Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

on thi ly 6 kh1 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.72 KB, 2 trang )

NỘI DUNG TRỌNG TÂM ÔN THI HKI LỚP 6 MÔN VẬT LÝ
1. Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
2. Nêu được khái niệm GHĐ và ĐCNN của thước, của bình chia độ.
3. Nêu được đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thể tích.
4. Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.. Nêu được đơn vị và dụng cụ đo khối
lượng? Đổi các đơn vị sau:a/ 2,52 kg = ...g ; b/ 52,5 g = ...kg; c/ 5,2 m3 = ...cm3 ; d/ 53,5 cm3 = .... m3
5. Nêu được đơn vị lực.
6. Nêu được kết quả tác dụng của lực vào một vật.
7. Nêu được trọng lực là gì? Trọng lượng là gì? Phương và chiều của trọng lực.
m
8. Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D) và viết được công thức: D=
.
V
9. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng.
10. Xác định được GHĐ và ĐCNN của thước, của bình chia độ
11. Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
12. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động, giải được một số
bài tập vận dụng ( tính độ biến dạng của lị xo).
13. Nêu được ít nhất một ví dụ trong thực tế cần sử dụng máy cơ đưn giản, và chỉ ra được lợi ích của chúng,
giải được một số bài tập vận dụng.
14. Vận dụng được công thức : P = 10m.
15. Vận dụng được cơng thức tính khối lượng riêng để giải một số bài tập đơn giản.
MỘT SỐ GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu1: -Dụng cụ dùng để đo độ dài là:Thước kẻ, thước dây, thước mét….
-Dụng cụ dùng để đo thể tích là:Bình chia độ, ca đong, can nhựa có chia độ...
Câu 2: -GHĐ của thước : Là độ dài lớn nhất ghi trên thước
-ĐCNN của thước: Là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước
-GHĐ của bình chia độ : Là giá trị lớn nhất ghi trên bình chia độ
-ĐCNN của bình chia độ: Là giá trị giữa 2 vạch chia liên tiếp trên bình chia độ
Câu3: -Đơn vị đo độ dài là: mét, kí hiệu: (m)
-Đơn vị đo thể tích là: mét khối (m³ ) và lít (l)


Câu 4: +Khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật:
VD: -Trên gói mì Hảo Hảo có ghi con số 175g. Con số đó chỉ khối lượng của mì trong gói
+Đơn vị của khối lượng là kilogam (kg)
+Người ta dùng cân để đo khối lượng.
Câu 5: Đơn vị lực: Niutơn (kí hiệu N )
Câu 6: Kết quả tác dụng của lực vào một vật: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động
của vật đó hoặc làm nó bị biến dạng.
Bài tập:Em hãy nêu nhận xét về kết quả tác dụng của lực, khi bạn Hùng dùng chân đá vào quả bóng?
Lực đẩy từ chân bạn Hùng đã làm cho quả bóng bị biến dạng, đồng thời lực đẩy từ chân bạn Hùng cũng
đã làm cho quả bóng thay đổi chuyển động.
Câu 7: -Trọng lực là lực hút của trái đất.
-Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều hướng về phía trái đất.
-Trọng lượng là cường độ của trọng lực
Câu 8: Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
m
D=
Cơng thức tính khối lượng riêng:
V
Trong đó: D: là khối lượng riêng (kg/ m³)
m: là khối lượng (kg)
V: là thể tích(m³)
Câu 9: Đơn vị của khối lượng riêng: (kg/ m³)
Câu 10: Xác định được GHĐ và ĐCNN của thước, của bình chia độ: ( Tùy theo mỗi hình vẽ các dụng cụ sẽ
có GHĐ và ĐCNN khác nhau)
Câu 11:VD:- Một con bò đang kéo xe. Trong trường hợp này con bò đã tác dụng lực kéo lên xe.
-Một học sinh đẩy thùng rác . Trong trường hợp này học sinh tác dụng lực đẩy lên thùng rác.
Câu 12:


VD: -D ùng tay kéo dãn lò xo: Lực của tay đã làm biến dạng lò xo.

-Dùng tay đẩy quyển sách : Lực của tay đã làm biến đổi chuyển động của quyển sách
-Khi một quả bóng đập vào bức tường, lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng gây ra kết quả: Vừa
làm biến dạng quả bóng, vừa làm quả bóng bị biến đổi chuyển động.
*Bài tập:Một lò xo có chiều dài tự nhiên là lo = 20 cm. Khi treo một vật nặng vào thì lò xo dài l =22 cm.
Tính độ biến dạng x của lò xo.
Giải
Độ biến dạng của lò xo:
x = l - lo = 22 - 20 = 2 (cm)
Câu 13: VD: -Kéo ống bêtông nặng ở dưới hố sâu lên mặt đất.Ta dùng mặt phẳng nghiêng giúp công việc
dễ dàng hơn và lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
-Đưa thùng hàng lên xe tải.Ta dùng mặt phẳng nghiêng giúp công việc dễ dàng hơn và lực đẩy
nhỏ hơn trọng lượng của vật.
* Bài tập: Một thùng phi có trọng lượng 1000N. Nam và Tuấn muốn đưa thùng phi lên xe tải. Biết lực tối
đa mà mỗi bạn có thể tác dụng lên thùng hàng là 500N.
a. Nam và Tuấn dự tính đưa thùng phi lên xe bằng cách sau:
Hai bạn dùng tay nâng thùng phi lên, sau đó từ từ đặt lên xe. Em hãy cho biết nếu dùng phương án trên thì
có thể đưa thùng phi lên xe tải khơng? Vì sao?
b. Hãy tìm một loại máy cơ đơn giản mà em đã học để giúp Nam và Tuấn thực hiện cơng việc trên dễ dàng
hơn.
Giải
a. Có thể. Vì để kéo một vật lên theo phương thẳng đứng, ta phải dùng một lực có cường độ ít
nhất bằng trọng lượng của nó. Lực của cả hai bạn tác dụng vào thùng phi tối đa là 1000N, bằng trọng
lượng của vật (1000N).
b. Có thể dùng mặt phẳng nghiêng, địn bẩy hoặc rịng rọc.
Câu 14: -Cơng thức tính trọng lượng: P = 10.m ( Trong đó m: là khối lượng ( kg )
).
VD: Tính trọng lượng của cơ thể một bạn học sinh, biết khối lượng cơ thể là 32 kg ?
Giải
Trọng lượng của cơ thể học sinh:
Ta có: P = 10.m = 10. 32= 320 N

Vậy: P =320 N
-CHÚ Ý 1:
P = 10.m ( suy ra : m = P/10 )
VD:Một vật có trọng lượng 450N sẽ có khối lượng bằng bao nhiêu ?
Ta có: P = 10.m
suy ra : m = P/10 = 450/10 = 45kg
Vậy: m= 45kg
-CHÚ Ý 2: Hãy tính trọng lượng của con gà nặng 2000 g.
m = 2000 g = 2 kg
Trọng lượng của con gà là:
P = 10 × m = 10 × 2 =20 (N)
-CHÚ Ý 3: Để đưa một xơ cát có trọng lượng 300N lên cao theo phương thẳng đứng ta cần dùng
lực kéo có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật là 300N
Câu 15: BÀI TẬP VÍ DỤ:
Một quả cầu nhơm có thể tích bằng 3 m3. Biết khối lượng riêng của nhơm là 2700kg/m3.
a. Tính khối lượng của quả cầu nhơm.
b. Tính trọng lượng của quả cầu nhơm.
GIẢI
a. Khối lượng của quả cầu
m = D .V = 2700 . 3 = 7100 (kg)
b. Trọng lượng của quả cầu:
P = 10. m =10 . 5400 = 71 000 (N) .
********************************************************



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×