Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THAK5TRANTHINGOCTRAMKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.24 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
Khoa: Sư phạm tiểu học – Mầm non


BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
Môn: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Trâm
Lớp: Tiểu Học A Khóa 5
Giảng viên bộ mơn: Ths. Trần Dương Quốc Hòa

Năm học: 2017 - 2018

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN


Môn: PPDH TIẾNG VIỆT 1
Trong một tháng kiến tập vừa qua, em cảm thấy rất vui và thú vị khi được
trải nghiệm tại trường Tiểu học Long Thành A. Cảm ơn những người đã tạo
cơ hội cho em được học hỏi nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm và đặc biệt
là các thầy cơ nhiệt tình giúp đỡ và chỉ dạy cho em. Sau đây em xin trình bày
quan điểm của mình thơng qua các u cầu sau:
u cầu 1: Xem xét, đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt
ở trường tiểu học Long Thành A (Nguyên tắc phát triển tư duy, Nguyên tắc
giao tiếp, Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có ở HSTH)
Nguyên tắc phát triển tư duy:
Ở nguyên tắc này hầu như tất cả các thầy cô đều sử dụng một cách triệt để, khi
được đi xem các tiết dạy của mơn Tiếng Việt ở trường thì em thấy hầu hết trong
mọi giờ học thầy cô đều chú ý rèn luyện thao tác tư duy cho học sinh một cách
đầy đủ. Đầu tiên là cho học sinh suy nghĩ cá nhân trước sau đó mới thảo ln và
trình bày ý kiến của mình rồi tự chốt lại kết quả.


Ví dụ: Trong tiết dạy chính tả GV cho HS thảo luận nhóm để tìm và phân biệt
những từ có âm đầu “s/x” và âm cuối “t/c”, Gv sử dụng phương pháp “khăn trải
bàn” phát cho mỗi nhóm một phiếu bài tập sau đó HS phải suy nghĩ cá nhân sau
đó mỗi người ghi ra kết quả của mình rồi mới thảo luận với nhóm để chốt lại kết
quả của nhóm. Biện pháp này giúp cho mỗi HS tự rèn cho mình khả năng tư
duy, biết tự so sánh nhận xét và tự tổng hợp kiến thức với các bạn trong nhóm.
Trong tiết dạy mơn Tập đọc thì GV để cho HS tự chia đoạn rồi nêu lên ý kiến
của mình rồi sau đó GV mới chốt lại. Sau đó hướng dẫn các em cách ngắt nghỉ,
nhấn giọng để các em hiểu được và đọc diễn cảm hơn.
Nguyên tắc giao tiếp
Mục đích hướng vào hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS.
Ví dụ: Đối với mơn Luyện từ và câu GV tạo tình huống có vấn đề và yêu cầu
HS sắm vai theo cặp một người hỏi và một người trả lời theo dạng câu hỏi “Ai?
Làm gì?” giúp các em hứng thú, nắm bài và hồn thiện kĩ năng tốt hơn trong
học tập. Ngoài ra ở phân môn Tập đọc khi cho HS đọc (cá nhân(nối tiếp câu) ->
đọc thi đua theo nhóm(thi đua theo đoạn hoặc tồn bài) -> giải thích từ khó ->
đọc tồn bài cả lớp -> đọc toàn bài cá nhân -> đọc thầm tìm hiểu bài để trả lời
câu hỏi) phải theo đúng qui trình nhằm đảm bảo hoạt động nói của các em phải


được ưu tiên, ở đó GV cịn cho HS tự bắt lỗi phát âm và sửa lỗi cho bạn mình
nhằm giúp các em phát huy khả năng giao tiếp của mình. Với mơn Tập làm văn
thì GV cho câu hỏi gợi ý rồi cho HS tự suy nghĩ và trao đổi với bạn của mình
sau đó đứng lên nói cho cả lớp nghe. Như vậy khiến cả lớp thích thú và hăng hái
hơn. Từ đó các em mạnh dạn và có thể nói nhiều hơn.
Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh
Ở nguyên tắc này đa phần GV thực hiện rất tốt, việc chú ý đến tâm lí HS và
chắc chắn về trình độ tiếng mẹ đẻ vốn có của HS là cực kì quan trọng.
Các em HS ở trường này đa số đều là dân tộc kinh nên việc học Tiếng Việt
cũng dễ dàng, chỉ có trường hợp các em cịn đọc chậm , có em khơng thể đọc

được vì một số lý do thì GV chủ nhiệm đã đặc biệt quan tâm thường xuyên nhắc
nhở và tận tình giúp đỡ các em chứ không hề bỏ qua.
Ở trường tiểu học này em thấy ở những tiết bình thường có một số thầy cô lại
chọn vào thẳng vấn đề cho nhanh chạy cho kịp thời gian nhưng có những tiết
em được dự giờ nhiều thầy cô tạo ra được các bước chuyển rất hay để HS có
hứng thú trong học tập.
Đánh giá tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học theo các tiêu chí của một tiết
dạy tích cực:
Dự giờ tiết dạy mẫu môn: Tập đọc, bài:Bông hoa Niềm Vui (tiết 1), GV:
Nguyễn Thị Thu Hịa
Tiêu chí 1: Mọi HS đều được tham gia hoạt động
GV thực hiện theo đúng qui trình từ việc đọc nối tiếp, đọc theo đoạn, đọc cả lớp
nhằm chắc chắn rằng em nào cũng phải được đọc và phải đọc nhiều. Trong phần
kiểm tra bài cũ GV đã treo phiếu câu hỏi trắc nghiệm lên bảng và cả lớp quan
sát và đọc sau đó chọn đáp án viết vào bảng con rồi giơ lên. Trong lúc cho HS
tìm hiểu trả lời các câu hỏi sách giáo khoa thì cơ cũng có đặt câu hỏi liên hệ
thực tế cho HS trả lời theo quan điểm cá nhân của mình.
Tiêu chí 2: HS tự sản sinh ra tri thức
GV sử dụng phương pháp ‘khăn trải bàn” để các em tự tìm ra từ khó/ từ mới và
sử dụng các hình thức thảo luận nhóm (HS suy nghĩ cá nhân xong quay sang
thảo luận nhóm) để giải thích các từ khó/từ mới. Sau đó GV gọi ngẫu nhiên một
bạn trong nhóm trình bày, tiếp đó là các em HS ở những nhóm khác sẽ nhận xét
và đưa ra câu hỏi thắc mắc dành cho nhóm bạn, các em tự giải đáp thắc mắc cho
nhau, từ đó rút ra được kiến thức sau cùng GV mới chốt lại. Việc làm này đảm


bảo được tính tích cực em nào cũng phải tham gia và tự suy nghĩ sinh ra tri
thức.
Tiêu chí 3: Khơng khí lớp học vui vẻ thoải mái
GV thực hiện rất tốt tiêu chí này, trước khi vào bài học GV cho chơi trò chơi

nhằm kiểm tra bài cũ. Sau đó hỏi các câu hỏi gợi ý liên quan đến bài học mới.
Cuối giờ cịn có thể cho các em chơi các trò chơi để củng cố bài học. Như vậy
khiến casc em học thấy nhẹ nhàng hơn và không bị gị bó khi học.
u cầu 2: Liệt kê các băng khoăn thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế
với các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học. Thử đưa ra lí giải (nếu thấy
“lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc phục (nếu thấy bất cập).
- Việc tổ chức thảo luận nhóm theo hướng tích cực là cho suy nghĩ cá nhân
trước sau đó mới thảo luận nhóm thì đa số chỉ thấy trong tiết hội giảng, dự giờ
còn trên lớp học bình thường các em HS cịn rất lấn cấn và không thực hiện
đúng.
=> Cần thường xuyên rèn các em thảo luận nhóm theo kiểu tích cực để giúp các
em tư duy tốt hơn cũng như khơng gặp bỡ ngỡ khó khăn khi lên tiết dự giờ.
- Đối với tiết chính tả nhớ - viết của lớp 5 thì sau khi GV đọc mẫu xong chỉ
kiểm tra vài em là đã thuộc chưa rồi cho HS viết vào tập chứ chưa thể kiểm tra
hết lớp => GV cần nghĩ cách để có thể kiểm tra hết cả lớp là đã thuộc chưa rồi
mới cho viết.
- Ở phân môn tập viết lớp 2 GV tổ chức khơng theo qui trình nào cả, chỉ yêu
cầu HS lấy vở tập viết ra sao đó ngồi viết theo mẫu trong tập sau đó nhận xét
vở. Làm như vậy HS sẽ không quan trọng việc luyện chữ và cũng không nắm
được cách viết dẫn đến chữ xấu.
=> Do vấn đề thời gian hạn hẹp nên các GV mới khơng thể dạy theo qui trình,
tuy nhiên ít nhiều cũng nên cố gắng hướng dẫn HS viết mẫu trên bảng trước để
cho HS nắm được kỹ thuật cũng như cách viết, cố gắng bao quát lớp chỉnh sửa
tư thế ngồi cũng như cách cầm bút khi viết của các em.
- Trừ những tiết dự giờ ra trong những tiết học bình thường việc tổ chức trị
chơi để lồng ghép vào hoạt động học thường rất ít, làm cho tiết học trở nên rất
nhàm chán.
=> Em nghĩ không nhất thiết hoạt động nào cũng phải có trị chơi, chỉ cần tổ
chức từ một đến hai hoạt động trong một tiết học như vậy cũng đủ tạo hứng thú
khơng khí vui vẻ cho HS, vì thời gian khơng có nhiều nên không thể cái nào

cũng chơi được.


Kết thúc một tháng kiến tập, em thấy rằng không phải những gì mình học trên
giảng đường đều có thể đưa vào thực tiễn, nó cịn có một số lý do như thời gian
quá hạn hẹp không thể nào giải quyết tất cả các mơn theo đúng qui trình hay tổ
chức nhiều hoạt động tích cực đưowjc. Em thấy điều đó là rất khó. Thứ hai là
về mặt học sinh( đối với HS lớp 1 và lớp 2), nhiều lúc các em chưa có ý thức
được cịn chạy nhảy lung tung, phát biểu linh tinh hay thụ động hoặc bất cứ
một vấn đề nào đó làm cho GV rất mất thời gian và cản trở tiết dạy khơng được
hồn thiện. Tuy đồng cảm với những vấn đề trên nhưng không có nghĩa là em
đồng ý với nó, em nghĩ mình nên rèn học sinh một cách nề nếp ngay từ đầu thì
ở những tiết học bình thường hay dự giờ các em sẽ không bỡ ngỡ hay cảm thấy
chưa quen với hình thức mà mình sẽ tổ chức để dự giờ, mặc dù làm như vậy sẽ
làm vậy sẽ cực nhọc hơn nhưng đó chỉ là giai đoạn đầu dần rồi các em sẽ quen.
Cố gắng ít nhiều gì cũng nên lồng ghép trò chơi vào hoạt động dạy học để các
em thấy hứng thú với việc học và nên xây dựng tiết dạy đáp ứng được ba tiêu
chí của một giờ học tích cực dù cho có những cái cịn cập rập khơng được hồn
thiện nhưng nếu được cứ cố gắng làm sẽ hay hơn. Quan trọng ở đây là cái tâm
với nghề, em không chắc là trong tương lai em có thể thực hiện được hết tất cả
những gì em học trên giảng đường hay khơng nhưng em sẽ cố gắng làm những
gì có thể để dạy một tiết học thật sự hiệu quả ở những tiêt bình thường chứ
không phải chỉ trong những tiết dự giờ và hội giảng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×