Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bài thu hoạch cảm nhận tham quan địa đạo Củ Chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.29 MB, 8 trang )

Địa đạo
I H C

CỦ CHI

U C
F O

một huyền thoại

S L E N N U T
E H T

anh hùng
Sinh viên thực hiện: Vng Chủ Và
MSSV: 1956050052
Khoa: Báo chí và Truyền thơng
Ngành: Truyền thông đa phương tiện


Nguồn ảnh và chú thích ảnh trong bài:
TRIỂN LÃM 50 NĂM CỦ CHI ĐẤT THÉP THÀNH ĐỒNG
( />Album hình ảnh Địa Đạo Bến Dược
/>
Bài viết có tham khảo và dẫn lại một số thông tin:
*
Địa đạo Củ Chi và những cạm bẫy khiến Mỹ kinh hồng
Trịnh Thái Bằng
( />
Chú thích ảnh bìa trước:
Bên trái: Du kích Trần Thị Gừng ở xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi – người đã 2 lần đạt danh hiệu


“Dũng sĩ diệt Mỹ”
Ở giữa: Xe tăng thiết giáp Trung đoàn 273, Quân đoàn 3 băng băng trên vùng đất thép Củ Chi tiến
về sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Bên phải: Anh hùng liệt sĩ Phạm Văn Cội (1940 – 1967), xã đội trưởng quận Củ Chi – Lá cờ đầu của
phong trào thi đua diệt Mỹ. Ngày 17 tháng 9 năm 1967, Phạm Văn Cội được Ủy ban Trung ương
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Hn chương Qn cơng Giải phóng
hạng Nhì và danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Giải phóng

Chú thích ảnh bìa sau:
Ảnh trên bên trái: Ngày 17 tháng 9 năm 1967, tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua và Dũng sĩ các
Lực lượng Võ trang Nhân dân Giải phóng tồn miền Nam lần thứ hai, vùng đất Củ Chi đã được
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu “Đất thép thành đồng”
Ảnh dưới bên trái: Nữ du kích Củ Chi cắm chông ngăn chặn bước tiến của quân thù
Ảnh trên bên phải: Đơn vị pháo binh nữ Long An chuẩn bị tấn công thị xã Hậu Nghĩa, năm 1969
Ảnh dưới bên phải: Đội du kích Củ Chi từng gây kinh hồng cho giặc Mỹ


Thuở bé thơ, lần đầu tôi được biết đến Củ Chi
"đất thép thành đồng" là qua những trang sử
hào hùng của dân tộc. Vùng đất ấy đã vượt
qua cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt chống Mỹ,
vượt qua vô vàn trận bom B-52 và các cuộc càn
quét của kẻ thù. Từ những ngày đầu thực dân
Pháp đặt chân lên đất thành Gia Ðịnh, hay sau
chiến thắng Ðiện Biên Phủ, đế quốc Mỹ nhảy
vào miền Nam, hất cẳng Pháp, dựng nên chính
quyền tay sai Ngơ Ðình Diệm, những người con
vùng đất ấy luôn kiên cường bảo vệ đất mẹ với
khẩu hiệu “Một tấc không đi, một ly không rời”.

Họ đào địa đạo, chiến hào, công sự suốt ngày
đêm, bất chấp đạn bom, mưa nắng, tích cực
xây dựng “xã ấp chiến đấu”, thiết lập “vành đai
diệt Mỹ” thành thế trận vững chắc để bao vây,
tiến công tiêu hao, tiêu diệt kẻ thù. Họ nung
nấu trong lịng mình tinh thần u nước, tình
u làng xóm q hương, giàu lịng nhân ái,
biết đồn kết, tương trợ lẫn nhau, cần cù, sáng
tạo và đầy quả cảm. Ý chí đối đầu với bom
đạn, lịng dân, lịng đất đối chọi với xe tăng,
máy bay, thiết giáp và cuối cùng quân dân Củ
Chi đã thắng...
30 năm chiến đấu, biết bao người con kiên
trung của Củ Chi anh hùng đã ngã xuống.
Toàn thắng thuộc về dân tộc ta, tự do thuộc về
nhân dân ta. 30 năm sau, mặt đất lành lặn, vết
tích chiến tranh đã lùi sâu vào quá khứ. Địa
đạo Củ Chi ngày nào vẫn cịn đó, trở thành
nhân chứng sống của lịch sử, ngày ngày vẫn kể
lại một thời máu và lửa cho từng du khách đến
nơi đây. Và tôi, cậu tân sinh viên của trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn may
mắn có được cơ hội tìm về với vùng đất lịch sử
đã có một chuyến đi đáng nhớ vơ cùng.

Du kích xã Nhuận Đức, Củ Chi bắn rơi trực thăng Mỹ tại Bàu
Lách, năm 1965

Trực thăng Mỹ bị bắn hạ trước công sự chiến đấu Củ Chi,
năm 1967


"ĐẤT THÉP
THÀNH ĐỒNG"


Chiếc xe mang số 27 tiến về vùng
ngoại vi thành phố. Gần hai giờ
đồng hồ trơi qua thật nhanh, có
lẽ vì tơi đã khá hào hứng với các
hoạt động khởi động trên xe như
giao lưu giới thiệu bản thân, chơi
trò chơi, đố vui, chia sẻ kinh
nghiệm học tập ở môi trường đại
học. Cũng nhờ đó mà tơi được
nghe về nguồn gốc thú vị của cái
tên "Củ Chi". Xe bắt đầu đi trong
con đường đất ngoằn ngoèo nhỏ
hẹp, hai bên đường xanh mướt
những hàng cây. Từ xa xa, tôi đã
thấy Địa Đạo Bến Dược. Trong
tôi dấy lên sự háo hức và tị mị
về nơi đây.
Đồn tơi được dẫn vào xem
thước phim tư liệu và nghe các
nữ thuyết minh với trang phục áo
bà ba đen, chân đi dép râu, đầu
đội nón tai bèo, khăn rằn quấn
cổ giới thiệu về lịch sử hình
thành, phát triển của hệ thống
địa đạo chiến Củ Chi. Hệ thống

địa đạo – đường hầm nhiều tầng
nhiều lớp kéo dài đến 200 km,
được quân và dân Củ Chi kiến
tạo liên tục trong rất nhiều năm,
với vô số các cửa hầm bí mật lên
mặt đất, các lỗ châu mai – hỏa
lực bí mật, các hầm trú ẩn, các
cơng xưởng ngầm dưới mặt đất,
kho tàng và doanh trại trú quân,
phía trên được bố trí dày đặc mìn
và các hầm chơng, cạm bẫy*. Hơn
nữa, địa đạo có thể chống được
đạn pháo và sức nặng của xe
tăng, xe bọc thép, những đoạn
nằm sâu chống được bom cỡ nhỏ.
Sau đó chúng tơi xuống địa đạo,
trải nghiệm đi dưới lòng đất. Dẫu
chỉ là một đoạn đường hầm ngắn
nhưng cũng đủ để tôi thấu hiểu
cảm giác của những cư dân lòng
đất năm nào. Ngột ngạt, tăm tối,

chật chội, nóng bức dù địa đạo
đã lắp quạt thơng gió và đây
không phải là đoạn sâu nhất. Tôi
chật vật lắm mới có thể chui hết
đoạn đường địa đạo trong tư thế
khom lưng mấy phút trời. Tôi
khâm phục sự tài ba của người
chiến sĩ khi xưa khi họ có thể xây

dựng và sinh hoạt trong địa đạo
trong thời gian dài. Khi được xem
phim tư liệu, tôi được biết rằng
nếu ở dưới lòng đất quá lâu sẽ

dễ bị ký sinh trùng, bạc da và bị
các chứng bệnh về xương. Đây là
điều khó có thể tránh khỏi khi
sống trong mơi trường khơng có
ánh sáng mặt trời, khơng khí sạch
và lương thực thực phẩm. Đây
thực sự là sự nghị lực phi thường,
ý chí kiên cường chiến đấu, quả
cảm đến không ngừng trước tội
ác của kẻ thù đang ngày đêm
dày xéo quê hương, đất nước.

Nhân dân Củ Chi đào địa đạo


Tiếp theo, chúng tôi đi tham
quan thực tế công binh xưởng,
nhà may quân trang, nhà cắt
dép râu, nhà trưng bày vũ khí tự
tạo… Tơi đã nghĩ rằng ơng cha
ta đã nói đúng: "Có sức người sỏi
đá cũng thành cơm". Đứng trước
những bức tượng phục dựng thôi
mà tôi cảm thấy như đứng trước
lịch sử. Tơi nghĩ tơi có thể gọi

đây là nghị lực, ý chí kiên cường
và lịng u nước mãnh liệt của
nhân dân ta. Có niềm tự hào nào
lớn lao hơn khi bằng chính
những vũ khí thơ sơ tự chế này,
chúng ta đã chiến đấu với hàng
tá xe tăng, đại bác của kẻ thù.
Có niềm anh dũng nào rực rỡ
hơn khi ở chính nơi hiểm hóc này
chúng ta đã đưa ra những quyết
định quan trọng làm nên bao
chiến công hiển hách.

Mệt mỏi vì đường dài, chúng tơi được tiếp sức với
món khoai mì đặc sản - món ăn của cư dân địa đạo
trước đây. 

Theo lịch trình chúng tơi tiếp tục thăm quan khu trưng bày. Tôi được tận mắt chứng kiến những
cạm bẫy tuy thô sơ nhưng đã gây ra bao nỗi ám ảnh cho quân đội Mỹ. Tôi vô cùng kinh ngạc vì sự
sáng tạo của cha ơng ta khi đối với mỗi địa hình, hồn cảnh, họ đều thiết kế ra kiểu bẫy vô cùng
phù hợp, thông minh, dạy cho quân thù những bài học thích đáng. Lấy ví dụ như chơng thị, một vũ
khí tự tạo có tính chất cơng nghệ. Trong hố sâu có chơng sắt cắm chéo, phía trên có một tấm ván
trịn có dây dù kéo căng, nối với những mũi đinh sắt dài sắc nhọn. Khi lính Mỹ dẫm chân lên cái hố
được ngụy trang kỹ càng bằng lá khô, cỏ hoặc đất, chân bị thụt xuống và kéo theo cả tấm ván
mỏng, những chiếc đinh sắt từ 4 bên đâm xuyên vào đùi và các cây chông đâm chéo vào cổ chân,
không thể kéo người bị thương ra khỏi hố nếu không đào rộng ra và lôi cả những chiếc đinh lên.
Thường trong trường hợp đó, binh sĩ khơng chết nhưng chắc chắn bị tổn thương hồn tồn phần
chân, phải nhanh chóng đưa về quân y viện ở Sài Gòn để mổ, người lính được tặng những chiếc
đinh làm kỷ niệm, do đó chơng thị cịn có tên là Kỷ niệm Việt Nam*.



Bằng cuộc chiến tranh nhân dân vô cùng phong phú và sáng tạo, qua nhiều năm chiến đấu kiên
cường chống Mỹ - nguỵ, quân và dân Củ Chi đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20.000 quân địch,
phá hủy trên 5.000 xe tăng và xe thiết giáp; bắn rơi, bắn hỏng 256 máy bay các loại, bắn chìm và
cháy 22 tàu, xuồng chiến đấu, phá hủy và bức rút 270 lượt đồn bốt của địch... Với những chiến công
vang dội ấy, vùng đất này đã được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng danh
hiệu: Củ Chi đất thép Anh hùng; được Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hai
lần tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân. Tính đến năm 1998, toàn huyện
Củ Chi được tuyên dương: 13 xã Anh hùng, 28 Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, 715 Bà mẹ
Việt Nam Anh hùng, 1.800 người được phong dũng sĩ...  Để lập nên những chiến tích vinh quang
này, quân và dân Củ Chi cũng đã phải chịu nhiều hy sinh to lớn: hàng nghìn chiến sĩ và đồng bào
đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc; hàng nghìn người bị thương tích,
28.000 ngơi nhà bị địch đốt phá, san bằng, ruộng vườn bị hoang phế, môi trường bị hủy diệt*.
Chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề đối với Củ Chi, nhất là những mất mát đau thương về
người và tình trạng đói nghèo trong nhiều năm sau ngày giải phóng…


Đền Bến Dược

Ý thức được độc lập này không tự nhiên mà có, tự do này là máu xương cha ông đã đổ
ra mới có được, tôi muốn bày tỏ sự kính trọng, biết ơn đến những chiến sĩ, nhân dân đã
nằm xuống cho Tổ quốc đứng lên. Chúng tôi lần lượt xếp hàng vào thắp hương tại Đền
Bến Dược, tuy nhiên vì số lượng q đơng mà thời gian có hạn, đồn xe 27 chúng tơi
khơng có cơ hội vào đền mà phải lên xe quay về thành phố. Nhưng tôi nghĩ, khi ta thấu
hiểu nỗi nhọc nhằn gian truân mà thế hệ đi trước đã trải để từ đó biết giữ gìn trọn vẹn
hình của nước, ta đã thắp nén tâm hương thành kính cho bao người con ưu tú của dân
tộc đã hi sinh. Đó chính là bài học sâu sắc nhất mà tôi đã rút ra được sau một chuyến
đi đầy xúc cảm mà có lẽ tôi không thể nào tả hết bằng lời. Những nghĩ suy, những tình
cảm với mảnh đất anh hùng này, có bài thơ "Về Củ Chi" của tác giả Phạm Minh Tuấn
cũng là nỗi lịng tơi. Xin chép lại đơi dịng của áng thơ này thay cho lời kết.



Phạm Minh Tuấn

Về thăm Củ Chi 
Đi giữa tấm lòng đất thép
Ầm trong lòng mùi thơm của đất 
Bát ngát rừng xanh tươi tốt cỏ cây.
Củ Chi ơi mảnh đất này
Bom đạn Mỹ lật lên từng thớ 
Máu trộn đất, máu hòa nhựa sống 
Chiến lũy thành đồng đất thép Củ Chi.
Ơi em gái Củ Chi 
Áo bà ba, khăn rằn ngang vai 
Mũ tai bèo nghiêng nghiêng nụ cười hiền hậu 
Dáng mảnh mai mà kiên cường chiến đâu 
Bom đạn thù không khuất phục được em
 Ba mươi năm dưới bom đạn vang rền.
Củ Chi ơi, ta về thăm Củ Chi 
Bàn tay được chạm vào lòng đất 
Địa đạo đây mà em khơng có một 
Máu thịt em đã hóa đất Củ Chi.
Về Củ Chi tơi được đi 
Trong năm tháng chiến tranh 
Ăn vắt cơm, miếng sắn bùi đã cùng em qua bao mùa mưa nắng 
Càng thêm yêu đất thép Củ Chi kiên trung sâu nặng
Em đã hóa làm hoa của đất thép anh hùng.




×