Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bai 6 Chi em Thuy Kieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.94 KB, 3 trang )

Truyện Kiều là kệt tác đạt đến đỉnh cao rực rỡ của thơ ca cổ điển Việt Nam, là
hiện tượng “tập đại thành” của thơ ca nghệ thuật truyền thống, Hầu như trên tất cả
mọi phương diện, Nguyễn Du đều có những đóng góp đặc sắc, có ý nghĩa thời đại.
Nổi bật nhất phải kể đến bút pháp xây dựng nhân vật, Nguyễn Du có những thành
cơng mà khơng một tác giả đương thời nào theo kịp. Đọc đoạn trích “Chị em Thúy
Kiều” ta sẽ hiểu rõ hơn về điều đó.
Sau khi sơ qua về gia cảnh Vương Viên ngoại,, Nguyễn Du giới thiệu chị em
Thúy Kiều một cách trang trọng:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Chỉ bằng một từ Hán Việt " tố nga” thôi, hai nàng con gái nhà Họ Vương hiện
ra nhẹ nhàng, xinh tươi như hai vầng trăng sang mát dịu. Cả hai đều rất đẹp , vóc
dáng thanh tao như mai (một loài hoa đẹp và quý), tinh thần trinh trắng như tuyết.
Bút pháp miêu tả của Nguyễn Du cũng khơng thốt khỏi chuẩn mực ước lệ của thi
ca cổ điển nhưng ông đã chọn lựa và sắp xếp từ ngữ hình ảnh để tạo ra những giá trị
biểu cảm mới> Hnhf ảnh ẩn dụ”mai” “tuyết” kết hợp với tiểu đối tạo ra âm điệu nhịp
nhàng, câu thơ vừa điển nhã vừa có sức gợi cảm. Trước mắt chúng ta là hai người
con gái có nhan sắc tâm hổn hoàn mĩ "mười phân vẹn mười", nhưng quả thật là
“mỗi người một vẻ”.
Thúy Vân hiện lên với một vẻ đẹp đài các phúc hậu đoan trang:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang.
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Vẻ đẹp phúc hậu đoan trang của nàng hiếm thiếu nữ nào có được, khn mặt
trịn đầy như trăng rằm, nét người nở nang, miệng cười tươi như hoa, tiếng nói trong
như ngọc, tóc xanh hơn mây, da trắng hơn cả tuyết. Đọc đoan thơ này ta thấy rung
động trước vẻ đẹp của Thúy Vân và thêm thán phục thiên tài Nguyễn Du. Chỉ với
bốn câu thơ, người con của Núi Hồng sông La đã vẽ ra một bức chân dung nàng
Vân tinh tế ven tồn, từ khn mặt, nét người đến màu da, mái tóc và phong thái
ứng xử. Tất cả đều là những nét kiều diễm tinh khôi trong trẻo của đất trời, nàng


cịn đẹp hơn cả những gì là hiện thân cho vẻ đẹp của đất, trời, mây, tuyết, liễu,
hoa nhưng thiên nhiên “thua” “ nhường” nàng một cách êm ả. Phải chăng
những tín hiệu ngơn ngữ nghệ thuật này chính là Nguyễn Du muốn dự báo cho
một tương lai mai hậu êm ả bình lặng của đời nàng?
Thúy Vân đã khiến ta rung động như vậy, nhưng ta còn bất ngờ hơn nữa khi
Thúy Kiều xuất hiện. Chỉ với phụ từ “càng” trong câu “Kiều càng sắc sảo mặn mà”,
vẻ đẹp của THúy Vân đã bị đấy xuống hang thứ yếu. Trước mắt chúng ta chỉ còn lại
một trang tuyệt thế giai nhân với vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”:


Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Đọc đoạn thơ này , ta có một cảm giác xốn xang khó tả bởi nàng Kiều xinh đẹp
q, vẻ đẹp của nàng vơ cùng hồn mĩ. Đôi mắt nàng thăm thắm như làn nước mừa
thu, nét người tươi xinh mơn mởn như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của nàng từ dung
nhan đến tâm hồn đều trong veo không chút gợn, đang dạt dào sức sống thanh xuân
khiến cho thiên nhiên cũng sinh lòng đố kị ghen ghét “hoa ghen” “”liễu hờn”
Bạn đọc không chỉ sửng sốt thán phục trước vẻ đẹp của Thúy Kiều mà cịn xiết
bao ngỡ ngàng trước bút pháp nhân hóa vô cùng sáng tạo và gợi tả của Nguyễn Du:
“Hoa ghen thua thắm” là thua môi hồng ná thắm hay thua sự duyên dáng đằm thắm?
“Liễu hờn kém xanh” là thua mái tóc xanh hay thua tuổi xanh “ hải đường mơn mởn
cành tơ”?. Những hình ảnh ước lệ này kết hợp với điển tích “nghiêng nước nghiêng
thành” khiến cho ta không chỉ nghe chỉ cảm nhận mà như thấy một nàng Kiều hiện
leentrw[cs mắt bằng da bằng thịt. Nguyễn Du đã gửi vào câu chữ biết bao tình cẩm
mến yêu trân trọng, nét bút đậm nhạt của ông khiế cho nhân vật của ông hiện lên rất
sống động rất có hồn. Và đọc hết đoạn thơ ta mới hiểu vì so Nguyễn Du lại miêu tả
vẻ đẹp phúc hậu đoan trang của Thúy Vân trước vẻ đẹp sắc ssaor mặn mà,yêu kiều
quyến rũ của Thúy Kiều. Nhà thơ đã sử dụng bút pháp địn bẩy và THúy Vân chính

là điểm tựa để ton thêm vẻ đẹp yêu kiều quyến rũ của Thúy Kiều.
Nàng quả là một trang tuyệt thế giai nhân nhưng ta sẽ không thể cảm nhận hết
được vẻ đẹp hình thể cũng như tâm hồn nếu như ta không biết đến tài nằn của nàng:
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm..
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trưong.
Kiều “ thơng minh vốn sẵn tính trời” nghĩa là thông minh bẩm sinh, cho nên các
môn nghệ thuật như thi, họa, ca ngâm chỉ là các thú tao nhã nhưng nàng rất sành
điệu, điêu luyện: “lầu bậc", "ăn đứt" hơn hẳn thiên hạ. Tài nào của nàng cũng siêu
tuyệt, cũng thành nghề cả. Nàng lại cịn có một tâm hồn mẫn cảm lạ lùng. Dường
như nàng linh cảm được số phận bất hạnh của mình nên sáng tác ra một khúc dàn
“Bạc mệnh” nghe cuốn hút lòng người. Nguyễn Du quả là bậc kì tài diệu bút trong
miêu tả
. Các từ ngữ: sắc sảo, mặn mà, phần hơn, ghen, hờn, nghiêng nước nghiêng thành,
đòi một, họa hai, vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu bậc, ăn đứt, bạc mệnh, não nhân tạo nên một hệ thống ngôn ngữ cực tả tài sắc và hé lộ dự báo số phận bạc mệnh của
Kiều, như ca dao lưu truyền:


Một vừa hai phải ai ơi!
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen.
Bốn câu cuối đoạn nói về đức hạnh hai ả tố nga;: Tuy là khách hồng quần đẹp
thế, tài thế, lại "phong lưu rất mực", đã tới tuần "cập kê "nhưng “ hai ả tố nga” đã và
đang sống một cuộc đời nền nếp, gia giáo:
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Câu thơ "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê" là một câu thơ độc đáo về thanh điệu,
về sử dụng phụ âm "x" (xuân xanh xấp xỉ), phụ âm “t" (tới tuần), phu âm"c-k” (cập
kê) tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, êm đềm của cuộc sống yên vui.,êm ấm của thiếu nữ
phịng kh.

Đoạn thơ nói về Chị em Thúy Kiều là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp
nhất trong Truyện Kiều được nhiều người u thích và thuộc. Ngơn ngữ thơ tinh
luyện, giàu cảm xúc. Nét vẽ hàm súc, gợi cảm, nét vẽ nào cũng có thần. Các bịên
pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa được thi hào vận dụng thần tình tạo nên những
vần thơ ước lệ mà trữ tình, đầy chất thơ. Hàm ẩn sau bức chân dung mĩ nhân là cả
một tấm lòng quý mến trân trọng. Đó là nghệ thuật tả người điêu luyện của thi hào
Nguyễn Du mà ta cảm nhận được.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×