Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

THBK5 CU HOAI MAI KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.32 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON


BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC
PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT
1

Người thực hiện

: Cù Hoài Mai

Lớp

: Tiểu học B - K5


Năm học 2017 – 2018
Yêu cầu 1:
* Nguyên tắc phát triển tư duy:
Lớp 1: Học vần on - an
. Giáo viên cho học sinh tự tư duy để tìm ra câu trả lời: phân tích vần on, an;
phân tích tiếng, từ; so sánh vần on - oi hay vần on - an có điểm gì giống và khác ?.
. Đá́ nh vần, đọc trơn giáo viên cho học sinh thử đọc trước rồi giáo viên mới
nhận xét.
. Trong phần giới thiệu từ khoá “thỏi son” thay vì giáo viên giới thiệu về́
“thỏi son” thì giáo viên đưa ra những câu hỏi cho học sinh suy nghĩ: em thấy “thỏi
son” ở đâu?, “thỏi son” dùng để làm gì?,...
. Trong hoạt động từ ứng dụng, giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh để
học sinh tự nhận diện được những từ có tiếng mang vần vừa được học ứng với bức


tranh, đồng thời trong các từ cần giới thiệu thì giáo viên đưa vào thêm các từ đồng
nghĩa. Sau khi chơi trò chơi, giáo viên đưa ra các câu hỏi liên quan đến từ ứng dụng
như bàn ghế dùng để làm gì?,... học sinh suy nghĩ và trả lời.
Lớp 5: Tập đọc: Mùa thảo quả
. Trong phần giải nghĩa từ khó, giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần chú giải
trước sau đó cho học sinh xem hình ảnh nhưng không cho học sinh tự nhìn tranh
giải nghĩa lại mà giáo viên giải thích luôn.
. Tuy nhiên, trong các hoạt động còn lại, giáo viên đều tổ chức cho học sinh
đọc từng đọan, quan sát tranh và trả lời các câu hỏi từ đó học sinh rút ra ý của từng
đoạn sau đó giáo viên nhận xét và chốt lại. Qua bài học giáo viên liên hệ thực tế,
đặt các câu hỏi cho học sinh trả lời theo ý nghĩ thể hiện khả năng hiểu biết của bản
thân.
* Nguyên tắc giao tiếp:
Lớp 1: Học vần on - an
. Giáo viên giúp học sinh trau dồi thêm về vốn từ ở trong hoạt động ôn lại bài
cũ, giáo viên yêu cầu học sinh viết 1 từ có tiếng chứa vần tiết trước học, sau đó học
sinh đọc và phân tích từ mà học sinh vừa viết và gọi khoảng 7- 10 học sinh đọc
bảng xoay theo hình thức cá nhân - cả lớp.
. Trong phần bài mới, giới thiệu 2 vần on - an: phân tích, so sánh, đọc. Giáo
viên đưa ra các câu hỏi cho học sinh trả lời theo ý nghĩ của mình và đọc theo hình
thức cá nhân - dãy - cả lớp, nhằm rèn luyện khả năng đọc cho học sinh.
. Trong phần từ ứng dụng, sau khi chơi trò chơi, đưa ra các câu hỏi về các từ
như tại sao hình đó gắn là từ chậu lan, cây lan hay bàn gỗ dùng để làm gì,... để cho
học sinh tự trả lời theo ý nghĩ - phát triển lời nói của học sinh.
Lớp 5 : Tập đọc: Mùa thảo quả
. Ở phần ôn lại kiến thức cũ, giáo viên đưa ra câu hỏi:


+ Bài học tiết trước muốn nói chúng ta điều gì?
+ Bạn Thu chưa vui vì điều gì?

+ Hay trong phần luyện đọc: trong bài có câu nào dài .... phải ngắt nghỉ cho
đúng ?
-> Cá nhân học sinh đưa ra ý kiến.
. Trong phần tìm hiểu bài:
+ Từ nào được lặp lại nhiều lần?
+ Cách lặp... tác dụng, cách đặt câu có gì đặc biệt ?
-> Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm - đại diện các nhóm
trình bày các ý kiến khác nhau. Từ đó giáo viên hướng dẫn phân tích từng đoạn qua
tranh ảnh.
. Trong phần củng cố, liên hệ thực tế qua bài học: phải làm gì để rừng xanh
đẹp - học sinh được trình bày suy nghĩ của bản thân.
* Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH
Lớp 1: Học vần on - an
. Trong phần ôn lại kiến thức cũ: học sinh ghi 1 từ mà học sinh biết mà từ đó
có chứa vần đã học sau đó đọc các từ, với những học sinh còn đọc yếu sẽ yêu cầu
học sinh phân tích từ để học sinh hiểu rõ hơn và từ đó đọc từ sẽ dễ dàng hơn.
. Trong từ ứng dụng, giáo viên sử dụng các từ, tranh ảnh gần gũi với học
sinh, học sinh sẽ hứng thú và tích cực tham gia trò chơi mà giáo viên đưa ra. Và sử
dụng lời khen mỗi lần học sinh trả lời đúng và động viên học sinh cố lên khi trả lời
sai.
Lớp 5 : Tập đọc: Mùa thảo quả
Giáo viên giới thiệu bài mới bằng hình thức xem video, với hình thức này sẽ
tạo sự chú ý và hứng thú cho học sinh trước khi bước vào nội dung bài mới.
* Các tiêu chí của 1 tiết dạy tích cực.
Tập đọc : Mùa thảo quả
Tiêu chí 1: Giáo viên đặt câu trả lời, học sinh chưa có thời gian suy nghĩ đã gọi trả
lời, đa số gọi những học sinh khá, giỏi trả lời đúng. Còn trong họat động thảo luận
nhóm, học sinh đều tham gia thảo luận, suy nghĩ và nêu ý kiến.
Tiêu chí 2: Hầu hết mọi hoạt động, giáo viên đều tạo cơ hội cho học sinh, đưa ra
những câu hỏi gợi ý để học sinh tự sản sinh ra tri thức. Có 1 hoạt động giải thích từ

khó trong bài thì giáo viên giải thích luôn, không hỏi học sinh trước khi giải thích.
Tiêu chí 3: Phần đầu kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới bằng cách coi video có
gây hứng thú, lớp học thoải mái. Nhưng khi vào bài mới thì không khí hơi trầm,
giáo viên hỏi, học sinh trả lời. Phần tìm hiểu bài, rút ý cho từng đọan, lớp học còn


trầm vì xem tranh rồi đặt câu hỏi rồi rút ý lặp đi lặp lại 4 lần cho hết 4 đoạn khiến
học sinh không còn hứng thú nữa.
* Yêu cầu 2: Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các
tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
+ Trong tiết học vần em đi dự, em thấy cô thay thế từ ứng dụng trong sách giáo
khoa thành các từ khác bên ngoài. Và lúc chuẩn bị tiết đánh giá, cô hướng dẫn kêu
thay những từ này thành từ khác gần gũi dễ hơn. Em không biết là làm vậy thì có
được không?
Đề xuất : theo em thì nên dạy các từ trong sách giáo khoa xong rồi củng cố
thêm cho các em các từ khác . Hoặc là có thay thì thay 1 - 2 từ. Rồi 1 - 2 từ trong
sách giáo khoa đó giáo viên bổ sung vào phần củng cố qua các trò chơi, bài tập
điền vần, .... Đảm bảo nội dung trong sách giáo khoa học sinh phải được học.
+ Trong phần luyện viết tiết 1 học vần dạy mẫu, em nghe cô nói: chữ g có độ dài
bao nhiêu ôli và cũng trong tiết học vần khác, cô khác nói là chữ g có độ cao bao
nhiêu ôli. Em có hỏi các cô trong lúc nhận xét tiết dạy mẫu nhưng mỗi cô 1 ý, em
không nhận được câu trả lời là “g” dùng độ cao hay độ dài. Em thắc mắc là với
những chữ g, y,.. thì nên nói độ cao hay độ dài của chữ ?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×