Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tiểu luận Vai trò của truyền thông với xã hội và văn hóa. Lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.58 KB, 38 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời và phát triển cùng với sự
phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá thể xã hội.
Các phương tiện truyền thông mới là một trong những thành tựu quan
trọng nhất của loài người trong vòng hai thập kỷ trở lại đây và đang nhận
được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý xã hội và người
dân nói chung. Sự ra đời của bất kỳ một công nghệ nào cũng có những ảnh
hưởng nhất định đối với xã hội, tuy nhiên, sự xuất hiện của các phương tiện
truyền thông mới trong thời gian vừa qua đã tạo nên những thay đổi xã hội
sâu sắc. Những thay đổi ấy không chỉ dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài
xã hội hay con người, mà nó còn thấm sâu, làm thay đổi bản chất của xã hội
cũng chính đời sống tâm lý, thói quen trong cả tư duy lẫn hành vi của mỗi con
người. Và nâng cao hơn, nó có vai trò quan trọng trong việc góp phần xây
dựng nền văn hóa chung của toàn xã hội.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng hội nhập ở
nước ta hiện nay, truyền thông ngày càng có vai trò quan trọng trong việc
giáo dục, động viên, nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm, nâng cao
nhận thức mọi mặt của nhân dân. Và đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong xây
dựng những giá trị văn hóa của đất nước, của xã hội.
Văn hóa là một phạm trù rộng lớn, được tạo nên bởi nhiều khía cạnh của
đời sống xã hội, chính bởi vậy để chỉ ra sự khác biệt lớn mà truyền thông
mang lại cần phải sử dụng cả lý luận và thực tiễn, cùng những phân tích và
đánh giá của cá nhân người viết.
Mong muốn của tiểu luận này là chỉ ra được sự tích cực trong vai trò của
truyền thụng đến xây dựng một nền văn hóa phù hợp với đặc điểm, nhu cầu
và điều kiện phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Để từ đó, biết
phát huy sức mạnh của truyền thông trong hoạt động xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM


I. Truyền thông
1. Khái niệm truyền thông
a. Định nghĩa:
Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá thể xã
hội. Do đó, hiện tượng này có rất nhiều quan niệm và ý nghĩa khác nhau.
Tuy nhiên, các định nghĩa, quan niệm khác nhau đó vẫn có những điểm
chung, với những nét tương đồng rất cơ bản. Có thể đưa ra một định nghĩa
chung nhất về truyền thông như sau:
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình
cảm chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng
cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái
độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân / nhóm / cộng đồng / xã hội.
Mặt khác, truyền thông còn là sự trao đổi thông tin, giao tiếp, chia sẻ kỹ
năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người một cách tương đối bình
đẳng, nhiều chiều nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và điều chỉnh
hành vi theo hướng tích cực hóa hoạt động thực tiễn.
b. Phân loại:
* Phân loại theo phương thức:
- Truyền thông trực tiếp là hoạt động truyền thông trong đó có sự tiếp
xúc trực tiếp, mặt đối mặt giữa những người tham gia truyền thông. Một số
loại hình truyền thông biểu diễn hay sân khấu với khán giả trực tiếp hoặc diễn
thuyết trước đám đông cũng thuộc nhóm truyền thông trực tiếp.
- Truyền thông gián tiếp là hoạt động truyền thông trong đó những
người tham gia không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng tiếp nhận, mà thực hiện
quá trình truyền thông nhờ sự hỗ trợ của người khác hoặc phương tiện truyền
thông khác.
2
* Phân loại theo đối tượng truyền thông:
- Truyền thông 1-1 là hoạt động truyền thông có một nhà truyền thông

hướng tới một đối tượng truyền thông
- Truyền thông 1 - 1 nhóm là hoạt động truyền thông trong đó nhà truyền
thông hướng hoạt động của mình vào một nhóm xã hội nào đó, với các tác
động có chủ đích
* Phân loại theo tính chất của truyền thông:
- Truyền thông cá nhân là một loại truyền thông trong đó các cá nhân
tham gia tổ chức, thực hiện việc trao đổi thông tin, suy nghĩ, tình cảm , tạo ra
sự hiểu biết và những ảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, thái độ, hành vi.
- Truyền thông nhóm là hoạt động truyền thông, trong đó sự chia sẻ
thông tin, suy nghĩ, tình cảm được thực hiện bởi các cá nhân trong nhóm được
xác định. Môi trường và phạm vi của truyền thông nhóm phụ thuộc vào phạm
vi, tính chất, đặc biệt là quy tắc, mục tiêu và trình độ phát triển của nhóm
trong mối quan hệ với các thông điệp của quá trình truyền thông.
2. Vai trò xã hội của truyền thông
a. Chức năng của truyền thông
Nghiên cứu chức năng của truyền thông đại chúng tức là tìm hiểu vai trò,
bổn phận, nghĩa vụ xã hội của nó trong từng giai đoạn lịch sử. Xã hội càng
phát triển, con người càng văn minh thì chức năng xã hội của truyền thông đại
chúng càng đa dạng, phong phú. Có thể nói rằng, truyền thông đại chúng là
một hiện tượng xã hội đa chức năng.
* Chức năng thông tin
Đây là chức năng cơ bản, chức năng gốc của truyền thông vì truyền
thông sinh ra là để thông tin. Sự phát triển của truyền thông dựa trên cơ sở
nhu cầu thông tin, giao tiếp của con người. Thông qua việc thông tin, truyền
thông thực hiện chức năng của mình.
3
Để thực hiện chức năng thông tin trên các kênh truyền thông đại chúng
đạt hiệu quả cao, nên chú ý một số yêu cầu cơ bản sau
Thứ nhất, thông tin phải nhanh chóng, hợp thời.
Thứ hai, thông tin phải phong phú, đa dạng.

Thứ ba, thông tin phải phù hợp với các quy tắc xã hội, các giá trị văn hóa
và đạo lý của dân tộc, phù hợp với phát triển và phục vụ sự phát triển.
Thứ tư, thông tin cần phải phục vụ tiến trình phát triển kinh tế xã hội
Thứ năm, thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng phải
trung thực.
* Chức năng nâng cao nhận thức
Truyền thông là phương tiện hữu hiệu và cơ bản nhất cho nâng cao nhận
thức xã hội cũng như nhận thức của mỗi cá nhân. Bản thân việc cung cấp
thông tin chính là một kênh quan trọng để nâng cao nhận thức. Người càng có
nhiều thông tin thì khả năng nhận thức càng cao. Ngược lại, môi trường thông
tin hẹp, điều kiện giao tiếp hạn chế sẽ cản trở năng lực nhận thức của cá nhân
và xã hội.
Truyền thông tạo ra các diễn đàn để trao đổi, phân tích các vấn đề bức
xúc trong đời sống, qua đó nhận thức xã hội được nâng lên. Ngoài ra truyền
thông có thể tham gia vào một số chương trình, phương thức phổ biến kiến
thức, tri thức trực tiếp để nâng cao nhận thức cuộc sống.
* Chức năng văn hóa giải trí
Các sản phẩm truyền thông góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí,
giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc cũng như giao lưu, tiếp thu
các tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế giới phục vụ sự nghiệp phát triển
đất nước. Số lượng và chất lượng các sản phẩm truyền thông cũng là một
trong những tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của một cộng đồng, một đất
nước. Đồng thời, mức độ và khuynh hướng tiếp nhận sản phẩm truyền thông
còn là tiêu chí đánh giá trình độ, diện mạo văn hóa của mỗi con người. Giao
4
tiếp qua truyền thông đại chúng có vai trò rất quan trọng trong việc khẳng
định và nhân rộng các giá trị văn hóa dân tộc, gìn giữ và lưu truyền các giá trị
văn hóa ấy.
Chức năng văn hóa của truyền thông gắn với con người, gắn với việc tác
động vào đời sống xã hội, làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần của

con người.
Truyền thông phải có trách nhiệm phát hiện, tôn vinh và quảng bá những
giá trị văn hóa tích cực ra ngoài xã hội.Truyền thông phải đấu tranh với
những hiện tượng lệch lạc về văn hóa, giả văn hóa , phản văn hóa.
Truyền thông có nhiệm vụ tìm tòi và phát hiện tạo điều kiện cho những
giá trị văn hóa mới phát sinh và phát triển. Truyền thông chính là nhịp cầu
văn hóa giữa các dân tộc, đưa tinh hoa văn hóa ra ngoài và du nhập văn hóa
bên ngoài vào.
Yếu tố giải trí hết sức quan trọng của truyền thông, chia làm hai dạng
chính của mục đích truyền thông. Thứ nhất là nhằm mục đích giải trí như điện
ảnh, ca nhạc, tiểu phẩm, truyện cười, tuồng chèo. Thứ hai, là sản phẩm truyền
thông không chỉ nhằm mục đích giải trí nhưng vẫn có giá trị giải trí.
* Chức năng quản lý, giám sát xã hội
Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể và khách thể làm cho nó
vận hành đúng với mục tiêu mà chủ thể quản lý đặt ra.
Truyền thông là phương tiện trung gian để truyền đạt những quyết định
quản lý từ chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý. Đồng thời cũng chính là
kênh truyền tải phản hồi từ đối tượng quản lý trở lại nhà quản lý.
* Chức năng tư tưởng
Đây là chức năng trọng yếu của truyền thông đặc biệt là truyền thông đại
chúng. Về bản chất, chức năng tư tưởng tạo ra sự thống nhất về hệ thống
chính trị, tạo sự đồng thuận, sự nhận thức, nhất trí cao để giải quyết các vấn
đề xã hội.
5
Bản chất của chức năng tư tưởng là làm thay đổi tích cực ý thức xã hội,
phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển đất nước.
II. Văn hóa
1. Khái niệm
a. Định nghĩa:
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một

cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 195 , hai nhà
nhân loại h M

Alfred Kroeb và Clyde Kluckhoh
đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các
công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực
nghiên cứu như
dân tộc h nhân loại họ
(theo cách gọi của hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu  ),
dân gian h địa văn hóa họ ,
văn hóa h xã hội họ , và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa
về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận
khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có
nhiều. Một trong những cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành
những dạng chủ yếu sau đây

Về mặt thuật ngữ khoa họ : Văn hóa được bắt nguồn từ chữ
Lati "Cultus" mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dựng theo nghĩa Cultus
Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là
"sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người".
• Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa
bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người An
6
Edward Burnett Tyl (1832 - 1917) đã định nghĩa văn hóa như sau: văn
hóa hay văn min
hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm
kiến th đức ti ,
nghệ thu đạo đứ ,
luật ph phong tụ , và bất cứ những khả năng,
tậ quán

nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của ã
• ội .m
20 ,
UNESCO
đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến
như là một tập hợp của những đặc t về
âm ,
c
,
ri t

xúc cảm
của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứag, ngoà
vọc

nghệ thuật
, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thgiá trị,
7
truyềnthống
đứ c ti. Y Tóm lại , Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được
tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song,
chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững
và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông
qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình
hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển
của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ
chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và
tinh thần mà do con
b. ười tạo ra.
Các loại

ình văn hóa
Văn
a tinh thần
Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm,
tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực, tạo nên một hệ thống.
Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt
một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và
khả năng tiến hóa n
tại của nó
Văn
óa vật chất
Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn, nền văn hóa còn
bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của conời mà tron
xã hội học
8
gọi chung là đồ tạo tác. Những con đường, tòa cao ốc, đền đài, phương
tiện giao thông, máy móc thiết bị đều là đồ tạo tác. Văn hóa vật chất và phi
vật chất liên quan chặt chẽ với nhau. Khảo sát một nền văn hóa có thể thấy
văn hóa vật chất phản ánh những giá trị văn hóa mà nền văn hóa đó coi là
quan trọỞ các nư
Hồi giáo
, công trình kiến trúc đẹp nhất và hoành tráng nhất thường là
thánhngong khi ở
Mỹ
, nó lại là trung tâm thương mại. Văn hóa vật chất còn phản ánh công
nghệ hiểu theo khái niệm xã hội học là sự áp dụng kiến thức văn hóa vào sinh
hoạt trong m
c. trường tự nhiên.
C
c năng của văn hóa

Đứng từ góc độ bản chất, văn h
có các chức năng:
Chức năng giáo dục : là chức năng mà văn hóa thông qua các hoạt động,
các sản phẩm của mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển
tinh thần, thể chất của con người, làm cho con người dần dần có những phẩm
chất và năng lực theo những chu
mực xã hội đề ra.
-Chức năng nhận thức : là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt
động văn hóa. Con người không có nhận thức thì không thể có bất cứ một hà
động văn hóa nào.
- Chức năng thẩm mỹ : cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn có nhu
cầu hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Con người “nhào nặn” hiện thực theo quy
9
luật của cái đẹp cho nên văn hóa phải có chức năng này. Nói cách khác, văn
hóa là sự sáng tạo của con người theo q
luật của cái đẹp.
-Chức năng giải t rí : trong cuộc sống, ngoài hoạt động lao động và sáng
tạo, con người còn có nhu cầu giải trí. Các hoạt động văn hóa, câu lạc bộ, bảo
tàng, lễ hội, ca nhạc sẽ đáp ứng được các nhu cầu ấy. Như vậy, sự giải trí
bằng các hoạt động văn hóa là bổ ích, cần thiết, góp phần giúp con người lao
động sáng tạo có hiệu quả hơn và phát triển toàn diện. Các chức năng trên
chứng tỏ văn hóa có một đời sống riêng, quy luật hoạt động riêng nhưng lại
không nằm ngo
2. kinh tế
à chính trị.
Đặc điểm
a. Tính đa dạng
n hóa và văn hóa chung
Trong một nền văn hóa, sự khác biệt về đổi, điềuiện sống,
giai cấp

xã hội, đã làm hình thành nên những mẫu văn hóa khác với văn hóa
thống trị, ha còn gọi là tiểu văn hóa . Người nông thôn có thể cho người thành
phố là "giả dối" trong khi họ lại bị người thành phố coi là "người nhà quê". g
thanhiên mê nhạc
Hip Hop
cũng có lối sống vàn niệm ác hẳn những
giáo sư
đứng tuổi. Trong hầu hết những xã hội hiện đại, đều tồn tại những tiểu
10
hóa cấuành dựa t
sắc t . Xã hội
Việt nam
được cấu thành bởi các tiểu văn hóa của trên 50 sắc tộc. Tính đa dạng về
văn hóa đôi
gây ra sự mâu thuẫn.
Mặc dù đa dạng nhưng những nền văn hóa có những cung cách thực
hành và niềm tin phổ biến nào đó được gọi là những văn hóa chung ay tính
phổ biến văn hóa . Nhà nhân h tiếng người
M Grgedock(
18 97
-
1985
) đã liệt kê một danh sách những cái thuộc vóa chungư các bộ môn
thể thao
; nấu ăn; y khoa; lễ
ng…
b. Sự thay đổi văn hóa
11
Văn hóa liên tục thay đổi và quá trình này diễn ra rất nhanh chóng do
uyên nhânủ yếu sau:

Phát minh
: là quá trình tạo ra cá yếu tố văn hóa mới, việ ph át minh ra ónn điện ,
mnghạc ,
đthoại
,
m bay
,
máy tính điện tử
.v.v có tác động rất lớn đến văn hóa và làm thay đổi cuộc sống của con
người. Quá trình phát minh diễn ra liên tục ở các nền
và làm y đổi văn hóa.
Khám phá
: là quá trình nhận ra và hiểu biết về một gì đó đa tồn tạ như m
hành nh
hay mộ t loài
thực vật
Khám phá hể t tình cờ như việc tìm ra
12
lửa
nhưng nó thường là k
quả củaviệc nghiên cứu khoa học.
Phổ biến : cả văn hóa vật chất và phi vật chất đều được phổ bin (hay cách
gọi khác là khuyếch tán ) từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác. Một phát
minh nhahóng đượcả thế giới ứng dụng,
nhạc jazz
của người da đen cũng lan tỏa sang những nền văn hóa khác, hay những
nhà truyền giáo đã đi đến tận hang cùng ngõ hẻm ở khắp nơi đưa đức tin của
họ đến đó Sự phổ biến văn hóa được hỗ trợ bởi kỹ thuật đã dẫn đến xu
hướng toàn cầu hóa của văn hóa. Nhiều xã hội đang tìm cách bảo vệ mình
tránh khỏi sự "xâm lăng" của quá nhiều vóa từ những xã

ác và đề cao
bản sắc văn hóa
.
Tuy vậy, các yếu tố văn hóa không phải đều thay đổi ở cùng một mức độ,
mặc dù văn hóa vật chất và phi vật chất tác động qua lại với nhau nhưng yếu
tố văn h
vt chất thường thay đổNam
nhanh hơn.
3 . Cơ sở Văn hóa Việt
Học giả Arnold Toynbee, trong tác phẩm History - nghiên cứu về lịch sử
văn hoá các dân tộc - đã chọn 34 nền văn hoá gốc có Namb
sắc riêng, trong đó có văn hoá Việt .
Những điều kiện về lịch sử, vị trí và bNamản sắc dân tộc, đặc tính con
người Việt với những phẩm chất và năng lực sáng tạo tinh thần đã sáng tạo
13
nên nền văn hoá văn Namnghệ phong phú và nhiều màu vẻ của Việt . Giá trị
của một nền văn hoá dân tộc thường được bồi đắp qua nhiều thế kỷ, có tính
tiếp ni truyền thống như những lớp phù sa đượ c bồi từ dòng sông, ít có nhữn
nhiên, đột bNamiến trong phát triển.
Văn hoá Việt bắt nguồn từ những nền văn hoá cổ Đông Sơn, Sa Huỳnh,
óc Eo và phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử. Nhiều triều đại phong kiến trong
công cuộc dựng nước và giữ nước đã biết khai thác và gắn bó với nhân dân để
dựng nên những nền móng kNamỷ cương của những nhà nước phong kiến
Việt thịnh trị, phát triển về văn hoá - giáo dục. Trong Bình Ngô đại cáo,
Nguyễn Trãi, danh nhân văn hoá, đã khẳng định sự tồn tại bền vững của một
nền văn hiến của nước Đại Việt. Và khi nhìn vào những tên tuổi đáng kính
của các danh nhân, thi hào, thi bá, từ Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Lê Quý Đơn, Hồ Xuân Hương đến Cao Bỏ Quát,
Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ
Chí Minh cũng đủ thấy nền văn hoá dân tộc được bồi đắp qua các thời kỳ và

có một dòng chảy trầm lắng và thăng ho
của các giá trị tinh thần theo dòng lịch sử.
14
Khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nghiên cứu NamHồi Thanh
đã khẳng định: có một nền văn hoá Việt . Văn hoá thực sự đã góp phần vào
công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc. Bên cạnh những nền văn hoá
lớn trong khu vực như Trung Hoa, ấn Độ, văn hoá Việt Nam vẫn tồn tại với
bản sắc riêng và rất ưu trội trong trách nhiệm phục vụ sự phát triển của đất
nước và những nhiệm vụ được dân tộc giao phó. Phương châm kháng chiến
hoá văn hoá và văn hoá hoá kháng chiến thực sự đã đưa văn hoá vào trận và
trở thành một bộ phận quan trọng của cuộc khng chiến như tinh thần của Chủ
tịch Hồ Chí Minh: “ văn hoá nghệ thuật cũng là mộặ
ận. Anh chị em làNam chiến sĩ trên mặt trận ấy ” .
Nền văn hoá Việt là một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. ở một tiểu
vùng mà văn hoá của một vài nước lớn dễ chi phối, ảnh hưởng và có xu thế
đồng hoá, bộc lộ rõ qua các thời kỳ lịch sử nhưng văn hoá Việt Nam vẫn tồn
tại bền vững và có bản sắc. Chưa phải là đất nước giàu có, qua nhiều thế hệ
đời sống còn nhiều khó khăn, kỹ thuật sản xuất kém phát triển, song ở đất
nước dường như thuần nông của chúng ta đã tụ hội nhiều giá trị của nền văn
minh lúa nước, văn minh phương Đông. Văn hoá tinh thần với nhiều phẩm
chất cao đẹp dễ bộc lộ trong những giá trị văn nghệ dân gian: những thiên sử
thi, truyện cổ, điệu hò sông nước, làn điệu dân ca. Những đêm hội chèo,
những màn trình diễn rối nước, những ngôi chùa với những pho tượng đẹp,
những bài thơ hay luôn sống trong tâm trí nhiều thế hệ, tuy tất cả chưa phải
15
bằng kỹ thuật cao. Trình độ kỹ thuật có tác động lớn đến sự phát triển của văn
hoá nhưng khôg phải là duy nhất và không hẳn là yếu tNamố quyết định . Tuy
nhiên cũng phải thấy văn hoá Việt còn yếu về văn hoá thành thị, văn hoá
khoa học k
uật. Trong tư duy chưa mạnh về tư duy trừu tượng.

Bà Rosamaria Durand, đại diện UNESCO tại Việt Nam đã nhận xét: các
di sản văn hoá thế giới đã được UNESCO công nhận tại Việt Nam như Quần
thể di tích Huế - công nhận năm 1993, Phố cổ Hội An - 1999 và Thánh địa
Mỹ Sơn -1999 là sự minh chứng cho truyền thống văn hoá và cũng là sự công
nhận của thế giới đối với di sản văn hoá giàu có của Việt Nam. Năm 2003,
Nhã nhạc cung đình Huế và năm 2005 là văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,
đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới. Và gần đây nhất,
Hội đền Gióng đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới đầu năm 2010.
Chúng ta cũng đang tiếp tục khai thác và chuẩn bị các tư liệu chọn lọc, luận
cứ sắc sảo, thuyết phục để tiếp tục giới thiệu với thế giới các di sản khác như
di sản văn hoá Hoàng thành Thăng Long, thành Cổ Loa; di sản văn hoá phi
vậtthể Quan họ Bắc Ninh, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Múa rối nước , Hát ca trù.
16
Bên cạnh đó, chúng ta cũng rất tự hào về những danh nhân văn hoá đã được
thế giới công nh
17
tôn vinhnhư: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ
Minh.
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH LÝ LUẬN VÀ THỰC
ỄN
1. Vai trò của truyền thông với xã hộNam
và văn hóa
a) Lực lượng truyền thông đại chúng ở NamViệt
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, báo chí Việt có bước phát triển
vượt bậc về nhiều mặt. Ngày nay, cả nước có một hệ thống báo chí khá hoàn
chỉnh từ trung ương đến địa phương. Hầu hết các lĩnh vực thiết yếu của đất
nước và đời sống xã hội đều có báo, đài đảm nhiệm hoặc được thông tin, phản
ánh trên báo, đài. Thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện
tử, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhanh chóng
được chuyển tải đến các tầng lớp nhân dân. Báo chí góp phần nâng cao dân

trí, đáp ứng một phần nhu cầu văn hóa, giải trí của nhân dân, giới thiệu với
các dân tộc và bạn bè trên thế giới về đất nước, co
người Việt Nam, về những thành tựu của công cuộc đổi mới.
Lĩnh vực báo in: toàn quốc hiện có 633 cơ quan báo chí với 803 ấn
phẩm, một hãng thông tấn quốc gia. Đội ngũ phóng
ên phát triển về số lượng và được nâng lên về chất lượng.
Hiện nay, cả nước có gần 15 nghìn nhà báo được cấp thẻ, nhiều nhà báo
có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, tiến bộ nhanh về nghiệp vụ, am
hiểu nghề nghiệp, tiếp cận nhanh chóng cá
làm báo hiện đại, trưởng thành từ thực tiễn của đổi mới.
Báo điện tử: số lượng các cơ quan báo chí cung cấp thông tin trên in-tơ-
18
nét là 168. Trong đó số lượng các báo điện tử không phụ thuộc tòa soạn báo
in hoặc đài phát thanh truyền hình là 10 báo. Ngoài ra còn có trên 2.500
ebsite đang hoạt động và thường xuyên cung cấp thông tin.
Tuy là loại hình báo chí ra đời muộn, nhưng ngay từ khi gia nhập làng
báo Việt Nam, báo điện tử đã thể hiện “sức trẻ” vượt bậc so với các loại hình
báo chí khác về mọi phương diện. Đó chính là nhờ khả năng kết hợp đa dạng
các loại hình báo chí, lợi thế cập nhật thông tin nhanh, liên tục, không bị hạn
chế bởi không gian và thời gian. Chính nhờ những lợi thế này, chỉ trong một
thời gian ngắn báo điện tử Việt Nam đã khẳng định vai trò và hiệu quả lớn
trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước. Đây thực sự là “cầu nối” thông tin trong nước với cộng đồng người
Việt đang sinh sống và học tập ở nước ngoài vốn đang rất mong muốn được
giao lưu tình cảm với quê hương, người thân và muốn theo dõi tình hình đổi
mới ở trong nước. Các cơ quan báo chí truyền thống như báo in, phát thanh -
truyền hình đã rất coi trọng phát triển hình thức thông tin trên in-tơ-né
oi đây là phương tiện thông tin đối ngoại hiệu quả nhất.
Hệ thống phát thanh, truyền hình: cả nước có 67 đài phát thanh, truyền
hình trung ương và địa phương, trong đó có 03 đài phủ sóng toàn quốc: Đài

Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình kỹ thuật
số VTC, 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương gồm 62 đài phát thanh,
truyền hình của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; riêng Thành phố
19
Hồ Chí Minh có 2 đài: Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và Đài
Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu chưa đầy đủ, toàn
quốc có gần 1.000 trạm phát lại tín hiệu truyền hình được đầu tư từ chương
trình phủ sóng vùng lõm, các chương trình của các bộ, ngành; hơn 8.000 đài
phát thanh hoặc cụm phát thanh cấp xã, gần 700 đài phát thanh truyền hình
cấp huyện. Trong đó có khoảng 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
hệ
ng đài cấp xã phủ kNamín toàn bộ số lượng các xã, thị trấn.
Đài Tiếng nói Việt phát sóng với thời lượng hơn 200 giờ/ ngày trên 6 hệ
phát thanh (4 hệ đối nội và 2 hệ đối ngoại). VOV1 là hệ thời sự chính trị tổng
hợp, cung cấp tin tức thời sự; VOV2 là hệ văn hóa và đời sống xã hội, cung
cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến văn hóa, đời sống tinh thần; VOV3
là hệ âm nhạc, thông tin và giải trí phát sóng liên tục 24 giờ mỗi ngày trên
sóng FM; VOV4 là hệ phát thanh các thứ tiếng dân tộc, phát sóng 11 thứ tiếng
hướng đến đối tượng là thính giả người dân tộc thiểu số Việt Nam; VOV5
phát sóng trên FM bằng nhiều thứ tiếng cho đối tượng là cộng đồng người
nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam; VOV6 là hệ phát thanh đối ngoại
trên sóng trung AM, sóng ngắn SW, FM và phát trực tuyến trên mạng bằng
12 thứ tiếng dành cho kiều bào Việt Nam ở xa Tổ quốc. Tổng công suất phát
sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam là 7.200KW, diện phủ sóng quốc g
là 97,5% diện tích lãnh thổ với khoảng 82% dân số cả nước.
20
Đài truyền hình Việt Nam phát sóng với thời lượng 112,5 giờ/ ngày trên
6 kênh truyền hình quảng bá, bao gồm: VTV1 là kênh thời sự - chính trị, kinh
tế - xã hội tổng hợp với nội dung phong phú, đa dạng; VTV2 là kênh thông
tin khoa học - giáo dục, phổ biến kiến thức; VTV3 là kênh thể thao, giải trí,

thông tin kinh tế, phát sóng 24/24 giờ; VTV4 là kênh thông tin đối ngoại hiện
đang phát sóng đến nhiều châu lục phát sóng 24/24 giờ; VTV5 là kênh thông
tin dành cho đồng bào dân tộc thiểu số phát bằng 15 thứ tiếNamng các dân
tộc, phát sóng 10 giờ/ ngày. Đài Truyền hình Việt đang phát thử nghiệm kênh
truyền hì
VTV6 dành cho thanh thiếu niên với thời lượng 8 giờ/ ngày.
Về phát sóng quảng bá, Đài Truyền hình Việt Nam hiện đang sử dụng
phương thức phát sóng mặt đất tương tự (analog) trên 90% diện tích lãnh thổ
và phủ sóng trực tiếp qua vệ tinh kỹ thuật số DTH 100% diện tích. Riêng
chương trình VTV4 đang được phát trên vệ tinh đã phủ sóng toàn bộ lãnh thổ
Việt Nam và đến nhiều khu vực trên thế
ới, như châu á (100% diện tích), châu Âu, Bắc Mỹ, Bắc Phi.
Do ưu thế về công nghệ, các chương trình của Đài Truyền hình kỹ thuật
số VTC sử dụng đa phương tiện truyền thông để truyền dẫn, phát sóng các
chương trình truyền hình, bao gồm truyền hình kỹ thuật số mặt đất và truyền
hình tương tự, truyền hình trên điện thoại di động,
ruyền hình trên mạng In-tơ-nét và cả trên một số mạng cáp.
Bênh cạnh đó là các kênh truyền hình địa phương, cũng phục vụ tầng lớp
nhân dân tại địa bàn đó, cập nhật những thông tin đa chiều mang tính chất của
địa phương. Các đài truyền hình địa phương này cũng đang ngày một đổi mới
chương trình, nâng cao chất lượng nghiệp vụ để truyền tải đến khán giả những
chư
g trình hấp dẫn hơn, phục vụ đời sống văn hóa của nhân dân.b)
VaiNam
21
rò của truyền thông trong việc xây dựng nền văn hóa Việt
Với khả năng tác động nhanh chóng, mạnh mẽ và rộng lớn các phương
tiện truyền thông có vai trò to lớn trong việc nâng cao dân trí, xây dựng các
chuẩn mực lối sống, đạo đức, ứng xử tốt đẹp, bồi dưỡng nhn
ách, làm phong phú thêm đời sống văn hóa của toàn xã hội .

Truyền thông là nơi truyền tải, tiêu thụ các sản phẩm văn hóa do các
nghệ sĩ trong nước và quốc tế sáng tạo như thơ, văn xuôi, kịch, múa, âm nhạc,
tranh ảnh, phim các loại, các công trình nghệ thuật kiến trúc, công trình khoa
học lớn Giới thiệu các công trình nghiên cứu về văn hóa trong và ngoài
nước; diễn đàn của các nghệ sĩ, các nhà khoa học nổi tiếng trong nước và thế
giới. Phát hiện, giới thiệu các di sản và truyền thống văn hóa dân tộc tốt đẹp
của cNamác địa phương, vùng, các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt .
Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách về văn hóa của
Đảng và Nhà nước; đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, xuống cấp về
văn hóa, đề cao, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chống
ảnh hưởng văn h
ngoại lai, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.
Nhiều tờ báo lớn đã dựng nhiều thể loại và mở nhiều chuyên mục,
chuyên trang, số chuyên đề văn hóa và thường xuyên mỗi ngày có nửa trang
hoặc cả trang văn hóa - nghệ thuật, các số chủ nhật, cuối tháng, cuối tuần tỷ lệ
nội dung văn hóa - nghệ thuật khá lớn; số báo có trang văn nghệ thường
xuyên, các tạp chí văn nghệ, số chuyên đề văn ngh
khá nhiều và mang nội dung văn hóa dân tộc và tính nhân dân.
Sự truyền tải thông tin bằng âm thanh của đài phát thanh đã tạo cho nó
ưu thế đặc biệt về công chúng. Đối với nước ta, với phương tiện phát thanh,
phần lớn nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi còn nghèo cũng có thể được
thưởng thức những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng do những nghệ sĩ tài năng
trong và ngoài nước biểu diễn. Một chương trình phát thanh trở thành chương
22
trình văn hóa tổng hợp, thành món ăn tinh thần bổ ích, thành nhà sư phạm tập
thể, giáo dục và hướng dẫn con người những tri thức về cuộc sốn
cách đối nhân xử thế, lối sống trong tập thể, ngoài xã hội
Với chương trình đối ngoại phong phú, hấp dẫn, đài phát thanh là phương
tiện tuyên truyền đối ngoại quan trọng giới thiệu văn hóa Việt Nam ra nước
ngoài, nhất là đối với trên 3 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập và

ông tác ở nước ngoài và những người nước ngoài quan tâm đến Việt
Nam.
Sựxuất hiện của truyền hình thực sự là cuộc cách mạng trong truyền
thông , tạo ra những điều kiện và khả năng to lớn cho báo chí thực hiện chức
năng văn hóa, giải trí. Truyền hình trở thành một loại nhà hát, quảng trường
công cộng, trường học nhân dân, người hướng dẫn văn hóa đại chúng,
phương tiện thông tin, giải trí có sức h
dẫn và hiệu quả lớn nhất, là sân khấu của mọi người, mọi tầng lớp
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin hiện nay đang đưa loài người vào
kỷ nguyên thông tin, xã hội thông tin. Hệ thống thông tin vệ tinh phủ sóng
khắp địa cầu truyền thông tin qua cáp quang, các dịch vụ phát thanh - truyền
hình, bưu chính - viễn thông và đặc biệt là in-tơ-nét đã làm cho thế giới thu
nhỏ lại. Hiện nay, ở Việt Nam đã có hơn 24% dân số với hơn 18 triệu người
sử dụng in-tơ-nét. Đây là một bước phát triển nhảy vọt trong lĩnh vực thông
tin. Có thể nói in-tơ-nét là một kho thông tin khổng lồ và hiệu quả đem đến
cho con người điều kiện thuận lợi và khả năng hết sức to lớn trong việc nâng
cao kiến thức, thưởng thức văn hóa - nghệ thuật, làm phong phú đời sống văn
hóa của mình và
một công cụ quan trọng góp phần thúc đẩy nhiệm vụ ngoại giao văn hóa.
Báo chí, phát thanh - truyền hình, in-tơ-nét, các phương tiện bưu chính -
viễn thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá, lưu giữ, xây dựng
nền văn hóa của mỗi dân tộc, đồng thời cũng tạo thời cơ lớn cho sự tăng
23
cường giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia, làm cho con người hiểu
biết về nhau đầy đủ, sâu sắc hơn. Những giá trị văn hóa của mỗi dân tộc, nhờ
các phương tiện truyền thông mà trở thành tài sản, giá trị chung của nhân loại
và ngược lại mỗi dân tộc có điều kiện tiếp thu những giá trị chung của văn
hóa nhân loại. Sự hiểu biết và đời sống tinh thần của con người có khả năng
được nâng cao và trở nên phong phú với những phương tiện thuận lợi, giá chi
phí ngày càng rẻ cho phép đông đảo nhân dân có điều kiện nâng cao dân trí,

ưởng thức văn hóa, nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu của đời sống tinh
thần.
c) Một số nhiệm vụ ch
yếu của truyền thông trong việc đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng nền văn
hóa
Làm sao để có thể xây dựng một nền văn hóa phát triển phù hợp với đặc
điểm, nhu cầu và điều kiện phát triển của đất nước trong gia đoạn hiện nay là
một câu hỏi không dễ trả lời. Để làm tốt côg tác
y , thông tin truyền thông cần tập trung một s nhệm vụ chủ yế u sau:
Thứ nhất là Bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc : V ăn hoá là nền tảng
tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển, là linh hồn, sức
sống của mỗiNam quốc gia, dân tộc. Trong quá ttrình dựng nước và giữ nước,
văn học Việt là mộtNam thực thể , đồng thời cũng hun đúc nên tâm hồn, khí
phách, bản lĩnh Vit .
ờ vậy nền văn hoá giàu bản sắc của nước ta đã không bị mai một, đồ ng
hoá.
Hơn 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bản sắc
văn hoá Việt Nam thật sự là vũ khí tinh thần sắc bén để giác ngộ, cổ vũ mọi
tầng lớp nhân dân tập hợp dưới ngọn cờ đại nghĩa. Ngay từ năm 1943 khi
chiến tranh thế giơí lần thứ 2 đang diễn ra ác liệt trên khắp thế giới, Đảng ta
đã đưa ra đề cương văn hoá với nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúng.
24

×