Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

CÂU hỏi ôn tập, NHẬN ĐỊNH TÌNH HUỐNG TMQT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.94 KB, 29 trang )

Câu 1: Dặc điểm của HĐ MBHHQT?
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trước hết đó là một hợp đồng, vì vậy nó mang đầy đủ bản chất và đặc trưng
của tất cả các loại hợp đồng nói chung. Ngồi ra, do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được kí kết
giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau, tức là có yếu tố nước ngồi tham gia, vì vậy nó sẽ có
những điểm khác biệt nhất định so với hợp đồng mua bán hàng hóa thơng thường (trong nước). Vấn đề đặc điểm của
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế rất ít khi được bàn đến trong các tài liệu nghiên cứu. Điều đó khơng có nghĩa là
việc luận giải các đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là khơng quan trọng, mà ngược lại việc phân tích kĩ
vấn đề này sẽ cho phép chúng ta có cái nhìn thật cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trên cơ sở đó sẽ tạo
điều kiện cho việc phân tích những vấn đề khác.
Xuất phát từ những đặc trưng của hợp đồng mua bán hàng hóa thơng thường, cùng với sự tham gia của
yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Chúng ta có thể đưa ra các đặc điểm sau đây đối với
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Về phương diện pháp lí, các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế, kể cả các đạo luật mẫu điều chỉnh về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ít khi bàn đến vấn đề chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều này
được lí giải rằng thẩm quyền kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ do pháp luật của quốc gia được áp dụng
đối với bên kí kết quy định. Từ đó, dẫn đến một hệ quả là pháp luật của các quốc gia khác nhau sẽ có những quy
định khơng giống nhau về thẩm quyền được kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là các thương nhân. Thương nhân theo nghĩa
thông thường được hiểu là những người trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại. Trong luật thương
mại, thương nhân bao gồm các cá nhân, pháp nhân có đủ các điều kiện do pháp luật quốc gia quy định để tham gia
vào các hoạt động thương mại và trong một số trường hợp cả chính phủ (khi từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia). Mỗi
quốc gia có những quy định khác nhau về điều kiện trở thành thương nhân cho từng đối tượng cụ thể. Chẳng hạn,
đối với cá nhân những điều kiện hưởng tư cách thương nhân trong pháp luật thương mại quốc gia thường bao gồm
điều kiện nhân thân (độ tuổi, năng lực hành vi, điều kiện tư pháp) và nghề nghiệp.
Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải thỏa mãn các quy định về quy chế
hàng hóa được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật của nước bên mua và bên bán. Pháp luật của các quốc gia khác
nhau có những quy định khơng giống nhau về những hàng hóa được phép trao đổi mua bán, từ đó sẽ dẫn đến việc có
những hàng hóa theo quy định của nước này thì được phép trao đổi mua bán nhưng theo quy định của pháp luật
nước khác thì lại cấm trao đổi mua bán. Như vậy chỉ những hàng hóa nào đều được pháp luật quốc gia của các bên


kí kết hợp đồng quy định là được phép trao đổi mua bán thì mới có thể trở thành đối tượng của hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Khái niệm hàng hóa được ghi nhận trong pháp luật các quốc gia trên thế giới hiện nay, mặc dù có
những khác biệt nhất định song đều có xu hướng mở rộng các đối tượng là hàng hóa được phép lưu thơng thương
mại. Theo pháp luật thương mại của đa số các nước và trong nhiều điều ước quốc tế chẳng hạn như Công ước Viên
1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hàng hóa là đối tượng của mua bán thương mại được hiểu bao gồm
những loại tài sản có hai thuộc tính cơ bản: (i) có thể đưa vào lưu thong, và (ii) có tính chất thương mại. Cơng ước
Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa (tại điều 2) chỉ loại trừ (không áp dụng) đối với một số loại hàng hóa như
chứng khốn, giấy bảo đảm chứng từ và tiền lưu thông, điện năng, phương tiện vận tải đường thủy, đường không,
phương tiện vận tải bằng khinh khí cầu…Theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Thương Mại Việt Nam năm 2005
thì hàng hóa bao gồm: (i) tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; và (ii) những vật gắn
liền với đất đai. Như vậy, với khái niệm này thì hàng hóa là đối tượng của mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn
tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai, hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương
mại.
Thứ ba, về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí, các bên tham gia giao kết hợp đồng có quyền tự do lựa chọn hình thức
thể hiện ý chí thích hợp. Điều này cũng có nghĩa là về ngun tắc, ý chí khơng nhất thiết phải được bày tỏ dưới một
hình thức nhất định, nó có thể biểu lộ bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi, cử chỉ cụ thể hoặc thậm chí là sự im


lặng. Tuy nhiên, để thiết lập sự an toàn pháp lí trong quan hệ hợp đồng cũng như để bảo toàn chứng cứ và bảo vệ trật
tự pháp luật, lợi ích xã hội, có những trường hợp hợp đồng giao kết phải tuân theo những hình thức pháp luật quy
định, nếu không các bên tham gia giao kết sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi. Như vậy hình thức hợp đồng
được hiểu không chỉ là phương thức ghi nhận sự biểu lộ ý chí dưới dạng lời nói, văn bản, hành vi, cử chỉ cụ thể mà
còn là những thủ tục mà pháp luật quy định bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải tuân thủ trong một số trường
hợp nhất định.
Thứ tư, luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Việc trụ sở thương mại của các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế nằm trên lãnh thổ của các quốc gia
khác nhau khơng chỉ có nghĩa các bên nằm trên lãnh thổ của các nước khác nhau mà cịn có nghĩa là các bên liên
quan đến các hệ thống pháp luật khác nhau.[8] Xuất phát từ chủ quyền quốc gia trong công pháp quốc tế, khi một
quan hệ (dân sự có yếu tố nước ngoài) liên quan đến bao nhiêu quốc gia thì về ngun tắc có bấy nhiêu hệ thống

pháp luật đều có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đó. Trong khi đó mỗi một quốc gia trên thế giới có một hệ
thống pháp luật riêng của mình và các hệ thống pháp luật đó khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Từ đó dẫn đến
hiện tượng xung đột pháp luật. Xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có thể
áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật này hay quan hệ pháp luật khác. Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế có thể được điều chỉnh bởi pháp luật của các quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế có thể được điều chỉnh bởi điều ước quốc tế, các tập quán thương mại quốc tế, hoặc/và các đạo luật mẫu về
hợp đồng thương mại quốc tế. Tuy nhiên điều cần nhấn mạnh ở đây là mỗi quan hệ thì chỉ có thể áp dụng một hệ
thống pháp luật để điều chỉnh mà thôi. Vấn đề cần phải giải quyết là chọn một trong các hệ thống pháp luật để áp
dụng điều chỉnh quan hệ đó.
Xuất phát từ quyền tự do ý chí trong quan hệ hợp đồng, các bên kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
có thể chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh hợp đồng của mình. Tất nhiên việc chọn luật phải thỏa mãn các điều
kiện chọn luật, và trong một số trường hợp quyền chọn luật bị hạn chế bởi quy định của pháp luật quốc gia khi nó
liên quan đến các vấn đề chẳng hạn như bảo lưu trật tự công cộng…Trong trường hợp các bên không chọn luật áp
dụng cho hợp đồng thì các quy tắc của tư pháp quốc tế được áp dụng để chọn ra hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp
đồng khi cần thiết.
Câu 2: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Mục đích của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng là nhằm đạt đến những lợi ích nhất định. Tuy nhiên điều
thú vị là mục đích của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng có đạt được hay khơng, lợi ích mà các bên hướng tới
có đạt được hay khơng, khơng phụ thuộc vào ý chí của các bên mà hồn tồn phụ thuộc vào bên có nghĩa vụ có thực
hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ hay không. Như vậy, suy cho cùng vấn đề mà chúng ta quan tâm nhiều nhất trong
quan hệ hợp đồng chính là vấn đề thực hiện nghĩa vụ, tất cả những vấn đề khác liên quan đến hợp đồng cũng chủ
yếu là vấn đề nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ, và tất nhiên ngay cả vấn đề trách nhiệm và căn cứ miễn trách nhiệm
do vi phạm hợp đồng mà chúng ta sẽ bàn đến sau này cũng chủ yếu liên quan đến vấn đề thực hiện nghĩa vụ, xuất
phát từ nghĩa vụ. Cho nên có thể nói rằng bản chất của mọi quan hệ hợp đồng là tạo lập nghĩa vụ và thực hiện nghĩa
vụ, bắt đầu bằng nghĩa vụ và kết thúc cùng với sự hoàn thành nghĩa vụ, và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng
khơng phải là ngoại lệ. Các hệ thống pháp luật khác nhau có những quy định cụ thể khác nhau về quyền và nghĩa vụ
của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng nhìn chung đều nhằm đến với việc thực hiện hợp đồng
của các bên.
Nghĩa vụ của bên bán.
Theo quy định của Cơng ước Viên 1980, thì trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bên bán có hai nghĩa vụ

cơ bản: (i) nghĩa vụ giao hàng; (ii) chuyển giao các giấy tờ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa theo
đúng quy định của hợp đồng và của Công ước (điều 30).
+ Nghĩa vụ giao hàng
Giao hàng đúng địa điểm. Theo quy định tại điều 31 của Cơng ước Viên 1980 thì bên bán phải giao hàng tại địa
điểm mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.


Giao hàng đúng thời hạn. Theo quy định tại điều 33 Cơng ước Viên 1980 thì người bán phải giao hàng đúng thời
gian đã quy định trong hợp đồng, nếu hợp đồng không quy định cụ thể về thời gian giao hàng thì người bán có nghĩa
vụ giao hàng trong một thời gian hợp lí sau khi hợp đồng được kí kết.
Giao hàng đúng số lượng và chất lượng. Điều 35 Công ước Viên 1980.
+ Nghĩa vụ chuyển giao các giấy tờ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa. Theo quy định tại
điều 34 Cơng ước Viên 1980 thì bên bán có nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan đến hàng hóa cho người mua đúng thời
gian và thời điểm đã quy định trong hợp đồng.
Ngoài các nghĩa vụ cơ bản trên đây thì bên bán cịn có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu cho người mua đối với
hàng hóa đã bán đề người mua không bị bên thứ ba tranh chấp, cũng như bảo đảm hàng khơng bị ràng buộc bởi bất
kì quyền hạn nào của người thứ ba trên cơ sở sở hữu cơng nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác.
Nghĩa vụ của bên mua.
Theo quy định điều 53 Công ước Viên 1980 thì bên mua có hai nghĩa vụ cơ bản: (i) chi trả tiền hàng; (ii) nhận
hàng theo quy định của hợp đồng và của công ước.
+ Nghĩa vụ nhận hàng. Theo quy định tại điều 50 Công ước Viên 1980 thì nghĩa vụ nhận hàng của bên mua được
thể hiện ở hai hành vi, đó là: sẵn sàng tiếp nhận hàng và tiếp nhận hàng.
+ Nghĩa vụ thanh toán.
Nghĩa vụ thanh tốn theo đúng giá cả của hàng hóa. Theo quy định tại điều 55 Cơng ước Viên 1980 thì: người
mua có nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng cho người bán theo giá cả mà các bên đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng.
Nghĩa vụ thanh toán đúng địa điểm quy định. Theo quy định tại điều 57 Công ước Viên 1980 thì người mua có
nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng theo đúng địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu hợp đồng không quy định cụ
thể về địa điểm thanh tốn thì người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho người bán tại trụ sở của người bán
hoặc tại nơi giao hàng, hoặc tại nơi giao chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm cùng lúc với việc giao hàng hoặc
giao chứng từ.

Nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn. Theo quy định tại điều 58 Cơng ước Viên 1980 thì bên mua phải thanh tốn
tiền hàng theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng.
về nghĩa vụ thanh tốn của người mua thì Bộ ngun tắc UNIDROIT 2004 có nhiều quy định cụ thể, ngồi các
quy định tương tự như Công ước Viên 1980, Bộ nguyên tắc còn quy định thêm các vấn đề như: cơng cụ thanh tốn,
đồng tiền thanh tốn, khấu trừ từ các khoản thanh toán, đây thật sự là những quy định rất quan trọng vì thực tiễn
thanh tốn quốc tế là một vấn đề khá rắc rối, tuy nhiên do không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nên tác
giả sẽ khơng đi sâu vào phân tích vấn đề này.
Nói tóm lại, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tạo lập quyền và nghĩa vụ cho các bên tham
gia kí kết, các bên sẽ thực hiện hợp đồng thông qua việc thực hiện nghĩa vụ của mình trên cơ sở tính ràng buộc và
hiệu lực của hợp đồng; các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng những gì mà hợp đồng và luật áp dụng
cho hợp đồng quy định. Trường hợp ngược lại, trách nhiệm sẽ được đặt ra đối với bên khơng thực hiện nghĩa vụ của
mình. Phần tiếp theo của loạt bài về đề tài, tác giả sẽ phân tích về vấn đề này.
Câu 3: Đặc điểm, phân loại của Hối phiếu trong thanh toán quốc tế. Nghĩa vụ của người kí hối phiếu?
Khái niệm: Hối phiếu lag một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do 1 người kí phát cho một người khác, yêu cầu
người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể xác định được trong tương lại phải trả một số tiền nhất
định cho một người nào đó hoặc theo mệnh lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
Đặc điểm:
+ Tính trừu tượng:


HP được lập dựa trên các giao dịch hợp đồng cơ sở (giao dịch của HP thương mại là HDDTM; của ngân
hàng là HĐ cung ứng DV chuyển tiền kí kết giữa ngân hàng và người yêu cầu chuyển tiền), nhưng HP này trở thành
nghĩa vụ trả tiền độc lập với HĐ cơ sở.
Hiệu lực của HP không phụ thuộc vào nguyên nhân sinh ra hối phiếu. HP khống bị các nước cấm. (PH
khống là HP được hình thành trên cơ sở giao dịch).
+ Tính bắt buộc trả tiền.
Việc trả tiền của HP là vô điều kiện trừ khi HP kí phát sai luật.
Người kí phát là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc thanh toán cho người thụ hưởng (nếu đã chx
nhượng mà bị ng bị kí phát từ chối thanh tốn/chấp nhân).
+ Tính lưu thơng.

HP là chứng từ có giá, có tính trừu tg, và cps tính bắt buộc trả tiền nên HP có thể lưu thơng.
HP có thể dùng để thanh tốn tiền mua hàng/trả nợ, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, vay vốn, chiếc khấu
và tái chiếc khấu
+ HP là trái vụ một bên.
HP là một công cụ do ng phát hành yêu cầu ng bị kí phát thực hiện nghĩa vụ dân sự trả tiền, vì vậy nghĩa vụ dân
sự này có được thực hiện hay ko phụ thuộc vào sự chấp nhận của ng bị kí phát. HP sẽ vơ hiệu nếu bị ng kí phát từ
chối thãnh tốn q cách hợp pháp hoặc bị phá sản.
Phân loại:
Để phân loại Hối phiếu trong thanh toán quốc tế người ta căn cứ vào thời gian thanh toán, chứng từ đi kèm hay
người ký phát hối phiếu. Chúng ta hãy cùng đi sâu tìm hiểu các loại hối phiếu dưới đây:
*Căn cứ vào thời hạn thanh tốn
• Hối phiếu trả ngay: Hối phiếu trả ngay là Hối phiếu quy định Người bị kí phát phải trả tiền ngay khi Hối phiếu
được xuất trình. Tuy nhiên “trả ngay” ở đây còn phụ thuộc vào tập quán thanh tốn (đơi khi là trả vào ngày kế tiếp
của ngày xuất trình).
• Hối phiếu có kì hạn: Hối phiếu có kì hạn quy định người bị kí phát trả tiền khi Hối phiếu đến hạn thanh toán
ghi trên Hối phiếu (Nếu quy định thời hạn trả chậm Hối phiếu là X ngày kể từ ngày xuất trình thì ngày trả tiền là X
ngày tính từ ngày Người bị kí phát chấp nhận Hối phiếu trả đi)
*Căn cứ vào chứng từ đi kèm
• Hối phiếu trơn: Đây là loại Hối phiếu mà việc trả tiền chỉ dựa trên Hối phiếu, khơng dựa vào chứng từ kèm
theo. Trong thanh tốn quốc tế, loại Hối phiếu này thường dùng để thu tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng…
hoặc được dùng để đòi tiền mua hàng của nhà nhập khẩu tin cậy.
• Hối phiếu kèm chứng từ: Loại hối phiếu này được dùng khi việc trả tiền dựa trên cả Hối phiếu và chứng từ kèm
theo. Loại Hối phiếu này thường được sử dụng làm phương tiện đòi tiền của phương thức thanh tốn kèm chứng từ.
*Căn cứ vào tính chuyển nhượng
• Hối phiếu đích danh: Hối phiếu đích danh sẽ ghi rõ tên người thụ hưởng, không thể chuyển nhượng bằng cách
kí hậu. Loại Hối phiếu này ít được sử dụng trong thanh tốn quốc tế vì thường muốn thu tiền ng nước ngồi thì phải
chuyển nhượng Hối phiếu cho Ngân hàng
• Hối phiếu theo lệnh: Loại hối phiếu này sẽ ghi rõ tên người thụ hưởng kèm từ “Theo Lệnh”, có thể chuyển
nhượng dễ dàng bằng cách kí hậu, do đó được sử dụng rộng rãi trong thanh tốn.
*Căn cứ vào người kí phát Hối phiếu



• Hối phiếu thương mại: Đây là Hối phiếu do người bán kí phát địi tiền người mua khi người bán đã hoàn thành
nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng ngoại thương.
• Hối phiếu ngân hàng: Đây là hối phiếu do Ngân hàng phát hành ra lệnh cho Ngân hàng đại lí của mình trích 1
số tiền nhất định từ tài khoản của Ngân hàng phát hành Hối phiếu để trả cho người thụ hưởng chỉ định trên Hối
phiếu.
*Căn cứ vào trạng thái chấp nhận
• Hối phiếu chưa được kí chấp nhận
• Hối phiếu đã được người bị kí phát kí chấp nhận: có 2 loại Hối phiếu chấp nhận (1) Chấp phiếu thương mại, (2)
Chấp phiếu ngân hàng
*Căn cứ vào loại tiền ghi trên Hối phiếu
• Hối phiếu ngoại tệ
• Hối phiếu nội tệ
*Căn cứ vào cơ sở hình thành Hối phiếu
• Hối phiếu khống: Hối phiếu được lập mà không dựa trên giao dịch hợp đồng cơ sở nào.
• Hối phiếu thực: Hối phiếu thương mại (dựa trên Hợp đồng thương mại), Hối phiếu ngân hàng (dựa trên Hợp
đồng cung ứng dịch vụ chuyển tiền kí kết giữa Ngân hàng và người yêu cầu chuyển tiền).
Quyền và nghĩa vụ của người kí HP:
Quyền:
Tạo lập hối phiếu để địi tiền ng bị phát hoặc bất cứ ng nào chỉ định.
Tạo lập HP quy định việc trả tiền theo lệnh của ng kí phát hoặc theo lệnh của bất cứ ng nào do ng kí phát
chỉ định.
Nhận tiền từ người bị kí phát hối phiếu.
Xin chiếc khấu HP tại NH để nhận tiền trc khi HP đến hạn trả tiền.
Xin thế chấp HP tại NH để vay tiền.
Chuyển nhượng quyền hưởng lợi HP cho 1 hay nhiều ng hoặc hủy bỏ HP.
Các quyền pháp lý đối vs các lợi ích tương lai của HP như quyền khiếu nại trc tòa hay trọng tài khi có vi
phạm.
Nghĩa vụ:

Trg hợp HP đã đc chuyển nhượng cho ngkh mà ng đó ko thu đc tiền của HP thì ng kí phát phải có nghĩa vụ
trả tiền cho ng đó.
Ng kí phát đã kí tên ko phải tên mk sẽ phải chịu trách nhiệm như là kí tên mk.
Ng kí phát có thể phủ nhận hay hạn chế trch nhiệm của mk bằng lời văn ghi trên HP. Nhưng quy định này
chỉ có giá trị ràng buộc riêng đv ng kí phát HP.
- ký phát hối phiếu cho đúng luật, ký tên vào góc bên phải, phía dưới ở mặt thị trước tờ hối phiếu.
3. Hãy phân tích tính pháp lý của hành vi kí hậu hối phiếu. Hãy nêu các loại kí hậu hối phiếu.
Tính pháp lý của hành vi kí hậu hối phiếu:
• Kí hậu là việc người tụ hưởng ký vào mặt sau của tờ hối phiếu, rồi chuyển giao hối phiếu cho người được
chuyển nhượng. Về mặt pháp lý, hành vi ký hậu hối phiếu bao gồm:


Thừa nhận sự chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu cho người khác. Hành vi ký hậu này có tính trừu tượng, nghĩa
là người ký hậu không cần nêu lý do chuyển nhượng và cũng không cần thông báo cho người trả tiền, người ký
phát, người bảo lãnh và những người khác có liên quan đến hối phiếu, theo đó, người được chuyển nhượng
nghiễm nhiên trở thành người hưởng lợi hối phiếu. Mọi điều kiện kèm theo việc ký chuyển nhượng là khơng có
giá trị lớp kế tốn thực hành. Việc chuyển nhượng hối phiếu là sự chuyển nhượng tất cả các quyền phát sinh từ
hối phiếu. Trong trường hợp ký hậu có truy địi, hành vi ký hậu xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc
trả tiền đối với những người được chuyển nhượng, nếu như người trả tiền từ chối thanh tốn.
Các loại kí hậu hối phiếu:
• Ký hậu để trống: Là việc ký hậu không chỉ định người hưởng lợi hối phiếu do thủ tục ký hậu mang lại.
Người ký hậu chỉ ký tên ở mặt sau tờ hối phiếu hoặc có thể ghi thêm cụn từ chung chung như “ trả cho…” Với
cách ký hiệu này, người nào cầm phiếu sẽ trở thành người hưởng lợi hối phiếu, và việc chuyển nhượng tiếp theo
không cần phải ký hậu nữa, mà chỉ cần trao tay. Từ ký hậu để trống có thể chuyển thành ký hậu theo lệnh nếu
ghi câu “ trả theo lệnh ông X:”, hoặc chuyển thành ký hậu hạn chế nếu ghi câu “chỉ trả cho ơng X”.
• Ký hậu theo lệnh: Là việc ký hậu chỉ định một cách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu. Người ký hậu
chỉ ghi câu “ trả theo lệnh ông X” và ký tên do đó, người hưởng lợi hối phiếu là ai chỉ có thể suy đốn, bởi vì nó
phụ thuộc vào ý hcis của ông X. Nếu ông X ra lệnh trả cho người khác thì người đó sẽ trở thành người hưởng
lợi hối phiếu, cịn nếu ơng X im lặng, hoặc ghi câu “trả cho ơng X” thì chính ơng X là người hưởng lợi hối
phiếu. Ký hậu theo lệnh là loại ký hậu thơng dụng trong thanh tốn quốc tế.



Ký hậu hạn chế: Là việc ký hậu chỉ định đích danh người hưởng lợi hối phiếu và chỉ người này mà thơi.

• Ký hậu miễn truy địi: Là loại ký hậu, mà một khi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì người ký hậu hối phiếu
được miễn truy địi. Người ký hậu hối phiếu sẽ ghi thêm câu “ miễn truy địi” vào một trong ba loại ký hậu nói
trên. Ví dụ ghi: “trả theo lệnh ơng X, miễn truy địi” và ký tên hoặc “chỉ trả cho ơng X, miễn truy địi”. Khi hối
phiếu bị từ chối thanh tốn, thì tất cả những người ký hậu có ghi “ miễn truy địi” đều được miễn trách nhiệm
hồn trả tiền, cịn đối với những người khơng ghi câu “miễn truy địi” đều phải chịu trách nhiệm hồn trả tiền
cho bất cứ người nào được chuyển nhượng sau đó. Ký hậu miễn truy địi cũng là loại ký hậu thơng dụng trong
thanh tốn quốc tế.
Câu 4: Phân tích cac bước giải quyết tranh chấp theo quy định của WTO?
Quy trình giải quyết tranh chấp
Có các bước sau:
Tham vấn, hội thẩm, kháng cáo và phúc thẩm, DSB thông qua báo cáo, thi hành phán quyết.
a)

Giai đoạn tham vấn: là thủ tục bắt buộc (60 ngày)

b)

Giai đoạn hội thẩm

– Điều khoản tham chiếu, Lựa chọn thành viên của Ban hội thẩm: 0-20 ngày (+10 ngày)
– Xem xet vụ kiện và đưa ra báo cáo cuối cùng và nộp cho các bên: 6 tháng (trong trường hợp khẩn cấp: 3 tháng)
– Nộp báo cáo cho các thành viên của WTO (3 tuần)
– Thông qua báo cáo sơ thẩm (60 ngày)
Tổng thời gian: 12 tháng



c)

Kháng cáo và phúc thẩm (nếu có):

60 ngày, có thể gia hạn nhưng không quá 90 ngày
30 ngày thông qua báo cáo của cơ quan phúc thẩm
Tổng 15 tháng
d)

Thi hành phán quyết

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông qua báo cáo của ban hội thẩm hay cơ quan phúc thẩm, DSB tiến hành
họp để xem xét vấn đề thi hành khuyến nghị và phán quyết của DSB. Tại cuộc họp này bên thua kiện phải thông báo
cho DSB về các dự định của mình đối với việc thực hiện phán quyết. Nếu khơng thực hiện ngay thì phải thực hiện
trong m,ột thời gian hợp lý. Thời gian hợp lý đó là:
– Khoảng thời gian do nước thua kiện đưa ra và phải được DSB thông qua, nếu không được thơng qua thì:
– Do các bên thoả thuận.
– Do trọng tài quyết định, thời hạn này phải là thời hạn hợp lý và có thể dài hoặc ngắn nhưng không quá 15
tháng kể từ ngày ra phán quyết. Ban trọng tài này được thành lập một cách bắt buộc trong thời hạn 90 ngày kể từ
ngày ra phán quyết.
Sau 30 ngày sau khi hết thời hạn hợp lý mà bên thua kiện khơng thực hiện phán quyết thì các bên có thể đàm
phán về việc bồi thường cho nước thắng kiện trong khi chờ đợi nước thua kiện thực hiện. Trong trường hợp khơng
thống nhất việc bồi thường thì DSB xem xét việc cho phèp trả đũa trong khi chờ đợi việc thực hiện phán quyết.


Trả đũa song hành



Trả đũa chéo


+ Trong cùng một lĩnh vực
+ Trong các lĩnh vực khác nhau
+ Trong các hiệp định khác nhau.
Câu 5: Các nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế.
Các nguyên tắc của tổ chức thương mại thế c cũng là các nguyên tắc của thương mại quốc tế hiện nay. Để cho
thương mại thế giới được thực hiện và phát triển thì cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Ngun tắc thương mại khơng có sự phân biệt đối xử.
Trong luật WTO có hai nguyên tắc về chống phân biệt đối xử, đó là đối xử tối huệ quốc (viết tắt là ‘MFN’) và
đối xử quốc gia (viết tắt là ‘NT’). Nguyên tắc MFN được ghi nhận ngay tại Điều I của GATT 1994 (sau đây gọi là
‘GATT’) và tại Điều II (nhưng vẫn là quy định đầu tiên về nghĩa vụ chung) của GATS còn NT được quy định tại
Điều III GATT và quy định tại khoản 1 Điều XVII của GATS:
 Đãi ngộ tối huệ quốc ( MFN) là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của
nguyên tắc này được thể hiện ngay trong điều I Hiệp định GATT, điều II Hiệp định GATS và Điều IV Hiệp định
TRIPs. Theo nguyên tắc này nếu một quốc gia thành viên dành cho một quốc gia thành viên khác một sư đãi ngộ
hay miễn trừ về các lĩnh vực thương mại, thuế quan, vận tải và địa vị pháp lý công dân, thì cũng phải dành cho tất
cả các quốc gia thành viên cịn lại đãi ngộ và miễn trừ đó. Ví dụ trong thương mại hàng hoá nếu một nước thành
viên A dành cho sản phẩm của quốc gia thành viên B mức thuế quan ưu đãi thì quốc gia thành viên A cũng phải
dành cho sản phẩm cùng loại của các quốc gia thành viên còn lại mức thuế ưu đãi này.


Tuy nhiên việc áp dụng nguyên tắc Đãi ngộ tố huệ quốc này theo quy định của WTO cho phép các quốc gia
thành viên duy trì một số ngoại lệ:
1. Quyết định của Đại hội đồng GATT ngày 26.11.1971 về ” Đàm phán thương mại giữa các nước đang phát
triển” cho phép các nước đang phát triển đàm phán, ký kết những hiệp định thương mại để dành cho nhau những ưu
đãi hơn về thuế quan và khơng có nghĩa vụ phải áp dụng mức thuế ưu đãi này đối với hàng hoá của các nước phát
triển;
2. Quốc gia thành viên dành lợi thế cho các nước có chung đường biên giới nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi hàng
hoá vùng biên giới.
3. Điều 24 của GATT quy định các quốc gia thành viên của các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho

nhau sự ưu đãi hơn về thuế quan mang tính phân biệt đối xử với các quốc gia khác ngoài khu vực
4. Quyết định của đại hội đồng GATT ngày 25.6.1971 về việc thiết lập hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) chỉ áp
dụng cho hàng hoá xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Ý nghĩa tích cực của Nguyên tắc Đãi ngộ tối huệ quốc là:
+ Thứ nhất, nó có thể đảm bảo đáp ứng những nhu cầu nhập khẩu một cách có hiệu quả nhất, nâng cao hiệu quả
giá thành nhờ lợi thế so sánh;
+ Thứ hai, Biến đãi ngộ tối huệ quốc thành nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện, nhờ vậy mà có thể bảo vệ thành
quả của việc cắt giảm thuế quan song phương, và cịn có thể thúc đẩy việc thực hiện đa biên hoá;
+ Thứ ba, nhờ cam kết thực hiện Đãi ngộ tối huệ quốc mà có thể bắt buộc các nước lớn phải đối xử công bằng
với các nước nhỏ;
+ Thứ tư, nhờ cam kết đãi ngộ tối huệ quốc mà có thể tinh giản cơ chế quản lý nhập khẩu và bảo đảm các chính
sách thương mại rõ ràng hơn.
Mặc dù đây là nguyên tắc quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng tự do hóa thương mại nhưng
GATT/WTO vẫn công nhận một số các ngoại lệ sau đây:
+Chế độ ưu đãi đặc biệt:
Đây là chế độ ưu đãi đặc biệt về thuế quan truyền thống giữa một số nước thành viên hình thành trong thời kỳ
chế độ thuộc địa, tồn tại trước khi hiệp định GATT 1947 ra đời. Chế độ ưu đãi đặc biệt của thuế quan là các đặc lợi
về thuế quan mang tính phân biệt đối xử vì chỉ áp dụng riêng giữa một số nước với nhau hoặc trong một khu vực
nhất định.
Tuy mục tiêu của GATT 1947 là tự do hóa thương mại và chống phân biệt đối xử giữa các nước thành viên
nhưng khi ra đời năm 1947 đã khơng thể xóa ngay bỏ lập tức và toàn bộ các ưu đãi thuế quan này. Do đó, nó đã
buộc phải chấp nhận sự tồn tại của chế độ ưu đãi đặc biệt này như một ngoại lệ nhưng với các điều kiện sau:
Thứ nhất là các ưu đãi này chỉ giới hạn trong thuế quan đối với hàng nhập khẩu mà không cho phép ưu đãi đặc
biệt về thuế quan xuất khẩu, hạn chế xuất nhập khẩu và các hạng mục khác,...
Thứ hai là ưu đãi đặc biệt này chỉ giới hạn giữa một số nước thành viên đã được chấp nhận mà không được phép
thiết lập các loại ưu đãi mới khi 1947 ra đời (khoản 2 điều 1 và phụ lục liệt kê cụ thể các ưu đãi đặc biệt này),...
Thứ ba là không cho phép tăng sự chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi đặc biệt đã có khi thành lập năm 1947 với
thuế suất tối huệ quốc g một khu vực nhất định.
+ Hội nhập kinh tế khu vực



Theo quy định tại điều 24 GATT 1994 thì nguyên tắc đối xử tối huệ quốc sẽ không áp dụng đối với khu vực mậu
dịch tự do hoặc đồng minh thuế quan. Nói cách khác là hội nhập kinh tế khu vực cụ thể là đồng minh thuế quan và
khu vực mậu dịch tự do được coi là ngoại lệ của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.
GATT 1947 thừa nhận rằng khu vực thực trạng dịch tự do và đồng minh thuế quan giữa các nước thành viên sẽ
có thể thúc đẩy tự do hóa thương mại tạo ra hiệu quả thương mại giữa các nước trong khối. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là
sự tự do thương mại giữa các nước trong khối mà thôi cho nên mặt trái của việc thành lập khu vực mậu dịch tự do và
đồng minh thuế quan là tạo ra rào cản phân biệt đối xử với các nước ngoài khối. Tùy theo mức độ của các rào cản
này mà có thể nhập khẩu của các nước ngồi phối có hiệu suất cao lại bị thay thế của sản phẩm có hiệu suất thấp của
các nhà sản xuất trong khối. Chính vì những đặc điểm trên mà GATT 1947 đã đưa ra một số điều kiện sau đây đối
với sự thành lập khu vực mậu dịch tự do hay đồng minh thuế quan:
Thứ nhất thuế quan và các rào cản thương mại khác về mặt thực chất giữa các nước trong khu vực phải được dỡ
bỏ hoàn toàn
Thứ hai, thuế quan và các rào cản thương mại khác đối với các nước ngoài khu vực không được phép tăng hơn
so với trước khi thành lập đồng minh thuế quan hay khu vực mậu dịch tự do;
Thứ ba, đồng minh thuế quan, khu vực mậu dịch tự do phải được xây dựng theo lịch trình hợp lý trong một
khoảng thời gian hợp lý.
+ Các biện pháp đặc biệt đối với các nước đang phát triển (Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập).
Ngoại lệ tiếp theo của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc là ưu đãi đặc biệt đối với các nước đang phát triển.Biện
pháp đối xử đặc biệt mà ngay từ khi thành lập từ khi thành lập GATT 1947 đã cho phép các nước đang phát triển áp
dụng là hỗ trợ Chính Phủ với phát triển kinh tế. Biện pháp này được quy định tại Điều 18, theo đó các nước thành
viên đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế sẽ được phép tiến hành những hạn chế nhập khẩu cần
thiết phục vụ cho phát triển kinh tế với một số điều kiện nhất định.
Sau đó vào những năm 60 của thế kỉ XX cùng với những thay đổi về kinh tế chính trị trên thế giới, xuất phát từ
sự chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước phát triển, một số nước đang phát triển đã đấu tranh đòi được
hưởng nhiều ưu đãi hơn trong thương mại quốc tế và đã đề xuất một biện pháp đặc biệt mới theo đó các nước phát
triển sẽ phải dành cho các nước đang phát triển những ưu đãi về thương mại có lợi hơn so với các ưu đãi dành cho
nước thứ ba khác. Dựa trên đề xuất này mà chế độ ưu đãi phổ cập (GSP) đã được chấp nhận đưa vào áp dụng trong
GATT 1947 từ năm 1971. Vì được áp dụng trong lĩnh vực thuế quan cho nên nó cịn được gọi với cái tên là chế độ
ưu đãi thuế quan phổ cập.

Khi WTO ra đời bên cạnh GSP, các đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) dành cho các nước đang phát triển cịn
được cụ thể hóa trong các hiệp định của WTO. Cách đối xử đặc biệt và khác biệt này bao gồm: hưởng một số ưu đãi,
miễn trừ thực hiện nghĩa vụ trong một thời gian nhất định và trợ giúp về mặt kỹ thuật
+ Các ngoại lệ khác
Bên cạnh các ngoại lệ nêu trên GATT 1994 còn quy định một số các trường hợp không được phép, một số các
trường hợp không áp dụng nguyên tắc đối xử tối huệ quốc mà không cần phải xin phép hoặc thơng qua thủ tục đặc
biệt nào, đó là các biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức, trật tự công cộng, bảo vệ sinh mạng và cuộc sống của con
người, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên,...( điều 20) các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc gia (điều 21),.. Ngoài
ra trong trường hợp một nước thành viên được công nhận miễn trừ nghĩa vụ một cách tạm thời theo thủ tục nhất
định của GATT thì lúc đó sẽ khơng phải thực hiện nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc (Điều 25).
 Chế độ đãi ngộ quốc gia.
Nếu như nguyên tắc MFN không cho phép các thành viên phân biệt đối xử không công bằng đối với sản phẩm
cùng loại của các quốc gia khác nhau thì nguyên tắc NT không cho phép các quốc gia thành viên có sự phân biệt đối
xử khơng bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá nội địa.


Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia được quy định tại điều III GATT, điều XVII GATS và điều III TRIPs . Theo
nguyên tắc này hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngồi sau khi đã qua thủ tục hải quan (đã trả các
khoản thuế được luật định) hay được đăng ký bảo hộ thì phải được đối xử bình đẳng như hàng hố, dịch vụ, quyền
sở hữu trí tuệ trong nước.
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia không cho phép các quốc gia thành viên hạn chế số lượng hàng hoá nhập khẩu và
xuất khẩu, trừ một số ngoại lệ được quy định rõ trong các hiệp định của WTO, cụ thể:
– Điều XVII và điều XVIII (b), mất cân đối can cân thanh toán.
– Điều XVIII (c) nhằm mục đích bảo vệ nghành cơng nghiệp non trẻ trong nước.
– Điều XIX – bảo vệ ngành sản xuất trong nước nhằm chống lại sự gia tăng đột ngột của hàng nhập khẩu hay để
đối phó với việc một mặt hàng trở nên khan hiếm trên thị trường nội địa do xuất khẩu quá nhiều.
– Điều XX – vì lý do sức khoẻ và vệ sinh.
– Điều XXI – vì lý do an ninh quốc gia.
-


Các ngoại lệ của nguyên tắc đối xử quốc gia được áp dụng trong hệ thống thương mại đa phương.

Nhằm đảm bảo lợi ích của các thành viên trong quan hệ kinh tế thương mại không gây ảnh hưởng lớn đến nền
kinh tế, trong khuôn khổ hệ thống thương mại đa phương, thực hiện nguyên tắc đãi ngộ quốc gia có một số ngoại lệ
sau:
+ Có sự phân biệt đối xử trong mua sắm (hàng hố) bởi các cơ quan chính phủ.
Mua sắm chính phủ cịn gọi là mua sắm cơng cộng, là việc mua sắm hàng hố và dịch vụ của chính phủ hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phục vụ cho mục đích sử dụng. Ở nhiều nước, việc mua sắm chính phủ ước tính
chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội GDP.
GATT - WTO không bắt buộc các nước thành viên tham gia hiệp định về mua sắm của chính phủ. Nếu một nước
thành viên không tham gia hiệp định về mua sắm của chính phủ sẽ khơng có nghĩa vụ thực hiện chế độ đãi ngộ quốc
gia về lĩnh vực này. Nhà nước có thể dành ưu đãi, đối xử thuận lợi hơn cho hàng hoá và các nhà cung cấp trong
nước hoặc nước ngoài.
+ Ngoại lệ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà nước áp dụng biện pháp dành cho các nhà đâu tư nước ngoài những ưu đãi hơn hẳn so với các nhà đầu tư
trong nước nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.
+ Ngoại lệ dành cho các nhà đầu tư trong nước.
Nhà nước áp dụng biện pháp dành cho các nhà đầu tư trong nước những ưu đãi hơn hẳn so với các nhà đầu tư
nước ngoài nhằm bảo hộ một phần sản phẩm và các nhà sản xuất trong nước. Nhà nước áp dụng các biện pháp tại
biên giới đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc các hạn chế định lượng riêng đối với hàng hóa nhập khẩu.
2. Nguyên tắc tự do thương mại (nguyên tắc mở cửa thị trường) và tạo ra mơi trường cạnh tranh ngày
càng bình đẳng .
Mục tiêu cơ bản của WTO là thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại, tức là thương mại giữa các quốc gia ngày
càng tự do hơn bằng cách tháo bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia.
Để thực hiện nguyên tắc này WTO có chức năng tổ chức thực hiện các cuộc đàm phán đa phương để các quốc
gia thành viên có thể liên tục thỏa thuận về các biện pháp cắt giảm và tiến tới tháo bỏ hoàn toàn mọi trở ngại thuế
quan và phi thuế quan.
Bản chất của nguyên tắc này mở cửa thị trường quốc gia cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của nước ngoài.



WTO là tổ chức được thành lập nhằm tăng cường và thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng giữa các quốc gia
thành viên. Ý nghĩa của nguyên tắc này thể hiện ở chổ thông qua cạnh tranh lành mạnh chất lượng hàng hoá ngày
càng được nâng cao cùng với năng suất lao động.
Một khía cạnh nữa của nguyên tắc này đó là sự giản thiểu tối đa sự can thiệp của nhà nuớc vào hoạt động thương
mại bằng các hình thức như trợ giá, bù lỗ.
3. Nguyên tắc minh bạch ổn định trong thương mại
Bằng nguyên tắc này WTO quy định các nước thành viên có nghĩa vụ phải bảo đảm tính ổn định rõ ràng và có
thể dự báo được trong thương mại quốc tế, có nghĩa là các chính sách, luật pháp về thương mại quốc tế phải rõ ràng,
minh bạch, phải thông báo mọi biện pháp đang áp dụng cho thương mại quốc tế. Ví dụ các quốc gia không thể đơn
phương tăng thuế nhập khẩu, mà chỉ có thể tăng thuế nhập khẩu sau đã tiến hành đàm phán lại và đã đền bù thỏa
đáng cho lợi ích của các bên bị thiệt hại do chính sách tăng thuế đó.
Tính dự báo được của các chính sách thương mại quốc tế của quốc gia, nhằm giúp các nhà kinh doanh nắm rõ
tình hình thương mại quốc tế hiện tại cũng như trong tương lai gần để họ có thể áp dụng hay sẽ áp dụng những đối
sách thích hợp.
Nguyên tắc này tạo sự ổn định cho môi trường kinh doanh thương mại quốc tế.
4. Nguyên tắc dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển những điều kiện thuận lợi hơn.
Theo thông lệ chung và theo quy định WTO các quốc gia chậm phát triển là các quốc gia có thu nhập bình quân
ít hơn 1000 USD /người/ năm. – VN của chúng ta thuộc loại này.
– Các nước đang phát triển là các quốc gia có thu nhập từ 1000-6000USD/người/ năm. Hiện nay 3/4 số thành
viên của WTO là các quốc gia đang phát triển vì vậy một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là dành những
điều kiện đối xử đặc biệt cho các quốc gia này để khuyến khích phát triển và cải cách nền kinh tế của họ. Nội dung
của nguyên tắc này được thể hiện trong các ưu đãi sau:
– Cho lùi lại thời gian thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ các nước chậm phát triển được phép kéo dài 6 năm so với các
nước phát triển trong việc mở cửa thị trường viễn thông cho cạnh tranh nước ngoài.
– Được hưởng một số biện pháp trợ cấp cho xuất khẩu và nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa, các
biện pháp trợ cấp khác nhằm làm giảm giá thành sản phẩm nội địa cũng như làm tăng giá thành của sản phẩm nhập
khẩu (theo quy định của điều XVII Đãi ngộ đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong thời gian 8 năm kể từ
ngày gia nhập WTO được sử dụng các loại trợ cấp nói trên) hay hồn tồn khơng áp dụng các quy định về trợ cấp
xuất khẩu cho các nước chậm phát triển.
Theo nguyên tắc này các nước chậm phát triển và đang phát triển có thêm một thời gian quý báu để sắp xếp lại

sản xuất, thay đổi công nghệ và áp dụng những biện pháp khác để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm của mình.
Câu 6: Phân tích các phương thức thanh tốn trong thương mại quốc tế.
1.

Phương thức chuyển tiền (Remittance)

Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất. Ở đây, người mua ( người nhập khẩu) thông
qua ngân hàng gửi tiền trả cho người bán ( người xuất khẩu). Loại này ít được dùng trong thanh tốn quốc tế vì việc
trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua, bởi phương thức trả tiền này không đảm bảo quyền lợi của người
bán. Chỉ trong nghiệp vụ trả tiền ứng trước, trả tiền hoa hồng…. người ta mới dùng phương thức này
Phương tiện thanh toán được dùng trong phương thức chuyển tiền gồm trả tiền bằng điện, (Telegraphic
Transfer- T/T) và trả tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T). Trả tiền bằng điện hay bằng thư đều phải qua ngân hàng
làm trung gian trả tiền. Do đó, người chuyển tiền phải trả thủ tục phí cho ngân hàng. Nếu trả tiền bằng điện cịn phải
trả them điện phí nữa
2. Phương thức thanh toán bằng cách ghi sổ (Open Account)


Phương thức thanh toán này được thực hiện bằng cách người xuất khẩu mở một tài khoản, trên đó ghi khoản
tiền mà người nhập khẩu nợ về tiền mua hàng hóa hay các khoản chi phí khác liên quan đến việc mua hàng.Người
nhập khẩu định kỳ (hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm một lần). Thanh tốn khoản nợ hình thành trên tài khoản
của người xuất khẩu
Phương thức thanh toán ghi sổ thực chất là một hình thức tín dụng thương nghiệp. Thanh toán ghi sổ được áp
dụng rộng rãi trong thanh tốn nội địa nhưng ít được dùng trong thanh tốn quốc tế bởi nó khơng có sự đảm bảo đầy
đủ cho người xuất khẩu kịp thời thu tiền hàng. Phương thức thanh tốn này địi hỏi sự tin cậy rất cao của người xuất
khẩu đối với người nhập khẩu, chủ yếu được áp dụng trong việc thanh toán:
Giữa các chi nhánh ở các nước khác nhau của cùng một cơng ty
Giữa các cơng ty có quan hệ mua bán lâu đời và thường xuyên, đặc biệt trong việc mua bán những lượng hàng
không lớn lắm
Tiền hoa hồng và tiền hàng gửi bán
3. Phương thức nhờ thu (Collection of Payment)

Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của nhờ thu là “ Quy tắc thống nhất về nhờ thu” của Phòng Thương mại
quốc tế, bản sửa năm 1995 (Uniform Rules for the Collection, 1995 Revision No.522, ICC).Bản quy định này cũng
là những quy định pháp lý tùy ý, có nghĩa là muốn áp dụng nó, các bên phải thỏa thuận thống nhất và đưa vào trong
hợp đồng
Nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán, sau khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một
dịch vụ cho khách hàng thì ký phát hối phiếu địi tiền người mua, rồi đến ngân hàng nhờ thu hộ mình số tiền ghi trên
hối phiếu đó. Phương thức nhờ thu cịn có 2 laoij là nhờ thu phiếu troen và nhờ thu phiếu kèm chứng từ.
3.1. Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection)
Nhờ thu phiếu trơn là khi người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền của hối phiếu ở người mua mà khơng kèm theo
điều kiện gì cả. Cùng với việc gửi hàng hóa cho người mua, người bán gửi thẳng chứng từ để người mua đi nhận
hàng.
Phương thức này khơng thích hợp trong thanh tốn quốc tế bởi nếu người mua khơng tốt thì hộ có thể nhận
hàng nhưng lại gây khó khăn trong việc trả tiền cho người bán, hoặc người mua trả tiền hối phiếu (đối với hối phiếu
trả tiền ngay) nhưng họ không biết người bán giao hàng như thế nào vì chứng từ gửi hàng khơng đi kèm hối phiếu.
Chính vì vậy, trong ngoại thương, người ta ít dùng phương thức này, chỉ trong thanh tốn phi mậu dịch như thu cước
vận tải, phí bảo hiểm, hoa hồng… phương thức này mới được áp dụng
3.2. Nhờ thu kèm chưng từ (Documentary Collection)
Nhờ thu kèm chứng từ là trường hợp người bán chuyển cho ngân hàng hối phiếu cùng vơi một chứng từ gửi
hàng để nhờ thu tiền ở người mua vơi điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (hối phiếu có
kỳ hạn trong trường hợp bán chịu) thì ngân hàng mới giao toàn bộ chứng từ để đi nhận hàng. Phương thức này cho
phép người xuất khẩu giữ quyền kiểm sốt hàng hóa cho đến khi được thanh tốn hoặc đảm bảo thanh tốn. Nói
chung, người xuất khẩu giao hàng và sau đó lập các chứng từ thương mại như hóa đơn và chứng từ sở hữu, sau đó
gửi chứng từ kèm với hối phiếu cho ngân hàng địa diện cho người xuất khẩu. Ngân hàng sẽ chỉ giao chứng từ sở hữu
cho người nhập khẩu nếu người nhập khẩu thanh toán hối phiếu hoặc chấp nhận thanh tốn vào một thời điểm trong
tương lai. Có hai khả năng:
Nhờ thu tiền đổi chứng từ – (Document against Payment – D/P). Phương thức này được sử dụng trong trường
hợp mua hàng trả tiền ngay. Người bán, sau khi giao hàng, lập đầy đủ các chứng từ cần thiết (theo thỏa thuận trong
hợp đồng) mang đến ngân hàng nhờ thu hộ. Ngân hàng này chọn ngân hàng đại lý ở nước người mua để thu hộ số
tiền đó. Ngân hàng đại lý báo cho người mua biết và chỉ trao chứng từ cho người mua đi nhận hàng nếu người mua
đến trả tiền ngay hối phiếu đó (người nhập khẩu thanh toán hối phiếu để nhận chứng từ sở hữu hàng hóa). Sauk hi



thu được tiền, ngân hàng đại lý chuyển số tiền nhờ thu cho ngân hàng ủy thác để giao cho người bán, đồng thời thu
thủ tục phí thu hộ và các chi phí khác liên quan. Chi phí này, thơng thường do người bán chịu.
Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Document agaist Acceptance – D/A). Phương thức này được sử dụng trong
trường hợp bán hàng với điều kiện cấp tín dụng cho người mua.Trình tự tiến hành và nội dung giống như ở D/P, chỉ
khác là người nhập khẩu chấp nhận trả tiền hối phiếu (có kỳ hạn) để nhận chứng từ sở hữu hàng hóa để đi nhận
hàng. Bằng việc chấp nhận hối phiếu, người nhập khẩu công nhận trách nhiệm thanh tốn hợp pháp vơ điều kiện của
mình theo các khoản của hối phiếu. Hối phiếu có chữ ký chấp nhận của người mua được ngân hàng chuyển lại cho
người bán. Đến khi hối phiếu đến hạn trả tiền, người mua phải trả tiền cho người hưởng lợi của hối phiếu. Trong
giấy ủy nhiệm ngân hàng thu tiền hộ, người bán thương nêu rõ các cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể để ngân
hàng căn cứ vào đó mà giải quyết.
Trong phương thức này, có hai ngân hàng tham gia: ngân hàng của người xuất khẩu (gọi là ngân hàng chuyển)
và ngân hàng ở nước người mua (gọi là ngân hàng thu hoặc xuất trình vì họ xuất trình chưng từ có liên quan cho
người bị ký phát). Q trình chuyền thơng tin hơi mất thời gian này khiến cho những chỉ thị ban đầu chính xác và
đầy đủ của người xuất khẩu có ý nghĩa sống cịn. Vì lý do đó, ngân hàng chyển nói chung thường yêu cầu người
xuát khẩu điền một đơn nhờ thu để giúp người xuất khẩu dễ dàng thông báo chỉ thị cho ngân hàng. Trên cơ sở chỉ thị
này, ngân hàng lập một lệnh nhờ thu được chuyền cho ngân hàng nhờ thu trong bộ chứng từ nhờ thu. Các bước thực
hành trong nhờ thu được tiêu chuẩn hóa trong các quy định thống nhất về nhờ thu của ICC
*)Ưu điểm và nhược điểm của phương thức nhờ thu
Ưu điểm của nhờ thu đối với người bán là sử dụng cách này tương đối dễ và không tốn kém, và người bán
được ngân hàng giúp khống chế và kiểm soát được chứng từ vận tải cho đến khi được đảm bảo thanh tốn. Lợi ích
đối với người mua là khơng có trách nhiệm phải trả tiền nếu chưa có cơ hội để kiểm tra các chứng từ và cả hàng hóa
trong một số trường hợp (như khi kiểm tra trong một khoa ngoại quan)
Nhược điểm đối với người xuất khẩu là có một số rủi ro như: Rủi ro người nhập khẩu không chấp nhận hàng
được gửi bằng cách khơng nhận chứng từ; rủi ro tín dụng của người nhập khẩu, rủi ro chính trị ở nước nhập khẩu, và
rủi ro hàng có thể bị hải quan giữ. Quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về người xuất khẩu, song hàng hóa đã gửi đi
mà khơng có người nhận sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ và tiền thu về chậm, người bán có thể gặp khó khăn về
vốn. Do vậy, một người xuất khẩu cẩn thận sẽ phải có báo cáo về tình hình tín dụng của người mua cũng như bản
đánh giá rủi ro quốc gia

Người nhập khẩu chỉ chịu một rủi ro trong nhờ thanh tốn đổi chứng từ là hàng được gửi có thể khơng giống
nhứ đã ghi trong hóa đơn và vận đơn, nhưng rủi ro náy nói chung khơng thể tránh khỏi trừ khi người nhập khẩu yêu
cầu một giấy chưng nhận kiểm định trong bộ chưng từ.
Ngân hàng không chịu rủi ro nào trong nhờ thu (trừ khi do sự bất cẩn của chính họ trong q trình thực hiện các
hướng dẫn). Đây là một lý do vì sao nhờ thu nói chung ít tốn kém hơn nhiều, nếu xét về chi phí ngân hàng, so với tín
dụng chứng từ
Trong đàm phán, nhờ thu chứng từ có thể được coi là sự lựa chọn trung gian có lợi. Nếu xét về các ưu điểm
tương đối vơi người bán và người mua, nó nằm giữa bán hàng trả chậm (lợi cho người mua) và thu tín dụng (lợi cho
người bán). Do đó, người bán thường thích nhờ thu chứng từ hơn thu tín dụng mà người bán đề nghị.
4. Phương thức tín dụng chứng từ
Phương thưc tín dụng chưng từ là phương thức thanh tốn theo thỏa thuận, trong đó, một ngân hàng (ngân
hàng mở tín dụng), theo yêu cầu của một khách hàng (người xin mở tín dụng) sẽ trả tiền cho người thư ba hoặc tả
cho bất kỳ người nào theo lệnh của người thứ ba đó (người hưởng lợi) hoặc sẽ trả, chấp nhận, mua hối phiếu do
người hưởng lợi phát hành hoặc cho phép một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận hoặc mua hối phiếu khi xuất trình
đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều kiện đặt ra đều được thực hiện đầy đủ.
Việc sử dụng tín dụng chứng từ được điều chỉnh bằng một bộ quy định của Phòng thương mại quốc tế – ICC
(The Uniform Customs & Practice for Documentary Credits, 1993 Revision ICC Publication No 500), thường gọi là
UCP 500. Cùng với tòa án trọng tài và Incoterms, Phòng thương mại quốc tế (ICC) được biết đến trước nhất bằng


UCP. UCP thường được viễn dẫn như một ví dụ điển hình về tính hiệu quả hơn hẳn của hệ thống văn bản điều chỉnh
thương mại quốc tế so với các hiệp định, quy định của chính phủ hoặc các luật về án lệ. Thực tế, các luật gia đã coi
UCP là một văn bản luật thành công nhất trong việc thống nhất các luật và tập quán thương mại trong lịch sử thương
mại thế giới
Bản UCP đầu tiên được thơng qua năm 1929, sau đó bản sửa đổi năm 1939 đã được chấp nhận rộng rãi ở Châu
Âu. Các bản sửa đổi tiếp theo được thông qua năm 1951 và 1962 đã được các ngân hàng áp dụng trên toàn thế giới.
Các bản sửa đổi sau này, bổ sung thêm các nội dung được chuẩn hóa và nang cao về kỹ thuật nghiệp vụ được thông
qua năm 1974 và 1983.Bản UCP 500 hiện nay đang sử dụng có hiệu lực từ ngày 01/01/1994. Các bản sửa đổi
thường xuyên cho phép ucp có thể bắt kịp những tiến bộ trong tập quán ngân hàng. Kết quả là, UCP có thể coi là
hữu ích và thực tế hơn bất kỳ một luật hay hiệp ước nào

UCP cũng là một bản quy định linh hoạt hơn nhiều so với bất kỳ luật quốc gia hay một văn bản luật quốc tế
nào. UCP không phải là luật bắt buộc mà chỉ áp dụng khi các ngân hàng tự nguyện đưa UCP vào các hợp đồng trên
cơ sở đó hình thành nên các quan hệ tín dụng. Về cơ bản, UCP là sự thể chế hóa các tập qn thơng lệ thương mại
quốc tế, dựa trên kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại, người xuất khẩu và người nhập khẩu.
Về tác dụng pháp lý của các quy định trong ICC về thư tín dụng trên toàn thế giới, quy định cơ bản là các quy
định UCP là cơ sở hình thành hợp đồng. Do vậy, các mẫu đơn xin mở thư tín dụng nói chung có ghi một điều rằng
thư tín dụng là đối tượng điều chỉnh của UCP 500.Xét về mặt pháp lý đó được coi là sự thể hiện sự mong muốn của
các bên áp dụng thư tín dụng theo các quy định của UCP 500
Sau gần 10 năm sử dụng, UCP 500 đã có được ảnh hưởng rộng lớn đến nỗi ở mỗi nước UCP đều được coi là
giá tri pháp lý, hoặc ít nhất có hiệu lực của một tập quán thương mại. Tuy nhiên, ở một số nước khác như Anh, UCP
khơng có giá trị pháp lý chính thức và chỉ áp dụng khi các bên đưa các quy định này một cách cụ thể vào thư tín
dụng bằng việc chính thức dẫn chiếu UCP trên mẫu thư tín dụng. Ở Mỹ, Bộ luật thương mại thống nhất điều chỉnh
việc sử dụng thư tín dụng, nhưng ở một số bang UCP lại được coi là giá trị điều chỉnh khi các bên đã đưa UCP vào
thư tín dụng hoặc khi UCP là tập quán thương mại.
Bẳn quy tắc UCP mang tính chất pháp lý tùy ý, có nghĩa là khi muốn áp dụng nó, các bên phải thỏa thuận khác
đi, miễn là có dẫn chiếu. Hiện nay ở Việt nam, các ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh doanh ngoại thương đã
thống nhất sử dụng bản quy tắc này để điều chỉnh các quan hệ áp dụng thư tín dụng quốc tế giữa Việt nam và nước
ngoài.
5. Phương thức thư ủy thác mua (Authority to Purchase – A/P)
Thư ủy thác mua là thư do ngân hàng nước người mua viết cho ngân hàng ở nước ngoài theo yêu cầu của người
mua yêu cầu ngân hàng này thay mặt để mua hối phiếu của người ký phát cho người mua. Ngân hàng đại lý căn cứ
vào điều khoản của thư ủy thác mua mà trả tiền hối phiếu, ngân hàng bên mua thu tiền của người mua và giao chứng
từ cho họ.
Có phương thức này là bởi các nước giàu, khi dùng phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ thường viện cớ
rằng ngân hàng những nước nghèo khơng đủ tín nhiệm nên khơng thể tự mình đảm bảo cho thư tín dụng của mình
mở cho thương nhân xuất khẩu ở các nước giàu. Do đó, ngân hàng đó phải đem vốn gửi trước tại ngân hàng nước
giàu thì mới có thể mở thư tín dụng được
Thư ủy thác mua khác phương thức tín dụng chứng từ ở những điểm sau:
Dùng thư ủy thác mua không phải dựa trên sự tín nhiệm của ngân hàng bên mua, mà là yêu cầu ngân hàng đại lý
ở nước ngoài đảm bảo trả tiền hối phiếu của người bán ký phát, cho nên ngân hàng bên mua phải mang một số ngoại

tệ tương đương với số tiền hối phiếu gửi trước ở ngân hàng nước ngoài. Như vậy, phương thức này khơng dựa trên
tín nhiệm đảm bảo mà là tiền mặt đảm bảo (ký quỹ)
Trong phương thức tín dụng chứng từ, người bán có thể mang hối phiếu đến ngân hàng nào chiết khấu cũng
được, vì họ tin rằng hối phiếu này được ngân hàng mở thư tín dụng đảm bảo trả tiền, nhưng trong phương thức thu
ủy thác mua, do người trả hối phiếu là người nhập khẩu nên người bán chỉ có thể đem hối phiếu đến ngân hàng
thông báo được ủy thác mua hối phiếu để lĩnh tiền


Trong phương thức tín dụng chứng từ, khi người bán muốn nhận tiền ngay ở ngân hàng thông báo hoặc đem
chiết khấu hối phiếu cho một ngân hàng nào đó thì phải chịu chi phí chiết khấu. Trái lại, trong phương thức thư ủy
thác, khi người bán mang hối phiếu đến ngân hàng thơng báo thì ngân hàng này phải trả tiền hối phiếu đó, người bán
khơng phải trả tiền lợi tức chiết khấu. Lợi tức này do người mua chịu (lợi tức số tiền hối phiếu kể từ ngày ngân hàng
thông báo trả tiền hối phiếu cho đến ngày thu hồi hối phiếu ở người mua). Khi tả tiền cho ngân hàng, người mua
đồng thời trả luôn số tiền đó
6.Thư bảo đảm trả tiền (Letter of Guarantee – L/G)
Ở đây, ngân hàng bên người mua, theo yêu cầu của người mua viết cho người bán một cái thư, gọi là thư “bảo
đảm trả tiền”, bảo đảm sẽ trả tiền hàng sau khi hàng của bên bán đã đến địa điểm mà các bên quy định
Phương thức thư bảo đảm trả tiền khác với phương thức tín dụng chứng từ và phương thức ủy thác mua ở chỗ
phương thức này căn cứ vào hàng hóa để trả tiền cịn hai phương thức trên căn cứ vào chứng từ để trả tiền.
Thanh toán theo phương thức thư bảo đảm trả tiền có 3 loại:
+ Hàng đến trả tiền : Khi hàng đến bến và dỡ xuống xong, ngân hàng mở thư bảo đảm trả tiền hoặc ngân hàng
đại lý của nó ở các của khẩu điện cho đại lý ở nước ngồi trả tiền cho người bán. Người ta cịn quy định là nếu như
đại lý ở nước ngồi khơng nhận được điện của ngân hàng trong nước thông báo trả tiền thì mấy ngày sau khi người
bán xuất trình cho ngân hàng chứng nhận công ty thuê tàu chứng nhận hàng đã đến bến và dỡ xuống xong thì ngân
hàng tự động trả tiền cho người bán. Cách trả tiền này áp dụng đối với những người bán tương đối tín nhiệm và đối
với hàng hóa khơng cần kiểm nghiệm
+ Kiểm nghiệm xong trả tiền: Sauk hi hàng hóa đến bến và kiểm nghiệm xong, nếu hàng hóa đúng quy cách, số
lượng và chất lượng, người mua mới trả tiền. Cách này trả tiền thường được áp dụng đối với những mặt hàng nhìn
bề ngồi khó xét được phẩm chất hoặc nguyên đai, nguyên kiện
+ Hàng đến trả tiền một phần, phần cịn lại trả sau khi có kết quả kiểm nghiệm. Phương pháp này đảm bảo hàng

hóa đến bến an toàn, đúng chất lượng và chủng loại, chủ động trong thời gian trả tiền, không bị đọng vốn. Nhược
điểm của nó là giá hàng cao bởi người bán bị thiệt thịi nhiều nên thường nâng giá hàng.
Câu 7: Tính chất pháp lí và mục đích sử dụng Incoterms.
1.Tính chất pháp lí của Incoterms
Tính chất pháp lí của Incoterm được thể hiện qua việc Incoterms chính là văn bản do ICC ban hành, mà ICC là
một tổ chức mang tính chất hiệp hội nghề nghiệp (phi chính phủ, phi quyền lực) chứ khơng phải tổ chức liên chính
phủ (có quyền lực) nên Incoterms chỉ có tính chất pháp lí tùy biến đối với các hội viên cũng như các bên liên quan.
Như vậy tức là khơng mang tính chất pháp lí bắt buộc thực hiện đương nhiên như văn bản pháp luật.
Tính chất pháp lý tùy ý của Incoterms thể hiện ở các điểm chính sau:
(1) Tất cả các phiên bản Incoterms đều còn nguyên hiệu lực, nghĩa là phiên bản sau khơng phủ nhận phiên bản
trước. Do đó, khi dẫn chiếu trong hợp đồng mua bán phải nõi rõ là áp dụng phiên bản Incoterms nào. ke toan san
xuat
(2) Chỉ khi trong hợp đồng mua bán có dẫn chiếu áp dụng Incoterms thì nó mới trở nên có hiệu lực pháp lý bắt
buộc thực hiện đối vưới các bên liên quan.
(3) Các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng mua bán:
+ Không thực hiện, hoặc thực hiện khác đi một hoặc một số điều khoản quy định trong Incoterms.
+ Bổ sung những điều khoản trong hợp đồng mà Incoterms không đề cập.


(4) Nếu nội dung Incoterms có xung đột với luật quốc gia, thì luật quốc gia được vượt lên trên về mặt pháp lý.
Điều này có nghĩa là, phán quyết của tòa án các cấp (quốc gia hay quốc tế) có thể phủ nhận các điều khoản
Incoterms. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu
Do là văn bản pháp lý tùy ý nên ICC sẽ được miễn trách khi có sai sót, tổn thất pháp sinh trong q trình áp
dụng. Các bên liên quan khi áp dụng Incoterms cần phải hiểu thấu đáo nội dung, sử dụng thành thạo kỹ thuật nghiệp
vụ có liên quan.
Đồng thời, các mẫu hợp đồng mua bán thường được in sẵn, trong đó có điều khoản áp dụng Incoterms, nên để
tránh sự hiểu lầm, khi kí hợp đồng mua bán, các bên phải đặc biệt chú ý đến điều khoản áp dụng Incoterms. Nếu
điều khoản Incoterms in sẵn khơng thích hợp (cũ), thì phải sửa lại theo yêu cầu của các bên.
2.Mục đích của Incoterms
Thứ nhất, quy định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người bán và người mua trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa,

gồm: nên học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu
+ Phân chia chi phí giữa người bán và người mua
+ Xác định địa điểm, tại đó rủi ro mất mát, hư hỏng về hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang người mua.
+ Xác định ai là người có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu và nhập khẩu.
+ Chuyển giao chứng từ về hàng hóa.
Thứ hai, Incoterms cung cấp một số thông tin về tạo lập chứng từ (invoice, Transport and Insurance documents).
Tuy nhiên, chức năng này chỉ là thứ yếu.
Thứ ba, tránh sự duy diễn, hiểu lầm và tranh chấp giữa các bên trong việc phân chia chi phí và chuyển giao rủi ro
về hàng hóa. học xuất nhập khẩu.
Câu 8: Trình bày ưu và nhược điểm các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế
1. Phương thức thương lượng trực tếp giữa các bên tranh chấp
Thông thường khi mới bắt đầu phát sinh tranh chấp, các bên thường nhanh chóng liên hệ, gặp gỡ nhau để thương
lượng tháo gỡ những bất đồng với mục đích là gìn giữ mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp và lâu dài hơn. Đây được coi
là hình thức thương lượng lại để đạt được sự thỏa thuận chung về bất đồng phát sinh vừa là một hình thức giải quyết
tranh chấp.
Đối với phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên
tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà khơng cần có sự hiện diện
của bên thứ ba để trợ giúp hay phán quyết. Qúa trình thương lựơng cũng khơng chịu sự ràng buộc bởi bất kì nguyên
tắc pháp lý hay quy định ràng buộc nào của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp.
Đây là hình thức ra đời rất sớm và thường được các thương nhân lựa chọn vì những mặt ưu điểm của nó sau
đây:
a. Ưu điểm
Ưu điểm nổi bật nhất chính là sự thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, tính linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém. Măt
khác thương lượng cịn bảo vệ được uy tín cho các bên tranh chấp cũng như bí mật kinh doanh của các nhà kinh
doanh.
Các nhà kinh doanh hơn ai hết tự biết bảo vệ quyền lợi của bản thân mình, hiểu rõ những bất đồng và nguyên
nhân phát sinh tranh chấp nên quá trình đàm phán thương lượng để hiểu và thông cảm với nhau hơn để có thể thỏa
thuận được các giải pháp tối ưu theo đúng nguyện vọng của mỗi bên mà khơng phải một cơ quan tài phán nào cũng
có thể làm được.



Bởi vậy, một khi thương lượng thành công, các bên vừa loại bỏ được những bất đồng đã phát sinh mà mức độ
phương hại đến mối quan hệ kinh doanh giữa các bên cũng thấp, tăng cường sự hiểu biết và hợp tác trong tương lai.
b. Nhược điểm
Hình thức thương lượng chỉ thích hợp đối với hai bên có thiện chí muốn tìm giải pháp đối với tranh chấp. Nếu
có bên muốn dùng hình thức thương lượng để kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ thì thương lượng chỉ làm tốn kém
và kéo dài thời gian hơn.
Hình thức giải quyết khép kín, khơng cơng khai có khi lại nảy sinh những tiêu cực, trái pháp luật.
Mặt khác, pháp luật điều chỉnh giai đoạn thương lượng này chưa rõ, hiệu lực của thỏa thuận đơi bên có hiệu lực
đến đâu, chế tài ra sao đối với một bên không chấp hành thỏa thuận lúc thương lượng, thương lượng này có được
Tịa án cơng nhận hay khơng…cần phải làm đầy đủ các quy định như thế thì hình thức thương lượng mới có tác
dụng, hiệu quả.
2. Phương thức hịa giải các tranh chấp trong thương mại quốc tế
Hòa giải các tranh chấp trong thương mại quốc tế là đưa các bên tới người thứ ba được chính các bên lựa chọn
để giải quyết tranh chấp. Trong khi thực hiện hợp đồng các bên thường mong muốn đạt được lợi ích của mình mà
đơi khi ảnh hưởng lợi ích của phía bên kia. Vì thế xảy ra tranh chấp, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra có thể
làm đổ vỡ hợp đồng, các bên tham gia cần có sự tham gia của người thứ ba để dung hồ lợi ích của các bên tham ký
kết gia hợp đồng.
Bên trung gian hịa giải có thể là cá nhân, là tổ chức, là cơ quan. Đây là hịa giải ngồi tố tụng nên pháp luật cũng
không khẳng định cá nhân nào, tổ chức nào, cơ quan nào được làm trung gian hòa giải, mà đây là sự thống nhất đôi
bên tranh chấp lựa chọn trung gian hịa giải
Đây là hình thức giải quyết tranh chấp rất có hiệu quả, được giới kinh doanh ưa chuộng, giữ vai trò quan trọng
trong việc giải quyết tranh chấp thương mại ở các quốc gia khác. Phương thức hịa giải có nhưng ưu điểm và nhược
điểm sau:
a. Ưu điểm
Cũng giống như phương thức thưng lượng, hòa giải nhằm tại sự thuận tiện, linh hoạt và giữa gìn mối quan hệ
hợp tác của hai bên. Khi cả hai bên đều thống nhất thông qua bên thứ ba để tiến hành hịa giải là cơng bằng hợp lý
nhất tránh trừơng hợp phải đưa nhau ra kiện tụng, tiết kiệm đực thời gian, chi phí và hịa khí đơi bên.
b. Nhược điểm
Cách thức giải quyết tranh chấp là do chính đơi bên thống nhất ý chí, người thứ ba có mặt là để hỗ trợ, để phân

tích, để đối chiếu cho đôi bên hiểu rõ. Về mặt nguyên tắc, bên thứ ba đứng làm trung gian hịa giải khơng có quyền
quyết định mà chỉ sử dụng kỹ năng và áp dụng các biện pháp mang tính kỹ thuật để giúp các bên đạt được giải pháp
trung hòa, còn giải pháp có đạt được hay khơng vẫn là sự tự định đoạt của đơi bên. Vì vậy muốn phương thức có
hiệu quả thì cần đến sự đồng thuận và tự giác thực hiện của cả hai bên.
Hình thức giải quyết khép kín, khơng cơng khai có khi lại nảy sinh những tiêu cực, trái pháp luật. Ngồi ra, trong
q trình hào giải các bên phải trao đổi, cung cấp thông tin với người thứ ba về hoạt động kinh doanh của mỗi bên
liên quan đến vụ tranh chấp nên uy tín cũng như bí quyết khinh doanh của mỗi bên dễ bị ảnh hưởng hơn so với
phương thức thương lượng. Bên cạnh đó, việc chi phí cho q trình giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
cũng tốn kém hơn so với thương lượng, bởi một hoặc các bên phải trả khoản dịch vụ phí cho người thứ ba làm trung
gian hòa giải.
3. Phương thức trọng tài thương mại
Trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên thỏa thuận đưa những tranh chấp ra trước một trọng
tài viên hoặc ủy ban trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem xét vụ việc sẽ đưa ra một phán quyết ràng buộc
các bên tranh chấp. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thơng


qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là một bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng cách đưa
ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện.
Các quyết định và phán quyết của trọng tài có thể được tịa án cơng nhận và cho thi hành thơng qua một thủ tục
tư pháp. Mặc dù phán quyết của trọng tài là kết qủa của sự thỏa thuận có tính chất riêng tư giữa các bên tranh chấp
và do một hội đồng trọng tài ban hành nhưng giá trị bắt buộc của phán quyết trọng tài vẫn được pháp Luật quốc gia
và quôc tế công nhận. Nếu phán quyết của trọng tài không được các bên tự nguyện thực hiện thì nó sẽ được cưỡng
chế thi hành theo một trình tự tư pháp cả ở trong nước lẫn ngoài nước.
Đây là hình thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến, được áp dụng rộng rãi do những ưu điểm và nhược điểm sau:
a. Ưu điểm
Các quyết định trọng tài được công nhận quốc tế thông qua một loạt các công ước quốc tế được kí kết đặc biệt là
cơng ước New York năm 1958 về thi hành quyết định trọng tài nước ngồi, hiện nay có khoảng 120 quốc gia là
thành viên của cơng ước này. Vì vậy, kết quả của việc giải quyết tranh chấp sẽ có cơ sở pháp lý rõ ràng và được các
bên cam kết thực hiện.
Cơ quan trọng tài hoàn toàn trung lập, các trọng tài viên có trình độ chun mơn cao. Việc giải quyết tranh chấp

được thực hiện bởi những nguoif có kiến thức sâu rộng và quyết định sẽ đúng đắn và bình đẳng giữa các bên.
Trọng tài thương mại mang tính bí mật: các phiên họp giải quyết tranh chấp của trọng tài khơng được tổ chức
cơng khai và chỉ có các bên nhận được quyết định. Đây là một ưu điểm lớn của phương thức trọng tài khi các tranh
chấp liên quan đến các bí mật thương mại và phát minh.
b. Nhược điểm
Giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng
tài càng cao. Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản
án, quyết định của tòa án.
4. Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Tòa án
Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành
theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tòa án về vụ tranh chấp nếu khơng có sự tự
nguyện tn thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cướng chế của nhà nước. Do đó, các đương sự thường tìm
đến sự trợ giúp của tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ thất
bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng hoặc hịa giải và cũng khơng muốn vụ tranh chấp giữa họ được giải
quyết bằng con đường trọng tài.
Giair quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại tóa án có những ưu điểm và hạn chế sau:
a.Ưu điểm
Việc đưa tranh chấp ra xét xử tại tòa án có nhiều ưu điểm như:
Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ, và hiệu lực phán quyết có tính khả thi cao hơn so với trọng tài. Do là cơ quan
xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu khơng chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó
khi đã đưa ra tịa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành
án.
Ngun tắc xét xử cơng khai có tính răn đe đối với những thương nhân kinh doanh vi phạm pháp luật.
Các tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia, có điều kiện tốt hơn các trọng tài viên trong việc tiến hành điều tra,
có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa.
b.Nhược điểm


Việc lựa chọn phương thức tịa án có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tố tụng tại tịa án thiếu linh hoạt do
đã được pháp luật quy định trước đó.

Phán quyết của tịa án thường bị kháng cáo. Q trình tố tụng có thể bị trì hỗn và kéo dài, có thể phải qua nhiều
cấp xét xử, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất,kinh doanh.
Nguyên tắc xét xử cơng khai của tịa án tuy là ngun tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đơi khi
lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ và uy tín trên thương trường bị giảm sút. Đối
với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngồi thì: Phán quyết của tịa án thường khó đạt được sự cơng nhận
quốc tế. Phán quyết của tịa án được cơng nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc
theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt. Mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan, họ vẫn phải buộc sử dụng ngôn
ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với một bên.
Câu 10. Trình bày các nguồn luật áp dụng trong thương mại quốc tế.
Quan hệ thương mại quốc tế, dù là có sự tham gia của các quốc gia hay các thương nhân hay bất kì chủ thể nào
khác, đều có thể được điều chỉnh đồng thời bằng nhiều loại nguồn luật như pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế
(bao gồm các điều ước, tập quán thương mại quốc tế, án lệ quốc tế), và những nguồn luật khác.
1. Pháp luật quốc gia
A. Các loại nguồn luật liên quan đến pháp luật quốc gia
Pháp luật quốc gia có vị trí rất quan trọng trong thực tiễn thương mại quốc tế. Pháp luật quốc gia - nguồn luật
đang đề cập, phân biệt với luật quốc tế, được hiểu là bao gồm cả pháp luật của quốc gia nước ngoài. Trên thực tế,
việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật nước ngồi ln là ‘cơn ác mộng’ đối với các thương nhân và luật sư quốc tế.
Nguồn luật này rất đa dạng, có thể tập trung vào một số loại dưới đây:
1.

Văn bản pháp luật

2.

Án lệ của toà án trong nước

3.

Các nguồn luật khác của pháp luật quốc gia


B. Các giới hạn của pháp luật quốc gia trong việc điều chỉnh giao dịch thương mại quốc tế:
Giới hạn điều chỉnh của pháp luật quốc gia đối với các giao dịch thương mại quốc tế đôi khi ‘va chạm’ với vấn
đề quyền tài phán ngoài lãnh thổ. Quyền tài phán ngoài lãnh thổ của quốc gia là quyền điều chỉnh bằng pháp luật
của quốc gia đó đối với:
- Hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể mang quốc tịch nước mình, trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật
xảy ra bên ngồi lãnh thổ. Ví dụ, một Tổng giám đốc điều hành (viết tắt là ‘CEO’) là công dân Nhật Bản thực hiện
hành vi hối lộ ở Việt Nam có thể bị tồ án Nhật Bản xét xử.
- Hành vi của người nước ngoài thực hiện ở nước ngoài làm phương hại đến an ninh quốc gia hoặc các lợi ích
khác của quốc gia.
- Hành vi vi phạm pháp luật ở nước ngoài mà nạn nhân của hành vi đó mang quốc tịch nước mình.
- Các tội phạm quốc tế như cướp biển, không tặc, buôn bán nô lệ, tội diệt chủng v.v..
Việc thực hiện quyền tài phán ngoài lãnh thổ thường kéo theo các sự cố trong quan hệ ngoại giao.
2. Pháp luật quốc tế
A. Điều ước quốc tế


- Điều ước quốc tế được coi là nguồn của luật thương mại quốc tế khi các điều ước này điều chỉnh các quan hệ
trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Ngày nay, khái niệm đối tượng của giao dịch thương mại và kinh doanh quốc tế
đã được mở rộng. Chúng khơng chỉ dừng lại trong lĩnh vực hàng hố và dịch vụ mà còn được mở rộng sang cả lĩnh
vực sở hữu trí tuệ và đầu tư. Vì vậy, bất cứ điều ước nào được kí kết nhằm điều chinh thương mại hàng hoá, thương
mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư có yếu tố nước ngồi đều được coi là nguồn của luật thương mại quốc tế quốc
tế.
- Phân loại điều ước quốc tế
+ Căn cứ vào số lượng chủ thể của điều ước quốc tế, có thể chia thành hai loại: Điều ước quốc tế song phương
(tay đôi) và điều ước quốc tế đa phương (nhiều bên).
+ Căn cứ vào tính chất điều chỉnh của điều ước quốc tế mà chúng được chia thành hai loại: loại điều ước quy
định những nguyên tắc chung và loại điều ước quy định một cách cụ thể quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong
giao dịch thương mại và kinh doanh quốc tế.
- Điều ước quốc tế là sự thoả thuận giữa các quốc gia, do đó các điều ước này có giá trị bắt buộc áp dụng đối với
các nước thành viên trên nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda). Đây là nguyên

tắc được áp dụng trong Công pháp quốc tế nhằm điều chỉnh các hành vi của các quốc gia. Như vậy, khi các nước ký
kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về thương mại thì các quy phạm ghi nhận trong các điều ước về thương mại
này sẽ đương nhiên áp dụng để điều chỉnh các hành vi của quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế.
- Trong quan hệ thương mại quốc tế, các điều ước quốc tế được áp dụng trên các nguyên tắc sau đây:
+ Điều ước quốc tế về thương mại quốc tế chỉ có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các chủ thể trong giao dịch
thương mại quốc tế nếu các bên chủ thể này có quốc tịch hoặc có nơi cư trú ở các quốc gia là các nước thành viên
của điều ước quốc tế đó.
+ Trong trường hợp có sự quy định khác nhau giữa điều ước quốc tế về thương mại và luật trong nước của nước
là thành viên của điều ước quốc tế đó thì quy định của điểu ước quốc tế được ưu tiên áp dụng.
+ Trong trường hợp các bên chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế không mang quốc tịch hoặc khơng có
nơi cư trú ở các nước thành viên của một điều ước quốc tế về thương mại thì các quy định trong điều ước này vẫn
điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên, nếu các bên thỏa thuận áp dụng các điều khoản của điểu ước quốc tế đó.
B. Tập quán thương mại quốc tế
Tập quán thương mại quốc tế là nguồn quan trọng của pháp luật thương mại quốc tế. Các thương nhân, những
người cùng theo đuổi các mục tiêu kinh tế, luôn ln nói ngơn ngữ chung, đó là các tập qn thương mại quốc tế.
Tập quán thương mại quốc tế có thể hiểu là tập hợp những quy tắc ứng xử bất thành văn hình thành từ các hành vi,
cách ứng xử của thương nhân, và được các thương nhân coi là ‘luật’ của mình. Tập quán thương mại quốc tế không
giống luật quốc gia và điều ước về thương mại quốc tế, tập quán thương mại quốc tế chỉ có giá trị pháp lí tỏng
thương mại quốc tế ở các trường hợp sau:
+ Tập quán thương mại quốc tế được các bên thỏa thuận áp dụng ghi trong hợp đồng.
+ Tập quán thương mại quốc tế được các điều ước quốc tế liên quan quy định áp dụng.
+ Tập quán thương mại quốc tế được luật trong nước quy định áp dụng.
+ Cơ quan xét xử cho rằng các bên chủ thể đã mặc nhiên áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong giao dịch
thương mại của họ.
Câu 5. Hãy phân tích một số ngun tắc hịa giải trong TMQT.


Hịa giải mang tính chất tự nguyện



Cũng giống như trọng tài, các bên tham gia vào quy trình hịa giải trên tinh thần tự nguyện, khơng bên nào có thể
ép buộc bên nào tham gia vào phương thức này. Sự tự nguyện còn được thể hiện ở việc các bên có thể quyết định
hồn tồn quy trình hịa giải. Về ngun tắc, sau khi được các bên lựa chọn, hòa giải viên sẽ gợi ý và hướng dẫn các
bên về quy trình thủ tục hịa giải mà hòa giải viên dự định tiến hành. Tuy nhiên, các bên có quyền đề xuất với hịa
giải viên những thay đổi cần thiết cho phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của mình. Cuối cùng, các bên hồn tồn
quyết định về việc giải quyết nội dung vụ tranh chấp.


Hịa giải mang tính bí mật

Khi tham gia vào q trình hịa giải, các bên phải ký cam kết khơng tiết lộ những thơng tin có được từ q trình
hịa giải. Nếu việc hịa giải khơng thành và các bên phải sử dụng trọng tài hay Tòa án để tiếp tục giải quyết vụ tranh
chấp thì những thơng tin có được trong q trình hịa giải sẽ khơng thể trở thành bằng chứng để chống lại một trong
các bên. Bản thân hịa giải viên cũng phải cam kết giữ bí mật tất cả những thông tin do các bên cung cấp trong q
trình hịa giải. Nếu việc hịa giải khơng thành và các bên phải sử dụng trọng tài hay Tòa án để tiếp tục giải quyết vụ
tranh chấp thì các bên cũng khơng được u cầu triệu tập hịa giải viên với tư cách nhân chứng cho vụ tranh chấp.


Hịa giải viên phải độc lập và khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của q trình hịa giải. “Độc lập” và “khách quan” khơng có
nghĩa hịa giải viên và một hay cả hai bên tranh chấp không quen biết nhau, trên thực tế hòa giải viên và các bên
tranh chấp có thể cùng hoạt động trong một lĩnh vực. Ngun tắc này địi hỏi hịa giải viên khơng được thể hiện thái
độ thiên vị đối với bất cứ bên tranh chấp nào trong việc điều khiển q trình hịa giải cũng như trong việc đưa ra các
nhận định hay ý kiến tư vấn. Trong trường hợp một trong các bên cảm thấy hòa giải viên vi phạm nguyên tắc độc lập
và khách quan, bên đó có quyền yêu cầu thay đổi hòa giải viên hoặc yêu cầu chấm dứt và rút lui khỏi q trình hịa
giải.


Hịa giải khơng làm ảnh hưởng đến việc các bên sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác


Tùy thuộc vào yêu cầu của bản quy tắc hòa giải của từng trung tâm hịa giải, nhìn chung, việc sử dụng phương
thức hịa giải không làm ảnh hưởng đến việc các bên sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác như trọng
tài hay Tịa án. Các bên có thể tiến hành hịa giải song song với quá trình tố tụng trọng tài hay Tịa án. Đây cũng
chính là một điểm hấp dẫn thể hiện sự linh hoạt của phương thức này.
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
Câu 1: Việc ký kết nhiều thỏa thuận tự do hóa thương mại sẽ làm giảm thiểu các biện pháp áp dụng phịng
vệ thương mại.
Nhận định trên sai vì
Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh vực trao đổi, bn bán quốc
tế. Cịn biện pháp áp dụng phịng vệ thương mại là các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được áp
dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hóa nước khác. Như vậy hai khái niệm này có nội
hàm và phạm trù riêng biệt nên việc việc ký kết nhiều thỏa thuận tự do hóa thương mại sẽ không đương nhiên làm
giảm thiểu các biện pháp áp dụng phòng vệ thương mại. Còn biện pháp áp dụng phòng vệ thương mại là các biện
pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của
hàng hóa nước khác. Như vậy hai khái niệm này có nội hàm và phạm trù riêng biệt nên việc việc ký kết nhiều thỏa
thuận tự do hóa thương mại sẽ không đương nhiên làm giảm thiểu các biện pháp áp dụng phòng vệ thương mại.
Câu 2: Các quốc gia khơng phải là thành viên của WTO thì không thể bị áp dụng thuế chống bán phá giá
(thuế đối kháng).
Nhận định trên sai vì căn cứ vào Điều 1 của Hiệp định ADA “Một biện pháp chống phá giá chỉ được áp dụng
trong trường hợp được quy định tại Điều VI của GATT 1994 và phải tuân theo các thủ tục điều tra được bắt đầu và
tiến hành theo đúng các qui định của Hiệp định này. Các quy định sau đây điều tiết việc áp dụng Điều VI của GATT
1994 khi có một hành động được thực thi theo luật hoặc các quy định về chống bán phá giá”. Và Khoản 1 Điều VI
GATT 1994 “các bên ký kết nhận thấy rằng bán phá giá, tức là việc sản phẩm của một nước được đưa vào kinh


doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm, phải bị xử
phạt nếu việc đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký
kết hay thực sự làm chậm trễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước. Nhằm vận dụng điều khoản này, một sản
phẩm được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thơng thường

của hàng hóa đó nếu giá xuất khẩu của sản phẩm từ một nước này sang nước khác”
Như vậy theo Điều VI của hiệp định GATT thì các nước ký kết GATT 1994 sẽ được áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá trong đó có thuế chống bán phá giá (thuế đối kháng) khi có đủ các điều kiện quy định theo Luật
chứ không yêu cầu phải bắt buộc là thành viên WTO. Và quốc gia nào vi phạm các quy định trên thì có thể bị áp
dụng biện pháp đối kháng chứ không nhất thiết phải là thành viên của WTO
Câu 3: Thuế quan là các biện pháp duy nhất để chống trợ cấp và chống bán phá giá.
Nhận định trên sai: Vì theo hiệp định SCM thì Có 03 biện pháp chống trợ cấp bao gồm:
+Cam kết xóa bỏ trợ cấp điều 18.1 HD SCM
+Nhà sản xuất xem xet lại giá sản phẩm Điều 18.1 HĐ SCM
+Thuế chống trợ cấp Điều 19 HĐ SCM
Câu 4: Mọi hành vi trợ cấp đều vi phạm Hiệp định SCM.
Nhận định trên sai Vì theo Điều 1.1 HĐ SCM thì trợ cấp là : “có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc
một cơ quan công cộng trên lãnh thổ của một Thành viên ( theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “chính phủ”)
khi:
(i) chính phủ thực tế có chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), có khả
năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như bảo lãnh tiền vay);
(ii) các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay khơng thu (ví dụ: ưu đãi tài chính như miễn thuế )
(iii) chính phủ cung cấp hàng hố hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc mua hàng ;
(iv) chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổ chức tư nhân thực thi một hay
nhiều chức năng đã nêu từ điểm (i) đến (iii) trên đây, là những chức năng thơng thường được trao cho chính phủ và
cơng việc của tổ chức tư nhân này trong thực tế không khác với những hoạt động thơng thuờng của chính phủ.
Như vậy hành vi trợ cấp phải là hành vi thỏa mãn Điều 1.1 HĐ SCM thì mới được xem là hành vi trợ cấp. Và
trong trợ cấp thì trợ cấp đèn vàng là một trợ cấp đặc biệt nó khơng bị cấm và cũng không được xem là vi phạm HĐ
SCM nếu nó khơng gây hại và tác động đến quyền lợi của các thành viên khác.
CSPL: Phần III HĐ SCM
Câu 5: Trợ cấp chính phủ là hiện tượng bị cấm và phải rút bỏ theo WTO.
Nhận định trên sai vì trợ cấp chính phủ thì thỏa mãn Điều 1.1 HĐ SCM. Và trong trợ cấp của chính phủ thì có
trợ cấp đèn vàng nếu quốc gia trợ cấp đèn vàng có vi phạm thì khơng thể rút bỏ trợ cấp mà chỉ có thể u cầu điều
chỉnh chính sách thương mại
CSPL: Điều 1.1 H9 SCM, Phần III HĐ SCM

Câu 6: Miễn giảm các khoản thuế gián thu cho hàng xuất khẩu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc
biệt… là một trong những hình thức của trợ cấp.
Nhận định trên sai vì về nguyên tắc trợ cấp là : “có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan
cơng cộng trên lãnh thổ của một Thành viên như:


+ các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay khơng thu (ví dụ: ưu đãi tài chính như miễn thuế )”
Tuy nhiện cũng theo hướng dẫn của HĐ SCM thì việc miễn thuế xuất khẩu hay các loại thuế khác cho các sản
phẩm tương tự tiêu dùng trong nước, hoặc thoái thu thuế xuất khẩu hay thuế khác không vượt qúa các khoản đã
nộp, sẽ không bị coi là trợ cấp. NHư vậy nếu việc miễn giảm các khoản thuế gián thu cho hàng xuất khẩu như thuế
giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt mà không vượt qúa các khoản đã nộp, sẽ không bị coi là trợ cấp.
Câu 7: Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng là hiệp định duy nhất trong WTO đề cập đến trợ
cấp.
Nhận định trên sai vì cịn các HĐ khác như : AOA, GATT, TRIPS, GATS
CSPL: Điều 7 HĐ SCM
Câu 8: Với việc thi hành Hiệp định SCM, các nước thành viên WTO sẽ khơng cịn trợ cấp nữa.
Nhận định trên sai
Bởi vì: Trường hợp trợ cấp đèn vàng (không gây thiệt hại) thì các quốc gia vẫn tiếp tục thực hiện
CSPL: phần III HĐ SCM
Câu 9: Trong WTO, nước nhập khẩu được tự do áp dụng thuế đối kháng khi có dấu hiệu hàng nhập khẩu
được trợ cấp.
Nhận định trên sai
Phải hội đủ các điều kiện thì mới được áp dụng thuế đối kháng:
+ Hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp (với biên độ trợ cấp – tức là trị giá phần trợ cấp trên trị giá hàng hố liên
quan – khơng thấp hơn 1%);
+Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể
hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);
+Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại nói trên.
Câu 10: Để đảm bảo tính khách quan, cơ quan điều tra chống trợ cấp phải là một tổ chức quốc tế độc lập.
Nhận định trên sai

Bởi vì, đây khơng phải là thủ tục của Tịa án mà là một thủ tục hành chính và do cơ quan hành chính nước nhập
khẩu thực hiện hay nói cách khác là do các cơ quan hành chính chun mơn về thương mại của quốc gia yêu cầu
điều tra.
Câu 11: Thuế suất thuế đối kháng là cố định.
Nhận định trên là sai
Bởi vì, trong tiến trình của một vụ kiện chống trợ cấp có bước rà sốt lại biện pháp chống trợ cấp (hàng năm cơ
quan điều tra có thể sẽ điều tra lại biên độ trợ cấp thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế). Sau khi
áp thuế một thời gian (thường là theo từng năm) cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra lại để xem xét tăng, giảm mức
thuế để bù đắp thiệt hại trên thực tế hoặc chấm dứt việc áp thuế đối kháng nếu có u cầu. Vì vậy thuế suất thuế đối
kháng không cố định.
CSPL: Điều 19 HĐ SCM
Câu 12: Bán phá giá chỉ xảy ra khi giá xuất khẩu nhỏ hơn giá bán tại thị trường trong nước.


Nhận định trên sai
Theo như định nghĩa về bán phá giá tại Điều 2.1 Hiệp định ADA thì bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể
hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn
giá có thể so sánh được đối với sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại
thơng thường (hay cịn gọi là giá trị thơng thường). Cùng với đó, giá trị thông thường được xác định bằng 3 cơ sở là:
giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu
sang một nước thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản
lợi nhuận hợp lý – WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này). Do đó, nhận định trên
chỉ khẳng định một cơ sở để xác định hành vi bán phá giá là sai.
CSPL: Điều VI khoản 1 GATT 1994
Câu 13: Doanh nghiệp thường áp dụng biện pháp phá giá nhằm hy sinh lợi nhuận trước mắt đề tối ưu
hóa lợi nhuận lâu dài.
Nhận định trên sai
Bởi vì việc bán phá giá được thực hiện khơng chỉ nhằm mục đích tạo lợi nhuận lâu dài về sau mà nó thường
được sử dụng để cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường nước nhập khẩu nhằm mục đích giải quyết cho vấn đề
thiếu hụt ngoại tệ; do trong một nước có quá nhiều hàng tồn kho, khơng thể giải quyết theo cơ chế giá bình thường;

giúp cho các ngành mới gia nhập thị trường và đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất
nước, tăng cường xuất khẩu.
Câu 14: Số vụ điều tra chống bán phá giá nhằm vào một nước xuất khẩu có quan hệ tỷ lệ thuận với mức
tăng trưởng xuất khẩu của nước đó.
Nhận định trên sai
Đây chỉ là một sự nhận định chủ quan và ngẩu nhiên, khơng có cơ sở để chứng minh điều này. Một nước khi
xuất khẩu càng cao nhưng họ tôn trọng quan hệ thương mại quốc tế, cạnh trạnh một cách lành mạnh và minh bạch
trong quan hệ thương mại thì họ khơng thể nào bị điều tra về hành vi bán phá giá. Việc bán phá giá hay khơng tùy
thuộc vào ý chí của nhà sản xuất tại thị trường nước xuất khẩu. Hơn nữa để điều tra chống bán phá giá thì phải thỏa
mãn điều kiện do luật định còn mức tăng trưởng xuất khẩu là do tiềm lực kinh tế của quốc gia và thị phận trong
thương mai quốc tế hai vấn đề này không phải là điều kiện của nhau.
Câu 15: Trong WTO, nếu có đủ bằng chứng, có thể áp dụng cùng một lúc cả 03 biện pháp phòng vệ đối
với cùng một mặt hàng.
Nhận định trên sai vì: theo quy định tại Điều 6.5 GATT 1994 thì: “Khơng một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của
một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác sẽ cùng lúc phải chịu cả thuế bán phá giá và thuế
đối kháng cho cùng một hoàn cảnh bán phá giá hay trợ cấp xuất khẩu
Như vậy nếu có đủ bằng chứng, cũng khơng thể áp dụng cùng một lúc cả 03 biện pháp phòng vệ đối với cùng
một mặt hàng.
CSPL: Điều 6.5 GATT 1994
Câu 16: Mọi hành vi phá giá đều áp dụng thuế chống bán phá giá.
Nhận định trên sai
Bởi vì, có 03 biện pháp để áp dụng cho hành vi phá giá, đó là cam kết từ bỏ bán phá giá; nâng giá sản phẩm; áp
thuế chống bán phá giá.
CSPL Điều 8,9 HĐ ADA


Câu 17: Ngành sản xuất nội địa có liên quan trong điều tra áp dụng một biện pháp phòng vệ là ngành sản
xuất các sản phẩm tương tự sản phẩm nhập khẩu được điều tra.
Nhận định trên sai vì theo Khoản 1 Điều 2 HĐ SA thì “.Một Thành viên có thể áp dụng một biện pháp tự vệ cho
một sản phẩm chỉ khi Thành viên đó đã xác định được, phù hợp với những quy định dưới đây, là sản phẩm đó được

nhập vào lãnh thổ của mình khi có sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hay tuyệt đối so với sản xuất nội địa, và theo đó
có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm
tương tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp”.
Như vậy ngoài ngành sản xuất các sản phẩm tương tự sản phẩm nhập khẩu cịn có các sản phẩm cạnh tranh trực
tiếp
CSPL: Khoản 1 Điều 2 HĐ SA
Câu 18: Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bắt buộc phải trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn
nộp đơn, điều tra đến kết luận sơ bộ, phán quyết sơ bộ đến chính thức, thi hành và giám sát phán quyết.
Nhận định trên sai
Trong gia đoạn có kết luận sơ bộ, thì có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngay lập tức nhằm
nhanh chóng ngăn ngừa thiệt hại và những đe dọa thiệt hại cho ngành sản xuất tại nước nhập khẩu và bù đắp thiệt
hại (nếu có).
CSPL: Điều 6 HĐ SA
Câu 19: Hiệp định ADA, SCM, SA là những hiệp định được WTO xây dựng nhằm chống lại những hành
vi cạnh tranh không lành mạnh (unfair trade) trong hoạt động thương mại quốc tế.
Nhận định trên sai
Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SA) được ban hành nhằm mục đích giúp cho các doanh nghiệp trong nước
vượt qua khó khăn trong cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu phát sinh do sự gia tăng đột biến hàng hóa nhập khẩu
trên thị trường và chiếm lĩnh thị trường. Đây là sự cạnh tranh lành mạnh tuy nhiên để bảo hộ nền sản xuất trong
nước trước sự ồ ạt của hàng nhập khẩu nên cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp tự vệ. Tuy nhiên họ phải bồi
thường cho các đối tác thương mại do việc chống lại hành vi cạnh tranh lành mạnh.
CSPL: Hiệp định ADA, SCM, SA
Câu 20: Rà sốt hồng hơn có thể kéo dài việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại mãi mãi.
Nhận định trên sai
Vì rà sốt hồng hơn khơng hạn chế số lần thực hiện nên có thể dẫn tới trường hợp các biện pháp phịng vệ
thương mại có thể kéo dài mãi mãi. Tuy nhiên, trường hợp đối với biện pháp tự vệ thương mại thì được gia hạn 1 lần
và tối đa cho việc áp dụng là 8 năm. Sau 8 năm phải kết thúc biện pháp này, mặc dù rà sốt hồng hơn cịn cho thấy
có thể đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước. Nếu muốn tiếp tục áp dụng pháp tự vệ thương
mại thì phải tiến hành việc điều tra lại từ đầu.
CSPL: Khoản 3 Điều 7 HĐ SA

Câu 21: Khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức thì biện pháp này vẫn có thể được gia hạn.
Nhận định trên đúng
Bởi vì, biện pháp tự vệ có thể gia hạn được 1 lần và tối đa cho việc áp dụng biện pháp này là không quá 8 năm.
CSPL: Khoản 4,5 Điều 7 HD SA


×