Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Những khó khăn về mặt cảm xúc của trẻ khuyết tật học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 19 trang )

NHỮNG KHÓ KHĂN VỀ MẶT CẢM XÚC
CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT HỌC TẬP
Nguyễn Thị Ngọc Ngà1, Huỳnh Thị Hồng Oanh1
Tóm tắt
Các vấn đề về học tập trẻ khuyết tật học tập gặp phải khơng chỉ giới hạn
trong các khó khăn liên quan đến quá trình nhận thức, chẳng hạn như khả
năng chú ý và trí nhớ, mà cịn những vấn đề liên quan đến mặt cảm xúc.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra phần lớn trẻ khuyết tật học tập có
nhiều vấn đề cảm xúc liên quan đến các khó khăn trong học tập ở môi
trường học đường (Abrams, 1986; Schiff & Joshi, 2016). Các rối loạn cảm
xúc như lo âu, giận giữ, trầm cảm và cơ đơn có thể dẫn đến các vấn đề liên
quan sức khỏe tâm thần, bao gồm cả tình trạng tự tử (DSM-5). Bài báo này
thảo luận lý thuyết thần kinh về sự tác động giữa cảm xúc và học tập; đồng
thời mô tả những vấn đề khó khăn về mặt cảm xúc mà trẻ khuyết tật học tập
đương đầu trong học đường. Thêm vào đó, bài báo cũng giới thiệu sơ lược
các xu hướng can thiệp hiện nay về rối loạn cảm xúc ở trẻ khuyết tật học tập.
Từ khoá: khuyết tật học tập, khó khăn cảm xúc, giận giữ, lo âu, trầm cảm

EMOTIONAL DIFFICULTIES OF CHILDREN
WITH LEARNING DISABILITIES
Abstract
Children with learning disabilities are not only facing many learning
problems related to cognitive processes, such as attention and memory, but
also coping with difficulties towards emotions. Various studies have shown
that most children with learning disabilities have emotional problems in
the school environment (Abrams, 1986; Schiff & Joshi, 2016). Emotional
disorders that include anxiety, anger, depression, and loneliness can lead
to related mental health problems, particularly suicidality (DSM-5). This
Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.
*Liên hệ:
1



522


article discusses the neural theory of the interaction between emotion and
learning; and at the same time describes the emotional problems that
children with learning disabilities encounter in school through research. In
addition, the article also briefly introduces current intervention trends that
intervene emotional disorders of children with learning disabilities.
Key words: children with learning disabilities, emotional difficulties,
anxiety, anger, depression
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Học sinh Khuyết tật học tập (KTHT) được xác định thơng qua những
khó khăn trong học tập, chủ yếu là khó khăn về đọc, viết hoặc tính tốn
(Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, 2013). Do đó, sự can thiệp thường được chú
trọng đối với nhóm học sinh này chủ yếu tập trung vào việc phát triển các
chương trình hiệu quả để hỗ trợ quá trình học tập, hỗ trợ ở các lĩnh vực
đọc, viết hoặc đếm, mà ít chú ý đến các khía cạnh tình cảm và xã hội. Tuy
nhiên, bên cạnh những thất bại về kỹ năng, phương pháp và thành tích
học tập, các vấn đề về cảm xúc trong học đường cũng là một trong những
khó khăn mà trẻ KTHT thường xuyên đối mặt. Tỉ lệ trẻ KTHT gặp các vấn
đề xã hội ngày càng tăng, bất kể tuổi tác, chủng tộc, văn hóa, vùng miền
(Bryan & cộng sự, 2004). Theo tác giả Nguyễn Văn Hưng (2014), Học sinh
KTHT thường xuất hiện những rối loạn cảm xúc trong phát triển từ cấp
độ nhẹ tới nghiêm trọng. Khoảng 70% học sinh KTHT tự đánh giá mình
thấp trong nhận thức học tập. Một số học sinh KTHT khi gặp thất bại
trong việc học tập lại xuất hiện hành vi gây gổ và mang tâm lý tự ti. Thay vì

cố gắng học và hồn thành những bài tập cần làm, những học sinh này lại
thường cố làm những gì mà mình khơng thể làm nổi. Việc không xác định
khả năng của bản thân thường khiến cho học sinh cảm thấy bi quan hơn,
mất niềm tin vào chính mình và lo âu, trầm trảm hoặc nghiêm trọng hơn
là tự tử (Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, 2013). Bài báo này sẽ phân tích các
vấn đề liên quan khó khăn về mặt cảm xúc mà trẻ KTHT đối mặt trong học
đường. Một số chương trình can thiệp được gợi ý để có thể hỗ trợ mặt cảm
xúc của trẻ KTHT giúp sẽ hòa nhập tốt hơn trong trường học và xã hội.

523


II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành thu thập số liệu xây dựng bài viết này, chúng tôi thực
hiện theo những đề xuất của Liberati và cộng sự (2009). Chúng tôi đã sử
dụng cơ sở dữ liệu và công cụ tìm kiếm của Proquest, Google Scholar,
Eric, Sciencedirect, Research Gate, Taylor and Francis Online đề tìm các
nghiên cứu có liên quan. Chúng tơi chọn những cơ sở dữ liệu này vì đây
là những cơ sở dữ liệu mang tính học thuật cao, thể hiện sự phong phú đa
dạng của các lĩnh vực có thể liên quan đến vấn đề tâm lý học, giáo dục học,
giáo dục đặc biệt, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nói chung. Các bài
báo và nghiên cứu được giới hạn tìm kiếm trong vịng 20 năm trở lại thời
điểm tìm kiếm. Ngơn ngữ sử dụng tìm kiếm là tiếng Anh. Từ khóa được
sử dụng để tìm kiếm là “emotional problems of children with learning
difficulties”, “Depression, loneliness of children with learning difficulties”,
“emotional disorders of children with learning disabilities” được giới hạn
hiển thị trong tên bài báo.
Q trình tìm kiếm ban đầu có trên 100 kết quả, sau khi kiểm tra tên
và loại trừ các bài viết lặp lại do tìm bằng các cơ sở dữ liệu khác nhau chúng
tơi chắt lọc cịn 55 bài viết. Tiếp theo, chúng tơi đọc lướt nội dung tóm tắt

để lựa chọn những bài báo thỏa mãn các điều kiện (a) các vấn đề rối loạn
cảm xúc và hành vi của trẻ khó khăn học tập; (b) là nghiên cứu cơ bản,
định lượng, định tính. Cuối cùng, chỉ có 30 bài báo thỏa mãn các điều kiện
đã đề ra được sử dụng để tổng hợp thông tin cho bài viết này.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
3.1.1 Khuyết tật học tập
Khuyết tật học tập (Learning Disabilities) là thuật ngữ chung để chỉ
một nhóm phức hợp những rối loạn biểu hiện ở những khó khăn đáng
chú ý trong việc lĩnh hội và vận dụng những năng lực nghe, nói, đọc, viết,
suy luận và tính tốn (Nguyễn, 2014). Ngun nhân của khuyết tật học
tập là do sự khiếm khuyết nào đó về cơ chế hoạt động của hệ thần kinh,
những khuyết tật khác về thính giác, thị giác, trí tuệ, cảm giác, những yếu
524


tố môi trường không phải là nguyên nhân trực tiếp của khuyết tật học tập
(Nguyễn, 2014).
Theo Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các rối nhiễu tâm thần DSM-V
(2013), KTHT có 4 đặc trưng sau:
A. Khó khăn trong việc học và vận dụng các kĩ năng học đường (ít nhất
1 trong số những biểu hiện: đọc từ thiếu chính xác hoặc chậm và ngắc
ngứ; kém hiểu nghĩa bài đọc; đánh vần khó khăn; diễn đạt bằng chữ
viết khó khăn; khó thành thục cảm giác số, phép tính hoặc tính tốn;
khó khăn trong suy luận tốn học) trong thời gian ít nhất 6 tháng bất
kể đã được cung cấp các dịch vụ can thiệp nhằm giải quyết các khó
khăn đó.
B. Kĩ năng học đường bị tác động thấp hơn cả về chất và lượng so với
mức độ phát triển độ tuổi cá nhân và dẫn tới những ảnh hưởng rõ rệt
thể hiện trong học tập hoặc hoạt động nghề nghiệp, hoạt động hàng

ngày đã được dự báo bởi các đánh giá tiêu chuẩn về học lực cơ bản của
cá nhân và đánh giá lâm sàng tổng quát. Đối với cá nhân từ 17 tuổi trở
lên, đánh giá tiêu chuẩn phải được thay thế bởi hồ sơ tiểu sử những
khó khăn về học.
C. Khó khăn trong học tập bắt đầu thể hiện trong suốt tuổi đến trường
nhưng cũng có thể chưa thể hiện đầy đủ cho tới khi những yêu cầu về
kĩ năng đó vượt quá khả năng của cá nhân trẻ.
D. Những khó khăn về học khơng phải do khuyết tật trí tuệ, độ nhạy bén
khơng hồn chỉnh của thị giác, thính giác, rối loạn tâm thần hoặc thần
kinh khác, rối loạn tâm lí xã hội, thiếu hụt năng lực trong ngôn ngữ
hướng dẫn học đường hoặc phương pháp giáo dục bất phù hợp.
Theo DSM-V, có 3 dạng KTHT, đó là: chứng khó đọc, chứng khó viết
và chứng khó tính tốn. Trẻ KTHT có thể mắc 1 trong 3 dạng trên hoặc có
thể mắc đồng thời nhiều dạng KTHT.
3.1.2 Cảm xúc
Cảm xúc là một trạng thái cảm giác phức tạp dẫn đến những thay đổi
về thể chất và tâm lý ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi. Tình cảm gắn
liền với một loạt các hiện tượng tâm lý, bao gồm tính khí, tính cách, tâm
525


trạng và động cơ. Theo tác giả Myers (2004), cảm xúc của con người liên
quan đến “... sự kích thích sinh lý, các hành vi biểu đạt và kinh nghiệm có ý
thức” (Myers, 2004). Theo Pekrun (2014), cảm xúc trong học tập được chia
thành cảm xúc liên quan đến thành tích học tập (achievement emotions);
cảm xúc tri thức (epistemic emotions); cảm xúc xã hội (social emotions)
(Pekrun, 2014).
Cảm xúc liên quan đến thành tích học tập (achievement emotions) rất
phổ biến trong các môi trường giáo dục. Học sinh thường xuyên trải qua
những cảm xúc như thích thú, hy vọng thành cơng, tự hào về thành tích,

tức giận, thất vọng, lo lắng, xấu hổ hoặc buồn chán tại trường học. Những
cảm xúc này có thể rất mãnh liệt và ngày nay chúng ta biết rằng chúng có
thể tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đến học tập, hiệu suất và hạnh phúc
(Pekrun & cộng sự, 2002; Quinlan, 2016).
Cảm xúc tri thức (epistemic emotions) những cảm xúc mang tính nhận
thức bao gồm ngạc nhiên, tị mị và bối rối cũng có thể tác động sâu sắc
đến quá trình xử lý nhận thức cơ bản trong học tập và hiệu suất (Pekrun &
Stephens, 2012; Muis & cộng sự, 2018a). Cảm xúc này được gây ra bởi sự
không hợp lý trong nhận thức chẳng hạn như mâu thuẫn giữa tri thức mới
với niềm tin chắc chắn ở tri thức cũ errors (Marshall & Brown, 2006).
Cảm xúc xã hội (social emotions) là bất kỳ cảm xúc nào phụ thuộc
vào sự đánh giá của một người hoặc xem xét suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành
động của người khác. Ví dụ: sự tự hào nảy sinh khi một người cảm thấy
được người khác đánh giá ưu ái và nhận thấy những lợi ích đồng thời về
địa vị và thứ hạng của một người so với những người khác, trong khi sự
xấu hổ nảy sinh từ việc một người cảm thấy bị người khác đánh giá kém
và nhận thấy những mất mát về địa vị và thứ hạng. Các cảm xúc xã hội
thường được nghiên cứu khác bao gồm ngưỡng mộ, xấu hổ, ghen tị, tội lỗi
và ghen tị. Các nghiên cứu hình ảnh thần kinh gần đây cho thấy sự tham
gia của vỏ não trung gian trước trán trong việc xử lý các cảm xúc xã hội, với
thanh thiếu niên kích hoạt nhiều vùng bên (phía trước) hơn và người lớn
có nhiều vùng phía sau (thời gian) hơn của vỏ não trung gian trước trán
(APA Dictionary of Psychology, 2021).
Các loại cảm xúc này cùng với những cảm xúc khác trong cuộc sống
và cả trong học đường điều chỉnh hầu như mọi khía cạnh của nhận thức.
526


Chẳng hạn, các bài kiểm tra, bài thi, bài tập về nhà và thời hạn có liên quan
đến các trạng thái cảm xúc khác nhau bao gồm thất vọng, lo lắng và buồn

chán. Ngay cả chủ đề học tập cũng ảnh hưởng đến cảm xúc, ảnh hưởng
đến khả năng học và ghi nhớ của một người. Tất cả các loại cảm xúc đó tạo
nên những tác động rõ rệt đến quá trình học tập của mỗi học sinh.
3.2. Mối quan hệ giữa cảm xúc và học tập
Cảm xúc và học tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được lý giải ở
nhiều khía cạnh. Tiếp cận theo tâm lý học thần kinh, kiến thức mới lưu trữ
ở hồi hải mã (Hippocampus), những người thành cơng trong học tập có
thể tích hồi hải mã lớn hơn những người có thành tích học tập kém (Bear,
2016). Hạch hạnh nhân (Amygdala) nằm ngay bên cạnh hồi hải mã thuộc
hệ viền (limbic system) có chức năng điều hịa cảm xúc. Hạch hạnh nhân
hoạt hóa liên tục để điều tiết các cảm xúc, nếu khả năng này bị suy giảm sẽ
ảnh hưởng đến trí nhớ, kéo theo ảnh hưởng đến quá trình xử lý thông tin,
khả năng suy luận và ra quyết định của học sinh (Cahill & cộng sự, 1995).
Hạnh nhân (Amygdala) có
vai trị như một vùng não
chính có nhiệm vụ đối với
xử lý, diễn dịch và tổng hợp
các thông tin liên quan đến
cảm xúc
(Clugnet và LeDoux, 1990)
www.tamlyhocthankinh.
com

(Nguồn ảnh: Bear, 2016)

Hải mã (hippocampus) có
vai trị quan trọng trong việc
giữ và gợi lại trí nhớ về cảm
xúc và nhận thức. Bất kỳ tình
trạng cảm xúc nào có liên

quan đến cảnh giác hay đe
doạ đều có thể thay đổi chức
năng của hải mã, thay đổi
hiệu quả và bản chất của việc
giữ và gợi lại thông tin.
www.tamlyhocthankinh.
com

Để quá trình học tập diễn ra, não bộ phải tập trung và cảm xúc cần
ở trong trạng thái cân bằng. Sự điều tiết cảm xúc là cần thiết để chúng ta
có thể ghi nhớ, hồi tưởng, chuyển hóa và kết nối tất cả thơng tin mới với
những gì chúng ta đã biết. Nghiên cứu theo hướng tiếp cận chức năng nhận
thức cho thấy việc học cũng đòi hỏi một loạt các quá trình và liên quan đến
những mạng lưới thần kinh phức tạp, bao gồm (1) mạng lưới nhận biết
(recognition networks), (2) mạng lưới chiến lược (strategic networks) và
(3) mạng lưới xúc cảm (affective networks) (Rose và Strangman, 2007).
Trong khi mạng lưới nhận biết chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin
527


chuyển hóa thành kiến thức và mạng lưới chiến lược thực hiện việc lên
kế hoạch, điều phối hoạt động học tập thì mạng lưới xúc cảm chịu trách
nhiệm điều hịa và định hình những phản hồi cảm xúc của chúng ta đối
với thế giới vật chất nói chung; cũng như sự hứng thú, động lực, sự căng
thẳng và những thứ tương tự xảy đến trong q trình học tập nói riêng.
Đặc biệt hơn, mạng lưới này còn ảnh hưởng đến cả cách chúng ta đưa ra
quyết định, ví dụ như dành sự ưu tiên cho những mơn học u thích, sự cố
gắng khi gặp những vấn đề hóc búa; hoặc cũng có thể khiến chúng ta chán
nản và từ bỏ nếu vấp phải thách thức quá lớn. Như vậy, quá trình học tập
khơng chỉ đơn giản là việc tiếp nhận và xử lý những kiến thức được giảng

dạy, nó cịn là một quá trình bị chi phối và tác động bởi cảm xúc.
Các nghiên cứu hướng đến cảm xúc và ảnh hưởng của nó đối với học
tập cho thấy cảm xúc có vai trị quan trọng đối với q trình học, cụ thể là
sự tập trung và động cơ học tập, chiến lược học tập và sự điều chỉnh trong
học tập (Perkun, 2014) và theo chiều ngược lại, thì thành tích học tập cũng
tác động tới cảm xúc (Perkun, 1992). Đối với cảm xúc tích cực, dựa trên
mức độ kích thích (arousal), cảm xúc tích cực có thể mang tính hoạt hóa
(activating – sự thích thú, hứng khởi, hy vọng hay tự hào) hoặc tính bất
hoạt (deactivating – cảm giác thư giãn hay thoải mái sau khi hoàn thành
bài vở) (Perkun, 2014). Cảm xúc tích cực liên quan trực tiếp đến việc học
(sự thích thú về nội dung học tập) làm học sinh tập trung hoàn toàn vào
nhiệm vụ học tập. Ảnh hưởng tích cực làm tăng khả năng tiếp cận thông
tin được lưu trữ trong bộ nhớ, thúc đẩy cảm xúc tích cực về bản thân, sự
hào phóng và thiện chí đối với người khác, và tạo điều kiện giải quyết xung
đột (Baron, 1990). Mặt khác, cảm xúc tích cực không liên quan đến việc
học làm giảm chú ý đến nhiệm vụ học tập (Perkun, 2014). Xét theo chiều
kích bất hoạt và kích hoạt, cảm xúc tích cực kích hoạt làm gia tăng động
cơ bên trong và sự yêu thích nội dung học tập; kích hoạt các chiến lược
học tập linh hoạt và sáng tạo, khả năng tổ chức và tư duy phản biện đồng
thời thúc đẩy khả năng tự điều chỉnh trong quá trình học tập của học sinh.
Ngược lại, cảm xúc tích cực bất hoạt lại gây giảm sự nỗ lực của học sinh và
suy giảm tính hệ thống trong chiến lược học tập của chúng (Perkun, 2014).
Cũng theo Perkun (2014), giống như cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực
cũng được phân biệt thành cảm xúc tiêu cực bất hoạt (chán nản, vô vọng)
và cảm xúc tiêu cực kích hoạt (lo âu, giận dữ và xấu hổ).
528


Đối với khả năng chú ý, cảm xúc tiêu cực cũng làm giảm sự chú ý của
học sinh trong học tập, như là việc lo lắng việc thi trượt làm giảm sự chú

ý vào nhiệm vụ học tập hoặc sự nhàm chán trong giờ học làm mất đi sự
chú ý, dẫn đến sự mơ mộng, phân tâm. Các cảm xúc sợ hãi, lo lắng, xấu hổ
trong học tập làm giảm sự thích thú và động lực bên trong nhưng có thể
tạo nên những nỗ lực để tránh thất bại, nhất là đối với học sinh đang mong
đợi thành công (Turner & Schallert, 2001) còn những cảm xúc tiêu cực bất
hoạt lại làm giảm động lực học tập do nỗi sợ hãi, sự bực dọc, lo lắng, thất
vọng và nỗi buồn lấn át khả năng tư duy logic của học sinh. Bàn về chiến
lược học tập và khả năng tự điều chỉnh trong học tập, cảm xúc tiêu cực bất
hoạt làm suy giảm các chiến lược học tập và khả năng linh hoạt trong suy
nghĩ và hành động. Trong nghiên cứu về các khía cạnh cảm xúc xã hội của
khuyết tật học tập, Bryan (2004) cho rằng cảm xúc tiêu cực làm suy giảm
bộ nhớ và xử lý thông tin kém hiệu quả. Nó ảnh hưởng đến việc thực hiện
các chức năng kết hợp phức tạp đòi hỏi sự linh hoạt, tích hợp và sử dụng
tài liệu nhận thức (Bryan & cộng sự, 2004). Tuy nhiên Perkun (2014) cũng
chỉ ra cảm xúc tiêu cục bất hoạt có thể thúc đẩy việc nhớ lại đơn lẻ và học
thuộc lòng hay cảm xúc tiêu cực kích hoạt có thể thúc đẩy học sinh dựa vào
những chỉ dẫn bên người của giáo viên và phụ huynh để học tập.
Có thể nói, học sinh trải qua nhiều loại cảm xúc khác nhau trong học
tập và ảnh hưởng của cảm xúc đến quá trình học tập cũng rất phức tạp.
Cảm xúc tích cực khơng phải lúc nào cũng mang lợi hiệu quả tốt cho việc
học tập hay cảm xúc tiêu cực thì ln ln cản trở việc học. Cùng góc nhìn
đó, Gasper và Clore (2002) đã so sánh mô thức nhận thức của con người
cho thấy khi có tâm trạng hoặc cảm xúc tích cực, con người sẽ tập trung
vào thông tin tổng thể; trong khi với tâm trạng hoặc cảm xúc tiêu cực, họ
lại dễ nắm bắt các chi tiết và đặc điểm hơn (Gasper & Clore, 2002). Kết quả
này gợi ý rằng chúng ta có thể áp dụng những cách tiếp cận kiến thức khác
nhau tùy thuộc vào cảm xúc và tâm trạng hiện tại. Và về tổng quát, những
xúc cảm tiêu cực ở mức độ nhẹ, thực ra có thể mang lại lợi ích đối với nhận
thức, động lực và mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau (Forgas, 2016).
3.3. Các khó khăn về mặt cảm xúc của trẻ khuyết tật học tập

Trong Bảng 1 dưới đây, chúng tôi chỉ tổng hợp một số biến số điển
hình đã được các nghiên cứu đi trước khẳng định là trẻ khuyết tật học tập
529


có tỷ lệ khó khăn về mặt cảm xúc cao. Các biến số bao gồm: bệnh liên quan
sức khỏe tâm thần, giận giữ, lo âu, buồn bã, cô đơn, căng thẳng, stress và
bệnh lý liên quan đến cảm giác lo âu trầm cảm.
Bảng 1. Tỷ lệ khó khăn về mặt cảm xúc của trẻ khuyết tật học tập
Tác giả
Cantwell và Baker
(1991)

Số lượng
Tỷ lệ trẻ KTHT có vấn đề
trẻ KTHT
về khó khăn cảm xúc
42
75% – Bệnh liên quan sức khỏe tâm thần
49% – Giận dữ, cáu gắt
35% – Rối loạn cảm xúc

Fessler và cộng sự
(1991)
Gallegos và cộng sự
(2012)

124

25% – Lo âu

38% – Khó khăn về mặt cảm xúc

130

22.3% – Lo âu

Hassan (2015)

50

32% – Trầm cảm
54% – Thiếu tự tin
54% – Đánh giá thấp bản thân
52% – Buồn bã
40% – Trầm cảm
38% – Cô đơn
70% – Giận dữ

Mugnaini và cộng sự
(2009)
Nelson và Harwood
(2011)
Panicker và Chelliah
(2016)
Pavri và Luftig
(2000)

530

1042


54% – Căng thẳng
25% – Bệnh sức khỏe tinh thần
15% – Lo âu

3336
41

10% – Mất ngủ, đau dạ dày
70% – Cô đơn và lo âu
16% – Stress
23% – Lo âu

15

14% – Trầm cảm
13% – Hành vi có vấn đề, khó khăn giao
tiếp xã hội


Tác giả
Orgiles & cộng sự
(2020)
Soriano-Ferrer &
cộng sự (2021)

Số lượng
Tỷ lệ trẻ KTHT có vấn đề
trẻ KTHT
về khó khăn cảm xúc

31
80% – Stress, lo âu
32

53.1% – Lo âu, stress

3.3.1. Cô đơn, lo âu và trầm cảm
Ở Bảng 1 tỷ lệ khó khăn về mặt cảm xúc, cho ta thấy rõ rằng tỷ lệ trẻ
KTHT cô đơn, lo âu và trầm cảm luôn cao dao động từ 30 – 80%. Ở những
nghiên cứu trên, vấn đề về mặt khó khăn cảm xúc có thể kể đến như: lo
lắng, cơ đơn, trầm cảm, stress. Rõ ràng tình trạng khó khăn về mặt cảm xúc
được nghiên cứu là cảm giác thường xuyên xuất hiện với trẻ khuyết tật ở
các dạng tật trong đó bao gồm cả khuyết tật học tập (Gilmore & Cuskelly,
2014; Pavri & Luftig, 2000). Khi so sánh mức độ các loại cảm xúc trên giữa
trẻ KTHT và trẻ không khuyết tật thì trẻ KTHT thường có tỷ lệ cao hơn trẻ
khơng khuyết tật (Cavioni & cộng sự, 2017; Pavri & Luftig, 2000; Gallegos
& cộng sự, 2012). Nghiên cứu được thực hiện bởi Gallegos và cộng sự
(2012) cho kết quả phần trăm lo lắng và trầm cảm của trẻ KTHT cao hơn
so với trẻ không khuyết tật (22,3% so với 11,5%) và trầm cảm (32% so với
18%). Ngoài ra, khoảng 10% trẻ KTHT còn xuất hiện một số triệu chứng
là hậu quả của chứng lo âu, trầm cảm như mất ngủ, đau nửa đầu và đau dạ
dày (Mugnaini & cộng sự, 2009). Theo DSM-5 lo âu trầm cảm có thể dẫn
đến nguy cơ tự xâm hại bản thân và có thể dẫn đến tự tử.
Về mặt thời gian xuất hiện các cảm giác trên, Margalit và Al-Yagon
(2002) chứng minh rằng mức độ cô đơn và lo âu xuất hiện xuyên suốt cả
năm học tại trường phổ thơng hồ nhập. Mặc dù rõ ràng đầu năm học trẻ
có thể cịn bỡ ngỡ khi học với bạn bè mới hoặc tiếp xúc những kiến thức
mới khó hơn năm học trước, thế nên cảm giác lo âu và cơ đơn xuất hiện
là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, theo báo cáo của nhóm tác giả trên thì ngay
cả giữa và cuối năm học thì trẻ KTHT cũng ln có cảm giác cơ đơn, trầm

cảm (Margalit & Al-Yagon, 2002).
Có một số ngun nhân chính dẫn đến các vấn đề cảm xúc này. Đầu
tiên, các bạn đồng trang lứa ở trường có xu hướng ít chọn bạn là trẻ KTHT
531


do trẻ khơng có thành tích nổi trội trong lớp và thường xuyên xuất hiện
hành vi có vấn đề (Cavioni & cộng sự, 2017; Hassan, 2015). Chính vì vậy
trẻ có ít cơ hội giao lưu và xây dựng tình bạn hơn và có xu hướng thường
xuyên trải qua trạng thái cô đơn (Cavioni & cộng sự, 2017). Nghiên cứu
của Pavri và Luftig (2000) thể hiện nguyên nhân khác là do trẻ KTHT có
địa vị xã hội bị giảm sút trong lớp học và trong trường học nên trẻ ít có cơ
hội tham gia nhiều hoạt động trong trường học. Vì học sinh KTHT ít có
khả năng nổi tiếng hoặc nổi trội hơn so với các học sinh không bị khuyết
tật và do đó các bạn học ít đề cử học sinh KTHT tham gia các hoạt động
ngoại khóa hoặc hoạt động xã hội hơn. Do thiếu sự tin tưởng từ bạn học,
thiếu các đề cử cho các hoạt động xã hội như vậy, khơng có gì ngạc nhiên
khi các học sinh KTHT cảm thấy mình đơn độc, khó hồ nhập trong xã
hội. Thêm nữa, do các khác biệt về cách thức học tập và thành tích học
tập, trẻ KTHT có sự so sánh thành tích học tập của mình so với các bạn
khác và dẫn đến tình trạng lo âu khi mình khơng đạt được số điểm mong
muốn, khơng đạt được sự kỳ vọng của ba mẹ và thầy cô (Cavioni & cộng
sự, 2017). Điều này có thể dẫn đến trẻ hoặc là bị cô lập hoặc là tự cô lập
trong lớp học.
Không chỉ ở môi trường lớp học, những vấn đề sức khỏe tâm thần
trên còn xảy ra tại gia đình nơi trẻ được u thương chăm sóc. Một phần vì
những những cảm xúc tự ti về bản thân làm trẻ không thoải mái khi chia
sẻ với anh chị em hoặc ba mẹ trong gia đình (Margalit & Al-Yagon, 2002).
Hoặc như đã đề cập ở trên, trẻ cảm thấy mình khơng hồn thành tốt việc
học tập, và làm ba mẹ buồn lịng. Ngồi ra, sự so sánh diễn ra trong gia

đình cũng làm trẻ thu mình và cảm giác thiếu sự chia sẻ. Phụ huynh và
giáo viên cũng nhận thức được những vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ
(Margalit & Al-Yagon, 2002; Panicker & Chelliah, 2016). Họ cảm thấy lo
lắng cho trẻ, có cố gắng tìm cách giải quyết nhưng đây không phải là điều
đơn giản và cần có thời gian can thiệp lâu dài.
3.3.2. Giận dữ, cáu gắt
Ngồi những vấn đề khó khăn về cảm xúc – xã hội trẻ khuyết tật học
tập còn xuất hiện những cảm xúc giận giữ và cáu gắt và ở các tỷ lệ khá
cao tương đương 49% (Cantwell & Baker, 1991), 70% (Hassan, 2015) và
13% (Pavri & Luftig, 2000). Các nghiên cứu chỉ ra rằng những hành vi
532


trên khơng chỉ xuất phát từ khó khăn trong học tập mà cịn xuất phát từ
khó khăn trong việc kết bạn thể hiện mình trong các mối quan hệ xã hội
(Schnitzer & cộng sự, 2007). Điều này dễ hiểu khi trẻ KTHT không thể
thể hiện được bản thân qua học tập hoặc những trường hợp giao tiếp xã
hội dẫn đến tình trạng trẻ thấy bức bối, tức giận và có thể dẫn đến xung
đột trong các cuộc hội thoại hoặc khi làm việc với người khác (Schnitzer
& cộng sự, 2007). Maag (2005) chỉ ra rằng vì trẻ KTHT khơng ngữ thể
hiện hành vi giận giữ, mà còn thể hiện những khó khăn trong tương tác
với bạn bè. Điều này dẫn đến bạn bè đồng trang lứa dần thoái lui trong
mối quan hệ bạn bè hoặc từ chối kết bạn với với trẻ KTHT. Chính vì vậy,
Maag (2005) cho rằng để giảm hành vi giận giữ và cáu gắt thì việc dạy kỹ
xã hội cho trẻ KTHT là cần thiết như việc dạy trẻ học tập. Và việc can
thiệp những hành vi nêu trên nên được đưa vào một trong những mục tiêu
trong kế hoạch can thiệp cá nhân của trẻ.
Ngoài ra, mặc dù một số học sinh KTHT có thể dễ dàng tham gia
vào các nhóm xã hội, nhưng những nhóm này thường có đặc điểm là các
vấn đề về hành vi vi phạm pháp luật lệch lạc các quy chuẩn xã hội (ví dụ:

lạm dụng chất kích thích và rượu, hoạt động tình dục khơng được bảo vệ,
phạm pháp và cờ bạc) (McNamara & cộng sự, 2008). Hơn nữa, thanh thiếu
niên KTHT có xu hướng sẵn sàng tham gia nhóm dưới áp lực tiêu cực từ
bạn bè, hỗ trợ các yêu cầu và mong muốn của bạn bè với mục đích chính
là tránh sự cơ lập xã hội. Những hành vi này được coi là một cách hiệu quả
để được hòa nhập, được bạn bè chấp nhận (McNamara & cộng sự, 2008).
3.3.3. Cảm xúc tiêu cực về bản thân và niềm tin vào năng lực bản
thân thấp
Sự nhận thức về bản thân của trẻ khuyết tật học tập là một trong
những chủ đề được nghiên cứu nhiều bởi các nhà khoa học. Các nghiên
cứu đã cho thấy rằng trẻ KTHT thường có cảm xúc tiêu cực về bản thân
và thường đánh giá thấp năng lực bản thân cả về mặt học tập và giao tiếp
xã hội so với các bạn cùng lứa tuổi không khuyết tật (Bernard, 2006; Bryan
& cộng sự, 2004; Hassan, 2015). Kết quả nghiên cứu của tác giả Hassan
(2015) có đến trên 50% trẻ KTHT thường đánh giá thấp bản thân và thiếu
tự tin. Những đứa trẻ có đánh giá bản thân thấp có nhiều biểu hiện khác
nhau như: niềm tin năng lực bản thân thấp, kém giá trị và kém kỹ năng, đổ
533


lỗi cho bản thân cho dù có chuyện gì xảy ra, đổ lỗi cho người khác về mọi
thứ hoặc không bao giờ chịu trách nhiệm (Humphrey & Mullins; 2002).
Nguyên nhân sâu xa và cơ bản của tình trạng này xuất phát từ khó
khăn học tập dẫn đến thành tích học tập thấp (Zeleke, 2004). Những trải
nghiệm thất bại trong nhiệm vụ học tập lặp đi lặp lại nhiều lần làm trẻ
đánh mất sự tự tin vào bản thân (Zeleke, 2004). Cảm giác khó chịu, chán
nản và thất vọng thường xuất hiện khi trẻ gặp những thách thức như đọc
to trước các bạn cùng lớp hoặc chép chính tả, hoặc lên bảng làm bài tập. Rõ
ràng là trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ khi khơng thể hồn thành tốt các nhiệm vụ
như trên, đặc biệt là phải làm trước mặt bạn bè trong lớp của trẻ. Những

tình huống như vậy tác động tiêu cực đến động cơ học tập và trẻ sẽ có khả
năng tránh tham gia vào các hoạt động đòi hỏi bất kỳ sự nỗ lực hoặc kỹ
năng học tập nào (Nelson & Harwood, 2011). Kết quả là xuất hiện những
cảm xúc tiêu cực như cô đơn, buồn rầu, chán nản và ngồi ra cịn làm tăng
các hành vi bốc đồng, hành vi có vấn đề trong lớp học, xa hơn nữa là nghỉ
học (Zeleke, 2004). Tuy nhiên, Vaughn (2001) đã đưa ra kết quả cũng có
một nhóm trẻ KTHT có niềm tin vào bản thân khi trẻ nhận thấy mình có
khả năng kết bạn (dù chỉ là một người bạn) và cảm thấy có động lực trong
cuộc sống mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn trong đạt được các mục tiêu
học tập. Vì vậy, dựa trên nghiên cứu này chúng ta có thể thúc đẩy tạo động
lực cho trẻ, hỗ trợ mặt cảm xúc của trẻ bằng cách hỗ trợ trẻ thông qua bạn
bè, thầy cô và dạy cho trẻ các kỹ năng xã hội cần thiết để tăng cường mối
quan hệ xã hội của trẻ trong trường học.
IV. BÀN LUẬN
Như đã phân tích ở phần mối quan hệ giữa cảm xúc và học tập, cảm
xúc tiêu cực và cảm xúc tích cực sẽ có tác động tương hỗ với q trình học
tập (tiếp nhận thơng tin tri thức và thành tích học tập). Q trình học tập
hoặc thành tích học tập sẽ làm nảy sinh các cảm xúc học tập bao gồm cả
tiêu cực và tích cực. Trẻ được khen ngợi, hoặc đạt được mong đợi, kết quả
tốt sẽ giúp trẻ càng hăng say học tập, có nhiều năng lượng hơn để trau dồi
kiến thức. Những cảm xúc tích cực sẽ giúp cho việc tiếp nhận thơng tin của
não bộ sẽ nhanh hơn, giúp trẻ hạnh phúc và tăng cường sức khỏe tâm thần.
Ngược lại, học tập cũng góp phần nảy sinh cảm xúc tiêu cực khi trẻ không
534


thể hoàn thành bài tốt, đạt được kết quả đã đặt ra hoặc làm thất vọng cha
mẹ và thầy cô. Cảm xúc tiêu cực có tác động rất lớn đến sức khỏe tâm thần
theo chiều hướng ngược lại như suy nhược cơ thể, cô đơn, lo âu, trầm cảm
và đánh giá bản thân thấp. Từ kết quả của các nghiên cứu trước đó, bài báo

đã trình bày những khó khăn về mặt cảm xúc của trẻ KTHT như lo âu, cô
đơn, trầm cảm, giận dữ, cáu gắt và đánh giá thấp về bản thân. Những vấn
đề cảm xúc này xuất phát từ một trong những nguyên nhân là thành tích
học tập thấp; thế nên, bài báo cũng đã góp phần khẳng định lại lý thuyết về
“mối quan hệ giữa cảm xúc và học tập”.
Rõ ràng trong thực tế trẻ KTHT đã và đang chịu những vấn đề về
sức khỏe tâm thần liên quan đến những khó khăn hoặc rối loạn về mặt
cảm xúc xã hội. Hai trong nhiều nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về khó
khăn về mặt cảm xúc của trẻ như trên là xuất phát từ thành tích học tập
thấp và khó khăn trong giao tiếp xã hội. Khi trẻ đạt được thành tích khơng
như mong đợi, trẻ ngại giao tiếp với bạn và cũng ít có khả năng kết bạn
với những trẻ giỏi và nhanh hơn, điều này có thể dẫn đến sự tự ti, cơ lập
trong lớp. Bên cạnh đó, vì khơng phải là một trong những thành viên nổi
trội trong lớp, các trẻ khác thường có xu hướng ít đề xuất trẻ KTHT tham
giao các hoạt động ngoại khoá và hoạt động xã hội vì các trẻ khác đánh giá
thấp trẻ KTHT. Ngồi ra, một số trẻ KTHT còn thiếu một số kỹ năng giao
tiếp xã hội. Chính vì vậy, để giải quyết những vấn đề về mặt cảm xúc thì
cần tác động song song cả nâng cao năng lực học tập và tác động đến các
kỹ năng xã hội.
Những phân tích và tổng hợp của bài báo này có thể hữu ích đối với
giáo viên, nhà tâm lý học đường, quản lý nhà trường, phụ huynh học sinh,
bạn bè của trẻ và các nhân viên hỗ trợ xã hội khác. Nhìn nhận được những
vấn đề khó khăn về mặt cảm xúc của trẻ KTHT là một trong bước quan
trọng để chuẩn bị cho việc giúp trẻ KTHT vượt qua được những trở ngại
tâm lý, giúp trẻ hoà nhập trường học và xã hội. Cụ thể là học sinh KTHT
cần được quan tâm giúp đỡ để vượt qua các cảm giác tiêu cực về bản thân,
đẩy mạnh sự tự tin, cần được hỗ trợ tâm lý, cung cấp những kỹ năng xã hội
cần thiết và song song là sự hỗ trợ về mặt học tập.
Hiện nay, trên thế giới có một số chương trình can thiệp về mặt cảm
xúc xã hội được kiểm chứng khoa học về mức độ hiệu quả có thể kể đến như:

535


• Chương trình can thiệp Trường học (School-based programs/
Universal design programs): Các chương trình, hoạt động nội và ngoại
khố được thiết kế cho tất cả trẻ em trong trường; các hoạt động nhằm
vào trẻ có nguy cơ hoặc trẻ có biểu hiện khó khăn trong học tập.


Chương trình can thiệp Lớp học (Classroom-based programs): Tập
trung vào chương trình chung và riêng cho lớp học có trẻ KTHT với
sự trợ giúp từ giáo viên và bạn bè.



Chương trình Học tập cảm xúc xã hội (Social-emotional learning
programs): Chương trình này giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng xã hội.
Những kỹ năng xã hội được dạy ở nhà hoặc trung tâm tư vấn tâm lý
hoặc trung tâm Giáo dục đặc biệt.



Chương trình Giáo dục Đặc biệt (Special Education Intervention):
Đây là chương trình can thiệp riêng cho trẻ khuyết tật nói chung và
trẻ KTHT nói riêng.



Chương trình can thiệp Nhận thức hành vi (Cognitive behavior
Intervention programs): Đây là chương trình can thiệp nhằm tác động

vào nhận thức để thay đổi hành vi.



Các hướng trị liệu như: Trị liệu nghệ thuật (Art therapy), trị liệu tại
trung tâm tư vấn.



Các hướng can thiệp từ nhân lực cá nhân: Phụ huynh, giáo viên, bạn
bè của trẻ. Đây là những tác động quan trọng trực tiếp đối với trẻ và
người chăm sóc. Trẻ sẽ được hỗ trợ về mặt cảm xúc, được chia sẻ và
lắng nghe.



Các hướng can thiệp trên mang lại hiệu quả với trẻ KTHT bao gồm
làm giảm các hành vi hung hăng, chống đối xã hội, cũng như lo âu
và các triệu chứng trầm cảm (Bernard, 2006; Bryan & cộng sự, 2004;
Cavioni & cộng sự, 2017; Maag, 2005; Margalit, 2004; Mafra, 2015).

V. KẾT LUẬN
Mối quan hệ giữa cảm xúc và học tập cho chúng ta thấy rõ ràng thành
tích học tập, lời khen thưởng, khích lệ ln có ảnh hưởng tích cực đến trẻ,
và khi trẻ có những cảm xúc tích cực trong học tập thì sẽ thúc đẩy thành
536


tích học tập. Ngược lại, nếu trong q trình học tập, trẻ không thể đạt được
những mong muốn của bản thân, gia đình và nhà trường thì có thể trẻ sẽ

xuất hiện những cảm xúc tiêu cực. Đối với trẻ KTHT, các khó khăn về mặt
cảm xúc (cơ đơn, lo âu, trầm cảm), cảm xúc tiêu cực về bản thân và hành
vi giận dữ, cáu gắt là 3 nhóm khó khăn chính trong những khó khăn về
cảm xúc xã hội xảy ra ở trẻ. Các nghiên cứu nhấn mạnh đến tác động tích
cực của các chương trình xã hội trong trường học và lớp học, chương trình
giáo dục cảm xúc và các hoạt động trị liệu nhằm thay đổi khả năng tự nhận
thức và chuyển đổi nhận thức của cộng đồng để thúc đẩy việc học tập xã
hội, tăng cường lòng tự trọng, khả năng đồng cảm, chia sẻ, hướng tới việc
hịa nhập cộng đồng cho trẻ KTHT. Đây có thể là những hướng nghiên
cứu trong tương lai ở Việt Nam về việc áp dụng các chương trình can thiệp
như mơ hình chương trình can thiệp trường học, lớp học, can thiệp nhận
thức hành vi, các can thiệp từ phụ huynh, giáo viên và bạn bè của trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Cẩm Hường (2014). Tiếp cận vấn đề khuyết tật học tập và đề xuất nghiên
cứu xác định, hỗ trợ học sinh khuyết tật học tập ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội
thảo Quốc tế về giáo dục trẻ khuyết tật học tập và trẻ khuyết tật trí tuệ.
Nguyễn Văn Hưng (2014). Nhận diện và phân biệt KTHT và KTTT. Kỷ yếu hội
thảo: Nhận biết, đánh giá và can thiệp trẻ khuyết tật học tập, 75-84. NXB
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu tiếng Anh
American Psychological Association. APA Dictionary of Psychology (2021).
/>Bernard, M.E. (2006). It’s time we teach social emotional competence as well
as we teach academic competence. Reading and Writing Quarterly,
22(2):103-119.
Bryan, T., Burstein, K., & Ergul, C. (2004). The social-emotional side of learning
disabilities: A science-based presentation of the state of the art. Learning
disability quarterly, 27(1), 45-51.
Cantwell, D.P. & Baker, L. (1991) Association between Attention Deficit
Hyperactivity Disorder and Learning Disabilities. Journal of Learning

Disabilities, 24(2), 88-95.
537


Cavioni, V., Grazzani, I., & Ornaghi, V. (2017). Social and emotional learning for
children with Learning Disability: Implications for inclusion. International
Journal of Emotional Education, 9(2), 100-109.
Rose, D. H., & Strangman, N. (2007). Universal Design for Learning: meeting
the challenge of individual learning differences through a neurocognitive
perspective. Universal Access in the Information Society, 5(4), 381-391.
doi:10.1007/s10209-006-0062-8)
Diagnostic and Statistical manual of mental disorders – V (2013). American
Psychiatric Publishing. 
Fessler, M. A., Rosenberg, M. S., & Rosenberg, L. A. (1991). Concomitant learning
disabilities and learning problems among students with behavioral/
emotional disorders. Behavioral Disorders, 16(2), 97-106.
Forgas, J. P. (2016). Can Sadness Be Good for You? Australian Psychologist, 52(1),
3-13. doi:10.1111/ap.12232)
Cahill, L. F. & others (1995). The amygdala and emotional memory. Nature,
377(6547): 295-296. />Gallegos, J., Langley, A., & Villegas, D. (2012). Anxiety, depression, and coping
skills among Mexican school children: A comparison of students with and
without learning disabilities. Learning Disability Quarterly, 35(1), 54-61.
Gasper, K., & Clore, G. L. (2002). Attending to the Big Picture: Mood and Global
Versus Local Processing of Visual Information. Psychological Science,
13(1), 34-40. doi:10.1111/1467-9280.00406
Gilmore, L., & Cuskelly, M. (2014). Vulnerability to loneliness in people with
intellectual disability: An explanatory model. Journal of Policy and Practice
in Intellectual Disabilities, 11(3), 192-199.
Hassan, A. E. H. (2015). Emotional and behavioral problems of children with
learning disabilities. Journal of Educational Policy and Entrepreneurial

Research, 2(10), 66-74.
Humphrey, N., & Mullins, P. M. (2002). Self-concept and self-esteem in
developmental dyslexia. Journal of Research in Special Educational Need,
2(2).
Lindsley, D. B. (1951). Emotion. In S. S. Stevens (Ed.). Handbook of experimental
psychology, 473-516. Wiley.
Maag, J.W. 2005. Social Skills Training for Youth with Emotional and
Behavioural Disorders and Learning Disabilities: Problems, Conclusions,
and Suggestions. Exceptionality, 13(3), 155-172.

538


Margalit, M., & Al-Yagon, M. (2002). The loneliness experience of children with
learning disabilities. The social dimensions of learning disabilities, 53-75.
Marshall, M., and Brown, J. (2006). Emotional reactions to achievement
outcomes: Is it really best to expect the worst? Cogn. Emot., 20, 43-63. doi:
10.1080/02699930500215116
Myers, D.G (2004). Theories of Emotion. In: Psychology: Seventh Edition. Worth
Publishers.
McNamara, J., Vervaeke, S., & Willoughby, T. (2008). Learning Disabilities and
Risk-Taking Behavior in Adolescents. A Comparison of Those With and
Without Comorbid Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder. Journal of
Learning Disabilities, 41(6), 561-574.
Mugnaini, D., Lassi, S., La Malfa, G., & Albertini, G. (2009). Internalizing
correlates of dyslexia. World Journal of Pediatrics, 5(4), 255-264.
Nelson, J. M., & Harwood, H. (2011). Learning disabilities and anxiety:
A meta-analysis. Journal of learning disabilities, 44(1), 3-17. doi:
10.1177/0022219409359939
Orgilés, M., Morales, A., Delvecchio, E., Mazzeschi, C., & Espada, J. P. (2020).

Immediate psychological effects of COVID-19 quarantine in youth from
Italy and Spain. Front. Psychol. 11:579038. doi: 10.3389/fpsyg.2020.579038
Pekrun, R. (2014). Emotions and learning. Educational practices series,  24(1),
1-31.
Pekrun, R., & Stephens, E. J. (2012). Academic emotions, in  APA Educational
Psychology Handbook: Individual Differences and Cultural and Contextual
Factors. APA Handbooks in Psychology, Vol. 2, eds K. R. Harris, S. Graham,
T. Urdan, S. Graham, J. M. Royer, and M. Zeidner, (Washington, DC:
American Psychological Association), 3-31.
Panicker, A. S., & Chelliah, A. (2016). Resilience and stress in children and
adolescents with specific learning disability.  Journal of the Canadian
Academy of Child and Adolescent Psychiatry, 25(1), 17.
Pavri, S., & Luftig, R. (2001). The social face of inclusive education: are students
with learning disabilities really included in the classroom?.  Preventing
School Failure: Alternative Education for Children and Youth, 45(1), 8-14.
Soriano-Ferrer, M., Morte-Soriano, M. R., Begeny, J., & Piedra-Martínez, E.
(2021). Psychoeducational Challenges in Spanish Children With Dyslexia
and Their Parents’ Stress During the COVID-19 Pandemic.  Frontiers in
Psychology, 12, 2005.

539


Schnitzer, G., Andries, C., & Lebeer, J. (2007). Usefulness of cognitive intervention
programmes for socio‐emotional and behaviour problems in children with
learning disabilities. Journal of Research in Special Educational Needs, 7(3),
161-171.
Zeleke, S. (2004). Differences in self-concept among children with mathematics
disabilities and their average and high achieving peers. International
Journal of Disability, Development and Education, 51(3), 253-269.


540



×