Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Sinh hoc 8 Bai 3 Te bao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.48 KB, 4 trang )

Tiết 3 - Tuần 2
Bài 3: TẾ

BÀO

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- HS nắm được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm: màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
- HS phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.
- Hs hiểu Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
b. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình tìm kiến thức
- Rèn tư duy tổng hợp logic, kĩ năng hoạt động nhóm
c. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ mơn
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo viên: Tranh: Cấu tạo tế bào động vật, hình 3.2 sgk
- Học sinh: + Nghiên cứu trước thơng tin sgk
+ Quan sát hình 3.1 sgk
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
GV:
Câu 1: Nêu cấu tạo, chức năng các hệ cơ quan
trong cơ thể mgười?
Bằng một ví dụ em hãy phân tích vai trị của hệ
thần kinh trong sự điều hịa hoạt động của các


hệ cơ quan trong cơ thể?
Câu 2: Tế bào gồm mấy phần?

HS đáp:
- Mục I: Phần 2.
- Chạy: cơ quan vận động, tim đập nhanh, mạch
dãn, thở nhanh, sâu, mồ hôi tiết nhiều.
- Gồm 3 phần: Màng sinh chất , chất tế bào,
nhân

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): ( 3 phút)
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV: nêu ra một số vấn đề:
? Tế bào có cấu trúc và chức năng như thế
nào ?
? Có phải tế bào là đơn vị nhỏ nhất trong cấu
tạo và hoạt động sống của cơ thể ?
2. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 30 phút)

Nội dung
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết mọi bộ phận, cơ
quan của cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào. Từ
đó hình thành khái niệm tế bào là đơn vị chức
năng của cơ thể


Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của tế bào
- Yêu cầu Hs quan sát hình 3.1, tự nghiên cứu.
- Gv: Gọi vài Hs lên bảng ghi vào sơ đồ câm về
cấu tạo tế bào.

- Gv: Nhận xét, thông báo đáp án đúng.
- Gọi Hs Kết luận: Tế bào có cấu tạo ntn?.

I. Tìm hiểu cấu tạo của tế bào :
* Mục tiêu: Trình bày được thành phần cấu
trúc cơ bản của tế bào bao gồm: màng sinh chất,
chất tế bào, nhân.
* Kết luận:
Tế bào gồm 3 phần
+ Màng sinh chất
+ Chất tế bào: gồm các bào quan như: ty
thể, lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy gôngi,
trung thể. . .
+ Nhân: gồm NST và nhân.

* Hoạt động 2:
Chức năng của các bộ phận trong tế bào
Yêu cầu Hs nghiên cứu bảng 3.1 sgk.
- Gv: Đặt câu hỏi:
- Màng sinh chất có vai trị gì?
- Lưới nội chất có vai trị gì trong hoạt động
sống của tế bào?
- Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ
đâu?
- Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?
- Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của
cơ thể? (cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản như: trao
đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền đều
được tiến hành ở tế bào).
Hs : Trả lời từng câu hỏi Gv đặt ra, hs khác

nhận xét, bổ sung.
Gv: Nhận xét, sửa sai chốt ý chính dựa theo
bảng 3.1.

* Hoạt động 3:

II. Chức năng của các bộ phận trong tế bào:
* Mục tiêu:
Nêu lên từng chức năng cho từng bào quan
trong tế bào

* Kết luận:
- Màng sinh chất: giúp tb thực hiện trao đổi
chất.
- Chất tế bào: thực hiện hoạt động sống của tế
bào
- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế
bào, gồm:
+ Nhiễm sắc thể: là cấu trúc quy định sự hình
thành Prơtêin, có vai trị quyết định trong di
truyền.
+ Nhân con: Chứa rARN cấu tạo nên ribôxôm.


Thành phần hóa học của tế bào
- Yêu cầu Hs nghiên cứu SGK, hoạt động
nhóm 3:
- Cho biết thành phần hóa học của tế bào?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác
nhận xét.

- Gv: Nhận xét phần trả lời của nhóm, thông
báo đáp án đúng
- Gv hỏi:
- Chất hóa học cấu tạo nên tế bào có mặt ở
đâu? ( có trong tự nhiên).
- Tại sao trong khẩu phần ăn của mỗi người
cần có đủ: Prôtêin, Lipit, Gluxit, Vitamin,
Muối khoáng? (ăn đủ các chất để xây dựng tế
bào).
* Hoạt động 4:
Hoạt động sống của tế bào
Yêu cầu Hs nghiên cứu sơ đồ hình 3.2 sgk, hoạt
động nhóm trả lời câu hỏi:
- Cơ thể lấy thức ăn từ đâu? (môi trường).
- Thức ăn được biến đổi và chuyển hóa như
thế nào trong cơ thể?
- Cơ thể lớn lên được do đâu? (tế bào lớn lên
và phân chia).
- Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ như
thế nào? (trao đổi chất và trao đổi năng lượng)
Đại diện các nhóm lần lượt trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.

III. Thành phần hóa học của tế bào
* Mục tiêu:
Cho HS biết các thành phần hóa học trong tế
bào và các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên

* Kết luận:
Thành phần hóa học của tế bào gồm:

- Chất hữu cơ: Protein, gluxit, lipit và axit
nucleic (AND và ARN)
- Chất vô cơ: Canxi, kali, natri, sắt và đồng…

IV. Hoạt động sống của tế bào
* Mục tiêu:
Nêu được mối quan hệ giữa cơ thể với môi
trường và chức năng của tế bào trong cơ thể

* Kết luận: Hoạt động sống của tế bào gồm:
+ Trao đổi chất: Cung cấp năng lượng cho
hoạt động sống của cơ thể
+ Phân chia và lớn lên: Giúp cơ thể lớn lên
tới trưởng thành và sinh sản.
+ Cảm ứng: Giúp cơ thể tiếp nhận và trả lời
kích thích.

3. Hoạt động luyện tập: ( 4 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống tóm tắt và
lưu 1 số nội dung quan trọng của bài.
Cho HS sắp xếp các bào quan tương ứng với các
chức năng bằng cách ghép chữ (a, b, c..) với số
(1, 2, 3..)
Chức năng

Bào quan


1. Nơi tổng hợp protein
2. Vận chuyển các chất trong tế

bào
3. Tham gia hđ hơ hấp giải
phóng năng lượng
4. Cấu trúc qui địng sự hình
thành protein
5. Thu nhận, tích trữ, phân phối
sản phẩm trong hđ sống của tế
bào

a. Lưới nội chất
b. Ti thể
c. Riboxom
d. Bộ máy gôngi
e. Nhiễm sắc thể
* Kết luận (chốt kiến thức): Nội dung cần đạt
được qua hoạt động này là: 1c, 2a, 3b, 4e, 5d

4. Hoạt động vận dụng: ( 2 phút)
GV cho HS trả lời câu hỏi :
Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của
cơ thể ?
Ngoài ra sự phân chia của TB giúp cơ thể lớn
lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia
vào q trình sinh sản.Như vậy, mọi hoạt động
sống của cơ thể đều liên quan đến hđ sống của
TB nên TB còn là đơn vị chức năng của cơ thể.

* Mục tiêu:
Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng
của cơ thể.

* Kết luận:
- Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi
chất và năng lượng cung cấp năng lượng cho
mọi hđ sống của cơ thể.

5. Hoạt động tìm tịi, mở rơng: (1 phút)
GV:
Luyện tập: hoàn thành nội dung vở bài tập
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
* Chuẩn bị: Mô

* Mục tiêu : Giúp HS tự tìm tịi kiến thức để
hồn thành nội dung vở bài tập và tự tìm hiểu
các loại mô.
* Kết luận:
Hiểu: Các loại mô: cấu tạo – chức năng.
- Hoàn thành nội dung vở bài tập và chuẩn bị
bài học tiếp theo



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×