Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Giáo án địa lý 8 tuần 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.2 KB, 7 trang )

Bài 9: KHU VỰC TÂY NAM Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí các quốc gia trong khu vực trên bản đồ.
- Đặc điểm tự nhiên của khu vực: Địa hình núi, cao nguyên và hoang mạc chiếm
đại bộ phận diện tích lảnh thổ, khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước. Tài nguyên phong
phú đặc biệt dầu mỏ.
- Đặc điểm kinh tế của khu vực: Trước kia chủ yếu phát triển nông nghiệp. Ngày
nay công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển.
- Khu vực có vị trí chiếm lược quan trọng, một “điểm nóng” của thế giới
2. Kĩ năng
- Đọc bản đồ, lược đồ tự nhiên, phân bố dân cư, kinh tế để hiểu và trình bày đặc
điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực này.
3. Thái độ
- Có ý thức về vấn sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đề cao tinh thần đồn kết, hịa
bình
- Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, giao tiếp, tự tin, lắng nghe tích cực, đảm nhận trách
nhiệm, giải quyết vấn đề
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính tốn, hợp tác, giải
quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH
- Các loại bản đồ khu vực Tây Nam Á
- Tranh ảnh sgk
- Máy tính, máy chiếu
- HS chuẩn bị bài
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PP: Trực quan, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giảng giải, thảo luận nhóm...
- KT: Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, đọc tích cực...
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG


1. Ổn định lớp (1’)
- Kiểm tra sĩ số học sinh
- Kiểm tra vệ sinh của lớp
2. Kiểm tra 15 phút
* Mục tiêu đề KT: Qua bài kiểm tra đánh giá năng lực nắm và vận dụng
kiến thức đã học của học sinh về địa lý ngành nông nghiệp, công nghiệp châu Á
đáp ứng yêu cầu của đề kiểm tra từ đó có những điều chỉnh kịp thời về phương


pháp.
* Hình thức: kết hợp TN & TL
* Đề bài: Trình bày tình hình phát triển ngành nơng nghiệp, cơng nghiệp các
nước châu Á
Đáp án
a. Nông nghiệp
-Sự phát triển nông nghiệp khơng đồng đều. (1,0 điểm )
-Hai khu vực khí hậu gió mùa và lục địa có cây trồng, vật ni khác nhau. (1,0
điểm)
-Sản xuất lương thực giữ vai trị quan trọng nhất, Chiếm 93 % sản lượng lúa gạo
và khoảng 39 % sản lượng lúa mì thế giới (2003)(1,0 điểm)
+ Trung Quốc, Ấn Độ là những nước sản xuất nhiều lúa gạo. (0,5 điểm)
+ Thái Lan, Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất, thứ hai thế
giới. (0.5 điểm)
-Trình độ phát triển nơng nghiệp chưa đều giữa các nước. (1,0 điểm)
b. Công nghiệp.
- Cơ cấu: gồm: Cơng nghiệp khai khống, luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử, sx
hàng tiêu dùng, chế biến,… (1,0 điểm)
- Phân bố:
+ Công nghiệp khai thác than: Trung Quốc, ấn Độ (0,5 điểm)
+ Công nghiệp khai thác dầu mỏ: A-rập-xê-út, Cô t (0,5 điểm)

+ Cơng nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn
Quốc, Đài Loan,… (0,5 điểm)
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩm: khắp
Châu Á. (0,5 điểm)
- Tình hình phát triển:
+ Trình độ phát triển cơng nghiệp cao: Nhật Bản, Xingapo, Hàn Quốc (0,5 điểm)
+ Việt Nam, Lào, Mianma, Bănglađet,…có cơng nghiệp chưa phát triển. (0,5
điểm)
à SX cơng nghiệp của châu á có cơ cấu đa dạng song phân bố và phát triển
chưa đều. (1,0 điểm)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động (2’)
- Mục tiêu: Cho HS nhận biết vị trí khu vực, khái quát về tự nhiên, tình hình chính
trị của khu vực Tây Nam Á. Tìm ra đặc điểm chưa biết về ý nghĩa của vị trí địa lí,
các đặc điểm về tự nhiên (địa hình, khía hậu, sơng ngịi, cảnh quan, khống sản.
Điểm nóng về chính trị của khu vực (bất ổn về chính trị), đặc biệt nhà nước tự
xưng IS => làn sóng di dân sang châu Âu. Từ đó giúp các em thấy được sự quan
trọng của tình hình chính trị ổn định.
- Phương pháp - kĩ thuật: vấn đáp qua lược đồ, KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp


tác.
- Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
-Cho HS xem lược đồ tự nhiên hình 9.1 SGK, đoạn video và u cầu HS nhận xét:
?Em có nhận xét gì về vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á?
? Tự nhiên của khu vực Tây Nam Á gồm các yếu tố nào? Khoáng sản nổi
tiếng của khu vực Tây Nam Á?
? Tình hình chính trị của khu vực này như thế nào?
Bước 2: HS quan sát lược đồ, đoạn video để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. Tây Nam Á được coi là "điểm nóng" trên thế
giới. Là nơi mà từ xưa tới nay chưa bao giờ ngưng tiếng súng của chiến tranh ,
xung đột giữa các bộ tộc, giữa các dân tộc trong và ngoài khu vực thường xuyên
xảy ra. Tại sao lại như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hơm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên
* Mục tiêu:- Đặc điểm tự nhiên của khu vực: Địa hình núi, cao nguyên và hoang
mạc chiếm đại bộ phận diện tích lảnh thổ, khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước. Tài
nguyên phong phú đặc biệt dầu mỏ .
- Khu vực có vị trí chiếm lược quan trọng, một “điểm nóng” của thế giới
- Sử dụng lược đồ để nhận biết đặc điểm: vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, kinh tế.
* Thời gian: 10 phút
* Kĩ thuật: Động não, chia nhóm, đọc tích cực, đặt câu hỏi…
* Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, khai thác bản đồ, thảo luận nhóm
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Thao tác 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí
1. Vị trí địa lí
Trực quan, động não, đàm thoại, gợi mở, nêu - Diện tích > 7 triệu km2.
vấn đề, giảng giải,
- Nằm giữa vĩ độ: 120B -> 420B
Cả lớp.
- Tiếp giáp nhiều biển thuộc 3
- Đưa lược đồ tự nhiên khu vực Tây Nam châu lục, giáp 2 châu lục và 2
Á lên phông chiếu
khu vực của Châu Á.
Dựa H9.1 + Bản đồ tự nhiên Châu Á :
- Có vị trí chiến lược quan
1) Xác định vị trí Tây Nam Á trên bản đồ nằm trọng: Nằm trên con đường biển

giữa vĩ độ nào? Giáp những biển, châu lục và ngắn nhất nối liền Châu Âu,
khu vực nào?
Châu Phi với Châu Á và ngược
- HS xác định trên lược đồ
lại.
2) Tại sao nói Tây Nam Á giữ 1 vị trí chiến
lược quan trọng?
- HS báo cáo ->Nhận xét.
-GV chuẩn kiến thức:
+ Từ ĐTD <-> Địa Trung Hải <-> Kênh đào


Xuy-ê <-> Biển Đỏ <-> ÂĐD.=> Đây là con
đường giao thông ngắn nhất nối liền 3 châu lục
* Thao tác 2 : Đặc điểm tự nhiên
Trực quan, động não, đàm thoại, gợi mở, nêu
vấn đề, giảng giải , nhóm.
Chia lớp thành 4 nhóm
Tg: 5 phút
Dựa H9.1 + thơng tin sgk/30
- Nhóm lẻ: Tìm hiểu về địa hình, sơng ngịi,
1) Cho biết đi từ Đông Bắc xuống Tây Nam
khu vực Tây Nam Á có thể chia mấy miền địa
hình? Trong đó dạng địa hình nào chiếm diện
tích lớn nhất?
2) Xác định các sơng lớn? Sơng ngịi ở đây có
đặc điểm gì nổi bật?
- Nhóm chẵn: Tìm hiểu về khí hậu, khống
sản của khu vực. Đối chiếu H9.1 + H2.1 cho
biết

1) Tây Nam Á có những đới khí hậu nào?Có
những kiểu khí hậu nào? Kiểu nào chiếm diện
tích lớn nhất ?
2) Nằm trong khu vực khí hậu nào của Châu
Á? Nêu đặc điểm chung của khu vực khí hậu
đó?
3) Kể tên nguồn tài nguyên quan trọng nhất
của khu vực Tây Nam Á? Dầu mỏ tập trung
nhiều ở đâu? Kể tên những nước có nhiều dầu
mỏ, khí đốt? (ả-rập-xê-ut, I-ran, I-rắc, Co-oet)
- Các nhóm thảo luận.
- HS đại diện 2 nhóm báo cáo
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung
- GV chuẩn kiến thức

2. Đặc điểm tự nhiên
* Địa hình: Chia làm 3 miền,
tuy nhiên chủ yếu là núi cà cao
nguyên:
- Phía Đông Bắc là núi và SN
cao
- Ở giữa là đồng bằng Lưỡng
Hà.
- Phía Tây Nam là SN A-rap.
=> Phần lớn diện tích là núi và
cao nguyên.
* Khí hậu: Nhiệt đới khơ mang
tính chất lục địa sâu sắc.
* Sơng ngịi:
- Rất ít. Lớn nhất là 2 HT sơng

Ti-grơ và ơ-phrat.

* Khống sản:
- Quan trọng nhất là dầu mỏ ,
khí đốt lớn nhất thế giới: tập
trung ở đồng bằng Lưỡng Hà
ven vịnh Pec-xich.

Điều chỉnh, bổ sung:. …………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………….
Hoạt động 2: Đặc điểm dân cư - kinh tế - chính trị
- Mục tiêu: - Xác định được vị trí các quốc gia trong khu vực trên bản đồ .
- Đặc điểm kinh tế của khu vực: Trước kia chủ yếu phát triển nông


nghiệp. Ngày nay công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển.
- Thời gian : 10 phút
- Kĩ thuật : Động não, đọc tích cực, đặt câu hỏi…
-Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, khai thác bản đồ, thảo luận nhóm (cặp)
Hoạt động của GV và HS
* HĐ3: Đặc điểm dân cư - kinh tế - chính
trị
Trực quan,thuyết trình, động não, đàm thoại,
gợi mở, nêu vấn đề, giảng giải , nhóm.
Cặp bàn.
1) Quan sát H9.3 cho biết Tây Nam Á gồm
những quốc gia nào?Quốc gia nào có diện tích
lớn nhất? Nhỏ nhất?
2) Hãy nêu đặc điểm dân cư Tây Nam Á về:
Dân số, phân bố, tỉ lệ dân thành thị ?

- HS báo cáo - nhận xét
- GV chuẩn kiến thức.
Nhóm.
1) Dựa trên những điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát
triển những ngành kinh tế nào? Vì sao?
2) Dựa H9.4 cho biết khu vực Tây Nam Á đã
XK dầu mỏ đi những đâu?
3) Tình hình chính trị của khu vực có đặc
điểm gì? Tại sao? Ảnh hưởng như thế nào tới
đời sống - kinh tế - xã hội của nhân dân trong
khu vực?
- HS đại diện nhóm báo cáo - nhận xét
- GV chuẩn kiến thức: Với nguồn tài nguyên
dầu mỏ giàu có + vị trí chiến lược quan trọng
=> Nơi đây chưa bao giờ được bình yên,
thường xuyên xảy ra xung đột giữa các tộc
người và các dân tộc trong khu vực.
GV: Cho HS xem clip bài hát về chiến tranh
của một em bé sirya.
- HS Đọc kết luận sgk/32

Nội dung chính
3. Đặc điểm dân cư - kinh tế chính trị
a. Dân cư
- Số dân: 286 triệu người. Chủ
yếu là người A-Rập theo đạo
Hồi.
- Tập trung đông tại ven biển,
thung lũng có mưa hoặc nơi có

nước ngầm.
- Tỉ lệ dân thành thị khá cao:
chiếm 80-> 90% dân số

2. Kinh tế - chính trị
- Trước kia dân số chủ yếu làm
nơng nghiệp: Trồng lúa gạo,
lúa mì, chà là, chăn ni du
mục.
- Ngày nay : Công nghiệp,
thương mại phát triển, đặc biệt
CN khai thác và chế biến dầu
khí phát triển mạnh.
- Là nơi thường xuyên xảy ra
chiến tranh, xung đột giữa các
bộ tộc
=> Ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển kinh tế - xã hội

Điều chỉnh, bổ sung:. …………………………………………………………..


…………………………………………………………………………………….
3.3. Hoạt động củng có, luyện tập (2’)
Hãy chọn ý đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là
A. đồng bằng.
B. núi và đồng bằng.
C. núi và sơn nguyên.
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho tình hình chính trị ở khu vực Tây

Nam Á bất ổn?
A. Tài nguyên dầu mỏ - đa dạng về văn hóa.
B. Vị trí chiến lược quan trọng, đa dạng về sắc tộc.
C. Tài nguyên dầu mỏ, sự đa dạng về chủng tộc.
D. Vị trí chiến lược quan trọng và tài nguyên dầu mỏ phong phú.
Câu 3: Khu vực Tây Nam Á nằm trong đới hay kiểu đới khí hậu nào?
A. Ơn đới.
B. Cận nhiệt.
C. Nhiệt đới khơ.
D. Nhiệt đới gió mùa.
Câu 4: Hiện nay, ngành công nghiệp quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á

A. khai thác và chế biến dầu mỏ.
B. khai thác than đá và dầu mỏ.
C. chế biến dầu mỏ và thủy hải sản.
D. sản xuất lông cừu, khai thác dầu khí.
Câu 5: Tơn giáo chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là
A. đạo Hồi.
B. phật giáo.
C. tin lành.
D. Ki-tơ-giáo.
Câu 6: Địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là
A. đồng bằng.
B. núi và đồng bằng.
C. núi và sơn nguyên.
D. cao nguyên
Câu 7: Nước sông khu vực Tây Nam Á được cung cấp từ:
A. Nước mưa
B. Nước ngầm
C. Nước ngấm ra từ trong núi

D. Nước băng tuyết tan.
Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho tình hình chính trị ở khu vực Tây
Nam Á bất ổn?
E. Tài nguyên dầu mỏ - đa dạng về văn hóa.
F. Vị trí chiến lược quan trọng, đa dạng về sắc tộc.
G. Tài nguyên dầu mỏ, sự đa dạng về chủng tộc.
H. Vị trí chiến lược quan trọng và tài nguyên dầu mỏ phong phú.
Câu 9: Đặc điểm chính nào làm cho Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan


trọng?
A. Giáp với nhiều vịnh, biển, địa dương, có kênh đào Xuyê.
B. Vị trí ngã ba của ba châu lục, năm trên đường hàng hải quốc tế.
C. Nằm trên tuyến đường biển ngắn nhất và đường sông quan trọng.
D. Vị trí ngã ba của 3 châu lục, trên tuyến đường biển ngắn nhất từ châu Âu sang
châu Á.
Câu 10: Quốc gia nào ở Tây Nam Á có diện tích lớn nhất và có nhiều dầu mỏ
nhất?
A. I-rắc.
B. I-ran.
C. Cơ-t.
D. Ả-rập Xê-út
Câu 11: Tại sao Tây Nam Á nằm sát biển nhưng có khí hậu nóng và khơ?
A. Do giáp với biển.
B. Có đường chí tuyến Nam chạy qua lãnh thổ.
C. Do nằm trong đới khí hậu cận nhiệt.
D. Lãnh thổ rộng lớn.
3.4. Hoạt động tìm tịi, sáng tạo (3 phút)
* Hoàn thành nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy?


3.5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Vì sao Tây Nam Á giáp với nhiều vịnh ,biển mà lại mang khí hậu lục địa?
- Làm bài tập bài 9 bản đồ thực hành.
- Nghiên cứu bài 10:
+ Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm từng miền.
+Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở Nam Á.



×