Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

SP TIEU HOC A K5MAI TRINH QUYNH TRANGKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.57 KB, 5 trang )

Sở Giáo dục và Đào tạo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1

SINH VIÊN: MAI TRỊNH QUỲNH TRANG
LỚP: SƯ PHẠM TIỂU HỌC A – K5
MSSV: 1151070050

Năm học: 2017 – 2018


Sở Giáo dục và Đào tạo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
Lớp: Sư phạm Tiểu học A-K5

Thứ năm, ngày 7 tháng 12 năm 2017
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
 Xem xét, đánh giá:
- Khi dạy học, mỗi người giáo viên cần đảm bảo đủ 3 nguyên tắc để học sinh có thể
phát triển được tư duy, khả năng giao tiếp, tâm lý và trình độ Tiếng Việt của chúng.
■ Về nguyên tắc phát triển tư duy:
- Trong mọi giờ học giáo viên đều chú ý rèn các thao tác tư duy cho học sinh bằng
cách đặt ra câu hỏi, các vấn đề mà học sinh phải tư duy, phải vận dụng các thao tác
phân tích, so sánh, tổng hợp, tư duy logic khác để khái quát hoá thành những khái
niệm, những tri thức về ngôn ngữ. Và từ những kiến thức đã thu nhận được, các em,
một lần nữa, lại vận dụng năng lực tư duy lôgic của mình để sử dụng những kiến
thức đó trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Trong các tiết dạy giáo viên đã đảm bảo được yếu tố hình thành tư duy cho học


sinh, thông qua các câu hỏi học sinh tự thắc mắc và tự giúp nhau giải quyết các thắc
mắc về nghĩa của từ mới hay tự đưa ra các bài học kĩ năng sống học được thông qua
các bài tập đọc, các lưu ý về sử dụng từ ngữ thông qua các bài chính tả, kể chuyện,..
• Phân mơn Tập đọc:
+ Ở phần luyện đọc học sinh đều được đọc ít nhất 1 lần, mọi quy trình đều đi đúng,
từng câu hỏi giáo viên đưa ra đều cho học sinh tự suy nghĩ và trả lời. Ngồi ra giáo
viên cịn đưa ra các câu hỏi mở, các câu hỏi nâng cao về kỹ năng sống hay giáo dục
bảo vệ môi trường có liên quan đến bài đọc để nâng cao trình độ nhận thức, khả
năng tư duy của học sinh.. Tuy nhiên hoạt động học sinh tự trao đổi với nhau để trả
lời câu hỏi hay sửa lỗi đọc sai cho nhau vẫn chưa được thực hiện rõ ràng, giáo viên
đa phần đều chỉ chú trọng đến những học sinh học và đọc tốt để mời lên trình bày ý
kiến, chưa cho các học sinh yếu kém có cơ hội đọc lại bài và tự trả lời câu hỏi mà
giáo viên đưa ra.
• Phân mơn Luyện từ và câu:
+ Đa phần các tiết LTVC giáo viên đều cho học sinh chơi trò chơi, để học sinh tự
quản lớp tự điều khiển các bạn cùng chơi. Giáo viên còn đặt thêm những câu hỏi
khác ngoài bài học để học sinh thi nhau trả lời. Ví dụ như bài Từ ngữ về tình cảm,
dấu phẩy ở hoạt động xem tranh giáo viên sẽ yêu cầu các em thảo luận nhóm và nêu
nội dung bức tranh, như vậy có thể cho học sinh có thể phát triển tư duy tự tạo ra
ngơn ngữ của chính mình để có thể trình bày được suy nghĩ.
■ Về ngun tắc giao tiếp:
- Cịn có thể gọi là nguyên tắc phát triển lời nói. Trong suốt các tiết dạy giáo viên
ln lấy giao tiếp làm mục đích, tổ chức nhiều hoạt động để hình thành các kĩ năng


nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Nhiều hoạt động cịn kết hợp cả ba kĩ năng , khơng
những giúp học sinh phát triển được cả ba kĩ năng mà còn giúp các em biết phối hợp
cả ba kĩ năng để giải quyết vấn đề.
-Đa số các tiết học đều chú ý đưa các đơn vị ngôn ngữ nhỏ vào các đơn vị ngôn ngữ
lớn hơn, để xem xét xem chúng hoạt động như thế nào. Nhưng chủ yếu vẫn là đưa

vào chứ chưa xem xét chúng hoạt động như thế nào, có những ngun tắc ra sao.
• Thường ở tất cả cả các phân môn, nguyên tắc này đều phải có. Như ở Tập đọc thì
giáo viên sẽ đưa ra những câu hỏi hay yêu cầu để học sinh có thể xung phong trả lời
trao đổi với giáo viên. Đó là hoạt động nhằm cải thiện khả năng giao tiếp của học
sinh. Hay ở phần tìm hiểu bài ở phân mơn Tập đọc (bài Cây xồi của ơng em) và
phần luyện kể chuyện ở phân môn kể chuyện (bài Bông hoa niềm vui), giáo viên đều
cho học sinh thảo luận nhóm đơi hay nhóm bốn trao đổi với nhau về câu trả lời, tự
nhận xét bạn và sửa lỗi cho bạn, qua đó hình thành thói quen giao tiếp hiệu quả và tự
nhận xét bản thân.
• Phân mơn Tập làm văn (bài Chia buồn, an ủi):
+ Giáo viên sẽ cho học sinh tình huống “Nếu bà bị gãy kính, em sẽ nói gì để cho bà
đỡ buồn”. Sau đó u cầu chúng thảo luận nhóm đơi tự phân vai và đóng lại trước
lớp cho các bạn cùng xem. Hoạt động này sẽ giúp chúng có thể giao tiếp được với
bạn của mình, tự nêu được ý kiến cũng như sắp xếp lại lời thoại của bản thân một
cách hợp lý.
■ Về nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt của chúng:
- Để thực hiện nguyên tắc này giáo viên cần phải đảm bảo 2 yêu cầu : Chú ý đặc
điểm tâm lý của học sinh và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh. Độ khó của
hoạt động này là các hoạt đơng vui chơi là chính chuyển sang hoạt động học tập .
Nên trong các tiết học đặc biệt là tiết Tiếng Việt , giáo viên ln chú ý lồng ghép các
trị chơi vào hoạt động kiểm tra bài cũ, dạy bài mới hay củng cố kiến thức để thu hút
sự chú ý của học sinh, giúp các em hứng thú khi học tập. Ngồi ra vì tư duy của các
em ở lứa tuổi tiểu học cịn mang tính trực quan cụ thể nên luôn phải sử dụng đồ dùng
dạy học như tranh, ảnh , mơ hình, hay vật thật để học sinh quan sát, tìm hiểu dễ
dàng.
- Khả năng tập trung của các em còn chưa cao , 1 số em phát âm chưa rõ. Ở học sinh
lớp 2 vốn từ chưa được phong phú. Trong các tiết học đa số giáo viên sử dụng ngôn
ngữ chung của cả lớp, sử dụng nhiều tranh ảnh thu hút sự chú ý của các em.
.• Phân mơn Chính tả (bài Q của bố):
+ Giáo viên ln biết học sinh của mình yếu ở đâu và viết chữ như thế nào để có thể

thực hiện được các hoạt động dạy học một cách hợp lý. Treo tranh ở phần giới thiệu
bài chính tả. Giáo viên đã thực hiện việc rút từ khó, sửa lỗi và giải nghĩa từ khó một
cách hồn chỉnh. Giáo viên đã cho học sinh thi nhau tìm từ khó theo nhóm đơi và
xung phong trình bày ý kiến, vừa trau dồi vốn từ vựng Tiếng Việt của học sinh vừa
kích thích sự hứng thú học tập cho các em để tiết học khơng bị gị bó và nhàm chán.


- Vậy có thể nhận thấy rằng đa số các tiết dạy hiện nay của giáo viên luôn đảm bảo
đầy đủ 3 tiêu chí. Tuy nhiên, bên cạnh cịn một số tiết dạy vẫn chưa phù hợp với các
tiêu chí được đưa ra, dưới dây là 1 tiết dạy mẫu đã được dự giờ với các hoạt động
chưa phù hợp:
• Phân môn Kể chuyện: (tiết được dự giờ)
+ Theo quy trình trong giáo án thì giáo viên đều đi đúng. Giáo viên cũng đã để học
sinh phát triển được sự sáng tạo trong tư duy khi kể lại được câu chuyện, khơng gị
bó về ngơn ngữ, các em có thể thoải mái kể những gì các em nghĩ. Mở bài cho học
sinh hát để tinh thần thoải mái. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra vẫn chưa có lời giải thích rõ
ràng ví dụ như: kể chuyện bài Sự tích cây vú sữa giáo viên yêu cầu học sinh kể lại
đoạn 1 của câu chuyện bằng lời của em nhưng chưa giải thích cho học sinh hiểu
kể bẳng lời là như thế nào dẫn đến học sinh đều không biết kể mà chỉ đọc thuộc
đoạn 1. Giáo viên chỉ chú trọng vào những em học tốt mà không đề cập đến các
hócinh cịn yếu chưa hiểu câu hỏi. Việc thực hiện nguyên tắc giao tiếp còn hạn chế
khi chỉ cho học sinh trả lời và giáo viên nhận xét chứ chưa cho các em nhận xét lẫn
nhau nhiều.
 Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân:
- Trong suốt quá trình kiến tập tại trường Tiểu học Tân Phong B tại lớp 2/1, em thực
sự thấy giáo viên dạy học rất nghiêm túc, đảm bảo thời gian chính xác và đầy đủ 3
nguyên tắc được đưa ra. Vì thời gian kiến tập chỉ vỏn vẹn 1 tháng và các tiết được đi
đự giờ không nhiều. Đa số là trực tiếp đứng lớp giảng dạy nên thay vì đánh giá tiết
dạy của các giáo viên em chỉ có duy nhất 1 băn khoăn đó là:
- Tại tiết dạy Tập đọc bài Sự tích cây vú sữa, ở hoạt động cho học sinh luyện đọc,

sau khi thực hiện xong hoạt động đọc từng câu giáo viên lại chiếu các từ khó lên cho
cá nhân và cả lớp đọc rồi nhận xét mà không phải để 1 dãy đọc, giáo viên và cả lớp
nhận xét rồi cho các dãy còn lại đọc tiếp sau khi rút kinh nghiệm qua phần giáo viên
sửa. Tương tự như vậy sau khi cho học sinh thực hiện đọc từng đoạn, giáo viên mới
hướng dẫn cả lớp tập ngắt các câu dài có chứa trịn bài.
=> Nếu là em thì em sẽ thực hiện cho học sinh 1 dãy đọc từng câu sau đó chiếu các
từ khó lên gọi cá nhân đọc bạn nhận xét rồi cho cả lớp đọc lại các từ một lần nữa để
chỉnh cách phát âm, cuối cùng sẽ để các dãy tiếp theo lần lượt thực hiện đọc từng
câu cho đến hết lớp. Và tương tự như vậy với phần hướng dẫn ngắt câu trong bài.
Em sẽ để 2 dãy đầu đọc lần lượt từng đoạn, sau đó hướng dẫn học sinh thực hiện
ngắt câu để các em có thể tự chỉnh sửa cho bản thân rồi sau đó sẽ cho 2 dãy cịn lại
thực hiện đọc lần lượt từng đoạn cho đến hết lớp.
“Đợt thực tập vừa qua đã để lại cho em rất nhiều kỷ niệm, bên cạnh đó là những
kiến thức mới lạ cũng như quen thuộc mà qua đó em có thể tự nhận biết và trau
dồi lại bản thân ngày một tốt hơn”.
Giáo viên hướng dẫn
Trần Dương Quốc Hoà

Sinh viên
Mai Trịnh Quỳnh Trang




×