Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Giao an 9 tuan 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.45 KB, 13 trang )

Tuần: 10
Tiết PPCT: 47

Ngày soạn: 20/10/2017
Ngày dạy: 23/10/2017

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHƠNG KÍNH
- Phạm Tiến Duật A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh
Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong bài thơ của Phạm Tiến Duật.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Đặc điểm của thơ Phạm tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy
cảm hứng lãng mạn.
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm, vẻ đẹp hiên
ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng… của những con người đã làm nên con
đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
- Cảm nhận được giá trị ngơn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
3. Thái độ:
- Yêu mến nhà thơ Phạm tiến Duật.
- Tự hào, yêu mến người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Đọc sáng tạo, phát vấn, gợi tìm, giảng bình...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
9A1 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………………….…..; KP:………….……………..…..).
9A2 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………………...; KP:……………….……..……..).


2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Đồng chí. Nêu ý nghĩa bài thơ?
3. Bài mới:
Những năm tháng chống Mĩ rất đỗi gian lao nhưng rất anh hùng, vẻ vang được nhà thơ Phạm
Tiến duật khắc họa trong một bài thơ độc đáo. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “Bài thơ
về tiểu đội xe khong kính”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
* Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHUNG:
GV: Gọi HS đọc phần chú thích (*) u cầu 1
HS tóm tắt những nét chính về tác giả, tác
phẩm ?
HS: Khái quát, GV giới thiệu về tác giả, tác

NỘI DUNG GHI BẢNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
Phạm Tiến Duật (1941- 2007)
- Quê: Thanh Ba - Phú Thọ
- Là gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ


phẩm.
H: Cho biết xuất xứ của bài thơ
H: Bài thơ thuộc thể thơ nào?

* Hoạt động 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
GV: Đọc mẫu nêu cách đọc: Giọng sôi nổi,
vui vẻ, hồn nhiên mang đậm chất lính
H: Dựa vào nội dung nêu bố cục của bài thơ?
H: Em hiểu gì về nhan đề của bài thơ?

HS: Dài, tạo sự độc đáo  là hình ảnh tồn bài.
Những chiếc xe khơng kính  gợi hiện thực
được khai thác.
H: Tìm những hình ảnh miêu tả về những
chiếc xe khơng kính và phân tích?
GV gợi ý phân tích.
H: Hiện thực những chiếc xe cộ đời thường,
thường được mĩ lệ hoá, liên minh hoá (như
diệu huyền…) Nhưng bài thơ này có gì khác ?
HS: Đây là hình ảnh thực, thực đến trần trụi.
H: Vì sao hình ảnh hiện thực vào bài thơ lại
độc đáo như vậy ? Ý nghĩa của hình ảnh thơ
đó?
HS: Bời đây là hình ảnh phải có hồn thơ nhạy
cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, thích
cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được
độc đáo
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu những người
lính lái xe.
H: Qua khổ 1 và 2 cảm nhận được tư thế của
người lính như thế nào?
HS: Hiên ngang, tinh thần dũng cảm coi
thường gian khổ hiểm nguy, tâm hồn sơi nổi
của tuổi trẻ, tình đồng chí, đồng đội, ý chí
chiến đấu giải phóng Miền Nam.
H: Suy nghĩ của em về điệp từ “nhìn” và
những hình ảnh đất nước vốn làm vật cản
trong cảm giác của người chiến sĩ?
HS: Con người với thiên nhiên gần gũi mật
thiết.

H: Tinh thần dũng cảm của người chiến sĩ
bất chấp khó khăn nguy hiểm được thể hiện
trong bài thơ như thế nào?
HS: Tìm những chi tiết thể hiện điều đó.

thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Sáng tác năm: 1969, in trong tập
“Vầng trăng quầng lửa”
b. Thể loại: Thể loại: Thơ tự do.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – tìm hiểu chú thích:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục:
b. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
c. Phân tích:
c1. Nhan đề bài thơ:
- Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống
chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.
c2. Hình ảnh những chiếc xe Trường Sơn:
- Bom giật, bom rung:
+ Kính vỡ - xe khơng kính
+ Khơng có đèn
+ Khơng có mui xe
+ Thùng xe xước
-> Ngơn ngữ tự nhiên, hình tượng thơ mới lạ và
độc đáo, bút pháp tả thực.
=> Chiếc xe biến dạng, tồi tàn, mất mát nhiều
bộ phận.
=> => Phản ánh hiện thực khốc liệt của chiến

tranh.
c3. Sức mạnh tinh thần của những người chiến
sĩ lái xe:
- "Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng"
- "Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng
….như sa như ùa vào buồng lái"
-> Điệp từ, so sánh
=> Tư thế ung dung, hiên ngang, coi thường
hiểm nguy.
- "Ừ thì có bụi”:
+…bụi ... ………….cười
+ ướt áo… lái trăm cây số nữa"
+ từ trong bom rơi………..
+………tiểu đội…..bạn bè….
+……bắt tay……gia đình đấy..
-> Cấu trúc câu thơ được lặp lại
=> Thái độ ngang tàng, bất chấp khó khăn,


H: Giọng điệu trong bài thơ có gì đáng chú
ý?
HS: Giọng ngang tàng.
H: Tinh thần của họ thể hiện ở thái độ đó
như thế nào? Điều gì làm nên sức mạnh ở họ
để coi thường gian khổ, bất chấp nguy nan
như vậy ?
GV bình: Tác giả đã diễn tả một cách cụ thể
và gợi cảm gây ấn tượng, cảm giác của người
lái xe trên chiếc xe khơng kính. Với tư thế:

“nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng…nhìn thấy
gió … thấy con đường …tim” cảm giác
mạnh, đột ngột của người lính lái xe. Kết hợp
thể thơ 7 chữ và 8 chữ tạo sự linh hoạt gần
với lời nói tự nhiên.
Tổng kết
H: Nhận xét gì về ngơn ngữ giọng điệu của
bài thơ? Tác dụng của những yếu tố đó như
thế nào? HS: Đọc (Ghi nhớ SGK/ 133)

gian khổ, hiểm nguy. Lạc quan, tin tưởng và có
tinh thần đồng chí.
- "Xe vẫn chạy vì miền Nam...có một trái tim"
-> Hình ảnh hốn dụ ”trái tim”. Trái tim u
nước, lịng dũng cảm, ý chí vì sự thống nhất của
dân tộc. Khẳng định quyết tâm giải phóng miền
Nam khơng lay chuyển
=> Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe
Trường Sơn trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàng
mà kiên định lạc quan, yêu đời. Sức mạnh tinh
thần của họ bằng sức mạnh của dân tộc Việt
Nam.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát
hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.
- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu
linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, tinh
nghịch.
b. Nội dung: Ghi nhớ: SGK

GV: Cho HS tìm hiểu một vài bài thơ của
* Ý nghĩa văn bản:
Phạm Tiến Duật đã được phổ nhạc. Cho HS
Ca ngợi vẻ đẹp trẻ trung, hiên ngang, kiên
các tổ thi hát về những bài hát Trường Sơn.
cường, bất khuất của những chiến sĩ lái xe
Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
Bài cũ: - Học thuộc lòng bài thơ.
GV gợi ý: So sánh để thấy được vẻ đẹp độc - Nắm nội dung – tư tưởng, nghệ thuật bài thơ.
đáo của hình tượng người chiến sĩ qua hai bài
thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe khơng Bài mới: Soạn: Đồn thuyền đánh cá.
kính.
* Giống nhau: Cả hai bài thơ đều khắc họa
hình ảnh người lính vượt qua mọi hồn cảnh
khó khăn, khắc nghiệt để chiến đấu vì lí
tưởng, độc lập dân tộc.
* Khác nhau:
- Đồng chí xây dựng hình ảnh người lính trên
cơ sở cùng chung cảnh ngộ, xuất thân, cùng lí
tưởng…gắn bó bền chặt
- Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính: hình ảnh
người lính là những con người lãng mạn, hào
hoa, hiên ngang
E. RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................



Tuần: 10
Tiết PPCT: 48

Ngày soạn: 20/10/2017
Ngày dạy: 23/10/2017

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
- Cù Huy Cận A. MÚC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao
động trên biểncar những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong
một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ Mới.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên
biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
- Phân tích được một số nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến
trong tác phẩm.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu quê hương đất nước, biết nhận ra vẻ đẹp của con người trong lao động.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo, phát vấn, gợi tìm, giảng bình…
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh

9A1 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………………….…..; KP:………….……………..…..).
9A2 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………………...; KP:……………….……..……..).
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Thuộc lòng diễn cảm bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”. Phân tích những nét độc
đáo và ý nghĩa bài thơ?
3. Bài mới:
Hình ảnh con người khơng chỉ đẹp khi ăn mặc sa hoa, lộng lẫy mà họ đẹp trong lao động,
đẹp chính trong khi vất vả nhất. Điều này đã thành cảm hứng cho Huy Cận sáng tác ra bài thơ
“Đoàn thuyền đánh cá” mà hôm nay các em sẽ học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
* Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHUNG:
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đơi nét về
tác giả, tác phẩm.
GV: Cho HS trình bày những kết quả từ
sự chuẩn bị bài ở nhà về tác giả, tác phẩm.

NỘI DUNG GHI BẢNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Huy Cận (1919-2005) là nhà thơ nổi
tiếng trong phong trào thơ Mới.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Bài thơ ra đời giữa năm 1958, trong


GV: Dựa vào phần giới thiệu và hình thức
bài thơ GV: Cho HS xác định xuất xứ và
thể loại.
GV: Cho HS xem chân dung tác giả, bổ
sung một số lưu ý về nhà thơ và hoàn cảnh
sáng tác bài thơ.

* Hoạt động 2: ĐỌC – HIỂU VĂN
BẢN:
GV: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản.
Lưu ý HS đọc với giọng phấn chấn, hào
hứng, nhịp 4/3, 2/3. HS nghiêm cứu các
chú thích.
H: Bài thơ có thể được chia làm mấy
phần? Nội dung của từng phần?
HS: Trình bày, bổ sung. GV treo bảng phụ
chứa bố cục cho HS tham khảo.
HS: - 2 Khổ thơ đầu: Hồng hơn trên biển
và đồn thuyền đánh cá ra khơi
- 4 khổ tiếp theo: Đoàn thuyền đánh cá
trên biển trong đêm trăng
- Khổ thơ cịn lại: Bình minh trên biển,
đoàn thuyền đánh cá trở về.
H: Nêu đại ý của bài thơ?
GV: Hướng dẫn HS phân tích, cảm nhận
bài thơ.
H: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Từ đâu mà ta có thể nhận ra cảm hứng
ấy?
HS: Trả lời theo những ấn tượng và suy
nghĩ đầu tiên của bản thân.
GV: Nhận định, đánh giá và hướng HS
phân tích chi tiết từng phần.
HS: Đọc lại 2 khổ thơ đầu.
H: Hình dung của em về cảnh hồng hơn
xuống biển dựa theo liên tưởng và tưởng
tượng của nhà thơ? Em có nhận xét gì về

cách dùng từ của tác giả trong đoạn đầu
này?
HS: Phát biểu theo cảm nhận. GV chốt ý
và bình giảng các hình ảnh so sánh và
nhân hố độc đáo: như hòn lửa, cài then,
sập cửa…
H: Từ lại trong câu Đoàn thuyền đánh cá
lại ra khơi hàm ý điều gì? Em hiểu hình
ảnh câu hát căng buồm như thế nào?
HS: Phân tích, suy luận.

chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh
- Mạch cảm xúc: viết theo trình tự thời gian đoàn
thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở về.
b. Thể thơ: 7 chữ với 7 khổ thơ

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + miêu tả
b. Bố cục: 3 phần
- 2 Khổ thơ đầu: Hồng hơn trên biển và đồn
thuyền đánh cá ra khơi
- 4 khổ tiếp theo: Đoàn thuyền đánh cá trên biển
trong đêm trăng
- Khổ thơ còn lại: Bình minh trên biển, đồn thuyền
đánh cá trở về.
c. Phân tích:
c1. Hồng hơn trên biển và đồn thuyền đánh cá ra
khơi.

"Mặt trời xuống biển như hịn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa"
-> Nghệ thuật: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ (hình ảnh
then sóng, cửa đêm)
=> Hồng hơn rực rỡ. Màn đêm bng xuống như
một tấm cửa khổng lồ.
“Đồn thuyền đánh cá lại ra khơi.....
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”
-> Phóng đại: Cơng việc hàng ngày, diễn ra thường
xun, hăng say, khẩn trương, lạc quan.
=> Màn đêm buông xuống đoàn thuyền lại ra khơi
với niềm say sưa, hứng khởi.
c2. Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng.
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Sao mờ……”
-> Thủ pháp phóng đại, liên tưởng táo bạo, bất ngờ:
=> Hình ảnh đẹp thơ mộng.
- Hình ảnh các loài cá trên biển:
“ Cá nhụ cá chim cùng cá đé. ....
Vẩy bạc, đi vàng l rạng đơng”
-> Hình ảnh lãng mạn, liên tưởng, tưởng tượng, liệt



GV: Bình từ lại, hình ảnh ẩn dụ câu hát
căng buồm khoẻ khoắn và đẹp lãng mạn.
GV mời HS đọc 4 khổ tiếp theo.
H: Cảnh đoàn thuyền đi trên biển và
chuẩn bị đánh bắt được miêu tả như thế

nào? Cách viết lái gió với buồm trăng gợi
cho em suy nghĩ gì?
H: Cảnh đánh cá được miêu tả như thế
nào? Phân tích cụm từ kéo xoăn tay chùm
cá nặng?
HS: Cảm nhận, trao đổi theo nhóm nhỏ,
phát biểu.
GV: Chốt, giảng bình: Cảnh đoàn thuyền
lướt đi êm trên biển chuẩn bị bắt cá được
tả như bức tranh lãng mạn, hào hùng.
Những hình ảnh đẹp đẽ, giàu có của biển
được tả đặc sắc, duyên dáng lấp lánh sắc
màu, như bức tranh sơn mài trong bể cá
khổng lồ.
H: Cảnh hồn thành cơng việc đánh cá,
nhìn thành quả lao động sau một đêm làm
việc cật lực được tả bằng hình ảnh nào?
HS: Phát hiện, phân tích. Chú ý phân tích
các hình ảnh: vẩy bạc, đi vàng l rạng
đơng.
GV: Giảng, bình. Kết hợp chiếu tranh về
cảnh lao động trên biển để HS liên tưởng,
cảm nhận.
GV: Gọi HS đọc khổ cuối.
H: Cảm nhận của em về những hình ảnh
miêu tả cảnh đồn thuyền đánh cá trở về?
Em có nhận xét gì về các biện pháp tu từ
được sử dụng trong khổ cuối?
HS: Cảm nhận, phát biểu.
GV chốt ý: Cảnh lao động trên biển trở về

được miêu tả bằng những hình ảnh ẩn dụ,
nhân hố đặc sắc. Khơng khí tưng bừng,
phấn khởi của lao động và hình ảnh con
người hiện lên làm chủ thiên nhiên, làm
chủ biển khơi thật kì vĩ, cao đẹp.
H: Vì sao gọi bài thơ này là một khúc
tráng ca về những người lao động biển cà
của Việt Nam thế kỉ XX ?
HS: Suy nghĩ, trả lời. GV chốt ý, hướng
HS đến phần ghi nhớ.
* Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ
HỌC:

=> Vẻ đẹp của bức tranh sơn mài, lung linh, huyền
ảo
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá:
“Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
"Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
................. nắng hồng”
-> Động từ mạnh, bút pháp lãng mạn, trí tưởng
tượng, miêu tả, tưởng tượng lãng mạn.
=> Tinh thần, tình u với cơng việc, tinh thần lạc
quan trong cơng việc.
c3. Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về.
- Kết thúc: Đoàn thuyền trở về khi bình minh lên.
“Câu hát căng buồm với gió khơi

..............cùng mặt trời”
- “Đồn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mắt cá huy hồng mn dặm phơi”
-> Lặp lại gần như tồn bộ câu thơ ở khổ thơ. Nhân
hóa, nói quá...
=> Khắc họa bình minh lộng lẫy, tươi sáng. Hình
ảnh đoàn thuyền trở về trong cảnh khải hoàn.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ
thuật đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại:
+ Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc
hồng hơn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu
trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đồn thuyền
đánh cá.
+ Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con
người.
- Sử dụng ngơn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu,
gợi sự liên tưởng.
b. Nội dung: Ghi nhớ: SGK
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện sự hài hòa về thiên nhiên và con
người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của
nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
Bài cũ: - Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ.


GV gợi ý: Chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp,
tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên

nhiên và con người lao động trên biển cả:
ta hát bài ca gọi cá vào. Đến dệt lưới..Biển
cho ta cá...Câu hát căng buồm cùng gió
khơi..

- Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp tráng lệ,
thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao
động trên biển cả.
- Thấy được bài thơ có nhiều hình ảnh được xây
dựng với những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo,
độc đáo; giọng điệu thơ khỏe khoắn, hồn nhiên.
Bài mới: Soạn bài: Tổng kết về từ vựng (…Trau dồi
vốn từ), Nghị luận trong văn bản tự sự.

E. RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................

Tuần: 10

Ngày soạn: 21/10/2017


Tiết PPCT: 49

Ngày dạy: 24/10/2017

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG …TRAU DỒI VỐN TỪ)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Tiếp tực hệ thống hóa kiến thức đã học về từ vựng.
- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
B. TRỌNG TAM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt.
- Các khái niện từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Yêu mến, trân trọng, giữ gìn và phát huy sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Tái hiện, thực hành...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
9A1 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………………….…..; KP:………….……………..…..).
9A2 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………………...; KP:……………….……..……..).
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Kiểm tra lồng ghép trong tiết học.
3. Bài mới:
Ở các tiết học trước các em đã tổng kết được một số loại từ vựng. Hôm nay, các em tiếp tục
tiết tổng kết để củng cố các loại từ vựng đã học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
* Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG:
H: Nhắc lại các cách phát triển của từ
vựng nghĩa của từ?
HS: Trả lời như sau
- Cách 1: Phát triển nghĩa của từ ngữ:
+ Thêm nghĩa mới

+ Chuyển nghĩa
- Cách 2: Phát triển số lượng từ ngữ
+ Tạo từ mới
+ Vay mượn
H: Nhắc lại khái niệm từ mượn?

Nội dung bài dạy
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Các cách phát triển của từ vựng:
+ 2 cách:
- Cách 1: Phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Cách 2: Phát triển số lượng từ ngữ.
2. Từ mượn:
a. Khái niệm: Là những từ của ngơn ngữ nước
ngồi (đặc biệt là từ HV) được nhập vào ngôn ngữ
của ta để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc
điểm…mà TV chưa có từ thật thích hợp để biểu
thị.
b. Ví dụ:
- Giang Sơn……


HS: Khái niệm: Từ mượn là những từ
Tiếng Việt vay mượn tiếng nước ngoài để
biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm
mà Tiếng việt chưa có từ ngữ thật thích hợp
để biểu thị
H: Nhắc lại khái niệm từ Hán Việt?
HS: Khái niệm: Từ Hán Việt là từ mượn
của tiếng Hán, nhưng được phát âm và

dùng theo cách dùng của người Việt: Quốc
gia, gia đình…
H: Nhắc lại khái niệm thuật ngữ và biệt
ngữ xã hội ? Cho VD?
HS: Trả lời
Thuật ngữ: là ngữ biểu thị khái niệm khoa
học, công nghệ và thường được dùng trong
các văn bản khoa học, cụng nghệ: phẫu
thuật, siêu âm…
- Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ
dựng trong 1 trong một tầng lớp xã hội nhất
định
H: Có các hình thức trau dồi vốn từ nào?
- Cách 1: Rèn luyện để nắm đầy đủ và
chính xác nghĩa của từ
- Cách 2: Rèn luyện để biết thêm những từ
chưa biết, làm tăng vốn từ
- Trau dồi vốn từ:

3. Từ Hán -Việt:
*. Khái niệm: Tiếng để cấu tạo nên từ Hán Việt
gọi là yếu tố Hán Việt.
- Phần lớn yếu tố HV không được dùng độc lập
như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.
Có nhiều yếu tố HV đồng âm nhưng khác nghĩa.
- Các loại từ ghép HV: Chính phụ và đẳng lập.
* Ví dụ:
- Sơn hà….
4. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
a. Khái niệm:

- Thuật ngữ: là những từ biểu thị khái niệm khoa
học, công nghệ và thường được dùng trong các
văn bản khoa học, cụng nghệ: phẫu thuật, siêu
âm…
- Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ dùng trong
một tầng lớp xã hội nhất định.
VD: cậu, mợ chỉ cha mẹ: cách gọi của tầng lớp
thượng lưu trong xã hội cũ.
5. Trau dồi vốn từ:
* Các hình thức trau dồi vốn từ:
- Cách 1: Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác
nghĩa của từ
- Cách 2: Rèn luyện để biết thêm những từ chưa
biết, làm tăng vốn từ
II. LUYỆN TẬP:
* Hoạt động 2: LUYỆN TẬP:
Bài tập 1/ 135:
GV: Gọi HS lên bảng điền Nội dung thích a. Chuyển nghĩa:
hợp vào sơ đồ SGK/135
+ Trao tay
H: Tìm dẫn chứng minh hoạ cho những +Tay buôn người (nghĩa chuyển)
cách phát triển của từ vựng?
- Tạo từ ngữ mới:
- VD: Văn + học -> văn học
+ Từ ngữ mới xuất hiện: mơ hình X + Y…
+ Từ ngữ mới xuất hiện
+ Từ ngữ mới xuất hiện
- VD: du lịch sinh thái: khu chế xuất
- Vay mượn: Kịch trường…
- Vay mượn: Kịch trường…

b. Khơng có nghĩa mà từ vựng chỉ phát triển theo
GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cách phát triển số lượng từ ngữ vì:
3(SGK/135)
- Số lượng các sự vật, hiện tượng, khái niệm mới
GV: Hướng dẫn HS làm BT
là vô hạn, do đó nếu ứng với khái niệm, sự vật,
HS: Trình bày miệng trước lớp
hiện tượng mới lại phải có thêm 1 từ ngữ mới thì
số lượng các từ ngữ quá lớn, qúa cồng kềnh, rườm
HS: Thảo luận câu hỏi (SGK/136)
rà, mặt khác số lượng từ ngữ có giới hạn
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2/ 136:
HS: Trình bày miệng trước lớp.
* Chọn nhận định đúng:
HS: Làm bài tập nhóm sửa lỗi dùng từ
- Nhận định: Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ
GV: Nhận xét, bổ sung, sửa chữa


Bài tập 5/135:
* Giải thích nghĩa của những từ sau:
- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa,
ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
- Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản
xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của
hàng hố nước ngồi trên thị trường nước
mình.
+ Động từ: thảo ra để đưa thông qua
+ Danh từ: bản thảo để đưa thông qua

- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức
và tồn diện của một nhà nước ở nước
ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền
đứng đầu
- Hậu duệ: con cháu của người đó chết
- Khẩu khí: khí phách của con người tốt ra
từ lời nói
- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật
* Sửa lỗi dùng từ:
a, Béo bổ: tính chất cung cấp chất bổ
dưỡng cho cơ thể -> thay bằng từ béo bở:
dễ mang lại nhiều lợi nhuận
b, Đạm bạc: có ít thức ăn, toàn thứ rẻ tiền,
chỉ đủ ở mức tối thiểu -> thay bằng từ tệ
bạc: không nhớ ơn nghĩa, không giữ trọn
tình nghĩa trước sau trong quan hệ đối xử
c, Tấp nập: gợi tả quang cảnh đông người
qua lại không ngớt
-> thay bằng tới tấp: nghĩa là liên tiếp, dồn
dập, cái này chưa qua, cái khác đó tới
* Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
GV gợi ý: HS xem lại bài từ mượn, từ Hán
Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội trong
SGK lớp 8 và kết hợp làm bài tập

của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao
tiếp của người Việt
* Những từ mượn như: Săm, lốp, (bếp) ga, phanh,
pê đan, nan hoa, …là những từ đó được Việt hố
hồn tồn về âm, nghĩa, cách dùng những từ này

khơng khác gì những từ được coi là thuần Việt
như: bàn, ghế, trâu, bị…
- Các từ: a-xít, hidro, vitamin -> còn giữ nhiều nét
ngoại lai - chưa được Việt hố hồn tồn (từ gồm
nhiều âm tiết, mỗi âm tiết có chức năng, cấu tạo
vỏ âm thanh cho từ chứ khơng có nghĩa gì.
Bài tập 3/ 136:
Chọn quan niệm đúng: b
Bài tập 4/136:
* Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay:
Cuộc sống hiện nay: thời đại khoa học, cơng nghệ
phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn đối với đời
sống con người. Trình độ dân trí của người Việt
Nam ngày càng nâng cao, nhu cầu giao tiếp và
nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa
học, công nghệ ngày càng tăng. Trong tình hình
đó, thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày
càng trở nên quan trọng hơn.
* Liệt kê một số thuật ngữ là biệt ngữ xã hội: cậu,
mợ, cha, linh mục, xứ đạo…

III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
Bài cũ: Chỉ ra các từ mượn, từ Hán Việt, thuật
ngữ, biệt ngữ trong một văn bản cụ thể. Giải thích
vì sao những từ đó lại được sử dụng (hay khơng
được sử dụng) trong văn bản đó.
Chỉ ra từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ
xh trong một văn bản cụ thể. Giải thích và những
từ đó lại được sử dụng hay khơng sử dụng trong
vb đó.

Bài mới: Chuẩn bị: Nghị luận trong vb tự sự.

E.RÚT KINHN GHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………
Tuần: 10
Ngày soạn: 22/10/2017


Tiết PPCT: 50

Ngày dạy: 25/10/2017

NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học.
- Thấy được vai trò của nghị luận trong văn bản tự sự.
- Biết cách yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Nghị luận trong khi làm văn tự sự.
- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự.

C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phát vấn , gợi tìm, luyện tập.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
9A1 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………………….…..; KP:………….……………..…..).
9A2 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………………...; KP:……………….……..……..).
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Tự sự chính là bức tranh gần gũi nhất với cuộc sống, mà cuộc sống thì hết sức đa dạng,
phong phú với đầy đủ các tình huống cảnh ngộ, tất cả các kiểu nhân vật, các mẫu người ta vẫn
thường gặp hàng ngày. Để tập chung khắc hoạ kiểu nhân vật hay triết lí, hay suy nghĩ trăn trở,
về lí tưởng về cuộc đời, về yêu ghét thì các tác giả sử dụng yếu tố nghị luận để tô đậm tính
chất nhân vật mà mình muốn khắc hoạ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
* Hoạt động 1: TÌM HIỂU
CHUNG:
GV: Giúp HS tìm hiểu những
kiến thức có liên quan đến văn
bản đã học như: ngôi kể, người
kể, thứ tự kể, nhân vật, sự việc...;
văn bản tự sự có thể kết hợp với
miêu tả.
GV: Giúp HS làm quen với yếu

NỘI DUNG GHI BẢNG
I. TÌM HIỂU CHUNG:
- Kiến thức về văn bản (tự sự) đã học:
+ Ngôi kể (ngôi thứ nhất, thứ ba)
+ Người kể (ẩn trong câu chuyện, dẫn dắt câu chuyện).

+ Thứ tự kể (kể theo mạch cảm xúc, diễn biến thời gian,
trình tự sự việc...), nhân vật, sự việc...; văn bản tự sự có thể
kết hợp với miêu tả.
- Những biểu hiện, suy nghĩ, đánh giá, bàn luận trong văn


tố nghị luận trong văn bản tự sự
và tác dụng của yếu tố nghị luận
đó.
* Hoạt động 2: LUYỆN TẬP:
HS: Đọc đoạn trích 1a SGK/138
H: Lời kể chuyện trong đoạn
trích Lão Hạc là lời của ai?
Người ấy đang thuyết phục ai
điều gì?
HS: Trả lời
H: Đâu là câu nêu vấn đề, phát
triển vấn đề?
H: Để đi đến kết luận ấy ông giáo
đã đưa ra những lý lẽ nào?
HS: Thảo luận cặp trả lời
H: Trong mấy câu đầu của đoạn
trích thứ hai, sau câu chào mỉa
mai Kiều đã nói với Hoạn Thư
như thế nào?
(Trình bày bằng ý hiểu và lời văn
của em, chú ý yếu tố nghị luận)
H: Hoạn Thư đã nói như thế nào
mà Kiều phải khen rằng: “Khôn
ngoan đến mức, nói năng phải

lời”?
H: Hãy tóm tắt các nội dung lý lẽ
trong lời nghị luận của Hoạn Thư
để làm rõ lời nhận xét của Kiều?
HS: Thảo luận, trình bày.
H: Từ việc tìm hiểu 2 đoạn trích,
hãy thảo luận và rút ra dấu hiệu
và đặc điểm của nghị luận trong
văn bản tự sự?
Bài tập 2: HS lập dàn ý cho đề
bài: Kể lại một lần trót xem
trộm nhật ký của bạn
Dàn ý:
a. Mở bài: - Giới thiệu tình huống
nhìn thấy cuốn nhật kí của bạn
b. Thân bài: - Diễn biến tâm lí tò
mò với mức độ mạnh hơn so với
những nguyên tắc sống đúng đắn
mà mình đã từng hiểu. Hai dịng
tâm lí này đấu tranh với nhau,
diễn ra sự việc cần bàn luận, suy
nghĩ...của bản thân.

bản tự sự là những yếu tố nghị luận.
- Tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản
tự sự là hỗ trợ cho việc kể, làm cho tự sự thêm sâu sắc.
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập1: VD1 SGK/138
- Kể (tự sự) về vợ ông giáo….
- Bà không đồng ý cho ông giáo giúp đỡ lão Hạc

Ơng giáo: Thuyết phục chính mình bằng các lí lẽ sau:
- Nêu vấn đề: “Nếu ta khơng cố tìm mà hiểu những người
xung quanh thì ta ln có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ”.
- Tác giả phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác,
sở dĩ thị trở nên ích kỉ tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ (lý lẽ).
- Đưa 2 lý lẽ:
+ Khi người ta đau buồn có lúc nào quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu.
+ Khi người ta quá khổ thì người ta chẳng cịn nghĩ đến ai
khác. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng,
buồn đau ích kỷ che lấp mất.
=> Kết luận: Tôi biết vậy nên chỉ buồn khơng nỡ giận.
Ví dụ 1 b:
- Kể về Thúy Kiều và Hoạn Thư
- Kể về việc Thúy Kiều xử tội Hoạn Thư
Xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm cay nghiệt như mụ,
càng oan nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái.
+ Lý lẽ của Hoạn Thư:
- Tôi là đàn bà, ghen tng là chuyện thường tình (lẽ
thường).
- Đối xử tốt với Kiều:
+ Cho ra quan âm các viết kinh
+ Bỏ trốn không đuổi theo (kể công).
- Tôi và cô cùng cảnh ngộ chung, ai nhường cho ai.
- Dù sao tơi cũng chót gây đau khổ cho cơ, nên chỉ chờ vào
sự bao dung độ lượng của cô (nhận tội).
-> Với cách lập luận đó, Kiều phải cơng nhận sự khôn ngoan
của Hoạn Thư.
- Lý lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư đặt Kiều vào tình thế khó
xử:

+ Tha: may đời.
+ Không tha: người nhỏ nhen.
=> Khi đối thoại với chính mình hoặc với người khác, cần
nêu rõ những lý lẽ diễn cảm, thuyết phục người nghe về một
vấn đề nào đó để lập luận chặt chẽ, hợp lý.
Bài tập 2: Lập dàn ý (Xem cột bên)
a. Mở bài:


- Diễn biến của hành động xem
trộm nhật kí
c. Kết bài: Hậu quả của hành vi
sai trái ấy và bài học cho bản thân
* Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN
TỰ HỌC:
- GV gợi ý: Tìm và phân tích yếu
tố miêu tả và nghị luận trong đoạn
văn cụ thể. HS đọc lại văn bản
Hồng Lê nhất thống chí từ đoạn
Tơn Sĩ Nghị -> hết văn bản
SGK/69, 70
- Phân tích vai trị của yếu tố miêu
tả và nghị luận trong văn tự sự.

b.Thân bài:
c. Kết bài:
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
Bài cũ: - Nắm được kiến thức về nghị luận và tác dụng của
việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
- Phân tích yếu tố miêu tả và nghị luận trong đoạn văn cụ

thể.
Bài mới: - Soạn "Tập làm thơ 8 chữ" – HS về nhà tự sáng
tác một bài thơ có 8 chữ, nội dung về trường, lớp, bạn bè,
thầy cô...
- Chuẩn bị bài: Bếp lửa.

E. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
........................................................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×