Giá trị từ Hán Việt trong hai bài thơ Chiều hơm nhớ nhà và Thăng Long thành hồi
cổ của Bà Huyện Thanh Quan
20:32, 21/02/2013
Chiều hôm nhớ nhà và Thăng Long thành hoài cổ là hai bài thơ tiêu biểu cho
phong cách thơ của Bà Huyện Thanh Quan - một phong cách trang nhã, lịch lãm
và sâu lắng. Đây cũng là những bài thơ hay về đề tài hoài cảm - hoài cổ trong thơ
ca Việt Nam Trung đại. Điều làm nên giá trị nổi bật trong thi phẩm của bà được kết
tinh bởi nhiều yếu tố mà trong đó phần quan trọng là sự sáng tạo của nhà thơ trong
việc sử dụng và kết hợp một cách tài tình hệ thống từ Hán Việt. Thực vậy, yếu tố
từ Hán Việt trong hai bài thơ đã thực sự mang lại cho người đọc một sự cảm nhận
tinh tế về tình cảm, nỗi niềm, tài năng và nhân cách của bà Huyện Thanh Quan.
Điều đáng nói ở đây khơng phải là sự xuất hiện ít hay nhiều từ Hán Việt trong mỗi
bài thơ, mà là cách sử dụng điêu luyện của nhà thơ đã làm nên giá trị nghệ thuật
đích thực cho toàn thi phẩm.Giá trị từ Hán Việt trong hai bài thơ Chiều hơm nhớ
nhà và Thăng Long thành hồi cổ của Bà Huyện Thanh Quan
CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
Trời chiều bảng lảng bóng hồng hơn.
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố.
Gõ sừng mục từ lại cơ thơn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ.
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
Chiều hôm nhớ nhà là một đề tài quen thuộc, được nói đến trong nhiều bài thơ nổi
tiếng như Hồng hạc lâu của Thôi Hiệu, Ngắm cảnh chiều ở Hán Dương của
Nguyễn Du. Nhưng với Bà Huyện Thanh Quan, chủ đề đó đã được ghi dấu ấn đậm
nét bằng một phong cách sử dụng từ Hán Việt.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ lựa chọn những tín hiệu thẩm mỹ đặc trưng của thời gian
chiều tà: hồng hơn của thiên nhiên và hồng hơn của cuộc sống con người. Từ
hồng hơn không chỉ để thông báo khoảng thời gian chen lấn giữa đêm và ngày mà
nó cịn tạo nên cảm giác về một thiên nhiên vắng vẻ và buồn. Cuộc sống của con
người được tác giả ghi lại bằng hai chi tiết của cảnh chiều:
Gác mái ngư ông về viễn phố.
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Nhạc điệu câu thơ chậm rãi, ngắt thành 3 nhịp: Gác mái/ ngư ông/ về viễn phố - Gõ
sừng/mục tử/ lại cô thôn. Sự đối xứng giữa các từ ngữ, hình ảnh làm cho cảnh sinh
hoạt ở đây có sự vận động nhưng vẫn man mác buồn. Cái hay của bài thơ là ở chỗ
từ hình ảnh quen thuộc của ơng lão đánh cá và trẻ chăn trâu, nơi bến xa, thôn vắng
đã được tác giả sử dụng bằng những từ Hán Việt trang trọng: ngư ơng, viễn phố, cơ
thơn, tạo nên khơng khí tĩnh lặng, cảnh chiều thêm tĩnh mịch và ẩn chứa một nỗi
niềm man mác, bâng khuâng của lòng người. Trong cảnh thiên nhiên buồn vắng đó
xuất hiện hình ảnh của con người:
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Những cánh chim vội vã cố gắng bay về rừng tìm chốn ngủ, khách bộ hành cũng
bước gấp về nơi trú ngụ. Hai câu thơ cũng đối rất tề chỉnh: ngàn mai/ dặm liễu, gió
cuốn/ sương sa. Sự đối xứng này làm nổi bật lên nỗi mệt nhọc và sự cố gắng trong
cảnh chiều lặng lẽ của khách đường xa. Thơng thường cảnh chiều gợi lên hình ảnh
hứa hẹn sự sum họp, đầm ấm, nhưng trong bài thơ, tác giả sử dụng các từ Hán Việt
ngàn mai, dặm liễu gợi lên cảm xúc xa xôi, buồn vắng, đơn chiếc. Trong hồn cảnh
đó, tâm trạng con người bộc lộ một cách rõ rệt:
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ.
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
Kẻ và người đều là những đại từ phiếm chỉ, chủ thể trữ tình được ẩn chứa đằng sau
nó. Tuy nhiên, qua đây ta có thể nhận thức được về chủ thể trữ tình – nhà thơ đang
trong cảnh sinh ly, bao trùm tất cả là nỗi buồn sinh ly. Và nỗi buồn sinh ly đó được
tạo nên bởi từ Hán Việt lữ thứ. Chỉ có những người đi xa sống nơi đất khách quê
người mới rơi vào tâm trạng cô đơn buồn vắng như vậy. Kết thúc bài thơ là câu thơ
thể hiện nỗi khao khát được tâm sự, giải bày. Biết ai hiểu cho nỗi lạnh ấm của lịng
người, của nhân tình thế thái. Bài thơ tả cảnh ngụ tình, từ việc tả cảnh chiều muộn
ở nơi xa, tác giả thể hiện nỗi nhớ quê nhà và nỗi niềm trắc ẩn trước nhân tình thế
thái, khơng người tri âm tri kỷ. Tất cả được giãi bày qua những vần thơ trữ tình
buồn man mác. Cái độc đáo của bài thơ là nữ thi sĩ đã sử dụng rất thành công hệ
thống các từ Hán Việt, làm cho bài thơ trở nên trang nhã, thanh tao mà sâu lắng.
Nhà phê bình Phan Ngọc nhận xét: “... Bà Huyện Thanh Quan trong bài Chiều
hôm nhớ nhà đã đẩy lùi bức tranh vào thế giới của tâm tưởng, của ý niệm... Các từ
Hán Việt nữ thi sĩ dùng đẩy ta vào thế giới muôn đời. Trên đời chỉ có những ơng
chài, những thơn vắng, những kẻ chăn châu, những bến xa, những người ở đài cao,
những người khách trọ, cảnh lạnh ấm của cuộc đời. Làm gì có những ngư ơng,
những viễn phố, những mục tử, những cơ thơn? Làm gì có trang đài, người lữ thứ,
nỗi hàn ôn? Không những thế, các từ Hán Việt đều đặt vào vị trí quyết định giá trị
câu thơ: câu cuối vần để gây tiếng vọng trong tâm hồn ta. Cuối nhịp ở âm tiết 4 để
bắt người ta dừng lại ở đây... Nghệ thuật là sự lựa chọn cực kỳ công phu. Bằng
cách này, bà Huyện Thanh Quan kéo ta về với cõi vĩnh viễn của ý niệm và nỗi u
hồi của nhà thơ, của cái kiếp người khơng biết đến tháng năm, thời đại, khơng có
sự cách biệt giữa tôi và anh...” (Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt – NXB Đà Nẵng 1991,
trang
52,53.)
Đề tài hoài cổ, cảm hứng hoài niệm về một thời đại huy hoàng đã đi qua đã được
bà Huyện Thanh Quan thể hiện qua bài Thăng Long thành hồi cổ với thơ thất
ngơn - một trình độ ngôn ngữ tinh tế, điêu luyện, chuẩn xác để miêu tả sự vật, biểu
hiện
tâm
tư.
Bài thơ một lần nữa khẳng định phong cách thơ thanh nhã, trang trọng của bà khi
tác giả sử dụng thành công một hệ thống từ Hán Việt. Cũng như ở bài thơ Chiều
hôm nhớ nhà, ở bài thơ này phần lớn các từ Hán Việt được đặt vào vị trí quyết định
giá trị của câu thơ: từ cuối câu, để lại những dư âm thấm vào tâm hồn người đọc:
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ nêu lên một quan niệm về thế lực siêu nhiên vạn năng. Để
thể hiện sự quan trọng đó, tác giả khơng dùng từ ơng trời mà dùng từ tạo hóa. Tạo
hóa chi phối nhân sinh thế sự, xoay vần cuộc sống xã hội và số phận con người.
Tất cả như luôn biến đổi, luôn bị thay thế như một sân khấu diễn trò, lớp này kế
tiếp lớp khác và từ Hán Việt hí trường như khắc đậm thêm điều đó. Thực vậy, thời
đại lịch sử mà bà Huyện Thanh Quan sống là thời khủng hoảng suy tàn của chế độ
phong kiến. Có thể nói đây là nguyên nhân tạo nguồn cảm hứng hoài cổ nơi bà.
Tuy nhiên sự gắn bó của bà với triều đại cũ không sâu sắc và mật thiết như Nguyễn
Gia Thiều hay Phạm Thái nên thái độ hoài cổ của bà nhẹ nhàng, thanh thoát hơn.
Mặc dù vậy, hai câu mở đầu vừa là câu hỏi vừa là câu tán thán với cách sử dụng
thành công từ Hán Việt đã ẩn chứa một nỗi niềm luyến tiếc kín đáo của nhà thơ.
Ở hai câu thực, nhà thơ thể hiện tài nghệ điêu luyện của mình trong việc lựa chọn
từ ngữ kết hợp tài tình từ thuần Việt và Hán Việt trong một hệ thống niêm luật chặt
chẽ. Nhà thơ đã khéo léo chọn hai hình tượng khơng gian, cảnh vật có tính cách
đối lập.
a. Lối xưa xe ngựa / Nền cũ lâu đài
b. Hồn thu thảo / Bóng tịch dương
Hệ thống a. là hình ảnh của khơng gian nhân tạo, hệ thống b. là hình ảnh của khơng
gian thiên tạo. Khơng gian nhân tạo không chống chọi nỗi thời gian và đã thuộc về
thời gian q khứ. Những hình ảnh cịn lại chỉ là những tàn dư của một quá khứ
hoàng kim. Dưới bước đi mạnh mẽ của thời gian, dường như chỉ có cảnh vật thiên
nhiên là có khả năng tồn tại, nhưng đó cũng là sự tồn tại trong tàn tạ bởi trong câu
thơ gợi hình ảnh của ngọn cỏ thu và ánh mặt trời. Cỏ thu đã trở thành hồn thu thảo
và mặt trời chỉ là bóng tịch dương. Dường như ở các câu thơ này, từ Hán Việt là
những nốt nhấn cho ý đồ nghệ thuật của các giả. Các cụm từ Hán Việt đã tạo nên
những hình bóng khơng gian mang màu sắc cơ liêu tàn tạ. Sự lựa chọn và kết hợp
từ độc đáo trên đã tạo nên sự “hòa âm” giữa quá khứ và hiện tại.
Ở hai câu luận, tác giải tiếp tục diễn đạt nỗi niềm hồi cổ trước sự đổi thay qua
hình tượng đá trơ gan, nước cau mặt. Đá, nước là biểu tượng của dòng chảy bất tận
của vũ trụ và nhân sinh, nhưng ở đây lại mang ý nghĩa phúng dụ cho tâm trạng phủ
nhận, chống chọi lại sự đổi thay. Ở hai câu thơ này, nhà thơ lại sử dụng tuế nguyệt,
tang thương mang ý nghĩa khái quát rất cao, tạo nên sức gợi cảm cho bài thơ.
Kết thúc bài thơ là một tiếng thở dài tuy nhẹ nhàng nhưng xuất phát từ tâm can:
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
Trong bài Độc Tiểu Thanh ký, Nguyễn Du cũng từng viết:
Nỗi hờn kim cổ trời khơn hỏi
Để nói về những sự phi lý ở đời như là một quy luật, thì ở trong bài thơ này, với từ
Hán Việt kim cổ nhà thơ cũng khái quát lên chuyện hưng phế như là một chân lý
ngàn đời không thể thay đổi được. Vì thế, kết thúc bài thơ là một nỗi đau, nỗi bi
thương và luyến tiếc về một thời xưa cũ. Đoạn trường là một từ Hán Việt được nhà
thơ
dùng
rất
đắt
để
kết
tụ
lại
nỗi
đau
đó.
Như vậy, Thăng Long thành hồi cổ là một mẫu mực về nhiều phương diện trong
tác phẩm văn học về đề tài hoài cổ. Đặc biệt đề tài hoài cổ cảm hứng hoài niệm về
một thời đại huy hoàng đi qua nói trên đã được thể hiện qua một bài thơ thất ngôn
ngắn gọn, nhẹ nhàng mà tha thiết. Bài thơ càng trở nên trang trọng hơn khi bà khéo
léo kết hợp hệ thống từ Hán Việt ở mỗi dòng thơ để tạo nên âm vang của bài thơ.
Nhận xét về bài thơ trên, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Hoàng Tất Thắng đã viết: “Thăng
Long thành hoài cổ là sự hoài cảm về quá khứ, về một thời vàng son đã qua. Hình
ảnh trong bài thơ là hình ảnh của ký ức, của tâm tưởng, của những âm vang Hán
tự...”.
Với những thành cơng trên Thăng Long thành hồi cổ xứng đáng là một bài thơ
hay của thơ ca thời Trung đại Việt Nam.
Có thể nói rằng, Chiều hơm nhớ nhà và Thăng Long thành hoài cổ là hai bài thơ
tiêu biểu cho phong cách thơ của Bà Huyện Thanh Quan - một phong cách trang
nhã, lịch lãm và sâu lắng. Đây cũng là những bài thơ hay về đề tài hoài cảm - hoài
cổ trong thơ ca Việt Nam Trung đại. Điều làm nên giá trị nổi bật trong thi phẩm
của bà được kết tinh bởi nhiều yếu tố mà trong đó phần quan trọng là sự sáng tạo
của nhà thơ trong việc sử dụng và kết hợp một cách tài tình hệ thống từ Hán Việt.
Thực vậy, yếu tố từ Hán Việt trong hai bài thơ đã thực sự mang lại cho người đọc
một sự cảm nhận tinh tế về tình cảm, nỗi niềm, tài năng và nhân cách của bà
Huyện Thanh Quan. Điều đáng nói ở đây khơng phải là sự xuất hiện ít hay nhiều từ
Hán Việt trong mỗi bài thơ, mà là cách sử dụng điêu luyện của nhà thơ đã làm nên
giá trị nghệ thuật đích thực cho tồn thi phẩm.
Hơn hai trăm năm đã trôi qua, vạn vật và con người có biết bao sự đổi thay, nhưng
những bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan vẫn còn nguyên vẻ đẹp với sức lay động
trong mỗi chúng ta nhờ việc sử dụng lớp từ Hán Việt một cách khéo léo, tài tình
mà khơng phải nhà thơ nào cũng làm được.
BÀI 2:
Bài “Thăng Long thành hoài cổ" của Bà Huyện Thanh Quan, chỉ đọc qua một lần,
nhưng cái điệu thơ, hồn thơ làm ta bâng khng mãi:
“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm tương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”
Bà Huyện Thanh Quan sống vào nửa đầu thế kỉ XIX ở nước ta. Bà chỉ để lại
khoảng 6 bài thơ Nôm, thể thất ngôn bát cú Đường luật. "Qua Đèo Ngang”, “Chiều
hôm nhớ nhà", “Thăng Long thành hoài cổ”, “Chùa Trấn Bắc”... là những bài thơ
kiệt tác trong nền thi ca trung đại của dân tộc. Ngôn ngữ trang nhã, giọng thơ du
dương, điệu thơ chậm và buồn, màu sắc cổ kính, tài hoa... là phong cách thơ của nữ
sĩ.
Làng Nghi Tàm ven Hồ Tây là quê cha đất tổ của Bà Huyện Thanh Quan. Xuất
thân trong một gia đình quý tộc đời Lê, nên Thăng Long mãi mãi để lại trong tâm
hồn nữ sĩ những tình cảm vơ cùng sâu sắc. Đầu thế kỉ XIX, Phú Xuân trở thành
Kinh đô của triều Nguyễn, Thăng Long được đổi thành Hà Nội. Nỗi niềm tâm sự
nhớ xưa kinh thành Thăng Long là nỗi niềm của người đi xa. Có thể Bà Huyện
Thanh Quan viết bài thơ này trong thời gian làm nữ quan “Cung trung giáo tập” tại
Phú Xuân, những tháng ngày xa cố hương, xa nơi nghìn năm văn vật.
Hai câu trong phần “đề” như một tiếng than cất lên, suy ngẫm về lẽ phế, hưng, đổi
thay trong cuộc đời:
"Tạo hố gây chi cuộc hí trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương”.
“Hí trường” là sân khấu, là nơi diễn trị mua vui. Ơng Trời gây ra làm chi cái cảnh
đời như sân khấu, diễn hết trò này đến trò khác. Hai tiếng “gây chi” vừa là lời
trách, vừa là lời than. “Cuộc hí trường” ấy cứ diễn ra bao nhiêu trị: khóc, cười,
buồn, vui, đã nhanh chóng trải qua nhiều năm tháng. Thăng Long... Đơng Đô...
Thăng Long... Hà Nội... Sau vần thơ là đôi mắt buồn, nhìn sâu thẳm vào dịng đời,
thời gian lịch sử, một cái nhìn xa vắng mênh mơng. Có cả tiếng thở dài ngao ngán.
Gần một thiên niên kỉ đã trôi qua. Cịn đâu những “vàng son” một thời chói lọi
nữa? Hai câu 3, 4 đối nhau, diễn tả cảnh hoang tàn, phế tích của kinh thành xưa:
“Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương"
Đường bàn cờ dọc ngang nơi Long Thành xưa kia từng suốt đêm ngày rộn rịp ngựa
xe của các ông hoàng, bà chúa, những xe tứ mã của các vương cơng, quốc thích.
Nhưng nay chỉ cịn lại "thu thảo”, cỏ mùa thu vàng úa. “Thu thảo” như một chứng
nhân buồn và tàn tạ. Cái hồn mùa thu cũng là cái hồn thiêng sông núi, cái hồn
thiêng Thăng Long được cảm nhận từ sắc màu cỏ thu úa vàng, cỏ cây cũng mang
nỗi buồn. Con đường càng trở nên vắng vẻ. Những cung điện
nguy nga, những lầu son gác tía, những bệ ngọc hành cung huy hoàng, tráng lệ thời
Lê - Trịnh vì chiến tranh loạn lạc, vì sự thay chủ đổi ngơi, nay đổ nát hoang tàn,
chỉ cịn lại “nền cũ"'.
“Nghìn năm dinh thự thành quan lộ,
Một dải tàn thành lấp cố cung”.
“Thành Thăng Long" – Nguyễn Du)
Cảnh vật càng trở nên ảm đạm dưới “bóng tịch dương”, bóng mặt trời lúc sắp lặn.
Bao trùm lên vần thơ là một màu vàng tàn tạ: màu vàng úa của “thu thảo”, màu
vàng nhạt nhịa của “bóng tịch dương”. Nỗi hồi cổ, nỗi nhổ xưa như dồn nén bao
nỗi buồn chất chứa trong lịng nữ sĩ.
Phép đối được sử dụng thần tình: “lối xưa” với "nền cũ", “xe ngựa” với “lâu đài”,
“hồn thu thảo” với “bóng tịch dương” được cấu trúc cân xứng, hài hịa. Thanh điệu
bằng, trắc hơ ứng nhau tạo nên âm điệu du dương, trầm bổng như đưa hồn ta về xa
xưa, năm tháng, những thuở vàng son của Kinh thành Thăng Long thời Lý, Trần,
Lê, cái buổi hưng thịnh thanh bình...
Nỗi buồn hồi cổ ấy, một lần nữa lại được nữ sĩ diễn tả rất hay trong bài thơ “Chùa
Trấn Bắc”, cảnh vật cỏ hoa như còn vương hương một thời quá vãng:
“Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu,
Khách qua đường dễ chạnh niềm đau.
Mấy dò sen rớt hơi hương ngự,
Năm thức mây phong nếp áo chầu...”
Nhà thơ như đứng lặng trầm ngâm nhìn sắc màu thời gian, nỗi buồn tỏa rộng, càng
trở nên thâm thía.
Vật có đổi, sao có dời, nhưng tàn “nước” và , “đá” vẫn cịn đó, vẫn thách thức cùng
tuế nguyệt, cùng tang thương. Hai câu trong phần "luận ” nói về “nước” và “đá ”
như những chứng nhân của lịch sử, của phế tích hoang tàn:
“Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước cịn cau mặt với tang thương”
"Đá" và “nước” được nhân hóa, mang tình người và hồn người. Trên cái “nền cũ
lâu đài”, đá thách thức cùng năm tháng “vẫn trơ gan” đau đớn, buồn thương. Nơi
bến cũ, hồ xưa, “nước còn cau mặt” với mọi đổi thay, “với tang thương” cuộc đời.
Lấy cái bất biến: “vẫn trơ gan", “còn cau mặt” của đá và nước để làm nổi bật cái
tang thương cuộc đời là một nét vẽ “hoài cổ" làm rung động lịng người gần hai
trăm năm qua. Có trải qua loạn lạc, chiến ưanh và phế hưng ở đời mới thấy hay,
mới thấy thấm thía. Phép đối chặt chẽ, cách sử dụng, từ Hán Việt (tuế nguyệt, tang
thương) tinh tế, đã làm tăng chất súc cảm của vần thơ. Qua hình ảnh ẩn dụ "đá” và
“nước", nữ sĩ gửi gắm nỗi buồn thương nhớ và tiếc nuối kinh thành Thăng Long
một thời vàng son, huy hồng và chói lọi. Chất hồi cổ như thấm vào đáy tầng sâu
của lịng người, cảnh vật, cỏ hoa...
Hai chữ "tang thương" (tang điền thương hải), “bể dâu” xuất hiện đậm nét trong
thơ văn Việt Nam trong nửa đầu thế kỉ XIX, nhất là trong “Truyện Kiều”, trong
khơng ít bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Đó là dấu ấn một thời:
“Cuộc thương hải tang điền mấy lớp,
Cõi nhân gian thành quách đổi dời.
Tây Sơn cơ nghiệp đâu rồi,
Mà làng ca vũ một người còn trơ!”.
(Long Thành cầm giả ca- thơ dịch)
Cảm xúc hoài cổ dồn nén dâng lên ở hai câu trong phần kết:
“Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”
“Gương cũ” là chuyện đời, là quá khứ và hiện tại, là Thăng Long xưa, là Hà Nội
nay (thời nhà Nguyễn). Cảnh đấy là “lối xưa”, là “nền cũ”, “hồn thu thảo ” và
“bóng tịch dương”, là “đá” và “nước”, là hồn nước thiêng liêng, là Kinh thành xa
xưa... “Người đây” là nữ sĩ, là nhân vật trữ tình trong bài thơ. “Đoạn trường" nghĩa
là đứt ruột, nỗi đau ghê gớm. Nữ sĩ vô cùng đau đớn trước cảnh hoang phế, hoang
tàn của Kinh thành Thăng Long. Nhớ xưa thành Thăng Long là nhớ tới tất cả niềm
tự hào những trang sử vàng chói lọi của tiền nhân... Hai chữ “ngàn năm" gợi nhớ
thiên niên kỉ Thăng Long huy hoàng. Hai vế tiểu đối: “cảnh đấy" "người đây” làm
nổi bật sắc điệu thẩm mĩ tả cảnh ngụ tình. Câu 1 nói về “cuộc hí trường”, câu 8 cực
tả "đoạn trường" - đó là cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Có chứng kiến, có nhìn thấy
sự đổi thay đến thấm thoắt nhanh chóng nơi Kinh thành xưa thì mới có nỗi đau
“đoạn trường” đến như vậy.
“Thăng Long thành hoài cổ” xứng đáng là viên ngọc quý trong nền thi ca cổ điển
Việt Nam. Từ nhan đề đến thi liệu, từ phép đối đến cách lựa chọn từ Hán Việt, từ
ngôn ngữ trang nhã đến nhạc điệu du dương - tất cả tạo nên màu sắc cổ điển, thi vị.
Màu sắc hồng hơn, bóng tịch dương đã tơ đậm chất hồi cổ buồn man mác. Nỗi
buồn hồi cổ mang tính nhân văn: nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long
cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt.
Bài thơ giúp mỗi chúng ta u thêm, gắn bó tâm hồn mình với Thăng Long, Đông
Đô, Hà nội, “hồn núi sông ngàn năm