Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Đề cương ôn tập ngữ văn lớp 8 học kỳ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.35 KB, 43 trang )


ĐỀ 1 : Văn học là tình thương
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp.
Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ
Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những
tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc.
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người
quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là
nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái.
Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những
ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là
mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu
sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán
giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung
động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta
thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu
thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật
chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm
30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho
chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả
tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng
chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao:
.“Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của
những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay
nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em
với nhau trong gia đình:
“Anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn
bè hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn


để cập đến qua các câu ca dao như:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cũng với nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu
rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh
ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người
miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước
khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều
đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi
khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về
nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không
đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn
gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế
nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ

tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị
tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại
mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp
lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh
lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng
lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo
bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần í nghĩa. Tình thương người được thể hiện
qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một
cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở

chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con
người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người
chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học
cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn
tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người
độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ
lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô
phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong
tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên
cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những
người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn
mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống
chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp,
dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình
đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót
đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm,
bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến
cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi
hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính
là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật
đau xót cho số phận người dân thời ấy!
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam
luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và
cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư
tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu
của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công
việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng
đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau".
ĐỀ 2: Học và hành qua tác phẩm “ Bàn về phép học”
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”,
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà
làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan

trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta
biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể
tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy
thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn
giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông
qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ
thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều
đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải
quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần
thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí
nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể
dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc
vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc
làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học
thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ
mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có
học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô
ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là
kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì
những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.

Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người
với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư
xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam
cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh
hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp
hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt
nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn
dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc
thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có
hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh
sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không
căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí
nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố
và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua
Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để
bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho
gọn, theo điều học mà làm.”

Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành
bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều
đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn
Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan
hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng
cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao
cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ
học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
ĐỀ 3 : Trang phục và văn hóa

Trang phục truyền thống và hiện đại là một vấn đề văn hóa đa dạng và phức tạp. Đa
dạng ở chỗ mỗi dân tộc trong 54 dân tộc đều có cách thức, kiểu dáng, chất liệu trang phục
riêng; trong từng hệ thống trang phục ấy lại bao gồm nhiều loại: quần, áo, váy, mũ, khăn,
nón, giày, dép, guốc… thậm chí cả đồ trang sức; trang phục ngày thường khác ngày tết,
ngày hội, trang phục cưới khác tang phục, lễ phục khác thường phục…
Phức tạp là bởi trang phục không phải hình thành và biến động chỉ trong bản thân hệ thống
nội tại của nó mà còn gắn bó với hàng loạt bộ phận khác nhau của đời sống văn hóa xã hội:
điều kiện hình thành, phong tục tập quán, thị hiếu, thói quen, nghề nghiệp, tuổi tác… của
từng đối tượng hay nhóm đối tượng cư dân. Nghĩa là, đề cập tới trang phục theo chiều
tuyến tính, lịch đại (thời gian: quá khứ – hiện tại – tương lai) hay theo lát cắt đồng đại,
chúng ta đều bắt gặp sự phong phú, đa dạng, phức tạp này. Tuy nhiên, trong hệ vấn đề về
trang phục ấy, chúng tôi xin phép chỉ quan tâm tới một vấn đề nhỏ: quan hệ giữa trang
phục (dù truyền thống hay cách tân) với thị hiếu thẩm mỹ của con người với tư cách chủ
thể. Hẹp hơn nữa, bài viết đề cập chủ yếu tới một số khía cạnh xung quanh mốt trang phục,
mốt thời trang và tất nhiên, từ góc độ lý luận.
Cách hiểu về trang phục, chúng tôi đã trình bày ở trên. Tạm coi đó bao gồm tất cả những
phục sức mà con người có thể khoác, đeo, gắn… lên cơ thể mình với nhiều mục đích: che
thân, chống rét, chống nắng, làm đẹp, khẳng định nguồn gốc.v.v…
Thị hiếu thẩm mỹ về trang phục có thể được hiểu như một năng lực sẵn có của con người
thể hiện sự ưa thích, lựa chọn, khả năng cảm thụ và thực hành cái đẹp thông qua trang phục
(và một biểu hiện rất được chú ý của nó là thời trang).
Do vậy, có thể nói, ngay từ buổi bình minh của loài người, trang phục, ngoài những tiện
ích như chúng tôi đã đề cập, đã luôn gắn bó và bộc lộ thị hiếu thẩm mỹ. Quần, áo, khố
bằng lá, vỏ cây thời tiền sử và vải vóc, nhung, lụa… hiện thời, muốn tồn tại được trong đời
sống, rõ ràng phải được con người ưa thích, chọn lựa và đáp ứng được nhu cầu đa dạng
khác nhau, trong đó có nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, ngày càng hoàn thiện của con
người. Tuy nhiên, cần chú ý một điều rất quan trọng là: thị hiếu thẩm mỹ cá nhân, đành
rằng rất quan trọng, song sự tồn tại trang phục, với tính xã hội của nó, không hẳn phụ thuộc
thẩm mỹ cá nhân mà là thẩm mỹ số đông, thẩm mỹ nhóm, cộng đồng. Hay nói khác đi sự
ưa thích, lựa chọn mang tính cộng đồng, thậm chí mang tính quốc gia sẽ khẳng định tầm

mức và tư cách xã hội của trang phục. Để có được phục trang ổn định một cách tương đối
(như cái chúng ta thường gọi là trang phục người Việt, trang phục người Chăm, Khơme,
Tày, Thái.v.v…), con người phải trải qua một quá trình dài lâu lựa chọn, lặp đi lặp lại
những trang phục đó từ một vài sản phẩm lưu hành trong đời sống tộc người và dân tộc để

từ những lựa chọn cá nhân đẩy thành lựa chọn cộng đồng. Do đó, mốt thời trang (vốn
mang đậm tính cá nhân) dần trở thành thị thiếu thời trang của cả cộng đồng, được cộng
đồng chấp nhận, ưa thích, bảo lưu, cải biến cho ngày càng phù hợp, ngày càng hoàn thiện.
Như vậy, bỏ qua rất nhiều điều kiện xã hội, dân tộc, văn hóa … trong quá trình hình thành
thị hiếu thẩm mỹ trang phục tộc người cũng như dân tộc, chúng tôi đi vào sự chuyển biến
từ mốt thời trang đến thị hiếu dân tộc về trang phục, một yếu tố quan trọng thể hiện quá
trình xã hội hóa trang phục của con người, một hiện tượng được quan tâm hiện nay.
Mốt trang phục có nội hàm ngữ nghĩa khá rộng. Thứ nhất, có thể hiểu nó như phương thức
thực hành thẩm mỹ, xã hội, tư duy con người thông qua trang phục. Thứ hai, nó hàm nghĩa
thời thượng, tức sự ưa chuộng, đánh giá sáng tạo, thể hiện trang phục (mặc gì, phối hợp các
trang phục ra sao, sự sưu tập các trang phục cổ của các đối tượng khác nhau như vua chúa,
quý tộc, những người nổi tiếng…) của số đông trong xã hội. Thứ ba, nó mang ý nghĩa thời
trang, tức quá trình hưởng thụ, sáng tạo, thể hiện trang phục được ưa chuộng và phổ biến
trong từng thời kỳ, mang đậm tính cá thể và tính nhóm xã hội, linh hoạt và năng động.
Hiểu một cách đầy đủ, mốt không chỉ là phần nổi, là hiện tượng thời trang nhất thời như ta
từng thấy mà còn bao hàm cả phần chìm, tức những gì thể hiện phương thức thẩm mỹ trang
phục cũng như hàng loạt điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội chi phối nó trong không gian và
thời gian.
Như vậy, phía sau hiện tượng mốt thời trang là cả một quá trình hình thành, vận động, biến
đổi của trang phục theo quy luật của cuộc sống xã hội và quy luật phát triển của bản thân
trang phục từ truyền thống đến hiện đại.
Trang phục hay hiện tượng nổi của nó – mốt trang phục, do đó, phải được tìm hiểu qua
hàng loạt yếu tố nội hàm và ngoại diên liên quan. Chẳng hạn: truyền thống văn hóa, môi
trường thẩm mỹ, quan niệm đạo đức, mức sống, đặc điểm tâm sinh lý, quá trình giao lưu và
tiếp biến, tính ổn định tương đối, tính thời đoạn, đặc trưng chu kỳ, khả năng truyền lan, sự

hài hòa giữa cá nhân và xã hội … Chúng tôi xin điểm qua một số yếu tố tác động đến trang
phục, như là một hiện tượng xã hội.
a. Trước hết là những tác động ngoại tại, mang tính xã hội của truyền thống dân tộc, của hệ
thống kinh tế văn hóa, của đạo đức, môi trường, tâm sinh lý, giới tính, nghề nghiệp của chủ
thể trang phục (cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng).
- Yếu tố truyền thống về trang phục nói riêng và văn hóa nói chung là yếu tố quan trọng.
Chẳng hạn, việc những người nông dân Bắc Bộ mặc bộ quần áo nâu sồng, rộng rãi hay
váy, yếm, đi dép cỏ, guốc mộc…. không chỉ là điều ngẫu nhiên. Việc “cấm quần không
đáy” làm xuất hiện hiện tượng đàn bà (thời Minh Mệnh) ra đường phải mặc quần cũng là
hiện tượng tất yếu (dù bị ép buộc). Rồi ngày xưa, trang phục được quy định tương đối rõ
ràng: Long bào của vua, phẩm phục của quan, nhung phục của binh, lễ phục, thường phục
của dân… Đó là chưa kể đến sự đa dạng của hiếu phục, hỉ phục, trang phục ngày lễ, ngày
hội… Có thể nói, dù tiến bộ hay không tiến bộ, song những yếu tố truyền thống ấy tác
động, chi phối không nhỏ tới quan điểm phục trang và cách thể hiện trang phục trong đời
sống con người. Mốt thời trang là hiện tượng biểu hiện sự phá bỏ và đổi mới trang phục
mạnh mẽ, song, dù thế, nó không thể thoát ly truyền thống, mà trái lại, phải dựa vững chắc
trên cơ sở truyền thống nếu muốn được chấp nhận, định hình trong xã hội. Và để trở thành
một phương thức, một biểu trưng, thì trang phục hiện thời phải đáp ứng được chí ít hai điều
kiện: 1, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ hiện đại và 2, phù hợp với quan niệm,
tiêu chuẩn về trang phục của truyền thống dân tộc.

- Yếu tố chính trị – kinh tế – xã hội là cơ sở cốt yếu để đảm bảo cho mốt trang phục cũng
như thị hiếu trang phục hình thành, vận động, biến đổi và thích ứng cuộc sống. Chính xác
hơn, trang phục phải phù hợp định hướng giá trị của xã hội, nhóm xã hội theo những tiêu
chuẩn chính trị, kinh tế, đạo đức, thẩm mỹ, chuẩn mực xã hội…. Cho đến nay ở ta chưa có
một thể chế hóa mang tính nhà nước về trang phục, song, rõ ràng sự ảnh hưởng của truyền
thống trang phục và dư luận xã hội cũng đã đảm bảo một định hướng khá rõ ràng về
phương thức trang phục có tính xã hội.
- Yếu tố văn hóa và một số yếu tố khác của chủ thể biểu hiện trang phục (trình độ văn
hóa, hình thể, tâm sinh lý, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi…) của cá nhân hay

nhóm xã hội là những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến trang phục. Trong thực tiễn
đa dạng, phong phú của chủ thể trang phục cũng như kiểu
Lòng yêu nước trong Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta?
Thảo luận 1
Điểm chung của ba tác phẩm này là lòng yêu nước, đây cũng là tư tưởng lớn trong văn học
từ thế kỉ X đến thế kỉ XV bạn ơi. Mình phân tích cho bạn 3 ý lớn trong lòng yêu nước được
thể hiện trong 3 tác phẩm nhé.
Cả 3 tác phẩm này đều thể hiện tình yêu nước rất sâu đậm bạn nhé
* Đọc kỹ ba áng văn chương kiệt tác này, ta cảm nhận sâu sắc tấm lòng của những con
người luôn suy nghĩ, lo lắng cho nước, cho dân Đối với họ, nỗi niềm dân nước là niềm
trăn trở lớn nhất, luôn canh cánh khôn nguôi.
- Vừa mới được suy tôn lên ngôi hoàng đế, chưa kịp hưởng vinh hoa phú quý của một vị đế
vương, Lí Thái Tổ (Lí Công Uẩn) đã nghĩ ngay đến việc dời đô. Đây không phải là việc
làm tùy tienj, theo ý riêng của mình để thỏa mãn thói chơi ngông với đời, cũng không phải
là lợi ích cá nhân, gia tộc. Đó là nghĩ cho nước, cho dân
- Tình cảm này còn được bộc lộ sâu sắc ở vị danh tướng kiệt xuất của đời Trần: Hưng đạo
vương Trần Quốc Tuấn. Là một bậc vương thân, lại là chủ soái thống lĩnh toàn quân, trước
hiểm họa xâm lăng, vận mệnh dân tộc đang ngàn cân treo sợi tóc, Trần Quốc Tuấn vô cùng
lo lắng. Nỗi căm giận quân giặc, sự đau xót trước cảnh đất nước bị sỉ nhục, tàn phá vò xé
trái tim ông, trào dâng sôi sục trong ông: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối "
Càng nghĩ việc quân việc nước, vị chủ tướng càng thấy lo lắng và đau lòng.
- Nỗi niềm dân nước với Nguyễn Trãi càng trở nên sâu đậm. Nó không chỉ là niềm trăn trở
mà trở thành lẽ sống cúa ông, thành lý tưởng mà ông tôn thờ: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên
dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo".
Những tấm lòng vì nước vi dân ấy khiến ta xiết bao cảm phục và xúc động.
* Tình cảm yêu nước không chỉ dừng lại ở việc lo nghĩ cho nước cho dân mà đã phát triể
thành một khát vọng lớn lao: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và hùng
cường:
- Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường ở Lí Thái Tổ thể hiện ở việc
quyết tâm dời đô, xây dựng đất nước phồn thịnh hơn. (dẫn chứng)

- Ở Trần Hưng Đạo lại biểu hiện bằng ý chí quyết chiến, chiến thắng quân giặc, ở ý chí
sẵn sàng xả thân vì nước "dẫu cho trăm thân này " Ông khéo động viên khích lệ tướng sĩ,
chỉ ra nỗi nhục và phê phán thói thờ ơ, ham chơi. Tất cả nhằm kích thích lòng tự tôn dân
tộc, lòng tự trọng của kẻ làm tướng mà xông ra chiến trường giết giặc.

- Còn đối với Nguyễn Trãi, khát vọng ấy đã trở thành chân lí độc lập dân tộc. "Như nươc
đại việt đời nào cũng có".
*Càng yêu nước bao nhiêu càng tự hào và tin tưởng về dân tộc mình bấy nhiêu :
- Tuy nhà Lí còn non trẻ nhưng từ sâu thẳm trái tim Lí Thái Tổ vẫn vững tin ở thế và lực
của đất nước cho phép họ đàng hoàng định đô ở một vùng đất rộng mà bằng, cao mà
thoáng. Kẻ thù vẫn dòm ngó nhưng họ tin vào khả năng của mình có thể chiến thắng kẻ
thù.
- Trần Hưng Đạo khẳng định với tướng sĩ rằng "có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt ở Cửa Khuyết,
làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai" và rồi xã tắc sẽ mãi mãi vững bền, nhân dân
hạnh phúc.
- Niềm tự hào còn biểu hiện tập trung cao độ hơn trong tác phẩm của Nguyễn Trãi.
Kết luận: Ra đời cách chúng ta hàng thế kỉ mà tinh thần yêu nước bất khuất của cha ông
trong ba áng văn chương cổ đại này vẫn còn nồng nàn mãi trong tim mỗi người dân VN.
Bạn tham khảo nhé, chúc bạn làm bài tốt.
Thảo luận 2
Ba tác phẩm này đều có những điểm tương đồng và giống nhau ở hình thức, thể tài và nội
dung bạn ạ. Bạn tham khảo nhé. Phân tích theo ý, không phân tích theo từng tác phẩm bạn
nha. Mỗi ý đưa ra lấy dẫn chứng từ 3 tác phẩm đã cho.
Điểm giống nhau của ba văn bản này là:
- Đều được viết theo thể văn nghị luận.
- Đều thuộc Nghị luận trung đại.
- Đều có sự kết hợp yếu tố biểu cảm.
Điểm tương đồng của 3 văn bản này là:
- Đều thể hiện một khát vọng xây dựng đất nước hùng mạnh, vững bền.
- Đều thể hiện ý thức, tình yêu và niềm tự hào dân tộc.

- Đều thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc.
- Đều thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược.
Có thể thấy rõ điều đó khi nhìn lại sự phát triển của tư tưởng yêu nước Việt Nam qua văn
học viết thời Trung Đại. Liên quan đến chuyện yêu nước, cho đến nay, hầu như mọi nhà
nghiên cứu đều đồng ý, trong gần một ngàn năm văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm,
ba tác phẩm tiêu biểu nhất là: “Thơ thần” (1076) của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ”
(1285) của Trần Hưng Đạo và “Bình Ngô đại cáo” (1428) của Nguyễn Trãi. Trong ba tác
phẩm ấy, tác phẩm đầu và tác phẩm cuối được xem là hai bản tuyên ngôn độc lập của Việt
Nam thời tiền- hiện đại.
Gọi là “Thơ thần” vì, theo tương truyền, Lý Thường Kiệt cho người nửa đêm vào đền
Trương Hát và Trương Hống ở cửa sông Như Nguyệt đọc vang bài thơ lên để kích động
tinh thần binh sĩ trong trận chiến sinh tử chống lại quân Tống vào năm 1076. Lúc ấy, thế
giặc đang rất mạnh. Binh sĩ dưới quyền Lý Thường Kiệt không ít người nao núng. Cũng
theo tương truyền, nghe tiếng đọc thơ vang vang giữa khuya khoắt từ một đền thờ nổi tiếng
linh thiêng, “quân ta phấn khởi, quân Tống vỡ mật không đánh đã tan”.

Tuy nhiên, liên quan đến bài thơ này, có mấy điều cần bàn: Trước hết, nói về văn bản.
Trong bài “Thử xác lập văn bản bài thơ ‘Nam quốc sơn hà’” đăng trên tạp chí Hán Nôm số
1 năm 1986, Trần Nghĩa cho biết ông tìm thấy cả thảy 26 dị bản khác nhau của bài thơ ấy.
Bảy năm sau, cũng trên tạp chí Hán Nôm, số 2 năm 1993, có người cung cấp thêm một dị
bản khác được khắc trên biển gỗ trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở Hà Bắc. Cũng
chưa hết. Ngay sau đó, cũng trên tạp chí ấy, có người lại công bố một dị bản khác nữa.
Như vậy, đến nay, chúng ta có ít nhất 28 văn bản với câu, chữ khác nhau. Về hiện tượng đa
dị bản này, Trần Nghĩa có một nhận xét rất đáng lưu ý: “trong đời sống xã hội của nó, bài
thơ mà chúng ta đang theo dõi không ngừng được sửa sang, không ngừng được tái tạo và
chưa bao giờ thật sự định hình.”
Như vậy, bài thơ được xem là “bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của dân tộc Việt Nam,
thật ra, chỉ là một huyền thoại, hoặc ít nhất, được huyền thoại hoá. Tại sao người ta cần
một huyền thoại như thế? Thì cũng vì chính trị. Huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ với
trăm trứng trăm con cần thiết để đoàn kết mọi người. Huyền thoại về bản “tuyên ngôn độc

lập đầu tiên” này cần thiết để củng cố niềm tự tin và tự hào đối với dân tộc nhất là khi dân
tộc đối diện với những thách thức từ bên ngoài.
Trần Văn Giàu thâu tóm bài thơ vào hai ý lớn: “thứ nhất: quyền độc lập tự chủ của nước
Nam ta là thiêng liêng, người muốn như thế, trời định như thế, không ai có thể chối cãi
được. Thứ hai: ai đến xâm phạm quyền độc lập tự chủ của nó thì nhất định bại vong.”
Thật ra thì không đơn giản như thế. Có một điều quan trọng mà Trần Văn Giàu không đề
cập: trong cách nhìn của Lý Thường Kiệt, non sông nước Nam, “Nam quốc sơn hà”, chỉ là
nơi vua Nam ở, “Nam đế cư”; ở đó, “quốc” đồng nhất với “đế”, nước và vua là một. Quan
niệm này rõ ràng được vay mượn từ Trung Hoa. Có điều nó được du nhập vào Việt Nam
có lẽ đủ lâu để trở thành tục ngữ: “đất vua, chùa làng”. Dù vậy, đó cũng là một sự thoái bộ
so với truyện trăm trứng trăm con vốn xây dựng lòng yêu nước trên nền tảng huyết thống.
Sự thoái bộ này có lẽ xuất phát từ hai nguyên nhân: một, ảnh hưởng của Trung Hoa, đặc
biệt của Tống Nho, càng lúc càng sâu đậm, qua đó, tư tưởng thiên mệnh trở thành niềm tin
chính thống và mang tính phổ quát; hai, Việt Nam thời ấy đã dần dần trở thành một quốc
gia rộng lớn bao gồm nhiều sắc tộc khác nhau; yếu tố huyết thống vốn là cốt lõi của huyền
thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ không còn khả năng thống nhất mọi người lại với nhau như
thời các bộ tộc thời xa xưa nữa. Tuy nhiên, quan trọng hơn, nội dung của bài “Thơ thần”
không hẳn đã là lòng yêu nước. Đúng ra, đó chỉ là lòng trung quân. Dân chúng đánh giặc,
bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ không phải vì lòng yêu nước mà chủ yếu là vì sự
trung thành đối với vua, đấng Con Trời.
Quan niệm này kéo dài đến tận thời Trần. Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo cũng
không nói đến lòng yêu nước. Nó chủ yếu chỉ đề cao lòng trung thành đối với vua, chúa và
với chủ nói chung
Trong quan niệm của Trần Hưng Đạo, yếu tố thống nhất tướng sĩ và triều đình lại với nhau,
ngoài lòng trung thành, còn có quyền lợi
Có thể nói, với Trần Hưng Đạo, nước chỉ là một cộng đồng của những người có chung một
số những quyền lợi nhất định. Những quyền lợi ấy được bảo vệ bởi một triều đình độc lập
và vững mạnh. Bảo vệ triều đình, do đó, một mặt, là để đền đáp ơn nghĩa; mặt khác, cũng
để bảo vệ chính bản thân mình và gia đình mình. Có thể thấy thêm một bằng chứng khác
nữa cho luận điểm này: khẩu hiện “Phá cường địch báo hoàng ân” gắn liền với vị thiếu

niên anh hùng Trần Quốc Toản. Cũng thời nhà Trần.
Hơn một thế kỷ rưỡi sau, với “Bình Ngô đại cáo” (1428), Nguyễn Trãi là người đầu tiên có
được một tầm nhìn bao quát và chính xác về khái niệm quốc gia.

Source:
Đoạn thơ ngắn nhưng bao quát được khá đầy đủ những yếu tố chính của một quốc gia: lãnh
thổ, văn hiến, phong tục, chủ quyền, và lịch sử. Trong đó, có hai yếu tố mới: văn hoá và
lịch sử. Nước, do đó, là một cộng đồng có một lãnh thổ riêng, độc lập, tự chủ, và một lịch
sử cũng như một nền văn hoá với những phong tục riêng. Nhấn mạnh vào yếu tố văn hoá
và lịch sử, trong quan niệm về lòng yêu nước của Nguyễn Trãi có một yếu tố vốn đã manh
nha từ thời Trần: lòng tự hào. Tự hào về các bậc “hào kiệt đời nào cũng có”. Và sự quan
tâm sâu sắc đến số phận của dân chúng: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Có điều sự quan
tâm ấy xuất phát từ đạo lý hơn là từ tình đồng bào như trong huyền thoại trăm trứng trăm
con hay như những điều chúng ta thường nhắc đến, sau này.
Hướng Dẫn Làm Bài Văn Lớp 8 Đề Chứng minh tinh yêu nước nồng nàn của dân tộc
ta trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm qua hai văn bản Hịch tướng sĩ
của Trần Quốc Tuấn và Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi
Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là lịch sử chống quân xâm lược phương Bắc.
Đó là lịch sử của 2 lần chiến thắng quân Tống, 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông hùng
mạnh và 10 năm gian khổ chống quân Minh mà những chiến công hiển hách Bạch Đằng,
Như Nguyệt, Chi Lăng vẫn còn vang dội đến tận ngày nay. Chính vì vậy, văn học thời kì
đó đã phản ánh khá rõ nét tư tưởng yêu nước cùng lòng tự hào sâu sắc của dân tộc ta, nhất
là qua hai văn bản Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta.
Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ trước đến nay. Nó là một
tình cảm thiêng liêng, sâu sắc mà mỗi con người luôn dành cho quê hương đát nước mình.
Đặc biệt là trong hoàn cảnh đát nước có chiến tranh đó còn là ý thức, trách nhiệm của một
người dân đối với vận mệnh đất nước bằng một tinh thần yêu nước. Tinh thần đó đã được
những anh hùng dân tộc ghi lại vào những bài văn, bài thơ thật hào hùng.
Nước Đại Việt đã viết nên những trang sử vàng chọi lọi dưới thời kì nhà Trần với những
chiến công oanh liệt. Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách .

Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là một ví dụ . Đọc “Hịch Tướng Sĩ” -một áng
thiên cổ hùng văn, ta cứ ngỡ như được nghe tiếng nói của cha ông , của non nước . Nó
nồng nàn một tinh thần yêu nước ,nó biểu hiện một lòng căm thù giặc sâu sắc , một ý chí
quyết chiến quyết thắng quân thù không chỉ là của riêng Trần Quốc Tuấn mà là kết tụ trong
đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc. Trước tai hoạ đang đến gần: quân Mông -
Nguyên đang lăm le xâm lược lần thứ hai với quy mô chưa từng thấy hòng không cho
một ngọn cỏ của nước Đại Việt được mọc dưới vó ngựa của 50 vạn quân , Trần Quốc
Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng , chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến
sống còn . Những lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm , những lí lẽ sắc bén mà đi vào
lòng người đã làm thức tỉnh tinh thần trách nhiệm và ý thức dân tộc ở các tướng sĩ, chỉ ra
tình hình nguy ngập của đất nước, chỉ ra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giặc, và

những việc cần làm để chống giặc. Ông đã tự bày tỏ lòng mình, lòng căm giận như trào ra
đầu ngọn bút, thống thiết và sâu lắng: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột
đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân
thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui
lòng”. Nỗi đau của Trần Quốc Tuấn chính là nỗi đau của dân tộc khi độc lập tự do của đất
nước bị xâm phạm, là tinh thần của một thời đại “sát thát”, lòng yêu nước của tác giả cũng
là của cả dân tộc Đại Việt anh hùng. Cùng với sự phê phán nghiêm khắc thái độ và hành
động sai trái của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn còn chỉ bảo ân cần những việc cần làm, đó là đề
cao cảnh giác, “huấn luyện quân sĩ,tập dượt cung tên”. Đó là xác định duy nhất một con
đường là tiêu diệt kẻ thù, giải phóng đất nước, mang lại tự do cho nhân dân.
Kế thừa và phát triển tư tưởng yêu nước , lòng tự hào dân tộc trong “Hịch tướng sĩ”, vào
năm 1428 sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi, Nước Đại Việt ta (trích
Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi được công bố-một bản hùng ca đồng thời qua thi pháp,
ngôn từ không chỉ là một áng văn nghị luận mẫu mực mà đã thể hiện hệ tư tưởng yêu nước
hoàn thiện ở một tầm cao mới. Với giọng văn đầy hào khí, Nguyễn Trãi đã nêu cao sức
mạnh quật cường của dân tộc "Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đằng giết
tươi Ô Mã", qua dẫn liệu này chúng ta thấy nước Đại Việt đã hội đủ các điều kiện để trở
thành một dân tộc quốc gia văn hiến:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục bắc nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
Những điều trên cho ta thấy rõ niềm tin của dân tộc vào cuộc kháng chiến chính nghĩa,
niềm tự hào trước truyền thống oanh liệt của dân tộc. Theo quan điểm của tác giả thì chống
xâm lược là chính nghĩa, cứu dân cứu nước là đại nghiã. Đây có thể xem là một nguyên lý
đạo đức, đã góp phần hình thành nên hệ tư tưởng yêu nước truyền thống của nhân dân ta.
Trong Nước Đại Việt ta, nổi bật là việc nhấn mạnh đến tư tưởng vì dân, quan tâm trước hết
đến đời sống nhân dân, đến hạnh phúc của mọi người. Đây chính là một tư tưởng lớn nhất
đã được thiên cổ hùng văn này thể hiện:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Ý tưởng đó là sự nối tiếp lời tâm huyết trong di chúc của Trần Hưng Đạo cho Vua Trần:
"Khoan thư sức dân. Lấy kế bền gốc sâu rễ là thượng sách giữ nước". Đây chính là tư
tưởng chính trị quan trọng trong chính sách quản lý đất nước.

Qua ngôn ngữ thể hiện trong ba văn bản trên, tư tưởng yêu nước đã được phản ánh rất rõ
nét:
Yêu nước, trước hết cần khẳng định nước ta là một dân tộc, quốc gia văn hiến, có đầy đủ
các quyền, ngang hàng với quốc gia dân tộc khác, đặc biệt là "Bắc quốc".
Cơ sở tư tưởng yêu nước thể hiện qua việc tố cáo tội ác dã man của quân xâm lược
để nung nấu ý chí căm thù giặc, đồng thời tô đậm những chiến công mà tổ tiên đã giành
được trong lịch sử để không ngừng nâng cao ý thức tự hào dân tộc.
Yêu nước đi đôi với xả thân cứu nước kiên quyết giành và giữ vững chủ quyền
dân tộc. Đây là nguyên tắc đạo đức trong lối sống của người Đại Việt.

Yêu nước là tôn trong sự sống (hiếu sinh) của mình cũng như của người khác, luôn
thể hiện tính bao dung của người Việt. Từ đó mục tiêu của cuộc chiến đấu là giành được
độc lập cho dân tộc, đem lại hòa bình, hạnh phúc cho muôn dân.
Yêu nước còn là yêu dân (thân dân), tức là quan tâm đến đời sống nhân dân, tạo
điều kiện giúp họ sống khá hơn. Đây cũng là kế sách trong trị vì, quản lý đất nước.
Nhờ hình thành nền văn học phong phú, mang đậm tính chất dân gian và đặc biệt
là nhờ sự hình thành nền văn học yêu nước, mà nổi lên là những áng thiên cổ hùng văn
(như đã nêu ở trên) nên những giá trị văn hóa nói chung và giá trị tinh thần thời kỳ Đại
Việt nói riêng đã được thể hiện và lưu truyền. Đây chính là sức mạnh của lịch sử dân tộc
Việt Nam, là sự tự hào, là sự tiếp ứng sức mạnh cho các thế hệ. Ngày nay, chính các giá trị
tinh thần ấy phải được biến thành xung lực mạnh mẽ, góp phần xây dựng đất nước.
CM lòng yêu nước thương dân của các vị vua, chủ tướng thông qua “ Thiên đô chiếu”
Lý Công Uẩn, Hịch Tướng sĩ – TQT, NĐVTa – Nguyễn Trãi.
Bài làm mẫu
Khi nhắc đến cảm hứng chủ đạo trong những áng thiên cổ hùng văn của mọi thời đại từ thế
kỉ XV thì ta không thể không nhắc đến cảm hứng yêu nước. Trải qua những trang sử dài
lâu, vẻ vang, “tuy từng lúc mạnh yếu khác nhau”, nhưng vẫn luôn hiện hữu niềm tin tự hào
trong mỗi người dân Việt Nam về những con người mang đậm “tình yêu nước, nghĩa
thương dân”. Trong số đó, ta không thể không nhắc đến những vị anh hùng như Lý Công
Uẩn trong “Chiếu dời đô”, Trần Quốc Tuấn trong “Hịch tướng sĩ” và Nguyễn Trãi trong
“Nước Đại Việt ta”.

Đọc ba áng văn chương kiệt tác này, ta mới cảm nhận được tấm lòng sâu sắc của những
con người luôn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nước, cho dân. Đối với họ, nỗi niềm đất nước là
nỗi niềm trăn trở, canh cánh không nguôi. Chính khát vọng độc lập và khí phách Đại Việt
đã làm nên vẻ đẹp “thần hiếm” trong các vị vua, chủ tướng này.
Buổi đầu, mới giành được độc lập, đất nước ta còn chưa cường thịnh. Trong mấy chục năm
mà đã thay đổi trị vì đến ba vương triều. Các triều đại Đinh, Tiền Lê số phận ngắn ngủi
thực là đau xót! Có lẽ, sự suy vong của các triều đại như “tiếng chuông cảnh báo” cho
giang sơn, bờ cõi Đại Việt. Làm thế nào để Đại Việt phát triển thành một quốc gia phồn

thịnh? Đó là nguồn vọng của một vị hoàng đề và cũng là ý muốn của muôn dân trăm họ. Ý
nguyện của dân chúng là đã thôi thúc hoàng đế Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa
Lư về Đại La.
Kinh đô là trung tâm chính trị, hành chính, là điểm tụ của quốc gia. Khi dời kinh đô đi nơi
khác, người đứng đầu cuộc “hành trình” phải có những hiểu biết sâu rộng về địa hình, có
cẻ sự nhạy bén và can đảm để đi đến quyết định cuối cùng. Qua đó, ta thấy rõ được tài
năng “xuất chúng” của Lý Công Uẩn - vị vua anh minh và tài giỏi. Ông nắm giữ được tình
hình, thời vận của đất nước, ông muốn mọi thứ dưới quyền hành của mình phải thực sự tốt
đẹp - dân ấm no, nước hưng thịnh. Chính vì vậy, Người quyết định dời đo - một quyết định
không có gì trái với luân lí, trái với quy luật tự nhiên cả. Muốn vậy, việc dời đô là phải tìm
một nơi “trung tâm của đất trời”, địa thế “rồng cuộn hổ ngồi” - và ông đã chọn Đại La.
“Đại La là nơi trung tâm của đất trời, mở ra bốn hướng Nam - Bắc, Đông - Tây; có núi lại
có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, còn là kinh đô cũ
của Cao Vương, muôn vật tốt tươi, xem khắt Đại Việt cỉ có nơi đây là thắng địa”. Nhìn sâu
vào khát vọng của vị vua anh minh này, chúng ta mới thực sự cảm nhận được tình yêu
mãnh liệt hằn ẩn trong con người ông. Lý Công Uẩn chính là một trong những con người
bước lên và đã có công khiến cho “con thuyền “ Đại Việt băng băng lướt sóng trên con
đường xấy dựng và phát triển đất nươc.
Nếu lòng yêu nước, thương dân của Lý Công Uẩn đã được bộc lộ trong “Chiếu dời đô” với
nguyện vọng đất nước phồn thịnh muôn đời thì với Trần Quốc Tuấn - một vị chủ tướng tài

ba đã chứng minh lòng yêu nước của mình qua lòng căm thù giặc sâu sắc và ý niệm sẵn
sàng hi sinh vì đất nước qua tác phẩm “Hịch tướng sĩ”.
Là một chủ tướng có lòng yêu nước hào hùng, ông không thể “mặt lấp tai ngơ” trước
những hành động bạo tàn của kẻ thù, ông căm thù chúng làm ông không tiếc những lời cay
xé để lên án hành động như “nghênh ngang đi lại ngoài đường” như một đất nước không
vua, “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình” hay “vơ vét vàng bạc, ngọc lụa để vung đầy
túi tham của chúng”. Từ lòng căm thì giặc, ta lại càng cảm thương cho vị chủ tướng khi
quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến “tim gan thắt ruột”, “nước mắt đầu đìa” vì uất ức chưa trả
được mối thù nợ nước. Từ đó, tấm lòng xả thân vì nước, nguyện hi sinh “trăm thân” cho

quê hương làm nổi bật hẳn một vị anh hùng đáng cảm phục. Có lẽ vi thế, ông đã nghiêm
khắc thức tỉnh các tướng sĩ đang sống trongc ảnh “xa hoa”, sung sướng. Ông muốn họ thực
sự kiên quyết chống giặc đồng tthời cũng muốn đất nước, hưng thịnh đến muôn đời. Qua
đó, ta mới hiểu rõ tấm lòng cao cả, anh minh, yêu nước, thương dẫn của cị tướng Hưng
Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn.
Đối với “Chiếu dời đô” đã toát lên niềm tự hào cao độ về bản lĩnh, khí phách của Đại Việt,
còn “Hịch tướng sĩ” lại khẳng định một nền độc lập - tự do bền vững. Còn đối với Nguyễn
Trãi trong “Nước Đại Việt ta” lại khác, lòng yêu nước, thương dân, khát vọng tự do đã
được đúc kết thành chân lí ôm ấp trong trái tim người dân đất Việt.
Bài cáo của Nguyễn Trãi như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai mang ý nghĩa lịch sử của cả
một đất nước, thể hiện ý thức tự chủ, quyền dân tộc. Tư tưởng nhân - nghĩa vốn là khái
niệm đạo đức của Nho Giáo, được hiểu là “lòng thương người chính là việc cần làm”. “Yên
dân” là làm cho dân được hưởng thái bình những muốn “yên dân” thì phải đi đôi với việc
“trừ bạo”. Có bảo vệ được dân thì mới thực hiện được mục đích “yên dân”. Nguyễn Trãi đã
khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của một đất nước, đồng thời khơi gợi cho chúng ta một
niềm tự hào dân tộc cao cả. Chân lí của Nguyễn Trãi như sức mạnh trong tâm hồn yêu
nước, thương dân có trong trái tim mãnh liệt của ông. Điều đó như tiềm thức khắc sâu
trong tim mỗi độc giả chúng ta:
“ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông, bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc - Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch đằng giết tươi Ô Mã ”
Ra đời trong hào khí chiến thắng, cả dân tộc đang ca khúc khải hoàn, cả ba áng văn thiên
cổ hùng văn đã khẳng định quyền và tính độc lập dân tộc. Đồng thời, thấy rõ những phẩm
chất ằn hẩn chứa trong các vị vua, vị chủ tướng nghiêm khắc mà có trái tim nồng ấm.
Kết quả của sự lãnh đạo anh minh của các vị “tướng tài, vua giỏi” Lý Công Uẩn, Trần

Quốc Tuần, Nguyễn Trãi là niềm tin vững chắc về một tương lai tốt đẹp của nhân dân ta từ
xưa đến nay. Một lần nữa, khúc khải hoàn kia lại khẳng định cao hơn, chi tiết hơn tầm
quan trọng cả họ vô cùng to lớn đến giang sơn đất nước. Những vị ấy đã cố gắng giữ gìn và
gây dựng đất nước thì con cháu chúng ta lại càng phải cùng nhau gây dựng và bảo vệ đất
nước vững mạnh hơn.
híng dÉn «n tËp häc k× II.
M«n ng÷ v¨n líp 8. N¨m häc 2010-2011
I. Phần văn bản:
1.Lập bảng thống kê các văn bản, tác giả, thể loại, nội dung cơ bản theo mẫu dưới đây.
TT VB Tác giả Thể loại Nội dung
1.
Nhớ
rừng
Thế Lữ Thơ mới
tám chữ
Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc
nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát
tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng
mạn. Bài thơ đã khơi gợi niềm yêu nước thầm kín của người
dân mất nước thuở ấy.
2.
Ông đồ Vũ Đình
Liên
Thơ mới
ngũ
ngôn
Là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Bài
thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của " ông đồ"
qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp
người đang tàn tạ và tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà

thơ.
3. Quê
hương
Tế Hanh Thơ mới
tám chữ
Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương
của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về
một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe
khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao
động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong
sáng, tha thiết của nhà thơ.

4. Khi
con tu

Tố Hữu Thơ lục
bát
Là bài thơ lục bát giản dị ,thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu
cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người
chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
5. Tức
cảnh
Pác Bó
Hồ Chí
Minh
Thơ thất
ngôn tứ
tuyệt
Đường
luật

Là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa cho thấy tinh
thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác hồ trong cuộc
sống cách mạng đầy khó khăn gian khổ ở Pác Bó. Vời
Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là
một niềm vui lớn.
6. Ngắm
trăng
Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu
thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ
ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm
7. Đi
đường
Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư
tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường
đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
8. Chiếu
dời đô
Lí Công
Uẩn
Chiếu
(Chữ
hán)
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đát nước độc lập,
thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc
Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết
phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có
sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
9.
Hịch
tướng


Trần
Quốc
Tuấn
Hịch
(Chữ
hán)
Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm,thể hiện qua lòng căm
thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Đây là một áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa
lập luận chặt chẽ , sắc bén với lời văn thống thiết có sức lôi
cuốn mạnh mẽ.
10 Nước
Đại
Việt ta
Nguyễn
Trãi
Cáo
Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích
Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập:
Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ
riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch
sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
11 Bàn
luận về
phép
học
Nguyễn
Thiếp

Tấu Với cách lập luận chặt chẽ , bài văn giúp ta hiểu mục đích
của việc học là để làm người có đạo đức có tri thức góp phần
làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi.
Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng
phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
12
Thuế
máu
Nguyễn
Ái Quốc
Phóng
sự
Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ
thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình
trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã
vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác
thực, bằng ngòi bút sắc sảo. Đoạn trích Thuế máu có nhiều
nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh
thép vừa mỉa mai, chua chát.
13
Đi bộ
ngao
du
Ru-xô Tiểu
thuyết
Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ
ngao du lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh
động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua
luôn bổ sung cho nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một


con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
14 Ông
Giuốc-
đanh
mặc lễ
phục
Mô-li-e Kịch
Là một lớp kịch trong vở "Trưởng giả học làm sang" của
Mô-li-e được xây dựng hết sức sinh động, khắc họa tài tình
tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm
sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
* Lưu ý:
1. Học thuộc lòng, nêu tác giả, hoàn cảnh sáng tác các bài thơ: Nhớ rừng, Quê hương, Khi
con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường?
2. Đọc lại các văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép
học, Thuế máu. Nêu tác giả, hoàn cảnh sáng tác của các văn bản trên?
II. Phần Tiếng Việt:
1. Kiểu câu.
KC Khái niệm
1. Câu
nghi
vấn
* Câu nghi vấn là câu:
- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao ) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ
lựa chọn).
- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
* Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
*Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định,
phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc và không yêu cầu người đối thoại trả lời
2. Câu

cầu
khiến
* Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, hay ngữ
điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
* Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến
không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
3. Câu
cảm
thán
* Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc
của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn
ngữ văn chương.
- Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
4. Câu
trần
thuật
* Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm
thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả,
- Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ
tình cảm, cảm xúc ( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
* Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc
bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
* Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp.
5. Câu
phủ
định
* Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, đâu
*Câu phủ định dùng để :
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu phủ định
miêu tả)

- Phản bác một ý kiến, một nhận định.(Câu phủ định bác bỏ).
2. Hành động nói
* Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất
định.
* Những kiểu hành động nói thường gặp là :

- Hnh ng hi ( Bn lm gỡ vy ? )
- Hnh ng trỡnh by( bỏo tin, k, t, nờu ý kin, d oỏn ) ( Ngy mai tri s ma )
- Hnh ng iu khin ( cu khin, e da, thỏch thc, ) ( Bn giỳp tụi trc nht nhộ )
- Hnh ng ha hn .( Tụi xin ha s khụng i hc mun na )
- Hnh ng bc l cm xỳc. ( Tụi s b thi trt hc kỡ ny )
* Mi hnh ng núi cú th c thc hin bng kiu cõu cú chc nng chớnh phự hp vi
hnh ng ú ( cỏch dựng trc tip) hoc bng kiu cõu khỏc ( cỏch dựng giỏn tip)
3. Hi thoi.
*Vai hi thoi l v trớ ca ngi tham gia hi thoi i vi ngi khỏc trong cuc thoi .
Vai xó hi c xỏc nh bng cỏc quan h xó hi:
- Quan h trờn- di hay ngang hng ( theo tui tỏc, th bc trong gia ỡnh v xó hi) .
- Quan h thõn-s ( theo mc quen bit, thõn tỡnh)
* Trong hi thoi ai cng c núi. Mi ln cú mt ngi tham gia hi thoi núi c gi
l mt lt li .
* gi lch s cn tụn trng lt li ca ngi khỏc, trỏnh núi tranh lt li, ct li hoc
tranh vo li ngi khỏc.
* Nhiu khi, im lng khi n lt li ca mỡnh cng l mt cỏch biu th thỏi .
4. La chn trt t t trong cõu.
* Trong mt cõu cú th cú nhiu cỏch sp xp trt t , mi cỏch em li hiu qu din t
riờng. Ngi núi,vit cn bit la chn trt t t thớch hp vi yờu cu giao tip.
* Trt t t trong cõu cú tỏc dng :
- Th hin th t nht nh ca s vt, hin tng, hot ng, c im.
- Nhn mnh hỡnh nh, c im ca s vt, hin tng.
- Liờn kt cõu vi nhng cõu khỏc trong vn bn.

- m bo s hi hũa v mt ng õm ca li núi.
III. Phần tập làm văn
* Vn ngh lun: Mt s v dn ý tham kho
1 Tỏc dng ca sỏch i vi i sng con ngi
A. M bi
- Vai trũ ca tri thc i vi loi ngi
- Mt trong nhng phng phỏp con ngi cú tri thc l chm ch c sỏch bi sỏch l
ti sn quý giỏ, ngi bn tt ca con ngi .
B. Thõn bi
* Gii thớch : Sỏch l ti sn vụ giỏ, l ngi bn tt bi vỡ sỏch l ni lu gi ton b sn
phm trớ tu ca con ngi, giỳp ớch cho con ngi v nhiu mt trong cuc sng
* Chng minh tỏc dng ca sỏch
- Sỏch giỳp ta cú kin thc, m rng tm hiu bit , thu nhn thụng tin mt cỏch nhanh
nht+ DC chng minh
- Sỏch bi dng tinh thn , tỡnh cm cho chỳng ta chỳng ta tr thnh ngi tt + DC
- Sỏch l ngi bn ng viờn ,chia x lm vi i ni bun ca ta + DC
* Tỏc hi ca vic khụng c sỏch : Hn hp v tm hiu bit tri thc, tõm hn cn ci
* Phng phỏp c sỏch
- Phi chn sỏch tt, cú giỏ tr c
- Phi c k, va c va nghin ngóm ,suy ngh , ghi chộp nhng iu b ớch
- Thc hnh , vn dng nhng iu hc c t sỏch vo i sng.
C. Kt bi
- Khng nh sỏch l ngi bn tt
- Li khuyờn phi chm ch c sỏch , phi yờu quý sỏch

Đề 2 Hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không
chuyên cần.
A. Mở bài
Giới thiệu bài : Lười học là tình trạng phổ biến đối với học sinh hiện nay, nhất là học sinh
vùng nông thôn và vùng sâu xa

B. Thân bài
- Đất nước đang rất cần những người có tri thức để xây dựng đất nước
- Muốn có tri thức , học giỏi cần chăn học : kiên trì làm việc gì cũng thành công…
- Xung quanh ta có nhiều tấm gương chăm học học giỏi :…
- Thế mà một số bạn học sinh còn chểnh mảng trong học tập khiến thầy cô và cha mẹ lo
buồn
- Các bạn ấy chưa thấy rằng bây giờ càng ham vui chơi thì sau này càng khó tìm được niềm
vui trong cuộc sống = > Vậy thì ngay từ bây giờ các bạn hãy chăm chỉ học tập
C. Kết bài :
- Liên hệ với bản thân
Đề 3 Hãy viết bài nghị luận với đề tài : Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc
sống của chúng ta
A. Mở bài : Giới thiệu về môi trường thiên nhiên: không khí, nước, cây xanh
B. Thân bài
- Bảo vệ bầu không khí trong lành
+ Tác hại của khói xả xe máy, ô tô… Tác hại của khí thải công nghiệp
- Bảo vệ nguồn nước sạch
+ Tác hại của việc xả rác làm bẩn nguồn nước sạch .Tác hại của việc thải chất thải công
nghiệp
- Bảo vệ cây xanh Nếu rừng bị chặt phá thì :
+ Cây cối bị chết, chim thú bị huỷ diệt. Cây cối chết sông ngòi khô cạn
+ Khí hậu trái đất sẽ nóng lên ảnh hưởng đến sức khoẻ.Hiện tượng xói mòn lũ lụt thiệt hại
đến sản xuất
C. Kết bài . Mỗi chúng ta hãy có ý thức trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của chúng ta
ĐỀ 4 Bạn em chỉ thích trò chơi điện tử mà tỏ ra thờ ơ không quan tâm tới thiên nhiên,
em hãy chứng minh cho bạn thấy: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ, hiểu biết, niềm
vui vô tận. và vì thế, chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên
A. Mở bài :- Dẫn dắt, nêu vấn đề: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ, hiểu biết niềm vui
và chúng ta cần gần gũi thiên nhiên.
B. Thân bài:

+ Luận điểm 1: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ
- Nếu đứng trong một căn phòng nhỏ, và dầy khói thuốc lá và ở ngoài kia là thiên nhiên
hùng vĩ, có núi, có sông thì bạn sẽ chọn nơi nào? - Con người nếu như không có thiên
nhiên thì con người chỉ như một cái máy, chắc chắn không ai có thể thoát khỏi hội chứng
của sự căng thẳng. Thiên nhiên chính là liều thuốc bổ đối với sức khoẻ của con người
+ Luận điểm 2: Thiên nhiên đem đến cho ta sự hiểu biết niềm vui
- Tham quan thiên nhiên ta sẽ tích luỹ được các kiến thức về sinh học, vật lý hay hoá
học.
- Thiên nhiên là nơi ta thực hành những kiến thức mà ta tích luỹ được qua sách vở
- Gần gũi với thiên nhiên là thêm yêu đời, yêu cuộc sống, tạo nên cảm hứng sáng tác văn
học.
(Dẫn chứng một số nhà văn gần gũi với thiên nhiên trong văn học:Nguyễn Trãi trong Côn
Sơn ca)

* Cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến với thiên nhiên. Bằng cách: Cùng gia đình có
những ngày nghỉ cuối tuần đến với thiên nhiên; sưu tần các mẫu trong thiên nhiên; vẽ tranh
phong cảnh; chăm sóc cây xanh
C. Kết bài -Khái quát lại vai trò của thiên nhiên với đời sống con người. Lời kêu gọi mọi
người hãy gần gũi với thiên nhiên.
ĐỀ 5 Một số bạn lớp em đang đua đòi ăn mặc theo lối không lành mạnh, không phù hợp với lứa
tuổi học sinh, với truyền thống dân tộc, gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục
các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đứng đắn hơn.
A. Mở bài - Vai trò của mốt trang phục đối với xã hội và con người có văn hoá nói chung
và tuổi học trò nói riêng.
B. Thân bài:
- Tình hình ăn mặc hiện nay của lứa tuổi học sinh
+ Đa số các bạn ăn mặc đứng đắn, có văn hoá
+ Tuy nhiên vẫn còn một số bạn đua đòi chạy theo mốt ăn mặc không lành mạnh ( đan xen
yếu tố tự sự, miêu tả )
- Tác hại của lối ăn mặc không lành mạnh

+ Vừa tốn kém, mất thời gian, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập
+ lại không có văn hoá, thiếu tự trọng, ảnh hưởng tới nhân cách của con người
- ăn mặc như thế nào là có văn hoá ?
+ Phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh
gia đình.
+ Đó là cách ăn mặc giản dị, gọn gàng, đứng đắn để chứng tỏ mình là người lịch sự, có văn
hoá, biết tự trọng và tôn trọng mọi người
C. Kết bài :- Các bạn cần thay đổi lại cách ăn mặc cho phù hợp, lành mạnh, đứng đắn
ĐỀ 6 .Trong các môn thể thao bóng đá là môn thể thao có lợi cho sức khoẻ.Hãy nêu
những lợi ích của môn thể thao đó và suy nghĩ của bản thân.
A. Mở bài :
-Giới thiệu hoạt động thể dục thể thao rất cần thiết.
-Giới thiệu môn thể thao bóng đá đem lại lợi ích gì?
B. Thân bài:
-Bóng đá là một môn thể thao rất có lợi.Bóng đá có lợi cho sức khoẻ
+Chơi bóng đá các cơ quan của cơ thể hoạt động mạnh hơn,tăng sức dẻo dai,linh hoạt.
+Chơi bóng đá cũng như hoạt đông thể thao khác làm cho hình thể phát triển đẹp.
-Bóng đá rèn luyện tinh thần:
+Rèn luyện sự dũng cảm
+Rèn luyện ý thức đồng đội.
+Chơi bóng đá giải trí sau khi lao động,học tập
+(dẫn chứng ngắn gọn )
-Suy nghĩ của bản thân:
+Bóng đá là môn thể thao đang được hâm mộ nhất Em thích tham gia bóng đá để rèn
luyện thân thể và tinh thần không dam mê đến mức quên việc học tập,không chơi vô tổ
chức làm ảnh hưởng đến sinh hoạt nhất là không chơi trên đường giao thông.
C. Kết bài
-Khẳng định bóng đá là môn thể thao có ích.
-Bóng đá có ích khi biết chơi đúng chỗ,đúng cách.
Đề 7 Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam độc

lập , Bác Hồ thiết tha căn dặn : “Non sông Việt Nam có trở học tập của các cháu”
Em hiểu lời dạy trên của Bác như thế nào

A. Mở bài : Giới thiệu nội dung câu nói của Bác Hồ gửi học sinh
B. Thân bài
- Thế nào là một dân tộc vẻ vang: Dân tộc độc lập , đời sống vật chất no đủ, đời sống tinh
thần lành mạnh, xã hội văn minh tiên tiến
- Sánh vai với các cường quốc năm châu có nghĩa là đưa nước ta phát triển ngang tầm vóc
với các cường quốc , khoa học kỹ thuật phát triển mạnh cùng nền văn hoá đa dạng , đậm đà
bản sắc
- Muốn có được điều đó phần lớn dựa vào công lao học tập của các cháu-> làm rõ mối
quan hệ giữa tương lai tươi sáng của dân tộc với …
- Liên hệ thực tế học sinh và thế hệ trẻ hiện nay đang và đã làm gì cho sự phát triển của đất
nước , liên hệ bản thân
C. Kết bài :Khẳng định lại vai trò của học sinh với tương lai đất nước
ĐỀ 8 Hình ảnh Bác Hồ qua các bài thơ: “Ngắm trăng” “Đi đường” “Tức cảnh Pác Bó”
A. Mở bài :
-Dẫn dắt, giới thiệu về 3 bài thơ có trong đề.
- Giới thiệu hình ảnh của Bác qua 3 bài thơ: Hoà nhập với thiên nhiên, yêu thiên nhiên;
luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh, có nghị lực phi thường.
B. Thân bài:
- Lần lượt làm rõ nội dung các luận điểm:
+Yêu thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên ( dẫn chứng và phân tích dẫn chứng )
+ Có tinh thần lạc quan ( lấy dẫn chứng và phân tích )
+ Nghị lực phi thường ( lấy dẫn chứng và phân tích )
C Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề. Nêu cảm xúc, suy nghĩ.
ĐỀ 9 Lời ca tiếng hát làm con người thêm vui vẻ,cuộc sống thêm tươi trẻ.Em hãy
chứng minh nhận xét trên.
A. Mở bài :
-Hàng ngày lời ca tiếng hát đến với con người và trở thành món ăn tinh thần của con

người làm cho con người trở lên vui vẻ,cuộc sống thêm tươi trẻ
B. Thân bài:
-Tiếng hát gắn liền với cả cuộc đời của con người.
-Tiêng hát là niềm vui của con người trong lao động để quyên hết mệt nhọc,vất vả.
-Tiếng hát động viên,khích lệ con người trong chiến đấu:Trong hai cuộc chiến đấu tiếng
hát theo anh bộ đội ra trận(Dẫn chứng)
-Tiếng hát đem lại niềm tin yêu,lạc quan cho những chiến sĩ cách mạng trong nhà tù đế
quốc(Dẫn chứng).
-Tiếng hát tạo lên không khí vui tươi trong tuổi trẻ học đường.(Dẫn chứng)
C. Kết bài : -Cuộc sống không thể thiếu tiếng hát.
-Con người mãi mãi cất cao tiếng hát để cuộc sống trở lên tươi vui
ĐỀ 10 Dựa vào “ chiếu dời đô”,”Hịch tướng sĩ”,hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò
của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuần đối với vận
mệnh đất nước.
A. Mở bài :
-Giới thiệu hoàn cảnh ra đời và mục đích của bài hịch.
- Khái quát giá trị của tác phẩm và dẫn nhận định.
B. Thân bài:
+ Luận điểm 1: Trước hết, “ Hịch tướng sĩ” đã thể hiện sâu sắc nhiệt tình yêu nước của vị
tiết chế trước hoàn cảnh đất nước trong cảnh nước sôi lửa bỏng
- Tố cáo tội ác và những hành vi ngang nguợc của kẻ thù.

- Bc l tõm trng au n, dn vt v lũng cm thự khụng i tri chung vi quõn xõm
lc.
+ Lun im 2: Nờu cao tinh thn ca v ch soỏi trc hon cnh t quc b lõm nguy.
- Phờ phỏn nghiờm khc thỏi bng quan, ch bit hng lc ca cỏc tng s Khộo lộo
nờu lờn lũng yờu thng sõu sc ca ụng i vi cỏc tng s.
- Hu qu nghiờm trng khụng nhng s nh hng cho ụng m cũn cho gia ỡnh nhng
tng s vụ trỏch nhim y, mt khi t nuc ri vo tay quõn thự.
- Tinh thn trỏch nhim ca ụng cũn c th hin vic ụng vit cun Binh th yu

lc
C. Kt bi
Khng nh giỏ tr ca " Hch tng s, Chiu di ụ " , cm ngh ca bn thõn
Đề 11 : Thảm hoạ động đất, sóng thần tại Nhật Bản ngày 11/3/2011 vừa qua thật thảm
khốc khiến cho cả thế giới bàng hoàng xót thong bằng cả tấm lòng thơng ngòi nh thể
thong thân. Hãy trình bày suy nghĩ của em về những nghĩa cử cao đẹp đó.
Dàn ý và biểu điểm:
1. Kiểu bài: nghị luận giải thích, chứng minh
2. Vấn đề: Thơng ng nh thể thg thân.
3. Bài viết cần có đủ 3 phần: MB, TB, KB, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ và có sức
thuyết phục, xen một cách khéo léo các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự.
4. Dàn ý:
a) MB:
- Thảm hoạ tại Nhật Bản 11/3 và những nghĩa cử cao đẹp
- Dn câu tc ng thg ng nh thể thg thân
- Khẳng định đó là truyền thống đạo lí tốt đẹp
b) TB:
* GiảI thích:
- Tình thg và biểu hiện của tình thg ( biết quan tâm chia sẻ)
- Thg thân: Thg yêu chính bản thân mình
- Ng: Mọi ng xquanh ta ( anh em, bạn bè, gđình, lành xóm,đnc, dtộc )
- Thg ng: Tình thg thể hiện với mọi ng xquanh ( thg yêu đồng loại) nhất là khi họ lâm vào
hcảnh khoa khăn cơ cực
* Lập luận : Tại sao con ng phảI sống có tình thg?
- Con ng không thể sống lẻ loi ( Con ong làm mật yêu hoa.)
- Tình thân áI giữa con ng với con ng lam cho ta tốt đẹp hơn, nhất là khi ng khác lâm vào
hcảnh khó khăn một miếng khi đói
- Cội nguồn của tình thg yêu mà mỗi ng cần có đó chính là lòng nhân ái
* Chứng minh: Biểu hiện của tình thg
- Trong mối quan hệ ruột thịt : anh em nh thể chân tay

- Trong mqhệ bạn bè giàu vì bạn
- Trong mqh ng bào tổ quốc: bầu ơi thg : chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh
- Xã hội: toàn thể nhân loại: Tại Nhật Bản: thảm hoạ động đất sóng thần, sự cố nhà máy
điện hạt nhân.
=> khắp nơi trên thế giới trong đó có VN đã chung tay góp sức ủng hộ nhân dân NB
* Liên hệ bản thân
c) KB
-Kđịnh lời dạy của cha ông là một cách sống đẹp cần giữ gìn, phát huy

ĐỀ 1
I. TRẮC NGHIỆM(3 điểm)
Trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng A, B, C hoặc D và ghi vào giấy làm bài.(Ví
dụ: Câu 1 chọn đáp án là A ghi là 1.A)
Câu 1. Bài thơ “Nhớ rừng” là sáng tác của tác giả nào?
A. Thế Lữ B. Hồ Chí Minh C Vũ Đình Liên D. Tố
Hữu
Câu 2. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. So sánh
Câu 3. Trong những câu nghi vấn sau, câu nào được dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc ?
A. Mẹ đi chợ chưa ạ ? C. Bao giờ cậu đi Hà Nội ?
B. Sao tôi lại khổ thế này ? D. Ai là tác giả của bài thơ này ?
Câu 4. Dòng nào dưới đây đúng với dấu hiệu nhận biết về câu cảm thán ?
A. Sử dụng từ ngữ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu.
B. Sử dụng từ ngữ cảm thán và dấu chấm than ở cuối câu.
C. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến và dấu chấm than ở cuối câu.
D. Không có dấu hiệu hình thức đặc trưng.
Câu 5. Trong “Bàn luận phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã phê phán lối học
nào?

A. Lối học thụ động, bắt chước.
B. Lối học rập khuôn, không sáng tạo.
C. Lối học sách vở, không gắn với thực tiễn.
D. Lối học thực dụng, cầu danh lợi.
Câu 6. Phương tiện dùng để thực hành động nói là gì?
A. Nét mặt B. Cử chỉ C. Điệu bộ D. Ngôn
từ
Câu 7. Dòng nào nói đúng nhất về nội dung bài thơ “Khi con tu hú” ( Tố Hữu ) ?
A. Thể hiện lòng yêu cuộc sống của nhà thơ
B. Thể hiện lòng yêu thiên nhiên của nhà thơ
C. Thể hiện niềm khát khao tự do cháy bỏng của nhà thơ
D. Thể hiện lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của nhà thơ
Câu 8. Vai xã hội trong hội thoại là gì ?
A. Vị thế của những người tham gia hội thoại
B. Tình cảm của những người tham gia hội thoại
C. Lượt lời của những người tham gia hội thoại
D. Quan hệ thân – sơ của những người tham gia hội thoại
Câu 9. Dòng nào nói đúng điểm giống nhau giữa hai bài thơ “Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) và
“Ông đồ”
( Vũ Đình Liên ) ?
A. Đều thể hiện sự bất hòa sâu sắc với cuộc sống hiện tại
B. Đều thể hiện sự hoài niệm về quá khứ

C. u th hin s khao khỏt t do
D. u th hin s thng cm lp ngi xa c
Cõu 10. Ct lừi t tng nhõn ngha ca Nguyn Trói trong vn bn Nc i Vit ta l
gỡ ?
A. Yờu nc, ỏnh k bo ngc.
B. Dit tr cỏc th lc tn bo, ngang ngc ngoi xó hi.
C. Yờn dõn, tr k bo ngc.

D. Lm cho cuc sng ca nhõn dõn c yờn n.
Cõu 11. Trong cỏc cõu sau, cõu no l cõu cu khin ?
A. Anh o giỳp em mt cỏi ngỏch vi nhộ !
B. Anh o giỳp em mt cỏi ngỏch c khụng ?
C. Anh m dỏm o cho em mt cỏi ngỏch ?
D. Anh m o giỳp em mt cỏi ngỏch thỡ tuyt bit bao !
Cõu 12. Tỏc gi Nguyn i Quc ó s dng tt c nhng phng thc biu t no qua
on trớch Thu mỏu ?
A. Ngh lun + t s + biu cm C. Ngh lun + t s + miờu t
B. Ngh lun + miờu t + biu cm D . Ngh lun + T s + miờu t +
biu cm
II/ T lun. (7 im) Nhõn dõn ta vn cú truyn thng Tụn s trng o. Tuy nhiờn gn
õy mt s hc sinh ó quờn i iu ú. Em hóy vit mt bi vn ngh lun núi rừ cho
cỏc bn y bit v truyn thng tt p ú ca nhõn dõn ta.
2
Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trớc câu trả lời đúng và ghi vào bài làm của em
1. Văn bản Nớc Đại Việt ta (Nguyễn Trãi) đợc viết theo thể loại nào?
A. Cáo B. Chiếu C. Hịch D. Tấu
2. Dòng nào nói đúng giọng điệu chủ yếu của câu: ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tơi vừa
bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa con yêu, những ngời bạn hiền của
các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé
nữa. (Thuế máu - Nguyễn i Quốc)?
A. Giọng lạnh lùng, cay độc B. Giọng đay nghiến, cay nghiệt
C. Giọng thân tình, suồng sã D. Giọng điệu trào phúng, mỉa mai
3. Cụm từ cuộc chiến tranh vui tơi mà Nguyễn ái Quốc sử dụng trong văn bản
Thuế máu nói về cuộc chiến tranh nào?
A. Cuộc chiến tranh Pháp Phổ (Đức) (1870 1871) B. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914 1918)
C. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 1945) D. Cuộc chiến tranh mà Pháp tiến hành mở

rộng thuộc địa
4. Những câu nào sau đây không có ý nghĩa phủ định?
A. Không phải là nó không biết. B. Trong tù không rợu cũng không hoa.
C. Qua đờng không ai hay. D. Ai chẳng có một thời cắp sách tới tr-
ờng.
5. Những dòng nào sau đây nêu đúng hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự các
cụm từ in đậm (gạch chân) trong câu văn: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền
độc lập Cùng Hán, Đ ờng, Tống, Nguyên mỗi bên xng đế một phơng?
A. Nhằm thể hiện trình tự theo thời gian của sự việc đợc nói đến.
B. Nhằm thể hiện quan hệ trong không gian của sự việc đợc nói đến.
C. Nhằm tạo mối liên kết giữa hai vế của câu văn.
D. Nhằm thể hiện thứ bậc quan trọng của sự việc đợc nói đến.
6. Trong văn nghị luận, yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì?
A. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn
B. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể sinh động hơn
C. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu.
D. Giúp cho bài văn nghị luận mạch lạc hơn.
7- Vn bn ( on trớch) no sau õy khụng cựng th loi vi cỏc vn bn cũn li?

A .Hch tng s B. Quờ hng C .Nc i Vit ta D. Bn v phộp hc.
8- Vn bn no gn vi s kin chớnh tr quan trng thi Lý?
A. Hch tng s B. Chiu di ụ C. Nc i Vit ta D. Bn
v phộp hc.
9- Th hin tõm hn lóng mn, tỡnh yờu thiờn nhiờn trong cnh tự y ca Bỏc l ch
ca vn bn?
A. Ngm trng B. Tc cnh Pỏc Bú C. Khi con tu hỳ D. Quờ
hng.
10- Th hin tinh thn lc quan, phong thỏi ung dung ca Bỏc trong cuc sng cỏch
mng y khú khn, gian kh l ch ca vn bn?
A. Ngm trng B. Tc cnh Pỏc Bú C. Khi con tu hỳ D. Quờ

hng
11- Nhõn vt tr tỡnh trong bi th Khi con tu hỳ chớnh l tỏc gi ỳng hay sai?
A. ỳng B. Sai.
12- Cm xỳc trong bi th Khi con tu hỳ c khi dy t õu?
A. Ting chim tu hỳ lt vo x lim B. Ni nh mựa hố C. Nim khao khỏt t do D. Ni
nh nhng k nim.
Phần II. Tự luận (7,0 điểm)
Có ý kiến đã nhận xét về văn bản Thuế máu nh sau: Tác giả Nguyễn á Quốc đã vạch trần
bộ mặt của chính quyền thực dân ở các xứ thuộc địa: bịp bợm, dối trá; đã biến ngời dân
thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ lợi ích của chúng trong chiến tranh.
Bằng sự hiểu biết của mình về văn bản Thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân
Pháp) của Nguyễn i Quốc, em hãy chứng minh ý kiến trên.
-Hết-
PHòNG GD&ĐT Hồng Bàng
TRờng THCS Quán Toan Ngày tháng
năm 2014

đáp án Đề Kiểm tra học kì ii. năm học 2013-2014
Môn: Ngữ văn 8. Thời gian: 45 phút
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm - mỗi ý trả lời đúng 0,25 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án A D B A, D A, C B
Phần II: tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
a. Đoạn thơ trích từ Nhớ rừng của Thế Lữ (0,5 đ)
b. Trong đoạn thơ tác giả sử dụng chủ yếu kiểu câu nghi vấn câu hỏi tu từ (0,5đ)
*Viết đoạn văn (2đ)
- Hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu, diễn đạt mạch lạc (0,5 điểm)
- Nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản (1,5đ)
+ Các câu hỏi tu từ đợc sử dụng liên tiếp để tập trung thể hiện nỗi tiếc nuối của con hổ về

cuộc sống của nó trong quá khứ, nơi chốn giang sơn hùng vĩ của nó.

+ Đó là khung cảnh núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với những đêm vàng bên bờ suối, với những
ngày ma rung chuyển cả bốn phơng ngàn, với những buổi bình minh rộn rã tiếng chim ca,
với những chiều sau rừng đỏ rực màu máu.
+ Trong khung cảnh hùng vĩ tráng lệ và cũng bí ẩn đó con hổ luôn luôn hiện ra với t thế uy
nghi của một vị chúa tể.
Câu 2 (5 điểm)
Tiêu chí Yêu cầu cần đạt
Thang
điểm
Hình thức
*Yêu cầu:
- Viết đúng kiểu bài Nghị luận văn học (chứng minh)
- Bố cục rõ ràng; hệ thống luận điểm chặt chẽ
- Câu và chữ đúng văn phạm
0,5
Nội dung
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Giới thiệu đợc vấn đề cần chứng minh
- Trích dẫn
2. Thân bài: Chứng minh
Thái độ và hành động bịp bợm, dối trá của bọn thực dân bản địa đối với ngời
dân thuộc địa trớc chiến tranh, trong chiến tranh và sau chiến tranh
a. Trớc chiến tranh: Coi ngời dân thuộc địa là những ngời hạ đẳng, bản thỉu,
làm nhục, đánh đập họ.
b. Khi chiến tranh xảy ra:
- Tâng bốc họ thành những ngời bạn hiền, những đứa con yêu, những chiến
sĩ bảo vệ công lí và tự do để đẩy họ ra mặt trận làm bia đỡ đạn (dẫn chứng về

những cái chết của những ngời lình thuộc địa trên các chiến trờng Châu Âu), đẩy
họ vào các xởng chế tạo vũ khí biến họ thành vật hi sinh cho lợi ích của chúng
trong chiến tranh (dẫn chứng về số ngời chết).
- Chúng bắt những ngời dân thuộc địa đi lính bằng đủ mọi thủ đoạn, mánh
khóe tàn nhẫn nhng lại rêu rao rằng họ tình nguyện đầu quân.
- Trục lợi qua việc bắt lính: xoay sở làm tiền
c. Khi chiến tranh kết thúc: Sau khi bóc lột ngời dân bằng thuế máu chúng lại
đẩy họ trở về vị trí ban đầu nh khi cha có chiến tranh xảy ra, chúng lại đánh
đập họ một cách vô cớ, tớc đoạt của cả của họ, đối xử với họ nh đối với súc vật
3. Kết bài : Khẳng định lại vấn đề, nêu cảm xúc của ngời viết.

0,5đ
3,5đ
0,5đ
-Hết-
Mụn: Ng vn 8 Thi gian 90 (khụng k giao )
I Trc nghim :2 Chn ỏp ỏn ỳng nht cho mi cõu tr li sau:
1- Vn bn ( on trớch) no sau õy khụng cựng th loi vi cỏc vn bn cũn li?
A .Hch tng s B. Quờ hng
C .Nc i Vit ta D. Bn v phộp hc.
2- Vn bn no gn vi s kin chớnh tr quan trng thi Lý?
A. Hch tng s B. Chiu di ụ
C. Nc i Vit ta D. Bn v phộp hc.
3- Th hin tõm hn lóng mn, tỡnh yờu thiờn nhiờn trong cnh tự y ca Bỏc l ch
ca vn bn?
A. Ngm trng B. Tc cnh Pỏc Bú
C. Khi con tu hỳ D. Quờ hng.

×