Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận dư luận xã hội NHÀ báo ỨNG xử với dư LUẬN xã hội TRÊN TRUYỀN THÔNG xã hội NHƯ THẾ nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.08 KB, 15 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: BÁO CHÍ VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
ĐỀ TÀI
NHÀ BÁO ỨNG XỬ VỚI DƯ LUẬN XÃ HỘI TRÊN TRUYỀN
THÔNG XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀO?


LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học cơng nghệ, chúng ta có
điều kiện tiếp xúc với thơng tin một cách nhanh chóng thơng qua các loại hình
báo chí (như báo in, báo mạng, báo truyền hình...) hoặc một kênh phương tiện
thơng dụng nhất đó là mạng xã hội (như facebook, twitter, instagram...). Xét
trên vị trí là một nhà báo, họ cũng có những cách “ứng xử riêng” khi tham gia
vào cộng đồng thông tin rộng lớn này.

A. Về mạng xã hội
1. Tầm ảnh hưởng của của mạng xã hội đối với công chúng và nhà báo


Ví dụ như ngày 12/9 vừa qua, Apple cho ra mắt thế hệ Iphone X làm xôn xao
cộng đồng mạng. MXH cập nhận tin tức theo từng giây và chính những “nhà
báo” chuyên và không chuyên cũng tham gia vào q trình này. Nếu báo chí
đóng vai trị tạo khoảnh khắc khởi nguồn thơng tin (có độ tin cậy cao) thì MXH
(hay nói chính xác là những người dùng MXH) lại có thể thúc đẩy việc lan tỏa
thơng tin rất cao.

Tim Cook trong buổi ra mắt sản phẩm mới của Apple.
Mạng xã hội có thể xem là đối thủ và đối tác với nhà báo.
Về đối tác, MXH là nguồn thông tin phong phú, rộng rãi nhất, tiếp nhận các ý
kiến đa chiều, giúp nhà báo nắm bắt được tâm lý, nguyện vọng của người dân.


Nếu nhà báo không sử dụng MXH, tức là, đang bỏ qua một nguồn tri thức, một
kênh thơng tin hỗ trợ về tính thời sự cũng như chun mơn. Nó giúp nhà báo
nâng cao kỹ năng viết bài, khả năng tương tác với đồng nghiệp, độc giả.

3


Ngoài ra, MXH cũng là một kênh quảng bá gián tiếp nội dung mà tòa soạn
muốn người đọc dễ dàng tiếp cận hơn tới thương hiệu của báo (bằng các đường
link) và sức lan tỏa cũng mạnh mẽ hơn so với trang báo chính thức.
Về đối thủ, MXH gia tăng áp lực lên nhà báo trong việc “chạy đua với thời
gian” (tìm kiếm và kiểm chứng thơng tin). Bởi đặc tính lan truyền của MXH
nhanh hơn báo chí rất nhiều, nếu nhà báo không hoạt động hiệu quả, thông tin
sẽ nhanh chóng sẽ trở nên “cũ” và giảm giá trị của tin tức.
Từ đó, một nhà báo chuyên nghiệp là luôn luôn phải không ngừng trau dồi kĩ
năng ứng xử với MXH tràn ngập thông tin như hiện nay. Điều khác biệt là
MXH khơng bao giờ đi giải thích đường lối, chính sách hay tuyên truyền mà
chúng đều thuộc nhiệm vụ của cơ quan báo chí.
Có thể nói, MXH có tính tự phát cao. Nhà báo (hay tồn soạn) có tính trách
nhiệm cao.
2. Mạng xã hội thay đổi thói quen đọc của công chúng
Trước khi bước vào thời đại bùng nổ thông tin số, việc tiếp nhận tin tức chủ yếu
dựa vào báo in. Sau đó sự ra đời của Internet đã tạo nên bước ngoặt cho cả quá
trình khai thác lẫn tiếp nhận thông tin. Các đường link liên kết theo hệ thống
thông tin của một vấn đề hoặc nhiều vấn đề cùng lúc, chức năng trao đổi, hay
còn gọi là bình luận, giữa độc giả với độc giả, độc giả với tồ soạn phát triển,
khiến cho thơng tin có lợi thế hơn khi sự kiện được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều
quan điểm khác nhau, hiệu quả hơn hẳn so với tính trao đổi “một chiều” mà báo
in mang lại. Ngồi ra, một bài báo mạng cịn được tích hợp thêm nhiều tính
năng như video, audio, hình ảnh... với dung lượng ngắn nhưng vẫn đảm bảo

được lượng thông tin đem tới cho độc giả, như vậy, báo chí đã hồn thành vai
trị tăng tính hấp dẫn của tin tức.


Mặt khác, đối với MXH, tuy khơng được báo chí chính thống thừa nhận, nhưng
một phần nó cũng mang giá trị thơng tin nhất định. “Nhân vật chính” của MXH
khơng chỉ là vấn đề được báo chí hay đời sống nêu ra, mà ngay chính những
người sử dụng cũng là một đề tài để khai thác. Những người không nhất thiết
phải là nhà báo, vẫn có thể trình bày quan điểm của mình tới nhóm cơng chúng
một cách tự do. Sự lan truyền của Internet là không thể phủ nhận, nhưng nhà
báo cũng khơng nên để vai trị cơ bản của mình quá mờ nhạt hay bị lấn át, bởi
thực chất, nhiệm vụ của nhà báo chính là định hướng dư luận xã hội. Mở rộng
ra, cơ quan truyền thông (tịa soạn) cần đóng vai trị là hạt nhân kết nối việc đưa
tin và thu thập ý kiến nhiều chiều từ độc giả.
B. Nhà báo ứng xử với dư luận xã hội trên mạng xã hội
1. Sự khác biệt giữa nhà báo và người đưa tin trên mạng xã hội
Nhà báo chính thống có phần yếu thế hơn với người đưa tin về tốc độ, nhưng

ưu điểm là đưa tin chính xác, khách quan và trung thực.
5


Từng cá nhân trong cộng đồng đều có thể đóng vai người cung cấp thơng tin, từ
đó có nghĩa việc cung cấp thơng tin cho cơng chúng khơng cịn là nhiệm vụ đặc
thù của nhà báo trong môi trường MXH. Tuy nhiên, nhà báo nên củng cố vai trị
của mình về mặt tin tức bằng các kỹ năng nghề nghiệp đã được trang bị, trau dồi
trong quá trình hoạt động báo chí chuyên nghiệp, nâng cao tính chính xác,
khách quan và có trách nhiệm.
Ở người bình thường khi tham gia đưa tin trên MXH, họ không yêu cầu quá cao
sự chuyên nghiệp như đối với nhà báo (như kiểm chứng, xác minh, kiểm tra

chéo, đánh giá hệ quả, nêu ra giải pháp, hướng giải quyết vấn đề, quan điểm của
các cơ quan chức năng…) nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Trái lại,
là một nhà báo, đã có những kinh nghiệm hoạt động trên lĩnh vực báo chí, thì
càng phải cẩn trọng khi đưa tin và phát ngơn trên MXH, bởi nó khơng chỉ ảnh
hưởng đến cá nhân mà còn cả một tòa soạn nơi họ trực tiếp hoạt động.
Để “tác nghiệp” trên MXH, nhà báo nên đạt ra những quy tắc cho bản thân, hay
tòa soạn đặt ra cho nhà báo, để những hoạt động không ảnh hưởng đến mục
đích chính trị của báo. Đồng thời, phải xác định rõ ràng tính trung thực của
thơng tin, nhanh nhạy kịp thời, đánh giá thơng tin mình mang tới có mang lại lợi
ích hay tạo ra những hiệu ứng tiêu cực đối với xã hội.
2. Nhức nhối khi nhà báo tham gia mạng xã hội
2.1 Báo một đằng, MXH một nẻo
Xét như BBC, họ có nguyên tắc hết sức chặt chẽ, đó là, nhà báo khơng được thể
hiện quan điểm chính trị. Trên MXH, nhà báo có thể viết về đời sống cá nhân
nhưng khơng được nói chính kiến của mình về các vấn đề xã hội.
Cịn ở Việt Nam, nhà báo có sứ mệnh dẫn dắt, định hướng, mỗi lời lẽ viết ra trên
MXH phải có chừng mực, vì chúng tác động đến nhiều người, phải mang lại


hiệu ứng tích cực, khơng được vượt “ngưỡng”, hay đường lối chính sách của
Đảng.
Xu hướng đáng lo ngại là nhiều nhà báo khi tham gia MXH nhầm tưởng mình
đang là một cơng dân bình thường, được thoải mái bày tỏ quan điểm cá nhân mà
quên mất họ vẫn mang trọng trách là một nhà báo, nên bộc lộ nhiều quan điểm
đi ngược lại quan điểm của cơ quan báo chí mà họ công tác. Ở trên MXH, khi
đăng “status”, hay “comments”, nhà báo có những tác động nhất định trong việc
dẫn dắt cộng đồng mạng, những người theo dõi mình. Từ đó gây ra những vụ
việc như nhà báo gây ảnh hưởng tiêu cực đến đồng nghiệp, bạn bè, vi phạm tiêu
chuẩn đạo đức nghề nghiệp và những quy định của tòa soạn.
Đặt trường hợp, một nhà báo khi viết trên trên báo của anh ta, bày tỏ quan điểm

A, nhưng trên MXH, cùng là người đó và vấn đề đó, lại bày tỏ quan điểm B (có
ý trái ngược hồn tồn với A). Như vậy, dĩ nhiên cơng chúng dễ dàng thấy mâu
thuẫn trong chính cách nhận thức vấn đề và quan điểm cá nhân của anh ta. Từ
đó, nhà báo khơng tránh khỏi cảm giác bị nói là ba phải, giả tạo, người hai mặt.
Đấy là chưa kể những hậu quả đáng tiếc như bị kỷ luật, đình chỉ chức vụ, viết
đơn thôi việc hay nộp thẻ nhà báo…
2.2 Quyền lực của đồng tiền
Khó có ai có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của đồng tiền, cũng vì lý do đó, khuynh
hướng làm báo theo kiểu bất chấp mọi giá, chiếm lượng quan tâm cao, thì nhà
báo có thể đánh đổi cả đồng nghiệp (lấy cắp ý tưởng, quan điểm…), hi sinh nội
dung (chạy theo những gì mà cơng chúng thích nhưng khơng hẳn là có giá trị về
mặt tin tức)…
2.3 Bảo mật thơng tin cá nhân cịn bỏ ngỏ
Một vấn đề nữa khi nhà báo tham gia MXH, nhà báo và cộng đồng người sử
dụng MXH đang có nguy cơ dễ dàng xâm phạm đến hình ảnh, thông tin cá
7


nhân, doanh nghiệp hơn bao giờ hết. Để tránh tình trạng này, nhà báo phải tuân
thủ các quy định của pháp luật và quy định đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ những
giá trị cơ bản của nghề nghiệp và tôn chỉ, mục đích; khơng làm tổn hại tới uy tín
của cơ quan báo chí bản thân đang hành nghề.
VD: Nhà báo Lại Văn Sâm khẳng định không hề sử dụng một tài khoản cá nhân
nào nhưng trên facebook vẫn tràn lan những trang cá nhân/fanpage của ông.

2.4 “Tố” đồng nghiệp trên mạng xã hội
Là một công dân Việt Nam, nhà báo cũng có quyền tự do ngơn luận trong đời
thường cũng như MXH. Nhưng tự do ngôn luận không đồng nghĩa với loạn
ngôn, lộng ngôn. Chúng ta nên biết rằng, sự tự do quá mức, một lúc nào đó sẽ
xúc phạm đến người khác, vi phạm đến quy chế của cơ quan.

MXH dù có là nơi riêng tư nhưng mặt nào đó cũng mang tính xã hội. Khi tham
gia cộng đồng mạng, nhà báo nên cư xử lịch sự như xuất hiện trong đời thường.


Đối với những sai sót của đồng nghiệp, hay phản biện những quan điểm trái
chiều, phải tỏ ra tôn trọng, lịch sự góp ý, duy trì khơng khí thân thiện vì sự tiến
bộ chung, khơng nên vì lợi ích cá nhân là đạp bỏ những giá trị khác.
2.5 Thông tin nhiễu loạn làm khó nhà báo

Kiểm chứng thơng tin trên mạng xã hội là thách thức kỹ năng của nhà báo.
MXH là nơi tập chung lượng lớn thông tin mà phần lớn số đó là chưa được
kiểm chứng. Đối với vần đề “nóng”, thu hút sự chú ý của cơng chúng, nhiều nhà
báo chạy theo lượng view mà không quan tâm tới chất lượng thơng tin, đâm ra
có những sai sót khơng thể chấp nhận được trên cương vị một người làm báo.
3. Bộ phận nhà báo “mới”: Nhà báo salon
Mạng xã hội hình thành một phương thức làm báo "mới"

9


Mạng xã hội và phổ biến là Facebook ngày càng chứng tỏ sự bàng trướng của
mình, tất yêu sẽ sinh ra một hiện tượng mới, một thể loại nhà báo mới so với
nhà báo của báo chí truyền thống, đó là nhà báo salon. Theo quan niệm nhiều
người, nhà báo là người ln tác nghiệp mọi lúc mọi, tìm kiếm thông tin từ cuộc
sống, điều tra tận gốc rễ vấn đề mà xã hội quan tâm, dầm mưa dãi nắng để mang
thơng tin đến với cơng chúng, thì “nhà báo salon” lại hoàn toàn khác. Nhiệm vụ
của họ là ngồi một chỗ, thu thập tin tức từ MXH để đăng tải trên chính trang
báo của mình. Nhẹ nhàng và khơng mất chút cơng sức gì.
Ví dụ rõ ràng nhất là tin tức giải trí, nhà báo nhấn “Theo dõi” một tài khoản
facebook của một người nổi tiếng, thì chỉ cần một status, họ cũng có thể biến

thành một bài báo hồn chỉnh. Tuy lượng giá trị thơng tin khơng cao, chủ yếu
xoay quanh cuộc sống và các mối quan hệ của những người nổi tiếng, nhưng
cũng thu hút một phần khơng nhỏ độc giả có tính “tị mị” về cho tòa soạn.
Ấy hấp dẫn là thế, nhưng nhà báo salon lại hay mắc một lỗi tối kị đối với những
người làm báo, đó là việc xác thực thơng tin. Nhiều người chỉ chạy bài theo tốc
độ và hoàn toàn bỏ qua công đoạn quan trọng nhất này, để rồi gây ra những hậu
quả đáng tiếc như phải gửi lời xin lỗi đến nhân vật, viết bài đính chính hoặc tồi
tệ hơn có thể bị kiện.


C. Một vài quy tắc dành cho nhà báo khi tham gia mạng xã hội
1. Quan điểm cá nhân: một vài quy tắc dành cho nhà báo khi tham gia
mạng xã hội
Sau đây là một vài yêu cầu đối với nhà báo khi tham gia MXH:
- Khuyến khích nhà báo sử dụng MXH, đồng thời cũng phải duy trì và bảo
vệ những giá trị cơ bản của nghề nghiệp, thương hiệu tịa báo nơi mà họ
đang cơng tác.
- Phần giới thiệu trên MXH, nhà báo nên ghi rõ địa chỉ cơng tác.
- Nên thận trọng với phát ngơn của mình vì ít nhiều chúng đều ảnh hưởng
đến uy tín và danh tiếng của cơ quan truyền thông.
- Lưu ý tới việc thiết lập các chế độ riêng tư để tránh lộ những thơng tin cá
nhân hoặc những thơng tin có tính chất “nhạy cảm”.
- Khi kết bạn hay follow: nhà báo nên theo dõi những nguồn tin, chính trị
gia, người nổi tiếng vì mục đích nghề nghiệp, tuy nhiên cũng nên tránh
tương tác với họ vì dễ khiễn mọi người hiểu lầm bản thân đang ủng hộ
những nhân vật đó. Nhà báo tốt nhất nên giữ quan điểm trung lập, khách
quan giữa các vấn đề xảy ra trên MXH, và đời sống.
- Nên chia sẻ các link tới bài viết trên báo để tăng tính lan tỏa.
- Đối với những tài liệu cịn đang trong q trình xử lý, theo dõi, thoongtin
về nhân vật có tính bảo mật… khơng nên đăng tải hay chia sẻ ra bên

ngoài.
- Suy nghĩ kĩ trước khi “share”.
- Nâng cao tầm quan trọng của bước kiểm chứng thông tin.
- Tương tác với dư luận: nếu độc giả phản ánh lỗi hoặc có commnet nào
đáng chú ý, nhà báo nên lập tức trao đổi với tòa soạn để nhanh chóng xử
lý.
- Lời lẽ, thái độ đúng mực với người đọc, ln giữ bình tĩnh, suy xét kỹ
lưỡng trước khi phản hồi lại độc giả.
- Nếu muốn thể hiện quan điểm, nhà báo nên lưu ý trong bài viết của mình:
“ Quan điểm trên/dưới đây là của cá nhân tôi, không liên quan đến…”
2. 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam
10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam được triển
11


khai thực hiện từ 1/1/2017
Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước,
vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên
trường quốc tế.
Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản quyền và
các quy định của pháp luật. Thực hiện đúng tơn chỉ, mục đích; nội quy, quy chế
của cơ quan báo chí nơi cơng tác.
Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi. Bảo vệ
công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ,
kích động xã hội, phá hoại khối đại đồn kết tồn dân tộc và tình đồn kết, hữu
nghị giữa các quốc gia, dân tộc.
Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm
phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và
cá nhân.

Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương
tiện truyền thơng khác.
Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật.
Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ,
phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.


Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy các giá trị văn
hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định
trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của
người làm báo.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Nhà báo cần nâng cao trách nhiệm trên mạng xã hội”,
Nguyễn Dương, Dân trí, 17/3/2017.
2. "Nhà báo và cách ứng xử trên mạng xã hội", Nhật Minh,
congly.vn, 21/6/2017.
3. "Trách nhiệm của nhà báo khi phát ngôn trên mạng xã
hội", Vietnamnet, 26/4/2016.
4. "Suy nghĩ về trách nhiệm của nhà báo khi tham gia mạng
xã hội", báo Thanh niên, 20/6/2017.
5. "Trách nhiệm của nhà báo trên mạng xã hội: mở đường
cho chuẩn mực của người làm báo", báo phapluatplus,
28/12/2016.
6. "Thời mạng xã hội, nhà báo làm gì?", báo Đại đoàn kết,

18/6/2017.
7. "Hiện tượng nhà báo dùng mạng xã hội?", tạp chí Người
làm báo, 9/5/2017.
8. "Nhà báo có quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội",
Vnexpress, 5/4/2016.
9. "Nhà báo không chạy theo sự dẫn dắt của mạng xã hội",
báo Dân Việt, 21/6/2017.

Mục lục
Lời mở đầu

2


A. Về mạng xã hội
1. Tầm ảnh hưởng của mạng xã hội đối với công chúng và nhà báo
2. Mạng xã hội thay đổi thói quen đọc của cơng chúng
B. Nhà báo ứng xử với dư luận xã hội trên mạng xã hội
1. Sự khác biệt giữa nhà báo và người đưa tin trên mạng xã hội
2. Nhức nhối khi nhà báo tham gia mạng xã hội
2.1 Báo một đằng, mạng xã hội một nẻo
2.2 Quyền lực đồng tiền
2.3 Bảo mật thơng tin cá nhân cịn bỏ ngỏ
2.4 “Tố” đồng nghiệp trên mạng xã hội
2.5 Nhiễu loạn thông tin làm khó nhà báo
3. Bộ phận nhà báo “mới”: nhà báo Salon
C. Một vài quy tắc dành cho nhà báo khi tham gia mạng xã hội
1. Quan điểm cá nhân: một vài quy tắc dành cho nhà báo khi
tham gia mạng xã hội
2. 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam

Tài liệu tham khảo

3
3
4
5
5
6
6
7
7
8
9
9
10
10
11
13

15



×