MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
A. LỜI GIỚI THIỆU ...................................................................................... 2
B. NỘI DUNG .................................................................................................. 3
Chương 1: Tổng quan về ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam ................. 3
I. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................... 3
II. Vai trò và vị trí của ngành trong nền kinh tế quốc dân ............................. 4
Chương 2: Thực trạng ngành công nghiệp ô tô trong nước ........................ 5
I. Thực trạng ..................................................................................................... 5
1. Sản xuất ................................................................................................. 6
2. Công nghệ ............................................................................................. 7
3. Lao động ................................................................................................ 9
4. Thị trường tiêu thụ ............................................................................... 10
5. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 12
6. Các vấn đề về thuế ............................................................................... 13
II. Đánh giá ..................................................................................................... 14
1. Ưu điểm ............................................................................................... 14
2. Nhược điểm ......................................................................................... 15
3. Nguyên nhân ........................................................................................ 16
Chương 3: Phương hướng và giải pháp ...................................................... 19
I. Phương hướng ............................................................................................ 19
II. Giải pháp ................................................................................................... 20
C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 24
Đề án môn học
A. LỜI GIỚI THIỆU
Ngành công nghiệp sản xuất ô tô ở nước ta ngày nay đang là 1 ngành hết
sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển ngành công nghiệp này
sẽ là động lực và sức mạnh để giúp đất nước hoàn thành công cuộc công
nghiệp hóa hiện đại hóa và trở thành một nước phát triển. Sự ảnh hưởng của
nó đến các ngành công nghiệp khác là rất đáng kể và thể hiện là một trong
những ngành xương sống của nền kinh tế. Việc đi sâu vào phát triển ngành,
thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ứng dụng khoa học công nghệ và mở cửa hội
nhập là những điều kiện tiên quyết để có một ngành công nghiệp sản xuất ô tô
vững chắc. Việt Nam, đất nước của hơn 83 triệu dân với mức tăng trưởng cao
về kinh tế thì một viễn cảnh tươi sáng của ngành công nghiệp ôtô là có thể.
Phát triển ngành công nghiệp này sẽ cho phép đất nước tiết kiệm được những
khoản ngoại tệ đáng kể dành cho nhập khẩu, cũng như phát huy được một số
thế mạnh nổi trội hiện nay, như chi phí cạnh tranh của nguồn nhân lực. Đặc
biệt, sẽ có những tác động trực tiếp mang tính tích cực lên một số ngành công
nghiệp và dịch vụ mà Việt Nam đang rất cần, như hóa dầu, thép, phân phối…
Với những lí do đó em đã chọn đề tài “Thực trạng nghành công nghiệp
ô tô Việt Nam” để tìm hiểu và phân tích về một ngành đang rất được nhà
nước quan tâm phát triển.
Em xin được chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của thầy giáo
Nguyễn Đình Trung đã giúp em hoàn thành đề án này. Do sự hiểu biết của em
còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy cô
xem xét để bài viết hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Vũ Hoàng
2
Đề án môn học
B. NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam
I. Quá trình hình thành và phát triển
Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam được bắt đầu vào năm 1991 với sự
xuất hiện của 2 công ty ôtô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là
Mekong và VMC. Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, đến nay đã có
hơn 160 DN sản xuất lắp ráp ôtô ra đời, trong đó có tới gần 50 doanh nghiệp
lắp ráp ôtô và con số này chưa dừng lại ở đây.
Nền tảng của các doanh nghiệp ôtô trong nước là những doanh nghiệp cơ
khí lớn trước kia làm công việc sửa chữa đại tu xe, nay được bổ sung, nâng
cao năng lực sản xuất. Các doanh nghiệp này hầu hết được tổ chức theo
hướng chuyên môn hoá một số chủng loại xe (xe tải, xe khách, xe chuyên
dùng) với dây chuyền sản xuất đơn giản là gò, hàn, sơn, lắp ráp... thiếu sự hợp
tác lẫn nhau. Trang thiết bị phần lớn lạc hậu. Trừ một vài doanh nghiệp có
đầu tư lớn như Xuân Kiên, Trường Hải... còn lại tổng giá trị tài sản mỗi doanh
nghiệp không vượt quá 20 tỷ đồng.
Với các doanh nghiệp FDI ôtô, trừ Công ty Hino sản xuất xe tải nặng,
còn lại đều có thể tổ chức sản xuất bất kỳ sản phẩm nào. Các doanh nghiệp
này đại diện cho những nhà sản xuất lớn với bí quyết công nghệ khác nhau
nên hầu như ít phối hợp, mà cạnh tranh lộn xộn.
Hầu hết các liên doanh chỉ mới thực hiện phương thức lắp ráp với dây
chuyền công nghệ gần giống nhau như hàn lắp khung xe, tẩy rửa sơn... Tỷ lệ
nội địa hoá của các liên doanh cao nhất không quá 25% (Toyota Việt Nam
cho biết chiếc xe Vios mới ra mắt cuối tháng 9/2007 có tỷ lệ nội địa hoá đạt
25%), thấp nhất là 2%. Việc đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ cũng
mới chỉ đáp ứng cho công đoạn lắp ráp ôtô.
3
Đề án môn học
II. Vai trò và vị trí của ngành trong nền kinh tế quốc dân
Việt Nam có cần ngành công nghiệp ôtô không?
Câu trả lời là rất cần. Điều này đã ghi rất rõ trong Chiến lược phát triển
công nghiệp ôtô giai đoạn 2010 tầm nhìn đến 2020 do Chính phủ phê duyệt.
Theo đó công nghiệp ôtô rất quan trọng được ưu tiên phát triển để phục vụ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và an ninh quốc phòng.
Theo các chuyên gia công nghiệp ôtô vốn được coi là xương sống của
ngành công nghiệp. Bởi công nghiệp ôtô hàm chứa rất nhiều những công
nghệ cơ bản như chế tạo máy, luyện kim, đúc, khuôn mẫu, vật liệu và điện
tử... Những công nghệ này hoàn toàn có thể áp dụng sang các lĩnh vực sản
xuất khác và công nghiệp ôtô phát triển sẽ thúc đẩy những ngành công nghiệp
như điện tử, luyện kim, hoá chất, nhựa... cùng phát triển theo.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp ôtô phát triển sẽ tạo ra hàng triệu việc
làm với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Theo tính toán với quy mô thị
trường khoảng 500.000 xe/năm thì công nghiệp ôtô sẽ tạo ra khoảng hơn 1
triệu việc làm với sự tham gia của hàng nghìn doanh nghiệp.
Điều quan trọng nữa khi sản xuất đáp ứng được nhu cầu trong nước,
thậm chí là xuất khẩu sẽ làm thay đổi cán cân thương mại. Theo tính toán của
các chuyên gia Nhật Bản thuộc Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật
Bản, với nhu cầu về ôtô tăng mạnh, nếu Việt Nam không có một ngành công
nghiệp ôtô thì vào năm 2020 mỗi năm sẽ phải chi khoảng 3 tỷ USD để nhập
xe. Như vậy có thể nói không riêng gì chúng ta mà nhiều quốc gia trên thế
giới mong muốn có một ngành công nghiệp ôtô mạnh.
4
Đề án môn học
Chương 2: Thực trạng ngành công nghiệp ô tô trong nước
I. Thực trạng
Sau hơn 10 năm được phát triển trong những điều kiện tốt nhất có thể,
theo Tổng thư ký Hội Kỹ sư ôtô Việt Nam (VSAE) Dương Đức Thịnh, so với
các nước trong khu vực ASEAN thì ngành sản xuất và lắp ráp ôtô của Việt
Nam hiện chỉ xếp trên Lào,Campuchia và Myanmar!
Ngành công nghiệp ô tô trong nước còn rất non trẻ và gặp nhiều khó
khăn. Lí giải cho điều này là vì nghành công nghiệp ô tô của nước ta có xuất
phát điểm thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trên thế giới và trong khu
vực. Chúng ta có những thế mạnh về một thị trường tiềm năng, về nguồn lao
động dồi dào nhưng chúng ta vẫn còn rất hạn chế về vốn, khoa học công nghệ
cũng như những ngành công nghiệp phụ trợ còn non trẻ. Người dân với mức
thu nhập trung bình thấp cũng không đủ khả năng sở hữu một chiếc xe cho
riêng mình trong khi mức giá ô tô là khá cao. Sự xâm nhập của các hãng xe
lớn và có uy tín trên thế giới cũng làm các hãng xe nội địa khó lòng cạnh
tranh. Những doanh nghiệp tham gia vào ngành đa phần đều đi theo con
đường liên doanh liên kết với các hãng này để lắp ráp ô tô. Để sản xuất ra
những dòng xe tiện nghi của riêng người Việt vẫn đang là mong đợi của
những doanh nghiệp tham gia vào ngành.
Ngành công nghiệp ô tô đang được rất nhiều sự ưu ái của nhà nước.
Chính sách bảo hộ quá kĩ lưỡng có thể dẫn đến tình trạng trì trệ trong quá
trình sản xuất. Trong khi các hãng xe trên thế giới đang ồ ạt xâm nhập thị
trường nội địa thì các chính sách này của nhà nước càng làm giảm khả năng
cạnh tranh của ngành ô tô trong nước.
Để hiểu rõ hơn thực trạng của ngành công nghiệp chúng ta sẽ lần lượt
tìm hiểu các yếu tố trong ngành.
5
Đề án môn học
1. Sản xuất
Hơn 10 năm qua, ngành công nghiệp này vẫn luẩn quẩn trong vòng lắp
ráp với tỷ lệ nội địa hoá mờ nhạt. 17 doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và
lắp ráp ôtô có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy phép đầu tư, trong đó
có 12 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1 tỷ
USD, tổng năng lực sản xuất đạt khoảng 150.000 xe/năm, nhưng đến nay vẫn
chưa có doanh nghiệp nào thực hiện đúng cam kết tỷ lệ nội địa hóa (đạt từ 20
- 40% sau thời gian 5 - 10 năm).
Riêng đối với các liên doanh sản xuất ôtô tại Việt Nam, tỷ lệ nội địa hóa
cũng rất thấp, chỉ khoảng 5 - 10% và không đạt kế hoạch đề ra.
Hiện nay, các vật liệu như thép tấm, thép hình, thép đặc biệt... để làm
phụ tùng nội địa hoá, trong nước chưa chế tạo được. Các vật liệu khác cũng
tương tự, đều không có nhà cung cấp. Khi chưa có hệ thống các nhà cung cấp
nguyên vật liệu, sản xuất linh kiện hùng hậu thì công nghiệp ôtô khó tránh
khỏi cảnh lắp ráp giản đơn.
Một câu hỏi nữa được đặt ra là chỉ tập trung cho sản xuất xe tải, xe
khách liệu có được cho là có ngành công nghiệp ôtô? Hiện nay các nhà hoạch
định chính sách vẫn cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung sản
xuất xe tải, xe buýt và xe chuyên dụng đó là những sản phẩm không đòi hỏi
công nghệ cao, vừa tầm với họ, còn xe du lịch thì để cho các doanh nghiệp
FDI thực hiện.
Nhưng hiện nay các doanh nghiệp FDI thì chỉ lắp ráp là chính còn với
việc sản xuất xe tải và xe khách có làm nên ngành công nghiệp ôtô mạnh, đến
nay vẫn chưa có thực tế nào kiểm nghiệm. Các nước có ngành công nghiệp
ôtô phát triển trên thế giới từ trước đến nay chưa có nước nào chỉ tập trung
cho xe tải hay xe khách mà thành. Chỉ có sản xuất xe du lịch đòi hỏi tập trung
công nghệ hiện đại tiên tiến mới có ngành công nghiệp ôtô mạnh.
6
Đề án môn học
Với điều kiện nền kinh tế như bây giờ chúng ta cũng không thể đòi hỏi
nhiều ở sức sản xuất của ô tô nội địa. Chúng ta chưa thể sản xuất được những
mẫu xe hiện đại, với đầy đủ những tiêu chuẩn thế giới, những sản phẩm đúng
là của người Việt và dành cho người Việt. Chúng ta chỉ sản xuất trên cơ sở
lắp ráp những mẫu xe của các hãng trên thế giới với thiết bị phụ tùng đều phải
nhập khẩu. Ngành công nghiệp phụ trợ còn non trẻ cũng là một hạn chế rất
lớn cho cho sản xuất ô tô trong nước. Tuy vậy việc nước ta đang dần hội nhập
với kinh tế thế giới đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các doanh
nghiệp. Chúng ta sẽ từng bước hoàn thiện về cơ sở vật chất, tạo ra sức sản
xuất lớn với hiệu quả kinh tế cao đáp ứng được dần dần nhu cầu trong nước.
2. Công nghệ
Công nghệ sản xuất ô tô là yếu tố hết sức cần thiết và có vai trò quyết
định đến chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên công nghệ của chúng ta được
đánh giá là lạc hậu so với thế giới. Theo các chuyên gia, có 3 điều kiện để có
được ngành công nghiệp ôtô là thị trường, con người và kỹ thuật. Trong 3
điều kiện đó Việt Nam có 2 là thị trường và con người. Yếu tố về kĩ thuật và
công nghệ không phải là thế mạnh của chúng ta. Con người người Việt Nam
được cho là khéo tay có đầu óc sáng tạo. Chúng ta thiếu vấn đề kỹ thuật, nếu
có chính sách đúng về khuyến khích đầu tư, chuyển giao công nghệ thì sẽ
thành công.
Chúng ta có thể liên doanh liên kết với những hãng ô tô khác trên thế
giới, học hỏi công nghệ, mua dây chuyền sản xuất, cải tiến kĩ thuật nhằm đáp
ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng.
Công nghiệp phụ trợ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong
công nghiệp sản xuất ô tô. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất
được một số linh kiện, phụ tùng ô tô đơn giản như săm, lốp, dây điện... Trong
khi đó, để hoàn thiện được một chiếc ô tô cần tới gần 30.000 chi tiết, do vậy
rất cần nhiều đơn vị sản xuất cung cấp linh kiện, phụ tùng chuyên nghiệp.
7
Đề án môn học
Nếu ví ngành công nghiệp ô tô như một quả núi thì các doanh nghiệp sản
xuất, lắp ráp là phần ngọn, còn phần quan trọng nhất là chân núi chính là công
nghiệp phụ trợ.
Chính vì thế, tại các nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển có tới
hàng ngàn nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng cho một hãng ô tô. Thực tế trên
thế giới, công nghiệp ô tô cũng chỉ tập trung ở một số quốc gia có công nghệ
cao. Tại châu Âu chỉ chưa đầy 5 nước có ngành công nghiệp ô tô như Đức,
Pháp, Anh… ở khu vực Đông Nam Á cũng chỉ có Malaysia có công nghiệp
sản xuất ô tô còn Thái Lan chủ yếu chỉ sản xuất xe Pickup (xe bán tải). Tuy
nhiên Thái Lan lại chọn con đường phát triển công nghiệp phụ trợ trước khi
xây dựng các nhà máy sản xuất.
Theo PGS-TS Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính
sách - Chiến lược công nghiệp (Bộ Công thương), hiện nay Thái Lan đã có
trên 1.000 doanh nghiệp phụ trợ còn Việt Nam hiện mới chỉ có vẻn vẹn
khoảng 60 doanh nghiệp phụ trợ còn yếu thì đã có đến 14 liên doanh và 35
doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Có thể nói Việt Nam và Thái
Lan là điển hình của hai chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô, trong
đó Thái Lan phát triển từ gốc còn chúng ta “xây nhà từ nóc”.
Để phát triển công nghiệp ô tô, điều mấu chốt chính là vấn đề nội địa
hóa. Trên thực tế, ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam trong 10 năm qua vẫn
đang ở vạch xuất phát. Theo thống kê, Việt Nam hiện có 40 doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài và 30 doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất linh kiện ô tô
- chủ yếu sản xuất các phụ tùng đơn giản. Tuy nhiên, việc Việt Nam gia nhập
WTO gần như đã “vô hiệu hóa” chính sách nội địa hóa công nghiệp ô tô.
Hiện các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số linh
kiện, phụ tùng ô tô đơn giản như săm, lốp, dây điện... Trong khi đó, để hoàn
thiện được một chiếc ô tô cần tới gần 30.000 chi tiết, do vậy rất cần nhiều đơn
vị sản xuất cung cấp linh kiện, phụ tùng chuyên nghiệp. Nếu ví ngành công
8
Đề án môn học
nghiệp ô tô như một quả núi thì các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp là phần
ngọn, còn phần quan trọng nhất là chân núi chính là công nghiệp phụ trợ.
Chính vì thế, tại các nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển có tới
hàng ngàn nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng cho một hãng ô tô. Thực tế trên
thế giới, công nghiệp ô tô cũng chỉ tập trung ở một số quốc gia có công nghệ
cao. Tại châu Âu chỉ chưa đầy 5 nước có ngành công nghiệp ô tô như Đức,
Pháp, Anh… ở khu vực Đông Nam Á cũng chỉ có Malaysia có công nghiệp
sản xuất ô tô còn Thái Lan chủ yếu chỉ sản xuất xe Pickup (xe bán tải). Tuy
nhiên Thái Lan lại chọn con đường phát triển công nghiệp phụ trợ trước khi
xây dựng các nhà máy sản xuất.
Theo PGS-TS Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính
sách - Chiến lược công nghiệp (Bộ Công thương), hiện nay Thái Lan đã có
trên 1.000 doanh nghiệp phụ trợ còn Việt Nam hiện mới chỉ có vẻn vẹn
khoảng 60 doanh nghiệp phụ trợ còn yếu thì đã có đến 14 liên doanh và 35
doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Có thể nói Việt Nam và Thái
Lan là điển hình của hai chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô, trong
đó Thái Lan phát triển từ gốc còn chúng ta “xây nhà từ nóc”.
Để phát triển công nghiệp ô tô, điều mấu chốt chính là vấn đề nội địa
hóa. Trên thực tế, ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam trong 10 năm qua vẫn
đang ở vạch xuất phát. Theo thống kê, Việt Nam hiện có 40 doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài và 30 doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất linh kiện ô tô
- chủ yếu sản xuất các phụ tùng đơn giản. Tuy nhiên, việc Việt Nam gia nhập
WTO gần như đã “vô hiệu hóa” chính sách nội địa hóa công nghiệp ô tô.
3. Lao động
Yếu tố con người luôn luôn là yếu tố tiên quyết để đi tới thành công
trong bất kì lĩnh vực nào. Chúng ta không thể chờ đợi cơ hội đến với mình
nếu như con người không cố gắng và có đủ khả năng để nắm bắt cơ hội ấy.
9