Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Môn pháp luật và đạo đức báo chí, phân tích nguyên tắc trong quy định đạo đức của người làm báo việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.86 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
Kể từ khi công cuộc đổi mới được khởi xướng đội ngũ các nhà báo Việt
Nam đã phát huy truyền thống và phẩm chất chính trị của nền báo chí cách
mạng Việt Nam. Bản lĩnh chính trị và trình độ nghề nghiệp của đội ngũ các nhà
báo ngày càng được khẳng định. Với năng lực, phẩm chất nghề nghiệp sắc bén,
họ đã góp phần tổng kết thực tế vận động của cuộc sống, từng bước điều chỉnh
chính sách và pháp luật của Nhà nước cho phù hợp với thời kỳ đổi mới; tích
cực và dũng cảm đấu tranh chống âm mưu diễn biến hồ bình, chống tham
nhũng, tiêu cực, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội.
Những năm gần đây, hoạt động báo chí ở Việt Nam đã cho thấy nhiều
ưu điểm khi tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần vào sự phát triển của đời
sống xã hội. Qua báo chí, nhiều tấm gương tốt được biểu dương, nhiều vụ
việc tiêu cực được phơi bày, nhiều vấn đề bức xúc được giải quyết… Tuy
nhiên, cùng với các thành tựu, vẫn còn một số sai phạm trong hoạt động báo
chí tồn tại với biểu hiện, dạng thức khác nhau, và đáng nói là theo thống kê
của Bộ Thông tin và Truyền thông, các vi phạm chủ yếu liên quan tới đạo đức
nghề nghiệp của người làm báo, thể hiện qua việc thông tin sai sự thật.
Trước các hạn chế về đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo, và từ
yêu cầu trực tiếp, cụ thể đối với đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, việc
Hội Nhà báo Việt Nam ban hành 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của
người làm báo Việt Nam, là hết sức kịp thời, cần thiết. Đây là bộ quy định đạo
đức nghề nghiệp dựa trên nền tảng rất chung đó là các giá trị đã được xã hội
thừa nhận.
Xuất phát từ những vấn đề trên do vậy em đã lựa chọn đề tài: “Phân
tích nguyên tắc trong quy định đạo đức của người làm báo Việt Nam hiện
nay” để làm đề tài tiểu luận với mong muốn làm rõ hơn những vấn đề này.

1


NỘI DUNG


Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỀN BÁO CHÍ VIỆT NAM
1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của báo chí và nhà báo
Báo chí là sản phẩm thơng tin về các sự kiện, vấn đề trong đời
sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất
bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đơng đảo cơng chúng thơng qua các
loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí đó là:
Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện
thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan
Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của
Nhân dân.
Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thơng tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi
ích của đất nước và của Nhân dân;
Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước
và thế giới theo tơn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định
chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn
hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền
tự do ngôn luận của Nhân dân;
Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên
tiến; đấu tranh phịng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng
tiêu cực trong xã hội;
2


Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các

dân tộc thiểu số Việt Nam;
Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia
vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị,
hợp tác, phát triển bền vững.
Quyền và nghĩa vụ của nhà báo
1. Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo.
2. Nhà báo có các quyền sau đây:
Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được
pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;
Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí
theo quy định của pháp luật;
Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi
đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có
trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu khơng thuộc phạm vi
bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của
pháp luật;
Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tịa xét xử cơng khai;
được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của
pháp luật;
Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;
Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái
với quy định của pháp luật.
3. Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:
Thơng tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi
ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng
của Nhân dân;
3



Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp
luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu
tranh phịng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;
Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc
vi phạm pháp luật;
Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí
về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;
Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
2. Một số vấn đề trong nền báo chí Việt Nam
Ngày 1-1-2017, Luật Báo chí năm 2016 chính thức có hiệu lực. Thực
hiện quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Luật Báo chí: “Ban hành và tổ chức
thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”, tháng 122016, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành “10 điều quy định đạo đức nghề
nghiệp của người làm báo Việt Nam”. Đây là các chuẩn mực rất cụ thể và
thiết thực nhằm xác định trách nhiệm đạo đức người làm báo trong hoạt động
nghề nghiệp.
Đạo đức nghề nghiệp được khẳng định là một trong những phẩm chất
có tính chất nền tảng của hoạt động báo chí, thậm chí trong rất nhiều trường
hợp, đạo đức nghề nghiệp còn được nhấn mạnh hơn nghiệp vụ báo chí. Bởi
người làm báo có thể học tập, rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm về nghiệp vụ,
nhưng đạo đức nghề nghiệp là yếu tố thuộc tư chất của con người, mà nổi lên
là tinh thần trách nhiệm, thái độ nghiêm túc đối với công việc.
Đây là những yếu tố chỉ có thể hình thành trên cơ sở tự ý thức. Vì thế,
để phát triển lành mạnh, tạo dựng uy tín trong xã hội và bạn đọc, mọi nền báo
chí ln coi trọng, đề cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Ở Việt
Nam, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo đã được luật hóa thơng qua
Luật Báo chí năm 2016 và gắn liền với vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam. Cụ
4



thể, tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Luật Báo chí quy định: Hội Nhà báo Việt
Nam “Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của
người làm báo”.
Quy định này không chỉ khẳng định đạo đức nghề nghiệp là yếu tố hết
sức quan trọng đối với mỗi người làm báo, tạo ra hành lang pháp lý đối với
người làm báo trong quá trình tác nghiệp mà còn đồng thời khẳng định yếu tố
đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí của mọi hội viên Hội Nhà báo
Việt Nam, không phân biệt giữa người làm báo có Thẻ Nhà báo, hay người
làm báo khơng có Thẻ Nhà báo
Sự kiện nổi bật nhất của các sai phạm là gần đây, hàng loạt tờ báo đăng
tải thông tin sai sự thật về nước mắm truyền thống. Hậu quả là dư luận xã hội
hết sức hoang mang, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng và hoạt
động sản xuất nước mắm truyền thống cũng như tới thương hiệu hàng hóa của
Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.
Một sự kiện đáng tiếc khác là cuối tháng 8-2016, một số tờ báo và trang
tin điện tử đồng loạt đưa tin không đúng sự thật về sự việc Ksor Sôn - một cậu
bé 11 tuổi ở tỉnh Gia Lai tự tử vì “khơng có áo mới đến trường”. Sự việc được
làm sáng tỏ sau khi cơ quan chức năng xác minh nguyên nhân cậu bé tự tử lại
là do bất đồng ý kiến với gia đình, do tâm lý không ổn định của lứa tuổi chứ
không từ nguyên nhân như một số báo đã nêu. 14 cơ quan báo chí đăng thơng
tin này đã bị xử phạt, nhưng thông tin sai sự thật được đăng tải cũng kịp gây
dư luận không tốt, và đã bị kẻ xấu lợi dụng để xuyên tạc. Đó mới chỉ là một
số sự việc tiêu biểu cho tình trạng đăng tải thơng tin sai sự thật trên báo chí
thời gian qua.
Ngồi ra cịn phải kể đến hiện tượng một số báo, trang tin điện tử đăng
thông tin giật gân, câu khách, không đúng sự thật qua cách rút tít theo lối
“treo đầu dê bán thịt chó”. Thậm chí, một số bài báo cịn cố tình đăng tải
thơng tin mê tín dị đoan, lẫn lộn hư thực gây hoang mang trong người đọc, tạo

hiệu ứng không tốt trong dư luận xã hội. Chưa kể thời gian qua, trong sinh
5


hoạt báo chí cịn có hiện tượng một số nhà báo cố tình vi phạm tính chân thực,
khách quan để thực hiện hành vi “mưu lợi”, như: lợi dụng danh nghĩa nhà báo
tống tiền doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân; viết bài tâng bốc, quảng cáo (có cả
quảng cáo khơng đúng sự thật)
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 5 năm (2011 - 2015), đã có:
242 lượt cơ quan báo chí bị xử lý vi phạm, phạt tiền 231 lượt cơ quan báo chí
hơn 4,6 tỷ đồng; thu hồi 121 thẻ nhà báo (trong đó có 95 thẻ thu hồi do cơ
quan báo chí dừng hoạt động và 26 trường hợp bị thu thẻ do có vi phạm).
Năm 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý hành vi hành chính 37
trường hợp cơ quan báo chí vi phạm, phạt tiền 33 lượt cơ quan báo chí hơn
1,5 tỷ đồng, phạt cảnh cáo bốn trường hợp, phạt tiền gần 800 triệu đồng đối
với 18 tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin
trên mạng internet (in-tơ-nét).
Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai kế hoạch công tác
năm 2017 của bốn đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông là: Cục Báo
chí, Cục Thơng tin đối ngoại, Vụ Thơng tin cơ sở, Cục Phát thanh truyền hình
và Thơng tin cơ sở cho biết thêm: trong năm 2016, tổng số tiền xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí là gần 1,7 tỷ đồng; 79 trường hợp báo
chí bị xử phạt (trong đó sai phạm của báo điện tử là 76, báo in là ba); 27 quyết
định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực truyền hình và thơng tin điện tử đã được
ban hành. Lý do sai phạm chủ yếu của cơ quan báo chí là thơng tin sai sự thật
(75 trường hợp); đồng thời đã phát hiện ra một số sai phạm của cơ quan báo
chí như chưa thực hiện đúng các quy định trong giấy phép hoạt động báo chí,
vi phạm về nội dung thơng tin, quảng cáo.

6



CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH NHỮNG QUY TẮC ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÀM BÁO
HIỆN NAY
Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của
đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế
Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong chế độ ta, báo chí là cơng cụ để tuyền truyền chủ trương chính
sách của Đảng. Mục tiêu của hoạt động báo chí là để phục vụ đơng đảo quần
chúng nhân dân lao động. Báo chí khơng chỉ là tiếng nói của Đảng, của các tổ
chức, đồn thể xã hội mà còn là diễn đàn để nhân dân thể hiện ý chí, nguyện
vọng chính đáng của mình.
Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, bản lĩnh chính trị và
đạo đức nghề nghiệp đã giúp cho người phóng viên phát hiện và kịp thời lên
tiếng chỉ mặt, vạch tên những cái xấu, bênh vực lẽ phải. Lòng trung thực, tinh
thần dũng cảm, vững vàng trước mọi cám dỗ, thử thách trở thành điểm tựa
chắc chắn cho người làm báo khi đối mặt với những thế lực xấu. Nhiều tên
tuổi nhà báo - nhất là những nhà báo tham gia đấu tranh chống tiêu cực trong
những năm vừa qua đã in dấu ấn sâu đậm trong lịng đơng đảo công chúng.
Nhiều nhà báo đã thể hiện một bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp, trở
thành tấm gương đối với đồng nghiệp.
Ví dụ: Trong hoạt động của nhà báo hiện nay, các nhà báo cần phải
lên án các hành động sai trái trong đưa tin về Việt Nam, tích cực quảng bá
hình ảnh Việt Nam cho bạn bẻ Quốc tế cũng như làm rõ hơn những thành
tựu mà Việt Nam đã đạt được để bạn bè Quốc tế có thể hiểu rõ hơn về đất
nước Việt Nam.
Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản
quyền và các quy định của pháp luật. Thực hiện đúng tơn chỉ, mục đích;

nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi cơng tác.
7


Việc nhấn mạnh vấn đề đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo
không thể tách rời với vấn đề quan điểm, lập trường và sự hiểu biết về luật
pháp của họ.
Trong bối cảnh của xã hội hiện đại, sự hiểu biết luật pháp của nhà báo
là cực kỳ quan trọng. Ví dụ khi đưa thơng tin các nhà báo phải:
Kiểm tra độ xác thực của thơng tin mình đưa ra; thoả mãn yêu cầu của
những cá nhân cung cấp thông tin về việc nêu rõ nguồn tin cũng như tác giả
có lời nói được trích dẫn, nếu lần đầu tiên được cơng bố;
Giữ bí mật thơng tin và nguồn tin;
Nhận được sự đồng ý của chính các cá nhân hoặc đại diện hợp pháp
của họ (trừ trường hợp đặc biệt, khi phải bảo vệ lợi ích xã hội) về việc phổ
biến trên các phương tiện thông tin đại chúng đời sống riêng tư của công dân;
Khi thu nhận tin tức từ các công dân hoặc quan chức phải cho họ biết
về việc ghi âm, thu băng video, quay phim và chụp ảnh;
Phải thơng báo cho Tổng biên tập tồ soạn biết về các khiếu kiện có thể
xảy ra và các đòi hỏi về mặt luật pháp liên quan tới việc cho đăng hay phát tin
bài của mình;
Từ chối cơng việc do Tổng biên tập hoặc lãnh đạo toà soạn giao nếu
việc thực hiện cơng việc đó vi phạm luật pháp;
Khi thực hiện hoạt động chun mơn, nhà báo có nghĩa vụ phải tơn
trọng các quyền, lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của công dân và các
tổ chức.
Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi.
Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật,
gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đồn kết tồn dân tộc và
tình đồn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.

Điều 3 có liên quan đên đạo đức nhà báo và nó gắn liền với phẩm chất
nghề nghiệp của nhà báo. Việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ
những người làm báo cũng chính là nâng cao tính tư tưỏng, tính chân thật,
8


tính chiến đấu của các sản phẩm báo chí, hướng nội dung thông tin vào nhiệm
vụ trung tâm là phục vụ sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, xét cho cùng cũng
chính là nhằm nâng cao trình độ tư duy, phẩm chất chính trị và nghiệp vụ của
người phóng viên.
Đạo đức của người làm báo khi viết bài trước hết là sự trung thực với
nguồn tin. Bản chất của thông tin phải là trung thực, khách quan, nhất là
đốỉ với những biểu hiện tham nhũng tiêu cực. Tác phẩm báo chí phải thể
hiện được quan điểm, chính kiến của nhà báo, của cơ quan báo chí. Một bài
báo chỉ cung cấp thơng tin một cách thuần tuý thì chưa đủ, nhất là đốì với
những bài viết về tham nhũng, tiêu cực. Chính kiến ở đây trước hết là phải
được đặt trên cơ sở của tính khách quan, trung thực, phản ánh đúng bản
chất của sự thật.
Việc phát hiện những tiêu cực và tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh
chống lại nó là thể hiện phẩm chất đạo đức, trách nhiệm của nhà báo đối với
Đảng, Nhà nước, đối với xã hội, với cơ quan báo chí. Một trong những nhiệm
vụ hàng đầu của nhà báo là kịp thời phát hiện vấn đề mới nảy sình, cảnh báo
cho xã hộỉ trước những nguy cơ để phịng tránh, chống lại nó. Đạo đức nghề
nghiệp của nhà báo chính là lương tâm là trách nhiệm của nhà báo với tư cách
là một công dân. Khi viết về tiêu cực, yếu tố đạo đức nghề nghiệp của người
làm báo trước hết là trách nhiệm của họ với cơ quan báo chí, với đồng nghiệp.
Nhà báo phải có trách nhiệm với công chúng. Đạo đức nghề nghiệp của
nhà báo thể hiện trong việc cung cấp thông tin kịp thời, đáp ứng nhu cầu của
công chúng. Trước một vấn đề bức xúc, cơng luận quan tâm thì báo chí phải

có trách nhiệm làm rõ và trả lời. Nhà báo phải là chỗ dựa tin cậy, vững chắc
để nhân dân tham gia vào đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Không chỉ
cung cấp thông tin, trách nhiệm của người viết báo cịn là định hướng dư luận.
Một nhà báo có đạo đức nghề nghiệp phải nghiêm túc với công việc của
mình, tơn trọng cơng chúng.
9


Khác với báo chí trong cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa, báo chí của
chúng ta phải làm tốt chức năng thông tin giáo dục vận động và tổ chức quần
chúng thực hiện những nhiệm vụ của Đảng. Nhà báo phải năng động trong
nền kinh tế thị trường, phấn đấu tăng nguồn thu nhưng khơng hạ thấp tính
chiến đấu của báo chí; tích cực và chủ động hội nhập với thế giới nhưng vẫn
giữ vững bản sắc người phóng viên báo chí cách mạng.
Ví dụ như, những phát hiện của nhà báo về tham nhũng tiêu cực trong xã
hội khơng chỉ tạo nên dư luận xã hội mà cịn cung cấp cho nhiều thông tin các cơ
quan chức năng để phát hiện ra những sơ hở, những điều chưa hợp lý trong cơ chế
chính sách, giúp cho Đảng và Nhà nước kịp thời điều chỉnh. Qua đó, đạo đức
nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng để thơng qua đó, nhà báo thể
hiện lương tâm, trách nhiệm của mình trước nhân dân, đất nước.
Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người.
Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp
pháp của tổ chức và cá nhân.
Trong hoạt động của mình nhà báo phải ln tỉnh táo và phải biết quan
tâm đến cái lợi, cái hại của mỗi thông tin trước khi quyết định truyền đi trên
các phương tiện thơng tin đại chúng.
Ví dụ điển hình trong hoạt động làm báo đó là thơng tin dù có tính
chân thật cao nhưng cịn phải xem thơng tin đó có lợi hay hại. Đã có rất nhiều
thơng tin khi được ra mặt báo rất chính xác nhưng có hại cho xã hội, thiệt hại
cho nhân phẩm con người hoặc cho nền kinh tế đất nước. Như vậy, tuy tin tức

đưa ra là hồn tồn đúng, nhưng đúng mà khơng có lợi thì vẫn chưa đủ.
Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các
phương tiện truyền thơng khác.
Về tiêu chí chuẩn mực trên mạng xã hội, rõ ràng cái gì trong xã hội tất
cả đều thừa nhận là đúng hoặc khơng đúng thì những người làm báo cũng
phải nhận thức rõ được điều đó để khơng những bản thân mình nhận thức mà
cịn định hướng dư luận xã hội.
10


Việc nhà báo bày tỏ quan điểm riêng trên mạng xã hội cũng cần cẩn
trọng giống như khi tác nghiệp báo chí trong đời thực, nếu khơng dễ bị lợi
dụng, xuyên tạc, gây ra ảnh hưởng tiêu cực, làm tổn hại đến hình ảnh của báo
chí cách mạng trong lịng nhân dân. Chúng ta cần phải nhận thức được rằng
các hành động của mình trên mạng xã hội sẽ gắn liền với trách nhiệm tương
tự như hành động trong thực tế. Nên những phát ngơn như vậy có thể trở
thành bằng chứng để buộc tội theo các quy định pháp luật.
Ví dụ những điều mà đa số trong xã hội thừa nhận mà nhà báo đưa
ngược lại là không được. Nhà báo khơng nói được trên mặt báo mà lên mạng
xã hội nói, thậm chí nói bậy bạ là khơng thể được. Cho nên địi hỏi nhà báo
phải nhất ngơn ở trên mặt báo, trên mạng xã hội, rồi ở cơ quan cũng như ở
ngoài xã hội, ở nơi sinh hoạt, phải là một người, là người làm báo. Ví dụ như
một vài vấn đề vi phạm đạo đức nghề nghiệp phổ biến hiện nay của một số
nhà báo là: khai thác, sử dụng nguồn tin chưa được kiểm chứng từ mạng xã
hội và vi phạm bản quyền; bày tỏ quan điểm không khách quan trên mạng xã
hội để thu hút sự quan tâm của cộng đồng; sử dụng danh nghĩa nghề nghiệp
tiếp cận thông tin để đăng tải lên mạng xã hội; lạm dụng cơ quan báo chí với
tư cách là nhà báo trên mạng xã hội.
Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của
pháp luật.

Nhà báo cần có khả năng lựa chọn những dữ kiện để phân tích, đánh
giá thực tiễn một cách đúng đắn, hợp lý. Đó chính là năng lực tư duy lý luận
của người phóng viên báo chí, nó giúp cho người phóng viên có thể nhìn thấy
bản chất của các sự kiện, hiện tượng trong quy luật vận động của nó. Đồng
thời điều này sẽ giúp cho các nhà báo có thể tích cực đóng góp vào việc bảo
vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật.
Ví dụ trong thực tiễn, nhà báo cần có sự nhạy cảm nghề nghiệp. Nhạy
cảm để phát hiện nội dung thuộc về bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin. Nhạy
cảm để nhận ra đúng bản chất đích thực của những vấn đề, con số, sự kiện....
11


Sự nhạy cảm này trong tư duy giúp cho nhà báo có thể nhanh chóng nhận
biết, nắm bắt được những quy luật vận động của đời sống và thông tin về nó
đảm bảo các yêu cầu khách quan, thời sự và tính định hướng.
Điều 7: Đồn kết, giúp đỡ đồng nghiệp
Trong lịch sử của các quốc gia, đoàn kết là mộ trong những nhân tố
quan trọng giúp cho các quốc gia có thể vượt qua được khó khăn cũng như
đối với cách mạng Việt Nam, đoàn kết đã giúp Đảng và nhân dân Việt Nam
vượt qua mọi khó khăn thách thức. Cũng tương tự như vậy, nghề báo có vơ
vào khó khăn và thách thức đối với nhà báo di vậy để hồn thành được bất kỳ
một cơng việc nào trong thực tiễn địi hỏi các nhà báo cần có sự đoàn kết và
giúp đỡ từ các đồng nghiệp nhằm thực hiện và hồn thành tốt các cơng việc
của bản thân.
Ví dụ: Khi thực hiện các bài báo về phịng chống tham nhũng hay các
hiện tượng tiêu cực trong xã hội, nhà báo cần có sự đồn kết giúp đỡ từ các
đồng nghiệp để cùng thực hiện các nhiệm vụ để hồn thành nhanh chóng
được mục tiêu của mình cũng như bảo vệ được bản thân.
Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính
trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo

chí dân chủ, chun nghiệp và hiện đại.
Nghề báo là một nghề thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội thơng qua
hoạt động nghiệp vụ. Tư duy báo chí thể hiện rõ tính chính trị. Nó cho phép
nhà báo có thể xác định vị trí chính trị của mình trong q trình thơng tin.
Trong thực tế của hoạt động báo chí, tính chính trị ln chi phối tồn bộ
q trình hoạt động sáng tạo tác phẩm của nhà báo - kể từ việc lựa chọn
chủ đề, đề tài đến các hoạt động thực tiễn khác như phỏng vấn, quan sát,
nghiên cứu tài liệu...
Có thể nói tính chính trị là một đặc điểm gắn liền với hoạt động tư
duy báo chí. Nó địi hỏi nhà báo phải ln ln xác định vị trí chính trị của
mình trong q trình thơng tin về sự thật. Chính vị trí đó sẽ chi phối nội
12


dung và cách thức thông tin, gắn liền với thái độ chính trị của nhà báo và tờ
báo của họ.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, nghề làm báo cũng trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó vừa phải đáp ứng được nhu cầu của số đông
độc giả thuộc nhiều đốì tượng khác nhau, đồng thời lại phải ln giữ vững
được định hướng chính trị trực tiếp trong q trình thơng tin. Do đó, có thể
nói thơng tin trên báo chí là một nghệ thuật, địi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa
nhiều yếu tố, nhu cầu, thị hiếu và sở thích. Làm báo là một nghề địi hỏi trình
độ rất cao về nhiều mặt, gắn liền với sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ thơng tin hiện đại.Bản lĩnh chính trị vững vàng là một yêu cầu
không thể thiếu đối với mỗi nhà báo hiện nay.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, một trong những yêu cầu nóng bỏng
đang đặt ra đối với nhà báo nước ta là phải có vốn tri thức phong phú. Có thể
coi đây là một trong những yêu cầu khách quan, địi hỏi sự nỗ lực của mỗi
phóng viên nếu họ muốn vươn lên trong xu thế khu vực hố và tồn cầu hố
mạnh mẽ như hiện nay.

Ví dụ như, nhà báo phải tự trang bị mình cho các phương tiện nghiệp
vụ hiện đại và nhất là phương pháp hoạt động thực tiễn ngày càng tích cực và
hiệu quả hơn để thích ứng được với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt đó.
Những tác động của cơ chế thị trường vào báo chí tạo ra những tiền để khách
quan cho việc phát triển năng lực nghề nghiệp của người phóng viên báo chí
trong bối cảnh của đời sống báo chí hiện đại.
Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy các
giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Quy định người làm báo phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng
là điểm mới. Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, mạng xã hội lên
ngơi, sự giao thoa văn hóa diễn ra rất nhanh chóng và cũng khơng kém phần
khốc liệt nên nhà báo phải rất lưu ý vấn đề này. Các nhà báo phải coi việc giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt qua chính các tác phẩm báo chí của mình là
trách nhiệm trực tiếp của người cầm bút.
13


Ví dụ: Trong các tác phẩm của nhà báo, đối với việc sử dụng từ ngữ
nhằm thể hiện nội dung mà mình muốn truyền đạt các nhà báo cần phải luôn
đề cao việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt đồng thời tránh lạm dụng việc sử
dụng các ngôn ngữ khác một cách không cần thiết trong bài báo.
Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những
quy định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và
trách nhiệm của người làm báo.
Báo chí Việt Nam với tư cách là cơng cụ của dư luận xã hội, đã trở
thành phương tiện hữu hiệu để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý Nhà nước.
Giám sát xã hội bằng dư luận báo chí, thực chất là quá trình giám sát của nhân
dân đối với công tác của Đảng và Nhà nước. Muốn thực hiện được chức năng
quản lý giám sát đó, đội ngũ những người làm báo phải nâng cao phẩm chất
nghề nghiệp nói chung và nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nói riêng.

Có như vậy, báo chí mới có thể hồn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà
nước, và nhân dân giao phó.
Ví dụ: Đội ngũ những người làm báo Việt Nam đã đã phát huy phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp của mình khi tác nghiệp để đấu tranh chống tham
nhũng, tiêu cực một cách hiệu quả trong thời gian qua, cùng với Đảng và Nhà
nước tích cực phịng chống tiêu cực.
Nói tóm lại, việc nghiên cứu đạo đức nhà báo, gắn liền với những phẩm
chất nghề nghiệp của họ là để đáp ứng một đòi hỏi cấp bách của đời sống báo
chí nước ta hiện nay. Cơng việc này vừa có tính lý thuyết, đồng thời mang
tính thực tiễn cao, có thể góp phần nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn và
phẩm chất, đạo đức của những người làm báo. Nó cũng giúp chúng ta nhìn
nhận rõ hơn về những ưu điểm và hạn chế trong phẩm chất nghề nghiệp của
người làm báo Việt Nam và thông qua đó tìm ra những biện pháp khắc phục
thích hợp và hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí, gắn với lợi ích của
nhân dân, của đất nước.

14


KẾT LUẬN
Trong một văn bản dù có chi tiết đến mấy thì cũng khơng thể nói rõ
được tất cả mọi thứ, kể cả văn bản quy phạm pháp luật. Bộ quy tắc này mang
tính dẫn dắt, hướng dẫn, nó là lương tâm và trách nhiệm của nhà báo.
Thiết nghĩ, một nền báo chí phát triển lành mạnh, trung thực, có uy tín,
ln nhận được sự tin cậy của bạn đọc là mục tiêu hướng tới của bất kỳ nền
báo chí nào. Và nếu lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí cần nêu cao trách
nhiệm trong tổ chức, quản lý để bảo đảm tờ báo, trang tin hoạt động đúng tơn
chỉ, mục đích và chịu trách nhiệm trước sai phạm, thì mỗi người làm báo cũng
cần xác định rõ trách nhiệm của mình. Hiệu quả của cơng việc và uy tín của
mỗi người làm báo ln ln phụ thuộc vào sự kết hợp hài hịa giữa trình độ

nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, sự say mê nghề nghiệp và khả năng thâm
nhập cuộc sống.
Để sự thật luôn được lên tiếng, để đem những điều tốt đẹp đến với bạn
đọc,… thì sự tự nhận thức, lòng khát khao hướng đến những giá trị nghề
nghiệp đích thực, và cống hiến những gì tốt đẹp nhất mình có được,… ln
phải là nhu cầu tự thân của người làm báo, và vì thế, việc tu dưỡng, rèn luyện
theo 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam là
hết sức quan trọng.
Hy vọng trong thời gian tới, 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của
người làm báo Việt Nam sẽ sớm trở thành yếu tố cấu thành nên phẩm cách
của mọi hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Minh, Đạo đức nghề nghiệp và uy tín của người làm báo, Báo

Nhân dân điện tử, , truy cập ngày 4/12/2017
2.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016),

Luật báo chí, Luật số 103/2016/QH13, Thư viện pháp luật, truy cập ngày
3/12/2017.

16



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
NỘI DUNG........................................................................................................2
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỀN BÁO CHÍ VIỆT NAM............2
1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của báo chí và nhà báo............................2
2. Một số vấn đề trong nền báo chí Việt Nam...................................................4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG QUY TẮC ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI
LÀM BÁO HIỆN NAY....................................................................................7
Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của
đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt
Nam trên trường quốc tế...................................................................................7
Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản quyền
và các quy định của pháp luật. Thực hiện đúng tơn chỉ, mục đích; nội quy,
quy chế của cơ quan báo chí nơi cơng tác........................................................7
Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi. Bảo
vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây
chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đồn kết tồn dân tộc và tình
đồn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc..................................................8
Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không
xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ
chức và cá nhân..............................................................................................10
Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các
phương tiện truyền thông khác.......................................................................10
Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật.
.........................................................................................................................11
17



Điều 7: Đồn kết, giúp đỡ đồng nghiệp...........................................................12
Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị,
nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân
chủ, chuyên nghiệp và hiện đại....................................................12
Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy các giá
trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.............................13
Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy
định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách
nhiệm của người làm báo................................................................................14
KẾT LUẬN......................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................16

18



×