Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

giao duc tieu hoc cd dh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.78 KB, 4 trang )

Trường Đại học Đồng Nai
Khoa Sư phạm Tiểu học-Mần non
----------

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1

GVHD: Ths. Trần Dương Quốc Hòa
Tên: Đinh Thị Trân Trân
Lớp: Tiểu học A- khóa 5

Được sự phân cơng của ban giám hiệu trường Tiểu học Trần Phú, em được phân
công thực tập sư phạm tại lớp 4D. Trong suốt quá trình thực tập em được dự giờ,


quan sát các tiết dạy của môn Tiếng Việt trong đó có phân mơn Chính tả, Tập đọc
và Luyện từ và câu.
 Yêu cầu 1:
Qua dự giờ, quan sát các tiết dạy em thấy 3 nguyên tắc trong dạy học Tiếng Việt ở
trường Tiểu học được các GV thực hiện rất tốt, cụ thể như sau:
- Nguyên tắc phát triển tư duy: Trong các tiết dạy, GV thường xuyên dùng
các hình thức tuyên dương, thưởng-phạt khác nhau kết hợp với cách đặt câu
hỏi nhằm đặt để HS luôn ở trong trạng thái tư duy liên tục. Điều đó được thể
hiện qua việc HS thường xuyên dơ tay phát biểu, trả lời các câu hỏi mà GV
đưa ra. Từ đó, kích thích sự phát triển tư duy của HS và giúp các em có thể
hiểu và nhớ bài lâu hơn.
- Nguyên tắc giao tiếp: GV thực hiện rất tốt nguyên tắc này, điều đó được thể
hiện ở việc GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động điều khiển lớp và hầu
hết các tiết học đều có. Ở hoạt động này, HS có thể thay thế vai trị của GV,
các em có thể giải đáp các vấn đề, trả lời các câu hỏi của GV đưa ra bằng
hình thức thảo luận sau đó trình bày ý kiến của mình trong nhóm và trước


lớp. Bên cạnh đó, khả năng giao tiếp của HS còn phát triển hơn khi đưa ra
những câu hỏi giao lưu, nhận xét hay tranh luận và đưa ra ý kiến của nhóm
mình với các nhóm khác và trước lớp.
- Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của HS Tiểu học:
Trong các tiết dạy, GV ln dùng lời nói phù hợp, truyền đạt lượng kiến
thức vừa phải, không quá tải hay trừu tượng đến HS. Bên cạnh đó, ở mỗi tiết
dạy, GV thường mở rộng, giải nghĩa thêm một số từ mới để gia tăng vốn từ
của HS, không dừng lại ở đó, GV cịn u cầu HS đặt câu với những từ mới
để các em biết cách sử dụng chúng. Những HS khác nhận xét để giúp bạn
mình thấy được chỗ chưa đúng, chưa hợp lý và chỉnh sửa để hoàn thiện vốn
từ hơn và cũng chính là giúp mình. Đặc biệt, trong giờ Chính tả, ở phần rút
từ khó, GV đã kết hợp với việc sửa sai và kiểm tra sau khi sửa sai bằng các
hình thức như viết nháp và chấm chéo hay viết bảng con để HS có thể nhớ,
viết đúng và dùng đúng từ ngữ.
Không chỉ thực hiện tốt 3 nguyên tắc trong dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học,
mà các tiết dạy đều được đánh giá là tiết dạy tích cực, vì đảm bảo các tiêu chí sau:


- Mọi HS trong lớp đều tham gia hoạt động: GV đã tổ chức rất nhiều hình
thức để giúp HS tham gia các hoạt động như: làm bảng con,bảng phụ, phiếu
bài tập, phiếu giao việc, thảo luận nhóm đơi, nhóm 4 với yêu cầu tự làm bài
cá nhân sau đó mới thống nhất ý kiến trong nhóm, hầu hết những việc này
các em đều đã được rèn từ khi vào lớp 1 nên các em thực hiện rất bài bản và
thuần thục.
- HS tự sản sinh ra tri thức: Để đạt được tiêu chí này, GV đã đưa ra vấn
đề,gợi ý cho HS giải quyết bằng cách đặt những câu hỏi có liên quan, dùng
kiến thức bài trước để liên hệ. Sau đó GV cho nhận xét để HS có thể rút ra
được kiến thức cho mình. Hoặc GV cũng có thể đưa ra câu hỏi gợi mở để
HS thảo luận, sau đó các em thống nhất ý kiến trong nhóm, trình bày trước
lớp, nghe ý kiến nhóm khác, kết hợp với sự trợ giúp của GV, các em có thể

tự kết luận và ghi nhớ kiến thức được lâu hơn.
- Khơng khí lớp học sinh động, thoải mái: Trong các tiết dạy, GV thường có
những hoạt động để tổ chức thi đua giữa các cá nhân, các nhóm, các tổ với
nhau, kèm đó là các hình thức khen thưởng, tuyên dương. Bên cạnh đó, ở
phần hoạt động HS tự điều khiển lớp, sẽ có phần các nhóm trình bày ý kiến
của mình, đặt câu hỏi giao lưu, tranh luận với nhóm khác để bảo vệ ý kiến
nhóm mình. Xun suốt cả tiết dạy, GV cũng có những lời nói, cử chỉ thân
thiện, gần gũi với HS phần nào cũng tạo cho HS sự thoải mái về tâm lý. Tất
cả những điều ấy sẽ giúp tạo nên tâm lý thoải mái, HS tích cực góp phần xây
dựng bài, như vậy, tiêu chí thứ ba của một tiết dạy tích cực, GV đã đạt được.
Như vậy, các tiết dạy của GV đã đảm bảo được 3 nguyên tắc trong dạy học
Tiếng Việt ở trường Tiểu học và các tiêu chí của một tiết dạy tích cực.
 Yêu cầu 2:
Khi tiếp cận thực tế với các tiết học Tiếng Việt ở trường tiểu học em nhận thấy
các tiết dạy đều đã đi theo đúng quy trình, nhưng bên cạnh đó, em thấy có một
vài điểm lạ và bất cập như sau
-

Về điểm lạ: lần đầu tiên em thấy HS có thể thay thế vai trò của GV, các em
điều khiển lớp học rất tốt và HS ngồi dưới lớp cũng biết cách phối hợp với
nhau trong hoạt động này rất nhịp nhàng.


Lý giải: Theo em, điểm lạ này chính là cái đắt giá và quý báu nhất mà em
đã học tập được trong đợt thực tập sư phạm vừa qua. Em học được cách thức
tổ chức hoạt động cho HS điều khiển lớp là như thế nào, ngay từ câu hỏi đặt
ra để lớp thảo luận cho đến lời lẽ mà HS điều khiển lớp nói sao cho lưu lốt,
trơi chảy và tự nhiên nhất.
Trong các tiết dạy, GV nên tổ chức cho HS thực hiện hoạt động tự điều
khiển này, qua đó sẽ giúp HS có thể chủ động trong việc học, kỹ năng làm

việc nhóm, giải quyết tình huống và rèn luyện sự tự tin khi đứng nói trước
đám đơng cho các em ngay từ khi cịn là HS tiểu học.
- Về điểm bất cập: Em thấy ở các tiết dạy, GV thường rất cứng nhắc ở hoạt
động 1: khởi động. Đã là khởi động thì GV nên tổ chức những hoạt động
giúp HS có tinh thần thoải mái nhất có thể để các em chuẩn bị bước vào bài
mới. nhưng ở đây, hầu như tiết dạy nào cũng đi theo trình tự: hát một bài
hát, kiểm tra bài cũ và dẫn vào bài mới.
Khi đã có hoạt động kiểm tra bài cũ, thì GV nên lựa chọn những kiến thức
có liên quan đến bài mới để kiểm tra, nếu bài trước khơng có phần kiến thức
liên quan đến bài mới thì GV nên cắt giảm và thay vào đó là chúng ta dạy
thật kỹ kiến thức mới và cho HS làm nhiều bài tập để có thể khắc sâu kiến
thức mới học hay chúng ta có thể dành thời gian kiểm tra bài cũ để thực hiện
cho tốt phần liên hệ mở rộng để HS có thể có được cái nhìn mới mẻ và rộng
lớn hơn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×