Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Lien Hop Quoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.74 KB, 4 trang )

Liên Hợp Quốc ban đầu có 51 thành viên
Năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai đi đến hồi kết, thế giới rơi vào cảnh hoang tàn. Các
quốc gia lúc bấy giờ mong muốn hịa bình và tìm cách phục hồi thiệt hại. Mỹ và đại diện 50
quốc gia khác đã họp tại San Francisco, California, Mỹ để thông qua Hiến chương Liên Hợp
Quốc.
Lời tựa của bản Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này: "Chúng tơi, những dân tộc
của Liên Hợp Quốc, quyết tâm cứu những thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến
tranh...". Ngày 24/10/1945, tổ chức này được thành lập.

Sau hơn 70 năm, Liên Hợp Quốc hiện có 193 quốc gia thành viên.

Ảnh: UN

Nam Sudan là thành viên mới nhất của Liên
Hợp Quốc
Ngày 14/7/2011, Đại hội đồng thừa nhận Cộng hòa Nam Sudan là thành viên thứ 193
của Liên Hợp Quốc. Sự độc lập của Nam Sudan khỏi Sudan là kết quả của cuộc trưng cầu
dân ý vào tháng 1/2011, kết thúc cuộc nội chiến bắc nam kéo dài hàng thập kỷ.

Quốc gia mới nhất của châu Phi được tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cam kết
giúp đỡ trong giai đoạn định hình tương lai. Khi lá cờ Nam Sudan được kéo lên tại trụ sở
chính Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ), ông Ban phát biểu: "Chúng ta hãy cùng nhau
vươn lên như lá cờ của đất nước các bạn, cùng đối đầu với các thách thức".


Cờ Nam Sudan (giữa) tại trụ sở chính Liên Hợp Quốc ở New York. Ảnh: UN

Hiện Liên Hợp Quốc chú trọng giải quyết tình hình bất ổn ở quốc gia này. Việt Nam là

Mỹ đóng góp nhiều nhất cho gìn giữ hịa
bình Liên Hợp Quốc


một t

Mỗi quốc gia thành viên có nghĩa vụ pháp lý chi ngân sách tương ứng đối với việc gìn giữ
hịa bình, theo điều 17 Hiến chương Liên Hợp Quốc. Đại hội đồng phân bổ chi phí dựa trên
thang đánh giá phức tạp do các thành viên thiết lập, phụ thuộc kinh tế mỗi quốc gia.
Năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an phải chi một khoản lớn hơn do trách

nhiệm đặc biệt đối với việc duy trì hịa bình và an ninh thế giới.


Mỹ đóng góp 28,47% cho ngân sách gìn giữ hịa bình của Liên Hợp Quốc năm 2017.
Ảnh: UN

Ngân sách được phê duyệt cho các hoạt động gìn giữ hịa bình của Liên Hợp Quốc từ
1/7/2017 đến 30/6/2018 là 6,8 tỷ USD.
Các quốc gia đóng góp tài chính nhiều nhất cho hoạt động này năm nay gồm
Mỹ (28,47%), Trung Quốc (10,25%), Nhật Bản (9,68%), Đức (6,39%), Pháp (6,28%).

ngơn ngữ chính thức thứ sáu của Liên Hợp
Quốc là Ả Rập
Sáu ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc được sử dụng tại các cuộc họp và tất cả văn
bản của tổ chức này.
Khi mới thành lập, năm ngơn ngữ chính thức được lựa chọn là tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng
Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nga. Tiếng Ả Rập được đưa vào làm ngơn ngữ chính
thức thứ sáu vào năm 1973 nhờ lượng người sử dụng ngày càng đông.
Ban thư ký sử dụng hai ngôn ngữ làm việc là tiếng Anh và tiếng Pháp.

bài phát biểu dài nhất chiếm tám tiếng
Chính trị gia người Ấn Độ V.K. Krishna Menon (1896-1974) đã lập kỷ lục với bài phát biểu
dài gần tám tiếng trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 1957 nhằm bảo vệ quyền của

Ấn Độ đối với vùng lãnh thổ tranh chấp Kashmir.
Theo BBC, bài phát biểu này được đăng trên website Liên Hợp Quốc và dài đến 160

trang.


V.K. Krishna Menon phát biểu gần tám tiếng trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm
1957. Ảnh: Asianet Newsablle

Krishna Menon theo chủ nghĩa dân tộc, được mô tả là người có quyền lực thứ hai ở Ấn Độ,
sau Jawaharlal Nehru - thủ tướng đầu tiên của đất nước này.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×