Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sử dụng đất và biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.09 KB, 12 trang )

BÀI TIỂU LUẬN

MƠN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Giảng viên

:

Học viên

:

Lớp cao học :


Câu 1: Trình bày về những giải pháp để ngành lâm nghiệp vừa nâng cao
khả năng thích ứng vừa giảm thiểu được biến đổi khí hậu, đồng thời giúp
tăng trưởng năng xuất?
1. Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. Biến đổi khí
hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội và mơi trường tồn
cầu. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai
nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt
gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất.
Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, bao gồm cả các
thay đổi trong thành phần hố học của khí quyển, biến đổi nhiệt độ bề mặt, nước
biển dâng, các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai tăng lên đáng kể về số
lượng và cường độ. Những thay đổi này dẫn đến những thay đổi trong các hệ
thống vật lý, hệ sinh học và hệ thống kinh tế - xã hội trên toàn hành tinh và đe
doạ sự phát triển, đe doạ cuộc sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái. Nghiên
cứu về biến đổi khí hậu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các


giải pháp thích nghi là sự đóng góp đáng kể để bảo vệ cuộc sống, phục vụ phát
triển bền vững.
Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu.
Theo đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện
tượng thời tiết cực đoạn giai đoạn 1997-2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số
rủi ro khí hậu tồn cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn.
Trong đó, nghành lâm nghiệp là một trong những ngành kinh tế dễ bị tổn thương
nhất biến đổi khí hậu.
2. Giới thiệu chung về ngành lâm nghiệp
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù có vị trí kinh tế, xã hội
và mơi trường rất quan trọng, là một phần không thể tách rời khỏi nông nghiệp,
nông thôn và nông dân Việt Nam. Hiện tại ngành lâm nghiệp quản lý sử dụng
hơn một nửa lãnh thổ đất nước, liên quan trực tiếp đến đời sống của khoảng 25
triệu đồng bào, trong đó có 7 triệu đồng bào dân tộc thiểu số. Nói đến lâm


nghiệp là nói đến rừng và nghề rừng. Lâm nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng bao
gồm tất cả các khâu, từ trồng, chăm sóc, bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên đến
khai thác, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, vv…
Rừng là yếu tố cơ bản của mơi trường tự nhiên, góp phần quan trọng vào
phát triển bền vững đất nước, vào sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và an
ninh quốc phịng. Rừng đóng một vai trị khơng thể thiếu trong việc cung cấp
các sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và xã hội, bảo vệ môi trường
sống, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý bền vững cảnh quan và góp phần bảo vệ
an ninh quốc gia, tạo việc làm cho nhân dân, nhất là người dân miền núi, góp
phần xố đói giảm nghèo. Nếu như trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, rừng là căn
cứ địa kháng chiến, là vành đai bảo vệ biên giới, thì trong cơng cuộc xây dựng
đất nước, rừng là vành đai phòng hộ đầu nguồn, phịng hộ ven biển, là tư liệu
sản xuất chính trong lâm nghiệp, là công cụ chống ô nhiễm, bảo vệ môi sinh, là
nguồn sinh thủy cho sản xuất và phục vụ đời sống.

Cơng bố hiện trạng rừng tồn quốc 2018 theo quyết định số 911/QĐBNN-TCLN ngày 19 tháng 03 năm 2019 thì tính đến ngày 31/12/2018 thì hiện
trạng rừng nước ta như sau:
- Diện tích đất có rừng: 14.491.295 ha, trong đó:
+ Rừng tự nhiên: 10.255.525 ha.
+ Rừng trồng: 4.235.770 ha.
- Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ tồn quốc là
13.785.642 ha, tỷ lệ che phủ là 41,65%.
Năm 2018, diện tích trồng rừng mới tập trung của cả nước đạt 286 nghìn
ha, giảm 2,1% so với năm 2017, trong đó rừng sản xuất đạt 272,6 nghìn ha,
giảm 0,9%; rừng phịng hộ đạt 11,5 nghìn ha, giảm 23,8%; rừng đặc dụng đạt
1,9 nghìn ha, giảm 9,5%. Sản lượng gỗ khai thác đạt 15.241,2 nghìn m3, tăng
7,5%
Tài nguyên rừng ở Việt Nam rất phong phú đa dạng. Việt Nam có 11.373
lồi thực vật thuộc 2.524 chi và 378 họ (30% trong số này là loài đặc hữu), 224
loài thú, 838 loài chim và 258 lồi bị sát. Các hệ sinh thái rừng của Việt Nam rất


đa dạng với nhiều kiểu rừng, đầm lầy và sông suối, vv…tạo nên môi trường
sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú trên toàn cầu. Nhiều loài động,
thực vật độc đáo chỉ tìm thấy ở Việt Nam. Việt Nam là q hương của 3% các
lồi hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng trên tồn cầu. Do đó, Việt Nam là một
trong các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, được công nhận là
một quốc gia cần được ưu tiên cao cho bảo tồn tồn cầu.
3. Tác động của biến đổi khí hậu tới lâm nghiệp
• Biến đổi khí hậu làm suy giảm quỹ đất rừng và diện tích rừng
Diện tích rừng ngập mặn ven biển chịu tổn thất to lớn do nước biển dâng;
Nguy cơ chuyển dịch diện tích đất lâm nghiệp sang đất dành cho các lĩnh
vực kinh tế - xã hội khác là tác động gián tiếp song có thể coi là tác động lớn
nhất đối với sản xuất lâm nghiệp.


• Biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu tổ chức rừng
Nâng cao nền nhiệt độ, lượng mưa, lượng bốc hơi, gia tăng bão, các cực trị
nhiệt độ, cường độ mưa và suy giảm chỉ số ẩm ướt … làm ranh giới giữa khí hậu
nhiệt đới và ranh giới nhiệt đới với nền nhiệt độ á nhiệt đới, ôn đới đều dịch
chuyển lên cao, tức là về phía đỉnh núi. Rừng cây họ dầu mở rộng lên phía Bắc
và các đai cao hơn, rừng rụng lá với nhiều cây chịu hạn phát triển mạnh…

• Biến đổi khí hậu làm suy giảm chất lượng rừng
Phát triển đáng kể nhiều sâu bệnh mới nguy hại hơn hoặc các sâu bệnh
ngoại lai.
Các quá trình hoang mạc hóa làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng đất,
chỉ số ẩm ướt giảm đi gây ra suy giảm sinh khối trên hầu hết các loại rừng, đặc
biệt là rừng sản xuất. Số lượng quần thể của các loài động vật rừng, thực vật quý
hiếm giảm sút đến mức suy kiệt dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.

• Biến đổi khí hậu làm gia tăng nguy cơ cháy rừng do
Nền nhiệt độ cao hơn, lượng bốc hơi nhiều hơn, thời - gian và cường độ
khô hạn gia tăng
Tăng khai phá rừng làm cho nguy cơ cháy rừng trở nên - thường xuyên
hơn.




Biến đổi khí hậu gây khó khăn cho cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học
rừng
Các biến động, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên do biến đổi

khí hậu, hệ sinh thái rừng sẽ bị suy thối trầm trọng, gây ra nguy cơ tuyệt chủng
của một số loài, làm mất đi nhiều gen quý hiếm.

4. Giải pháp để ngành lâm nghiệp vừa nâng cao khả năng thích ứng vừa
giảm thiểu được biến đổi khí hậu, đồng thời giúp tăng trưởng năng xuất
• Hạn chế khai phá rừng, trồng rừng và tái tạo rừng
Tiếp tục thực hiện chương trình 5 triệu ha nhằm tăng cường độ che phủ
rừng lên 43%.
Hạn chế khai thác rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
Ngăn chặn khai phá rừng ngoài kế hoạch, phục hồi rừng bằng các biện
pháp tiên tiến, hiệu quả.
Ổn định cơ cấu diện tích 3 loại rừng: Rừng phịng hộ, rừng đặc dụng, rừng
sản xuất.
Xây dựng chương trình quản lý rừng.
Thực hiện đồng bộ các chính sách rừng: Giao đất, giao rừng, cho thuê rừng,
định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo.

• Tăng cường trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ và phát
triển rừng ngập mặn
Dự tính tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên thiên nhiên.
Dự tính tác động của nước biển dâng đến rừng ngập mặn.
Dự tính tác động của biến đổi khí hậu đến thối hóa đất và hoang - mạc
hóa.
Lập kế hoạch trồng rừng, ưu tiên rừng các loại trên các - địa bàn, ưu tiên
địa bàn xung yếu và địa bàn dễ bị hoang mạc hóa.
Lập kế hoạch tăng cường rừng ngập mặn và bảo vệ rừng - ngập mặn hiện
có.

• Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng tự nhiên
Dự kiến tác động của biến đổi khí hậu đến rừng và lâm nghiệp.


Lập kế hoạch từng bước hạn chế khai phá rừng, bảo vệ rừng quý hiếm.

Xây dựng chính sách, biện pháp ngăn ngừa khai thác rừng trái phép.



Tổ chức phịng chống cháy rừng có hiệu quả
Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo cháy rừng trên từng vùng.
Xây dựng hệ thống cảnh bảo cháy rừng.
Thiết lập các tổ chức phòng chống cháy rừng.
Tăng cường thiết bị chống cháy rừng.
Truyền thông, giáo dục ý thức phịng chống cháy rừng.-

• Nâng cao hiệu suất sử dụng gỗ và kiềm chế sử dụng nguyên liệu gỗ
Điều tra hiện trạng sử dụng gỗ và hiệu suất sử dụng gỗ.
Nghiên cứu đánh giá cơ chế tài chính khuyến khích sản xuất vật liệu thay
thế gỗ.

• Bảo vệ giống cây trồng quý hiếm, lựa chọn và nhân giống cây trồng thích
hợp với từng địa phương
Xác định các giống cây trồng quý hiếm.
Nghiên cứu điều kiện sinh lý của cây trồng và lựa chọn các - giống cây
trồng phù hợp với từng địa phương trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Tổ chức bảo vệ giống cây trồng quý hiếm.
Tổ chức chọn và nhân giống cây trồng thích hợp trên - từng địa phương.
Tóm lại, những giải pháp để ngành lâm nghiệp vừa nâng cao khả năng
thích ứng vừa giảm thiểu được biến đổi khí hậu, đồng thời giúp tăng trưởng
năng xuất, gồm những giải pháp chính sau:
• Bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn, căn cứ trên đánh giá tác động của
biến đổi khi hậu đến rừng và lâm nghiệp, lập kế hoạch từng bước hạn chế
khai phá rừng, bảo vệ rừng quýhiếm và xây dựng chính sách, biện pháp
ngăn ngừa khai thác rừng trái phép.

• Tổ chức phịng chống cháy rừng có hiệu quả, thơng qua việc xây dựng chỉ
tiêu cảnh báo cháy rừng trên từng vùng, xây dựng hệ thống cảnh báo cháy
rừng, thiết lập các tổ chức phòng chống cháy rừng, tăng cường thiết bị


chống cháy rừng và tăng cường truyền thông, giáo dục ýthức phịng
chống cháy rừng.
• Nâng cao hiệu suất sử dụng gỗ và kiểm chế sử dụng nguyên liệu gỗ, thông
qua điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng gỗ và hiệu suất sử dụng gỗ đồng
thời nghiên cứu đề xuất cơ chế tài chính khuyến khích sản xuất vật liệu
thay thế gỗ.
• Bảo vệ giống cây trồng quý hiếm, lựa chọn và nhân giống cây trồng thích
hợp với từng địa phương, thông qua việc xác định các giống cây quýhiếm
và nghiên cứu điều kiện sinh lý của cây trồng và lựa chọn các giống cây
trồng phù hợp với từng địa phương trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tổ
chức bảo vệ giống cây trồng quýhiếm và tổ chức chọn và nhân giống cây
trồng thích hợp trên từng địa phương.
Câu 2: Nêu những tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất lâm nghiệp
mà anh chị quan sát được tại được phương mình?
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc, với
tổng diện tích tự nhiên là 9.563km 2 (chiếm 2,8% diện tích tự nhiên của cả nước),
dân số trung bình khoảng 504.502 người (chiếm 0,6% dân số cả nước). Những
năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu nên lượng mưa thay đổi, lưu
lượng nước tăng vào mùa mưa và suy giảm vào mùa khô, gây trượt lở đất, sụt
lún, xói mịn, hoang hóa đất, gia tăng lũ qt, hạn hán làm thiệt hại tới đời sống
kinh tế của địa phương.
Những năm trở lại đây, thời tiết, khí hậu của Điện Biên ngày càng tăng...
Trước đây, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21°C đến 23°C, nhiệt độ trung bình
thấp nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 13°C đến 18°C). Các
tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 đến tháng 9 (khoảng 25°C) và

chỉ xảy ra ở ác khu vực có độ cao thấp hơn 500m. Cịn lượng mưa hàng năm
trung bình từ 1500 mm đến 2200 mm, thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo
dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Tuy nhiên, những năm trở lại đây, khí hậu Điện Biên nhiệt độ trung bình
năm tăng dần. Cụ thể, năm 2011 nhiệt độ trung bình của năm là 22,30C; năm
2012 tăng lên 23,20C; năm 2017 là 25,60C. Đặc biệt lượng mưa thất thường hơn


và có xu hướng giảm mạnh. Riêng, năm 2015 lượng mưa trung bình trong năm
là 2.127mm/năm. Nhưng đến năm 2016 lượng mưa giảm còn 1.600mm/năm và
đến năm 2017 lượng mưa giảm cịn 1.490mm/năm.
Bên cạnh đó, các hiện tượng khí hậu cực đoan như: lũ ống, sạt lở đất đá,
hạn hán, băng tuyết... đã làm diện tích đất bị khơ hạn, hoang mạc hóa, xói mịn,
rửa trơi, sạt lở... xảy ra ngày càng nhiều ở một số huyện như: Tuần Giáo, khu
vực lòng chảo Điện Biên, Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà và TX. Mường
Lay; đây là những huyện, thị có độ dốc cao, các khu vực taluy, tầng đất không
dày.
Mặc dù những năm trở lại đây lượng mưa trên địa bàn tỉnh Điện Biên
ngày càng giảm, tuy nhiên, các trận mưa thường không lớn nhưng mưa dai, kéo
dài nên lớp đá bị phong hóa mạnh chạy dọc theo các taluy bị ngấm nước trở nên
nhão, độ kết cấu yếu. Đặc biệt đối với các huyện, thị như: Mường Nhé, Nậm Pồ,
TX. Mường Lay chất đất tơi xốp dẫn dễ bị sạt lở. Mưa nhiều, các taluy xuất hiện
các khe nứt chia cắt lớp đá phong hóa thành khối nhỏ và đất, đá sụt xuống, kéo
theo lớp đát đá phía dưới tham gia vào khối trượt, tạo thành những mảng sạt
trượt lớn đến hàng trăm khối đất. Việc trượt lở đất, đá khơng chỉ diễn ra ở taluy
dương mà cịn cả taluy âm, sạt lở ăn sâu vào cả đường giao thông, làm hư hỏng
đường giao thông, lấp đất sản xuất, cơng trình xây dựng và vùi lấp sơng suối và
mất diện tích đất canh tác lâm nghiệp.
Theo Ban Chỉ huy phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ tỉnh Điện
Biên, từ đầu năm 2018 đến nay, tồn tỉnh có 73 nhà dân bị thiệt hại, gần 300ha

đất nông lâm nghiệp, thủy sản bị vùi lấp, hư hỏng, hàng trăm con gia súc, gia
cầm bị cuốn trôi, 14 điểm trường bị ngập, thiệt hại nặng do sạt lở, đổ tường,
hỏng đường bê tơng; 6 cơng trình thủy lợi cùng hàng trăm mét kênh bị đứt gãy,
sạt lở vùi lấp; nhiều cơng trình nhà nước về y tế, trụ sở làm việc của xã cũng bị
sạt lở, bùn đất ngập sâu.
Như vậy, việc biến đổi khí hậu trong những năm trở lại đây ở Điện Biên
gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Đặc biệt, với địa hình
phần lớn là đồi núi, bị chia cắt, nhiều sông suối và dân cư chủ yếu là vùng đồng


bào các dên tộc như ở Điện Biên. Việc khắc phục hậu quả thiên tai, sau mữa lũ ở
Điện Biên gặp rất nhiều khó khăn và vất vả; tập tục canh tác, tập quán sinh hoạt
còn lạc hậu, ý thức vệ sinh môi trường chưa cao... là một trong những nguyên
nhân làm giảm chất lượng cuộc sống.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến những thay đổi bất thường của
thời tiết, khí hậu Điện Biên chính là sự suy giảm diện tích rừng. Tính từ năm
2012 đến nay, tỉnh Điện Biên có 70 dự án thực hiện chuyển đổi mục đích sử
dụng rừng và đất nơng nghiệp. Tổng diện tích rừng và đất nơng nghiệp chuyển
đổi là 636,8ha. Trong đó, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có 35 dự án; tổng
diện tích rừng đã chuyển đổi mục đích là 511,3ha (bao gồm 1,8ha rừng đặc
dụng; 226,7ha rừng phòng hộ; 282,8ha rừng sản xuất).
Chuyển đổi mục đích đất lâm nghiệp có 35 dự án; tổng diện diện tích đất
lâm nghiệp đã chuyển đổi là 125,4ha (bao gồm 49,3ha rừng phòng hộ; 76,2ha
rừng sản xuất). Tình trạng chặt phá rừng trái phép của địa phương này diễn biến
khá phức tạp. Tính riêng giai đọan 2016 – 2018 đã có 747 vụ chặt phá rừng, gây
thiệt hại rừng sản xuất là 227,32ha, đã xử lý, tịch thu 258,55m3 gỗ các loại,
70,565kg lâm sản. Tổng số nộp ngân sách trên 5.540 triệu đồng. Riêng năm
2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra 13 vụ cháy rừng do nắng
nóng, hạn hán, khô hanh làm thiệt hại 7,4ha rừng.
Trong những năm gần đây, dân số trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, cùng với

quá trình di cư tự do đã dẫn tới tình trạng đốt, phá rừng làm nương; chuyển đổi
đất rừng tự nhiên thành đất sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, khai
thác khoáng sản, xây dựng hồ thủy lợi, thủy điện, đã phá vỡ hệ sinh thái và sinh
cảnh tự nhiên làm cho đa dạng sinh học bị suy giảm cả về số lượng và chất
lượng.
Nhiều loài thực vật, động vật quý, hiếm như: Pơ mu, thông tre, sao mặt
quỷ, trầm hương; gấu, linh trưởng, niệc cổ hung.v.v… đứng trước nguy cơ bị
“xóa sổ”. Cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học vẫn còn một số hạn chế, bất cập
như: Hệ thống văn bản, chính sách, hướng dẫn về đa dạng sinh học, Luật thủy


sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật bảo vệ mơi trường, Luật Đa dạng sinh
học có sự chồng chéo.
Nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, chưa đáp ứng đủ cho hoạt động nghiên
cứu, bảo tồn và phát triển các loài, nguồn gen; nhu cầu đầu tư trang thiết bị phục
vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng chưa được
đáp ứng kịp thời. Đội ngũ cán bộ có chun mơn về bảo tồn đa dạng sinh học
còn thiếu, chủ yếu là kiêm nhiệm do đó việc triển khai thực hiện các chương
trình, dự án về đa dạng sinh học cịn hạn chế.
Ngồi ra, người dân sống tại vùng đệm khu bảo tồn phần lớn là đồng bào
dân tộc thiểu số, đời sống cịn khó khăn, chủ yếu dựa vào việc khai thác tài
ngun rừng; trình độ và nhận thức cịn hạn chế nên việc tuyên truyền, vận động
đồng bào dân tộc tham gia các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học
và phịng chống biến đổi khí hậu cịn gặp nhiều khó khăn.
Nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác bảo vệ tài nguyên, thiên
nhiên, các cấp chính quyền của tỉnh ta đã lồng ghép công tác bảo vệ và phát
triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học vào Chương trình phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương. Bên cạnh đó, tỉnh đã phê duyệt dự án bảo vệ và phát triển rừng
trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, làm cơ sở để thực hiện các hoạt động
trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh cũng triển khai thực hiện Chính sách
chi trả Dịch vụ mơi trường rừng cho gần 160.000 ha diện tích rừng, đạt trên
50%. Cùng với đó, nhiều chính sách, văn bản về bảo tồn đa dạng sinh học đã
được ủy ban nhân dân tỉnh ban hành như: Quyết định số 593 phê duyệt Dự án
quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé; Kế hoạch hành động
Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Điện Biên đến năm 2015, định hướng đến năm
2020; Quyết định số 837 về việc thành lập Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và
cảnh quan môi trường Mường Phăng, trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên.
Kế hoạch bảo vệ đa dạng sinh học tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2020
đã đề ra một số mục tiêu như: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế quản lý,
tăng cường năng lực thực thi pháp luật về đa dạng sinh học; bảo tồn và phát triển


sự phong phú của hệ sinh thái tự nhiên, quan trọng trên địa bàn tỉnh; bảo vệ môi
trường sống tự nhiên của các lồi hoang dã và cảnh quan mơi trường; nâng cao
công tác quản lý và phát triển, chăm sóc, nhân giống các lồi cây trồng, vật ni
có giá trị lưu giữ, các loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cảnh quan bị
suy thoái nhằm bảo tồn bền vững đa dạng sinh học, đa dạng nguồn gen. Nâng
cao độ che phủ rừng, góp phần bảo vệ mơi trường, đáp ứng mục tiêu phát triển
bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh ta huy động nguồn ngân sách của
Trung ương, địa phương để triển khai các dự án thành phần trong Quy hoạch
bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến năm
2030 đã được phê duyệt; thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển vùng đệm, chính
sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác bảo tồn
thiên nhiên và đa dạng sinh học thơng qua giao khốn bảo vệ rừng, trồng rừng,
chăm sóc rừng và khoanh ni tái sinh tự nhiên rừng.
Nhận thức sâu sắc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các hoạt động
sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi thủy sản, trong vài năm trở lại đây ngành
Nông nghiệp cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến tới cán bộ và
người dân về những ảnh hưởng, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu với sản

xuất nơng, lâm nghiệp và thủy sản.
Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng những
giống chịu hạn, chịu lạnh, những giống thích ứng với biến đổi khí hậu theo
hướng sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường, gắn với chuỗi liên kết bền
vững; phổ biến, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và chọn giống,
quy trình kỹ thuật thâm canh, mơ hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Sến và cộng sự (2011), Nơng nghiệp ứng phó với biến đổi khí
hậu. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ Hà Nội.
2. Phan Đình Tuấn (2017), Giáo trình Biến đổi khí hậu. Nhà xuất bản khoa
học tự nhiên và công nghệ Hà Nội.
3. Trần Hồng Thái (2017), Giáo trình Thích ứng và giảm nhẹ đối với biến
đổi khí hậu. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.
4. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và mơi trường (2010). Biến đổi khí
hậu và tác động ở Việt Nam.
5. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và mơi trường (2011). Tài liệu hướng
dẫn Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp
thích ứng. Nhà xuất bản Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam.



×