Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tải Top 3 bài phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học - HoaTieu.vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.35 KB, 3 trang )

1. Dàn ý phát biểu cảm nghĩ của em về dịng cảm xúc của nhân vật tơi
A) Mở bài:
+ Giới thiệu nhà văn Thanh tịnh và truyện ngắn Tôi đi học
+ Dịng cảm xúc của nhân vật "tơi": vẻ đẹp đáng yêu của tuổi thơ ngây
B) Thân bài:
1) Tổng
+ Giới thiệu sơ lược nội dung truyện
+ Giọng kể chuyện trực tiếp của nhà văn tạo cảm giác gần gũi với người đọc, giúp người đọc
có cùng cảm giác với nhà văn.
2) Phân tích
a) khơng gian con đường đến trường được cảm nhận có nhiều điều khác lạ (so với lúc chưa đi
học - trích dẫn ban nha). Cảm giác thích thú hơm nay tơi đi học. Chất thơ trữ tình lan tỏa
mạch văn
b) Cảm giác trang trọng và đứng đắn của "tôi": đi học là tiếp xúc với 1 thế giới lạ, khác hẳn
với đi chơi thả diều
c) Cảm nhận của tôi và các cậu bé khi vừa đến trường: không gian ngôi trường tạo ấn tượng
lạ lẫm và oai nghiêm, khiến cho các bạn học sinh cùng chung cảm giác chống ngợp
d) Hình ảnh ơng Đốc hiền tư và nhân hậu, nỗi sợ hãi nhỏ bé khi phải xa mẹ. Bởi thế khi nghe
đến tên khơng khỏi giật mình và lúng túng
e) khi vào lớp "Tôi" cảm thấy một cách tự nhiên, khơng khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn
bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ tương lai
như cánh chim sẽ được bay vào khoảng trời rộng.
3) Hợp
+ Những cảm xúc hồn nhiên của ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của
một đời người, giọng điệu của nhà văn giúp ta được sống cùng những kỉ niệm
+ Chất thơ lan tỏa trong cách miêu tả, kể chuyện và khắc hoạ tâm lí đặc sắc làm nên chất thơ
trong trẻo (đây là lời nhận xét sau khi đã làm các phần ở trên, bạn cảm nhận theo các trình tự
ở trên rồi phần cuối nay là hợp - nghĩa là hợp các ý đã nêu trên)
C) Kết bài:
Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoặc nêu những cảm nghĩ của nhân vật tôi trong
sự liên hệ bản thân)


2. Đoạn văn cảm nhận về nhân vật tôi trong Tôi đi học
Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941.
Đây là dịng cảm xúc của nhân vật “tơi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời
trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời
gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu
tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu
say mê nhìn ngắm ngơi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay
mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà
giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên
tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai
hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tơi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên
con đường làng dài và hẹp.


3. Cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong Tôi đi học
Tuổi học sinh luôn là lứa tuổi đẹp và trong trẻo nhất. Với những đứa trẻ, mái trường, thầy cô,
bè bạn trở thành những điều thân thuộc và thiêng liêng, nơi đó đã chắp cánh bao ước mơ, nơi
xây đắp bao hành trang cho các em vào đời. Và khi lớn lên, nghĩ về những năm tháng ấu thơ
hay chợt bắt gặp một khoảnh khắc quen thuộc, lòng lại dâng lên nỗi nhớ về mái trường xưa,
về những ngày còn chập chững cùng mẹ tựu trường. Tất cả đều vô cùng đẹp đẽ, trong ngần.
Đọc những dòng văn bồi hồi và thiết tha của nhà văn Thanh Tịnh trong đoạn trích "Tơi đi
học" em lại càng nhớ da diết ngày đầu tiên cắp sách tới trường. Những dịng cảm xúc của
nhân vật "tơi" được tái hiện thật xúc động và khơi gợi nhiều tình cảm lớn lao.
Đó là khoảng thời gian cuối thu, khi lá ngồi đường đang rụng, mỗi ngóc ngách đường phố
được trải thảm bằng những chiếc lá mùa thu rơi, trên bầu trời xanh thẳm ấy có những đám
mây bàng bạc là lúc "tôi" nhớ về những ngày tháng xưa cũ, ngày tựu trường đầu tiên của
mình. Cậu bé ấy rụt rè núp bên nón mẹ đến trường. Thời gian từ hiện tại về quá khứ khơi
nguồn nỗi nhớ, khiến cảm xúc trở nên thật gần gũi, thân thương. Trên con đường đến trường
năm ấy, trong lịng cậu có sự đổi thay lớn bởi: "Hơm nay, tơi đi học". Và bởi lịng đang trào
dâng những cảm xúc khó tả nên trong ánh mắt của cậu, mọi vật dường như cũng đang thay

đổi, cậu thấy thật lạ lẫm biết bao dẫu những sự vật xung quanh vẫn vậy. Con đường dài và
hẹp thường ngày hôm nay câu thấy lạ, cảnh vật chung quanh cũng thấy đổi lớn, tâm trạng xao
động bao nỗi ngạc nhiên, mong chờ, hy vọng và đón đợi. Trong bộ quần áo mới, cậu cảm
thấy mình vơ cùng trang trọng và đứng đắn, nhìn những anh chị bên đường cắp sách vở trong
sự tự tin và hứng khởi, cậu cũng muốn xin mẹ được tự cầm thước bút để sự khẳng định mình.
Bao suy nghĩ hiện lên trong đầu óc bé bỏng của cậu trò nhỏ được hiện lên qua những dòng
văn đầy mượt mà và giàu chất thơ.
Khi bước đến cổng trường, những cảm xúc mới lạ lại trào dâng lên trong nhân vật "tôi". Vừa
mới hôm vừa rồi cậu thấy ngôi trường Mỹ Lý như những ngôi nhà to trong làng, thì bây giờ,
ngay lúc này đây, ngơi trường trông thật xinh xắn và oai nghiêm vô cùng. Trước mắt cậu là
dày đặc những người, ai cũng thật xinh đẹp trong những bộ quần áo sạch sẽ với nụ cười vui
tươi, sáng sủa. Những dòng suy nghĩ vấn vương lo sợ thoảng qua trong đầu cậu khiến cậu lo
lắng, bồi hồi. Tiếng ông quản đốc xếp hàng vào lớp khiến tim "tôi" rung lên hồi hộp, khi
nghe tiếng gọi tên mình lại vơ cùng lúng túng, giật mình. Cậu nhìn bạn bè xung quanh cảm
thấy đồng cảm "như những con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn khoảng trời rộng muốn bay
nhưng còn ngập ngừng e sợ". Cậu sợ phải xa mẹ, sợ phải xa vòng tay âu yếm của mẹ để một
mình tự bước đi, nghe tiếng khóc sụt sùi của những người bạn cậu cảm thấy lo sợ vẩn vơ,
dường như đó là nỗi buồn chung của những đứa trẻ trong ngày đầu đi học. Buổi đầu đến
trường, mọi thứ đều quá đỗi lạ lẫm và "tôi" cũng vậy, đó là những sự khác trong tâm hồn cho
thấy dấu hiệu của sự trưởng thành trong suy nghĩ khi bắt đầu bước vào một môi trường mớimôi trường giáo dục.
"Tôi" bước vào lớp cùng bạn bè trong sự hướng dẫn ân cần, trìu mến của thầy giáo. Hơn ai
hết lúc này "tơi" hiểu được ngồi ba mẹ cịn có những người thầy ân cần, đáng kính, cậu chú
ý từng cử chỉ, từng lời nói của thầy thốt ra như một sự trân trọng, quý mến vô ngần. Mùi
hương lạ xông lên trong lớp cùng mọi vật chung quanh khiến "tơi" cảm thấy cái gì cùng lạ lạ,
hay hay. Nhìn người bạn cùng bàn tuy chưa một lần nói chuyện nhưng cảm thấy gần gũi lạ
thường. Dường như có một sự kết nối đến lạ kỳ trong chính lớp học này, chính ngơi trường
này. "Tơi" hiểu được rằng sự gắn bó thân thiết gần gũi và bền chặt với mọi thứ nơi đây, đó là
những thứ sẽ cùng đồng hành với cậu trên một chặng đường dài của đời học sinh.
Bằng ngịi bút đầy tài năng của mình, tác giả đã miêu tả đầy tinh tế những cảm xúc đáng trân
quý của mình trong ngày đầu tiên đến trường. Những hình ảnh độc đáo, câu thơ mượt mà, dạt

dào cảm xúc cùng với những hình so sánh, liên tưởng độc đáo, Thanh Tịnh đã ghi lại một


khoảnh khắc đầy ấn tượng. Qua đoạn trích, em thấy thêm yêu, thêm quý những tác phẩm văn
học giàu giá trị, thêm trân trọng những khoảnh khắc đẹp đẽ của thời học sinh và cố gắng học
thật tốt để xứng đáng với sự yêu thương của cha mẹ, thầy cô và bè bạn dành cho mình.
4. Cảm nghĩ về dịng cảm xúc của nhân vật tôi trong Tôi đi học siêu ngắn
Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng
biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả, truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân
vật, tức là cái tơi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về
“những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dịng cảm xúc về kỉ
niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy
lịng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến
trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc
động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy
mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp,
vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng
khám phá một khơng gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự
miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy
tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức
cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cơ
ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày
hôm nay.



×