Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Thực trạng phân công lao động tại Việt Nam. XÃ HỘI HỌC LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.23 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................... 2
NỘI DUNG..........................................................................................................1
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân công lao động.......................................... 1
1.1. Một số khái niệm cơ bản.....................................................................1
1.2. Các hình thức của phân cơng lao động............................................. 1
1.3 Vai trị của phân cơng lao động............................................................. 2
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao động................................... 2
Chương 2: Thực trạng phân công lao động tại Việt Nam............................4
2.1. Thực trạng phân công lao động tại Việt Nam.....................................4
2.1.1 Phân công lao động theo giới..............................................................4
2.1.2 Phân công lao động theo độ tuổi........................................................ 5
2.2. Đánh giá chung...................................................................................... 6
2.2.1. Các thành tích đạt được.....................................................................6
2.2.2. Mặt hạn chế cịn tồn đọng..................................................................6
Chương 3: Một số đề xuất cải thiện tình hình phân cơng lao động tại Việt
Nam...................................................................................................................8
KẾT LUẬN..........................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 10


LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, sự phân công lao động là vấn đề đang được quan
tâm trong xã hội, cộng đồng hiện nay, phân công lao động ở việt nam chủ yếu là
phân công lao động về giới và phân công lao động về tuổi. Hai yếu tố này tác
động mạnh mẽ tới sự phát triển của Việt Nam hiện nay.
Trong các xã hội cũ, phân công lao động xã hội diễn ra có tính tự phát, cịn
trong xã hội chủ nghĩa, phân cơng lao động xã hội được tiến hành một cách tự
giác. Phân công lao động xã hội phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất xã hội, đồng thời mỗi bước tiến của sự phân cơng lao động xã hội lại có tác
dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển, lực lượng sản xuất của


xã hội phát triển lại tạo ra năng suất lao động xã hội cao, thúc đẩy cao, thúc đẩy
q trình xã hội hố sản xuất diễn ra mạnh hơn. Đây cũng là lý do tôi chọn đề
tài: “Thực trạng phân công lao động tại Việt Nam.” làm đề tài nghiên cứu
cho mình.
Nội dung bài tiểu luận gồm 2 Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân công lao động.
Chương 2: Thực trạng phân công lao động tại Việt Nam
Chương 3: Một số đề xuất cải thiện tình hình phân cơng lao động tại Việt Nam


NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân công lao động.
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
Lao động: Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi
các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Thực chất là sự vận
động của sức lao động trong qua trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao
động cũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản
xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người.Có thể nói lao động là yếu tố quyết
định cho mọi hoạt động kinh tế.
Phân công lao động: Là tiền đề vật chất của sự phân công lao động trong xã hội
là số lượng dân cư và mật độ dân số. Sự phân công lao động được hình thành
khi có sự phân tán tư liệu sản xuất vào tay nhiều người sản xuất hàng hóa độc
lập với nhau.
Phân công lao động xã hội: Là sự phân công lao động xã hội ra các ngành, các
lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chun mơn hóa sản xuất thành những
ngành nghề khác nhau.
1.2.

Các hình thức của phân công lao động.


Phân công lao động là yếu tố để quan trọng để tổ chức lại xã hội và thiết lập
trật tự xã hội. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Phân công lao động chung: là sự phân công lao động nội bộ xã hội, chia nền
sản xuất xã hội thành những ngành lớn - nhỏ, công nghiệp, nông nghiệp, thương
mại.
Phân công lao động đặc thù: là sự phân công lao động trong nội bộ một
ngành. Ví dụ, trong nội bộ ngành nông nghiệp chia ra trồng trọt, chăn nuôi, tiểu
thủ công nghiệp.
Phân công lao động cá biệt: là sự phân công lao động giữa các phân xưởng,
giữa các ngành sản xuất trong phân xưởng, giữa các tổ đội sản xuất, giữa các ca
làm việc, giữa các bước công việc trong q trình cơng nghệ. Trong phân cơng
lao động cá biệt người ta lại chia ra ba loại: phân công lao động theo chức năng;
phân công lao động theo nghề; phân công lao động theo mức độ phức tạp của
công việc. Phân công lao động chung và phân công lao động đặc thù có quan
hệ và tác động mật thiết với phân công lao động cá biệt.
Phân công lao động theo cơng nghệ: là phân cơng loại cơng việc theo tính
chất quy trình cơng nghệ, ví dụ: ngành dệt, may cơ khí. Hình thức này cho phép

1


xác định nhu cầu công nhân theo nghề tạo điều kiện nâng cao trình độ chun
mơn của cơng nhân.
Phân cơng lao động theo trình độ: là phân cơng lao động theo mức độ phức
tạp của cơng việc, hình thức này phân công thành công việc giản đơn và phức
tạp (chia theo bậc). Hình thức này tạo điều kiện kèm cặp giữa các loại cơng
nhân trong q trình sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ lành nghề
của cơng nhân.
Phân công lao động theo chức năng: là phân chia công việc cho mỗi công
nhân viên của doanh nghiệp trong mối quan hệ với chức năng mà họ đảm nhận.

Ví dụ: cơng nhân chính, cơng nhân phụ, cơng nhân viên quản lý kinh tế, kỹ
thuật, hành chánh...
Hình thức này xác định mối quan hệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực
tiếp và tạo điều kiện cho công nhân chính được chun mơn hóa cao hơn nhờ
khơng làm cơng việc phụ.
Tất cả các loại phân cơng đó đã tạo điều kiện để phân chia hoạt động của những
người lao động theo nghề, theo chuyên môn và chuyên môn hẹp.
1.3 Vai trị của phân cơng lao động.
Sự phân cơng lao động trong xã hội làm cơ sở chung cho mọi nền sản xuất hàng
hóa, chính sự phân cơng lao động trong xã hội làm cho sức lao động trở thành
hàng hóa. Sự phân cơng lao động đặt cơ sở cho việc hình thành những nghề
nghiệp chun mơn, những ngành chun môn nhằm nâng cao sức sản xuất. Sự
phân công lao động theo vùng với ngành sản xuất chun mơn hóa đặc trưng sẽ
là yếu tố quyết định sự khai thác có hiệu quả và phát huy thế mạnh của vùng. Sự
phân công lao động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ dẫn đến
chun mơn hóa, nâng cao tay nghề và tăng năng suất lao động.
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao động.
Phân hóa giàu nghèo: là một vấn đề xã hội tất yếu của mọi xã hội lồi người.
Bởi lẽ cứ có sự phân cơng lao động xã hội là có sự phân hóa giàu nghèo.
Sự phân hóa giàu nghèo có thể thấy dưới nhiều hình thức và ở khắp nơi. Đơn
giản nhất và dễ nhìn thấy nhất là những người giàu sống trong trung tâm thành
phố và những người nghèo, nhà nghèo sống ở ngoại ơ thành phố, thậm chí sống
ở những khu nhà tạm bợ, ổ chuột…..
Sự phân chia thành các giai cấp như: giai cấp công nhân, nông dân; các giai
tầng như tầng lớp trí thức, tầng lớp thương nhân, tầng lớp doanh nhân; các
nhóm nghề nghiệp như bác sỹ, giáo viên , người lao động... và cả sự phân tầng


xã hội thành những giai tầng xã hội như tầng lãnh đạo, tầng quản lý và những
giai tầng bị lãnh đạo, quản lý...

Các mối quan hệ cung - cầu lao động: thị trường lao động trong những điều
kiện của đường lối đổi mới, khung cảnh quốc tế, trong nước, phát triển khoa
học công nghệ và thực tiễn triển khai thực hiện luật giáo dục, chiến lược phát
triển nguồn nhân lực thúc đẩy sự hình thành, phát triển và hồn thiện thị trường
lao động.
Xu thế tồn cầu hóa: Tồn cầu hóa xét về bản chất là quá trình gia tăng mạnh
mẽ những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống kinh tế, xã hội, chính trị giữa các quốc gia, các dân tộc trên tồn thế
giới hình thành các cơng ty quốc tế khổng lồ có ảnh hưởng ngày càng lớn đến
quá trình phân cơng lao động.


Chương 2: Thực trạng phân công lao động tại Việt Nam.
2.1. Thực trạng phân công lao động tại Việt Nam.
Ở nước ta, muốn phát triển kinh tế hàng hóa phải phân công lại lao động xã hội
trên phạm vi cả nước cũng như trong từng ngành. Sự phân công lao động xã hội
trong thời kỳ kinh tế thị trường tuân theo các quy luật:
Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm xuống, tỷ lệ lao động trong công nghiệp
tăng lên
Tỷ lệ lao động trí óc ngày càng tăng lên và chiếm phần lớn trong tổng lao động
xã hội.
Tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất (dịch vụ, thương
nghiệp,…) tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật
chất.
Việt nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào sự
phân cơng lao động theo các loại hình khác nhau.
2.1.1 Phân công lao động theo giới.
Phân công lao động hộ gia đình là một trong những khía cạnh đã được nghiên
cứu nhiều trong lĩnh vực giới, gia đình và hôn nhân ở Việt Nam và trên thế giới.
Theo Lavee và Katz (2002) có mối liên hệ chặt chẽ giữa các quan điểm giới và

phân công lao động hộ gia đình. Hầu hết các quan điểm giới trên thế giới đều
thuộc một trong hai trường phái: truyền thống hay tiến bộ. Quan điểm giới
truyền thống cho rằng vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình khơng bình
đẳng như nhau. Nam giới thường giữ vai trị người gia quyết định và trụ cột gia
đình trong khi phụ nữ giữ vai trò là người mẹ và nội trợ. Ngược lại, quan điểm
giới tiến bộ lại ghi nhận vai trị của phụ nữ và nam giới trong gia đình là ngang
nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu quan điểm và hành vi của phụ nữ và nam giới
trong phân chia lao động hộ gia đình có thể giúp nhận diện quan điểm giới trong
một xã hội nhất định.
Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng lâu đời của Nho giáo. Tư tưởng này áp đặt
phụ nữ và nam giới ở hai vị trí đối ngược nhau, trong đó nam giới được ưu tiên
và được coi là “phái mạnh”, có địa vị và quyền lực trong gia đình. Vì vậy nam
giới thường được giao những trọng trách quan trọng như kiếm tiền và đưa ra
quyết định. Ngược lại, Nho giáo cho rằng phụ nữ là “phái yếu” và cần được
“phái mạnh” bảo vệ. Vì vậy, họ nên chỉ đóng vai trị hỗ trợ chồng và chăm sóc
con cái. Chính vì vậy mà từ trước đến nay, việc phân chia lao động trong hộ gia
đình ở Việt Nam chủ yếu dựa trên quan điểm vai trò giới và quan điểm này chủ
yếu được hình thành và duy trì bởi Nho giáo.


Mặc dù hiện nay phụ nữ Việt Nam có trình độ giáo dục cao, tham gia vào thị
trường lao động nhiều hơn, đồng thời nam giới bắt đầu làm việc nhà và chăm
sóc con nhưng phụ nữ vẫn đảm nhiệm phần lớn cơng việc nhà, thêm vào đó xã
hội vẫn kỳ vọng cao phụ nữ đảm nhiệm tốt vai trò truyền thống là mẹ và vai trò
hiện đại là người lao động. Sự tồn tại dai dẳng của tư tưởng Nho giáo trong xã
hội Việt Nam là nguyên nhân gốc rễ duy trì và củng cố quan điểm vai trị giới
trong xã hội.
Tuy nhiên do tác động của toàn cầu hóa và phát triển kinh tế đang diễn ra mạnh
mẽ ở Việt Nam, văn hóa tiêu dùng, tư tưởng bình quyền của phương tây, các
phong trào thúc đẩy quyền và giải phóng phụ nữ cũng như các phong trào tăng

quyền năng kinh tế cho phụ nữ, Nho giáo có khả năng bị giảm tầm ảnh hưởng.
Vì vậy cần tiến hành nghiên cứu để xem xét liệu có bất kỳ sự thay đổi nào về
quan niệm vai trò giới trong phân chia lao động gia đình ở Việt Nam đương đại
hay không?
2.1.2 Phân công lao động theo độ tuổi.
Hiện nay, cả nước có hơn 40 tỉnh, thành phố có “cơ cấu dân số vàng”. Nhiều
tỉnh, thành phố có tỷ lệ sinh đẻ ít, dân nhập cư nhiều, như: TP Hồ Chí Minh,
Bình Dương… tỷ lệ nhóm dân số trong độ tuổi lao động lên tới từ 75 đến 78%.
Ngược lại, các tỉnh có mức sinh cao hoặc xuất cư lớn, như: Lai Châu, Điện
Biên, Hà Tĩnh, Quảng Trị… tỷ lệ này thấp, chỉ khoảng gần 60%, nghĩa là chưa
có “dân số vàng”. “Dân số vàng” đem lại nhiều cơ hội. Trước hết, đối với hệ
thống giáo dục phổ thông. Một trong những đặc điểm nổi bật của thời kỳ “dân
số vàng” là mức sinh đã thấp. Vì vậy, xét trên phạm vi toàn quốc, áp lực dân số
lên hệ thống giáo dục phổ thông giảm mạnh. Mặt khác, trong phạm vi hộ gia
đình, nhờ kết quả của chương trình kế hoạch hóa gia đình, phần lớn các cặp vợ
chồng chỉ có một hoặc hai con, tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình chăm
sóc sức khỏe và cho con đến trường. Vì vậy, tỷ lệ nhập học tăng lên nhưng số
học sinh phổ thông lại giảm.
Cụ thể là, năm học 2001-2002, số học sinh phổ thông lên tới gần 18 triệu, đến
nay chỉ còn khoảng 15 triệu, nghĩa là đã giảm tới gần ba triệu học sinh. Kết quả
này tạo điều kiện để Việt Nam chuyển hướng phát triển giáo dục từ số lượng
sang chất lượng. Do ít con cho nên cha mẹ có thể cho cả con trai và con gái
cùng đi học và tỷ lệ nữ sinh trong hệ thống giáo dục quốc dân ngang bằng với
nam giới. Thành tựu này nâng cao vị thế phụ nữ, thực hiện tốt hơn bình đẳng
giới. Những tác động của thời kỳ “dân số vàng” nêu trên góp phần nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Đối với kinh tế, thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” mang lại dư lợi lớn về số lượng
lao động. Nếu lấy mốc năm 2016, Việt Nam có gần 93 triệu dân mà tỷ lệ dân số



“trong độ tuổi lao động” như năm 1979 thì chỉ có 49,29 triệu người trong độ
tuổi này; nhưng thực tế tỷ lệ này đạt tới 68,2% tức là có 63,43 triệu người trong
độ tuổi lao động, tức là tăng 14,14 triệu người so với số liệu giả định. Đây là dư
lợi lớn do “cơ cấu dân số vàng” mang lại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Các nhà kinh tế đã tính được rằng, giai đoạn 2009 - 2019, do số người “trong
độ tuổi lao động” tăng lên, hằng năm đã đóng góp trung bình 1,2% cho tăng
trưởng kinh tế.
2.2. Đánh giá chung.
2.2.1. Các thành tích đạt được.
Chính sách thị trường lao động; quy mô và chất lượng cung lao động tăng lên,
chất lượng việc làm ngày dần được cải thiện, từng bước chính thức hóa việc làm
phi chính thức; cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, thu nhập, tiền lương được
cải thiện, năng suất lao động và tính cạnh tranh của lực lượng lao động được
nâng lên. Từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước duy trì
dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%.
2.2.2. Mặt hạn chế còn tồn đọng.
Quan niệm vai trò giới vẫn tồn tại khá dai dẳng trong xã hội Việt Nam. Nghiên
cứu đã chỉ ra hai kết quả nghiên cứu mới so với các kết quả nghiên cứu trước
đây. Thứ nhất việc phụ nữ tăng quyền về kinh tế và có trình độ giáo dục cao lại
khơng giúp họ có được vị thế cao hơn trong gia đình và giảm bớt khối lượng
cơng việc nhà, trái lại họ bị áp lực và bất bình đẳng hơn khi phải đảm nhiệm ba
vai trò cùng một lúc: vai trò làm mẹ, làm vợ và người lao động. Kết quả này trái
ngược hoàn toàn với kết luận mà Dorious và Alwin (2010) và Boserup và cộng
sự (2007) đưa ra rằng khi phụ nữ được tăng quyền năng kinh tế và có trình độ
giáo dục cao hơn thì họ sẽ đạt được vị thế ngang bằng hơn so với nam giới
trong gia đình. Phát hiện mới thứ hai là nam giới Việt Nam đang tham gia nhiều
hơn vào việc chăm sóc con cái, bao gồm cả việc chi trả học phí khi đi học. Kết
quả này trái ngược hoàn toàn với kết luận mà Teerawichitchainan và cộng sự
(2010) đưa rằng nam giới chỉ tham gia nhiều vào việc kèm con cái học, cịn giai
đoạn tiền đi học thì họ ít tham gia vào.

Cần nhấn mạnh rằng, “cơ cấu dân số vàng” mới chỉ có nghĩa là dân số trong độ
tuổi từ 15 đến 64, chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số, mới chỉ mang lại “khả
năng”, “cơ hội” chứ chưa phải là đã đem lại ngay kết quả cho tăng trưởng và
phát triển kinh tế. “Dân số vàng” mới chỉ là “vàng” về số lượng chứ chưa xét
đến chất lượng.
Số người “trong độ tuổi lao động” ốm đau, bệnh tật, khuyết tật, thương tật, khả
năng lao động bị hạn chế hoặc mất hoàn toàn cao.


Chưa cải thiện được số người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc.
Tỷ lệ thuất nghiệp của nước ta còn khá cao, đa số là lao động phổ thơng.
Phân hóa trình độ những người làm việc có năng xuất thì thu nhập cao, những
người làm việc với năng xuất kiém hơn thu nhập thấp, dễ rơi vào “bẫy thu nhập
trung bình”.


Chương 3: Một số đề xuất cải thiện tình hình phân công lao động tại Việt
Nam.
Cần tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới trong gia đình và xã hội để giảm
bớt tầm ảnh hưởng của Nho giáo trong phân chia lao động hộ gia đình.
Cần có các dự án/mơ hình điểm về mẫu hình người đàn ơng hiện đại tham gia
làm việc nhà và chăm sóc con cái để thay đổi quan điểm vai trị giới trong gia
đình Việt Nam.
Cần thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc con cái và làm việc nhà để giảm gánh
nặng, giúp phụ nữ có cơ hội phát triển tốt trong cả gia đình và xã hội.
Tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao tỷ lệ những người
“trong độ tuổi lao động” có khả năng làm việc.
Tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của tồn dân nói chung những người
“trong độ tuổi lao động” nói riêng để họ nâng cao khả năng làm việc là yêu cầu
trước tiên, yêu cầu cơ bản nhằm tận dụng cơ hội “cơ cấu dân số vàng”.

Tạo đủ việc làm cho người “có khả năng làm việc”. Nếu những người “có khả
năng làm việc” lại thiếu việc làm hoặc thất nghiệp thì cơ hội “dân số vàng” bị
bỏ lỡ; đất nước chậm, thậm chí khơng thể phát triển.
Thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ
chun mơn, kỹ thuật để người lao động có việc làm với năng suất cao.


KẾT LUẬN
Sự phát triển kinh tế thị trường là sự thể hiện xã hội hố sản xuất và trình độ xã
hội hoá sản xuất cao do kinh tế thị trường tạo ra địi hỏi phải có sự quản lý của
Nhà nước để giải quyết mối quan hệ giữa phân công lao động tại Việt Nam, cải
thiện các vấn đề phân công lao động về tuổi và phân công lao động về giới.
Phân cơng lao động xã hội phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Cịn tính xã hội hoá của sản xuất từ thấp đến cao gắn liền với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất.
Do đó q trình xã hội hố sản xuất phải phù hợp với sự phân công lao động xã
hội để từ đó mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
Bài tiểu luận cũng đã đưa ra được một số giải pháp cần thiết như: tăng cường
tuyên truyền về bình đẳng giới trong gia đình và xã hội, thúc đẩy các dịch vụ hỗ
trợ chăm sóc con cái và làm việc nhà để giảm gánh nặng, giúp phụ nữ, tăng
cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao tỷ lệ những người
“trong độ tuổi lao động” có khả năng làm việc.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Xã hội học Lao động nhà xuất bản Đại học lao động và xã
hội.
2. />3. />4. />5. />



×