Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đề cương bệnh học nội khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.46 KB, 24 trang )

Câu 1: Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
-

Bệnh nhân tuổi thường trên 40, có tiền sử hút thuốc hoặc nghề nghiệp có tiếp xúc với khói, bụi ơ
nhiễm...
Bệnh nhân thường đến khám vì họ, khạc đờm, khó thở.
+ Ho nhiều về buổi sáng, ho cơn hoặc họ thủng thắng, có kèm khạc đờm hoặc khơng
+ Đờm nhầy, trong, trừ đợt cấp có bội nhiễm thì màu trắng đục, xanh hoặc vàng.
+ Khó thở khi gắng sức, xuất hiện từ từ, tăng dần, giai đoạn muộn có khó thở liên tục.

-

Khám lâm sàng:
+ Kiểu thở :thở mím mơi nhất là khi gắng sức.
+ Có sử dụng các cơ hộ hấp phụ : cơ liền sườn, có kéo hõm ức, hổ thượng địn
+ Có sử dụng cơ bụng khi thở ra? Thở nghịch thường
+ Đường kính trước sau của lồng ngực tăng lên (lồng ngực hình thùng)
+ Dấu hiệu Campbell: khí quản đi xuống ở thì hít vào.
+ Dấu hiệu Hoover: giảm đường kính phần dưới lồng ngực khi hít vào,
+ Gõ vang ở bệnh nhân có giãn phế nang.
+ Nghe: tiếng tim mở nhỏ, rì rào phế nang giảm, có thể thấy có ran rít, ran ngáy, ran ẩm và ran nổ.

-

Dấu hiệu tăng áp lực động mạch phổi:
+ Mắt lỗi như mắt ếch do tăng mạch máu màng tiếp hợp.
+ Nhịp tim nhanh, có thể có loạn nhịp hồn tồn.

+ T2 đanh mạnh, tiếng click tổng máu, rung tâm thu ở ổ van động mạch phổi, ngựa phi phải tiền
tâm thu.
+ Dấu hiệu Carvallo: thổi tâm thu ở dọc theo bờ trái xương ức tăng lên ở thì hít vào.


+ Tĩnh mạch cổ nổi, đập theo nhịp tim, tăng khi làm việc, gắng sức. Đau hạ sườn phải lan ra sau
lưng. Phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính.
+ Phù chân và cổ trưởng.
Câu 2: Trình bày nguyên nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ?
Hít phải khói bụi và các chất độc , hút thuốc có thể gây ra tình trạng viêm cũng như phá hủy cấu
trúc phế quản và phổi . Tình trạng viêm này sẽ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính .


-Hút thuốc : Là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (PTNMT).
Khoảng 15-20% số những người hút thuốc có tiệu chứng lâm sang của bệnh PTNMT , Khoảng 8090% các bệnh nhân bệnh PTNMT có hút thuốc . Trẻ em trong gia đình có người hút thuốc bị các bệnh
đường hơ hấp với tỉ lệ cao hơn trẻ em trong các gia đình khơng có người hút thuốc.
-Yếu tố mơi trường :
+ Ơ nhiễm mơi trường : tiếp xúc với nhiều khói bụi và hóa chất nghề nghiệp ( hơi, chất kích thích ,
khói ), ơ nhiễm khơng khí trong và ngồi nhà ( khói bếp do đun củi , rơm , than …).
+ Nhiễm trùng đường hô hấp : nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em dưới 8 tuổi gây tổn thương tế bào
biểu mô đường hô hấp và các tế bào long chuyển , làm giảm khả năng chống đỡ của phổi . Nhiễm Virus
, đặc biệt Virus hợp bào hơ hấp có nguy cơ làm tăng tính phản ứng phế quản , làm cho bệnh phát triển .
-Yếu tố cá thể :
+ Tăng tính phản ứng của phế quản : yếu tố nguy cơ phát triển bệnh PTNMT . Tăng tính phản ứng phế
quản gặp với tỷ lệ 8-14% ở người bình thường.
+ Thiếu α1-antitrypsin : yếu tố di truyền được xác định gây bệnh PTNMT.
+ Tuổi : tỷ lệ mắc bệnh PTNMT cao hơn ở người già .
Câu 3: Trình bày triệu chứng lâm sàng của viêm phổi?
- Bệnh nhân viêm phổi thường xuất hiện các triệu chứng sốt, ho khạc đàm mủ, đau ngực kiểu
màng phổi (nghĩa là đau ngực khi ho, hít sâu vào, thay đổi tư thế).
- Tùy theo tác nhân gây bệnh khác nhau mà triệu chứng và diễn biến của bệnh có thể thay đổi
đôi chút:
+ Viêm phổi do tác nhân vi khuẩn điển hình: phần lớn trường hợp bệnh nhân có cơn rét run sau đó là
sốt cao > 39ºC, kèm ho khạc đàm mủ và đau ngực kiểu màng phổi. Tuy nhiên người lớn tuổi có thể
khơng có sốt; bệnh nhân có thể có biểu hiện tím tái, khó thở, nhịp thở nhanh > 30 lần/phút; bệnh nhân

có thể xuất hiện những mụn nước ở môi ( gọi là herpes labialis).
+ Viêm phổi do tác nhân vi khuẩn khơng điển hình: phần lớn xảy ra trên người lớn tuổi và trẻ em với
các triệu chứng diễn biến âm thầm hơn bao gồm: sốt nhẹ, nhức đầu, ho khan, cảm giác mệt mỏi như
triệu chứng siêu nhiễm vi.
Câu 4:
1-NGUYÊN NHÂN:
-

Nguyên nhân gây bệnh:

Căn nguyên ban đầu được phát hiện là cầu khuẩn Gram dương được phân rã Talamon từ năm 1883.
Hiện nay , viêm phổi do rất nhiều căn nguyên gây ra . Các căn nguyên chính gây viêm phổi bao gồm :
Streptococcus pneumoniae ( phế cầu ) , Haemophylus influenzae , Klebsiella pneumoniae , Legionella


pneumophila , Mycoplasma pneumoniae , Chlamydia pneumoniae và virus cúm .
-

Điều kiện thuận lợi :

+Thời tiết lạnh , bệnh xảy ra về mùa đơng .
+Cơ thể suy yếu , cịi xương , già yếu .
+Nghiện rượu .
+Chấn thương sọ não , hôn mê .
+Mắc bệnh phải nằm điều trị lâu .
+Biến dạng lồng ngực , gù , vẹo cột sống .
+Bệnh ở tai mũi họng : viêm xoang , viêm amidan .
+Bệnh tắc nghẽn đường hô hấp .
2.BIẾN CHỨNG:
@Biến chứng tại phổi :

-Tràn khí màng phổi , tràn khí trung thất : thường do nguyên nhân tụ cầu .
-Bệnh lan rộng ra hai hoặc nhiều thùy phổi : bệnh nhân khó thở nhiều hơn , tím mơi ; mạch nhanh ,
bệnh nhân có thể chết trong tình trạng sốc .
-Xẹp một thuỳ phổi : do cục đờm đặc quánh làm tắc phế quản một thùy phổi .
-Áp xe phổi : rất thường gặp , do điều kiện kháng sinh không đủ liều lượng , bệnh nhân sốt dai dẳng ,
khạc nhiều đờm có mủ . X - quang : có một hoặc nhiều hình hang có mức nước , mức hơi .
-Viêm phổi mạn tính : bệnh tiến triển kéo dài , thùy phổi bị tổn thương trở nên xơ hóa .
2.2 . Biến chứng ngồi phổi :
-Tràn dịch màng phổi : viêm phổi dưới màng phổi gây tràn dịch màng phổi , dịch vàng chanh , số
lượng ít , chóng khỏi .
- Tràn mủ màng phổi : bệnh nhân sốt dai dẳng , chọc dị màng phổi có mủ thường xảy ra trong trường
hợp viêm phổi màng phổi , hoặc do chọc dò màng phổi gây bội nhiễm .
- Viêm màng ngoài tim : triệu chứng đau vùng trước tim , nghe có tiếng cọ màng tim , thường là viêm
màng tim có mủ .
2.3 . Biến chứng nhiễm khuẩn thứ phát xa hơn :
-Viêm nội tâm mạc cấp tính do phế cầu : biến chứng này hiếm gặp , bệnh nhân có cơn sốt rét run , lách
to , khơng phải ln có triệu chứng van tim .
-Viêm khớp do vi khuẩn : gặp ở người trẻ tuổi , thường chỉ bị một khớp sưng , đỏ , nóng , đau .
-Viêm màng não : là biến chứng hiếm gặp , dịch não tủy đục , áp lực tăng , protein dịch não tủy tăng ,
glucose giảm , nhiều bạch cầu đa nhân trung tính thối hóa . Cây dịch não tủy có thể thấy vi khuẩn gây


bệnh .
-Viêm phúc mạc : thường gặp ở trẻ em .
-Viêm tai xương chũm : thường gặp ở trẻ em .
- Viêm thận : ít xảy ra .
-Áp xe não : hiếm gặp .
2.4 . Biến chứng tim mạch :
-Nhịp tim nhanh , ngoại tâm thu và đôi khi rung nhĩ .
-Suy tim : xảy ra trong tình trạng sốc , có tiếng ngựa phi , gan to ứ máu ngoại biên .

-Sốc : hạ huyết áp , hạ nhiệt độ , tím mơi , tiên lượng dè dặt .
2.5 . Biến chứng tiêu hóa :
-Biểu hiện da vàng , vàng mắt do suy gan vì thiếu oxy và tan huyết ở nơi tổ chức phổi bị viêm .
-Có khi biểu hiện liệt hồi tràng , ỉa chảy , nhất là ở trẻ em .
2.6 . Biến chứng thần kinh :
Vật vã , mê sảng , xảy ra ở người già , người nghiện rượu .
Câu 5: Trình này triệu chúng lâm sàng của viêm phế quản?
Viêm phế quản cấp đó virus bắt đầu điển hình bằng viêm long đường hôn hấp trên với các biểu
hiện hắt hơi, sổ mũi và/ hoặc viêm mũi họng. Tổn thương viêm lan xuống đường hô hấp dưới biểu hiện
trước tiên bằng ho khan, ho từng cơn, ho ơng ổng. Bệnh tồn phát gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Bệnh nhân thường có cảm giác rát bỏng sau xương ( liên quan đến viêm khí phế quản),
cảm giác này tăng lên khi ho, đau ngực đó cơ vì ho liên tục. Ho khan, có khi ơng ổng, ho từng cơn,
khàn tiếng.Triệu chúng tồn thân: thường sốt mức độ trung bình(38 độC). Nhức đầu, mệt mỏi, đau
mình mẩy, biếng ăn. Khám phổi lúc đầu bình thường, sau có thể thấy rải rác có ran rít và ran ngáy. Giai
đoạn này thường kéo dài 3-4 ngày thì chuyển sang giai đoạn ướt
+ Giai đoạn 2: Cảm giác đau rát bỏng sau xương ức giảm dần rồi hết hẳn, khó thở nhẹ, ho khạc đờm
nhầy hoặc đờm vàng-mủ. Nghe phổi có thể có ran ngáy và ran ẩm, gõ không thấy vùng đục. Giai đoạn
này kéo dài 4-5 ngày và khoảng đến 10 ngày thì khỏi hẳn . Ở một số trường hợp ho khan kéo dài nhiều
tuần lễ.
Đôi khi bệnh bắt đầu 1 cách rầm rộ: sốt cao, ho nhiều, có thể ho ra máu…Nếu ở người lớn tuổi nghiện
thuốc lá có ho ra máy cần chú ý tìm ung thư phế quản bằng cách soi phế quản kể cả trong X-Quang
khơng có biểu hiện gì rõ rệt
Câu 6: Trình bày nguyên nhân và biến chứng của Hen phế quản?
NGUYÊN NHÂN:
Có rất nhiều tác nhân khởi phát cơn hen phế quản:


Các tác nhân dị ứng: là nguyên nhân thường gặp nhất.

- Dị nguyên đường hô hấp: thường là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lơng động vật, khói thuốc lá,

-

các con bọ sống trong chăn nệm,… Cũng có thể là những chất trong cơng nghiệp như: bụi kim
loại, khói xăng dầu, hơi sơn,…
Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản (tơm, cua, cá, sị,… ), trứng, thịt gà, lạc.
Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen, như aspirin, penicillin,…
Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm
xoang, viêm họng, viêm amiđan,… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân
có cơ địa dị ứng.

Các tác nhân không dị ứng:

- Di truyền: Trong gia đình có người bị hen phế quản.
- Yếu tố tâm lý: tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…
- Rối loạn tình dục.
BIẾN CHỨNG
Hen tiến triển từng đợt cấp, sau mỗi đợt, bệnh diễn biến nặng hơn và nguy hiểm hơn, là bệnh
hay gây ra những biến chứng như:
Xẹp phổi: Xẹp phổi một thùy hoặc nhiều thùy là biến chứng gặp tỷ lệ khoảng 10% số bệnh nhân vào
viện. Khi hen ổn định thì tình trạng xẹp phổi sẽ khỏi.
Nhiễm khuẩn phế quản: Thường là biến chứng ở các bệnh nhân bị hen mạn tính. Nhân các đợt
chuyển mùa, các đợt rét, thời tiết thay đổi đột ngột trong ngày, độ ẩm khơng khí cao là điều kiện thuận
lợi cho các vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm vùng tai mũi họng, đường hô hấp dưới, gây các đợt cúm
làm cho những triệu chứng bệnh hen nặng hơn. Bệnh nhân sốt, khó thở tăng, có đờm nhiều.
Giãn phế nang đa tiểu thùy: Sự đàn hồi của các phế nang ở bệnh nhân hen giảm dần theo thời gian,
thở ra ít, thể tích khí cặn tăng. Cịn gọi là bệnh khí phế thũng. Bệnh nhân khó thở khi gắng sức, thậm
chí khơng thổi tắt được que diêm đốt cháy ở cách xa một ít. Ho khạc đờm nhiều, mơi và đầu chi tím tái.
Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: Do các phế nang giãn rộng, tại vùng phế nang giãn, mạch
máu thưa thớt, nuôi dưỡng kém, áp lực trong phế nang tăng. Khi phải làm việc gắng sức hoặc ho mạnh,
thành phế nang dễ bị bục vỡ

Tâm phế mạn tính: Thể hiện khó thở khi gắng sức, tím tái liên tục, đau vùng hạ sườn phải, gan có thể
to hoặc mấp mé bờ sườn.
Ngừng hơ hấp kèm theo có tổn thương não: Do tình trạng suy hơ hấp kéo dài, đưa đến thiếu ơxy não.
Có lúc ngừng tim, ngừng hô hấp trong các thể hen nặng. Những trường hợp này thường có cơn ngạt thở
đột ngột, dẫn đến tăng CO2 trong máu và gây tình trạng toan hỗn hợp, rồi cuối cùng đưa đến hôn mê và
tử vong.
Suy hô hấp: Thường chỉ gặp ở những bệnh nhân nằm viện, bị hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính.


Bệnh nhân khó thở, tím tái liên tục, đơi khi ngừng thở, phải thở máy hỗ trợ. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân gây tử vong của bệnh hen.
Biến chứng của hen phế quản còn nặng nề hơn. Do đó những người bị bệnh hen phế quản và mọi người
trong tồn xã hội cần có sự hiểu biết để có ý thức điều trị bệnh hen ngay từ những giai đoạn đầu đúng
theo chỉ dẫn của bác sĩ, tiến tới kiểm sốt được cơn hen, giảm các cơn khó thở trong tuần, trong ngày là
góp phần khống chế một cách có hiệu quả các biến chứng của bệnh hen.

Câu 7: Trình bày nguyên nhân và biến chứng của TĂNG HUYẾT ÁP?
Nguyên nhân:
- Các bệnh về thận:
+ Viêm cầu thận cấp
+ Viêm cầu thận mạn
+ Sỏi thận
+ Viêm thận kẽ
+ Hẹp động mạch thận
- Các bệnh nội tiết
+ U tủy thượng thận
+ Cushing
+ Cường aldosterol
+ Cường tuyến yên
- Các bệnh hệ tim mạch

+ Hở van ĐMC (gây THA tâm thu đơn độc)
+ Hẹp eo ĐMC (gây THA chi trên)
+ Bệnh vô mạch
+ Hẹp, xơ vữa ĐMC bụng, ảnh hưởng đến động mạch thận
- Do dùng một số thuốc
+ Cam thảo
+ Các thuốc cường á giao cảm (vd: các thuốc nhỏ mũi chữa ngạt)
+ Thuốc tránh thai
- Nguyên nhân khác:
+ Ngộ độc thai nghén
+ Rối loạn thần kinh
Biến chứng
- Đột quỵ não (thiếu máu não, xuất huyết não, chảy máu khoang dưới nhện), thiếu máu não
thoáng qua.
- Sa sút trĩ tuệ
- Phì đại thất trái (trên điện tâm đồ hay siêu âm tim), suy tim, phù phổi cấp.
- Nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực.
- Bệnh mạch máu ngoại vi, phình lóc tách thành động mạch chủ.
- Xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc, phù gai thị.
- Protein niệu, tăng creatinin huyết thanh, suy thận mạn...
Câu 8. Trình bày chẩn đoán Nhồi máu cơ tim?


Chấn đoán xác định nhồi máu cơ tim: dựa theo định nghĩa toàn cầu lần thứ 3 (2012) về NMCT
cấp của các hội Tim mạch châu Âu (ESC), Hoa kỳ (ACC/AHA) và Liên đoàn tim mạch thê giới (WHF)
- NMCT là tình trạng hoại tử tế bào cơ tim do thiếu máu ni dưỡng kéo dài.
- Chẩn đốn NMCT trong bối cảnh lâm sàng thiếu máu cơ tim, khi có tăng/giảm dấu ấn sinh học (tốt
nhất là troponin) >= 1 giá trị ngưỡng kèm theo >= 1 biểu hiện.
+ Triệu chứng bệnh tim thiếu máu cục bộ (đau thắt ngực kiểu động mạch vành).
+ Thay đổi điện tâm đồ: thay đổi ST-T hoặc xuất hiện bloc nhánh trái mới hoặc Q bệnh lý mới.

+ Bất thường vận động của một vùng thành tim mới xuất hiện.
+ Huyết khối trong lòng ĐMV bằng chụp cản quang hoặc tử thiết.
- NMCT có thể được chia thành các thể (týp) như sau.
+ Týp 1: thiếu máu cơ tim do các biến cố tại mạch vành.
+ Týp 2: thiếu máu cơ tim do tăng cầu hoặc giảm cung oxy.
+ Týp 3: đột tử do tim.
+ Týp 4: NMCT liên quan đến can thiệp mạch vành qua ống thông: với ngưỡng tăng troponin độ nhậy
cao cần tăng trên 5 lần so với ngưỡng bình thường.
+ Týp 5: NMCT liên quan đến phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành: với ngưỡng tăng troponin độ nhậy cao
cần tăng trên 10 lần so với ngưỡng bình thường.
Câu 9: Trình bày nguyên nhân gây Suy tim?
Nguyên nhân suy tim trái:
-

Tăng huyết áp động mạch: là nguyên nhân thường gặp nhất cản trở sự tống máu của thất trái tức
là làm tăng hậu gánh
Bệnh động mạch vành: nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành mạn tính
Một số bệnh hở van tim: hở hay hẹp van động mạch chủ đơn thuần hoặc phối hợp với nhau, hở
van hai lá
Các tổn thương tim: viêm cơ tim do thấp, nhiễm độc hay nhiễm khuẩn, các bệnh cơ tim
Một số rối loạn nhịp tim: là nguyên nhân gây nặng bệnh hoặc có thể dẫn đến suy tim trái
Một số bệnh tim bẩm sinh

Nguyên nhân suy tim phải:
-

Các nguyên nhân về phổi và dị dạng lồng ngực, cột sống:
Các bệnh phổi mạn tính: hen phế quản, viêm phế quản, giãn phế nang, xơ phổi… dần dần đưa
đến bệnh cảnh của tâm phế mạn
Nhồi máu phổi gây ra bệnh cảnh tâm phế cấp

Tăng áp lực động mạch phổi tiên phát
Gù vẹo cột sống, các dị dạng lồng ngực khác
Các nguyên nhân bệnh lí tim mạch khác


-

Hẹp van 2 lá là nguyên nhân thường gặp nhất ở các nước đang phát triển
Một số bệnh tim bẩm sinh: hẹp van động mạch phổi, tam chứng Fallot
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây tổn thương nặng ở van ba lá
Một số nguyên nhân ít gặp: u nhầy nhĩ trái , vỡ túi phình xong Valsalva vào các buồng tim bên
phải
Suy tim trái lâu ngày

Suy tim toàn bộ:
-

Thường gặp nhất là các trường hợp suy tim trái tiến triển thành suy tim toàn bộ
Các bệnh cơ tim giãn
Viêm tim toàn bộ do thấp tim , viêm cơ tim
Cường giáp trạng, rò động tĩnh mạch

Các yếu tố thuận lợi, làm tăng tình trạng suy tim nhanh hơn như: thiếu máu, nhiễm trùng, dùng
thuốc, rối loạn nhịp tim, trên cơ sở bệnh van tim lại có thê bệnh mạch vành…
Câu 10: Trình bày triệu chứng lâm sàng của suy tim?
a. Suy tim trái
* Triệu chứng cơ năng:
- Khó thở: khi gắng sức, khi nằm, khó thở kịch phát về đêm, trong cơn hen tim và phù phổi cấp.
- Ho: có thể xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gắng sức. Thường là ho khan nhưng cũng có khi
ho ra đờm lẫn ít máu.

- Cảm giác đau ngực, nặng ngực, đánh trống ngực.
- Cảm giác yếu, chóng mặt, chân tay nặng rã rời do cung lượng tim giảm.
- Đi tiểu về đêm và tiểu ít.
- Các triệu chứng thần kinh thường gặp khi suy tim nặng lên: chóng mặt, giảm trí nhớ, đau đầu, mất
ngủ, ác mộng, mất định hướng.
* Triệu chứng thực thể:
- Khám tim:
+ Nhìn, sờ thấy mỏm tim đập lệch sang trái.
+ Nghe tim:
● Nhịp tim nhanh.
● Có thể nghe thấy tiếng ngựa phi.
● Cũng thường nghe thấy 1 tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm, dấu hiệu của hở van hai lá cơ năng vì
buồng thất trái giãn to.


- Khám phổi: nghe thấy tiếng ran ẩm rải rác hai bên đáy phổi.
- Đo HA: trong đa số trường hợp, HA động mạch tối đa thường giảm, HA tối thiểu bình thường, nên số
HA chênh lệch thường nhỏ đi.
b. Suy tim phải
* Triệu chứng cơ năng:
-

Khó thở thường xuyên.
Cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải.
Đái ít.
Mệt mỏi, uể oải, chóng mặt...

* Triệu chứng thực thể:
-


Các dấu hiệu ứ trệ tuần hoàn ngoại biên:

+ Gan to đều, mặt nhẵn, bờ tù, đau một cách tự phát hoặc khi sờ vào gan thì đau.
+ Tĩnh mạch cổ nổi tovà dấu hiệu phản hồi gan-tĩnh mạch cổ dương tính. Áp lực tĩnh mạch trung ương
và áp lực tĩnh mạch ngoại biên tăng cao.
+ Tím da và niêm mạc.
+ Phù: phù mềm, lúc đầu chỉ khu trú ở 2 chi dưới, nếu suy tim nặng sẽ thấy phù tồn thân. Thậm chí có
thể có thêm tràn dịch các màng.
+ Bệnh nhân đái ít. Nước tiểu sẫm màu.
-

Khám tim mạch:

+ Sờ: có thể thấy dấu hiệu Hartzer.
+ Nghe: Nhịp tim thường nhanh, đôi khi có tiếng ngựa phi phải.
Có khi nghe thấy tiếng thổi tâm thu nhẹ ở trong mỏm hoặc ở vùng mũi ức do hở van ba lá cơ
năng. Khi hít vào sâu, tiếng thổi này thường rõ hơn.
+ HA động mạch tối đa bình thường, nhưng HA tối tiểu thường tăng lên.
c. Suy tim toàn bộ
-

Thường là bệnh cảnh của suy tim phải ở mức độ nặng.
Bệnh nhân khó thở thường xuyên, phù toàn thân.
Tĩnh mạch cổ nổi to, áp lực tĩnh mạch tăng rất cao.
Gan to nhiều...
Thường có thêm tràn dịch màng phổi, màng tim hay cổ chướng.
HA tối đa hạ, HA tối thiểu tăng, làm cho HA trở nên kẹt.


Câu 11: Trình bày nguyên nhân và biến chứng của Loét dạ dày?

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, một số nguyên nhân chủ yếu đó là:









Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là vi khuẩn sau khi xâm nhập sẽ sinh sống và phát triển
tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày người. Chúng tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại acid của
niêm mạc. Chúng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính tiến triển thành loét
hoặc ung thư dạ dày.
Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm: Các loại thuốc giảm đau và
kháng viêm khi sử dụng lâu có tác dụng ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày gây đau và
viêm loét dạ dày.
Stress: Căng thẳng, buồn phiền, tức giận, lo lắng, sợ hãi khiến mất cân bằng chức năng cho dạ
dày làm dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương gây viêm loét dạ dày.
Ăn uống và sinh hoạt: Việc ăn uống không đúng bữa, khơng điều độ, ăn q no hoặc q đói,
uống quá nhiều rượu dẫn đến hoạt động co bóp của dạ dày bị ảnh hưởng, dịch vị dạ dày tăng
tiết, lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày và gây loét dạ dày.
Các nguyên nhân tự miễn, do hóa chất ...

Nhiều người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chủ quan, không điều trị dứt điểm nên bệnh dễ tái phát.
Tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm bao gồm:


Hẹp môn vị: Viêm loét dạ dày tá tràng kéo dài có thể dẫn tới phù nề niêm mạc, tạo sẹo co kéo gây
tình trạng chít hẹp khiến thức ăn khó đi qua mơn vị, hành tá tràng. Khi bị hẹp môn vị, bệnh nhân sẽ

có triệu chứng đau bụng, nơn mửa dữ dội, dịch nơn có mùi hơi. Khi hẹp mơn vị tiến triển, người
bệnh có triệu chứng đau thượng vị nhiều hơn với biểu hiện đau âm ỉ hoặc dữ dội. Đồng thời, việc
nôn mửa nhiều khiến người bệnh mất nước, mất cân bằng điện giải, dễ dẫn tới mệt mỏi và khó chịu.
Nếu để lâu, bệnh nhân sẽ sụt cân nhiều, da xanh tái, cơ thể thường xuyên mệt mỏi;



Xuất huyết tiêu hóa: 15 - 20% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng từng bị xuất huyết tiêu hóa.
Về nguyên lý, khi tình trạng viêm loét kéo dài, vết loét sẽ càng sâu, axit dạ dày càng làm bào mòn
vết loét nhiều hơn, gây tổn thương các tế bào, mạch máu gây chảy máu vào ống tiêu hóa, dẫn tới
triệu chứng nôn ra máu, đau bụng dữ dội vùng thượng vị, cơn đau có thể lan ra khắp bụng, bụng
cứng, tốt mồ hơi,... Trường hợp lt tá tràng, máu có thể chảy âm ỉ hoặc ồ ạt, người bệnh có thể đại
tiện ra phân đen (mùi hơi hoặc tanh nồng) hoặc phân màu đỏ tươi. Tình trạng xuất huyết tiêu
hóa nặng gây mất máu nhiều có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân;



Thủng dạ dày: Bệnh nhân gặp biến chứng thủng dạ dày có triệu chứng đau bụng dữ dội đột ngột,
bụng gồng cứng, có tình trạng sốc,... Nếu khơng được cấp cứu kịp thời, thủng dạ dày có thể dẫn
tới viêm phúc mạc, dễ dẫn đến tử vong. Đặc biệt, biến chứng này có thể xảy ra rất đột ngột, khiến
bệnh nhân và người nhà không kịp phản ứng;

Một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày là ung thư dạ dày
● Ung thư dạ dày: Là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm lt dạ dày - tá tràng vì có tỷ lệ tử
vong cao. Tỷ lệ ung thư hóa dạ dày gặp ở 5 - 10% bệnh nhân, chủ yếu ở người bị viêm loét trên 10
năm. Trường hợp phát hiện ung thư dạ dày sớm, thời gian sống thêm 5 - 10 năm của bệnh nhân khá
cao. Tuy nhiên, vì dấu hiệu của bệnh thường khơng điển hình, dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày nên đa
số người bệnh chủ quan, chỉ phát hiện bệnh khi đã bước sang giai đoạn muộn. Các dạng viêm loét



tiền môn vị, môn vị, viêm loét bờ cong nhỏ, viêm loét hang vị dạ dày có nguy cơ biến chứng ung
thư dạ dày cao hơn cả.
Các biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng kể trên đều rất nghiêm trọng, có thể cần can thiệp
cấp cứu. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ các biến chứng trên, bệnh nhân nên đến bệnh viện gần nhất
để được thăm khám, chẩn đốn phát hiện bệnh.
Câu 12: Trình bày triệu chứng lâm sàng, biến chứng của Loét dạ dày?
Triệu chứng lâm sàng.
Đau bụng chủ yếu ở vùng thượng vị là triệu chứng gần như hằng định của bệnh này.
Đau có thể từ mức độ khó chịu, âm ỉ đến dữ dội. Tùy thuộc vào vị trí ổ loét, tính chất đau có ít nhiều
khác biệt
+ Lt hành tá tràng thường xuất hiện lúc đói sau bữa ăn 2-3 giờ, đau trội lên về đêm, ăn vào hoặc sử
dụng các thuốc trung hịa acid thì đỡ đau nhanh.
+Lt dạ dày: Tùy vị trí ổ loét mà vị trí và hướng lan của tính chất đau có thể khác nhau.Thường đau
sau ăn trong khoảng vài chục phút đến vài h. Đáp ứng với bữa ăn và thuốc trung hòa acid cũng kém
hơn so với loét hành tá tràng
Đau âm ỉ, kéo dài thành từng cơn nhưng có tính chu kì và thành từng đợt.
Có thể có triệu chứng: Buồn nơn, nơn, chán ăn, cảm giác nóng rát, đầy bụng, sụt cân, ợ chua.
Khám bung: Thường ko thấy gì đặc biệt, đơi khi có thể thấy bụng trướng hoặc co cứng nhẹ
Biến chứng
-Xuất hiện tiêu hóa trên: Là biến chứng thường gặp nhất
-Thủng hoặc dị ổ lt:Gây viêm phúc mạc tồn bộ hoặc cục bộ
-Ung thư hóa:Hay gặp ở các ổ loét bờ cong nhỏ, môn vị hoặc tiền môn vị
-Hẹp môn vị: Thường gặp với các ổ loét hành tá tràng.
Câu 13: Trình bày nguyên nhân và biến chứng của Xơ gan?
Nguyên nhân
-Viêm gan virus B,C,D.
-Rượu
⮚ Đây là những nguyên nhân chính chiếm trên 90% các trường hợp xơ gan
-Các nguyên nhân khác:
❖ Nhiễm khuẩn














● Sán máng
● Giang mai
● HIV gây viêm đường mật xơ hóa.
Các bệnh chuyển hóa, bệnh di truyền:
● Viêm gan do thối hóa mơ ko do rượu
● Bệnh Wilson
● Haemochromatosis
● Thiếu hụt α 1-antitripsin
● Bệnh gan ứ đọng glycogen
● Bệnh gan xơ hóa dạng nang
● Tăng tyrosin, tăng glactose máu
● Không dung nạp Fructose
● Tăng abetalipoprotein máu
● Mucopolysaccharidosis
● Porphirin niệu
Do bệnh đường mật:Tắc mật trong và ngoài gan
Do bệnh tự miễn

● Viêm gan tự miễn
● Xơ gan mật tiên phát
● Viêm đường mật xơ hóa tiên phát
Bệnh mạch máu
● Hội chứng Budd-Chiari
● Suy tim
Do thuốc và nhiễm độc
● Isoniazid
● Halouracil
● Methotrexat
● Diclofelac
● Aflatoxin
Các nguyên nhân khác
● Suy dinh dưỡng
● Sarcoidosis
● Thiếu máu

Biến chứng xơ gan
-Chảy máu do tăng áp lực tĩnh mạch cửa
-Bệnh lý não gan
-Cổ trướng
-Hội chứng gan thận (là tình trạng suy thận xuất hiện ở bệnh nhân suy gan cổ trướng có creatinin >1,5


mmol/dl)
-Hạ natri máu
-Hội chứng gan phổi
-Nhiễm trùng dịch cổ trướng
-Huyết khối tĩnh mạch cửa
-Ung thư biểu mô tế bào gan

Câu 14: Trình bày triệu chứng lâm sàng của xơ gan?
Căn cứ vào việc có cổ trướng, người ta chia làm 2 thể
1) Xơ gan còn bù: triệu chứng lâm sàng không nhiều do người bệnh thường vẫn làm việc được
- Các triệu chứng cơ năng
+ Mệt mỏi, giảm cân, chán ăn, đau hạ sườn phải
+ Có thể có các đợt chảy máu mũi hay các đám bầm tím dưới da
+ Khả năng làm việc cũng như hoạt động tình dục kém
- Thực thể:
+ Có thể có vàng da hoặc sạm da
+ Giãn mao mạch dưới da – thường thấy ở cổ, mặt, lưng, ngược dưới dạng tĩnh mạch chân chim hoặc
sao mạch
+ Gan có thể to, mật độ chắc hoặc cứng, bờ sắc, lách mấp mé bờ sườn
2) Xơ gan mất bù
● Hội chứng suy tế bào gan:
- Cơ năng:
+ Sức khỏe sa sút, ăn kém
+ Xuất huyết dưới da
+Chảy máu mũi, chảy máu chân răng
+ Có thể có sốt
+ Vàng da từ nhẹ đến nặng
+ Phù 2 chi: phù mềm, ấn lõm
+ Cổ trướng có thể có từ mức độ vừa đến rất to
+ Gan nếu sờ thấy – mật độ cứng
-

● Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa:
Lách to: với các mức độ khác nhau – phần lớn giới hạn ở độ I và độ II


-


Tuần hoàn bàng hệ cửa chủ
Giãn tĩnh mạch thực quản với các mức độ khác nhau (thường phát hiện qua nội soi hoặc khi
bệnh nhân bị nơn nhiều máu)
- Có thể có các rối loạn về thần kinh và tâm thần: run tay, chậm chạp, mất ngủ
Câu 15: Trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của xuất huyết tiêu hố trên?
Ngun nhân:
• Đang mắc hoặc có tiền sử mắc viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa chiếm tới 35
đến 50% nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu đường tiêu hóa trên. Đối với những bệnh nhân bị
loét dạ dày tá tràng đi kèm theo các yếu tố nguy cơ như sử dụng thuốc chống đơng, thuốc NSAID,
người già, người nhóm máu O hay người có tiền sử loét dạ dày nhiều lần trước đó sẽ làm tăng nguy cơ
chảy máu dạ dày tiến triển.
• Sử dụng thuốc nguy cơ cao trên tiêu hóa
Khi sử dụng các thuốc như NSAID, phối hợp NSAID và corticoid, thuốc chống đơng trên những bệnh
nhân có nguy cơ cao chảy máu tiêu hóa thì có thể gây nên tình trạng chảy máu tiêu hóa trong và sau
liệu trình sử dụng.
• Hội chứng Mallory Weiss
Hội chứng này thường xảy ra khi có vết rách ở đường nối giữa cổ họng và dạ dày( thực quản). Lớp
rách niêm mạc này thường gây chảy máu rất nhiều và biểu hiện là triệu chứng nôn ra máu. Nguyên
nhân thường gặp là do uống rượu quá nhiều và thường xuyên nôn mửa.
• Stress kéo dài, căng thẳng, lo âu: Stress là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng gia tăng tiết acid
dịch vị dạ dày và làm nặng thêm tình trạng viêm lt.
• Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản gây xuất huyết.Tình trạng này nguyên nhân thường do các bệnh lý gan
nặng chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch cửa dẫn tới nơn ra máu dữ dội, có biểu hiện có sốc do mất máu.
• Chế độ ăn uống khơng hợp lý, sử dụng nhiều chất kích thích: Các chất kích thích điển hình là rượu
bia làm gia tăng nguy cơ chảy máu thậm chí là thủng dạ dày.
• Các bệnh lý về sinh lý mạch máu
Triệu chứng lâm sàng
- Nôn ra máu, đại tiện phân đen hoặc ỉa máu nâu đỏ trong trường hợp chảy máu nhiều

- Mạch nhanh, huyết áp có thể tụt và có thể có dấu hiệu sốc do mất máu. Da xanh, niêm mạc
nhợt. Có thể có các biểu hiện của mất máu cấp tính: chống hoặc ngất
- Đau vùng thượng vị
- Tiền sử loét dạ dày, tá tràng( đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua tái phát thành đợt), tiền sử XHTH


cao
- Cảm giác cồn cào, nóng bỏng, mệt khó tả sau khi uống Aspirin, hay Cocticoit
Trong thực tế khoảng 15-20% bệnh nhân XHTH do loét dạ dày, tá tràng mà k có tiền sử dạ dày,
tá tràng hoặc đau vùng thượng vị khi bị XHTH
- Thăm khám lâm sàng k có biểu hiện triệu chứng bệnh lý gan mật như: vàng da, cổ trướng, lách
to, tuần hoàn bàng hệ, phù chân
Câu 16: Trình bày triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của hội chứng thận hư
Triệu chứng lâm sàng
1. Phù (triệu chứng gặp hầu hết ở bệnh nhân thận hư)
- Đầu tiên là ở mặt và hai chân sau đó phù tồn than với mức độ nhiều hoặc rất nhiều ( có thể kèm
dịch đa màng)
- Tính chất phù: Phù trắng, mềm, ấn lõm, khơng đau
- Đơi khi có thể có phù não
2. Tiểu ít
- Tiểu ít, lượng nước tiểu <500ml/24h
- Nước tiểu trắng đục, có nhiều bọt do chứa nhiều đạm, mỡ, tế bào
3. Tăng huyết áp, đái máu, suy thận cấp (thường vi thể)
4. Triệu chứng toàn than không đặc hiệu: mệt mỏi, chán ăn, xanh xao
Cận lâm sàng
1. Xét nghiệm nước tiểu
-

Lấy nước tiểu sáng sớm lúc ngủ dậy
Protein niệu cao: >3,5g/24h/1,73m2: có thể thấy rất cao có khi đến 30-40g/h

Có thể thấy trụ mỡ trong nước tiểu
Có thể tính tỷ lệ protein/ creatinin trong mẫu bất kì vì có tương quan với lượng protein niệu 24h
1 số bệnh nhân có hồng cầu và trụ (trụ trong, trụ hạt, trụ mỡ,…) trong nước tiểu; Na niệu giảm,
có thể < 20mEq/ l

2. Xét nghiệm máu
-

Protein máu giảm dưới 60g/lít
Albumin máu giảm dưới 30g/l. Albumin máu thường giảm nặng ở bệnh nhân có phù to tăng
nhanh
Điện di thường thấy tăng tỷ lệ alpha2- globulin

3. Lipid máu rối loạn: triệu chứng thường gặp ở ở bệnh nhân thận hư điển hình:
-

Tăng cholesterol và triglyceride máu, thành phần HDL-C thường ở giới hạn bình thường hoặc
giảm


4.
5.
-

Tình trạng rối loạn lipid máu thường được điều chỉnh khi HCTH hồi phục
Rối loạn điện giải: hay gặp là hiện tượng giảm Na máu (do thừa nước hay phù to)
Công thức máu
Chỉ số hồng cầu, hemoglobin, hematocrit thường giảm
Máu lắng tăng. Một số t/h tăng số lượng tế bào máu do hiện tượng cô đặc máu ( nhất là nhóm bn
có thay đổi tối thiểu cầu thận)


Câu 17: Trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của bệnh thận mạn?
Nguyên nhân gây bệnh thận mãn tính:


Đái tháo đường



Tăng huyết áp



Viêm cầu thận



Viêm bể thận



Viêm thận kẽ, viêm ống thận và các cấu trúc xung quanh



Bệnh thận đa nang



Tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài, do tuyến tiền liệt mở rộng, sỏi thận và một số bệnh ung

thư,..

Triệu chứng bệnh thận mạn tính:
Bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính thường khơng có các triệu chứng lâm sàng rõ rệt khi bệnh ở giai
đoạn đầu, khi đã xuất hiện triệu chứng là lúc bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Một số triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính:


Chán ăn, buồn nơn, nơn mửa



Đi tiểu nhiều



Mệt mỏi hoặc khó thở



Ngủ kém



Da khơ và ngứa, tình trạng ngứa kéo dài



Bị chuột rút, co giật cơ bắp




Đau thắt ngực



Sụt cân khơng rõ lý do



Phù



Tổn thương xương: lỗng xương, loạn dưỡng xương




Xuất huyết dạ niêm, giảm tạo máu đông



Tăng huyết áp

Câu 18: Trình bày nguyên nhân gây thiếu máu?
Khi cơ thể không đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết hoặc máu bị mất quá nhiều, cơ thể không
sản xuất đủ. Hoặc do cơ quan sinh máu là tuỷ xương bị giảm khả năng sinh hồng cầu, không thể đáp
ứng lại được nhu cầu tăng sản xuất hồng cầu, khi đó xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm
của thiếu máu.

Câu 19: Trình bày triệu chứng lâm sàng của THIẾU MÁU? (tr400.P2)
Triệu chứng cơ năng:
- Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, hay bị hoa mắt, chóng mặt nhất là khi thay đổi tư thế như đang ngồi đứng
dậy nhanh.
- Cảm thấy khó thở: biểu hiện nhẹ là chỉ xảy ra khi gắng sức, đi lại nhiều; biểu hiện nặng là khó thở
thường xuyên.
- Cảm giác đánh trống ngực nhất là khi làm việc nặng.
Triệu chứng thực thể:
Da xanh, niêm mạc nhợt, gan bàn tay trắng, móng tay khum, tóc khơ dễ gãy; ở phụ nữ có thể có rối
loạn hay mất kinh nguyệt.
Tuỳ theo nguyên nhân thiếu máu mà có thể biểu hiện:
- Sốt, rét run từng cơn hay sốt liên tục trong tan máu, sốt rét, lơ xê mi.
- Bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm trùng nặng, có thể kèm loét họng trong trường hợp thiếu máu do lơ
xê mi hay suy tuỷ.
- Có thể có vàng da và niêm mạc, nước tiểu vàng sẫm trong tan máu.
- Có thể có dị dạng mặt, sọ, lách to, trong thiếu máu tan máu bẩm sinh(bệnh huyết sắc tố).
- Có thể có xuất huyết trong những trường hợp thiếu máu có kèm giảm tiểu cầu (lơ xê mi cấp hay suy
tuỷ xương).
- Có thể có phù: thường gặp trong thiếu máu dinh dưỡng và thiếu máu suy thận.
Câu 20:Trình bày triệu chứng lâm sàng của xuất huyết giảm tiểu cầu
-

Hội chứng xuất huyết:

+ Bệnh nhân thường xuất huyết tự nhiên dưới da đa hình thái (dạng chấm, nốt, mảng hoặc đám xuất
huyết), đa lứa tuổi (màu sắc xuất huyết thay đổi theo thời gian: Đỏ, tím, xanh, vàng sau đó mất đi
không để lại dấu vết)


+ Ở niêm mạc: máu chân răng, chảy máu mũi, củng mạc mắt.

+ Nội tạng: xuất huyết tiêu hóa (nơn ra máu, đi ngoài phân đen), đường tiết niệu ( đi tiểu ra máu…), tử
cung ( rong kinh), não- màng não...
-

Hội chứng thiếu máu: Có thể gặp và mức độ thiếu máu tương xứng với mức độ xuất huyết.

-

Gan, lách, hạch ngoại vi không to

Câu 21: Triệu chứng lâm sàng của BaseDow
- Bướu cổ :
+ Trường hợp điển hình, bướu giáp thường thấy >90% các trường hợp. Khoảng <10% không
sờ thấy tuyến giáp.
+ Bướu loại lan toả, thuỳ phải thường lớn hơn thuỳ trái, mật độ hơi chắc, căng, sờ nắn khơng
đau, da vùng tun giáp bình thường. Bướu thường to độ II (70,62%) độ III ít gặp.
+ Bướu mạch: sờ thấy rung mưu. Nghe có tiếng thổi rõ nhất vùng cực trên của tuyến giáp,
đơi khi có thể nghe thấy tiếng thổi liên tục.
- Bệnh Lý mắt: biểu hiện mắt sáng, có cảm giác cộm như có bụi trong mắt hoặc chảy nước
mắt, nặng hơn có thể lồi mắt. Thường phù nề mi mắt, xạm da quanh hố mắt…
+ Dấu hiệu biểu hiện bệnh lý mắt basedow:
• Dấu hiệu Von graefe: mất phối hợp hoạt động sinh lý giữa nhãn cầu và mi khi nhìn
xuống ta thấy liềm củng mạc lộ ra
• Dấu hiệu Dalrymple: khe mi mắt mở rộng do co cơ nâng mi trên.
• stellwag: mi trên co, ít chơp mắt.
• Moebius: mất độ hội tụ nhãn cầu.
- Tim Mạch: là biểu hiện chủ yếu của nhiễm độc giáp nhưng có biểu hiện đa dạng:

Dấu hiệu cơ năng: hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác tức nặng ngực, tức ngực
hoặc đau ngực không rõ ràng, đôi khi có biểu hiện khó thở



Dấu hiệu thực thể:

+ Nhịp tim nhanh: là triệu chứng xuất hiện sớm, nhanh thường xuyên cả lúc ngủ, mạch
nhanh có thể tới 140 lần/ 1 phút.
+ Dấu hiệu kích động mạch máu: mạch căng, nẩy mạnh, đập rõ, rõ nhất là vùng động
mạch cảnh, động mạch chủ bụng, mỏm tim đập mạnh có thể nhìn rõ trên lồng ngực.


+ Huyết áp tâm thu tăng nhẹ, huyết áp tâm trương bình thường.
- Hội chứng cường giáp:
+ Dễ kích thích thần kinh : bệnh nhân dễ nóng giận, dễ cảm xúc, nói nhiều , vận động nhiều
nhưng mau mệt, dễ lo âu sợ sệt đôi khi không tập trung được mất ngủ, run tay, yếu cơ và teo cơ
là những dấu chứng thuộc thần kinh cơ do nhiễm độc giáp, run thường ưu thế ở đầu ngón tay.
+ Rối loạn thần kinh thực vật: mặt phừng đỏ, da nóng và ẩm, có cơn tiết mồ hơi thường xảy ra,
rối loạn nhiệt về mùa đông và khát nước bất thường.
+ Dấu hiệu tiêu hoá : Ăn nhiều, ăn ngon miệng nhưng đôi lúc chán ăn. buồn nôn hay nôn, tăng
nhu động ruột gây tiêu chảy hay đại tiện nhiều lần
+ Dấu hiệu tăng chuyển hố : Gầy, khó chịu nóng và dễ chịu lạnh. Chuyển hoá cơ bản tăng
+ Dấu hiệu tim mạch: thường mạch nhanh, tăng hơn khi gắng sức hoặc xúc động mạnh. Có khi
loạn nhịp. suy tim có thể xuất hiện: hồi hộp, mệt ngực..
+ Rối loạn sinh dục: Phụ nữ có thể rối loạn kinh nguyệt. Đàn ông có thể liệt dương.
+ DẤu hiệu da, lông, tóc, móng: Da mỏng mịn và hồng, nóng ẩm; có hồng ban. Lơng tóc mảnh,
khơ, dễ gãy. Móng tay dễ gãy. Phù niêm trước xương chày.
- Biểu hiện ngoại biên: Đầu các ngón chân ngón tay biến dạng hình dùi trống, liên quan đến
màng xương, có thể có phản ứng tổ chức mềm. ngồi ra có dấu chứng tiêu móng tay. một số dấu
hiệu các bệnh lí tự miễn phối hợp khác đi kèm như suy vỏ thượng thận, suy phó giáp, tiểu
đường, nhược cơ nặng, trong bối cảnh bệnh đa nội tiết tự miễn
Câu 22: Trình bày triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường.

− Triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường typ 1 và đái tháo đường typ 2 là như nhau.
▪ Đái nhiều: do đường máu tăng cao quá ngưỡng bài tiết của thận nên được đào thải
qua nước tiểu. Đó là một loại lợi tiểu thẩm thấu làm bệnh nhân đái nhiều, có thể tới
5 – 7 lít/24 giờ.
▪ Uống nhiều: do đái nhiều, bệnh nhân mất nước nên rất khát, phải uống rất nhiều,
thường là thích nước ngọt.
▪ Gầy nhiều
Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1:
+ Bắt đầu <30 tuổi,
+ Do tụy không thể sản xuất insulin nên glucose không được vận chuyển vào bên trong tế
bào, dẫn tới tình trạng thiếu năng lượng. Vì vậy, cơ thể tăng dị hóa protid, lipid để đảm
bảo cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động của các tế bào, dẫn tới giảm khối cơ và tổ
chức mỡ dưới da. Ngoài ra người bệnh còn gầy do mất nước. Người bệnh có thể sút 5 –
10kg trong vịng vài tháng.


+ Thể trạng trung binh hoặc gầy.
+ Tiền sử gia đình: có người bị đái tháo đường hoặc các bệnh lý tự miễn dịch.
+ Xét nghiệm: HLADR3 – DR4(+), KT kháng đảo tụy (++), định lượng insulin máu thấp
hoặc bằng 0, Test Gluccagon ( 6 phút sau tiêm, peptit -C <0.3 nmol/l )
Đối với các trường hợp đái tháo đường typ 2:
+ Do tụy vẫn sản xuất insulin nhưng không đáp ứng đủ cho việc vận chuyển glucose trong
cơ thể nên việc giảm cân diễn ra từ từ, không dễ nhận thấy.
+ Ăn nhiều: có một số trường hợp, bệnh nhân ln có cảm giác đói nên ăn rất nhiều.
+ Mệt mỏi: do glucose không được vận chuyển vào tế bào, hoặc việc vận chuyển glucose
vào tế bào không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động dẫn tới tình trạng tế bào thiếu năng
lượng hoạt động. Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức.
+ Người lớn > 30 tuổi.
+ Thể trạng béo( hay gặp kiểu nam).
+ Tiền sử: đái thao đường thai kì ở nữ.

+ Xét nghiệm: HLADR3/DR4(-), kháng thể kháng đảo tủy (-), Test Gluccagon: Peptid-C > 1
nmol/l.
Ngoài ra, người bệnh cịn có một số triệu chứng khác như: ngứa, cảm giác tê bì ở tay
và chân, giảm thị lực, khô da, xét nghiệm: HLADR3/DR4(-)KT kháng đảo tụy (-), bệnh lý tủy,
… Những triệu chứng này thường là các biến chứng của bệnh đái tháo đường
Câu 23. Trình bày biến chứng của đái tháo đường?
* Biến chứng cấp tính:
- Hơn mê nhiễm toan ceton
Hơn mê toan ceton là biến chứng cấp tính của bệnh ĐTĐ có nguy cơ từ vong cao. Nguyên nhân chính
là do tăng các hormon gầy tăng ĐH và thiếu hụt insulin làm tăng sản xuất glucose tại gan, giảm chuyển
hoá glucose, tăng lý giải lipid tăng tổng hợp thể ceton gây toan ceton. Hậu quả cuối cùng dẫn tới tình
trạng lợi tiểu thẩm thấu gây ra tình trạng mất nước và điện giải, toan chuyển hố máu.
-Hơn mê tăng áp lực thẩm thấu.
Là biến chứng chuyển hóa cấp tính thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 do tình trạng
đường máu tăng rất cao, mất nước nặng do tăng đường niệu và lợi tiểu thẩm thấu gây ra tình trạng mất
nước. Khi áp lực thẩm thấu > 320 – 330 mOsm/kg, nước sẽ bị kéo ra khỏi các neuron hệ thần kinh
trung ương gây ra tình trạng lú lẫn, hơn mê.
*Biến chứng mạn tính:
● Biến chứng vi mạch: tổn thương dày màng đáy các vi mạch và gây dễ vỡ các thành mạch. Chính vì
vậy làm chậm dịng chảy các mạch máu gây tăng tính thẩm mao mạch.
♧ Biến chứng võng mạc ĐTĐ: thường xuất hiện sau 5 năm ở ĐTĐ type 1 và ở tất cả các bệnh nhân
ĐTĐ type 2, có hai thể bệnh võng mạc chính:


+ Bệnh võng mạc không tăng sinh.
+ Bệnh võng mạc tăng sinh.
- Đục thuỷ tinh thể: do tăng glucose do đó tăng tạo sorbitol thay đổi tính thẩm thấu thuỷ tinh thể xơ hoá
thuỷ tinh thể gây đục thuỷ tinh thể. Có 2 thể:
+ Thể dưới vỏ: tiến triển nhanh cả 2 mắt → hình ảnh bơng tuyết dưới vỏ thuỷ tinh thể.
+ Thể lão hoá: thường gặp ở người lớn, ở nhân thuỷ tinh thể.

- Glaucoma: xảy ra ở 6% BN ĐTĐ, thường là Glaucoma góc mở. Glaucoma góc đóng ít gặp, gặp trong
trường hợp có tân mạch ở mống mắt.
♧ Biến chứng thận:
- Bệnh cầu thận ĐTĐ: tổn thương cầu thận có 2 dạng xơ hóa ổ hoặc lan tỏa hoặc phối hợp .
- Các biến chứng thận khác:
+ Viêm hoại tử đài bể thận: ít gặp. Các biểu hiện gồm sốt, đau thắt lưng,đái mủ, thậm chí đái ra nhú
thận.
+ Tổn thương thận mất bù sau tiêm thuốc cản quang trong các thủ thuật như chụp UIV, chụp mạch có
thể gây suy thận cấp.
● Bệnh lý mạch máu lớn:
- Bệnh lý mạch vành
- Tăng HA
- Bệnh mạch máu ngoại biên
- Biến chứng thần kinh
- Tiết niệu - sinh dục:
+ Đờ bàng quang. Điều trị bằng các thuốc chẹn a giao cảm và phục hồi chức năng
+ Liệt dương ở nam giới.
-

Tim mạch:

+ Hạ huyết áp tư thế. Rối loạn nhịp tìm (nhịp nhanh)
+ Ngừng tim gây đột tử
– Biến chứng xương và khớp:
+ Bệnh lý bàn tay ở người ĐTĐ trẻ tuổi: tay cứng dần do co kéo da ở phía trên khớp. Thường xảy ra ở


những BN ĐTĐ type 1 sau khi bị bệnh 5 – 6 năm. Nguyên nhân do biến đổi (đường hoá) các collagen
và các protein khác ở mô liên kết.
+ Gãy Dupuytren: các cân ở gan bàn tay dày thành nốt, gây biến dạng như vuốt thủ.

+ Mất chất khoáng xương
-

Bàn chân người ĐTĐ:

+ Bệnh lý bàn chân của người ĐTĐ là biến chứng hay gặp và là nguyên nhân dẫn tới cắt cụt và tử vong
cao ở BN ĐTĐ. Trong bệnh lý bàn chân vai trò của biến chứng TK ngoại vi, bệnh lý mạch máu ngoại
vi và nhiễm trùng ln gắn bó mật thiết với nhau.
+ Tổn thương bàn chân bắt đầu ở những ngón chân, ơ mơ ngón bị mất cảm giác, đặc biệt những nơi
ngón đã bị biến dạng và/hoặc thiếu máu.Những ngón chân dễ bị chấn thương, dễ hình thành những cục
chai, ổ loét, nhiễm trùng và hoại thư. Tổn thương thần kinh gây giảm tiết mồ hối và khô da, làm da
người bệnh dễ nứt nẻ, loét và hoại tử.
-

Các biến chứng nhiễm khuẩn (hay gặp):

+ Da, niêm mạc: mụn nhọt, viêm cơ, hậu bối, viêm lợi, rụng răng.
+ Phổi: lao phổi hay gặp, viêm phổi - áp xe phổi.
+ Tiết niệu - sinh dục (nặng khi phối hợp biến chứng TK thực vật bàng quang).
Câu 24: Trình bày chẩn đốn xác định viêm khớp dạng thấp?
Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Mỹ ACR–1987:
1. Thời gian cứng khớp buổi sáng kéo dài trên một giờ.
2. Viêm ít nhất 3 trong số 14 khớp sau: ngón gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón
chân (hai bên), thời gian diễn biến ít nhất phải 6 tuần.
3. Trong số khớp viêm có ít nhất một khớp thuộc các vị trí sau: ngón gần, bàn ngón tay, cổ tay.
4. Có tính chất đối xứng.
5. Hạt dưới da.
6. Yếu tố dạng thấp huyết thanh (Kĩ thuật đạt độ đặc hiệu 95%) dương tính.
7. X quang điển hình ở khối xương cổ tay (hình ảnh bào mịn, mất chất khống đầu xương).
Chẩn đốn xác định khi có ít nhất 4 trong số 7 yếu tố và thời thời gian diễn biến của viêm khớp ít

nhất phải 6 tuần.
Câu 25: Trình bày triệu chứng và xử lí sốc phản vệ ( phản vệ độ 3)?











Triệu chứng : biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức nặng hơn như:
Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản…
Thở: thở nhanh, khị khè, tím tái, rối loạn nhịp thở…
Rối loạn ý thức: vật vã,hôn mê, co giật, rối loạn cơ trịn…
Tuần hồn: Sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp..
Xử lí sốc phản vệ
Ngay lập tức ngừng tiêm truyền hóa chất hoặc các sản phẩm sinh học.
Tiêm ngay adrenalin : là thuốc quan trọng nhất
Sau khi tiêm bắp >2 lần huyết áp không lên, các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên:
+ Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm adrenalin dung dịch
1/10.000 (1 ống adrenalin 1mg pha với 9ml nước cất thành dung dịch pha loãng 1/10).
Liều adrenalin tiêm tĩnh mạch chậm trong cấp cứu phản vệ chỉ bằng 1/10 liều adrenalin
trong cấp cứu ngừng tuần hoàn. Liều dùng như sau:
● Người lớn: 0,5-1ml (dung dịch pha loãng 1/10.000) tiêm trong 1 đến 3 phút, sau 3 phút
có thể tiêm nhắc lại lần 2 hoặc lần 3 nếu mạch và huyết áp chưa lên. Chuyển ngay sang
truyền tĩnh mạch liên tục khi đã thiết lập được đường truyền tĩnh mạch.
● Trẻ em: khơng áp dụng tiêm tĩnh mạch chậm.


+ Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch: truyền tĩnh mạch liên tục adrenalin pha với nước
muối natriclorua 0,9% cho bệnh nhân kém đáp ứng với tiêm bắp trước đó và đã được
truyền đủ dịch. Bắt đầu liều truyền 0,1µg/kg/phút, cứ 3-5 phút điều chỉnh liều adrenalin
tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
− Các biện pháp khác tùy điều kiện( không thể thay thế được ADRENALIN)
+ Khai thông đường thở, đảm bảo hô hấp: thở oxy, thơng khí.
+ Truyền tĩnh mạch natriclorid 0,9%
● Người lớn: truyền nhanh 1-2 lít, có thể nhắc lại nếu cần thiết.
● Trẻ em: truyền nhanh 10-20mg/kg trong 10-29 phút đầu, có thể nhắc lại nếu huyết
áp chưa lên.
+ Methylprednisolon :1-2mg/kg ở người lớn, tối đa 50mg ở trẻ em hoặc hydrocortison
200mg ở người lớn, tối đa 100mg ở trẻ em, tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở tuyến cơ
sở).
+ Kháng histamin H1 như Diphenhydramin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch: người lớn 25-50mg
và trẻ em 10-25mg.
+ Salbutamol xịt
Chuyển đơn vị cấp cứu hồi sức nếu huyết động và hô hấp không ổn định.




×