Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Nhat dong gop y kienCHUYEN DE BD HSG Toan 45 Ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.3 KB, 5 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC VĂN ĐỨC
TỔ CHUYÊN MÔN 4 + 5

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
CHIA SẺ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH
NĂNG KHIẾU MƠN TỐN LỚP 5
Năm học : 2017 -2018
Người thực hiện: Cao Thị Lý
Giáo viên : tổ 4 + 5 - Trường tiểu học Văn Đức
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tiểu học là bậc học nền tảng trong học nền tảng giáo dục quốc dân. Những kiến thức
mà các em tiếp thu được ở tiểu học là cơ sở quan trọng để các em học lên các bậc học cao
hơn. Việc giáo dục học sinh tiểu học phát triển một cách toàn diện là rất quan trọng song
việc phát hiện và bồi dưỡng những chồi non năng khiếu bước đầu nảy nở cũng vơ cùng cần
thiết. Có thể những biểu hiện năng lực đặc biệt ở một số học sinh tuy chưa thật bền vững
và có thể thay đổi cùng với quá trình phát triển của các em ở các bậc học cao hơn. Song
những biểu hiện năng khiếu ở một môn học nào đó của các em cần phải được các thầy cô
giáo và cha mẹ quan tâm. Việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu là việc làm cần thiết đối với
tất cả các môn học. Tuy nhiên ở mỗi lĩnh vực lại có cách bồi dưỡng khác nhau. Ở chuyên
đề này tôi chỉ đề cập đến việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu mơn Tốn lớp 4
+ 5.
(Từ lâu và hiện nay việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu không chỉ
được các nhà trường quan tâm mà trong sự chỉ đạo của bộ, sở giáo dục đề cập đến một
cách đáng kể. Trước đây đơi lúc cịn nặng nề về thi cử, nhưng những năm gần đây việc
thi học sinh năng khiếu được các cấp chỉ đạotheo hướng giao lưu nhẹ nhàng hơn, phù
hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.-NỂN BỎ)
NÊN THÊM: Năm học 2017-2018, cấp tiểu học không được tổ chức thi học sinh
giỏi, năng khiếu ở bất kì hình thức nào nhưng nhà trường, tổ chun mơn vẫn khuyến
khích giáo viên quan tâm đến bồi dưỡng đối tượng học sinh năng khiếu nhằm đạo tạo ra
lớp người phát triển toàn diện, những con người mới biết u thích học Tốn và tiếp thu
nhanh có khả năng tư duy từ trừu tượng khái qt, thích tìm tịi, khám phá có suy luận


logic thơng minh, lanh lợi, linh hoạt, sáng tạo biết thích ứng với mọi hồn cảnh...
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU MƠN TỐN
- Rèn cho học sinh kĩ năng tính tốn, kĩ năng giải tốn, đặc biệt là khả năng vận
dụng một cách linh hoạt các kiến thức toán học đã học để giải quyết các vấn đề có tính chất
phức tạp hơn.
- Phát triển năng lực tư duy, đặc biệt năng lực khái quát, trừu tượng hóa, trí tưởng
tượng khơng gian. Phát huy tính linh hoạt, độc lập và sáng tạo của học sinh.
- Tạo niềm tin và động lực giúp học sinh học tốt mơn Tốn và các mơn học khác.
- Tạo niềm tin và động lực giúp học sinh học tốt mơn Tốn cũng như các môn học
khác ở tiểu học. Học sinh sẽ thêm u thích mơn Tốn và phát huy niềm u thích đó ở các
bậc học cao hơn.


III. THỰC TRẠNG
- Trong những năm gần đây do sự chỉ đạo của phòng, sở và bộ giáo dục việc thi học
sinh năng khiếu được các cấp chỉ đạo theo hướng giao lưu nhẹ nhàng hơn, phù hợp với lứa
tuổi học sinh tiểu học. Nhiệm vụ năm học 2017-2018 chỉ rõ: cấp tiểu học không được tổ
chức thi học sinh giỏi, năng khiếu ở bất kì hình thức nào, cho nên các trường không
thành lập đội tuyển học sinh năng khiếu để bồi dưỡng riêng mà khuyến khích các lớp phát
hiện học sinh năng khiếu của lớp mình để tự bồi dưỡng ngay trên lớp trong các tiết học
chính khóa cùng với các đối tượng học sinh khác của lớp.
- Tất cả các giáo viên (chủ nhiệm-bỏ) đều là giáo viên bồi dưỡng học sinh năng
khiếu. Các đồng chí giáo viên đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu để bồi
dưỡng lồng ghép ngay trong các tiết học mà mình phụ trách (Tốn - bỏ) trên lớp. Chính
vì lý do đó, việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu gặp khơng ít khó khăn. (như: Thời gian
dành cho việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu rất ít. Cùng một lúc dạy tất cả các đối
tượng học sinh, học sinh không tập trung cao vào bài học,…. Bỏ)
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Căn cứ vào mục tiêu môn học và mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 4
+ 5, xuất phát từ thực trạng hiện nay, qua thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một số

kinh nghiệm, những biện pháp giảng dạy bồi dưỡng học sinh năng khiếu mơn Tốn lớp 4
lớp 5 như sau:
1. Cách phát hiện học sinh giỏi
- Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên là khâu phát hiện và tuyển
chọn học sinh, khâu này quan rất trọng. Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu
phải được tiến hành từ những tiết học đầu năm. Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp phát hiện,
lựa chọn những học sinh có chút năng khiếu, tố chất và đặc biệt ngay trong các tiết học
Tốn dành ít thời gian ra một vài bài tập nâng cao hơn cho học sinh năng khiếu làm. Phần
lớn các em sẽ bộc lộ khả năng của mình và chúng ta sẽ chú ý vào các em:
+ Thích học Tốn và tiếp thu nhanh hơn các bạn khác.
+ Có khả năng thay đổi cách làm phù hợp khi thay đổi các điều kiện.
+ Có khả năng chuyển từ trừu tượng khái quát sang cụ thể và ngược lại.
+ Thích tìm tịi, khám phá bài tốn theo nhiều cách khác nhau. Có suy luận, căn cứ
rõ ràng. Có óc tị mị thích khám phá khơng dừng lại ở việc làm theo mẫu có sẵn.
2. Biện pháp bồi dưỡng
- Trong các tiết học trên lớp, chúng ta củng cố vững chắc và hướng dẫn đào sâu các
kiến thức đã học.
- Lồng ghép bồi dưỡng học sinh năng khiếu song song với các đối tượng học sinh
khác trong tiết Toán bằng cách mở rộng một số bài tập ở SGK và đưa thêm những câu hỏi,
bài tập khó hơn trình độ chung địi hỏi việc vận dụng những phương pháp giải linh hoạt,
sang tạo hơn hoặc phương pháp tổng hợp, câu hỏi hay, để phát huy óc sáng tạo của học
sinh.
- Yêu cầu học sinh giải bài tốn theo nhiều cách khác nhau. Phân tích so sánh tìm ra
cách giải hay, nhất, hợp lí nhất.
- Tập cho học sinh tự lập đề toán rồi giải.
- Hướng dẫn học sinh giải tốn qua tạp chí Tốn tuổi thơ.


- Việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu phải dựa trên nền tảng vững chắc của chất
lượng đại trà.

- Xây dựng chương trình bồi dưỡng: Hiện nay có rất nhiều sách nâng cao và các tài
liệu tham khảo, Internet,... song chương trình bồi dưỡng chưa có sách hướng dẫn chi tiết,
cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khố. Vì thế soạn thảo chương
trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta
khơng có sự tham khảo, tìm tịi và chọn lọc tốt. Giáo viên cần soạn thảo nội dung bồi
dưỡng dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình học chính khố, tiến dần
tới chương trình nâng cao (tức là trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung
học chính khố, từ đó vận dụng để mở rộng và nâng cao dần). Cần soạn thảo chương trình
theo vịng xốy: Từ cơ bản tới nâng cao, từ đơn giản tới phức tạp. Đồng thời cũng phải có
ơn tập củng cố.
- Điều cần thiết, giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu để
đúc rút, soạn thảo cơ đọng nội dung chương trình bồi dưỡng. Cần lưu ý rằng: Tuỳ thuộc
vào thời gian bồi dưỡng, khả năng tiếp thu của học sinh mà lựa chọn mức độ bài khó và
từng dạng luyện tập nhiều hay ít.
- Và điều quan trọng nữa là dạy như thế nào cho đạt hiệu quả: Trước hết cần chọn
lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng dẫn học sinh, không nên máy móc theo
các sách giải.
- Cần vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài; phát
huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.
- Trong quá trình dạy: Bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tăng cường kiểm tra, đánh
giá thi cử để điều chỉnh uốn nắn kiến thức kĩ năng một cách kịp thời và hiệu quả.
+ Nắm vững phương châm: Dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao. Thông qua những bài
luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy, dạy kiểu dạng bài có quy luật trước, loại bài có
tính đơn lẻ đặc biệt sau.
+ Các bài cơ bản đối với học sinh năng khiếu có thể làm nhanh hoặc cho tự làm
nhưng phải kiểm tra biết chắc chắn là chắc cơ bản rồi mới năng cao, nếu bỏ qua bước này
trình độ học sinh sẽ khơng ổn định và khơng vững chắc. Sau đó mới nâng cao đưa dần
những bài tổng hợp nhiều loại kiến thức, học sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ dàng nhận
ra và giải quyết được.
+ Mỗi chuyên đề cần chọn một hoặc hai bài điển hình, quan trọng là phải rút ra

phương pháp rồi cho thêm một số bài cho học sinh tự vận dụng cho thành thạo phương
pháp, cần kiểm tra thẩm định xem học sinh đã nắm chắc chưa, nếu chưa cần củng cố đến
khi được mới thôi.
+ Hầu hết các bài đều có thể quy về một loại nào đó cùng nhiều bài khác có quy tắc
giải chung đó là phổ biến: mỗi loại bài tốn có một loại nguyên tắc, cứ xác định đúng loại
bài, sử dụng đúng nguyên tắc là giải quyết được. Nhưng cá biệt có một ít bài khơng theo
những ngun tắc chung, thuộc những tình huống cá biệt, có thể sử dụng những cách riêng
thường không rõ quy luật nhưng giải quyết nhanh. Cần phải coi trọng loại bài có quy tắc là
chính. Loại sau chỉ nên giới thiệu sau khi đã học kĩ loại trên vì loại đó học bài nào chỉ biết
bài đó mà khơng áp dụng cho nhiều bài khác được.
- Trong quá trình chữa bài cho học sinh: Gv phải giải một cách chi tiết, lập luận rõ ràng,
không làm tắt để học sinh hiểu sâu bài toán đặc biệt là những bài khó có nhiều HS sai sót.


(- Mặt khác tôi thường xuyên sưu tầm các bộ đề thi từ cấp thi xã , thành phố, tỉnh
nhằm giúp học sinh tiếp xúc làm quen với nhiều dạng đề, nhiều kiểu bài –nên bỏ).
3. Nội dung bồi dưỡng
Chúng ta tập trung bồi dưỡng vào các chuyên đề sau:
- Chuyên đề về số và dãy số tự nhiên
- Chuyên đề về phân số và số thập phân
- Chuyên đề về các bài tốn có nội dung hình học
- Chun đề về toán chuyển động đều
- Chuyên đề về các bài toán đại lượng tỉ lệ
- Chuyên đề về các bài tốn định tính (suy luận logic)
4. Một sớ biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu mơn Tốn lớp 5 thông qua tiết
dạy trên lớp:
Khi ta tiến hành dạy bồi dưỡng học sinh năng khiếu lồng ghép trong một tiết Tốn ở
trên lớp ta có thể tiến hành theo quy trình sau:
Bước 1: KTBC (Ta có thể thiết kế 2 loại câu hỏi hoặc bài tập cho hai đối tượng (HS
đại trà và HS năng khiếu )

Bước 2 : Dạy bài mới (Bài hình thành kiến thức mới)
- Những câu hỏi dễ, đơn giản dành cho học sinh đại trà.
- Thiết kế những câu hỏi đòi hỏi sự tư duy, sự tổng hợp, khái quát hóa để rút ra kiến
thức mới (quy tắc, công thức hay cách giải một dạng toán …) dành cho học sinh năng
khiếu.
Bước 3 : Luyện tập thực hành (Bài luyện tập)
- Gv cần chuẩn bị nội dung lồng ghép bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong mỗi bài
tập cụ thể bằng cách đưa thêm một hoặc hai câu hỏi có tính nâng cao để tạo ra một tình
huống có vấn đề địi hỏi học sinh năng khiếu phải tư duy để giải quyết tình huống đó. Hay
thiết kế thêm một bài tập nâng cao mà kiến thức liên quan đến nội dung bài học dành cho
học sinh năng khiếu.
Bước 4: HS tự kiểm tra, đánh giá.
- Gv cần tập cho HS có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập, thực hành;
khuyến khích HS tự kiểm tra bài hoặc đổi chéo bài đã làm để phát hiện, điều chỉnh, sửa
chữa những sai sót và học tập những cách giải hay của bạn. Giáo viên luôn động viên các
em kịp thời các em tạo hứng thú học tập cho các em.
- GV nhận xét bài làm của HS năng khiếu theo hướng động viên, khuyến khích, động viên,
nêu gương những HS có cách giải sáng tạo, tạo cho HS niềm tin vào sự tiến bộ của bản
thân mỗi học sinh.
Bước 5: Dặn dò, hướng dẫn HS tự học ở nhà.
- GV cần giao cho HS năng khiếu BT nâng cao liên quan đến kiến thức các em vừa học để
khắc sâu kiến thức đó.
Nên thêm:
5.Ví dụ cụ thể về bồi dưỡng học sinh năng khiếu trên lớp:
(Một bài toán cụ thể trong SGK: Giáo viên năng cao về số, về yêu cầu, câu hỏi nâng cao
thế nào? Để bồi dưỡng HS năng khiếu (khơng lấy thêm kiến thức bên ngồi SGK)


......................................................................................................................................
III. KẾT LUẬN:

Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu mơn Tốn có thể coi là một q
trình. Hiện nay ở các nhà trường khơng cịn tồn tại trường chuyên, lớp chọn nên công tác
bồi dưỡng phát hiện học sinh năng khiếu mơn Tốn phải được tiến hành đồng thời trong
những tiết dạy đại trà: Thông qua hệ thống câu hỏi, các bài tập ở những cấp độ khác nhau.
Từ đó căn cứ vào năng lực từng em mà giáo viên có những tác động sư phạm đến với các
em: Quan tâm hơn đưa nhiều nội dung học tập có yêu cầu cao để thêm các bài tập khó hơn
Sau đó phải dành thời gian chấm và chữa bài một cách chi tiết tỉ mỉ, nên có những lời động
viên khích lệ để các em phát huy tốt hơn khả năng của mình.Việc bồi dưỡng học sinh năng
khiếu phải dựa trên nền tảng vững chắc của chất lượng đại trà. Những học sinh có năng
khiếu có quyền được học tập và phát triển năng lực theo sở trường của mình, các em sẽ
được học chuyên sâu hơn. Quá trình học bao gồm cả quá trình tự học: Tự học là điều kiện
tốt nhất để phát triển tư duy độc lập và cao hơn nữa là tư duy phát hiện rồi đến tư duy sáng
tạo. Năng lực tư duy và khả năng tự học của học sinh là những vấn đề cực kỳ quan trọng
trong sự hình thành và phát triển nhân cách sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy cả thầy và
trị phải nhận thức rõ việc dạy và học một cách đúng đắn để chất lượng bồi dưỡng học sinh
năng khiếu mơn Tốn được nâng cao.

*Đề nghị các đồng chí giáo viên trong tổ CM tích cực tham gia đóng góp cho
chun đề và gửi lên gmail tổ để tổ trưởng theo dõi!



×