Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

NGUYỄN NGỌC hân NGHIÊN cứu một số THÀNH PHẦN hóa học TRONG hà THỦ ô đỏ TRƯỚC và SAU CHẾ BIẾN BẰNG TLC–UV KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.82 KB, 50 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC HÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THÀNH PHẦN
HĨA HỌC TRONG HÀ THỦ Ơ ĐỎ
TRƯỚC VÀ SAU CHẾ BIẾN BẰNG
TLC–UV
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI- 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC HÂN
MÃ SINH VIÊN: 1601202

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THÀNH PHẦN
HÓA HỌC TRONG HÀ THỦ Ơ ĐỎ
TRƯỚC VÀ SAU CHẾ BIẾN BẰNG
TLC–UV
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn: ThS. Phạm Thái Hà Văn
Nơi thực hiện: Bộ môn Dược học cổ truyền
Trường Đại học Dược Hà Nội

HÀ NỘI- 2021



LỜI CẢM ƠN

Trong q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận này, em đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ quý báu từ thầy cô, bạn bè và gia đình.
Trước hết, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới ThS. Phạm Thái Hà Văn, người
thầy đã tận tình hướng dẫn, hết lịng chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá
trình học tập, nghiên cứu, hồn thành khóa luận.
Em xin cảm ơn các thầy cô của Bộ môn Dược cổ truyền đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em được học tập và nghiên cứu tại bộ mơn.
Em cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cô Trường Đại học Dược Hà Nội đã
truyền đạt cho em những kiến thức quý báu giúp em học tập và phát triển bản thân
mình hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, bạn
bè đã quan tâm, ủng hộ, động viên trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2021
Sinh viên
Hân
Nguyễn Ngọc Hân


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................2

1.1. Tổng quan về Hà thủ ô đỏ .................................................................................2
1.1.1. Tên khoa học ..................................................................................................2
1.1.2. Đặc điểm thực vật ...........................................................................................2
1.1.3. Bộ phận dùng ..................................................................................................3
1.1.4. Thành phần hóa học........................................................................................3
1.1.5. Tác dụng dược lý ............................................................................................8
1.1.6. Sử dụng trong y học cổ truyền ......................................................................9
1.2. Chế biến Hà thủ ơ đỏ .......................................................................................10
1.2.1. Mục đích của chế biến thuốc theo y học cổ truyền ......................................10
1.2.2. Mục đích của việc chế biến Hà thủ ô đỏ ......................................................10
1.2.3. Các phương pháp chế biến Hà thủ ô đỏ........................................................10
1.2.4. Sự biến đổi thành phần hóa học ...................................................................11
1.3. Phương pháp TLC (sắc ký lớp mỏng), TLC - UV (sắc ký lớp mỏng kết hợp
quang phổ hấp thụ tử ngoại) ..................................................................................12
1.3.1. Phương pháp TLC ........................................................................................12
1.3.2. Kỹ thuật TLC-UV.........................................................................................14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................15
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị nghiên cứu ...........................................................15
2.1.1. Nguyên liệu...................................................................................................15
2.1.2. Thiết bị và hóa chất ......................................................................................15
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................16
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................16
2.3.1. Chế biến Hà thủ ô đỏ theo phương pháp cổ truyền ......................................16
2.3.2. Chuẩn bị mẫu ................................................................................................17


2.3.3. Định tính một số thành phần hóa học bằng TLC .........................................17
2.3.4. Định lượng một số thành phần hóa học bằng TLC-UV ...............................18
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ..............................................................20

3.1. Kiểm tra nguyên liệu đầu vào .........................................................................20
3.2. Chế biến Hà thủ ô đỏ theo phương pháp cổ truyền ......................................20
3.3. Định tính một số thành phần hóa học bằng TLC .........................................21
3.4. Đánh giá sự biến đổi một số thành phành hóa học bằng TLC-UV .............25
3.4.1. Đánh giá sự biến đổi của emodin và physcion .............................................25
3.4.2. Đánh giá sự biến đổi của 2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid ...37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DĐVN:

Dược điển Việt Nam

MeOH:

Methanol

EtOH:

Ethanol

EtOAc:

Ethyl acetat

TB:

Trung bình


SD:

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

RSD:

Độ lệch chuẩn tương đối (Relative Standard Deviation)

UV:

Ultraviolet

TLC:

Sắc ký lớp mỏng (thin layer chromatography)

GC:

Sắc kí khí (Gas chromatography)

HPLC:

Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High-performance liquid chromatography)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số hợp chất trong Hà thủ ô đỏ ....................................................... 4
Bảng 3.1. Khối lượng và hàm ẩm các mẫu Hà thủ ô đỏ thu được sau chế biến . 21
Bảng 3.2. Kết quả đo quang khảo sát khoảng tuyến tính emodin....................... 25

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính phù hợp của hệ thống - emodin ....................... 28
Bảng 3.4. Kết quả đo quang khảo sát khoảng tuyến tính physcion .................... 31
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát tính phù hợp của hệ thống - physcion ..................... 32
Bảng 3.6. Kết quả định lượng Emodin trong các mẫu Hà thủ ô đỏ trước và sau
chế biến................................................................................................................ 34
Bảng 3.7. Kết quả định lượng Physcion trong các mẫu Hà thủ ô đỏ trước và sau
chế biến................................................................................................................ 35
Bảng 3.8. Kết quả đo độ hấp thụ quang 2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-Dglucosid trong các mẫu Hà thủ ô đỏ .................................................................... 37


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Một số Anthraquinon tự do có trong Hà thủ ơ đỏ ................................. 6
Hình 1.2. Một số Anthraquinon kết hợp trong Hà thủ ơ đỏ .................................. 6
Hình 1.3. Một số Stilben trong Hà thủ ơ đỏ .......................................................... 7
Hình 1.4. Một số Tanin trong Hà thủ ơ đỏ ............................................................ 7
Hình 2.1. Hình ảnh dược liệu Hà thủ ơ đỏ sống ................................................. 15
Hình 3.1. Sắc kí đồ dược liệu sống và các chất đối chiếu................................... 20
Hình 3.2. Khảo sát tỉ lệ dược liệu : dung mơi ..................................................... 23
Hình 3.3. Khảo sát hệ dung mơi (1)-(4) .............................................................. 23
Hình 3.4. Sắc kí đồ định tính các mẫu Hà thủ ô đỏ trước và sau chế biến ......... 24
Hình 3.5. Sắc kí đồ khảo sát khoảng tuyến tính của emodin .............................. 26
Hình 3.6. Đồ thị sự phụ thuộc độ hấp thụ quang theo lượng chất emodin ......... 27
Hình 3.7. Sắc kí đồ khảo sát tính phù hợp của hệ thống – emodin..................... 29
Hình 3.8. Sắc kí đồ khảo sát khoảng tuyến tính của physcion............................ 30
Hình 3.9. Đồ thị sự phụ thuộc độ hấp thụ quang theo lượng chất physcion....... 31
Hình 3.10. Sắc kí đồ khảo sát tính phù hợp của hệ thống – physcion ................ 33
Hình 3.11. Sắc ký đồ định lượng emodin và physcion trong các mẫu Hà thủ ô đỏ
trước và sau chế biến ........................................................................................... 36



ĐẶT VẤN ĐỀ
Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong cả y học cổ truyền Việt
Nam và Trung Quốc với tác dụng dưỡng huyết bổ âm, bổ can thận, nhuận tràng thông
tiện, làm đen râu tóc . Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các tác dụng tuyệt vời của
Hà thủ ô đỏ trên tim, gan, thần kinh, tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống các gốc tự
do, chống lão hóa [8], [16], [26], [30]. Trên cơ sở lý thuyết Y học cổ truyền, đa phần
các loại thảo mộc cần phải được xử lý trước khi sử dụng lâm sàng, và trong quá trình
này, các đặc điểm bề ngồi và hoạt tính sinh học của các loại thảo mộc có thể bị thay
đổi. Hà thủ ô đỏ là một loại dược liệu điển hình có các cơng dụng khác nhau ở dạng
thơ và dạng chế biến. Q trình chế biến có thể làm giảm đáng kể độc tính của Hà thủ
ơ đỏ sống và các sản phẩm chế biến của nó được coi là tương đối an toàn. Tuy nhiên,
cơ chế của điều này vẫn còn mơ hồ và thiếu phương pháp khoa học để kiểm sốt chất
lượng của Hà thủ ơ đỏ chế [28], [29]. Để làm rõ điều này, trước hết cần phải tìm hiểu
xem quá trình chế biến đã gây ra những sự thay đổi gì đối với các thành phần hóa học
của Hà thủ ơ đỏ. Sắc ký lớp mỏng là một phương pháp đơn giản được sử dụng rộng rãi
trong phân tích dược liệu với khả năng phân tách đa dạng từ những chất kém phân cực
tới các chất phân cực trung bình tới mạnh. Bên cạnh đó phương pháp phổ học, trong
đó có phổ UV cũng rất thơng dụng trong phân tích dược liệu. Việc ghép nối sắc kí –
quang phổ phát huy được thế mạnh và khắc phục được nhược điểm của cả 2 loại thiết
bị [2]. Vì vậy chúng tơi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số thành phần hóa học
trong Hà thủ ơ đỏ trước và sau chế biến bằng TLC-UV” với mục tiêu:
1. Chế biến Hà thủ ô đỏ theo một số phương pháp
2. Đánh giá được sự biến đổi một số thành phần hóa học của Hà thủ ơ đỏ trước và
sau chế biến bằng TLC và TLC-UV

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về Hà thủ ô đỏ

1.1.1. Tên khoa học
Hà thủ ơ đỏ có tên khoa học là Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson hay tên đồng
nghĩa khác là Polygonum multiflorum Thunb.
Một số tên khác: Dạ giao đằng, má ỏn, mần năng ỏn (Tày), khua lình (Thái), xạ ú xí
(Dao) [4], [5]
Hà thủ ơ đỏ được phân loại thực vật học theo Takhtaijan [23] như sau:
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Ngọc lan (Magnoliidae)
Bộ Rau răm (Polygonales)
Họ Rau răm (Polygonaceae)
Chi Fallopia
Loài Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson.
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Dây leo nhỏ, sống lâu năm. Thân quấn mọc xoắn vào nhau, mềm, nhẵn. Rễ phình
thành củ, màu nâu đỏ. Lá mọc so le, hình tim, có mũi nhọn ở đỉnh, dài 4 – 8cm, rộng
2,5 – 5cm, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng. Cuống lá dài khoảng 2cm, phủ lơng tơ, bẹ
chìa mỏng, màu nâu nhạt [2], [3], [5].
Cụm hoa dạng chùy, dài 10 – 30cm, mọc ở nách lá hay ở ngọn. Hoa nhiều, xếp
thưa, nhỏ, đường kính 2mm. Lá bắc ngắn, dạng trứng hoặc tam giác, đầu nhọn, trong
mỗi lá bắc có 2 – 4 hoa. Hoa đều, lưỡng tính, màu trắng hoặc lục nhạt, dài 2 – 3mm.
Bao hoa 5, không bằng nhau, hơi dính nhau ở gốc, xếp 2 vịng. Nhị 8, trong đó có 3
nhị hơi dài, thường đính ở gốc của bao hoa; bao phấn đính lưng, 2 ơ, hướng trong, mở
dọc. Bầu trên, dạng trứng 3 cạnh; vòi nhụy 3, rất ngắn [2], [5].
Quả bế, màu nâu đen, hình chóp 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa, 3 mảnh
ngoài phát triển thành cánh rộng [2], [5].
Mùa hoa: tháng 9 – 11; mùa quả: tháng 12- 2 [4], [5].
Trên thế giới, Hà thủ ơ đỏ có ở Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản, Ấn Độ [4], [5]. Ở
Việt Nam cây mọc hoang ở vùng núi cao các tỉnh vùng núi cao phía Bắc: Lào Cai, Sơn


2


La, Lai Châu, Yên Bái. Các tỉnh khác ít gặp hơn như Hịa Bình (Mai Châu, Đà Bắc),
Thanh Hóa (Son Bá Mười), Nghệ An (Kỳ Sơn)…[2], [5]
Hà thủ ô đỏ là loại cây ưa khí hậu ẩm mát của vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới núi
cao. Cây ưa sáng, hơi chịu bóng. Cây thường mọc ở nơi đất ẩm, xốp, nhiều mùn, nhất
là loại đất ở chân núi đá, tuy nhiên khi được trồng ở đất đồi vùng trung du hay đất đỏ
bazan đều phát triển tốt [5].
Hà thủ ơ đỏ có khả năng tái sinh vơ tính khỏe, từ một đoạn dây vùi xuống đất, củ
con hay rễ con cịn sót lại sau khai thác đều có thể phát triển thành cây mới. Hà thủ ô
đỏ thường được trồng chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, trồng bằng củ
nhỏ hoặc bằng thân. Nếu trồng bằng thân, người ta cắt thân thành những đoạn ngắn rồi
dâm vào bầu trong hai tháng trước khi trồng ra luống [2]. Cây trồng sau 2-3 năm thì
thu hoạch, để lâu củ dễ bị thối [5].
1.1.3. Bộ phận dùng
Rễ củ trịn hoặc hình thoi khơng đều, thường có những sống lồi dọc theo củ. Củ dài
6 – 16cm, đường kính 4 – 8cm, có thể gặp những củ dài đến 40cm. Chất chắc, khó bẻ.
Mặt ngồi màu nâu đỏ, mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mơ mềm vỏ màu
hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ. Mùi nhẹ, vị hơi đắng, hơi ngọt và chát [2], [3].
Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy củ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, củ nhỏ để nguyên, củ
to bổ đôi theo chiều dọc hay chặt thành miếng to, phơi hoặc sấy khô [2], [4], [5].
Dây Hà thủ ơ đỏ có tên Dạ giao đằng hoặc Thủ ô đằng cũng được dùng [2].
Ngoài ra trong nước ta cịn dùng Hà thủ ơ trắng, là rễ củ của cây hà thủ ô trắng
(Streptocaulon juventas Merr. họ Thiên lý – Asclepiadaceae) để thay thế hoặc dùng
phối hợp với Hà thủ ơ đỏ [2].
1.1.4. Thành phần hóa học
Hơn 100 hợp chất hóa học đã được phân lập từ loại cây này, các thành phần chính
được xác định là stilben, quinon, tanin, flavonoid và những chất khác [2], [5] [19].
2,3,5,4′-Tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid và anthraquinon là thành phần đặc

trưng cho chất lượng của loại cây này với hàm lượng tối thiểu lần lượt là 1.0% và
0.10% [19].

3


Bảng 1.1. Một số hợp chất trong Hà thủ ô đỏ
Stilben
2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-

2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-

glucopyranosid

glucopyranosyl-4′-O-α-D-glucopyranosid

2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-

2,3,5,4′-tetrahydroxystilbe-2-O-β-D-

(2″-O-monogalloylester)-glucopyranosid glucopyranosyl-5-O-α-D-glucopyranosid
2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-

2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-(2″-O-β-D-

(3″-O-monogalloylester)-glucopyranosid fructofuranosyl)-β-D-glucopyranosid
2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2,3-di-O-β-

Resveratrol


D-glucopyranosid

2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-(6″-O-

Polydatin

α-D-glucopyranosyl)-β-D-glucopyranosid
2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-(6″-O-

Rhaponticosid

acetyl)-β-D-glucopyranosid
Anthraquinon
Emodin

Emodin-3- methyl ether

Aloe-emodin

Emodin-6,8-dimethylether

Chrysophanol

Emodin-8-O-β-D-glucopyranosid

Physcion

Physcion-8-O-β-D-glucopyranosid

Rhein


Emodin-3-methylether-8-O-β-Dglucopyranosid

1,6-dimethyl ether-emodin

Physcion-8-O-(6′-O-acetyl)-β-Dglucopyranosid

Emodin-8-methyl ether

Emodin-8-O-(6′-O-acetyl)-β-Dglucopyranosid
Tanin

Catechin

3-O-galloyl-procyanidin B2

Epicatechin

3,3′-di-O-galloyl-procyanidin B2

4


3-O-galloyl-(-)-catechin

Gallic acid

3-O-galloyl-(-)-epicatechin

Methyl gallate

Flavonoid

Tricin

Isoorientin

Rutin

Apigenin

Luteolin

Hyperosid

Quercetin

Vitexin

Kaempferol

Quercetin-3-O-arabinosid
Phospholipid

Phosphatidyl ethanolamin

Hexadecanoic acid ethyl ester

Copaen

Octadecanoic acid methyl ester


Eicosan

Octadecanoic acid ethyl ester

Hexanoic acid

Ethyl oleat

Hexadecanoic acid methyl ester

Squalene

1-O-stearoyl-2-O-Δ4′,7′-dodecenoyl-3-O-

1-O-stearoyl-2-O-Δ4′,7′-dodecenoyl-3-O-

phosphatidic

acid-O-(6″-O-α-D- phosphatidic acid-O-β-D-glucoside

glucoside)-β-D-glucoside

1.1.4.1. Nhóm chất Anthraquinon
Hà thủ ơ đỏ chứa 1,7% anthraquinon [2], [5]. Các anthraquinon chủ yếu là emodin,
aloe-emodin, chrysophanol, physcion, rhein. Ngồi ra cịn có nhiều anthraquinon kết
hợp,

chẳng


hạn

như

emodin-8-O-β- D -glucopyranoside,

glucopyranoside [2], [5], [19].

5

physcion-8-O-β- D –


Hình 1.1. Một số Anthraquinon tự do có trong Hà thủ ơ đỏ

Hình 1.2. Một số Anthraquinon kết hợp trong Hà thủ ô đỏ
Tỉ lệ anthraquinon tự do và anthraquinon tồn phần thay đổi trong q trình chế
biến. Theo y học cổ truyền, Hà thủ ô đỏ sống chứa 0,259% anthraquinon tự do và
0,805% anthraquinon tồn phần (tính theo dược liệu khô). Sau khi chế biến,
anthraquinon tự do chiếm 0,113%, anthraquinon tồn phần chiến 0,25% (tính theo
dược liệu khơ) [5].

1.1.4.2. Nhóm chất Stilben
Stilben là một trong những nhóm hoạt chất chính của Hà thủ ơ đỏ. 2,3,5,4’tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucopyranosid là stilben đầu tiên được phân lập và xác
định vào năm 1976 và sau đó là hàng loạt các stilben khác được tìm ra [19]. 2,3,5,4′tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid là một stilben quan trọng trong Hà thủ ơ đỏ, nó
có nhiều tác dụng sinh học q giá, hàm lượng của nó khơng dưới 1.0%.

6



Hình 1.3. Một số Stilben trong Hà thủ ơ đỏ

1.1.4.3. Nhóm chất Tanin
Hà thủ ơ đỏ có nhiều tanin như catechin, epicatechin, 3-O-galloyl - (-) - catechin, 3O-galloyl - (-) - epicatechin, 3-O-galloyl-procyanidin B2, 3,3′-di-O-galloylprocyanidin B2, acid gallic [2], [19].

Hình 1.4. Một số Tanin trong Hà thủ ô đỏ

1.1.4.4. Các nhóm chất khác
Trong rễ Hà thủ ơ đổ cịn chứa các Flavonoid (tricin, rutin, luteolin, quercetin,
kaemferol…); các Phospholipid (phosphatidyl ethanolamin, copaen, eicosan, hexanoic
acid, hexadecanoic acid methyl ester…); các hợp chất chứa nitơ (N-transferuloyltyramin,

N-trans-feruloyl-3-metyldopamin,

indole-3-(L-α-amino-α-

hydroxypropionic acid) metyl este); coumarin (7-hydroxy-4-metylcoumarin-5-O-β-

7


D

–glucopyranosid, 7-hydroxy-3,4-dimethylcoumarin-5-O-β-D –glucopyranosid); các

chất vô cơ (Kali, Calci, Mangan, Niken, …)…[2], [5], [19].
1.1.5. Tác dụng dược lý
Hà thủ ô chứa nhiều các thành phần có hoạt tính sinh học cao như stilben,
anthraquinon, flavonoid, tanin… Vì vậy, Hà thủ ơ đỏ có nhiều tác dụng sinh học q
giá.

Hà thủ ơ đỏ có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Từ phân đoạn ethyacetat của cao
chiết cồn, 3 chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh nhất đã được phân lập là 2,3,5,4′tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid,

acid

gallic,

catechin

[2].

2,3,5,4′-

tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid có khả năng điều trị Alzheimer và bệnh
Parkinson thơng qua cơ chế sau: ức chế acetylcholinesterase, bảo vệ thần kinh, hoạt
động chống oxy hóa và tăng cường nhận thức [15], [20]. Phân đoạn chiết ethyl acetat
giàu các anthraqiunon có tác dụng bảo vệ cơ tim ex vivo bằng cách duy trì hoạt tính
chống oxy hóa của glutathion trong điều kiện bị stress oxy hóa [2].
Cao chiết cồn 50% của Hà thủ ơ đỏ có tác dụng tăng cường miễn dịch, tăng tạo
hồng cầu [2]. Tác dụng điều hòa miễn dịch của Hà thủ ô đỏ chủ yếu là do
polysaccharid và anthraquinon glycosid. Một phần polysaccharid được tinh chế từ cây
này, bao gồm rhamnose, arabinose, xylose và glucose làm tăng nồng độ IL-2 huyết
thanh và các thông số huyết học, tăng cường cấu hình chống oxy hóa, và thúc đẩy q
trình tạo máu [6]. Các phát hiện tương tự cũng được quan sát đối với anthraquinon
glycosid, nó làm tăng tốc đáng kể sự tăng sinh tế bào lympho T và B và phản ứng tế
bào lympho hỗn hợp, cải thiện khả năng thực bào của đại thực bào, tăng tiết yếu tố
hoại tử khối u (TNF) và hoạt động của chất diệt tế bào tự nhiên (NK) và đối kháng với
tác dụng ức chế tế bào lympho do mitomycin gây ra [21].
Các chiết xuất của Hà thủ ơ đỏ có tác dụng chống tăng lipid máu. Cao chiết, trong
đó mạnh nhất là cao cồn 50% có tác dụng giảm cholesterol và triglycerid tồn phần

trong khi vẫn duy trì hàm lượng HDL, làm giảm xơ cứng động mạch [2]. Tác dụng
chống tăng lipid máu của Hà thủ ô đỏ chủ yếu là do chức năng chống oxy hóa của một
số thành phần, chẳng hạn như 2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid,
polysaccharid và anthraquinon [19].
Các hợp chất và chiết xuất của Hà thủ ơ đỏ có tác dụng bảo vệ gan thông qua các
hoạt động của anthraquinon và polysaccharid. Chiết xuất methanol của cây này thúc

8


đẩy sự biểu hiện của yếu tố tăng trưởng tế bào gan (HGF), kích thích sự tăng sinh của
các tế bào gan ngun phát [13]. Hà thủ ơ có ức chế sự gia tăng tích lũy mỡ gây ra bơi
CCl4, cortison acetat và thioacetamid, giảm tăng kích thước của gan gây bởi CCl4.
Trên lâm sàng, chế phẩm Hà thủ ô đỏ được báo cáo có tác dụng trong trường hợp viêm
gan ứ mật [2].
Các hợp chất của Hà thủ ô đỏ cũng có tác dụng chống ung thư. Các chất cho hiệu
quả chính được cho là anthraquinon, như emodin và aloe-emodin. Tác dụng chống ung
thư của anthraquinon đã được nghiên cứu trên các dòng tế bào khối u khác nhau và
trên các mơ hình động vật tiền lâm sàng. Các cơ chế chính liên quan đến việc cảm ứng
q trình apoptosis và kích hoạt các con đường PI3K / AKT / mTOR [19].
Về tác dụng chống viêm, các chất cho hiệu quả chính này được cho là 2,3,5,4′tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid và emodin, liên quan đến hoạt động chống oxy
hóa và ức chế yếu tố phiên mã tiền viêm NF-κB [19]. 2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2O-β-D-glucosid làm giảm cảm ứng qua trung gian LPS của các yếu tố gây viêm bằng
cách giảm biểu hiện protein iNOS, TNF-α, IL-6 và NO, nó cũng làm tăng q trình
apoptosis, phân cắt caspase-3 và lactate dehydrogenase (LDH) [12]. Một nghiên cứu
khác cho thấy emodin có thể làm giảm tổn thương tuyến vú do LPS gây ra và thâm
nhiễm tế bào viêm, giảm kích hoạt myeloperoxidase (MPO) trong tuyến vú, giảm sự
biểu hiện và sản xuất TNF-a, IL-6, và interleukin-1 beta (IL-1b) [14].
Cao chiết rễ củ và thân Hà thủ ô đỏ và emodin có tác dụng chống sự xâm nhiễm của
virus SARS do tác dụng ức chế tương tác giữa protein S của virus SARS-CoV và
receptor ACE2 của tế bào chủ [11].

Ngồi các tác dụng dược lý trên, Hà thủ ơ đỏ và các thành phần của nó có các tác
dụng dược lý khác, như tăng độ dài sợi tóc [22], chống nhồi máu não [24], chống rối
loạn huyết khối [27], tác dụng nội tiết kiểu oestrogen, tác dụng kiểu progesterol nhẹ
trên nội mạc tử cung, tăng tiết sữa [2], [5]…
1.1.6. Sử dụng trong y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, Hà thủ ơ đỏ có vị đắng chát, hơi ngọt, tính ấm; quy kinh can
và thận [1], [3].
Các cơng năng chủ yếu của Hà thủ ô đỏ là bổ gan, thận, bổ máu, ích tinh tủy, hịa
khí huyết, mạnh gân cốt, nhuận tràng [5]

9


-

Bổ khí huyết, dùng trong các trường hợp khí huyết đều hư, cơ thể mệt nhọc vô

lực, thở ngắn hơi, thiếu máu, da xanh gầy khơ sáp, chóng mặt, nhức đầu, râu tóc bạc
sớm, ra mồ hơi trộm, tim loạn nhịp, mất ngủ [1], [2], [5].
-

Bổ thận âm, dùng khi chức năng thận âm kém dẫn đến đau lưng, di tinh, liệt

dương, phụ nữ bạch đới, kinh nguyệt không đều [1], [5]
-

Giải độc chống viêm, dùng trong các trường hợp mụn nhọt, thấp chẩn lở ngứa,

còn dùng để trị bệnh tràng nhạc và điều trị viêm gan mạn tính [1], [5]
-


Nhuận tràng thông tiện, dùng trong các trường hợp thiếu máu vơ lực mà dẫn

đến đại tiện bí táo. Ngồi ra cịn dùng để chữa trĩ, đi ngồi ra máu[1].
1.2. Chế biến Hà thủ ơ đỏ
1.2.1. Mục đích của chế biến thuốc theo y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, một số vị thuốc trước khi sử dụng ngoài sơ chế còn trải qua
giai đoạn chế biến. Mỗi vị thuốc có một hay nhiều phương pháp chế biến khác nhau
dựa trên cơ sở lý luận y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm riêng của các thầy thuốc.
Mục đích của việc chế biến thuốc theo phương pháp cổ truyền là: tạo ra tác dụng trị
bệnh mới, tăng hiệu lực trị bệnh, giảm tác dụng không mong muốn – tăng độ an toàn
của vị thuốc, ổn định tác dụng của thuốc, bảo quản thuốc, làm sạch thuốc, thay đổi
dạng dùng [1].
Các phương pháp chế biến chính gồm hỏa chế, thủy chế, thủy hỏa hợp chế và một
số phương pháp khác [1].
1.2.2. Mục đích của việc chế biến Hà thủ ơ đỏ
Theo y học cổ truyền, vị thuốc Hà thủ ô đỏ là rễ củ đã chế biến khô của cây Hà thủ
ô đỏ. Hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ huyết, có tính ráo, sáp. Vì thế chế biến Hà
thủ ơ đỏ nhằm mục đích [1]:
- Giảm tính ráo, sáp: tính chất này là do Hà thủ ơ đỏ có chứa tanin. Tanin có tác
dụng làm săn se niêm mạc, nếu uống kéo dài có thể gây táo bón. Chế biến làm giảm
lượng tanin bằng cách ngâm vị thuốc vào nước vo gạo và loại bỏ dịch ngâm.
- Giảm tác dụng nhuận tràng do antranoid bằng phương pháp ngâm
- Tăng tác dụng dẫn thuốc vào kinh thận bằng cách chế với dịch nước đậu đen
1.2.3. Các phương pháp chế biến Hà thủ ô đỏ

1.2.3.1. Phương pháp chế với dịch nước đậu đen [1], [3], [5]
Chế nước vo gạo: gạo vo lấy nước, cứ 1kg gạo lấy 2,5-3 lít nước vo.

10



Chế dịch nước đậu đen: cứ 1kg Hà thủ ô đỏ thì lấy 100g đậu đen, nấu với 2 lít nước
đến khi hạt đậu đen chín (chưa nứt vỏ) thì gạn lấy dịch.
Ngâm: rửa sạch Hà thủ ô đỏ, ngâm nước vo gạo 2 ngày đêm, mỗi ngày thay nước 1
lần. Vớt ra rửa sạch cắn nước vo gạo. Nấu: nấu với dịch nước đậu đen đến khi chín
đều (khoảng 4-6 giờ). Vớt ra thái phiến dày 2-3mm. Tẩm dịch nấu, phơi hoặc sấy, làm
nhiều lần đến khi hết dịch nước đậu đen thì phới khơ kiệt.

1.2.3.2. Phương pháp đồ (cửu chưng cửu sái) [1], [4]
Ngâm: Hà thủ ô đỏ ngâm với nước vo gạo 4 ngày đêm, mỗi ngày thay nước 1 lần,
vớt ra rửa sạch.
Đồ: rải đậu đen và Hà thủ ô đỏ vào chõ, cứ 1 lượt đậu đen lại 1 lượt Hà thủ ô đỏ. Đồ
đến khi đậu đen chín nhừ. Loại bỏ đậu đen, phơi Hà thủ ô đỏ đến khi khô. Làm như
vậy nhiều lần (9 lần). Thái phiến, phơi đến khô kiệt.

1.2.3.3. Phương pháp chế với rượu và dịch nước đậu đen [2], [5]
Chế nước đậu đen: cứ 10kg đậu đen cho 15 lít nước, đun 4 tiếng, lấy nước nhất, lại
cho thêm 10 lít nước khác đun 3 tiếng, gộp chung cả 2 lần.
Cho Hà thủ ô đỏ đã thái vào chậu, trộn đều với nước đậu đen và rượu, đổ vào thùng,
đặt vào nồi đun cách thủy, đến khi nước đậu đen trong thùng cạn hết, lấy ra phơi khô.
Cứ 100kg Hà thủ ơ đỏ thì cần 10kg đậu đen và 25 lít rượu.
1.2.4. Sự biến đổi thành phần hóa học
Các thành phần hóa học trong Hà thủ ơ đỏ thay đổi sau khi chế biến và có thể tạo ra
các thành phần mới [19].
Hàm lượng tanin và anthraquinon của mẫu chế biến giảm rõ rệt so với mẫu sống:
tanin ở mẫu sống là 7,68%, ở mẫu chế là 3,82%; anthraquinon ở mẫu sống là 0,81%, ở
mẫu chế là 0,25%. Hàm lượng tanin và anthraquinon ở mẫu chế với đậu đen giảm
đáng kể so với mẫu không chế với đậu đen: Mẫu chế với đậu đen có hàm lượng tanin
là 3,82%, anthraquinon là 0,25%; Mẫu khơng chế với đậu đen có hàm lượng tanin là

5,24%, anthraquinon là 0,31%.[1]
Nghiên cứu khác chỉ ra rằng stilben và anthraquinon là những thành phần đặc trưng
chính, trong đó 2,3,5,4′-Tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid, emodin-8- O -β-Dglucosid, và physcion-8- O -β-D-glucosid chiếm ưu thế trong Hà thủ ô đỏ sống, trong
khi Hà thủ ô đỏ chế chủ yếu chứa 2,3,5,4′-Tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid,
emodin và physcion, đáng chú ý là emodin tăng tới hơn 30% sau chế biến [19]. Điều

11


này liên quan đến phản ứng thủy phân và phản ứng Maillard trong q trình chế biến
Hà thủ ơ [29]. Sự xuất hiện của phản ứng Maillard cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến
sự thay đổi hàm lượng của 5-hydroxymethylfurfural, axit amin, đường, pH và màu sắc
bề mặt [32]. Sau chế biến, hàm lượng D -glucose tăng dần, ngược lại hàm lượng D fructose và sucrose giảm dần, hàm lượng polysaccharide tăng nhẹ [19]. Hàm lượng
stilben glucosid giảm khi tăng thời gian chế biến, khoảng 60% 2,3,5,4′tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid đã bị giảm trong q trình chế biến Hà thủ ơ
đỏ. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu không thể phát hiện ra các sản phẩm thủy
phân của 2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid [28]. Sau khi chế biến, hàm
lượng tanin giảm xuống, nhưng hoạt tính chống oxy hóa của acid gallic tăng lên;
catechin hầu như không thể phát hiện được sau khi chế biến trong 16 giờ. Các nghiên
cứu khác đã phát hiện ra rằng hàm lượng các nguyên tố vi lượng trước và sau khi chế
biến chỉ thay đổi một chút [17] [31] [7].
Theo một nghiên cứu khác, quá trình chế biến Hà thủ ô đỏ tạo ra các thành phần
khác: 2,3-di-hydro-3,5-dihydroxy-6-methyl-4 (H) -pyran-4-one, hydroxymaltol, 5hydroxym etyl-furfural, axit butanedioic, và 5-dihydroxy-6-metyl-4 (H) -pyran-4-one
[18].
1.3. Phương pháp TLC (sắc ký lớp mỏng), TLC - UV (sắc ký lớp mỏng kết hợp
quang phổ hấp thụ tử ngoại)
1.3.1. Phương pháp TLC

1.3.1.1. Nguyên tắc
Quá trình tách bằng sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên một lớp mỏng gồm các
hạt kích thước đồng nhất được kết dính trên một giá đỡ bằng thủy tinh, nhôm hoặc

chất dẻo. Lớp mỏng kết dính là pha tĩnh. Các hạt trong pha tĩnh (kích thước 10 –
30µm) làm nhiệm vụ tách có thể theo cơ chế: phân bố, hấp phụ, trao đổi ion, …
Pha động thay đổi tùy thuộc vào cơ chế sắc ký. Để tăng cường sức rửa giải, thường
kết hợp 2 dung môi. Nguyên lý chia tách dựa vào hệ số phân bố giữa hai pha.
Đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của các chất phân tích là hệ số lưu giữ
Rf được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng cách di chuyển của chất phân tích và khoảng cách
dịch chuyển của pha động:
𝑅𝑓 =

𝑑𝑅
𝑑𝑀

12


Trong đó: dR: Khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm vết phân tích.
dM: Khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung mơi pha động
Rf: có giái trị dao động giữa 0 và 1.

1.3.1.2. Ứng dụng của TLC
a. Định tính
-

Thường dựa vào chỉ số Rf của mẫu thử và mẫu chuẩn chạy sắc ký trong cùng

điều kiện. Trong trường hợp do sắc ký liên tục không xác định được tuyến dung môi
pha động, người ta dùng hệ số lưu giữ tương đối Rf để đặc trưng cho chất phân tích:
𝑅𝑓 =

𝑑𝑅, 𝑥

𝑑𝑅, 𝑐

Trong đó: dR,x: Đường đi của chất phân tích (cm).
dR,c: Đường đi của chất chuẩn (cm).
Rf càng gần 1 chất phân tích và chất chuẩn càng đồng nhất.
b. Thử tinh khiết
Dùng sắc ký lớp mỏng để kiểm tra mức độ tinh khiết của các hợp chất thể hiện ở
các vết lạ trên sắc ký đồ. Trong các Dược điển thường quy định kiểm tra tạp chất có
mặt trong dược chất bằng sắc ký lớp mỏng.
c. Định lượng
Đối với sắc ký lớp mỏng, diện tích và mật độ của một vết tách ra trên sắc ký đồ
trong các điều kiện xác định thì tỷ lệ với lượng chất có trong vết đó. Vì thế, người ta
có thể định lượng các chất trong hỗn hợp bằng phép đo mật độ quang so sánh với mẫu
chuẩn được triển khai trên cùng bản sắc ký. Người ta cũng có thể cạo vùng pha tĩnh
ứng với từng vết rồi giải hấp phụ hoạt chất chứa trong đó bằng dung mơi thích hợp,
sau đó định lượng bằng các phương pháp thích hợp như đo huỳnh quang, đo màu hay
đo độ hấp thụ tử ngoại [2].
d. Phân lập
Để tách các chất từ một hỗn hợp, người ta có thể dùng phương pháp sắc ký lớp
mỏng điều chế hay còn gọi là sắc ký lớp dày. Để có thể đưa nhiều mẫu hơn lên bản
mỏng, bề dày lớp chất hấp phụ có thể là 0,5-1mm, có thể tới 2mm. Mẫu được đưa lên
bản mỏng dưới dạng vệt dài (băng). Sau khi triển khai, định vị các băng tách ra bằng
cách thích hợp và cạo lấy băng chất cần lấy. Phản hấp phụ bằng dung môi để thu lấy

13


chất tinh khiết. Lặp lại vài bản sắc ký thì có thể thu được lượng mẫu cần thiết cho việc
xác định cấu trúc [2].


1.3.1.3. Đánh giá TLC
-

Ưu điểm: so với GC và HPLC, phương pháp này sử dụng thiết bị đơn giản, chi

phí thấp, thực hiện nhanh; phát hiện được tất cả các chất kể cả các chất không di
chuyển theo pha động (nằm ở điểm xuất phát); dễ dàng tách các mẫu có nhiều thành
phần: có thể thực hiện sắc ký đồng thời 10 – 20 mẫu hoặc hơn; so sánh trực tiếp mẫu
thử với mẫu chuẩn.
-

Nhược điểm: khả năng phân tách không cao và không nhạy bằng HPLC hay

GC; độ lặp lại thấp của trị số Rf do thành phần pha động thay đổi trong quá trình triển
khai sắc ký; tăng giãn rộng pic do khuếch tán vì tốc độ dòng pha động thấp.
1.3.2. Kỹ thuật TLC-UV
Phương pháp phổ học ngày nay được sử dụng rất nhiều trong phân tích và xác định
các chất. Trong dược liệu, các nhóm chất có cấu trúc thơm như anthraquinon,
flavonoid, coumarin, tanin và các hợp chất có nối đơi như alcaloid, nối đơi liên hợp
như carotenoid… có các dạng phổ tử ngoại-khả kiến đặc trưng, có thể giúp xác định
các nhóm chất. Chúng dũng được dùng để xác định hàm lượng các chất khi so sánh độ
hấp thụ/cộng hưởng của mẫu định lượng với độ hấp phụ/cộng hưởng của mẫu chuẩn.
Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, phương pháp này chỉ áp dụng được với những chất
tinh khiết, khi thực hiện trên các hỗn hợp, phổ thu được không thể biện giải được hay
độ hấp thụ đo được là do nhiều thành phần nên ít có ý nghĩa thực tế. Trong khi đó
dược liệu lại là hỗn hợp của rất nhiều thành phần. Để khắc phục nhược điểm này, việc
kết hợp giữa một phương pháp phân tách (thường là sắc kí) với phương pháp phổ là
hiệu quả nhất trong phân tích, đặc biệt là phân tích các hợp chất tự nhiên. Việc kết hợp
sắc ký lớp mỏng – quang phổ UV phát huy được thế mạnh và khắc phục được nhược
điểm của cả 2 loại thiết bị này, thao tác lại đơn giản, kinh tế. Hệ thống sắc ký lớp

mỏng tách các chất trong hỗn hợp thành chất tinh khiết, máy quang phổ nhận biết và
đo độ hấp thụ của các chất được tách ra.
.

14


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu là Hà thủ ô sống dạng củ khô, được mua tại Cơ sở kinh doanh dược
liệu Thuấn Thược ( Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội).

Hình 2.1. Hình ảnh dược liệu Hà thủ ơ đỏ sống
2.1.2. Thiết bị và hóa chất
Thiết bị máy móc và dụng cụ thí nghiệm
-

Bể siêu âm WiseClean.

-

Máy cất cô chân không IKA RV8.

-

Máy đo quang phổ HITACHI.

-


Máy ly tâm HERMLE Z 207 A.

-

Hệ thống máy sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao gồm: Máy phun mẫu bán tự động
CAMAG LINOMAT 5, Bình triển khai sắc ký CAMAG, Máy chụp ảnh bản
mỏng CAMAG TLC VISUALIZER, phần mềm winCATS.

-

Bản mỏng HPTLC Silica gel 60 F254 (Merk) TLC.

-

Tủ sấy MEMMERT.

-

Cân kỹ thuật, độ chính xác 0,01g.

-

Cân phân tích, độ chính xác 0,0001g.

-

Máy xay bột

-


Dao cầu

15


-

Cồn kế

-

Các dụng cụ thủy tinh cần thiết khác (bình nón, bình định mức, ống nghiệm,
cốc có mỏ, ống đong, pipet…)

Hóa chất
-

Ethanol tuyệt đối, Methanol, Ethyl Acetat, Toluen, Acid Acetic băng, Aceton,
Acid Fomic, n – Hexan (Trung Quốc) đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích (PA).
Ethanol 96%, nước cất đạt tiêu chuẩn DĐVN V

-

Chất đối chiếu: Emodin, Physcion (Trung Quốc, phịng thí nghiệm).

2.2. Nội dung nghiên cứu
- Chế biến Hà thủ ơ đỏ theo phương pháp cổ truyền
- Định tính, định lượng một số thành phần trong Hà thủ ô đỏ trước và sau chế biến
bằng TLC-UV
2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Chế biến Hà thủ ô đỏ theo phương pháp cổ truyền
Tiến hành chế biến Hà thủ ô đỏ theo 3 phương pháp:
-

Chế với dịch đậu đen (theo Dược điển Việt Nam V): Mẫu A

Rửa sạch Hà thủ ô đỏ, ngâm nước vo gạo 2 ngày đêm, mỗi ngày thay nước 1 lần.
Vớt ra rửa sạch cắn nước vo gạo. Nấu với dịch nước đậu đen đến khi chín đều (khoảng
4-6 giờ). Vớt ra thái phiến. Tẩm dịch nấu, sấy đến khô kiệt.
Chế dịch nước đậu đen: cứ 100g đậu đen, nấu với 2 lít nước đến khi hạt đậu đen
chín (chưa nứt vỏ) thì gạn lấy dịch. 1kg Hà thủ ô đỏ cần khoảng 100g đậu đen
Sau giai đoạn ngâm nước vo gạo, chia ra một phần làm mẫu (khoảng 1/3), thái và
sấy đến khơ, phần cịn lại đem chế tiếp với dịch đậu đen.
Hà thủ ô đỏ chế biến theo phương pháp này phải có hàm ẩm khơng quá 12,0% theo
chuyên luận Hà thủ ô đỏ chế trong Dược điển Trung Quốc [33].
- Chế với dịch đậu đen nhưng không ngâm nước vo gạo: Mẫu B
Hà thủ ô đỏ rửa sạch, nấu với dịch nước đậu đen đến khi chín đều (khoảng 4-6 giờ).
Vớt ra thái phiến. Tẩm dịch nấu, sấy đến khô kiệt.
Chế dịch đậu đen với tỷ lệ tương tự như phương pháp A
- Chế rượu: Mẫu C
Chế nước đậu đen: cứ 10kg đậu đen cho 15 lít nước, đun lấy nước nhất, lại cho
thêm 10 lít nước khác đun 3 tiếng, gộp chung cả 2 lần.

16


Hà thủ ô đỏ rửa sạch, ngâm nước cho mềm, thái phiến. Cho Hà thủ ô đỏ đã thái vào
chậu, trộn đều với nước đậu đen và rượu, đổ vào thùng, đặt vào nồi đun cách thủy, đến
khi nước đậu đen trong thùng cạn hết, lấy ra phơi khô. Cứ 100kg Hà thủ ơ đỏ thì cần
10kg đậu đen và 25 lít rượu.

Mục đích khi đề ra 3 phương pháp này là muốn so sánh giữa phương pháp được áp
dụng rộng rãi như trong chuyên luận Dược điển Việt Nam (A) với một phương pháp ít
phổ biến hơn với nhiệt độ chế biến thấp hơn, ngồi đỗ đen cịn sử dụng phụ liệu khác
là rượu (C), bên cạnh đó để khảo sát thêm sự ảnh hưởng của phụ liệu là nước vo gạo,
phương pháp B được tiến hành dựa theo phương pháp A chỉ khác là không qua giai
đoạn ngâm nước vo gạo.
2.3.2. Chuẩn bị mẫu
Từ dược liệu Hà thủ ô đỏ sống ban đầu, qua quá trình chế biến theo 3 cách thu được
5 mẫu như sau:
- Mẫu Hà thủ ô đỏ sống (S)
- Mẫu Hà thủ ô đỏ ngâm nước vo gạo (AG)
- Mẫu Hà thủ ô đỏ chế dịch đậu đen (AC)
- Mẫu Hà thủ ô đỏ chế dịch đậu đen nhưng không qua ngâm nước vo gạo (B)
- Mẫu Hà thủ ô đỏ chế rượu (C)
Dược liệu sau chế biến, sấy khô, đem xay thành bột. Lần lượt chuẩn bị 5 mẫu dịch
chiết tương ứng với 5 mẫu trên: lấy 20g bột dược liệu, thấm ẩm bằng 20ml EtOH 95%
trong bình nón, thêm 100ml EtOH 95% chiết siêu âm trong 30 phút, gạn lấy dịch
trong, đem cơ đến cắn, hịa tan cắn bằng 20ml MeOH (siêu âm để hòa tan nhanh hơn),
ly tâm, gạn lấy dịch trong thu được mẫu.
2.3.3. Định tính một số thành phần hóa học bằng TLC
Mẫu thử
5 mẫu dịch chiết MeOH tương ứng các mẫu: S, AG, AC, B, C
Mẫu đối chiếu:
- Hà thủ ô đỏ chuẩn/MeOH
- emodin/EtOH
- physcion/EtOH
- 2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid /MeOH
- acid gallic/MeOH

17



×