1
HỘI CHỨNG VÀNG DA TẮC MẬT
I. Giải phẫu đường mật
Đường mật được chia thành đường mật trong gan và đường mật ngoài gan.
1. Đường mật trong gan : bắt đầu từ các vi quản mật. Vi quản mật là những ống nhỏ chạy trong
khe giữa 2 hàng tế bào gan tiếp giáp nhau. Chúng chính là khoang gian bào giãn rộng. Khi 2
hàng tế bào tiếp giáp nhau, quãng giữa tế bào hơi lóm về mỗi phía, màng dày lên và tạo thành vi
quản mật.
Vi quản mật nhận mật từ tế bào gan tiết ra và dẫn mật theo hướng từ trung tâm ra ngoại vi tiểu
thuỳ gan.
Vi quản mật tiếp nối với các ống mật trung gian (tiểu quản mật) để đến ống mật ở khoảng cửa.
Các ống mật tập trung lại, to dần và cuối cùng tạo thành 2 ống gan đổ ra ngoài.
Vi quản mật
↓
Tiểu quản mật
↓
Ống mật trong tiểu thuỳ
↓
Ống mật gian tiểu thuỳ
↓
Ống gan
Vi thể đường mật trong gan
1. Các vi quản mật 2. Các tiểu quản mật
2. Đường mật ngoài gan
2
* Đường mật chính
Ống gan là đoạn đầu tiên của đường mật ngoài gan. Ống gan phải nhận mật từ thuỳ phải và
một phần nhỏ thuỳ đuôi. Ống gan trái nhận mật từ thuỳ trái, truỳ vuông và phần lớn thuỳ đuôi.
Ống gan phải và ống gan trái nhập lại thành ống gan chung ở ngay trước chỗ chẽ đôi của tónh
mạch cửa.
Ống gan chung dài khoảng 2 – 4 cm, đường kính khoảng 5mm, khi đến bờ trên tá tràng thì có
ống túi mật nhập vào, tạo thành ống mật chủ.
Ống mật chủ (Choledoque) đi tới nhú tá lớn. Đường đi của ống mật chủ chia làm 4 đoạn :
- Đoạn trên tá tràng : nằm trong cuống gan.
- Đoạn sau tá tràng : là đoạn có đường kính rộng nhất (5 – 6 mm).
- Đoạn sau tụy.
- Đoạn trong thành tá tràng : có ống t chính (Wirsung) đổ chung vào bóng Vate. Bóng Vate
là đoạn hẹp nhất của đường mật ngoài gan (đường kính 3 mm) nên sỏi hay tắc lại ở đây.
* Đường mật phụ
Túi mật làm nhiệm vụ dự trữ mật. Túi mật nằm ép sát mặt dưới gan trong hố túi mật, dài 8 –
10 cm. Chia làm 3 phần :
- Đáy túi mật : xuất chiếu ra ngoài thành điểm túi mật.
- Thân túi mật.
- Cổ túi mật : ở giữa phình to thành bể Harmann. Phía trên bể là hạch Mascagni.
Ống túi mật : dài 3 – 4 cm, bên trong có van xoáy ốc Hetster. Đường kính ở đầu là 2,5 mm, ở
cuối khoảng 4 – 5 mm.
II. Dòch mật và sinh lý dòch mật
Mật trong gan có màu vàng tươi, trong túi mật thì đặc hơn, có màu vàng nâu. Thành phần của
dòch mật gồm có :
- Nước
- Cholesterol
- Muối mật
- Lecithin
- Sắc tố mật (Bilirubin - D)
- Acid béo
- Ion vô cơ (Na
+
, K
+
, Cl
-
, Ca
2+
, HCO
3
-
)
Lượng dòch mật tiết ra trong ngày khoảng 600 – 1200 ml, tác dụng chính của dòch mật là
- Nhũ tương hoá lipid
- Hoạt hoá lipase – enzym tiêu hoá lipid.
- Tạo điều kiện để thành ruột hấp thu lipid.
3
* Cơ chế tạo muối mật
các acid mật tiên phát
các acid mật liên hợp
các acid mật thứ phát
* Sắc tố mật :
Bilirubin là yếu tố tạo cho dòch mật có màu vàng, vì vậy còn gọi là sắc tố mật. Bilirubin
được hình thành do sự thoái biến hemoglobin ở hệ võng nội mô (tại gan và ngoài gan). Có 2
loại bilirubin :
- Bilirubin tự do (hay bilirubin gián tiếp) : không tan được trong nước, không qua được
màng siêu lọc của cầu thận do phân tử bilirubin gắn với albumin vận chuyển có khối lượng
phân tử lớn. Muốn đònh lượng được bilirubin tự do, cần phải hoà tan nó trong một dung môi
hữu cơ (như cafein) để tách albumin này ra.
- Bilirubin liên hợp (bilirubin trực tiếp) : là phân tử bilirubin được liên hợp với 2 phân tử
glucuronat. Phản ứng này có sự xúc tác của enzym glucuronyl transferase. Do không gắn với
protein, bilirubin liên hợp tan được trong nước, qua được màng lọc cầu thận.
Giá trò bình thường của xét nghiệm đònh lượng bilirubin :
- Bilirubin – T (total) < 17µmol/l
- Bilirubin – D (direct) < 5µmol/l
- Khi bilirubin – T tăng > 42,5µmol/l là bệnh lý.
Khi ở nồng độ cao hơn bình thường trong máu, bilirubin ngấm vào tổ chức da, niêm mạc gây
nên triệu chứng vàng da, vàng niêm mạc.
4
* Cụ cheỏ taùo saộc toỏ maọt
5
* Điều hoà bài tiết dòch mật
Điều hoà bài tiết dòch mật ở gan chủ yếu do cơ chế thể dòch. Nồng độ acid mật về gan (trong
máu tónh mạch cửa) càng cao, thì gan tiết mật vào hệ thống đường dẫn mật càng nhiều, và sự sản
xuất mật ở tế bào gan lại giảm. Ngoài ra, gan cũng tiết mật khi có kích thích của thức ăn theo cơ
chế phản xạ, mà đường ly tâm là dây X và dây thần kinh tạng.
Điều hoà bài tiết dòch mật ở túi mật tuân theo cơ chế thần kinh và thần kinh – thể dòch.
SƠ ĐỒ ĐIỀU HOÀ BÀI TIẾT DỊCH MẬT QUA TÚI MẬT
(CCK-PZ : Cholescystokynin - pancreozymin)
- Dây X có tác động làm giãn cơ Oddi, co cơ túi mật.
- Thần kinh giao cảm có tác động làm co cơ Oddi, giãn cơ túi mật.
- Một số hormon khác (seccretin, gastrin), thức ăn (lòng đỏ trứng, sữa, mỡ, thòt …), hoá chất
(MgSO
4
) gây co bóp túi mật mạnh.
IV. Nguyên nhân gây vàng da
Theo phân loại cổ điển, triệu chứng vàng da được chia ra làm 3 nhóm nguyên nhân :
- Vàng da trước gan : gồm các nguyên nhân gây tan máu, tăng thoái biến Hb thành bilirubin tự
do.
+ Thiếu máu huyết tán bẩm sinh
+ Sốt rét
+ nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết
+ truyền máu khác nhóm
+ nhiễm độc một số hoá chất (sulfamid, phenylhydrazin …)
- Vàng da tại gan : do gan bẩm sinh đã thiếu các enzym chuyển hoá bilirubin, hoặc do nhu mô
gan bò tổn thương, mất khả năng liên hợp bilirubin.
+ Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh
+ Bệnh vàng da di truyền Gilbert
+ Viêm gan, đặc biệt là viêm gan virus
- Vàng da sau gan : gồm các nguyên nhân gây tắc mật, dòch mật bò ứ lại thấm qua thành mạch
vào máu. Đây là nhóm nguyên nhân gây hội chứng vàng da tắc mật.
6
Bilirubin tự do Bilirubin liên hợp Bilirubin niệu
Trước gan
↑↑↑
↑ hoặc ⊥ (-)/(+)
Tại gan
↑↑ ↑↑
(+)/(-)
Sau gan
↑ hoặc ⊥
↑↑↑
(+)
V. Nguyên nhân gây hội chứng vàng da tắc mật
- Sỏi mật các loại.
- U đầu tụy.
- K đường mật (Cholangiome).
- K tế bào gan (hepatome).
- U bóng Vate.
- Viêm, chít hẹp cơ thắt Oddi.
- Sẹo gây hẹp sau phẫu thuật vào đường mật.
- Hạch cuống gan đè ép vào ống mật chủ.
- Giun chui ống mật.
- Teo đường mật bẩm sinh.
- Nang ống mật chủ.
…
V. Triệu chứng lâm sàng
1. Vàng da, vàng niêm mạc.
Tuỳ theo lượng mật ứ ít hay nhiều mà vàng da rõ hoặc chỉ phớt vàng.
Cần khám ở các vò trí :
+ Da : vàng rõ thì vùng da bình thường cũng thấy. Nếu vàng nhẹ thì cần khám ở những vùng
da ít sắc tố để thấy rõ hơn (lòng bàn tay, bàn chân).
+ Củng mạc mắt.
+ Niêm mạc dưới lưỡi.
Cần hỏi về diễn biến của vàng da : vàng da từng đợt trong sỏi ống mật chủ, vàng da tăng dần
trong u đầu tụy, K đường mật.
2. Nước tiểu vàng
Nước tiểu để lại màu vàng trên nền vải trắng, nếu nặng thì thấy rõ nước tiểu có màu như nước
vối đặc.
3. Phân bạc màu : màu phân như matit, nếu điển hình là trắng như phân cò.
4. Rối loạn tiêu hoá : tiêu chảy, phân nhiễm mỡ .
7
5. Các triệu chứng do nhiễm độc muối mật
- Ngứa (muối mật lắng đọng ở tổ chức dưới da).
- Mạch chậm (muối mật ức chế khả năng phát nhòp của nút xoang nhó).
6. Đau bụng : tuỳ theo nguyên nhân mà có thể có đau bụng hoặc không. Thường đau vùng hạ
sườn phải hoặc trên rốn.
7. Khám thấy :
- Gan to.
- Túi mật căng to, tròn, nhẵn, ấn đau, di động theo nhòp thở.
- Trong u đầu tụy có thể sờ thấy khối u to, chắc ở vùng trên rốn, không di động.
- Nang ống mật chủ : sờ thấy khối mềm vùng hạ sườn phải.
VI. Triệu chứng cận lâm sàng
1. Sinh hoá máu
- Bilirubin – T ↑ , Bilirubin – D ↑
- ALP ↑
- GOT, GPT ↑
- Cholesterol ↑
- Amylase ↑
2. Sinh hoá nước tiểu và phân
- Bilirubin niệu (+)
- Urobilin giảm hoặc mất.
- Xuất hiện muối mật trong nước tiểu.
- Stercobilin trong phân giảm.
3. X quang
- X quang ổ bụng không chuẩn bò : có thể thấy sỏi mật cản quang (hình tròn, đồng tâm, nằm
trước cột sống trên phim nghiêng).
SỎI CẢN QUANG TRONG CHỤP BỤNG KHÔNG CHUẨN BỊ
8
SỎI CẢN QUANG TRONG CHỤP BỤNG KHÔNG CHUẨN BỊ
- Chụp đường mật có uống thuốc cản quang iod + glucuronat. Thuốc bài tiết qua đường mật sau
14 giờ. Bình thường trên phim chỉ thấy hình ảnh túi mật, không thấy các đường mật khác trong
và ngoài gan. Có thể thấy sỏi túi mật.
1 2
CHỤP CẢN QUANG TÚI MẬT ĐƯỜNG UỐNG
1. Bình thường
2. Sỏi túi mật
9
- Chụp đường mật cản quang qua đường tónh mạch : thuốc cản quang có iod được tiêm qua tónh
mạch, hấp thu vào gan và thải trừ qua đường mật. Có thể thấy được toàn bộ đường mật trong và
ngoài gan. Chỉ làm được khi chức năng gan bình thường.
- Chụp đường mật xuyên gan qua da (percutaneous transhepatic cholangiography - PTC)
Chọc kim xuyên qua da và nhu mô gan tới đường mật. Có thể dùng để dẫn lưu giảm áp đường
mật tạm thời. Có thể gây biến chứng : chảy máu, thấm mật phúc mạc, VPM mật. Chỉ làm được
khi đường mật giãn.
CHỤP ĐƯỜNG MẬT XUYÊN GAN QUA DA
- Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi ống mềm đường tiêu hoá (endoscopic retrograde
cholangiopancreatography - ERCP). Bằng phương pháp này có thể can thiệp gắp sỏi.
HÌNH ẢNH SỎI TÚI MẬT
(GALLSTONE
-
GS)
TRONG CHỤP CẢN QUANG ĐƯỜNG MẬT,
THUỐC CẢN QUANG ĐƯA QUA TĨNH MẠCH
10
1 2
CHỤP MẬT TỤY NGƯC DÒNG QUA NỘI SOI ỐNG MỀM ĐƯỜNG TIÊU HÓA
1. Sỏi ống mật chủ
2. Can thiệp gắp sỏi
- Siêu âm gan mật : có thể thấy các hình ảnh
+ Kích thước gan to hơn bình thường.
+ Đường mật giãn.
+ Túi mật căng to, thành dày.
+ Hình tăng âm có bóng cản nằm trong đường mật (sỏi mật).
+ Kích thước đầu tụy to ra (u đầu tụy).
1 2 3
HÌNH ẢNH SIÊU ÂM
1. Đường mật giãn do sỏi
2. Hình ảnh sỏi túi mật với bóng cản
3. U đầu tụy
11
- CT scanner : có giá trò để chẩn đoán giãn đường mật trong và ngoài gan, thấy được nguyên
nhân gây tắc mật (sỏi, u tụy, nang ống mật chủ …).
1 2
HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
1. Sỏi túi mật
2. U tụy
- MRI : chụp đường mật cộng hưởng từ (MRCP) với Gadolinium có giá trò rất cao trong chẩn
đoán sỏi đường mật.
SỎI TÚI MẬT QUA ẢNH CHỤP MRI
- Thông tá tràng : có thể chẩn đoán sơ bộ vò trí tắc trên đường mật ngoài gan. Ví dụ :
+ Không lấy được mật B : tắc ở ống túi mật hoặc cổ túi mật.
+ Không lấy được mật A, B và C : tắc ở ống mật chủ.
12
VII. Chẩn đoán
1. Chẩn đoán hội chứng vàng da tắc mật
- Da, niêm mạc vàng.
- Phân bạc màu.
- Khám thấy túi mật căng to.
- Bilirubin – T
↑
↑↑
↑
, Bilirubin – D
↑
↑↑
↑
- Bilirubin niệu (+), xuất hiện muối mật trong nước tiểu.
- Siêu âm, X quang, CT : hình ảnh đường mật giãn, có thể thấy nguyên nhân gây tắc mật (sỏi
mật khối u, nang …)
2. Chẩn đoán phân biệt
- Uống Quinacrin
+ Có vàng da nhưng không vàng niêm mạc.
+ Bilirubin máu bình thường.
- Nhiễm sắc tố vàng (Caroten)
+ thường chỉ vàng ở lòng bàn tay, bàn chân. Những vùng da khác và niêm mạc không vàng.
+ Bilirubin máu bình thường.
- Vàng da trước gan
+ Bệnh nhân có hội chứng thiếu máu (do các nguyên nhân gây tan máu).
+ Không có phân bạc màu.
+ Khám túi mật không to.
+ Bilirubin tự do tăng cao. Bilirubin liên hợp tăng ít hoặc không tăng.
+ X quang, siêu âm : đường mật thông suốt, không giãn.
- Vàng da tại gan
+ Trong viêm gan virus, vàng da xuất hiện muộn, sau sốt khoảng 3 – 7 ngày. Khi có vàng da
thì hết sốt.
+ Có hội chứng suy chức năng gan.
+ Khám túi mật không to.
+ X quang, siêu âm : đường mật thông suốt, không giãn.
VIII. Điều trò
1. Nguyên tắc chung :
- Đảm bảo không còn dò vật trong đường mật.
- Lập lại được lưu thông đường mật và đường tiêu hoá.
2. Phương pháp :
Tuỳ từng nguyên nhân gây tắc, tình trạng thương tổn, toàn trạng của bệnh nhân mà có chỉ đònh
phẫu thuật hoặc nội soi can thiệp.