Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu là cần thiết và phù hợp. Tuy nhiên, pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.47 KB, 18 trang )

ĐỀ BÀI:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, duy trì và bảo vệ chế độ sở
hữu tồn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu
là cần thiết và phù hợp. Tuy nhiên, pháp luật cần phải tiếp
tục có những chế định mới được ban hành nhằm nâng cao
hiệu quả thực thi trên thực tế chế độ sở hữu này trong thời
gian tới.

1


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................3
NỘI DUNG............................................................................................................3
I. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu................3
1. Cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chế độ hữu toàn dân về đất đai ở Việt
Nam........................................................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng chế độ hữu toàn dân về đất đai ở Việt
Nam........................................................................................................................5
II. Sự cần thiết và phù hợp của chế độ sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại
diện chủ sở hữu tại Việt Nam..............................................................................6
III. Pháp luật cần phải tiếp tục có những chế định mới được ban hành nhằm
nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu…...............................................................9
1. Hoàn thiện chế định sở hữu toàn dân về đất đai............................................9
2. Khẳng định và làm rõ khái niệm “sở hữu toàn dân” trong định hướng
hồn thiện chính sách về đất đai.......................................................................10
3. Cần công khai, minh bạch trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp


luật về đất đai......................................................................................................13
KẾT LUẬN..........................................................................................................16
Danh mục tài liệu tham khảo.............................................................................16

2


MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản
Việt Nam đặt ra cho mơ hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam. Nó được mơ tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó
khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, đất đai là một loại tài nguyên vô cùng quan trọng, nếu được sử
dụng và khai thác một cách hợp lý thì nó sẽ mang lại những lợi ích khổng lồ cho
nền kinh tế nước ta. Muốn làm cho đất đai phát huy hiệu quả thì phải có chế độ sở
hữu phù hợp. Chế độ sở hữu đất đai là một trong các trụ cột của chế độ chính trị kinh tế - xã hội, được hình thành dựa trên những điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn
hóa riêng biệt của mỗi nước, vì vậy duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất
đâi mà Nhà Nước là đại diện chủ sở hữu là cần thiết và phù hợp.
NỘI DUNG
I. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Theo Hiến pháp 2013 và Điều 4 Luật đất đai 2013: “2. Nhà nước thống nhất
quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật."
Quy định tại mục 1, mục 2 chương II luật đất đai về quyền của nhà nước đối với
đất đai
Nguyên tắc thứ nhất đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở
hữu là nguyên tắc quan trọng nhất của luật đất đai và là nguyên tắc nền tảng để
thực hiện các nguyên tắc khác.
1. Cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chế độ hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam
Q trình quốc hữu hóa đất đai ở Việt Nam được thực hiện qua các sự kiện chủ

yếu sau đây:
Trong Luận cương chính trị năm 1930, Đảng ta xác định rõ chính sách đối với
ruộng đất: “Quyền sở hữu ruộng đất thuộc về chánh phủ cơng nơng". Chính cương
vắn tắt của Đảng cũng khẳng định:“Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm
công chia cho cho dân cày nghèo”.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng, chính quyền nhân dân tuyên
bố bãi bỏ các luật lệ về ruộng đất của chế độ cũ. Tiếp đó, năm 1946, Chủ tịch Hồ
3


Chí Minh kí Sắc lệnh về giảm tơ, bãi bỏ thuế thổ trạch ở thôn quê.
Năm 1953, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hịa thơng qua Luật Cải cách
ruộng đất, tịch thu ruộng đất của địa chủ, phong kiến, cường hào… chia cho nông
dân thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Sau đó, Hiến pháp năm 1959 quy
định: “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư
liệu sản xuất khác của nông dân…”.
Trong những năm 1960, miền Bắc thực hiện phong trào hợp tác hóa vận động
nơng dân đóng góp ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác vào làm ăn tập thể trong
các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất. “Mặc dù Hiến pháp 1959 quy định rõ Nhà nước
bảo hộ quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất của người dân nhưng trong quá trình
vận động nông dân đi vào làm ăn tập thể, tiến hành hợp tác hóa nơng nghiệp và
thực hiện cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, về cơ bản đất đai ở
nước ta từng bước đã được xã hội hóa tồn bộ.”[1].
Sau khi thớng nhất đất nước, Quốc hội thơng qua Hiến pháp mới năm 1980,
trong đó quy định:“Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên
trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp cơng nghiệp, nơng
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức
bảo hiểm; cơng trình phục vụ lợi ích cơng cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ,
đường sông, đường biển, đường khơng; đê điều và cơng trình thuỷ lợi quan trọng;
cơ sở phục vụ quốc phịng; hệ thống thơng tin liên lạc, phát thanh, truyền hình,

điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài
sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân.” và
“Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm bảo đảm đất đai
được sử dụng hợp lý và tiết kiệm. Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai
được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp
luật. Tập thể hoặc cá nhân sử dụng đất đai đều có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ và
khai thác theo chính sách và kế hoạch của Nhà nước. Đất dành cho nông nghiệp và
lâm nghiệp không được dùng vào việc khác, nếu không được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cho phép.” Đây là cơ sở pháp lý cao nhất xác định rõ toàn dân là chủ
sở hữu đối với toàn bộ đất quốc gia.
Hiến pháp 1992 cũng tiếp tục khẳng định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn
4


nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời,
phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, cơng trình thuộc các
ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hố, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc
phịng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều
thuộc sở hữu toàn dân.”
Hiện nay, Hiến pháp 2013 tiếp nối tinh thần của Hiến pháp 1992 với quy định:
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng
trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài
sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý."
2. Cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng chế độ hữu toàn dân về đất đai ở Việt
Nam
Thứ nhất, về mặt chính trị, ở nước ta, vốn đất đai quý báu do công sức, xương
máu của các thể hệ cha ông gầy dựng lên vì vậy nó phải thuộc về tồn dân. Điều
này được khẳng định trong Báo cáo thẩm tra Dự án Luật đất đai năm 1993 của ủy
ban pháp luật Quốc hội khóa IX như sau:“Vì đất đai là tài ngun quốc gia vơ cùng

q giá, là thành quả của q trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc
ta; trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức và xương máu mới khai
thác, bồi bổ, cải tạo và bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay. Hơn nữa, nước ta là
một nước có mật độ dân số cao, bình quân đất canh tác theo đầu người là thấp,
người làm nghề nông chiếm hơn 85% dân số, vì lẽ đó, việc xác định đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý là hết sức quan trọng, nhằm bảo
đảm sử dụng đất đai đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, vì lợi ích hiện tại và
cho cả thế hệ mai sau của dân tộc cũng như lợi ích của mỗi người dân.” Hơn nữa,
hiện nay trong điều kiện nước ta mở cửa, chủ động hội nhập từng bước vào nền
kinh tế khu vực và tồn cầu thì việc xác lập hình thức sở hữu tồn dân về đất đai
góp phần củng cố và bảo vệ nên an ninh quốc gia, độc lập dân tộc.
Thứ hai, về phương diện lịch sử, ở nước ta hình thức nhà nước sở hữu về đất đai
có từ rất sớm và tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Sự ra đời hình thức
sở hữu này xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm
giành và giữ nền độc lập dân tộc. Đạo lý của việc bảo vệ, giữ gìn từng tấc đất
5


thiêng liêng của tổ quốc chính là bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Việc xác định và tuyên bố đất đai thuộc về Nhà nước mà đại diện là nhà vua còn
mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền quốc gia với các nước láng giềng và trên thế
giới. Với nền sản xuất nơng nghiệp thì việc xác lập hình thức sở hữu đất đai thuộc
về nhà nước sẽ tạo điều kiện đề các nhà nước phong kiến huy động sức mạnh tồn
dân vào cơng tác đắp đê, làm thủy lợi trên quy mô lớn. Bên cạnh đó, việc ra đời
hình thức sở hữu nhà nước về đất đai mà đại diện là nhà vua còn là một phương
thức để củng cố chính quyền nhà nước nói chung và xây dựng nhà nước trung
ương tập quyền nói riêng.
Thứ ba, về mặt thực tế, nước ta rất nhiều diện tích đất tự nhiên chưa được sử
dụng chủ yếu là đất trống, đồi trọc. Việc xác lập đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
nhà nước thống nhất quản lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước trong việc

xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai theo kế hoạch phát triển chung nhằm quản lý
chặt chẽ và từng bước đưa diện tích đất hoang vào khai thác, sử dụng. Đồng thời
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì quốc hữu hóa đất đai cũng
sẽ tạo điều kiện cho nhà nước trong việc sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội vì lợi ích chung của tồn xã hội.
Thứ tư, việc duy trì và củng cố hình thức sở hữu tồn dân về đất đai trong giai
đoạn hiện nay cịn căn cứ vào lý do thực tiễn. Các quan hệ về quản lý đất đai ở
nước ta mang tính ổn định trong thời gian khá dài, nếu thay đổi hình thức sở hữu sẽ
dẫn đến sự xáo trộn trong lĩnh vực đất đai, tăng tính phức tạp của quan hệ đất đai.
II. Sự cần thiết và phù hợp của chế độ sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại
diện chủ sở hữu tại Việt Nam
Thứ nhất, xuất phát từ lập trường "tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân
dân", thì nhân dân phải là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đặc biệt quý giá của
quốc gia là đất đai. Ðất đai là thành quả của sự nghiệp giữ nước và dựng nước lâu
dài của cả dân tộc, không thể để cho một số người nào đó may mắn trên thị trường
có quyền độc chiếm sở hữu. Ðất đai của quốc gia dân tộc phải thuộc sở hữu chung
của toàn dân và được sử dụng phục vụ cho mục đích chung của tồn dân tộc, của
nhân dân.
Thứ hai, sở hữu toàn dân tạo điều kiện để những người lao động có điều kiện tiếp
6


cận đất đai tự do. Phải tạo cơ chế công bằng ngay từ gốc, tức là người lao động
phải có tư liệu sản xuất, trong đó có đất đai, để lao động mưu sinh. Sở hữu tư nhân
đất đai sẽ làm cho người nghèo mất đất và khi khơng có tư liệu sản xuất, nhất là
đất đai thì người nghèo khơng thể thốt nghèo được.
Thứ ba, sở hữu tồn dân về đất đai tạo cơ chế để người lao động có quyền hưởng
lợi ích từ đất đai một cách có lợi hơn, cơng bằng hơn và bình đẳng hơn. Bởi vì, sở
hữu tồn dân là sở hữu chung của tất cả mọi người dân Việt Nam. Vấn đề là cần
thể chế hóa sở hữu tồn dân về đất đai bằng cơ chế quản lý và sử dụng thích hợp,

nhằm có thể đạt được một lúc hai mục đích: hiệu quả và công bằng đối với người
lao động. Không được sao nhãng mục tiêu cơng bằng, vì nếu để đạt được hiệu quả
bằng cách hy sinh quyền lợi của phần lớn người lao động, của cải làm ra nhiều hơn
nhưng chui vào túi người giàu thì khơng phải là hiệu quả chúng ta mong muốn.
Thứ tư, về bản chất, sở hữu tồn dân về đất đai khơng phải là nguồn gốc của thực
tế phức tạp hiện nay về đất đai. Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai đang đặt ra
nhiều vấn đề cần giải quyết, bắt nguồn không phải từ bản chất vốn có của sở hữu
tồn dân về đất đai, mà bắt nguồn từ sự yếu kém kéo dài trong việc khơng hiện
thực hóa thiết chế thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai; bắt nguồn từ hệ lụy
yếu kém trong quản lý đất đai cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô.
Thứ năm, sở hữu tồn dân khơng phải là sở hữu nhà nước về đất đai. Tồn dân,
tức tồn thể cơng dân của một nước và thiết chế đại diện chung cho họ là Nhà nước
chia nhau quyền của chủ sở hữu đất đai theo Hiến pháp và pháp luật. Do đó, nếu
chúng ta nhất trí đất đai thuộc sở hữu nhà nước thì có nghĩa là cơng dân khơng cịn
chút quyền nào đối với đất đai.
Sở hữu toàn dân về đất đai là sở hữu chung của tồn dân, nhưng có sự phân chia
việc thực hành quyền sở hữu giữa người sử dụng đất và Nhà nước. Bản chất của cơ
chế đó là phân chia một cách hợp lý các quyền của chủ sở hữu đất đai giữa người
dân và Nhà nước, cũng như giữa các cơ quan nhà nước các cấp. Luật Ðất đai năm
2003 và các văn bản pháp luật liên quan đã trao cho người dân khá nhiều quyền: sử
dụng (theo quy hoạch chung của Nhà nước), chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp
vay vốn, thừa kế, góp vốn... Về cơ bản người dân đã có gần hết quyền của chủ sở
hữu cho phép họ đầu tư, sử dụng đất hiệu quả theo năng lực của họ. Một số hạn
7


chế của quyền chủ sở hữu mà người sử dụng đất khơng có là: khơng được tùy ý
chuyển mục đích sử dụng đất; hạn điền; thời gian giao đất hữu hạn; phải giao lại
đất cho Nhà nước để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phịng, mục đích cơng
cộng. Tương ứng với mở rộng quyền cho người sử dụng đất, quyền của cơ quan

nhà nước với tư cách đại diện cho toàn dân thống nhất quản lý đất đai trong cả
nước được quy định trên các mặt sau: quy định mục đích sử dụng cho từng thửa
đất (bằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất); thu hồi đất phục vụ các mục đích an
ninh, quốc phịng, mục đích cơng cộng; thu một số khoản dựa trên đất. So sánh với
Luật Ðất đai của một số nước duy trì tư hữu về đất đai, quyền của người sử dụng
đất của chúng ta cũng không thua kém mấy và quyền của Nhà nước cũng không
quá nhiều.
Thứ sáu, chế độ sở hữu toàn dân nhấn mạnh quyền của người dân trong sử dụng
quyền của mình để cùng nhau giải quyết các vấn đề bất đồng trong sử dụng và
phân chia lợi ích từ đất. Với việc quy định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong
Hiến pháp, khi phần lớn số công dân bị bất lợi trong phân chia lợi ích từ đất đai, họ
có thể yêu cầu Nhà nước sửa Luật Ðất đai phục vụ mục đích chung của công dân,
sửa chữa những mất công bằng trong phân phối lợi ích từ đất đai do cơ chế thị
trường đem lại. Nếu Hiến pháp tuyên bố sở hữu tư nhân về đất đai thì nhân danh
quyền chủ sở hữu, bộ phận nhỏ dân cư sở hữu nhiều đất đai sẽ khơng cho phép
phần lớn cịn lại thay đổi chế độ phân phối lợi ích từ đất đai.
Thứ bảy, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tránh cho xã hội chúng ta rơi vào tình
trạng bất ổn do một số người có thể địi hỏi xem xét lại các quyết định lịch sử về
đất đai nếu như duy trì chế độ sở hữu tư nhân về đất đai. Bởi vì, đất đai là thuộc sở
hữu chung của mọi cơng dân Việt Nam, được thực thi theo cơ chế Nhà nước được
toàn dân ủy quyền cho việc giao đất cho hộ gia đình và tổ chức sử dụng và Nhà
nước được ủy quyền quản lý đất đai, bảo đảm quá trình sử dụng đất đai làm sao để
lợi ích của người sử dụng đất đai thống nhất với lợi ích chung của quốc gia. Khi
đó, khơng có vấn đề tranh chấp giữa cá nhân và cá nhân. Việc giao đất hay cải cách
quản lý của Nhà nước theo hướng mở rộng hơn nữa quyền của người sử dụng đất
có lợi cho người lao động, nhất là có lợi cho nơng dân, những người trực tiếp sử
dụng đất với tư cách tư liệu sản xuất, chỉ là vấn đề tiếp theo của những quyết định
8



đã có trong lịch sử, khơng phải là một cuộc đảo lộn lịch sử. Cách làm và quan niệm
như vậy dễ đưa đến sự đồng thuận cần thiết của cả dân tộc trong bối cảnh nước ta
cịn khơng ít khó khăn hiện nay. Về mặt thực tế, duy trì sở hữu toàn dân trong điều
kiện hiện nay là cách làm tốt nhất để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Nếu thừa
nhận sở hữu tư nhân đất đai, sẽ diễn ra các cuộc tranh đấu đòi lại quyền sở hữu
nhà, đất trong q khứ, sẽ có cuộc lục sốt lại những gì chúng ta đã làm trong cải
cách ruộng đất, trong thu hồi đất, chia nhà bỏ hoang cho cán bộ và người dân
những năm sau chiến tranh. Không nên rũ rối lịch sử để rồi không đem lại lợi ích
thực tế gì. Tại sao khơng sửa đổi theo tiến trình lịch sử, sử dụng những điều kiện
đã có để tiến tới những điều kiện tốt hơn, trong đó quyền của người dân đối với đất
đai vẫn được bảo tồn mà xã hội khơng lâm vào tình trạng bất ổn.
Thứ tám, đất đai là tài sản chung của dân tộc cho nên khơng cho phép Chính phủ
hay chính quyền địa phương chuyển nhượng cho người nước ngoài một cách tự do
như đối với công dân Việt Nam. Nếu không quy định những điều kiện chặt chẽ về
sở hữu đất, nhất là đất sản xuất của người nước ngoài, nếu chúng ta thừa nhận sở
hữu tư nhân đất đai và cho phép người nước ngoài thỏa thuận mua bán đất với tư
nhân, thì nguy cơ mất nước từ hệ lụy của nền kinh tế thị trường sẽ thành hiện thực
và thành quả đấu tranh kiên cường để giành độc lập của dân tộc ta sẽ có nguy cơ bị
triệt tiêu bởi thế lực của đồng tiền.
Thứ chín, khơng sở hữu tư nhân đất đai, bởi vì trong điều kiện nước ta hiện nay,
sở hữu tư nhân về đất đai có nguy cơ dẫn đến một số hệ lụy mà chúng ta không
mong muốn. Một là, trong điều kiện nước ta, việc thiết lập chế độ sở hữu tư nhân
về đất đai là một yếu tố cản trở đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vì, sở
hữu tư nhân về đất đai sẽ đặt nhà đầu tư một dự án nào đó vào chỗ phải thỏa thuận
với quá nhiều người dân, chỉ một người không đồng ý với phương án chung là kế
hoạch đầu tư khó triển khai thực hiện. Hai là, sở hữu tư nhân đất đai sẽ dẫn đến kết
quả không mong muốn là tập trung đất đai trong tay một số người có nhiều tiền, hệ
quả là có người sở hữu quá nhiều đất, người lại khơng có tấc đất cắm dùi. Ba là,
trong chế độ sở hữu tư nhân đất đai, không ai có quyền ngăn cản người chủ đất sử
dụng đất theo ý họ, vì đất là tài sản riêng của họ. Lý do này cịn khiến đất đai có xu

hướng được sử dụng khơng hiệu quả, khơng vì mục đích sinh tồn của phần lớn dân
9


cư.
Tóm lại, cần tiếp cận sở hữu tồn dân về đất đai một cách hiện thực theo những
quyền mà sở hữu đất đai có được (cũng cần nhấn mạnh rằng, các quyền này không
cố định một cách cứng nhắc mà có thể thay đổi theo thời gian cũng như tính năng
của đối tượng sở hữu) và phân chia quyền đó một cách hợp lý giữa người dân và
cơ quan nhà nước.
III. Pháp luật cần phải tiếp tục có những chế định mới được ban hành nhằm
nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu:
1. Hoàn thiện chế định sở hữu toàn dân về đất đai
Thứ nhất, Nhà nước cần có kế hoạch sử dụng đất đai lâu dài, cụ thể, rõ ràng,
đúng đắn và thơng báo cơng khai kế hoạch đó cho tồn dân biết. Ví dụ, cần có kế
hoạch rõ ràng rằng, ở khu vực A sẽ xây khu đô thị với 10 tồ nhà 30 tầng, khơng ai
được phép xây nhà trên 30 tầng hoặc dưới 30 tầng. Căn cứ vào kế hoạch đó, mọi
người dân đều biết rằng mục đích sử dụng đất ở từng khu vực, hạn mức thời gian
giao đất sử dụng, giá Nhà nước đền bù khi thu hồi đất đai; từ đó họ có kế hoạch sử
dụng đất phù hợp. Kế hoạch rõ ràng và minh bạch của Nhà nước về sử dụng đất
đai sẽ tránh được tình trạng các cơ quan nhà nước can thiệp hành chính tùy tiện
vào thị trường đất đai, tránh tình trạng tham nhũng về đất đai. Như đã nói ở trên,
tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đơng người, khiếu kiện vượt cấp, tình
trạng bạo lực xảy ra ở một số nơi có ngun nhân chính là sự tranh chấp về quyền
sử dụng đất đai. Điều này lại có nguyên nhân ở kế hoạch của Nhà nước trong việc
sử dụng đất đai chưa phù hợp (thiếu tính lâu dài, tính cụ thể, tính rõ ràng, tính khoa
học, tính minh bạch, tính khách quan, tính cơng bằng).
Thứ hai, Nhà nước cần làm cho người dân nhận thức rõ lý do vì sao phải quy
định mọi đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Việt Nam đang chủ trương xây dựng nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng rất nhiều người (kể cả một
số nhà chính trị học hàng đầu) hiện vẫn còn loay hoay vật lộn với các vấn đề như:
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì, nó có gì khác với kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hoặc với kinh tế thị
trường định hướng tư bản chủ nghĩa; định hướng xã hội chủ nghĩa là định hướng
10


cái gì, ai định hướng, định hướng ai, định hướng như thế nào, định hướng để làm
gì, sở hữu khác sử dụng như thế nào, tại sao người dân không được quyền sở hữu
đất đai, tại sao người dân chỉ được quyền sử dụng đất đai có thời hạn 50 năm hay
70 năm, tại sao cơ quan này chứ không phải cơ quan khác của Nhà nước có quyền
quyết định về kế hoạch sử dụng đất đai? Do không trả lời rõ ràng và đúng đắn
được vấn đề này nên chúng ta vẫn còn lúng túng trong việc xác lập các quy định
pháp lý liên quan đến quyền sử dụng về đất đai.
Thứ ba, Nhà nước cần quy định rõ ràng hơn các hình thức sử dụng và thời hạn sử
dụng đất đai. Đối với đất đai tuy không thể đa dạng hóa hình thức sở hữu (vì chỉ có
một hình thức sở hữu đất đai là sở hữu tồn dân) nhưng cần đa dạng hóa các hình
thức sử dụng (chứ khơng phải sở hữu) đất đai. Theo đó, Nhà nước cần quy định rõ
phần đất đai thuộc quyền sử dụng của Nhà nước, phần đất đai thuộc quyền sử dụng
của tập thể hay tổ chức, phần đất đai thuộc quyền sử dụng của tư nhân để ở, phần
đất đai thuộc quyền sử dụng của tư nhân để sản xuất và kinh doanh. Nhà nước cần
tạo thủ tục pháp lý thuận lợi để các cá nhân và tổ chức được mua bán quyền sử
dụng đất đai. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai và về tài sản
gắn liền với đất để làm cho các quyền sử dụng về đất đai và quyền sở hữu bất động
sản được vận động theo cơ chế thị trường, làm cho việc vốn hóa quyền sử dụng đất
đai trở nên thuận lợi, kích thích việc tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hóa lớn.
2. Khẳng định và làm rõ khái niệm “sở hữu toàn dân” trong định hướng hoàn
thiện chính sách về đất đai
Từ cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch tổng kết thi hành

Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Theo chương trình xây
dựng luật năm 2022, dự kiến dự án Luật Đất đai sẽ được Quốc hội khoá XV cho ý
kiến vào kỳ họp 3 (tháng 5/2022) và thông qua tại kỳ họp 4 (tháng 10/2022) với 11
nhóm chính sách dự kiến sẽ được đưa ra sửa đổi.
Thực tiễn thi hành Luật Đất đai năm 2013, cho thấy có rất nhiều vấn đề phát sinh
về mặt quan điểm, nhận thức và thực tiễn thi hành về chế độ đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, được xác định là
tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia và là tư liệu sản xuất đặc biệt, nguồn lực
quan trọng của đất nước. Trong định hướng 11 nhóm chính sách cần nghiên cứu,
11


sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, đồng tình với Tờ trình của Chính phủ là cần làm rõ
vai trị, trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý đất đai, coi đây là một định hướng hồn thiện chính sách về đất đai có tầm
quan trọng hàng đầu.
Điều 53 Hiến pháp năm 2013 và Điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định đất đai, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên
thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý tài sản cơng thuộc sở
hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đây là thành
quả của mục tiêu cuộc đấu tranh cách mạng, giành chính quyền về tay nhân dân,
Nhà nước nhân danh đại diện cho ý chí và quyền lợi của nhân dân. Khi xác định
chế độ sở hữu đối với đất đai là thuộc về toàn dân, thực hiện chính sách “người cày
có ruộng”, Nhà nước nắm vai trị quy hoạch, điều tiết, phân bổ lợi ích của loại tài
ngun đặc biệt là đất đai vì lợi ích của nhân dân là điều hiển nhiên phù hợp với
đường lối của Đảng và đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013.
Nhìn từ góc độ nghiên cứu và thực tiễn, có thể nhận thấy chế độ quản lý về đất
đai là một phạm trù kinh tế và pháp lý còn có nhiều tranh cãi, với sự biến động của
pháp luật về quản lý đất đai qua từng thời kỳ, đã phản ánh sự lúng túng nhất định
của các nhà làm luật và các nhà quản lý khi giải quyết mối quan hệ mâu thuẫn giữa

thực thi các quyền của người sử dụng đất hợp pháp với chế độ sở hữu đất đai. Nhà
nước với tư cách là thiết chế quyền lực đại diện cho ý chí của nhân dân, có hai
chức năng cơ bản đó là chức năng đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và chức
năng nhân danh quyền lực công để thực hiện thống nhất quản lý đất đai.
Tuy nhiên, trong điều kiện đã thống nhất về quan điểm, nhưng vẫn chưa có một
văn bản giải thích chính thức của cơ quan có thẩm quyền làm rõ nội hàm của khái
niệm “sở hữu toàn dân”, kể cả giải thích từ ngữ trong Luật đất đai 2013 và Bộ luật
Dân sự (BLDS) 2015. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định khái niệm “quyền sở hữu
tư nhân”; Điều 51 quy định “nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu…”. Điều 53 quy định: “Đất
đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài
nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản cơng
thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
12


Khoản 1 Điều 54 cũng quy định “đất đai là tài nguyên của đặc biệt của quốc gia,
nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”.
Tại Mục 2 Chương XIII của BLDS 2015 quy định về các hình thức sở hữu, gồm
sở hữu tồn dân, sở hữu riêng, sở hữu chung (sở hữu chung theo phần và và sở hữu
chung hợp nhất). Rõ ràng là, trong thuật ngữ pháp lý, đất đai từ sở hữu tồn dân
theo Hiến pháp được hiểu là “tài sản cơng” do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý, nhưng cách hiểu về các hình thức sở hữu còn khác nhau.
Điều 198 BLDS 2015 quy định về thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản
thuộc sở hữu toàn dân như sau: “1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là đại diện, thực hiện quyền của của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu tồn
dân; 2. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả
và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu tồn dân”. Quy định này được hiểu là Chính phủ
cũng chính là cơ quan thực hiện trách nhiệm của Nhà nước với tư cách đại diện
chủ sở hữu trong việc thống nhất quản lý đất đai là chưa đầy đủ vì đây cịn là trách

nhiệm của cơ quan quyền lực là Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Trong khi
đó, vai trị, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai chưa
được làm rõ trên hai phương diện chức năng nêu trên, nhất là quy định về chủ thể
cụ thể đại diện chủ sở hữu ở từng cấp, từng ngành, cũng như quan hệ giữa chủ sở
hữu với người đại diện.
Với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân và thống nhất quản lý đối với đất đai,
Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai thông qua quyết định mục đích
sử dụng đất, quy hoạch hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao
đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi, trưng dụng đất, cho phép
chuyển quyền mục đích sử dụng đất và định giá đất; đồng thời trao quyền sử dụng
đất cho người sử dụng đất thơng qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất. Về mặt pháp lý, Nhà nước chỉ phân công, phân
cấp trong quản lý đất đai chứ khơng có phân cơng, phân cấp về quyền sở hữu đất
đai, các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và các chủ thể khác chỉ có quyền sử dụng
đất, một dạng quyền về tài sản, nằm trong khái niệm quyền sở hữu đất đai.
Ngoài ra, Điều 1 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Luật này quy định về chế độ
13


sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn
dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai…”. Theo các nhà nghiên cứu, việc
sử dụng thuật ngữ “chế độ sở hữu” trong quy định của Luật Đất đai có sự không
thống nhất với các quy định về sở hữu tồn dân, bởi trong Hiến pháp 2013 và
BLDS 2015 khơng có quy định về “chế độ sở hữu” mà chỉ có quy định về “hình
thức sở hữu”.
Các quy định của Mục 2 Chương 2 Luật Đất đai năm 2013 chưa bảo đảm sự tách
bạch và minh định trách nhiệm chức năng đại diện chủ sở hữu đất đai của Nhà
nước với chức năng thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Do đó, cần minh định
rõ khái niệm “sở hữu tồn dân” nhằm làm rõ vai trị, trách nhiệm của Nhà nước với

tư cách là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai, coi đây là một định
hướng hồn thiện chính sách về đất đai có tầm quan trọng hàng đầu.
3. Cần cơng khai, minh bạch trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật
về đất đai
Thực tiễn thi hành Luật Đất đai và các vụ án hình sự vi phạm các quy định về
quản lý đất đai, quản lý, sử dụng tài sản cơng gây thất thốt lãng phí được đưa ra
xét xử thời gian qua cho thấy một thực tế là chính một số cá nhân nhân danh “đại
diện chủ sở hữu” đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, tham nhũng, gây thất
thốt tài sản cơng đặc biệt nghiêm trọng. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư ở một số địa phương chưa đảm bảo hài hịa lợi ích giữa Nhà nước, người
có đất thu hồi và nhà đầu tư.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một trong những nguyên nhân xảy ra các vụ án
nghiêm trọng về đất đai, các vụ khiếu kiện, tranh chấp về thu hồi đất, bồi thường,
giải phóng mặt bằng, tái định cư kéo dài có phần xuất phát từ các quy định pháp
luật chưa rõ ràng. Đất đai không chỉ là nguồn tài nguyên, nguồn lực quốc gia trọng
yếu, mà còn là “hàng hoá đặc biệt” với giá trị ngày càng tăng cao, cơ chế giao đất
không thu tiền sử dụng đất đối với một số doanh nghiệp, tập đoàn Nhà nước chưa
chú trọng các yếu tố kinh tế của đất đai. Tờ trình của Chính phủ cịn nêu rõ, hệ
thống tổ chức, bộ máy quản lý, hệ thống thông tin đất đai chưa đảm bảo yêu cầu
quản lý nhà nước thống nhất về đất đai, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ
quản lý Nhà nước.
14


Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến đất đai thời gian qua cũng
cho thấy, pháp luật chưa quy định rõ ràng, cụ thể về trình tự, thủ tục chuyển
nhượng dự án kinh doanh bất động sản đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ làm chủ đầu tư. Các cơ quan tố tụng gặp khó khăn trong nhận
định, đánh giá sự bất cập trong đảm bảo thực hiện Luật Kinh doanh bất động sản
và Luật quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại

doanh nghiệp. Nếu thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà
nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, thì doanh nghiệp được
chọn (thông qua đấu giá công khai để xác định giá chuyển nhượng dự án) có thể
khơng đảm bảo điều kiện nhận chuyển nhượng dự án theo quy định của Luật Kinh
doanh bất động sản khi chưa được thẩm định giá. Ngược lại, nếu thực hiện trước
quy định pháp luật về chuyển nhượng dự án kinh doanh bất động sản, thì doanh
nghiệp được chọn (thơng qua Hội đồng thẩm định) có thể không đảm bảo quy định
pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại
doanh nghiệp.
Về mặt pháp lý, quyền sở hữu là một quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu, phát
sinh dựa trên những căn cứ pháp lý nhất định. Pháp luật chỉ công nhận và bảo vệ
các quyền của chủ sở hữu nếu quyền đó được xác lập trên những căn cứ do pháp
luật quy định. Căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu là những sự kiện xảy ra trong
đời sống thực tế nhưng có ý nghĩa pháp lý như Điều 221 BLDS 2015 quy định,
thông qua đó làm phát sinh quyền sở hữu của một hoặc nhiều chủ thể đối với tài
sản nhất định. Do đó, trong định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, các nhà làm
luật cần định nghĩa rõ ràng khái niệm và căn cứ phát sinh hình thức “sở hữu tồn
dân” đối với đất đai. Ở đó, người dân với tư cách là “chủ sở hữu đích thực” phải
được quyền có ý kiến đối với Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu, được
quyền sử dụng và hưởng lợi ích từ đất. Đến lượt mình, xét trong quan hệ là chủ sở
hữu về đất đai với đại diện chủ sở hữu là Nhà nước, cần chú trọng và xác lập rõ
ràng hơn quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, bảo đảm sự công khai, minh
bạch và dân chủ trong việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về đất đai.
Cần giải quyết bài toán mâu thuẫn trong khái niệm ”quyền sử dụng đất” như là
một quyền sở hữu hạn chế của công dân, từ đó sửa đổi, bổ sung các quy định về sở
15


hữu đất đai trong Hiến pháp, Luật Đất đai 2013 và BLDS 2015 theo hướng thừa
nhận tư cách chủ sở hữu đầy đủ của các chủ thể có quyền chiếm hữu, sử dụng và

định đoạt đối với đất đai, trong đó Nhà nước cũng là một trong các chủ thể được
quyền sở hữu về đất đai. Trên cơ sở đó, cần xác lập quyền của Quốc hội với tư
cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là cơ quan đại diện sở
hữu tồn dân và Chính phủ là cơ quan hành pháp có trách nhiệm quản lý thống
nhất việc sử dụng đất.
Trên cách tiếp cận này, làm rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai, coi đây là một định hướng hồn
thiện chính sách về đất đai có tầm quan trọng hàng đầu. Cùng với việc ban hành
Luật Đất đai, Quốc hội mới là cơ quan có quyền quyết định về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của cả nước; quyết định việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,
chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định khung giá đất và việc sử dụng nguồn tài
chính thu được từ đất; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử
dụng đất đai trong phạm vi cả nước. Điều này có nghĩa là trả về nguyên gốc cho
chủ sở hữu đích thực là tồn dân, thơng qua người đại diện cụ thể nhân danh quyền
lực cho nhân dân là Quốc hội, có thẩm quyền xem xét, ban hành và giám sát thực
thi tất cả các quy định pháp luật nhằm tạo cơ chế, chính sách và mơi trường pháp
lý, điều kiện thuận lợi cho các hình thức chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của mình trong khn khổ pháp luật.
Trong chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa XV, cần giải quyết
tình trạng chỉ riêng với phạm trù ”đất đai”, đã có rất nhiều đạo Luật được xây dựng
và ban hành như BLDS, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản,
Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Lâm nghiệp và hàng loạt các Nghị định,
Thông tư, Chỉ thị hướng dẫn thi hành. Theo đó, cần giải quyết bài tốn mâu thuẫn
giữa khái niệm quyền sử dụng đất là một trong các quyền về tài sản, được lưu
thông trên thị trường giao dịch dân sự, nhưng thực tế Luật Kinh doanh bất động
sản vơ hình trung cho phép kinh doanh cả đất đai vì đất đai nằm trong khái niệm
“bất động sản” được quy định ngay trong BLDS 2015.
Một trong những hướng sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai là cần quy định rõ ràng, cụ
16



thể hơn quyền của các chủ thể sử dụng đất, gồm: Quyền được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hưởng
thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; hưởng các lợi ích do cơng trình của
Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; được Nhà nước hướng dẫn
và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; được Nhà nước bảo hộ khi
người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình; được bồi
thường khi Nhà nước thu hồi theo quy định của pháp luật; khiếu nại, tố cáo, khởi
kiện những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành
vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Nói cách khác, người dân với tư cách là “chủ sở hữu đích thực” phải có tiếng nói
với người đại diện cho mình, có cơ chế và vai trị trong phản biện, giám sát thông
qua các thông tin quản lý về đất đai phải công khai, minh bạch và các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phải thực hiện trách nhiệm giải trình trước các ý kiến giám sát
của dân.
KẾT LUẬN
Chế độ sở hữu đất đai phù hợp sẽ giúp cho việc khai thác nguồn tài ngun vơ
giá này có hiệu quả. Ngược lại, chế độ sở hữu không phù hợp sẽ gây ra rất nhiều hệ
lụy tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, nhà nước
xã hội chủ nghĩa do nhân dân ta lập nên, việc đại diện cho nhân dân thực hiện
quyền sở hữu chế độ toàn dân đối với đất đai là tất yếu. Chế độ đó là phù hợp
nhưng việc cụ thể hóa chế độ sở hữu tồn dân về đất đai vẫn cịn nhiều điểm chưa
phù hợp. Vì trước đòi hỏi quy luật phát triển khách quan phải khơng ngừng củng
cố, hồn thiện chế độ sở hữu tồn dân về đất đai. Đó là đặc thù của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có tính chiến lược nhằm phát
huy sức mạnh tồn dân, cơng cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm phục
vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, việc nghiên cứu, bổ sung chỉnh
sửa các quy định pháp luật về đất đai đang là một nhiệm vụ quan trọng và cấp
bách.


17


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Hiến Pháp Việt Nam Qua Các Thời Kỳ (Năm 1946, 1959, 1980, 1992,
2013);
2. Luật Đất Đai năm 2013;
3. Bộ Luật Dân sự năm 2015;
4. Luật Kinh Doanh Bất Động Sản năm 2014;
5. Luật Xây Dựng năm 2014;
6. Luật Quy Hoạch năm 2017;
7. Luật Lâm Nghiệp năm 2017;
8. Báo cáo thẩm tra Dự án Luật đất đai năm 1993;
9. Quyết định số 548/QĐ-BCD 2020 Kế hoạch tổng kết thi hành Luật
Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi);

18



×