Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tich hop lien mon Am nhac Lich su My thuat cua hoc sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.79 KB, 11 trang )

BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Tên tình huống: Yêu sao những chiến sĩ Điện Biên
I/ Trang bìa
- Phịng Giáo dục và Đào tạo: Thị xã Hương Thủy
- Trường: THCS Thủy Lương
- Địa chỉ: Thủy Lương- Hương Thủy- Thừa Thiên Huế.
- Điện thoại: 054.3861161
- Họ và tên học sinh:
1. Hoàng Thị Kim Chi
II/ Các trang tiếp theo
1. Tên tình huống
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
4. Giải pháp giải quyết tình huống
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Mơ tả quá trình thực hiện, các tư liệu được sử dụng, các ứng dụng CNTT
trong việc giải quyết tình huống
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Mơ tả ý nghĩa, vai trị của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với
thực tiễn học tập và thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội./.
A. Đặt vấn đề
1. Tên tình huống : “Yêu sao những chiến sĩ Điện Biên”
Trong giờ sinh hoạt lớp, Chi đội trưởng của lớp đã trình bày kế hoạch hoạt
động của Liên đội trường THCS Thủy Lương năm học 2016 - 2017. Trong đó có
phần thi thuyết trình về vẽ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ nhân dịp kỉ niệm 72 năm ngày
thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. Vì vậy, thầy muốn lớp chọn một bạn tham
gia. Thầy vừa dức lời thì cả lớp đồng thanh:
- Bạn Chi đó thầy


Tơi thì huơ tay: “Em… em không được đâu thầy”.
Lời từ chối của tơi hình như là vơ ích. Bởi thầy đã đồng ý với lớp là chọn
tôi. Thầy bảo:


- Em học khá tốt các môn Xã hội và Tin học. Nếu em ứng dụng công nghệ thông
tin vào bài thuyết trình để trình chiếu ở hội trường thì sẽ rất hay.
Khơng cịn cách nào khác, tơi phải đồng ý và cố gắng thực hiện để khơng phụ
lịng thầy và các bạn đã tin tưởng.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Cung cấp rõ ràng và đầy đủ những kiến thức về Điện Biên Phủ để người tiếp
nhận thông tin hiểu rõ về vùng đất này. Qua đó, truyền tải tình yêu quê hương đất
nước và niềm tự hào dân tộc qua việc tìm hiểu hồn cảnh ra đời của bài hát “Hị kéo
pháo” qua lời kể của chính tác giả bài hát, về mảnh đất và con người Điện Biên. Bài
viết phải đảm bảo những hiểu biết tổng quan trên nhiều lĩnh vực khác nhau như:
+ Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
+ Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
+ Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng văn học
+ Điện Biên Phủ ngày nay
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Nghiên cứu các tri thức thuộc các lĩnh vực:
+ Đặc điểm địa lí: vị trí địa lí, địa hình, ý nghĩa đối với chiến dịch,…
+ Đặc điểm lịch sử: diễn biến chiến dịch
+ Đặc điểm văn hóa: nguồn cảm hứng nghệ thuật được gợi mở từ chiến dịch
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng kiến thức liên mơn, thơng qua các môn học:
+ Môn Lịch sử: diễn biến chiến dịch.
+ Mơn Địa lí: vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, ý nghĩa.
+ Mơn Ngữ văn: vận dụng các thao tác tổng hợp, phân tích, nguồn cảm hứng
sáng tác cho các văn nghệ sĩ

+ Mơn Cơng dân: chính sách của Nhà nước về việc phát triển khu di tích, giáo
dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
+ Môn Âm Nhạc cảm nhận được sự quyết tâm chống quân thù qua bài hát Hò
kéo Pháo của nhạc sĩ Hồng Vân
+ Mơn Mĩ Thuật cảm nhận được vẽ đẹp của những chiến sĩ Điện Biên qua hội
thi vẽ tranh, làm báo tường kỉ niệm ngày 22/12
B. Nội dung
5. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống:
a. Nguyên nhân Điện Biên Phủ được lựa chọn là điểm quyết chiến chiến
lược giữa quân và dân ta với thực dân Pháp.
* Vài nét về vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc và Điện Biên Phủ:
- Vùng Tây Bắc:
+ Tây Bắc là một dải đất ở phía Tây Bắc bộ Việt Nam. Phần lớn đất đai là núi
cao, rừng rậm; núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng mà đỉnh Phan Xi Păng trên dãy
Hồng Liên Sơn là “nóc nhà” của Tây Bắc với độ cao 3.142m. Các con sông như:
Sông Mã, sơng Đà, sơng Thao với dịng nước chảy xiết đã chia Tây Bắc thành nhiều


khu vực. Đường vào Tây Bắc vừa ít lại phải qua nhiều sông, suối, núi cao hiểm trở
nên đi lại cực kỳ khó khăn.
+ Tây Bắc là một địa bàn chiến lược quan trọng của Bắc bộ Việt Nam nói
riêng, của Bắc Đơng Dương nói chung. Phía Tây tiếp giáp với hai tỉnh Phơng Xa Lì
và Sầm Nưa của Lào, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Đơng là căn cứ
địa Việt Bắc. Phía Nam là tỉnh Hịa Bình, nối liền với các tỉnh thuộc Liên khu III và
liên khu IV. Do vị trí địa lý của Tây Bắc có đặc thù như vậy đã khiến cả ta và Pháp
đều rất chú trọng đến địa bàn chiến lược này.
+ Đối với ta, làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu
đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương
kháng chiến rộng lớn, mà cịn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu
quốc tế, đặc biệt là tăng cường thêm tình đồn kết Việt - Lào để chống kẻ thù chung.

+ Đối với thực dân Pháp, khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở rộng
được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt
liên lạc và sự chi viện của ta (giữa Việt Bắc và Liên khu III, Liên khu IV), đồng thời
từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng cố đô Luông Pha Băng.
- Điện Biên Phủ
+ Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh
Điện Biên), nằm ở giữa vùng núi rừng Tây Bắc, có lịng chảo Mường Thanh
(Mường Then - Mường Trời) dài gần 20km, rộng từ 6 đến 8 km, cách Hà Nội
khoảng 300km, cách Luông Pha Băng (Lào) khoảng 200km đường chim bay, cách
biên giới các nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 200 km, cách Việt
Bắc, khu IV từ 300km đến 500km đường bộ. Thung lũng này nằm gần biên giới
Việt - Lào, là một đầu mối giao thơng quan trọng, có tuyến đường đi Lào, có con
sông Nậm Rốm chảy theo hướng Bắc - Nam đổ xuống sơng Nậm Hu, có sân bay
Mường Thanh được xây dựng từ năm 1889. Dân số Điện Biên Phủ lúc đó có khoảng
2 vạn người thuộc 11 dân tộc khác nhau: Kinh, Thái, H’Mông, Nùng, Mường, Tày,
Lào, Xá, Puộc, Hoa, Pú Noi...
+ Đế quốc Pháp - Mỹ đánh giá và coi Điện Biên Phủ ở vào “một vị trí chiến
lược quan trọng, chẳng những đối với toàn bộ chiến trường Đơng Dương, mà cịn
đối với miền Đơng Nam Á”. Nó là “ngã tư chiến lược quan trọng”, nó như “cái bàn
xoay và có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc. Nó như
“cái chìa khóa” bảovệ Thượng Lào, từ đó có thể đánh chiếm lại các vùng đã bị mất ở
Tây Bắc trong những năm 1950 - 1953 và tạo điều kiện để đánh tiêu diệt quân chủ
lực của ta tại đây. Đồng thời là một căn cứ không quân - lục quân lợi hại, phục vụ
cho chính sách xâm lược của Mỹ ở Đơng Nam châu Á.
+ Tây Bắc với địa hình phức tạp rất khó khăn cho hoạt động quân sự của địch
nhưng lại rất thuận lợi cho chiến tranh nhân dân của ta. Bởi vậy sau ba chiến dịch,
vùng Trung du và đồng bằng (chiến dịch Trung du, chiến dịch đường số 18 và chiến
dịch Hà Nam Ninh), Đảng ta quyết định chọn hướng rừng núi Tây Bắc để tiến công.
Tại Hội nghị Bộ Chính trị bàn về nhiệm vụ qn sự Đơng Xuân 1953 - 1954, Chủ
tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính,



các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay khơng thay đổi, nhưng
trong hoạt động thì có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải thiên biến vạn hố”.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị thơng qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và
quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt một bộ
phận quan trọng sinh lực tinh nhuệ của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc và tạo điều
kiện cho lực lượng vũ trang của Lào giải phóng Bắc Lào, đồng thời tạo điều kiện để
tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường Đông Dương. Điện Biên Phủ trở
thành trung tâm điểm của kế hoạch Đông Xuân 1953 - 1954 của ta, là trận “quyết
chiến chiến lược” lớn nhất giữa ta và Pháp. Trong thư gửi Đại tướng Võ Nguyên
Giáp vào ngày 22/12/1953, Hồ Chủ tịch nêu rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch
rất quan trọng khơng những về qn sự mà cả về chính trị, khơng những đối với
trong nước mà cịn cả đối với quốc tế. Vì vậy, tồn dân, tồn qn, tồn Đảng phải
tập trung hoàn thành cho kỳ được”.
b.Diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ:
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 55 ngày đêm, nhưng các trận đánh
không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam
và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa
sổ 1 trung đồn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở
Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.
Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, qn ta đồng loạt tiến cơng các cứ điểm
phía Đơng phân khu trung tâm; thắt chặt vịng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay
Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.
Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch
giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và
địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ
2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân

địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.
Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đơng và tổng
tiến cơng tiêu diệt các vị trí cịn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.
Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan
toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi
62 máy bay, thu 64 ơ tơ và tồn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch


c. Nguồn cảm hứng nghệ thuật được gợi mở từ chiến dịch Điện Biên Phủ
qua bài hát Hò Kéo Pháo và những bức tranh vẽ từ những bàn tay thiếu niên:
Nhạc sĩ Hoàng Vân bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm khi viết bài hát “Hị kéo
pháo”
Tơi vẫn nhớ, những ngày đầu tháng 12-1953, tại mặt trận Điện Biên Phủ, do
lực lượng địch chưa được tăng cường, trận địa phòng ngự của chúng mới được xây
dựng chưa ổn định và kiên cố, đang ở cấp độ trận địa dã chiến, nên Bộ Chính trị và
Tổng Quân ủy đã hạ quyết tâm tập trung lực lượng để tiêu diệt quân thù với phương
châm: “Đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Theo đó, kế hoạch tác chiến Chiến dịch
Điện Biên Phủ, Bộ Tổng Tư lệnh dự kiến phải sử dụng 3 Đại đoàn bộ binh, tồn bộ
pháo binh, cơng binh và phịng khơng với số quân tham gia chiến đấu khoảng
35.000 người. Nếu kể cả cơ quan chỉ huy chiến dịch, các đơn vị trực thuộc, bộ đội
bảo vệ, tuyến cung cấp, bộ đội bổ sung thì quân số tham gia chiến dịch ước khoảng
42.000 người. Thời gian theo kế hoạch “Đánh nhanh, giải quyết nhanh” trong 2-3
ngày, thời điểm nổ súng là 17h ngày 25-1-1954 (sau là 26-1-1954).
Ngày 14-1-1954 tại hội nghị cán bộ qn chính cấp Trung đồn, Đại đồn
tồn mặt trận tại hang Thẩm Púa - Sở chỉ huy lâm thời của Bộ chỉ huy chiến dịch,
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh trực tiếp giao nhiệm vụ cho các đại đoàn
tham chiến. Đại tướng giao nhiệm vụ đưa đại bộ phận lựu pháo và pháo cao xạ vào
bố trí trận địa ở phía Bắc tập đồn cứ điểm của địch. Phải mở ngay một con đường
vắt qua núi để dùng sức người kéo pháo từ đường 41 (nay là đường 42) sang đường
Điện Biên đi Lai Châu, trong một ngày đêm con đường đó phải hồn thành. Chúng

ta chủ trương kéo pháo bằng sức người, không phải chúng ta khơng làm được đường
cho xe kéo, mà chính là để giữ bí mật, để tạo yếu tố bất ngờ, nhất là bất ngờ về hỏa
lực lựu pháo và pháo cao xạ, trọng pháo đầu tiên của quân đội ta tham gia chiến đấu.
Nhiệm vụ mở đường được giao cho Đại đồn 308, 1 tiểu đồn cơng binh của
Trung đồn 151 và 5 đại đội sơn pháo của Trung đoàn pháo binh 675. Với lực lượng
hơn 5.000 cán bộ, chiến sĩ, chỉ trong 1 đêm 14-1-1954 đã bí mật hồn thành con
đường dài 15km, rộng 3m từ bản Nà Nham men theo các sườn núi hiểm trở, qua


nhiều dốc, đèo, núi cao, nhiều vực sâu đến gặp đường Điện Biên đi Lai Châu ở bản
Tấu.
Nhiệm vụ kéo pháo do Đại đoàn 312 và lực lượng của Trung đoàn Pháo cao
xạ 367 và Trung đoàn Pháo binh 45 đảm nhiệm. Lúc đầu, để kéo một khẩu pháo
phải sử dụng 20 chiến sĩ bộ binh, tổ chức thành 2 “dây”, mỗi “dây” do 10 người kéo.
Các pháo thủ, người cầm lái, người chèn, đẩy pháo; các cán bộ trung đội, đại đội
pháo trực tiếp chỉ huy kéo pháo. Càng lên cao, việc kéo pháo càng khó khăn hơn,
tốc độ cứ chậm dần lại. Mỗi khẩu pháo phải đấu thêm 2 “dây” nữa (40 người), có
dốc cao quá đã phải tập trung tới 100 người. Hàng chục, hàng trăm chiến sĩ khỏe
mạnh cúi rạp mình theo sườn dốc, rướn hết sức để kéo, đẩy pháo theo nhịp hô của
người chỉ huy: “hai, ba nào” nhưng sau mỗi nhịp hô như vậy, những khẩu pháo nặng
2,5 tấn cũng chỉ nhích lên được 20-30cm. Vì vậy, sau 1 ngày đêm mỗi khẩu pháo
chỉ đi được quãng đường từ 2-3km.
Kéo pháo vào đã vơ cùng gian khổ, kéo pháo ra cịn gian khổ hơn nhiều.
Chiều 26-1-1954, Trung đoàn 45 trọng pháo Tất Thắng chuẩn bị bắn những loạt đại
bác đầu tiên mở màn chiến dịch thì nhận được lệnh của Đại tướng - Tổng Tư lệnh
Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy mặt trận trực tiếp ra lệnh cho pháo binh: “Từ 17h
hôm nay, kéo pháo ra khỏi trận địa, lui về địa điểm tập kết, chuẩn bị lại. Triệt để
chấp hành mệnh lệnh! Khơng giải thích”.
Thật ra ngày ấy, chúng tơi chưa hiểu được ý nghĩa mang tầm chiến lược của
quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang

“Đánh chắc, tiến chắc”, nhưng một niềm tin sắt đá vào Bộ Chính trị và Tổng Quân
ủy, vào Bác Hồ kính yêu và Tổng tư lệnh, Tổng chỉ huy mặt trận mà toàn thể các
đơn vị, các cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường Điện Biên đồng lòng quyết tâm với ý
thức chấp hành kỷ luật “Quân lệnh như sơn”.
… Kéo pháo vượt những đèo dốc đứng đến 60 độ như dốc Bảy Tời, vực sâu vườn
Chuối, suối Ngựa, suối Cây cụt, cửa rừng Bản Tó. Mỗi một địa danh trên là một
trọng điểm, pháo binh địch luôn bắn chặn, cản đường; máy bay địch ném bom cháy
(na-pan) thiêu cháy rừng, khơng ngày đêm nào là khơng có thương vong, mỗi khi có
một đại đội pháo vượt qua được một cửa ải trên là như đã lập được một chiến cơng.
Có lần đang vượt đèo dốc, máy bay địch săn lùng mục tiêu, chúng dùng bom
na-pan, đạn lửa đánh phá chặn đường, rừng bốc cháy, ngọn lửa lan nhanh vây quanh
pháo. Cứu người hay cứu pháo? Không cần chờ lệnh, mọi người lập tức lao vào dập
lửa, “ưu tiên” cứu pháo. Có lần đang trên đường lên dốc, bất ngờ mảnh bom địch
phạt đứt dây tời, hơn bốn chục con người cố gằng ghìm lại nhưng khơng cưỡng nổi,
bị pháo kéo lê, lao nhanh xuống dốc. Không chần chừ, các chiến sĩ rượt theo pháo
để chèn. Pháo thủ Chức nhanh hơn lao vào chèn trước, pháo chồm qua người Chức,
mất đà đâm ngay vào một gốc cây rồi dừng lại. Mọi người nghẹn ngào, xúc động
cảm phục gương hy sinh quên mình cứu pháo của liệt sĩ Nguyễn Văn Chức.


Cũng như gương Anh hùng Tô Vĩnh Diện (pháo cao xạ), lấy thân mình chèn
pháo đã nhanh chóng được truyền tới các đơn vị trên toàn mặt trận. Đêm đêm, tiếng
“hị dơ ta nào”, tiếng mõ tre “cốc, cốc” làm hiệu lệnh, dưới ánh trăng mờ ảo, hàng
trăm chiến sĩ mình mặc áo trấn thủ, đầu đội mũ nan, cúi rạp người choãi chân,
những bắp tay cuồn cuộn bám vào dây chão, dây cóc, dây mây, dây song để kéo
pháo. Đêm tháng chạp, tiết trời khá lạnh, song mồ hôi của các chiến sĩ ướt đầm…
Tất cả những hình ảnh, những âm thanh ấy đã tạo nên một bức tranh hùng vĩ, một
khơng khí hừng hực khí thế quyết chiến quyết thắng, làm vang động cả núi rừng
Điện Biên.
Chính trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như huyền thoại ấy, đã trào dâng trong

tôi những cảm xúc mãnh liệt để sáng tác bài “Hò kéo pháo” ngay tại mặt trận:
“Hò dơ ta nào,
Kéo pháo ta vượt qua đèo…
Hị dơ ta nào,
Kéo pháo ta vượt qua núi…
Dốc núi cao cao,
Nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi.
Vực sâu thăm thẳm,
Vực nào sâu bằng chí căm thù.
Hị dơ ta nào…”
Tới đích rồi đồng chí pháo binh ơi, vinh quang thay sức người lao động. Hị
dơ ta pháo ta vượt đèo. Để quyết tâm bắn tan đồn thù. Hò… ơi!”.

Khi Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Ngun Giáp biết có bài “Hị kéo pháo”,
Đại tướng yêu cầu hát cho cơ quan tham mưu và Đại tướng nghe ở Sở chỉ huy


Mường Phăng và ông yêu cầu phổ biến bài hát cho các chiến sĩ trên toàn mặt trận.
Bài hát đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi khơng chỉ riêng trong các đơn vị kéo
pháo mà đến với tất cả các đơn vị tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cùng với
“Giải phóng Điện Biên”, “Hị kéo pháo” đã trở thành một trong những bài ca đi
cùng năm tháng của Bộ đội Pháo binh Anh hùng.
Sau giải phóng Điện Biên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cử chiến sĩ Điện Biên
Hoàng Vân đi học và nghiên cứu thực tập tại 10 nước Á - Âu và trở thành nhạc sĩ
Hoàng Vân. Ông là một trong những nhạc sĩ có nhiều tác phẩm để lại dấu ấn trong
nền âm nhạc Việt Nam. Ông được Đảng và Nhà nước tặng giải thưởng cao quý, Giải
thưởng Hồ Chí Minh.
* Đây là những bức tranh mà chúng em cảm nhận được từ bài hát Hò kéo pháo và
vẻ đẹp của những chiến sĩ Điện Biên Phủ.



d. Điện Biên Phủ hôm nay
63 năm đã đi qua, kể từ khoảnh khắc lịch sử 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954, lá
cờ quyết chiến, quyết thắng của quân đội ta tung bay trên nóc hầm Đờ Cát, diện mạo
mới của thành phố trẻ Điện Biên Phủ đã từng ngày đổi thay. Hệ thống hạ tầng cơ sở
được đầu tư; giao thông nội thị được rải thảm bêtông, lát gạch hành lang đường, cây


xanh tỏa bóng mát; khu du lịch trung tâm và vùng phụ cận được quy hoạch. Các
điểm di tích lịch sử như Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ; Sở chỉ huy, công
viên chiến thắng ở Mường Phăng; đường kéo pháo... được đầu tư hàng trăm tỷ đồng
xây dựng, trùng tu. Nhiều điểm du lịch, vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn; cơng
trình phúc lợi; kết cấu hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ, làm thay đổi bộ mặt đơ
thị, tạo mơi trường văn hóa, điều kiện sinh hoạt cho người dân địa phương và khách
du lịch thập phương đến thăm quan.
Từ một bãi chiến trường bị bom đạn cày xới và ngổn ngang chiến tích, nay Mường
Thanh đã trở thành cánh đồng lúa mênh mông ngút tầm mắt. Từ một nơi thuần nơng,
mang nặng tính tiêu thụ, Điện Biên đã từng bước trở thành địa bàn chế biến tiêu thụ
sản phẩm; gia công các sản phẩm cơng nghiệp, thủ cơng mỹ nghệ, góp phần quan
trọng đưa tỉnh thốt khỏi tình trạng tự cung tự cấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích
cực, sản xuất hàng hóa phát triển. Đến Điện Biên, mỗi người chúng ta không chỉ
được sống lại ký ức hào hùng của lịch sử, mà mảnh đất này cịn in đậm bản sắc văn
hóa của các dân tộc Tây Bắc. Họ là những chủ nhân của nơi 63 năm trước đây dân
tộc ta ghi những "thiên sử vàng" vào trang sử chống ngoại xâm của dân tộc.

Thành phố Điện Biên Phủ
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh có lời dặn người dân Việt Nam:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam “

Việc học tập lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu lịch sử dân tộc,
trong mỗi giai đoạn lịch sử đều gắn liền với những chiến công, những vị anh hùng


dân tộc để hiểu rõ hơn về những chiến công, những nhân vật lịch sử chúng ta không
chỉ học lịch sử là đủ mà phải tìm hiểu những kiến thức có liên quan đến lịch sử.
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Địa lý, Ngữ Văn, Giáo dục công dân,
Âm nhạc, Mĩ thuật và môn Lịch sử rất quan trọng góp phần phát triển tư duy liên hệ,
liên tưởng. Biết vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc
sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến lịch sử, tạo cho chúng em một thói quen
trong tư duy, lập luận.
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng
tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương; giúp học sinh ý thức hơn việc học
phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống./.
Người viết

Hồng Thị Kim Chi



×