẩn mực và quy tắc chung, khơng lạm dụng tiếng nước

ngồi và chú trọng tính văn hóa, lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ.
2. Kĩ năng
* Phân biệt hiện tượng trong sáng và không trong sáng trong cách sử dụng tiếng Việt, phân tích và sửa chữa
những hiện tượng khơng trong sáng.
* Cảm nhận và phân tích cái hay, cái đẹp của những lời nói và câu văn trong sáng.
* Sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp (nó, viết) đúng quy tắc, chuẩn mực để đạt được sự trong sáng; sử dụng
linh hoạt, có sáng tạo dựa trên những quy tắc chung.
Bài 2: LUẬT THƠ
1. Kiến thức
* Các thể thơ Việt Nam được chia thành ba nhóm: thể thơ truyền thống của dân tộc (lục bát, song thất lục
bát, hát nói), thể thơ Đường luật (Ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt và bát cú), thể thơ hiện đại (năm tiếng, bảy
tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, thơ tự do, thơ-văn xi,…)
* Vai trị của tiếng trong luật thơ: số tiếng là số nhân tố để xác định thể thơ, vần của tiếng là cơ sở của vần
thơ, thanh của tiếng tạo ra nhạc điệu và sự hài thanh. Tiếng còn xác định nhịp điệu trong thơ…
* Luật thơ trong thể thơ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt, bát cú):
+ Số câu trong bài và số tiếng trong mỗi câu thơ.
+ Sự hiệp vần giữa các câu thơ
+ Sự phân nhịp trong các câu thơ
+ Sự hài thanh trong câu thơ và bài thơ
+ Kết cấu, sự phân khổ trong bài thơ.
* Một số điểm trong luật thơ có sự khác biệt và sự tiếp nối giữa thơ hiện đại và thơ trung đại.
2. Kĩ năng
* Nhận biết và phân tích được luật thơ ở một bài thơ cụ thể thuộc thể lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn,
thất ngôn Đường luật (tứ tuyệt, bát cú).Nhận ra sự khác biệt và tiếp nối của thơ hiện đại so với thơ truyền
thống.
* Cảm thụ được một bài thơ theo những đặc trưng của luật thơ.
Bài 3: MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM
1. Kiến thức
* Phương thức cơ bản của một số phép tu từ ngữ âm: tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu; điệp âm, điệp vần,
điệp thanh.

* Tác dụng nghệ thuật của những phép tu từ ngữ âm nói trên.
2. Kĩ năng


* Nhận biết phép tu từ ngữ âm trong văn bản; biết sửu dụng một số phép tu từ ngữ âm trong những ngữ cảnh
thích hợp.
* Phân tích tác dụng của phép tu từ ngữ âm trong văn bản: phân tích mục đích và hiệu quả của phép tu từ, sự
phối hợp với các phép tu từ khác,…
Bài 4: MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
1. Kiến thức (ôn luyện qua thực hành)
* Phép lặp cú pháp: Lặp kết cấu cú pháp trong văn xuôi, thơ, một số thể loại dân gian như thành ngữ, tục
ngữ, câu đối hoặc thể loại cổ điển như thơ Đường luật, văn biền ngẫu, nhằm mục đích tạo giá trị biểu cảm
hoặc giá trị tạo hình.
* Phép liệt kê: Kể tra hàng loạt sựu vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất tương đương, có quan hệ với nhau
nhằm nhấn mạnh hay tạo giá trị biểu cảm.
* Phép chêm xen: Xen vào trong câu một thành phần câu được ngăn cách bằng dấu phẩy, dấu gạch ngang
hay dấu ngoặc đơn để ghi chú một cảm xúc hay một hto6ng tin cần thiết.
2. Kĩ năng
* Nhận biết và phân tích các phép lặp cú pháp, phép chêm xen và phép liệt kê trong văn bản. Bước đầu sử
dụng phép tu từ cú pháp trong bài làm văn.
* Cảm nhận và phân tích tác dụng tu từ của các phép tu từ kể trên.
Bài 5: PHONG CÁCH NGƠN NGỮ KHOA HỌC
1. Kiến thức
* Khái niệm ngơn ngữ khoa học: ngôn ngữ dùng trong các văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp về
những vấn đề khoa học.
* Ba loại văn bản khoa học: văn bản khoa học chuyên sâu, văn bản khoa học giáo khoa và văn bản khoa học
phổ cập. Có sự khác biệt về đối tượng giao tiếp và mức độ kiến thức khoa học giữa ba loại văn bản này.
* Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngơn ngữ khoa học:tính trừu tượng, khái quát; tính lí trí, logic; tính
khách quan, phi cá thể.
*Đặc điểm chủ yếu về các phương tiện ngôn ngữ: hệ thống thuật ngữ; câu văn chặt chẽ, mạch lạc; văn bản

lập luận logic; ngôn ngữ phi cá thể và trung hòa về sắc thái biểu cảm.;…
2. Kĩ năng
* Kĩ năng lĩnh hội và phân tích những văn bản khoa học phù hợp với khả năng
* Kĩ năng xây dựng văn bản khoa học: xây dựng luận điểm, lập đề cương, sử dụng thuật ngữ, đặt câu, dựng
đoạn, lập luận, kết cấu văn bản,…
* Kĩ năng phát hiện và sửa chữa lỗi trong văn bản khoa học.
C. PHẦN LÀM VĂN
I. Nghị luận xã hội.
Bài 1: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
1. Kiến thức
* Nội dung, yều cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
* Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
2. Kĩ năng
* Phân tích đề, lập dàn ý cho bài vă nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
* Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng, đạo lí
* Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng,
đạo lí.
Bài 2: NGHỊ LUẬN MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1. Kiến thức
* Nội dung ,yêu cầu của dạng bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
* Cách thức triển khai bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng
* Nhận diện được hiện tượng đời sống được nêu ra trong một số văn bản nghị luận
* Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Bài 3: CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


1. Phân tích đề: Cần thiết giúp phát hiện vấn đề cần nghị luận và triển khai đúng yêu cầu; có quyết định tới
chất lượng bài viết nên phải chú ý .
- Đọc kĩ đề chú ý những từ ngữ quan trọng, những khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ ngữ, nghĩa

tường minh, hàm ẩn của câu, đoạn. Chia vế ngăn đoạn, tìm hiểu mối tương quan giũa các vế
- Khi phân tích đề cần phải xác định được ba yêu cầu sau:
* Vấn đề cần nghị luận là gì? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý thế nào?
* Sử dụng các thao tác lập luận gì là chính? Thường phải sử dụng tổng hợp các thao tác (dựa vào dạng đề,
lĩnh vực kiến thức mà xác định thao tác chính)
* Vùng tư liệu được sử dụngcho bài viết: thuộc lĩnh vực xã hội nào, phạm vi ?
2. Tìm ý và sắp xếp các ý: Sử dụng tư duy lơ gích và tư duy hình tượng - liên tưởng, tưởng tượng; quan sát
và thể nghiệm.
a. Căn cứ vào yêu cầu đề ra đã xác định trong phần phân tích đề sử dụng thao tác phân tích để tách ý lớn
thành các ý nhỏ qua hệ thống các câu hỏi vì sao, như thế nào, có nghĩa gì…
b. Liên tưởng, tưởng tượng , quan sát thể nghiệm tìm ý ; kết hợp với tư duy lơ gích suy luận tìm ý …
c. Căn cứ vào yêu cầu đề ra sắp xếp các ý theo thứ tự nhất định như : Thời gian; không gian; tâm trạng; diễn
biến sự việc; dụng ý của người viết…
3. Lập dàn ý:
Giúp cho người viết lựa chọn, sắp xếp ý thành một hệ thống chặt chẽ và bao quát được nội dung cơ bản; biết
cách sắp xếp thời gian hợp lí nhất
a. Xác định các luận điểm ( ý lớn ) Đề bài có nhiều ý, với mỗi ý là một luận điểm; đề bài có một ý thì ý nhỏ
được xem là những luận điểm
b. Tìm luận cứ ( ý nhỏ) cho các luận điểm: mỗi luận điểm cần được cụ thể hóa thành nhiều ý nhỏ gọi là luận
cứ; số lượng ý nhỏ và cách triển khai tùy thuộc vào ý lớn.
c. Lập dàn ý gồm ba phần
* Mở bài :
- Nêu tầm quan trọng , vị trí, vai trị của vấn đề cần nghị luận .
- Nêu vấn đề nghị luận ( nội dung chính hay luận đề )
* Thân bài :
- Giải thích hoặc phân tích cụ thể những vấn đề cần trong đề và rút ra ý nghĩa - vấn đề cần nghị luận
- Bàn bạc và chứng minh: Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ những vấn đề đã lí giải; Những biểu hiện cụ
thể của vấn đề nghị luận.
- Nhận thức và hành động: Nêu phương hướng; cách thức; biện pháp và những yêu cầu cần thiết của vấn đề
bàn luận; tổng hợp, nêu nhận xét ; bài học

* Kết bài: Tầm quan trong, giá trị nhân văn … của vấn đề cần nghị luận.
II. Nghị luận văn học
Bài 1: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
1. Kiến thức
- Mục đích, yêu cầu của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Cách thức triển khai bài nghị luận về một tác phẩm thơ.
2. Kĩ năng
- Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Huy động những kiến thức và cảm xúc, trải nghiệ của bản thân để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn
thơ
Bài 2: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
1. Kiến thức
- Đối tượng của dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Cách thức triển khai bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
2. Kĩ năng
- Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Huy động kiến thức và cảm xúc, những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một ý kiến bàn về
văn học (tác giả, tác phẩm, vấn đề lí luận văn học,…)


Bài 3: VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
1. Kiến thức
- Yêu cầu và tầm quan trọng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
- Cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một số
văn bản.
- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về
một hiện tượng đời sống, về một tác phẩm văn học và về một ý kiến bàn về văn học (với độ dài ít nhất 700
chữ trong thời gian 90 phút)

Bài 4: VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
1. Kiến thức
- Yêu cầu và tầm quan trọng của việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận.
- Cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận: xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị
luận.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong một số văn
bản.
- Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một
hiện tượng đời sống, về một tác phẩm, một nhận định văn học (với độ dài ít nhất 700 từ trong thời gian 90
phút)
Bài 5: CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ VĂN HỌC.
1. Phân tích đề: Cần thiết giúp phát hiện vấn đề cần nghị luận và triển khai đúng yêu cầu; có quyết định tới
chất lượng bài viết nên phải chú ý .
- Đọc kĩ đề chú ý những từ ngữ quan trọng, những khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ ngữ, nghĩa
tường minh, hàm ẩn của câu, đoạn. Chia vế ngăn đoạn, tìm hiểu mối tương quan giũa các vế
- Khi phân tích đề cần phải xác định được ba yêu cầu sau:
+ Vấn đề cần nghị luận là gì? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý thế nào?
+ Sử dụng các thao tác lập luận gì là chính? Thường phải sử dụng tổng hợp các thao tác (dựa vào dạng đề,
lĩnh vực kiến thức mà xác định thao tác chính)
+ Vùng tư liệu được sử dụngcho bài viết: thuộc lĩnh vực xã hội nào, phạm vi ?
2. Tìm ý và sắp xếp các ý: Sử dụng tư duy lơ gích và tư duy hình tượng - liên tưởng, tưởng tượng; quan sát
và thể nghiệm.
a. Căn cứ vào yêu cầu đề ra đã xác định trong phần phân tích đề sử dụng thao tác phân tích để tách ý lớn
thành các ý nhỏ qua hệ thống các câu hỏi vì sao, như thế nào, có nghĩa gì…
b. Liên tưởng, tưởng tượng , quan sát thể nghiệm tìm ý ; kết hợp với tư duy lơ gích suy luận để tìm ý
c. Căn cứ vào yêu cầu đề ra sắp xếp các ý theo thứ tự nhất định như : Thời gian; không gian; tâm trạng; diễn
biến sự việc; dụng ý của người viết…
3. Lập dàn ý:
Giúp cho người viết lựa chọn, sắp xếp ý thành một hệ thống chặt chẽ và bao quát được nội dung cơ bản; biết

cách sắp xếp thời gian hợp lí nhất
a.Xác định các luận điểm ( ý lớn ) Đề bài có nhiều ý, với mỗi ý là một luận điểm; đề bài có một ý thì ý nhỏ
được xem là những luận điểm
b. Tìm luận cứ ( ý nhỏ) cho các luận điểm: mỗi luận điểm cần được cụ thể hóa thành nhiều ý nhỏ gọi là luận
cứ; số lượng ý nhỏ và cách triển khai tùy thuộc vào ý lớn.
c. Lập dàn ý gồm ba phần
* Mở bài :
- Giới thiệu ngắn gọn và sinh động về tác giả và tên tác phẩm, ( đoạn văn bản )
- Nêu vấn đề nghị luận ( nội dung chính hay luận điểm chính )
* Thân bài:


- Giải thích nhan đề, khái niệm – nếu có ; Trình bày ngắn gọn rõ ràng những nét chính nghệ thuật, nội dung
vấn đề sẽ bàn cụ thể .
- Tách vấn đề thành những luận điểm khác nhau; thành những luận cứ ; dùng lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục
người đọc,chú ý mối quan hệ giữa các luận cứ, luận điểm qua những nhận xét, đánh giá.
- Tổng hợp, nêu những nhận xét, đánh giá khái quát về vấn đề vừa trình bày.
* Kết bài: Đánh giá giá trị của vấn đề cần nghị luận trên các mặt chính là nghệ thuật, nội dung, giá trị của
văn bản.
Phần II:CÁCH LÀM BÀI THI
PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
Đoạn văn:
Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi.Cây si cô
thụ đô nghiêng, tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ chông ngược lên trời.(…) Mấy ngày sau, cô kể
tiếp,thành phố cho máy cẩu tớiđặt bên kia bờ quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một
tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trô ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng
là chết đứt bô ra làm củi, mà lại sống. (…) Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của
Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cơ. Những hạt bụi vàng đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió
mà bay lêncho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng!.
Trích Một người Hà Nội – Nguyễn Khải, viết ngày 19 – 01 – 1990, NXB Hà Nội 1995

Đọc kĩ đoạn văn bản trên và thực hiện các yêu cầu:
1. Nội dung đoạn văn? và ý nghĩa của nó.
2. Câu chuyện về cây si cổ thụ:
a. Câu văn: Sau một tháng, cây si lại sống, lại trô ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ
lạ, tưởng là chết đứt bô ra làm củi, mà lại sống. sử dụng phép tu từ nào? ý nghĩa của nó?
b. Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
3.Vì sao tác giả cho cô Hiền là một hạt bụi vàng của Hà Nội?
4. Câu văn: Những hạt bụi vàng đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói
sáng những ánh vàng! nhà văn muốn nói điều gì?
2. u cầu cần ôn tập và rèn luyện
Tìm đọc và thực hiện các yêu cầu ở một số đoạn văn bản hay một văn bản ngắn (Thơ hoặc văn xi) có
trong SGK hoặc ngoài SGK
1. Đọc kĩ văn bản gạch chân những từ ngữ quan trọng, xác định tên văn bản, tên tác giả, thể loại.
2. Xác định được nội dung chính; từ đó xác định ý nghĩa của văn bản
3. Tìm những từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu có ý nghĩa; những từ cần giải nghĩa…
4. Phát hiện những biện pháp tu từ chính và tác dụng của những biện pháp tu từ đó
5. Viết một đoạn văn (có thể từ một câu hoặc một vấn đề trong văn bản đó) nêu cảm nhận hoặc nêu suy nghĩ
( Khoảng 15 dòng tờ giấy thi)
5. Đọc kĩ những câu hỏi xác định rõ yêu cầu của mỗi câu
6. Trả lời ngắn gọn, rõ ràng, trúng, đúng, đủ nội dung câu hỏi
PHẦN LÀM VĂN ( 7.0 điểm )
Câu 1(2.0 điểm): nghị luận xã hội
I. Yêu cầu ôn tập và rèn luyện
Bài 1: Nghị luận về một tư tưởng đạo li: Thường lấy danh ngôn, tục ngữ, ca dao, câu nói của các nhà lãnh
tụ, hiền triết, nhà văn hóa…bàn về tư tưởng, đạo đức, lối sống làm chủ đề để bàn luận.
- Với THPT vấn đề nghị luận thường là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc sống
hàng ngày như tình quê hương, gia đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập, phương pháp nhận
thức…
- Những vấn đề này có thể đặt ra trực tiếp nhưng thường được gợi mở qua danh ngôn, tục ngữ, ca dao, câu
nói của lãnh tụ, các nhà văn hóa, khoa học, nhà văn nổi tiếng…

- Ví dụ:
Suy nghĩ và bình luận về ý kiến của Nadim Hitmet: “ Nếu anh không cháy lên, nếu tôi không cháy lên, nếu
chúng ta khơng cháy lên, thì làm sao bóng tối có thể thành ánh sáng?”


Bài 2: Nghị luận về hiện tượng đời sống : Bàn về một hiện tượng, con người, sự việc có thật trong cuộc
sống ở mọi phương diện, mọi khía cạnh của nó.
- Dạng đề này thường nêu lên một hiện tượng có thật trong cuộc sống, có thể là hiện tượng tích / tiêu cực…
địi hỏi người viết phải bằng nhận thức của bản thân phân tích ca ngợi, biểu dương cái tốt, thiện, lên án, vạch
trần cái xấu, cái ác…
- Những hiện tượng này phải vừa gần với tuổi trẻ học đường vừa có ý nghĩa lớn lao đối với cộng đồng dân
tộc và thế giới.
- Ví dụ:
+ Trình bày suy nghĩ của anh/chị về tinh thần trách nhiệm và thói vơ trách nhiệm của con người trong cuộc
sống hiện nay.
+ Ơ nhiễm mơi trường: khơng phải chỉ có ở thành phố.
Bài 3: Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong Tác phẩm văn chương
- Đây là dạng đề tổng hợp, địi hỏi phải có kiến thức cả về văn học và đời sống xã hội, cũng như kĩ năng
phân tích văn học và kĩ năng phân tích, đánh giá các vấn đề xã hội.
- Đề thường xuất phát từ một vấn đề xã hội có ý nghĩa trong tác phẩm văn học để yêu cầu bàn bạc.
- Vấn đề xã hội có thể rút ra từ một TPVH trong chương trình hoặc một câu chuyện ngắn gọn, giàu ý nghĩa
nhân văn
- Ví dụ:
+ Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện: “Chiếc lá vàng”: Chiếc lá vàng tự bức khỏi cành rơi
xuống gốc. Cái gốc trịn xoe mắt ngạc nhiên: “Ơi!Sao đi sớm thế?”. Chiếc lá vàng giơ tay chào, cười và chỉ
vào những lộc non. (Ngụ ngôn chọn lọc, NXB Thanh niên, 2003)
* Để làm dạng đề này cần:
+ Phân tích tác phẩm để làm rõ vấn đề xã hội cần bàn luận cùng các phương diện biểu hiện của nó.
+ Đi sâu bàn luận về vấn đề xã hội đã rút ra trong tác phẩm
II. Cách viết văn nghị luận xã hội (mang tính khái quát)

1. Cách viết bài văn nghị luận xã hội:
a.Các bước viết bài
* Mở bài: Giới thiệu và nêu vấn đề cần nghị luận
* Thân bài
- Phân tích khi đề gắn với TPVC, hoặc một câu chuyên ngắn; Giải thích ý kiến khi đề là những câu nói, nhận
xét… và nêu được ý nghĩa của đề ra, nêu được vấn đề cần nghị luận
- Bàn bạc và chứng minh từng yêu cầu của vấn đề nghị luận (có nhiều chiều khác nhau…)
- Nhận thức và hành động: Nêu những suy nghĩ, bài học rút ra từ yêu cầu của đề bài; những hành động của
bản thân và của mỗi chúng ta…
* Kết bài:
Có thể kết bài theo nhiều cách nhưng nên chốt lại bằng những thông điệp dựa trên yêu cầu đề ra.
b. Hai yêu cầu cơ bản
* Yêu cầu về kĩ năng:Biết cách viết một đoạn (bài ) văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu
lốt; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau song cần đảm bảo dung lượng
kiến thức theo yêu cầu đề ra
2. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội:
Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội cũng tuân thủ các cách làm cụ thể như như bài văn nghị luận xã
hội; tuy nhiên cần chắt lọc, tinh gọn ý, tránh lan man, dài dòng. Học sinh cần viết ngắn gọn nhưng đủ và
đúng ý. Có thể tóm lại như sau:
* Về hình thức: đề bài yêu cầu viết đoạn văn thì học sinh cần trình bày trong một đoạn văn ( khơng được
ngắt xuống dịng )
* Về nội dung : Dù dài hay ngắn thì đoạn văn cũng phải đầy đủ các ý chính. Cụ thể :
+ Câu mở đoạn : có tác dụng dẫn dắt, giới thiệu vấn đề.
+ Các câu thân đoạn: triển khai ý cho câu chủ đề
+ Câu kết đoạn: nêu ý nghĩa, rút ra bài học, hoặc cảm xúc, quan điểm cá nhân về vấn đề đang bàn luận.


Câu 2 ( 5.0 điểm): nghị luận văn học
I. Ôn tập một số kiểu viết bài nghị luận

Bài 1: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Giới thiệu khái qt về bài thơ, đoạn thơ cần phân tích, bình giảng, bàn luận...
- Phân tích, bình giảng, bàn luận.... dựa vào mạch vận động của cảm xúc, suy tư
- Khái quát, đánh giá những giá trị nổi bật về tư tưởng, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ
Chú ý: Cần phối hợp các thao tác lập luận như: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...Cần diễn đạt
một cách ngắn gọn, trong sáng, nêu bật suy nghĩ riêng của bản thân.
Bài 2: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Giới thiệu khái quát về vấn đề cần bàn luận
- Phân tích, bình giảng, bàn luận... những vấn đề nêu trong đề bài; mở rộng vấn đề liên quan
- Nêu ý nghĩa và rút ra những giá trị cơ bản có tầm tư tưởng và học thuật
Chú ý: Cần phối hợp các thao tác lập luận như: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...Cần diễn đạt
một cách ngắn gọn, trong sáng, nêu bật suy nghĩ riêng của bản thân.
Bài 3: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trich, nhân vật
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm hoặc đoạn trích cần nghị luận; nhân vật cần phân tích...
- Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích theo định hướng của đề bài
- Khái quát, đánh giá những giá trị nổi bật về tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm hay đoạn trích nghị luận.
Chú ý: Cần phối hợp các thao tác lập luận như: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...Cần diễn đạt
một cách ngắn gọn, trong sáng, nêu bật suy nghĩ riêng của bản thân.
Bài 4: Nghị luận về sự liên kết giữa các tác phẩm
a.Ví dụ:
Đề : Cảm nhận và so sánh của anh/chị về hai đoạn văn bản sau:
Đoạn 1:
Dốc lên khúc khuỷu đốc thăm thẳm
Heo hút côn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Tây Tiến - Quang Dũng
Đoạn 2:
… Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước
thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.

Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lộng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nô lửa,
đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt
khúc sơng lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá…
Người lái đị Sơng Đà – Nguyễn Tuân
b. Lí giải từng nhân vật theo yêu cầu để ra như cách làm bài NLVH bình thường; sau đó so sánh hai nhân vật
( Giống và khác nhau)→ Kết bài theo bố cục bài viết.
Bài 5: Nghị luận về sự kết hợp NLVH với NLXH
* Đề bài: Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng(Từ câu Tây Tiến đồn binh khơng
mọc tóc đến câu Sông Mã gầm lên khúc độc hành). Từ ý nghĩa của câu Chiến trường đi chẳng tiếc đời
xanh anh / chị hãy nêu cảm nghĩ của mình về lí tưởng của lớp trẻ ngày nay.
* Cách viết: Bài viết có 2 phần:
- Phần đầu viết về một bài nghị luận văn học theo đúng yêu cầu.
- Phần tiếp viết theo một bài văn nghị luận xã hội theo yêu cầu.
- Mở bài và kết bài là chung của cả hai phần; câu văn dẫn từ NLVH sang NLXH là mở bài của phần NLXH.
III. Cách viết bài nghị luận về văn học:
1. Bố cục bài viết:
* Mở bài :
+ Giới thiệu ngắn gọn và sinh động, hấp dẫn về tác giả và tác phẩm cần nghị luận
+ Nêu vấn đề nghị luận ( nội dung chính của tác phẩm, hoặc đoạn tác phẩm cần nghị luận )


+ Dẫn lại nguyên văn nhận xét có ở đề bài ( nếu có )
* Thân bài :
+ Lí giải nhan đề, lời đề từ; những khái niệm xuất hiện trong đề ( nếu có ); trình bày khát qt những nét về
nghệ thuật và nội dung chính cần nghị luận trong bài viết.
+ Chia tách vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ; dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ từng luận cứ
và tổng hợp, nhận xét, đánh giá từng luận điểm
+ Tổng hợp, nêu nhận xét; bài học
* Kết bài :
Đánh giá giá trị nghệ thuật và nội dung của vấn đề đã nghị luận và nâng cao .

2. Bài viết luôn luôn phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản:
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết bài văn nghị luận văn học; bố cục chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy; không
mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thơng thường.
b. u cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đạt các nội dung
theo yêu cầu đề ra.
Phần III:DẠNG ĐỀ
* Câu 1: (3.0 điểm) Đọc hiểu một văn bản (có thể có trong SGK lớp 10, 11, 12 nhưng cũng có thể lấy ở
ngồi SGK song có độ khó tương đương với tác phẩm trong SGK).
* Câu 2: (2.0 điểm) Nghị luận xã hội (có thể là một câu chuyện ngắn, cũng có thể là một nhận định hoặc ý
kiến … về những vần đề tư tưởng, đạo lí, hiện tượng đời sống xã hội)
* Câu 3: (5.0 điểm) nghị luận văn học (những vấn đề nghị luận có thể là trong một tác phẩm song có thể có
liên quan tới hai hay nhiều tác phẩm)
Phần IV: ĐỀ THAM KHẢO
Đề 1:
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
ĐỀ THI MINH HỌA THPT QG NĂM 2017
Môn thi: NGỮ VĂN
(Đề gồm có 01 trang)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian
phát đ
Phần Đọc hiểu ( 3.0 điểm )
Cho 2 văn bản sau:
Văn bản 1
“Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnhLạng Sơn,
chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Sông chảy qua thành
phốBắc Giang(tên cũ là Phủ Lạng Thương) và điểm cuối là thị trấnPhả Lại, huyệnChí Linh, tỉnhHải
Dương.... Sơng Thương có chiều dài 157 km, diện tích lưu vực: 6.640 km². Giá trị vận tải được trên 64 km,
từ Phả Lại, tỉnh Hải Dương đếnthị trấn Bố Hạ, huyệnYên Thế tỉnhBắc Giang”. (wikipedia.org)
Văn bản 2
“Mai đành xa sơng Thương tóc dài

Vạn kiếp tình u anh gửi lại
Xuân ơi xuân... lẽ nào im lặng mãi
Hạ chưa về nhưng nắng đã Côn Sơn
Mai đành xa sông Thương thật thương
Mắt nhớ một người, nước in một bóng
Mây trơi một chiều, chim kêu một giọng
Anh một mình náo động một mình anh.”
(Sơng Thương tóc dài – Hồng Nhuận Cầm)
Đọc hai đoạn văn bản trên và thực hiện các yêu cầu:
a. Hai văn bản trên viết về đối tượng nào?
b. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Mắt nhớ một người, nước in một bóng
Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng


c. Hai văn bản trên khác nhau như thế nào trên các phương diện sau: Loại văn bản, tình cảm, thái độ của tác
giả, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật?
Phần Làm văn ( 7.0 điểm)
Câu 1 ( 2.0 điểm)
Diễn giả nổi tiếng Nick Vujicic – chàng trai khuyết tật kỳ diệu nhất thế giới đã từng nói:“Nếu tơi thất bại tôi
sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại chứ ? Tinh thần con người có thể
chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán
đích một cách mạnh mẽ chứ ?”
Anh (chị) sẽ đối thoại với Nick như thế nào? Hãy trình bày quan điểm của mình bằng một bài văn nghị luận
khoảng 400 từ.
Câu 2 ( 5.0 điểm )
Cảm nhận và suy nghĩ của anh/chị về đoạn thơ:
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta rịng rịng
máu chảy
(Trích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo
SGK Ngữ văn 12 trang 164-165, NXB Giáo dục)
-------HẾT------Đề 2:
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

ĐỀ THI MINH HỌA THPT QG NĂM 2017
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian

(Đề gồm có 01 trang)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU(3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Hơm đó, cậu lục túi chỉ cịn mấy
đồng tiền ít ỏi mà bụng đang rất đói. Cậu quyết định xin một bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Cậu hốt hoảng
khi thấy một cơ bé dễ thương ra mở cửa. Thay vì xin ăn, cậu ta đành xin một ly nước uống. Cô bé nghĩ rằng
cậu ta trơng đang đói nên đem ra một ly sữa lớn.Cậu uống từ từ, rồi hỏi: "Tôi nợ bạn bao nhiêu?" Cô bé đáp:
"Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy rằng chúng tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt." Cậu
ta nói: "Vậy thì tơi cảm ơn bạn nhiều lắm." Khi Howard Kelly (*) rời căn nhà đó, cậu ta khơng những cảm
thấy trong người khoẻ khoắn, mà còn thấy niềm tin vào con người, vào cuộc sống rất mạnh mẽ. Sau bao
năm, cô gái đó bị ốm nghiêm trọng. Các bác sĩ trong vùng bó tay và chuyển cơ lên bệnh viện trung tâm
thành phố để các chuyên gia chữa trị căn bệnh hiểm nghèo này. Tiến sĩ Howard Kelly được mời làm chuyên

gia. Khi nghe tên nơi ở của bệnh nhân, một tia sáng lạ loé lên trong mắt anh ta. Anh đứng bật dậy và đi đến
phịng cơ gái. Anh nhận ra cơ gái ngay lập tức. Anh quay trở lại phịng chuyên gia và quyết tâm phải gắng
hết sức để cứu được cô gái. Anh đã quan tâm đặc biệt. Sau thời gian đấu tranh lâu dài, căn bệnh của cô gái
đã qua khỏi. Anh cầm tờ hoá đơn thanh toán viện phí, viết gì đó bên lề và cho chuyển lên phịng cơ gái. Cơ
gái lo sợ khơng dám mở tờ hố đơn viện phí ra, bởi vì cơ chắc chắn rằng đến suốt đời thì cơ cũng khó mà
thanh tốn hết số tiền này. Cuối cùng cơ can đảm nhìn, và chú ý đến dịng chữ bên cạnh tờ hoá đơn: "Đã


thanh toán đủ bằng một ly sữa." Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly. Mắt đẫm lệ, cô gái xúc động thốt lên: "Lạy
chúa, tình yêu thương bao la của người đã lan rộng trong trái tim và bàn tay con người."
(*) Tiến sĩ Howard Kelly là một nhà vật lý lỗi lạc, đã sáng lập ra Khoa Ung thư tại trường Đại học John
Hopkins năm 1895.
Câu 1.Đặt nhan đề cho văn bản. (0.5 điểm)
Câu 2.Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? (0.5 điểm)
Câu 3. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (1.0 điểm)
Câu 4. Câu chuyện trên mang đến bài học gì? Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 dòng (1.0 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình qua câu
nói: "Lạy chúa, tình u thương bao la của người đã lan rộng trong trái tim và bàn tay con người."
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”

(Việt Bắc- Tố Hữu)
-------HẾT------Đề 3:
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
ĐỀ THI MINH HỌA THPT QG NĂM 2017
Mơn thi: NGỮ VĂN
(Đề gồm có 01 trang)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian
Đọc đoạn văn sau (lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) và trả lời các câu hỏi:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mơng
Và sao khơng là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao khơng là bài ca của tình u đơi lứa
Sao khơng là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao khơng là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Câu 1:Nêu phương thức biểu đạt của bài hát trên?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 2 của lời bài hát
trên?
Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất?Vì sao?
Câu 4: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)


Nữ nhà văn Mĩ Helen Kelleri tâm sự :

“Tôi đã khóc vì khơng có giày để đi cho đến khi tơi nhìn thấy một người khơng có chân để đi giày.”
Viết một bài văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời tâm sự trên.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận về tám câu thơ đầu trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu
......... Hết .............
Đề 4:
Đề thi minh họa môn Ngữ văn, Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
ĐỀ THI MINH HỌA THPT QG NĂM 2017

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trich sau và thực hiện các yêu cầu:
Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm
nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không
phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ khơng
phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người
từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho
bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự
thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lịng vị tha mới chính là điều tốt
đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc
các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.
Bởi tất cả mọi người đều như thế.
(TríchBài phát biểu tại bi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng David
McCullough – Theo , ngày 5/6/2012)
Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2.Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: "Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua
thách thức, tận hưởng bầu khơng khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh."?
Câu 3.Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng:"Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em
nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả."?
Câu 4. Thơng điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở
phần Đọc hiểu:"Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ khơng phải để thế giới nhận ra
các em."
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.



×