Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho thanh niên khuyến tật vận động nặng đang gặp khó khăn về mặt tâm lý (nghiên cứu một đối tượng cụ thể tại xóm 6 xã diễn trường huyện diễn châu tỉnh nghệ an)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ
____________________

TRẦN THỊ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HỖ TRỢ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
CHO THANH NIÊN KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG NẶNG ĐANG
GẶP KHÓ KHĂN VỀ MẶT TÂM LÝ
(NGHIÊN CỨU MỘT ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ
TẠI XÓM 6 XÃ DIỄN TRƯỜNG - HUYỆN DIỄN CHÂU - TỈNH NGHỆ AN)

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI

Vinh - 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ
____________________

TRẦN THỊ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HỖ TRỢ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
CHO THANH NIÊN KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG NẶNG ĐANG
GẶP KHÓ KHĂN VỀ MẶT TÂM LÝ
(NGHIÊN CỨU MỘT ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ


TẠI XÓM 6 XÃ DIỄN TRƯỜNG - HUYỆN DIỄN CHÂU - TỈNH NGHỆ AN)

CHUN NGÀNH: CƠNG TÁC XÃ HỘI
Khóa học: 2007 - 2011
Lớp: 48B CTXH

Giáo viên hướng dẫn: PHÙNG VĂN NAM

Vinh - 2011


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp ngành CTXH với đề tài “Hỗ trợ tái hòa
nhập cộng đồng cho thanh niên khuyết tật vận động nặng đang gặp khó khăn về tâm lý”
(Nghiên cứu một đối tượng cụ thể tại xóm 6 – Xã Diễn Trường – Huyện Diễn Châu –
Tỉnh Nghệ An). Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy giáo hướng dẫn
Phùng Văn Nam – Giảng viên Ngành Công tác xã hội – Khoa Lịch Sử - Trường Đại
học Vinh đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ và ủng hộ động viên để tơi hồn thiện bài luận
văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Lịch Sử đại diện là bộ môn
Công tác xã hội – Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi có thể hồn
thành bài khóa luận của mình theo hướng dẫn nghiên cứu CTXH chuyên nghiệp. Đồng
thời, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo địa phương, gia đình, bạn bè, anh em hàng xóm
và thân chủ của tơi cùng toàn thể các bạn trong lớp K48 CTXH đã hết lịng giúp đỡ tơi
để tơi có thể hồn thành bài luận văn của mình.
Trong q trình thực hiện khó luận, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do hạn chế
về kinh nghiệm cũng như những khó khăn khách quan nên khóa luận khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đánh giá của các thầy cô và các
bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Giang

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU........................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................1


2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn....................................................5
3.1. Ý nghĩa khoa học..............................................................................5
3.2. Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................5
4. Đối tượng, khách thể, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu........6
4.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................6
4.2 Khách thể nghiên cứu........................................................................6
4.3. Mục đích nghiên cứu........................................................................6
4.4. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................7
4.5. Phạm vi nhiên cứu............................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................8
5.1. Phương pháp phỏng vấn sâu.............................................................8
5.2. Phương pháp quan sát......................................................................8
5.3. Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu......................................9
5.4. Phương pháp phỏng vấn qua bảng hỏi.............................................9
5.5. Phương pháp thực hành....................................................................9
5.6. Phương pháp vãng gia......................................................................10
6. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................10
Tiểu kết phần 1...........................................................................................11
PHẦN 2: NỘI DUNG....................................................................................12

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI........12
1.1. Các lý thuyết làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.......................12
1.1.1. Lý thuyết nhu cầu của Malow.......................................................12
1.1.2. Lý thuyết nhân văn hiện sinh........................................................13
1.2. Các khái niệm liên quan.......................................................................15
1.2.1. Khái niệm người khuyết tật...........................................................15
1.2.2. Khái niệm khuyết tật vận động nặng.............................................15
1.2.3. Khái niệm thanh niên....................................................................15
1.2.4. Khái niệm khuyết tật vận động nặng.............................................16
1.2.5. Khái niệm khủng hoảng tâm lý.....................................................16
1.2.6. Khái niệm hỗ trợ xã hội................................................................17
1.2.7. Hòa nhập cộng đồng......................................................................18
3. Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi thanh niên khuyết tật vận động...........18
3.2.1. Sự phát triển về sinh lý..................................................................18
2.1.2. Sự phát triển về cảm xúc..............................................................18
2.1.3. Sự phát triển về mặt xã hội............................................................19


4. Các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam dành cho người khuyết tật
.........................................................................................................................20
4.1. Về văn bản pháp lý...........................................................................20
4.2. Về trợ giúp xã hội.............................................................................21
4.3. Về chăm sóc y tế..............................................................................21
4.4. Về giáo dục.......................................................................................21
4.5. Dạy nghề và việc làm.......................................................................22
4.6. Văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch...................................22
Chương 2. THỰC TRẠNG THANH NIÊN KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG NẶNG
ĐANG GẶP KHÓ KHĂN VỀ MẶT TÂM LÝ..............................................23
2.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội ở Diễn Trường – Diễn Châu – Nghệ An.
.........................................................................................................................23

2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế ..........................................................23
2.1.2. Vài nét về tình hình văn hố xã hội ..............................................23
2.2. Tình trạng thanh niên khuyết tật vận động tại điạ bàn tỉnh Nghệ An........24
2.2.1. Các dạng tật trên địa bàn tỉnh Nghệ An........................................24
2.2.2. Đặc điểm về thanh niên khuyết tật vận động trên địa bàn tỉnh Nghệ An
.........................................................................................................................25
2.2.3. Các mặt đời sống của thanh niên khuyết tật vận động nặng trên địa bàn tỉnh
Nghệ An..........................................................................................................26
2.3. Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho
thanh niên khuyết tật vận động trên địa bàn tỉnh Nghệ An.............................29
2.3.1 Người khuyết tật.............................................................................30
2.3.2. Gia đình.........................................................................................31
2.3.2.1. Vai trị vật chất.......................................................................31
2.3.2.2. Vai trị tinh thần......................................................................31
2.3.2.3. Vai trò trong việc phối hợp với nhân viên CTXH..................36
2.3.3. Nhóm bạn bè.................................................................................39
2.3.4. Cộng đồng xã hội..........................................................................39
2.3.4.1. Về mặt vật chất.......................................................................40
2.3.4.2. Về mặt tinh thần.....................................................................40
Tiểu kết chương 2.......................................................................................41
Chương 3. TRƯỜNG HỢP ĐIỂN CỨU.........................................................42
1. Tóm tắt trường hợp.................................................................................42
2. Sơ đồ phả hệ và sơ đồ sinh thái..............................................................44
3. Tiến trình trị liệu.....................................................................................47


PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................77
1. Kết luận...................................................................................................77
2. Khuyến nghị............................................................................................78
2.1. Đối với thanh niên NKT vận động nặng gặp khó khăn về tâm lý......78

2.2. Đối với gia đình thanh niên NKT vận động nặng...........................79
2.3. Đối với nhân viên CTXH................................................................79
2.4. Đối với các cơ quan, tổ chức, và các hoạt động đoàn thể trong xã hội 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................81
PHỤ LỤC


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1. Bậc thang nhu cầu của người khuyết tật chiếu theo bậc thang
nhu cầu của Malow..........................................................................12
Hình 2. Sơ đồ phả hệ của thân chủ..........................................44
Hình 3. Sơ đồ sinh thái của thân chủ.......................................45
Bảng 1. Các dạng tật trên địa bàn tỉnh Nghệ An.....................24
Bảng 2. Tình hình kinh tế hộ gia đình đang ni dưỡng người khuyết tật
tại địa bàn tỉnh Nghệ An..................................................................27
Bảng 3. Nghề nghiệp của những người đang nuôi dưỡng thanh niên
khuyết tật vận động..........................................................................27
Bảng 4. Mức độ tham gia các hoạt động xã hội củ thanh niên khuyết tật
vận động nặng..................................................................................29
Bảng 5. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ............60
Bảng 6. Thời gian biểu cho T có phương pháp ngủ tốt...........64
Bảng 7. Thời gian biểu T ra ngoài ánh sáng...........................64
Bảng 8. Thời gian biểu tập chức năng tại nhà cho T...............65
Bảng 9. Những ưu điểm và hạn chế trong tiến trình can thiệp.....72
Bảng 10. Lượng giá về tiến trình trợ giúp thân chủ.....................75


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

1. CTXH


: Công tác xã hội

2. CNH - HĐH

: Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

3. NKT

: Người khuyết tật

4. BLĐTB-XH

: Bộ Lao động Thương Binh-Xã hội

5. NĐ-CP

: Nghị định–Chính Phủ

6. NXB

: Nhà xuất bản

7. PL

: Pháp lệnh

8. PVS

: Phỏng vấn sâu


9. OPLA/P

: Tổ chức người khuyết tật Châu Á – Thái
Bình Dương

10. UBTVQH

: Ủy ban thường vụ Quốc Hội

11. ISDS

: Viện nghiên cứu phát triển xã hội


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát
triển xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước là nguồn lực thường xuyên
bổ sung cho đội ngũ lao động trên mọi lĩnh vực rất năng động nhạy cảm, gắn bó với tiến
trình phát triển xã hội, Bác dạy: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”.
Bác chỉ ra thanh niên là thời kỳ đẹp nhất sống động nhất như mùa xuân trăm hoa đua
nở, tràn đầy nhựa sống mùa xuân của những cánh én ngang dọc bầu trời. Đó là hình ảnh
nói lên sức trẻ có thể đào núi và lấp biển mà cả xã hội và dân tộc luôn kỳ vọng, tin yêu.
Trong công cuộc CNH - HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay có những vấn đề đi
liền với q trình đơ thị hóa như: phân hóa giàu nghèo, thiếu việc làm, các vấn nạn của
bạo lực học đường, không được tiếp cận các dịch vụ cơ bản, không tận dụng được các
cơ hội để cải thiện cuộc sống… đang là những vấn đề thách thức đối với tồn xã hội nói
chung và NKT nói riêng. Nếu khơng khắc phục những tình trạng trên thì khó hồn
thành mục tiêu do đảng và nhà nước đặt ra.

Người khuyết tật vận động nặng là một nhóm đặc thù dễ bị tổn thương chịu nhiều
thệt thịi, họ đa số ngồi xe lăn không thể làm được gì nếu khơng có sự giúp đỡ của
người khác điều đó khiến cho sự hồ nhập cộng đồng của NKT nặng càng trở nên khó
khăn gấp bội. Những ước mơ của người khuyết tật không thể thực hiện nỗi do những
khiếm khuyết trên cơ thể. Chính vì lẽ đó cuộc sống của nhiều người khuyết tật càng trở
nên vô nghĩa, mặc cảm, tự ti, cô đơn là nguyên nhân tạo bước rào cản trong q trình
hồ nhập với cộng đồng. NKT cần lắm những tấm lòng sẻ chia của cộng đồng để khơng
cịn nhừng giọt nước lăn dài trên má khơng cịn ánh mắt nhìn hốt hoảng sợ hãi, để nụ
cười ln rạng rỡ trên khn mặt.Vì vậy với lý do trên mà nhân viên CTXH đã mạnh
dạn lựa chọn đề tài: “Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho thanh niên khuyệt tật vận
động nặng đang gặp khó khăn về mặt tâm lý” (Nghiên cứu một đối tượng cụ thể Tại
Xóm 6 xã Diễn Trường – Huyện Diễn Châu – Nghệ An).


Qua nghiên cứu này, tác giả muốn làm rõ bức tranh về thực trạng cuộc sống
đang diễn ra hàng ngày của thanh niên khuyết tật vận động nặng đang gặp khó khăn,
tìm hiểu rõ ngun nhân gây ra những tổn thương về mặt tâm lý và vai trò của nhân
viên CTXH trong quá trình trợ giúp thanh niên NKT đang gặp khó khăn về tâm lý.
Từ đó đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm tăng cường năng lực và cung ứng một số
dịch vụ cho NKT. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng nhân viên CTXH mong rằng đề
tài này sẽ mang lại cái nhìn chính xác hơn, hiểu hơn về cuộc sống tâm sinh lý thực
tại ở lứa tuổi thanh niên khuyết tật vận động nặng và góp phần cùng với gia đình và
cộng đồng hướng thanh niên khuyết tật vận động có cuộc sống tốt và đầy ý nghĩa
hơn.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vấn đề NKT là một trong những vấn đề được sách báo nhắc đến nhiều bao gồm
nhiều khía cạnh. Từ việc chăm sóc, phục hồi chức năng, các chính sách hỗ trợ, các dịch
vụ tiếp cận cho NKT cho đến vấn đề việc làm, hôn nhân và các vấn đề liên quan nhằm
mục đích hỗ trợ NKT hịa nhập cộng đồng. Có những tác phẩm, những nghiên cứu chỉ
đề cập đến tình hình, thực trạng NKT nói chung và cũng có những tác phẩm chỉ nói

riêng về trẻ khuyết tật mà khơng đề cập đến NKT. Có một số nghiên cứu về NKT
nhưng chỉ phân chia ra thành từng loại tật, đi vào mảng phân tích và tìm hiểu những khó
khăn chung của NKT.
Một trong những tác phẩm quan trọng viết về NKT nói chung là cuốn “ Người
khuyết tật ở Việt Nam - kết quả điều tra tại Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng
Nai” của viện nghiên cứu và phát triển xã hội, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội năm
2008.
Cuốn sách đã có những phân tích mang tính tổng qt về NKT. Cơng trình
nghiên cứu do viện nghiên cứu và phát triển xã hội thực hiện trên cơ sở kết quả điều tra
tại 4 tỉnh Thái Bình, Quảng Nam, Đã Nẵng và Đồng Nai khảo sát trên 8.068 hộ gia đình
được chọn ngẫu nhiên từ tất cả các hộ gia đình ở 49 phường, xã của 4 tỉnh và từ 5.497
NKT là thành viên của những gia đình đó. Mục tiêu nghiên cứu của cơng trình này là
đánh giá trình hình kinh tế - xã hội mà NKT bao gồm những người có thể bị ảnh hưởng


bởi chất độc màu da cam, đang sống và làm việc ở những tỉnh thành có số NKT cao ở
Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này là:
- Đi sâu vào tìm hiểu các khía cạnh về xã hội như sự tham gia và hịa nhập cuả
NKT tìm hiểu, phân tích vấn đề giới trong khuyết tật. Thái độ của cộng đồng, bao gồm
cả sự kỳ thị và sự phân biệt đối xử với NKT và nghiên cứu này đi sâu hơn về những khó
khăn đa dạng và nhiều mặt mà NKT hiện đang gặp phải.
- Nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp cơ sở thơng tin giúp cho việc hồn thiện
chính sách cũng như thiết kế những chương trình có hiệu quả.
- Bên cạnh đáng giá tình hình NKT nói chung nghiên cứu này cũng đi sâu tìm
hiểu những khó khăn liên quan đến khuyết tật do nhiễm đioxin từ chất độc da cam được
rải khắp Việt Nam trong chiến tranh.
- Mục đích nghiên cứu chính của nghiên cứu này là xác định những khó khăn về
nhu cầu cần trợ giúp của NKT.
Nghiên cứu đã đưa ra một số phát hiện chính như sau:
- Đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ gia đình có NKT gồm những đặc điểm về nhân

khẩu học, tài sản, khả năng tiếp cận, thu nhập, chi phí và cuối cùng là khuyết tật và mức
sống.
- Đặc điểm kinh tế xã hội của NKT bao gồm đặc điểm về nhân khẩu học, về trình
độ học vấn, về việc làm về trình trạng khuyết tật.
- Những khó khăn của NKT về sinh hoạt hàng ngày, về giáo dục, việc làm, tiếp
cận dịch vụ y tế kết hôn, cách tiếp cận thông tin và khó khăn trong các hoạt động văn
hóa, thể thao.
- Kì thị phân biệt đối xử với NKT.
- Hỗ trợ NKT.


Hiện nay các đề tài cũng như các dự án đã bắt đầu đầu đi vào nghiên cứu hoạt

động như.
Chiến dịch “cuộc sống vẫn tươi đẹp” là hoạt động giành cho trẻ khuyết tật Việt
Nam của Đài truyền hình Việt Nam phố hợp với Tổ chức Đông Tây Hội ngỗ và tập
đồn cơng nghệ CMC phát động từ tháng 12 năm 2010 Với ba mục tiêu chính :




Xây dựng một cơ sở dữ liệu toàn diện về người khuyết tật Việt Nam không

phân biệt nguyên nhân khuyết tật và đưa vào trang Web. Mỗi hồ sơ của người khuyết
tật bao gồm các thơng tin cá nhân, tình trạng khuyết tật, các nhu cầu tài trợ, địa chỉ liên
hệ và số tài khoản cá nhân tại ngân hàng.


Nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề của người khuyêt tật Việt nam


đang phải đối mặt trong cuộc sống thơng qua các chương trình truyền hình được phát
sóng rộng rãi tại Việt Nam và nước ngoài cũng như thơng qua các chuyến Road Shows
ở trong và ngồi nước.


Kêu gọi các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước ủng hỗ trực tiếp cho người

khuyết tật cần giúp đỡ và ủng hộ cá tổ chức đang hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực
giúp đỡ người khuyết tật.
Với đề tài nghiên cứu “Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho thanh niên khuyết
tật vận động nặng đang gặp khó khăn về mặt tâm lý” : Tác giả dựa vào mơ hình và
phong trào chiến dịch tốt đẹp đang được triển khai. Đây là mơ hình mang nhiều gía trị
nhân văn cho NKT vận động nặng gặp khó khăn về tâm lý và vai trị của nhân viên cơng
tác xã hội trong việc trợ giúp NKT nhanh chóng vượt qua khó khăn để hịa nhập cộng
đồng là vơ cùng quan trọng. Với đề tài nghiên cứu này tác giả khóa luận muốn đi sâu
vào tìm hiểu lứa tuổi cụ thể là là thanh niên đang bị khuyết tật vận động nặng, đồng thời
tìm hiểu phân tích vai trị nhân viên CTXH trong quá trình trợ giúp NKT đang gặp khó
khăn về mặt tâm lý qua đó đánh giá và tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp tương lai
của mình.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này nhằm khẳng định vai trò ngành CTXH và nhân viên CTXH là
thật sự cần thiết đối với việc trợ giúp nhóm người yếu thế trong xã hội. Đặc biệt nghiên
cứu này muốn tìm hiểu hoạt động hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho thanh niên khuyết
tật vận động nặng đang gặp khó khăn về tâm lý, đề tài cũng sử dụng một số khái niệm,
lý thuyết hành vi, lý thuyết tri thức ứng xử và phương pháp thực hành trong CTXH


nhằm góp hình thành tiến trình làm đúng theo tiến trình CTXH cá nhân đảm bảo nguyên
tắc nghề nghiệp CTXH.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Một trong những vấn đề CTXH quan tâm về nhóm xã hội dễ bị tổn thương đã có
nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu các nhóm đễ bị tổn thương trong xã
hội, từ đó đưa ra những biện pháp can thiệp, bảo vệ, hỗ trợ và đưa lại những lợi ích cao
nhất các nhóm xã hội, đặc biệt này góp phần xây dựng một xã hội chung, lành mạnh và
bền vững. Nghiên cứu này với mong muốn đem lại một sự hiểu biết nhất định về một
nhóm xã hội yếu thế, thiệt thịi đó là NKT nặng những khó khăn mà họ gặp phải, hoạt
động hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho thanh niên nhằm sớm hoà nhập với cuộc sống,
đẩy lùi đi những tự ti trong cuộc sống, giúp thanh niên NKT vận động nặng sống tốt
hơn tiếp tục đóng góp cho xã hội.
Kết quả nghiên cứu nhằm giúp thân chủ phát hiện và chữa trị kịp thời những sang
chấn tâm lý để đưa thân chủ của mình là thanh niên NKT trở lại trạng thái cân bằng tạo
lập sự phát triển ổn định trong cấu trúc nhân cách là điều kiện có ý nghĩa thiết thực thực
giúp thân chủ phát triển một cách tồn diện. Qua đó giúp cha mẹ và các thành viên khác
trong gia đình, cộng đồng hiểu rõ hơn để có cách ứng xử phù hợp tác động cũng như
những hỗ trợ kịp thời giúp các em sớm thoát khỏi những tự tri mặc cảm trong cuộc sống
lành mạnh bổ ích.
4. Đối tượng, khách thể, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho thanh niên khuyệt tật nặng đang gặp khó khăn
về mặt tâm lý.
4.2 Khách thể nghiên cứu
- Là thanh niên khuyết tật vận động nặng
- Gia đình NKT vận động nặng.
- Bạn bè NKT vận động nặng
- Cơng tác hỗ trợ tái hồ nhập cộng đồng cho thanh niên khuyết tật vận động
nặng đăng gặp khó khăn về tâm lý.


4.3. Mục đích nghiên cứu

Khóa luận này nhằm làm rõ những dịch vụ hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho thanh
niên khuyết tật vận động nặng gặp khó khăn về tâm lý, cụ thể là.
- Tìm hiểu và mơ tả thực trạng, đặc điểm, khó khăn và nhu cầu của thanh niên
khuyết tật vận động nặng.
- Nghiên cứu tìm hiểu điều tra và phân tích sự thay đổi cuộc sống của thanh niên
khuyết tật vận động nặng đang gặp khó khăn về măt tâm lý.
- Đặc biệt bài nghiên cứu này tập trung và phân tích mơ tả những hỗ trợ tái hoà
nhập cộng đồng cho thân chủ thể hiện qua các giai đoạn? ở các khía cạnh? Qua đó nhằm
tìm kiếm cơ hội tiềm năng và các giải pháp nhằm phát triển những dịch vụ hỗ trợ nhằm
giúp thanh niên khuyết tật vận động nặng vượt qua khó khăn, ổn định tinh thần cùng với
đó đưa ra một số nhận xét về q trình hỗ trợ.
- Ngồi ra cịn có các yếu tố hỗ trợ từ phía gia đình như: hỗ trợ tâm lý, chăm sóc
sức khoẻ, phục hồi chức năng, thay đổi nhận thức hành vi tạo mơi trường lành mạnh
cho thân chủ, ngồi ra bài nghiên cứu còn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng tính bền
vững trong việc hỗ trợ tái hồ nhập cộng đồng với thanh niên khuyết tật vận động
nặng đang gặp khó khăn về tâm lý nói riêng và NKT khác nói chung đồng thời đưa ra
một số giải pháp ý kiến giúp gia đình có hướng trị liệu tốt hơn đối với người thân của
mình đang bị khuyết tật.
- Đưa ra trường hợp điển cứu trong đó ứng dụng phương pháp CTXH cá nhân và
các kỹ năng để giúp đỡ thân chủ của mình được cung cấp những dịch vụ hỗ trợ. Trường
hợp điển cứu nhằm chứng minh tiềm năng phát triển vai trò của nhân viên CTXH trong
tương lai.
4.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tiến hành thu thập thông tin, phân tích tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
- Làm rõ thực trạng NKT ở lứa tuổi thanh niên hiện nay như thế nào:
+ Thực trạng sống hiện nay ở tuổi thanh niên khuyết tật vận động.
+ Mức độ tính chất bị khuyết tật.



+ Nguyên nhân dẫn đến trình trạng ở lứa tuổi thanh niên khuyết tật vận động
+ Tác động của gia đình đến với thanh niên khuyết tật (cảm xúc, hành vi, các mối
quan hệ xã hội).
+ Mô tả thân chủ đang gặp phải những vấn đề về tâm lý, nhu cầu nguyện vọng
của thân chủ.
- Nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra một số biện pháp hỗ trợ xã hội, tiến tới xây
dựng mơ hình can thiệp có tính bền vững giúp thanh niên NKT vận động có hồn cảnh
khó khăn có thể giải quyết vấn đề của mình.
4.5. Phạm vi nhiên cứu
Phạm vi khơng gian: Tại gia đình thân chủ - xóm 6 xã Diễn Trường Huyện Diễn
Châu Tỉnh Nghệ an.
Phạm vi thời gian: tháng 11 đến tháng 4 năm 2011
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là phương pháp được sử dụng để có những thơng tin. Nó địi hỏi
nhân viên xã hội hoặc người phỏng vấn chuẩn bị kỹ lưỡng các thông tin, câu hỏi và phải
luôn để ý những thông tin cịn thiếu sót cịn nhầm lẫn trong q trình phỏng vấn
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu sinh viên đã tiến hành phỏng vấn với
thân chủ cũng như gia đình thân chủ và những người có liên quan (bạn bè, hàng xóm…)
nhằm mục đích thu thập thơng tin sâu sắc và cụ thể hơn.
5.2. Phương pháp quan sát
- Quan sát các biểu hiện hành vi, thái độ của thân chủ là thanh niên khuyết tật vận
động nặng đang gặp khó khăn về tâm lý.
- Quan sát và nhận xét các mối quan hệ của thân chủ với người thân trong gia
đình và những người khác (bạn bè, họ hàng)
- Quan sát những thành viên trong gia đình thân chủ để thấy được biểu hiện về
hành vi, tình cảm, các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
5.3. Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu



Ngồi số liệu thu được từ bảng hỏi, tơi cịn tiến hành thu thập các tài liệu liên
quan đến vấn đề nghiên cứu để tổng hợp thơng tin. Đó là các tài liệu liên quan đến.
- Một số bài báo, tạp chí liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Một số nghiên cứu, sách liên quan đến vấn đề nghên cứu.
- Phân tích một số báo cáo khoa học, khố luận tốt nghiệp có liên quan.
- Tìm hiểu về lịch sử vấn đề nghiên cứu.
- Phân tích tài liệu từ uỷ ban xã , cơ sở mà thân chủ và gia đình đang sống.
- Tìm hiểu các văn bản, nghị định pháp luật của nhà nước và các tài liệu liên quan
khác về NKT nói chung và thanh niên bị khuyết tật nói riêng.
5.4. Phương pháp phỏng vấn qua bảng hỏi.
Trong q trình làm đề tài sinh viên có tiến hành sử dụng bảng hỏi với số lượng
phát ra là 40 bảng với 20 bảng hỏi tôi sẽ hỏi những người có cùng hiện trạng bệnh tình
với T để có cái nhìn thiết thực hơn, 5 bảng dành cho gia đình thân chủ., 6 bảng dành cho
bạn thân chủ, 3 bản dành cho cơ quan chính quyền nơi thân chủ sống, 5 bản cho hàng
xóm và họ hàng thân chủ, 1 bảng cho thân chủ (Bảng hỏi kèm sau phần phụ lục)
5.5. Phương pháp thực hành
Phương pháp CTXH cá nhân.
Thực hiện CTXH các nhân với 7 bước.
- Bước 1: Tiếp cận thân chủ.
- Bước 2: Xác định vấn đề
- Bước 3: Thu thập thơng tin
- Bước 4: Chẩn đốn
- Bước 5: Lên kế hoạch trị liệu
- Bước 6: Trị liệu
- Bước7 : Lượng giá
Sử dụng phương pháp CTXH với cá nhân để tiến hành can thiệp trợ giúp một
trường hợp là thanh niên khuyết tật vận động nặng đang gặp khó khăn về mặt tâm lý.
5.6. Phương pháp vãng gia



Vãng gia là việc nhân viên CTXH đến thăm nom nơi ở của thân chủ, gia đình
thân chủ và vấn đàm về những vấn đề của họ. Thơng qua đó nhân viên CTXH có thể
thu thập được thơng tin, chia sẻ, thấu cảm những vấn đề của thân chủ tìm hiểu mơi
trường, hồn cảnh gia đình và nhu cầu của thân chủ từ đó đưa ra kế hoạch trợ giúp.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
Giả thuyết 1: Thanh niên khuyết tật vận động nặng đang gặp khó khăn về mặt
tâm lý nên có sự hạn chế trong q trình nhận thức hành vi, tâm lý và những định
hướng cho tương lai về sau.
Giả thuyết 2: Hoạt động trợ giúp cho thanh niên khuyết tật vận động đã có nhiều
biện pháp giúp đỡ thanh niên khuyết tật xoá bỏ những rào cản trong cuộc sống song vẫn
chưa đem lại hiệu quả thiết thực.
Giả thuyết 3: Vai trò của nhân viên CTXH rất cần thiết đối với hoạt động trợ giúp
thanh niên khuyết tật vận động nặng đang gặp khó khăn về mặt tâm lý có điều kiện chia
sẻ và hồ nhập cộng đồng tốt hơn.


Tiểu kết phần 1:
Chủ đề trợ giúp người khuyết tật vận động nặng là một chủ đề rộng lớn và được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên để giúp đỡ người khuyết tật cần phải có sự
đồng bộ của toàn xã hội, ở lứa tuổi thanh niên gặp phải khuyết tật là một vấn đề khó
khăn hơn so với các độ tuổi khác bởi lẽ đây là độ tuổi mang trong mình nhiều khát vọng
sống vì vậy thực hiện quá trình trợ giúp cho thanh niên là một điều thiết thực


PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các lý thuyết làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
1.1.2. Lý thuyết nhu cầu của Malow
Theo thuyết nhu cần của Malow thì càc nhu cầu của con người được chia thành 5

cấp bậc:


Nhu cầu cơ bản( basic needs)



Nhu cầu về an toàn ( safety needs)



Nhu cầu về xã hội hay nhu cầu đựoc yêu thương ( Social needs / love

/belonging needs)


Nhu cầu về được quý trọng ( esteem needs)



Nhu cầu được hể hiện mình ( esteem needs)

Dưới đây là bậc thang nhu cầu nhằm đánh giá nhu cầu của người khuyết tật vận
động nặng xếp theo thang bậc quan trọng từ thấp lên cao.
Hình 1: Bậc thang nhu cầu của NKT chiếu theo bậc thang
nhu cầu của Malow
Nhu cầu hoàn thiện

Nhu cầu được tơn trọng
Nhu cầu tình cảm xã hội

Nhu cầu an toàn
Nhu cầu thể chất/ tâm lý

Nhu cầu đựơc thừa nhận: NKT luôn mong muốn cộng đồng thừa nhận sự có
mặt của mình như bao con người bình thường khác và được bình đẳng về tất cả các cơ
hội tiếp cận dịch vụ trong xã hội.


Nhu cầu vậy chất: Đa số NKT thuộc đối tượng nghèo đói của xã hội, của nhiều
trường hợp phải sống trong những hoàn cảnh bần cùng khổ cực, điều kiện chăm sóc sức
khỏe của họ hầu như khơng có vì họ quá nghèo. Vì vậy nhu cầu vật chất của NKT chính
là nhu cầu quan trọng thứ hai của họ
Nhu cầu được tôn trọng: NKT luôn mong muốn được cộng đồng, gia đình, bạn
bè tơn trọng được lắng nghe những điều họ nói khơng bị coi thường, coi họ là một con
người một cơng dân bình đẳng về tất cả các quyền lợi giống như các công dân khác.
Nhu cầu thể hiện: Khi cộng đồng thừa nhận và tôn trọng NKT mong muốn
được cộng đồng tạo điều kiện để họ có thể được tham gia học tập làm việc, được cống
hiến được phát huy những khả năng của mình và có thể tự ni sống bản thân.
Nhu cầu an tồn: NKT là người dễ bị tổn thương nhất vì vậy họ cần có một mơi
trường sống an tồn sức khỏe được đảm bảo để họ tồn tại, họ cần được khám chữa bệnh
được chăm sóc sức khỏe khơng có những yếu tố đe dọa nguy hiểm bạo lực hoặc những
tình huống có độ bất định cao. Vì vậy gia đình và xã hội có trách nhiệm tạo ra mơi
trường an toàn cho cuộc sống NKT.
1.1.2. Lý thuyết nhân văn hiện sinh
Lấy lý thuyết thân chủ làm trung tâm, người sáng lập ra trường phái này la Carl
Rogers. “Lý thuyết cho rằng cá nhân có khó khăn về tâm lý xã hội là do tập nhiễm
những cách ứng xử không phù hợp. Họ cần được giúp đỡ để phát triển tiềm năng tâm lý
một cách hiệu quả”. Ứng dụng trong đề tài nghiên cứu được xem như là một lý thuyết
trọng tâm khi nhân viên CTXH tiến hành can thiệp đi phân tích thực trạng tâm lý của
thân chủ và những yếu tố tác động vào thân chủ làm cho thân chủ ứng xử không phù

hợp. Nhiệm vụ của nhà tham vấn trong quá trình giúp đỡ thanh niên khuyết tật vận động
nặng đang gặp khó khăn về mặt tâm lý là hỗ trợ NKT tháo bỏ những rào cản trong mơi
trường xã hội giúp họ hiểu được chính mình chấp nhận hoàn cảnh và tự điều chỉnh bản
thân để đạt được trạng thái cân bằng.
Lý thuyết này cũng nhấn mạnh “Mỗi cá nhân đều có những tiềm năng riêng
để họ có thể phát triển một cách tích cực. Nếu như một cá nhân nào đó gặp phải khó



×