1. Phần mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài.
Bước sang thế kỉ XXI, sự phát triển của xã hội và yêu cầu của nó đã có sự đổi khác.
Đó là sự chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Đứng trước
yêu cầu đó, trong giáo dục, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nuớc cũng đã có sự đổi
mới. Đó chính là mục tiêu dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực,
chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Và việc giúp học sinh hình thành, sử
dụng thuần thục các kĩ năng trong học tập cũng chính là giúp các em học tập tích cực
hơn, chủ động hơn.
Đối với cấp THCS, bộ mơn ngữ văn có vai trị hết sức quan trọng. Bởi nó giúp cho học
sinh hình thành và nâng cao năng lực học văn của bản thân ở ba phương diện: năng lực
cảm thụ, năng lực tư duy, năng lực diễn đạt. Và chính các mặt ấy giúp cho phát triển tư
duy, hình thành nhân cách con người, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Nhiệm vụ của người giáo viên là giúp học sinh biết cảm thụ được cái hay, cái đẹp một
cách tự giác, có ý thức. Từ đó, bồi dưỡng khả năng tư duy, kĩ năng thực hành để học tốt
môn Ngữ văn cũng như các môn học khác trong cấp học.
Do vậy, với vốn kinh nghiệm ít ỏi, tơi xin mạnh dạn đưa ra giải pháp: Rèn kĩ năng viết
các phần trong bài văn nghị luận.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
1.2.1 Kiến thức: Giúp học sinh biết:
- Xác định được yêu cầu của đề bài tập làm văn
- Tìm ý, sắp xếp các ý theo một thứ tự nhất đinh. Cách lập dàn bài trước một đề Tập làm
văn nói chung và kiểu văn nghị luận nói riêng.
- Cơ bản cách viết các phần trong bài tập làm văn. Phân biệt được đặc điểm, chức năng,
nhiệm vụ các phần trong bài viết.
1.2.2 Kĩ năng:
- Hành văn lưu loát hơn, dùng từ, câu phù hợp với ngữ cảnh.
- Nhận diện văn bản nghị luận, các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng trong tìm hiểu văn
bản.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng hành văn, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng nhận
thức, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng xác định giá trị…
1.2.3 Thái độ:
- Tạo niềm say mê cho các em học văn, u thích mơn văn hơn, đặc biệt khơng cảm thấy
khó khăn trước một đề văn nghị luận.
- Bồi dưỡng những tình cảm nhân văn: lịng u đất nước, u q hương, yêu con
người, biết trân trọng cái đẹp, ghét thói xấu.
- Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: sự hài hịa về con người thi sĩ và cốt
cách chiến sĩ của Người. Lòng yêu nước, thương dân của Bác là kim chỉ nam cho mọi
người công nhất, nhất là các em – người chủ tương lai của đất nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Bài viết dùng cho tất cả các học sinh THCS từ lớp 6 đến lớp 9 khi viết bài Tập làm,
đặc biệt kiểu bài nghị luận ở lớp 7, 8 và 9.
- Dùng cho tất cả các thầy cô giáo dạy văn từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS.
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Người viết tiến hành nghiên cứu, khảo sát một số bài viết mẫu như: các bài văn hay
nghị luận lớp 7, 162 bài văn chọn lọc lớp 9, tuyển chọn 153 bài văn haylớp 9, 150 bài
văn hay lớp 9. Bồi dường học sinh giỏi ngữ văn lớp 9. Tài liệu về văn nghị luận lớp 7,9.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài theo các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc và thống kê các ngữ liệu.
- Phương pháp chọn lọc ngữ liệu: từ sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn.
- Phương pháp dẫn dắt minh họa bằng các ví dụ cụ thể.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: từ thực tế giảng dạy trên lớp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. Phần nội dung:
2.1. Cơ sở lý luận
Văn nghị luận là “thể văn dùng lý lẽ phân tích, giải quyết vấn đề”. Ở đây người viết
trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm, thái độ, cách giải quyết của mình về vấn
đề nào đó thuộc các lĩnh vực: chính trị, xã hội, đạo đức, học thuật, văn học nghệ thuật.
Một bài viết về văn nghị luận đạt yêu cầu hay không, khơng địi hỏi ở trí tuệ của người
viết mà phụ thuộc vào sự mạch lạc của suy nghĩ, sự chặt chẽ của lập luận và sự diễn đạt,
dẫn dắt vấn đề của người viết trong từng phần của bài văn.
2.2. Thực trạng:
Thực tế ở trường THCS hiện nay học sinh rất lúng túng với kiểu bài nghị luận. Qua
nghiên cứu thực tiễn của bản thân cũng như đồng nghiệp, rất nhiều ý kiến cho rằng, học
sinh chưa biết đặt vấn đề đúng hoặc đặt vấn đề chưa linh hoạt, chưa sáng tạo. Chưa biết
phân biệt cách làm giữa ba phần trong bài viết. Thậm chí nhiều em cịn khơng phân biệt
được ý nào của phần mở bài, ý nào của phân thân bài và kết bài như thế nào? Trước tình
hình đó, bản thân tơi đã băn khoăn, suy nghĩ và tìm tịi ra một vài kinh nghiệm nhỏ để
hướng dẫn học sinh viết các phần trong bài văn nghị luận.
2.2.1. Thuận lợi - khó khăn
a. Thuận lợi:
*Đối với Giáo viên:
- Trong q trình giảng dạy tơi ln được Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện
quan tâm giúp đỡ.
- Tổ Ngữ văn có đội ngũ giáo viên trên chuẩn, có năng lực trình độ chun mơn vững
vàng.
- Nhà trường có đầy đủ SGK, SGV và sách thiết kế bài giảng thuận lợi cho việc
nghiên cứu đề tài.
*Đối với học sinh:
- Đa số các em ngoan, có ý thức học tập.
- Đa số các em có đầy đủ sách vở học tập.
- Một số em yêu thích và ham học mơn văn.
b. Khó khăn:
*Đối với Giáo viên:
- Một số giáo viên khi dạy thường ít chú ý đến việc uốn nắn các em viết tốt và phân
biệt ba phần trong bài Tập làm văn.
- Giáo viên chưa thật sự chú ý rèn các em thành thạo trong q trình lập dàn bài nên
có nhiều em lên lớp 9 vẫn chưa hoặc không biết lập một dàn bài trước một đề văn nghị
luận.
- Cơ sở vật chất của nhà trường cịn khó khăn, do là trường thuộc vùng đặc biệt khó
khăn.
*Đối với học sinh:
- Đa số các em còn nhầm lẫn giữa các phần với nhau, nhất là phần mở bài và thân
bài.
- Nhiều học sinh, kể cả học sinh lớp 9 vẫn còn lúng túng khi đứng trước yêu cầu của
một đề văn. Các em không biết sẽ phải bắt đầu từ đâu. Và đặc biệt khó nhất là phần đầu,
câu đầu (viết mở bài như thế nào?). Và làm thế nào để dẫn người đọc đến vấn đề, nêu
được vấn đề mà đề bài yêu cầu. Chính điều này ngay từ ban đầu đã đẩy các em đến sự
bế tắc.
- Học sinh còn chủ quan nhiều, đa số đứng trước một đề bài các em thường ít khi
lập dàn bài nháp mà cứ thế là viết. Dẫn đến bài viết thường thiếu ý, xa đề, các ý sắp xếp
theo trình tự chưa hợp lý hoặc thậm chí lạc đề.
- Xu thế bây giờ học sinh thường khơng thích học mơn văn, ngại đọc tài liệu.
- Học sinh đồng bào Êđê chiếm trên 50%. Điều đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng học
tập và giảng dạy.
2.2.2. Thành công - hạn chế
* Thành công: Khái quát được một số kiến thức về đặc điểm văn nghị luận. Đặc biệt
hướng dẫn kỹ cho các em phần lập dàn bài một cách dễ nhất. Đề tài đã được vận dụng
cụ thể váo các phần trong bài văn nghị luận, đồng thời người viết cũng đưa ra một số
giải pháp giúp học sinh hình thành một số kỹ năng trong quá trình viết các phần trong
bài văn nghị luận.
* Hạn chế: Các tác phẩm văn nghị luận chủ yếu tập trung ở 2 khối lớp 7 và 9 nên quá
trình viết bài học sinh rất dễ lẫn lộn với kiểu văn bản khác. Đa số các em chưa phân biệt
được đặc điểm tiêu biểu của yếu tố nghị luận.
2.2.3. Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh: Giúp thầy và trò có cơ sở tốt hơn khi tiếp cận những tác phẩm văn học nghị
luận. Những tác phẩm nghị luận được đưa vào cho các em học đều là những tác phẩm
hội tụ tất cả phần lý thuyết mà các em được học trong phần Tập làm văn nhất là các luận
điểm, luận cứ, luận chứng và vấn đề lập luận của tác giả. Đó cũng là yếu tố giúp các em
làm tốt hơn trong bài viết văn nghị luận văn học.
* Mặt yếu: Kiểu văn nghị luận là kiểu văn khơ khan, khó hiểu, khơng mấy cuốn hút các
em nhất là ở lứa tuổi cấp hai. Các em ít đọc trước hoặc có đọc cũng đọc được một đến
hai lần hoặc đọc đẻ đối phó nên khơng nắm được kiến thức một cách sâu sắc. Điều đó
gây khó khăn trong quá trình các em lĩnh hội kiến thức kiểu văn nghị luận hoặc khó
khăn khi lấy dẫn chứng trong quá trình làm bài.
2.2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
Trong thực tế, rèn kĩ năng cho học sinh nói chung và kĩ năng làm bài văn nghị luận nói
riêng là một vấn đề tạo ra nhiều suy nghĩ, trăn trở đối với khơng ít giáo viên. Là một
giáo viên trải qua hơn mười năm giảng dạy và đứng lớp tôi cũng không khỏi suy nghĩ,
trăn trở. Tôi vẫn thường đặt ra câu hỏi Làm thế nào để giúp học sinh hình thành kĩ năng
làm bài làm văn nghị luận tốt, mà trong đó đáng chú ý là phần mở bài. Vì người ta
thường nói: “ Đầu có xi thì đi mới lọt”. Nếu mở bài tốt, trơi chảy thì các phần tiếp
theo sẽ dễ dàng cho các em hơn.
Ở lớp 7 các em bước đầu làm quen với văn nghị luận nên còn nhiều bỡ ngỡ, Các em
không định hướng được chủ thể sáng tạo trong văn nghị luận. Từ các kiểu bài sáng tạo
chuyển sang kiểu bài lập luận đối với học sinh lớp 7 là rất khó. Lên lớp 8 các em được
học tiếp nghị luận giải thích. Đến lớp 9 các em học nghị luận về một hiện tượng xã hội,
về tư tưởng đạo lý và nghị luận về tác phẩm văn chương. Đều là kiểu bài nghị luận
nhưng đối tượng mà các em khai thác là khác nhau từ lớp 7 đến lớp 9. Mỗi đối tượng
các em hướng đến đòi hỏi các em cung cấp kiến thức khơng hồn tồn giống nhau điều
đó khiến các em lúng túng trong q trình làm bài, nhất là đối với học sinh yếu kém.
2.3. Giải pháp, biện pháp:
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
- Nhằm cung cấp cho người giáo viên những tri thức cơ bản về văn nghị luận, những
phương pháp, giải pháp sử dụng vào viết các phần trong bài văn nghị luận đồng thời
giúp học sinh nắm vững một số đặc điểm tiêu biểu của các cách mở bài cũng như kỹ
năng làm tốt các phần trong bài văn nghị luận.
- Kỹ năng tìm ý trong phần lập dàn bài. Kỹ năng này vơ cùng quan trọng, nó liên quan
đến tồn bộ quá trình viết bài. Nếu tìm ý tốt, đầy đủ các ý, sắp xếp theo một thứ tự nhất
định thì các em sẽ khơng bao giờ bị thiếu ý, xa đề, lạc đề trong bài viết.
- Kỹ năng vận dụng đặc điểm của của văn nghị luận vào phân tích các tác phẩm văn
nghị luận bậc THCS.
- Tạo hứng thú trong dạy và học các tác phẩm văn học nghị luận, đặc biệt quá trình viết
bài tập làm văn
2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
Từ những thực trạng được nêu trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhỏ sau:
a. Kỹ năng lập dàn bài.
Đây là khâu rất quan trọng mà đa số các em bỏ qua hoặc không biết lập dàn bài, vì
đây là bước rất khó đối với những em học lực trung bình trở xuống. Thậm chí một số
giáo viên cũng chưa thành thạo trong quá trình lập dàn bài. Chính vì thế bài làm của các
em thường thiếu ý, lủng củng hoặc xa đề. Muốn học sinh có bài làm tốt cần hướng dẫn
các em lập dàn bài chính xác. Với kinh nghiệm đứng lớp và đã thực hiện trên lớp đối với
học sinh mà tôi trực tiếp giảng dạy, tôi đã thấy chất lượng bài văn của các em tiến bộ rõ
rệt, nhiều em từ chỗ chán, sợ học tiết Tập làm văn đến thích học và hứng thú khi lập dàn
bài cho bất kỳ một đề bài nào.
Dựa vào năm bước khi đứng trước một đề Tập làm văn mà phần lý thuyết các em đã
được học: Tìm hiểu đề, Tìm ý, Lập dàn bài, Viết bài, Đọc và sốt lại bài. Tơi lần lượt
cho các em tìm hiểu kỹ từng bước, cụ thể như sau:
a.1. Tìm hiểu đề: Đây là khâu rất quan trọng, vì nếu xác định đề sai thì nội dung cả bài
viết sẽ lạc đề, cho dù bài viết có hay đến mấy cũng khơng dành được điểm.
Ví dụ: Đề bài: Nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng
đắn của câu tục ngữ đó.
Với đề này học sinh dễ dàng xác định được yêu cầu của đề cần làm sáng tỏ là gì.
Nhưng nếu đề chỉ hỏi: Nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên”. Em hãy chứng minh
câu tực ngữ đó. Đây là đề chìm u cầu học sinh phải xác định được vấn đề nghị luận
cần làm sáng tỏ trong đề bài là gì. Giáo viên phải hướng dẫn các em xác định vấn đề
nghị luận dựa vào câu tục ngữ. Với câu tục ngữ này có hình thức là dạng câu khẳng
định, như vây vấn đề nghị luận cần làm sáng tỏ phải theo hướng tích cực, tức là chứng
minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. Ngược lại nếu câu tục ngữ có hình thức dạng câu
phủ định có từ khơng, chưa, chẳng… Ví dụ: “khơng thầy đố mày làm nên”…thì chúng
ta sẽ chứng minh vấn đề nghị luận theo hướng khác có thể nói là tiêu cực. Tức là chứng
minh vấn đề khơng có thầy làm việc gì cũng khó, cũng sai lệch, cũng mang lại kết quả
khơng khả quan thậm chí là xấu…..Với cách này phần nào giúp các em xác định được
vấn đề nghị luận một cách dễ dàng hơn.
a.2. Tìm ý: Đây là khâu cũng không kém phần quan trọng. Nếu các em tìm ý chưa
chính xác hoặc khơng đầy đủ dẫn đến bài viết sẽ xa, lạc và thiếu ý. Vậy làm cách nào để
các em tìm ý một cách dễ dàng, đầy đủ và chính xác. Tơi lần lượt hướng dẫn các em như
sau:
Khi đọc xong đề bài và đã xác định được yêu cầu của đề rồi, lúc này trong đầu các em
sẽ xuất hiện một số ý, (có thể ý cơ bản hoặc các ý nhỏ) lập tức ghi nhanh các ý ấy ra, kể
cả khi đó chưa phải là ý mở đầu, vì đơi khi trong đầu đã có ý nhưng chưa phải ý để mở
bài nên đơi khi các em chủ quan cố suy nghĩ cho ra ý đầu, đến khi ý đầu xuất hiện thì vơ
tình sẽ qn mất ý kia. Chính vì thế tơi hướng dẫn các em cứ xuất hiện trong đầu ý nào
ghi ngay ý đó ra nháp sau đó tiến hành sắp xếp các ý ấy theo một thứ tự trước sau. Làm
như vậy các em sẽ không bị quên ý hoặc mất thời gian để tìm lại ý đã qn.
Ví dụ 1: Đề bài: Nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng
đắn của câu tục ngữ đó.
* Các em sẽ tiến hành tìm ý như sau:
(a). Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
(b). Những người có chí đều thành cơng.
(c). Khơng có chí thì khơng làm được gì.
(d). Vai trị quan trọng của lý tưởng
(e). Ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết là một chân lý
(g). Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng khơng thể vượt qua được
(h). Mọi người nên tu dưỡng ý chí bắt đầu bằng những việc làm nhỏ đến việc lớn.
* Sắp xếp ý theo thứ tự trước sau:
(1d): Vai trò quan trọng của lý tưởng
(2e): Ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết là một chân lý
(3a): Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại
(4c): Khơng có chí thì khơng làm được gì.
(5b): Những người có chí đều thành cơng
(6g): Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng khơng thể vượt qua được
(7h): Mọi người nên tu dưỡng ý chí bắt đầu bằng những việc làm nhỏ đến việc lớn
Ví dụ 2: Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
* Các ý tìm được:
(a). Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai.
(b). Theo dõi tin tức kháng chiến
(c). Đi tản cư nhớ làng.
(d). Niềm vui khi tin đồn được cải chính
(e). Tâm trạng khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo Tây
(g). Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, hình thức đối thoại, độc thoại…
(h). Thành công của nhà ăn khi xây dựng nhân vật ông Hai.
* Các ý được sắp xếp theo trật tự trước sau:
(1a): Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai
(2c): Đi tản cư nhớ làng
(3b): Theo dõi tin tức kháng chiến
(4e): Tâm trạng khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo Tây
(5d): Niềm vui khi tin đồn được cải chính
(6g): Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, hình thức đối thoại, độc thoại…
(7h): Thành công của nhà ăn khi xây dựng nhân vật ông Hai
a.3. Lập dàn bài: Sau khi hồn tất phần tìm ý các em sẽ dễ dàng lập dàn bài hoặc thậm
chí bỏ qua bước lập dàn bài cũng khơng sợ bài văn thiếu ý. Vì chắc chắn một hoặc hai ý
đầu sẽ là phần mở bài, một hoặc hai ý cuối sẽ là phần kết bài, còn lại các ý giữa thuộc
phần thân bài. Đây là một trong những cách giúp các em hứng thú và dễ dàng trong phần
lập dàn bài.
Ví dụ 1: Với các ý đã tìm ở trên các em sẽ dễ dàng lập dàn ý như sau:
Mở bài: ý 1,2
Thân bài: ý 3,4,5,6
Kết bài: ý 7
Ví dụ 2:
MB: ý1
TB: ý 2,3,4,5,6
KB: ý 7
a.4. Viết bài: Khi đã có một dàn bài đầy đủ các ý cơ bản các em sẽ viết bài văn hoàn
chỉnh theo các ý đã sắp xếp. Với cách làm tuân thủ théo các bước như vậy chắc chắn bài
viết của các em ít nhất sẽ không bao giờ sa vào lạc đề hoặc thiếu ý
a.5. Soát lại bài: Khi các em biết cách tìm ý và lập dàn bài sẽ giúp các em có nhiều
thời gian cho bước viết bài và như thế các em cũng sẽ có thời gian đọc sốt lại bài viết
để kịp thời điều chỉnh những sai sót về chính tả. Vì đa số các em thường bỏ qua bước
này do không đủ thời gian nhất là những em khá giỏi.
Với cách làm này sau một số bài kiểm tra thường xuyên cho các em thực hành lập
dàn bài tôi nhận thấy các em cơ bản lập dàn bài có hiệu quả, cụ thể như sau:
Đề bài: Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Suy nghĩ của em về câu
tục ngữ đó.
Yêu cầu: Hãy lập dàn bài cho đề bài trên.
Kết quả thu được:
Khi chưa áp dụng. Năm học 2011 - 2012
Sau khi áp dụng. Năm học 2012 – 2013,
2013 - 2014
Tổng
Dàn bài chưa
Dàn bài đạt
Dàn bài chưa
Dàn bài đạt
số
đạt
Tổng
đạt
85
SL
55
TL
64,7%
SL
30
TL
35,3%
số
125
SL
45
TL
36%
SL
80
TL
64%
b. Kỹ năng viết bài.
b.1. Rèn kỹ năng viết phần mở bài:
b.1.1. Khái quát giải pháp.
Việc viết phần mở bài cho một bài Tập làm văn đối với học sinh khơng có gì là xa lạ
nhưng đứng trước u cầu của một đề bài, đặc biệt là đề bài nghị luận văn học, học sinh
nào cũng có thể viết ngay được thì thật là khó và nan giải. Và khơng chỉ viết đúng khơng
thơi mà cịn viết hay nữa thì cần phải có một kĩ năng thành thục, vững chắc.
Và khi đã có một mở bài tốt thì sẽ tạo nên một tâm thế tốt để làm tiếp các phần khác
của bài Tập làm văn đặc biệt là phần thân bài. Tại sao tơi lại nói như vậy? Bởi ơng cha
ta có câu:” Đầu có xi thì đi mới lọt”.
Nếu chúng ta đặt phần mở bài vào vị trí của tổng thể bài Tập làm văn thì sẽ thấy:
Phần mở bài là một bộ phận không thể thiếu trong tổng thể bài văn. Cùng với thân bài,
kết bài nó sẽ tạo thành một thể thống nhất.
Mặt khác, phần mở bài lại có tính hồn chỉnh và độc lập tương đối cho phép nó tồn
tại như một đoạn văn riêng, như hệ thống nhỏ nằm trong hệ thống lớn là bài văn.
Có người cịn cho rằng: “Mở bài thành cơng coi như giải quyết được một nửa bài
làm”. Tất nhiên, nói như vậy có phần phiến diện nhưng dù sao thì ý đó cũng nhằm
khẳng định tầm quan trọng của mở bài trong tồn bài văn. Hay khi nói đến cái khó trong
việc viết một mở bài tốt, M. Gorki đã từng nói: “ Khó hơn cả là phần đầu. Cụ thể là câu
đầu. Cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của cả tác phẩm và người ta
thường tìm nó rất lâu”.
Trên thực tế, cho đến bây giờ, nhiều học sinh, kể cả học sinh lớp 9 vẫn còn lúng
túng khi đứng trước yêu cầu của một đề văn. Các em không biết sẽ phải bắt đầu từ đâu.
Như trên đã dẫn, khó nhất là phần đầu, câu đầu (viết mở bài như thế nào?). Và làm thế
nào để dẫn người đọc đến vấn đề, nêu được vấn đề mà đề bài yêu cầu. Chính điều này
ngay từ ban đầu đã đẩy các em đến sự bế tắc. Từ bế tắc đó, có thể dẫn đến các hệ quả
sau:
Thứ nhất, một số em đã cho ra lò những sản phẩm bị “lỗi”, nếu khơng muốn nói là
dở, là tệ. Qua q trình chấm, trả bài, có những lúc đọc được một mở bài hay tôi lại cười
thầm, tâm đắc, nhưng cũng có khi gặp phải những mở bài mà khi đọc xong, tôi lại rơi
vào cảm giác lặng đi vì buồn. Bởi vì, yêu cầu của mở bài trong bài nghị luận văn học là
giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích và bước đầu nêu được nhận định thì các em chỉ nêu
được một cách chung chung khơng có dẫn dắt, giới thiệu mà đưa ngay người đọc đến
với vấn đề cần giải quyết một cách bất ngờ, cộc lốc. Hoặc có dẫn dắt thì lại “Ơng chẳng
bà chuộc”, các ý thiếu liên kết với nhau, lan man, khó hiểu, làm cho người đọc khơng
hình dung được vấn đề cần giải quyết ở phần thân bài là vấn đề gì (là một tác phẩm, hay
đoạn trích, một nhân vật, một câu tục ngữ, hay một vấn đề tư tưởng…). Hay có những
mở bài, khơng có dẫn dắt, mà đi ngay vào việc giải quyết vấn đề; hay có những mở bài
lại sa vào việc phát biểu cảm nghĩ thay cho nghị luận.
Thứ hai là, khi rơi vào tình trạng bế tắc các em khơng nhanh tự thốt ra được mà rơi
vào vịng luẩn quẩn, đến khi thốt ra được thì đã tiêu tốn rất nhiều thời gian. Từ đó, tạo
nên một áp lực trong suốt quá trình làm bài tiếp theo, ảnh hưởng đến các phần còn lại,
khiến cho bài viết hoặc là sơ sài, hoặc là bỏ dở khi hết giờ.
Tiến bộ hơn, có nhiều em viết được mở bài, có dẫn dắt vấn đề, nêu vấn đề, giới hạn
vấn đề cần nghị luận nhưng lại thiếu sự trau truốt ngôn từ, chỉ giới thiệu về tiểu sử tác
giả, hồn cảnh ra đời tác phẩm, hay vị trí đoạn trích một cách khơ khan, máy móc giống
như ta đang đọc một bài tốn có đáp số đúng. Trong khi đó, u cầu của một bài Tập
làm văn thì ngược lại, nó cần có sự trau truốt, gọt rũa ngơn từ. Đồng thời, các em học
sinh cịn chưa biết vận dụng tổng hợp sự hiểu biết của mình về các tác phẩm, đoạn trích
cùng đề tài, chủ đề; hay từ vị trí đoạn trích trong tổng thể tác phẩm; hay có thể là một sự
so sánh đối chiếu, quan hệ tương liên nào đó để dẫn dắt người đọc đến với vấn đề. Để
làm sao người đọc vừa thấy đúng mà càng thấy hay. Bởi nghị luận một tác phẩm văn
học ngồi việc nói về những cái hay, cái đẹp mà nhà văn thể hiện thì người đọc, người
viết cũng là đồng sáng tạo, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về tác phẩm; về cuộc đời và con
người. Do vậy, ngay từ đầu, ở phần mở bài, việc thể hiện điều đó là rất cần thiết. Có như
vậy, nó mới tạo được sự hứng thú của người đọc và cảm tình đối với cả bài văn.
Qua thực tế khảo sát chất lượng đầu năm tơi thấy có tới 80% học sinh không biết viết
phần đặt vấn đề, lỗi mà các em mắc phải là:
- Ghi lại đề bài mà giáo viên đã cho
- Có em chép lại tồn bộ tiểu sử của tác giả
- Một số em dẫn dắt lung tung mà không đúng với yêu cầu đề bài
- Có em thì ghi ln u cầu đề bài vào phần mở bài
Tóm lại, từ những yêu cầu và thực tế bài làm của học sinh cho ta thấy rằng việc hình
thành cho học sinh một kĩ năng viết phần mở bài là rất cần thiết.
b.1.2. Giải pháp cụ thể:
b1.2.1.Giúp học sinh hình thành kĩ năng trên cơ sở lý thuyết:
Muốn học sinh viết mở bài tốt, hay đơn giản hơn là có thể trước một đề bài nào, cũng
có thể nhanh chóng cho ra những mở bài khơng chỉ đúng mà cịn hay thì trước hết phải
giúp các em thấy được các yêu cầu và cấu tạo cơ bản của một mở bài nghị luận như thế
nào?
Về cấu tạo, cần đầy đủ những phần sau:
Dẫn vào đề: nêu xuất xứ của đề, lí do mà có bài viết đó, hay từ một sự tâm đắc yêu
mến đối với nhà văn hay tác phẩm… Phần này được coi như nhạc đệm trước khi lời của
bài hát được cất lên và có những mở bài khơng có phần này, nếu người viết đi vào vấn
đề một cách trực tiếp.
Nêu vấn đề: đây là bộ phận quan trong nhất của mở bài. Nó có nhiệm vụ tạo nên
tình huống có vấn đề mà học sinh cần phải giải quyết trong phần thân bài. Cần có sự nêu
vấn đề một cách dí dỏm tạo hứngthú đối với người đọc.
Giới hạn vấn đề: xác định phương hướng, phương pháp, phạm vi, mức độ, giới hạn
của vấn đề(một nhân vật điển hình, một tính cáh điển hình hay một nét đặc sắc nghệ
thuật, một kết cấu tình huống hấp dẫn …).
Sau khi học sinh nắm được cấu tạo của một đề nghị luận nói chung và nghị luận văn
học nói riêng thì chúng ta cần giúp học sinh nắm được các yêu cầu cơ bản như:
Về nội dung: Cần giúp các em xác định được đúng yêu cầu của mỗi một đề bài để
từ đó có những mở bài thích hợp, tương ứng với nội dung sẽ trình bày ở thân bài. Cũng
có khi, cùng một tác phẩm, một đoạn trích nhưng có thể là u cầu phân tích, có thể là
u cầu chứng minh cho một nhận định.
Ví dụ: Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà
văn Nam Cao.
Số phận của người nông dân trong xã hội cũ được thể hiện như thế nào qua tác
phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao?
Hoặc vấn đề đặt ra ở phần mở bài phải mang tính khái quát, nhưng đồng thời phải
hướng người đọc đến với một vấn đề cụ thể (vấn đề đó sẽ được giải quyết ở phần thân
bài), tránh sự mơ hồ, lạc hướng.
Về hình thức: Cần mở bài ngắn gọn, nêu bật được vấn đề cần giải quyết. Cần có sự
gọt rũa từ ngữ thu hút sự chú ý đối với người đọc tránh bay bướm, cầu kì, lan man, dài
dịng, mà khơng nêu được vấn đề cần giải quyết.
Các câu văn trong mở bài cần tránh những câu dài. Thường là kiểu câu trần thuật,
hoặc phủ định, khẳng định, nghi vấn để ngay từ ban đầu đưa người đọc đến với sự lập
luận.
Một điều cần chú ý đối với học sinh trong quá trình xây dựng mở bài là: đối với
những đề bài là nhận định, đánh giá thì cần phải dẫn ra được nhận định, đánh giá đó, để
trong ngoặc kép. Hoặc là một đoạn thơ, một trích dẫn ngắn trong tác phẩm thì cần trích
đoạn thơ, trích dẫn đó ngay cuối mở bài, đặt trong ngoặc kép.
Để học sinh nắm vững và thực hiện tốt thao tác này, thì trong quá trình thực hiện các
bước làm một bài tập bài tập làm văn, giáo viên cần hướng dẫn, yêu cầu học sinh tìm
hiểu đề cho thật kĩ. Bởi, có xác định đúng yêu cầu của đề thì viết mới đúng.
b.1.2.2.Giúp học sinh hình thành kĩ năng thông qua một số cách thức mở bài cụ thể:
Mở bài có rất nhiều cách, tuy nhiên có thể quy vào hai cách cơ bản như mở bài trực
tiếp và mở bài gián tiếp.
Mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay vấn đề cần trình bày, khơng kéo dài, khơng xa
xơi, bóng bẩy. Đó là cách mở bài mà người xưa thường gọi là: “mở cửa sổ thấy núi”.
Cách mở bài này giúp tiết kiệm thời gian, nhanh, gọn, cụ thể, dễ tiếp nhận … Tuy nhiên,
nếu không khéo dễ gây cảm giác khô khan, nhàm chán, thiếu sự hấp dẫn.
Ví dụ 1: Đề bài: Phân tích hình tượng chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của
Ngơ Tất Tố.
Mở bài: Đọc đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố, chúng ta không
thể không xúc động trước vẻ đẹp của hình tượng chị Dậu, nhân vật chính của truyện.
Ví dụ 2: Đề bài: Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Suy nghĩ của em
về câu tục ngữ đó.
Mở bài:
Cách 1: Tục ngữ có câu: “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Câu tục ngữ khuyên ta nên
chọn bạn mà chơi.
Cách 2: Từ xưa ông cha ta đã đúc rút ra câu tục ngữ: “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”
để khun chúng ta khơng nên chơi với bạn xấu mà phải chọn bạn mà chơi.
Tất cả các mở bài trên đều vào đề trực tiếp, tuy có nêu được vấn đề cần nghị luận nhưng
chưa khơi gợi cho người đọc sự hứng thú mà tạo cảm giác nhàm chán, nhạt nhẽo chưa
có chất văn.
Mở bài gián tiếp là cách mở bài không đi thẳng vào vấn đề mà trình bày vấn đề
trong tương quan rộng hơn, có thể vận dụng cách nói hình tượng, khêu gợi hứng thú
theo dõi của người đọc từ một sự so sánh, liên tưởng tới những sự việc và hiện tượng
độc đáo, mới mẻ thông qua một loạt sự dẫn dắt: chủ đề sáng tác, sự nghiệp sáng tác,
hồn cảnh sáng tác, … sau đó mới dẫn dắt vào vấn đề nghị luận. Với cách mở bài này,
thường dài, mất thời gian, yêu cầu người viết phải có sự hiểu biết sâu sắc, nếu không dễ
gây sa đà, lan nan, thiếu tập trung. Nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại sự hấp dẫn, lôi cuốn
người đọc. Mở bài gián tiếp thường có các kiểu sau:
b.1.2.2.1 Giới thiệu tác giả, sự nghiệp rồi đưa vào tác phẩm cần nghị luận:
Ví dụ : Đề bài: Cảm nhận về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Mở bài: Thanh Hải là một nhà thơ giải phóng, được nhiều người yêu thích với các bài
thơ “Mồ hoa anh nở”, “Những chiến sĩ trung kiên”. Sau ngày đất nước thống nhất, nhà
thơ viết ít đi. Năm 1980, trên giường bệnh, ơng đã viết mấy bài thơ trong đó có bài
“Mùa xuân nho nhỏ”. Lời thơ giản dị, chân thành, gợi lên nhiều cảm xúc phong phú.
b.1.2.2.2 Từ hồn cảnh sáng tác:
Ví dụ : Đề bài: Phân tích bài thơ “Bánh trơi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Mở bài: Vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ thứ XVIII nửa đầu thế kỉ thứ XIX, xã hội
phong kiến nước ta suy tàn, mục nát. Đây là một thời kì đầy áp bức bất công, làm cho
mọi tầng lớp nhân dân vô cùng khốn khổ, đặc biệt là người phụ nữ. Xót xa trước số phận
đen tối của họ, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã sáng tác bài thơ “Bánh trôi nước”, một bài thơ
trữ tình dễ gây xúc động lịng người:
“Thân em vừa trắng lại vừa trịn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lịng son.”
b.1.2.2.3 Từ đề tài, chủ đề của tác phẩm:
Ví dụ 1: Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
Mở bài: Mùa xuân là mùa khởi đầu cho một năm, tượng trưng cho thời khoảng đẹp
đẽ nhất, tràn trề sức sống của thiên nhiên: cây cỏ non tơ, nảy mầm, đâm lộc, ra hoa…
Cũng vì đó mà xưa nay mùa xn vẫn là đề tài quen thuộc, gợi nguồn cảm hứng cho biết
bao văn nhân, thi sĩ. Với nhà thơ Thanh Hải, trong khi nằm trên giường bệnh, sắp sửa
trở về với cát bụi, hình ảnh mùa xn cịn làm ơng xao xuyến. Bài thơ “Mùa xuân nho
nhỏ” với lối thơ dịu ngọt, chân thành và sâu lắng, nói lên tâm trạng của nhà thơ trong
hồn cảnh ấy.
Ví dụ 2: Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Mở bài: Nếu mùa xuân là mừa hội tụ của những bàn tay nghệ sĩ tài hoa thì mùa thu
bước vào thơ ca cũng tự nhiên và gần gũi. Trước đây, Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba
bài thơ: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh. Sau này Xuân Diệu có bài Đây mùa thu tới nhỏ
nhẹ mà khiêm nhường. Hữu Thỉnh cũng góp vào cho mùa thu đất nước một góc quê
hướng qua bài Sang thu
Hay với cách mở bài khác: Nếu như với chùm thơ thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh,
Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thì Hữu Thỉnh,
bằng cảm nhận tinh tế về những biến chuyển không gian từ hạ sang thu, ông góp phần
vào nền thơ ca một nét nhẹ nhàng của cảnh vật Sang thu ở nông thôn Việt Nam.
b.1.2.2.4 Từ các câu thơ cùng đề tài của tác giả khác dẫn đến tác phẩm:
Ví dụ: Đề bài: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ
Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Mở bài: Không phải đến “Truyện Kiều” của Nguyễn Du số phận người phụ nữ mới
được quan tâm, mà ngay từ thế kỉ thứ XVI với “Chuyện người con gái Nam Xương”,
Nguyễn Dữ đã cảm thông, xót thương sâu sắc cho cuộc đời bất hạnh của kiếp hồng nhan
trong xã hội phụ quyền.
Đã bao thế kỷ trôi qua nhưng “ Chuyện người con gái Nam Xương” vẫn để lại trong
lịng người đọc một nỗi xót thương, thông cảm cho cuộc đời phụ nữ đức hạnh, hiếu
nghĩa, thủy chung mà cuối cùng phải nhận cái chết oan uổng.
b.1.2.2.5. So sánh và đối chiếu:
Ví dụ: Đề bài: Qua các bài thơ đã học và đọc thêm, em hãy chứng minh thơ Bà Huyện
Thanh Quan mang nổi buồn nhớ man mác.
Mở bài:Trong các nhà văn nữ của ta ngày trước, bên cạnh Hồ Xuân Hương với
từng dòng thơ rắn rỏi, dữ dội, đầy khẩu khí là Bà Huyện Thanh Quan với lời thơ trang
nhã, mẫu mực và trầm lắng. Qua các bài thơ đã học và đọc thêm, chúng ta dễ dàng bắt
gặp trong thơ Bà nỗi buồn nhớ man mác, khôn nguôi, được diễn đạt một cách êm đềm,
trang trọng.
b.1.2.2.6. Xác định vị trí đoạn trích:
Cách đặt vấn đề này thường sử dụng khi phân tích các đoạn trích, chẳng hạn Truyện
Kiều, Lục Vân Tiên…
Ví dụ: Đề bài: Có ý kiến cho rằng đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức
tranh tâm tình đầy xúc động. Suy nghĩ của em về ý kiến đó.
Mở bài: Tự nguyện bán mình để chuộc cha và em, vơ tình Thuý Kiều lọt vào tay Mã
Giám Sinh và mụ chủ lầu xanh là Tú Bà. Nàng đã toan bề tự vẫn, nhưng Tú bà đã kịp
thời ngăn chặn và lấy lời hơn thiệt khuyên lơn, hẹn sẽ tìm nơi xứng đáng để gả mà
không bắt nàng ra tiếp khách. Từ đó, Tú Bà cho nàng ra tạm nghỉ ở lầu Ngưng Bích.
“Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động”, mơ tả tình và cảnh
của Thuý Kiều khi bị đưa ra đây.
*Kết quả đạt được:
Từ việc áp dụng giải pháp trên trong quá trình giảng dạy kiểu bài nghị luận văn học
trong chương trình Ngữ văn 7, 9, thời gian qua tôi thấy chất lượng viết phần mở bài của
các em đã có những tiến bộ nhất định. Ngoài việc các em biết cách viết một mở bài đúng
yêu cầu, dẫn dắt vấn đề, nêu vấn đề và định hướng, thì đã có nhiều em có mở bài hay,
hấp dẫn, chất lượng bài làm cũng được nâng lên. Từ đó, tạo cho các em thêm phần tự
tin, hứng thú đối với môn học này và giờ học văn có phần sơi nổi hơn.
Qua khảo sát các lớp học tôi phụ trách trong các năm học 2011 - 2012, 2012 - 2013,
2013 - 2014 kết quả nhận được là:
Khi chưa đổi mới. Năm học 2011 - 2012
Tổng
số
85
Mở bài chưa
đạt
SL
TL
50
58,8%
Mở bài đạt và hay
SL
35
TL
41,2%
Sau khi đổi mới. Năm học 2012 –
2012, 2013 - 2014
Mở bài chưa Mở bài đạt và
Tổng
đạt
hay
số
SL
TL
SL
TL
125
40
32%
85
68%
b.2. Giải pháp về kỹ năng viết phần thân bài
b.2.1. Khái quát về giải pháp
Thân bài là phần thể hiện toàn bộ nội dung của vấn đề nghị luận. Đây là phần chính, dài
nhất trong tổng thể bài viết. Nếu đã có một dàn bài đầy đủ các ý chính và được sắp xếp
theo một thứ tự nhất định thì học sinh sẽ diễn đạt phần này một cách dễ dàng hơn. Điều
quan trọng giáo viên cần hướng dẫn các em cách diễn đạt sao cho câu, đoạn liền mạch,
chặt chẽ, logic và khơng bị bí từ.
Ngồi việc ơn lại cho học sinh những kiến thức, kĩ năng về cách làm bài theo yêu cầu
chung, giáo viên có thể mở rộng, nâng cao bằng cách giúp học sinh biết vận dụng kỹ
năng so sánh với một số tác phẩm khác để bài văn thêm sinh động, phát huy tính sáng
tạo trong quá trình viết bài. Bởi lẽ, so sánh là một thao tác của tư duy. Trong quá trình
nhận thức về thế giới khach quan, kĩ năng so sánh bao giờ cũng giúp phát hiện cái mới.
Muốn phát huy được khả năng này, khi bồi dưỡng học sinh giáo viên cần cho các em
sưu tầm một số câu văn câu thơ về: người lính, tình bạn, tình u q hương, thân phận
người phụ nữ, hình ảnh người mẹ, người phụ nữ Việt Nam trong thời kì kháng chiến…,
có thể một số tác phẩm có cùng đề tài hoặc khuynh hướng tư tưởng… Bên cạnh đó học
sinh phải có một vốn kiến thức phong phú về văn chương. Chính bề dày hiểu biết sẽ
đem lại hai khả năng - vừa có nguyên liệu để so sánh, vừa tạo được những tiền đề để mở
rộng kĩ năng so sánh. Cạnh vốn kiến thức là nền tảng cần luyện cho các em có một tư
duy sắc sảo, biết so sánh hợp lí, phù hợp với phạm vi biểu hiện của đối tượng.
Kĩ năng so sánh có thể thực hiện qua nhiều cấp độ. Nhỏ là cách dùng từ, hình ảnh,
hình tượng… Lớn hơn là đề tài, tác phẩm, tư tưởng, phong cách…Thậm chí có thể so
sánh giữa các giai đoạn, thời kì. Ở đây tơi chỉ trình bày một số thao tác so sánh.
b.2.2. Giải pháp cụ thể:
b.2.2.1. Cách xây dựng các luận điểm trong bài nghị luận
Với phần thân bài của bài văn nghị luận trước hết phải hướng dẫn các em cách sắp
xếp các đoạn trong bài văn. Mỗi ý tìm được trong phần tìm ý chính là những luận điểm
chính. Mỗi luận điểm này sẽ được diễn đạt thành từng đoạn trong bài văn. Và để làm
sáng tỏ luận điểm phải cần đến hệ thống luận cứ và dẫn chứng. Khi đã hình thành hệ
thống luận cứ và dẫn chứng các em sẽ lập luận diễn đạt thành từng đoạn để hoàn chỉnh
bài viết.
Đây là cách cơ bản nhất mà người giáo viên phải truyền đạt cho học sinh khi tìm hiểu
cách viết bài văn nghị luận.
Khi các em đã tìm được hệ thống luận điểm tơi lần lượt hướng dẫn học sinh xây dựng
từng đoạn văn trong tổng thể bài viết.
Ví dụ: Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Với hệ thống luận điểm các em đã tìm được và sắp xếp theo thứ tự phù hợp. Tôi lần
lượt hướng dẫn các em cách xây dựng hệ thống luận cứ và dẫn chứng như sau:
Mở bài:
* Luận điểm 1: Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai.
- Luận cứ 1: Thời gian viết tác phẩm
- Luận cứ 2: Tác phẩm đã lược bỏ phần đầu
- Luận cứ 3: Ông Hai – nhân vật chính trong truyện.
- Luận cứ 4: Tình cảm của ơng Hai đối với làng
Vì đây là phần mở bài giới thiệu khái quát nên chưa cần hệ thống dẫn chứng để chứng
minh.
Thân bài:
* Luận điểm 2: Đi tản cư nhớ làng
- Luận cứ 1: Luôn nghĩ về làng
->Dẫn chứng: + Nằm vật trên giường nghĩ ngợi
+ Nhớ về kỷ niệm cùng làm việc với mọi người…
- Luận cứ 2: Muốn về làng.
-> Dẫn chứng: +Muốn biết cái gác đầu làng dựng xong chưa?
+ Đường hầm bí mật đã khởi cơng chưa?...
* Luận điểm 3: Theo dõi tin tức kháng chiến
- Luận cứ 1: Đi đến phịng thơng tin nghe đọc báo
-> Dẫn chứng: +Vì khơng đọc rành nên chờ người khác đọc để nghe lỏm.
+ Ghét những người đọc thầm
+ Nghe khơng sót một chữ nào
- Luận cứ 2: Hỏi thăm tin tức từ những người mới tản cư lên.
-> Dẫn chứng: + Lúa má thế nào
+ Súng bắn ở đâu nghe rát thế?...
* Luận điểm 4: Tâm trạng khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo Tây.
- Luận cứ 1: Sửng sốt, bất ngờ, xấu hổ.
-> Dẫn chứng: + Cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân.
+ Lặng đi như không thở được
+ Nói lảng sang chuyện khác.
+ Chửi bọn Việt gian…
- Luận cứ 2: Thất vọng, chán nản, tủi nhục.
-> Dẫn chứng: +Nằm vật ra giường, cả ngày không ăn uống, không muốn ra khỏi nhà.
+ Nước mắt cứ giàn ra
+ Không muốn gặp mụ chủ nhà.
+ Gắt gỏng với vợ con.
+ Chột dạ khi nghe tiếng người cười nói xa xa
+ Hỏi chuyện con để trấn an chính mình.
* Luận điểm 5: Niềm vui khi tin đồn được cải chính
- Luận cứ 1: Nét mặt tươi vui, rạng rỡ hẳn lên
-> Dẫn chứng: + Mua quà chia cho con
+ Đi khắp xóm khoe
- Luận cứ 2: Mừng khi nhà bị Tây đốt
-> Dẫn chứng: + Ý định nuôi lợn để ăn mừng.
+ Thức khuya nói chuyện với hàng xóm để khoe về làng của mình..
* Luận điểm 6: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, hình thức đối thoại, độc thoại…
- Luận cứ 1: Để ông Hai - một người rất yêu làng vào tình huống nghe tin làng chợ Dầu
theo Tây.
- Luận cứ 2: Những câu đôi thoại, độc thoại của ông Hai….
Kết bài:
* Luận điểm 7: Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai: Diễn biến tâm
lý ông Hai ở từng giai đoạn…
Khi đã xây dựng được hệ thống luận cứ và dẫn chứng, các em sẽ dùng lập luận để
diễn đạt các ý trên thành một bài văn nghị luận hồn chỉnh. Với cách hướng dẫn đó tơi
tin chắc bài làm của các em chí ít cũng không thiếu ý và xa đề đối với những em từ học
lực trung bình trở xuống.
Kỹ năng này khơng chỉ áp dụng cho kiểu bài nghị luận mà có thể tất cả các kiểu bài,
các đề bài khác chúng ta cũng có thể hướng dẫn các em cách làm này. Tôi tin chắc bài
làm của các em sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt hơn.
b.2.2.2. Cách sử dụng kỹ năng so sánh trong phần thân bài.
b.2.2.2.1. So sánh cấp độ tác phẩm:
Khi phân tích một tác phẩm, ta có thể so sánh với:
– Những tác phẩm trước nó để thấy được sự kế thừa và cách tân.
– Những tác phẩm sau nó để thấy đặc điểm văn học của thời đại và sự phát triển văn học
nói chung.
– Những tác phẩm cùng thời để thấy được sự độc đáo.
– Những tác phẩm của chính nhà văn để thấy nét riêng hoặc quy luật chung nào đó.
Chẳng hạn khi phân tích bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta có thể so sánh với tác
phẩm “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu hoặc với chùm thơ của Nguyễn Khuyến để thấy
được sự kế thừa và cách tân.
Ở tác phẩm “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu mang một vẻ buồn, đầy những cảnh
tàn phải, chia li, u uất, nuối tiếc… bằng hình ảnh rặng liễu buồn.
Cịn thu trong thơ Nguyễn Khuyến thì trong trẻo, man mác, buâng khuâng một mùa
thu. Khí trời được thời gian chưng cất cho mọng lên muà quả trĩu xen với nỗi đau của
chiếc lá xa cành. Hay nói khác đi, trước Hữu Thỉnh hình như trong thơ, mùa thu đã được
định hình, sự định hình trong trạng thái ổn định, tuy vơ hình nhưng đã có một cái gì đó
của sự phân chia. Cùng với Hữu Thỉnh cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian thu đã khác,
chưa có một sự định hình, nó bắc cầu giữa cái khơng và cái có. Chỉ là “Hình như thu đã
về” qua hương ổi phả vào trong gió se, qua hình ảnh của sương chùng chình qua ngõ
thời gian của hạ và thu. Đó là cảm giác giao mùa của “đám mây mùa hạ, vắt nửa mình
sang thu”. Chính cái cảm giác mơ hồ và tinh tế này chuyên chở hồn thu theo cách cảm
nhận mới của tác giả. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó “Sang thu” vẫn kế thừa và đạt
đến cái chân, cái ảo, những phẩm chất của thơ từ xưa vốn có.
Khi so sánh ở cấp độ tác phẩm để thấy được một quy luật chung no đó, ta thường
thấy ở những tác phẩm của Nam Cao, trong thơ của Bác. Ở đây tôi xin dẫn ra một ví dụ
so sánh trong thơ Bác để thấy được quy luật chung đó.
Bài Chiều tối
Hai câu đầu
Hai câu sau
– Tả cảnh thiên nhiên.
– Bức tranh sinh hoạt của con người.
– Ấn tượng buồn, ảm đạm.
– Ấn tượng vui, ấm áp.
– Tối.
– Sáng.
Bài Giải đi sớm
Hai câu đầu
Hai câu sau
– Cảnh đêm tối.
– Cảnh bình minh.
– Những cơn gió lạnh mùa thu.
– Sự vất vả của một tù nhân.
– Hơi ấm bao trùm vũ trụ.
– Thi hứng nồng nàn của một thi nhân.
Từ cách so sánh trên, ta dễ dàng nhận ra nét chung của sự vận động khoẻ khoắn, của
tư tưởng và hình tượng trong thơ Hồ Chí Minh.
Hoặc khi phân tích bài thơ “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến, ta có thể so sánh với “Thu
điếu”, “Thu vịnh” để thấy được nét riêng, vẻ riêng từ những tác phẩm của chính nhà thơ.
Nếu ở bài “Thu vịnh”, Nguyễn Khuyến đã vẽ ra trước mắt chúng ta một bức tranh
tuyệt vời về mùa thu mọi vật liệu làm nền cho những nét chấm phá là một bầu trời xanh
ngắt - chỉ có riêng ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam mới có. Gió thu hắt hiu nhè nhẹ! Cảnh
vật yên lặng trong sương khói và vầng trăng mênh mang. Cùng với nó là sự vơ tình của
thời gian, đến rồi đi… Thì ở bài “Thu điếu” thật đáng ngạc nhiên, cũng là mùa thu chốn
thôn quê, cũng là cảnh vật tĩnh lặng, yên ả … nhưng sao mới mẻ quá! Nhà thơ khắc hoạ
cảnh tượng mùa thu có chiếc lá vàng “khẽ đưa vèo”, tiết trời lành lạnh làm cho mọi vật
lười biếng, bất động. Chiếc lá vàng nhẹ đưa, nó là dấu hiệu của mùa thu vừa thoáng qua,
nhưng tác giả đã cảm nhận được bằng sự rung cảm của tâm hồn. Nguyễn Khuyến hồn
tồn có dụng ý khi gieo tồn bài thơ một vần “eo”, nhờ đó mà có phần bài thơ mang sắc
thơ rất riêng - một chất gợi buồn, một chất êm ả, len nhẹ vào tâm hồn.
Còn bài “Thu ẩm” ta lại một lần nữa phát hiện thêm nét riêng trong cách cảm nhận
của tác giả. Nếu ở bài “Thu điếu”, cảm giác bất động được tạo ra bởi vần “eo”, thì ở đây,
ta như thấy cái say chếnh chống của thi sĩ qua vần, “oe” bình dị, mọi vật như nghiêng
ngả, nhoà nhạt qua cách gieo vần của tác giả. Từ đây, ta cảm nhận thêm một điều, không
phải cảnh nào cũng một sớm mai, cũng không phải một trưa tĩnh lặng. Mùa thu trong
“Thu ẩm” là mùa thu khi hồng hơn đã bao trùm lên khơng gian, những chú đom đóm
độc quyền phát sáng lập loè trong ngõ vắng. Tất cả thật hoang vắng và cô đơn. Trong
khung cảnh ấy, một chút sương khói của mùa thu lắng đọng quấn quýt nơi bờ dậu. Và
đây, trăng lên! Trăng thu phản chiếu xuống mặt hồ tạo ánh sáng như không thực. Tưởng
như chỉ cần nhắm mắt lại là ta sẽ đắm chìm trong khung cảnh hư ảo ấy, sống trong bầu
khơng khí tuyệt vời mà thiên nhiên ưu ái ban tặng.
Từ sự so sánh ấy, ta cũng nhận ra nét riêng, nét độc đáo từ những tác phẩm cùng đề
tài của chính nhà thơ.
b.2.2.2.2. So sánh cùng khuynh hướng tư tưởng:
Cùng khuynh hướng tư tưởng nhân đạo nhưng giữa các tác giả như Ngơ Tất Tố, Nam
Cao lại có những biểu hiện khác nhau. Tư tưởng nhân đạo tuy là cái nền của mỗi tác
phẩm, là chung giá trị, là mẫu số chung của mỗi tác phẩm, là điểm gặp gỡ giữa những
nhà văn chân chính nhưng mỗi tác giả cụ thể, ta có thể gặp gỡ những nét đặc sắc riêng.
+ Ngô Tất Tố (qua Tắt đèn), bên cạnh sự ca ngợi những giá trị về phẩm chất con người,
bên cạnh sự thông cảm về trân trọng của tác giả… là sự lên án dứt khoát và mạnh mẽ
giai cấp thống trị, vạch trần tình trạng bất cơng, áp bức. Vì thế “Tắt đèn” được coi là bản
án đanh thép về chính sách thuế má bất cơng, vơ lí đương thời; là tiếng kêu cứu đói cho
những người cơng dân, là bản tố cáo sâu sắc địi huỷ bỏ chế độ thuế thân, gấp rút cải
thiện đời sống lam lũ của nông dân.
Như vậy, vấn đề Ngô Tất Tố quan tâm là xã hội áp bức, bất công và con người sống
trong xã hội đó cũng khổ về vật chất.
+ Nam Cao (qua Lão Hạc), đặc biệt quan tâm tới những người nơng dân nghèo đói bị
vùi dập và người tri thức cùng quẩn phải sống mệt mỏi, bế tắt trong xã hội cũ. Ơng đi
sâu vào phân tích những bi kịch tinh thần, đặt nhân vật vào những lựa chọn khắc nghiệt.
Tuy nhiên, đó chỉ rơi vào sự bất hạnh, bần cùng hóa, con người vẫn khát khao vươn tới
hạnh phúc và biết sống cao thượng.
Như vậy, vấn đề Nam Cao quan tâm là tình trạng con người bị bần cùng hóa và sống
trong xã hội đó họ phải chịu bao đau đớn về tinh thần.
Qua phần trình bày trên ta thấy được: Tầm quan trọng đặc biệt của kĩ năng so sánh
trong việc nhận thức, trong việc rút ra những kết luận. Kĩ năng so sánh còn mài sắc được
năng lực tư duy và năng lực cảm thụ, hướng đến việc phát hiện những vẻ đẹp độc đáo
của văn chương.
b.3. Kỹ năng viết phần kết bài:
b.3.1. Khái quát giải pháp:
Đây là phần sau cùng của kiểu bài nghị luận văn chương, yêu cầu thông thường phần
này là:
– Ngắn gọn, súc tích: diễn đạt ý một cách khái quát, cô đọng, gợi cảm xúc sâu lắng.
– Sát đề: đề mở ra vấn đề gì thì kết thúc phải trở lại vấn đề ấy, bằng cách nêu lời giải
đáp dứt khoát.
– Sinh động, hấp dẫn: bằng cách làm tăng tính thẩm mỹ văn chương, ngơn ngữ giàu hình
ảnh và các biện pháp tu từ.
b.3.2. Giải pháp cụ thể
Ở phần này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh kết thúc vấn đề theo hai cách sau:
– Tóm tắt, khẳng định vấn đề, có thể mở rộng, nâng cao.
– Rút ra bài học hay phát biểu cảm nghĩ.
Chẳng hạn:
+ Sau khi cảm nhận bài thơ “Ma xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, có thể kết bài bằng
cách tóm tắt khẳng định vấn đề.
Ví dụ:
Tóm lại, với nghệ thuật so sánh, ẩn dụ tài tình của tác giả, bài thơ có nhạc điệu trong
sáng, gần gũi với dân ca. “Mùa xuân nho nhỏ” còn là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn
bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống
hiến cho đất nước, góp một “Mùa xn nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc
đời.
+ Hoặc sau khi cảm nhận về thân phận của người phụ nữ trong ãx hội cũ qua nhân vật
Vũ Nương ở “Chuyện người con gái Nam Xương” có thể kết bài bằng cách khẳng định,
rút ra bài học.
Ví dụ:
Quả thật “Chuyện người con gái Nam Xương” đã nói lên được nỗi xót xa của những
kiếp hồng nhan bạc mệnh trong xã hội phong kiến. Truyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc:
hãy tơn vinh hạnh phúc và đừng làm điều gì huỷ hoại hạnh phúc. Bởi lẽ, có được hạnh
phúc là một điều khó khăn nhưng giữ được hạnh phúc lâu bền lại càng khó khăn hơn.
2.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
- Trong tình hình dạy và học hiện nay với sự hỗ trợ đắc lực của phương tiện và đồ dùng
dạy học hiện đại, người giáo viên có điều kiện để truyền tải tri thức đến với các em một
cách nhanh chóng và hiệu quả. Dạy Tập làm văn cũng vậy, đặc biệt là văn nghị luận
cũng có thể làm cho các em hứng thú học hơn ngay từ khâu tìm ý, lập dàn bài.
- Để đạt hiệu qủa cao nhất khi vận dụng đề tài này vào quá trình dạy học, người giáo
viên cần linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học một cách khéo léo, sáng tạo
song tuân thủ theo các nguyên tắc dạy học Văn nói chung và dạy kiểu bài nghị luận nói
riêng như đã nêu.
2.3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
- Các đặc điểm của kiểu bài nghị luận với các kiểu bài khác và với văn bản không tách
rời riêng biệt mà ngược lại có quan hệ mật thiết với nhau trong tác phẩm. Chỉ có điều là
mức độ của từng đặc điểm được thể hiện trong tác phẩm khác nhau mà thôi.
- Các kiểu văn bản trong phân môn Tập làm văn không những không tách rời nhau mà
còn hỗ trợ cho nhau rất đắc lực trong một bài viết. Vì khơng một bài văn nào chỉ đơn
thuần sử dụng một phương thức biểu đạt. Tùy theo nội dung bài viết mà người viết có
thể linh động sử dụng các phương thức biểu đạt sao cho phù hợp và làm nổi bật, sinh
động nội dung cần làm rõ.
2.3.5. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Đề bài khảo sát:
Lớp 7: Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn
lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn
chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
Lớp 9: Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình càm cha con trong bài Nói với con của Y
Phương.
Với hai đề khảo sát tôi tiến hành cho học sinh của lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy
trong những năm 2011, 2012, 2013, 2014 thu được kết quả như sau:
Năm TSHS
học
Giỏi
SL
Khá
%
SL
TB
%
SL
Yếu
%
SL
Kém
%
SL
%
2011
85
12
14,1
21
24,7
47
55,3
05
5,9
0
2012
83
17
20,3
19
22,9
44
53,0
03
3,8
0
2013
125
22
17,6
34
27,2
62
49,6
06
4,8
01
0,8
2014
122
29
23,8
28
23,0
57
46,7
06
4,9
02
1,6
3. Phần kết luận, kiến nghị:
Với các giải pháp, cách thức thực hiện trên, sau khi thực hiện, tôi thấy bài làm của
học sinh đã thể hiện đầy đủ ba phần. Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lý, ít xa đề,
thiếu ý. Việc tìm ý và lập dàn bài trước khi viết bài đã trở thành thói quen khơng thể bỏ
qua của nhiều em. Từ đó chất lượng bài viết của các em cũng nâng cao rõ rệt
Là một giáo viên Ngữ văn, tôi đặc biệt cân nhắc trong việc lựa chọn các phương
pháp tạo sự hứng thú cho học sinh. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học. Bên
cạnh đổi mới về nội dung giáo dục thì quá trình giáo dục cũng được thúc đẩy với những
đổi mới về phương pháp dạy học thì người giáo viên không những phát hiện ra cách làm
mới mà còn biết thử nghiệm, vận dụng vào thực tế giảng dạy của mình, cho nên một số
kinh nghiệm nhỏ trên là những gì tơi chắc lọc được qua q trình giảng dạy theo phương
pháp mới với mục đích cuối cùng là tạo ra những giờ học, những bài viết chất lượng,
hiệu quả. Mỗi một giáo viên đứng lớp đều có những phương pháp riêng, tuy nhiên trong
q trình giảng dạy làm thế nào tạo được sự hứng thú trong học tập, giúp các em biết say
mê học bộ môn Ngữ văn nói chung và phân mơn Tập làm văn nói riêng thật sự trong xã
hội hiện nay là điều khơng dễ chút nào. Vì vậy với sáng kiến này cũng sẽ góp một phần
nhỏ trong q trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Trên đây mới là kinh nghiêm chủ quan của cá nhân tơi, chắc chắn cịn nhiều thiếu
sót. Qua bài viết này, tơi kính mong đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo góp ý xây dựng hồn
chỉnh hơn để áp dụng hiệu quả cho việc truyền tải kiến thức đến học sinh hiệu quả nhất.
Mặc dù là công việc nhỏ, tôi không dám khẳng định làm nên “hành trang” cho học sinh
nhưng Bác Hồ nói: “nhiều cơng việc nhỏ góp lại thành cơng việc lớn”. Nếu chúng ta
cùng biết trăn trở, suy nghĩ, tìm tịi trong phương pháp giảng dạy, tôi tin rằng mục tiêu
của năm học, chúng ta sẽ thực hiện được.
Tài liệu tham khảo:
- Các bài văn hay nghị luận lớp 7,
- 162 bài văn chọn lọc lớp 9,
- Tuyển chọn 153 bài văn haylớp 9,
- 150 bài văn hay lớp 9.
- Bồi dường học sinh giỏi ngữ văn lớp 9.
- Tài liệu về văn nghị luận lớp 7,9.
- Một số dàn bài mẫu ngữ văn 7,9 tập 2