Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

dia li 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.53 KB, 4 trang )

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VỚI ĐỜI SỐNG-KINH TẾ-XÃ HỘI
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ
bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra
tồn thế giới. Nói đến cách mạng cơng nghiệp là nói đến sự thay đổi to lớn mà nó mang lại
trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, an ninh, chính trị, xã hội,... Nhìn lại lịch sử, con người đã
trải qua nhiều cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn. Mỗi một cuộc cách mạng đều có những
đặc trưng bằng sự thay đổi về bản chất của sản xuất và những sự thay đổi này được tạo ra bởi
những sự đột phá trong khoa học và công nghệ.
Trong lịch sử, thế giới đã trải qua 4 cuộc Cách mạng Công nghiệp. Cuối thế kỷ XVIII
đầu thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã diễn ra ở châu Âu và châu Mỹ,
đây là thời kỳ mà mà hầu hết nông nghiệp, xã hội nông thôn đã trở thành công nghiệp và đô
thị.Ngành công nghiệp sắt và dệt, cùng với sự phát triển của động cơ hơi nước, đóng vai trị
trung tâm trong cách mạng Cơng nghiệp. Vào năm 1870 đến năm 1914, ngay trước Thế chiến
I, cuộc cách mạng Công nghiệp thứ hai đã bùng nổ, đây là giai đoạn tăng trưởng của các
ngành cơng nghiệp đã có từ trước và mở rộng các ngành mới, như thép, dầu, điện, và sử dụng
điện để sản xuất hàng loạt, các tiến bộ kỹ thuật chủ yếu trong giai đoạn này bao gồm điện
thoại, bóng đèn, đĩa hát và động cơ đốt trong. Cuộc cách mạng kỹ thuật số hay cịn gọi là cuộc
cách mạng Cơng nghiệp lần thứ ba, bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX và kéo dài đến
nay. Đề cập đến sự tiến bộ của công nghệ từ các thiết bị cơ điện tử tương tự sang công nghệ số
ngày nay, những tiến bộ trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bao gồm máy tính cá
nhân, internet và cơng nghệ thơng tin và truyền thông (ICT), tiến bộ trong Cách mạng Công
nghiệp lần thứ ba bao gồm các máy tính cá nhân, internet, công nghệ thông tin và mạng xã
hội. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra từ đầu thế kỷ XXI, nhưng đến năm 2013
thuật ngữ Công nghiệp 4.0 mới nổi lên. Phát triển dựa trên 3 trụ cột chính: kỹ thuật số, cơng
nghệ sinh học, vật lý: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of things (IOT), Robot, 3D, Big Data.
"Cơng nghiệp 4.0" cụm từ này nhằm nói tới chiến lược cơng nghệ cao, điện tốn hóa
ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện
thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong cơng nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ
thống khơng gian mạng thực-ảo (cyber-physical system), Internet Vạn Vật và điện toán đám
mây và điện tốn nhận thức (cognitive computing).
Cơng nghiệp 4.0 tạo ra những "nhà máy thông minh" (smart factory). Trong các nhà


máy thông minh với cấu trúc kiểu mô-đun, hệ thống thực-ảo giám sát các quy trình thực tế, tạo
ra một bản sao ảo của thế giới thực và đưa ra các quyết định phân tán. Qua Internet Vạn Vật,
các hệ thống thực-ảo giao tiếp và cộng tác với nhau và với con người trong thời gian thực, và
với sự hỗ trợ của Internet Dịch vụ, dịch vụ nội hàm và dịch vụ xuyên tổ chức được cung cấp
cho các bên tham gia chuỗi giá trị sử dụng.


Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó tác động đến đời
sống, kinh tế, xã hội của toàn nhân loại. Về thuận lợi, cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 làm
thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất và phương pháp quản trị, liên kết với nhau thành một
hệ thống thay vì các dây chuyền sản xuất và phương pháp quản trị hành chính trước đây.
Khơng những thế, nó cịn mở ra kỷ ngun mới của sự lựa chọn các phương án đầu tư kinh
doanh, tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả, tạo bước
đột phá về tốc độ phát triển, phạm vi mức độ tác động làm biến đổi cơ bản hệ thống sản xuất
và quản trị xã hội cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngoài ra, những bước nhảy vọt của cơng nghệ
tự động hóa có tác động đến các cơng việc văn phịng, bán hàng, dịch vụ khách hàng điều
khiển các phương tiện giao thông và các ngành hỗ trợ khi rô-bốt tự động hóa và trợ lý ảo trở
nên phổ biến, sự hội tụ giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số là sự xuất hiện IoT. Mô
tả đơn giản nhất, có thể coi IoT là mối quan hệ giữa vạn vật (các sản phẩm, dịch vụ, địa
điểm,...) và con người thông qua các công nghệ kết nối và các nền tảng khác nhau. Những
tuyên bố trong ngành bảo hiểm có thể khơng cần sự can thiệp của con người, hầu hết truy vấn
khách hàng được trả lời tự động... Trong tài chính, "robot tư vấn" đã có trên thị trường. Trong
ngành tư pháp, máy tính có thể nhanh chóng "đọc" hàng triệu email và cắt giảm chi phí điều
tra. Các công nghệ là nền tảng cho cuộc CMCN 4.0 đang có tác động lớn đến các doanh
nghiệp, trong đótốc độ của các đổi mới và các đổ vỡ kéo theo đã liên tục gây bất ngờ ngay cả
đối với các doanh nghiệp có liên kết tốt nhất và có được thông tin tốt nhất. Cuộc cách mạng
Công nghiệp 4.0 phát triển đang dần đi đến tồn diện hóa trên mọi lĩnh vực giao thơng vận tải,
giáo dục, chính trị, an ninh- quốc phịng. Đối với ngành giao thơng vận tải, sự phát triển của
cuộc cách mạng này dẫn đến ngành giao thông vận tải phải đi đầu trong việc phát triển, công
nghệ phát triển, các dịch vụ của ngành ngày càng ra đời nhiều hơn để phục vụ nhu cầu người

tiêu dùng, tự động hóa trong mọi lĩnh vực của ngành. Không chỉ với giao thông đường bộ, mà
ngay cả đường sắt, đường hàng không, đường biển, ngày nay các dịch vụ tự động hóa giúp
đơn giản hóa các vấn đề từ đặt vé, soát vé, kiểm tra một cách tồn diện mà khơng cần sự tác
động của con người, giúp con người tiết kiệm thời gian, sức lao động. Vận chuyển hàng hóa
đường biển cũng đã được hệ thống điều khiển từ xa hỗ trợ đi theo hành trình đặt sẵn, điều này
thể hiện sự vượt bậc của công nghệ ngày nay. Về vấn đề giáo dục, hiện nay ngành giáo dục
vẫn đang đi theo những lối mòn cũ, đào tạo chun mơn hóa của các ngành cơng nghệ vẫn còn
lạc hậu chưa phát triển, nhưng sự phát triển thúc đẩy của ngành công nghiệp 4.0 trong tương
lai sẽ kéo theo sự phát triển, thay đổi của ngành giáo dục bằng việc tự động hóa. Trong lĩnh
vực chính trị, cách mạng Cơng nghệ 4.0 giúp cho chính phủ có thể kết nối với người dân một
cách trực tiếp để nghe và giải đáp những vấn đề thiết yếu. Ngồi ra, nó cịn có thể giúp chính
phủ trong những cuộc bầu cử, người dân có thể tham gia bỏ phiếu tín nhiệm thơng qua mạng
internet, điều này vừa thuận lợi với người dân vừa thuận lợi cho việc tổng hợp, cập nhật
thường xuyên của chính phủ. Vấn đề an ninh- quốc phòng là quan trọng nhất đối với mỗi quốc
gia, những khoa học, công nghệ phát minh ra tự động hóa có tính tối ưu cao thay thế con


người, giảm thiểu khả năng hao phí quá nhiều sức lao động, ngoài ra vấn đề bảo mật an ninh
quốc gia cũng sẽ được siết chặt hơn.
Bên cạnh những thuận lợi của Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 thì cịn tồn tại những thách
thức và khó khăn. Việc phát triển mạnh mẽ của Cuộc cách mạng này làm tối ưu hóa việc sử
dụng lao động nhưng song song với vấn đề đó lại đặt ra những khó khăn, các hệ thống tự động
hóa sẽ thay thế dần lao động thủ cơng trong toàn bộ nền kinh tế, sự chuyển dịch từ nhân cơng
sang máy móc sẽ gia tăng sự chênh lệch giữa lợi nhuận trên vốn và lợi nhuận với sức lao
động, điều này sẽ tác động đến thu nhập của lao động giản đơn và gia tăng thất nghiệp dẫn đến
đời sống của người lao động không ổn định và gặp nhiều khó khăn. Điều này sẽ làm cho chính
phủ các quốc gia cần đưa ra những chính sách mới dành cho những người thất nghiệp, chính
sách ưu tiên trợ cấp cho từng đối tượng thất nghiệp. Với sự thay đổi nhanh chóng của cơng
nghệ, địi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học cả tư duy những kiến thức kỹ năng mới,
khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức và những yêu cầu mới mà các phương pháp giáo

dục truyền thống không thể đáp ứng. Hơn nữa, rủi ro an ninh mạng khá cao vì dễ bị virus tấn
công.
Việt Nam đang bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển và hội nhập mới. Cơng
nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa đã được xác định là trọng tâm của chiến lược phát triển
quốc gia. Cuộc cách mạng sản xuất mới có thể mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy
nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời cũng đưa đến những thách thức đối với q
trình phát triển. Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đã mở ra những cơ hội có thể tranh thủ để
thúc đẩy sự phát triển của của Việt Nam. Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 có thể tạo ra lợi thế
của những nước đi sau như Việt Nam so với các nước phát triển do không bị hạn chế bởi quy
mơ cồng kềnh, qn tính lớn; tạo điều kiện cho Việt Nam bứt phá nhanh chóng, vượt qua các
quốc gia khác cho dù xuất phát sau. Việc ứng dụng những công nghệ mới cho phép thúc đẩy
năng suất lao động và tạo khả năng nâng cao mức thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống
cho người dân. Khả năng biến đổi các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị cho doanh nghiệp
trong nước. Trong lĩnh vực quốc phịng, an ninh, những phát triển về cơng nghệ có thể rút
ngắn (cũng có thể gia tăng) khoảng cách chênh lệch về tiềm lực của các thế lực các quốc gia
khác nhau.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam.Thách
thức trong việc phải có nhận thức đầy đủ về bản chất, tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 và khả năng tư duy, quản lý điều phối tích hợp các yếu tố công nghệ, phi công
nghệ, giữa thực và ảo, giữa con người và máy móc. Để gia nhập vào xu thế cách mạng cơng
nghiệp 4.0 địi hỏi phải có sự phát triển dựa trên tích lũy nền tảng lâu dài của nhiều lĩnh vực
nghiên cứu cơ bản định hướng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đặc biệt là vật lý, sinh
học, khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo, các lĩnh vực công nghệ mới, nghiên cứu các cơng
nghệ mang tính đột phá. Nghiên cứu và phát triển trở thành chìa khóa quan trọng quyết định
sự phát triển kinh tế - xã hội;cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa nghiên cứu khoa học và sản xuất.
Gia tăng bức xúc xã hội do sự thâm nhập của các công nghệ kỹ thuật số và các động lực của
việc chia sẻ thông tin tiêu biểu của truyền thông xã hội. Đặt ra những vấn đề lớn về giải quyết
việc làm, ô nhiễm môi trường, đạo đức xã hội, rủi ro cơng nghệ. Thêm vào đó, cuộc cách



mạng công nghiệp 4.0 diễn ra với tốc độ vô cùng nhanh chắc chắn sẽ đặt Việt Nam trước nguy
cơ tụt hậu hơn nữa trong phát triển so với thế giới và rơi vào thế bị động trong đối phó với
những mặt trái của cuộc cách mạng này.
Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 phát triển và tác động đến mọi mặt về kinh tế, văn
hóa, xã hội, chính trị, an ninh-quốc phòng nên con người phải biết vận dụng áp dụng một cách
phù hợp để nó kéo theo sự phát triển của các mặt, các lĩnh vực vì nếu khơng phù hợp thì
khơng những khơng phát triển mà cịn đi xuống.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×