Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

( Tính toán xử lý nước bằng phương pháp đất ngập nước)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.77 KB, 4 trang )

Theo công ước RamSar,( Điều 1.1), các vùng đất ngập nước được định nghĩa như
sau: “Các vùng đầm lầy, đầm lầy đất trũng, vùng đất than bùn hoặc nước, tự nhiên
hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước đứng hay chảy, nước ngọt, lợ hay
mặn, kể cả những vùng nước biển với độ sâu ở mức triều thấp, khơng q 6m”.
Ngồi ra, Cơng ước ( Điều 2.1) cịn quy định các vùng đất ngập nước: “ Có thể bao
gồm các vùng ven sông và ven biển nằm kề các vùng đất ngập nước, cũng như các
đảo hoặc các thuỷ vực biển sâu hơn 6m khi triều thấp, nằm trong các vùng đất ngập
nước”.
Giá trị và chức năng của đất ngập nước:
Các chức năng của đất ngập nước:
Các mối tương tác của các thành phần lý, sinh và hoá của một vùng đất ngập nước
như đất, nước, thực vật và động vật, đã giúp vùng đất ngập nước đó thực hiện chức
năng nhất định, như:
- Lưu giữ nước;
- Chống bão và giảm lụt;
- Ổn định đường bờ và chống xói mịn
- Nạp lại nước ngầm (di chuyển nước từ vùng đất ngập nước xuống tầng ngậm nước
ngầm);
- Cấp nước ngầm( di chuyển nước lên và trở thành nước nước mặt ở vùng đất ngập
nước);
- Lọc nước;
- Giữ các dưỡng chất
- Giữ các cặn lắng;
- Giữ các chất ô nhiễm;
- Ổn định các điều kiện khí hậu cục bộ, nhất là lượng mưa và nhiệt độ.
Các giá trị của đất ngập nước:
Các vùng đất ngập nước là những môi trường có năng suất nhất của thế giới, là
những chiếc nơi của đa dạng sinh học cung cấp nước và năng suất sơ cấp để vơ số
các lồi động và thực vật tồn tại. Các giá trị cụ thể của đất ngập nước là:
- Cấp nước (cả lượng lẫn chất). Ví dụ như một vùng đất ngập nước có giá trị khoảng
vài chục hectares sẽ có khả năng lọc và xử lý nước thải tương đương với một trạm


xử lý nước nhiều triệu dollars.
- Nguồn lợi thuỷ hải sản: Trong số 20.000 lòai cá trên thế giới, hơn 40% sống trong
nước ngọt, hơn 2/3 sản lượng cá có liên quan đến sự lành mạnh của các vùng đất
ngập nước);
- Nông nghiệp, thơng qua việc duy trì các mức nước; Ví dụ, lúa là một thực vật phổ
biến của đất ngập nước, là nguồn thực vật của hơn một nửa nhân loại. Các vùng đất
ngập nước còn lại là những vật liệu di truyền thực vật.
- Sản xuất gỗ;
- Cung cấp các nguồn năng lượng, như than bùn và chất thực vật;


- Các nguồn tài nguyên động vật hoang dã: Các vùng đất ngập nước hỗ trợ cuộc
sống của rất nhiều quần thể chim, động vật có vú, bị sát, lưỡng cư. cá và các lồi
động vật khơng xương sống.
- Các cơ hội giải trí và du lịch.
Ngồi ra, các vùng đất ngập nước cịn có các đặc tính đặc biệt về di sản văn hố
của lồi người; các vùng đất ngập nước có liên quan đến tín ngưỡng và vũ trụ, hình
thành nên nguồn khát vọng thẩm mỹ, tạo ra các vùng sinh cảnh của đời sống hoang
dã, cũng như tạo cơ sở cho các truyền thống quan trọng địa phương.
Đất ngập nước ở Việt Nam
Hiện trạng các vùng đất ngập nước ở Việt Nam
Việt Nam là một nước giàu các hệ sinh thái đất ngập nước, với diện tích ĐNN hơn 10
triệu ha, chiếm 1/3 diện tích đất đai cả nước, chủ yếu phân bổ ở vùng châu thổ sông
Hồng, sông Cửu Long với các hệ sinh thái đầm phá, các bãi bùn, các vùng cửa sông,
rừng ngập mặn dọc theo bờ biển từ Móng cái đến Hà Tiên.
ĐNN ở Việt nam rất đa dạng về loại hình, chức năng, gắn liền với tính đa dạng điều
kiện tự nhiên của Việt Nam. Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học của Việt Nam
(1995) đã xác định 61 khu đất ngập nước quan trọng và gần đây Cục Môi trường
thuộc Bộ tài nguyên & Môi trường đã đưa ra danh sách gồm 79 khu đất ngập nước
có tầm quan trọng Quốc Gia.

Theo bảng phân loại ĐNN của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN – 1990),
ĐNN Việt Nam có thể chia làm 3 hệ lớn đó là ĐNN ven biển, ĐNN nội địa, và ĐNN
nhân tạo, bao gồm 12 phụ hệ: Biển, cửa sông, đầm phá, hồ nước mặn ven biển,
sông, hồ, đầm lầy, vùng nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp, nơi khai thác muối,
đất đô thị, đất công nghiệp.
Các vùng ĐNN trên phân bố ở tất cả các vùng địa lý (Tây bắc, Việt Bắc, Đông Bắc,
đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông nam Bộ và Tây Nam Bộ )
và ở các địa hình khác nhau (miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển). Việt Nam
hiện có trên 60 vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế như: vườn quốc
gia Xuân Thủy (được công nhận là khu Ramsar), khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ,
vườn quốc gia Tràm Chim, phá Tam Giang- Cầu Hai, Hồ Lak, hồ Ba Bể, bãi triều tây
nam Cà Mau, .v.v...
Riêng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tổng diện tích phần đất liền là 4 triệu
ha. Nếu tính cả diện tích vùng ven biển cạn dưới 6 mét thì tổng diện tích của ĐBSCL
là 5.117.590 ha. Gần 90% tổng diện tích tự nhiên của đồng bằng được coi là đất
ngập nước, trong thực tế đây là vùng đồng bằng đất ngập nước điển hình của vùng
hạ lưu sông Mê-kông. Hệ thống phân loại đất ngập nước cho vùng hạ lưu sông
Mekong”(1993) của Uỷ hội Sông Mê Kông đã phân loại đất ngập nước cho vùng
ĐBSCL với 05 loại đất ngập nước chính. Trên sở 5 loại chính đã phân chia thành 40
dạng (type) đất ngập nước khác nhau. Hai hệ sinh thái rừng tiêu biểu đã hình thành
trên các vùng đất ngập nước của đồng bằng sông Cửu Long là hệ sinh thái rừng
ngập mặn và hệ sinh thái rừng tràm.


Đất ngập nước ở đồng bằng sơng Cửu Long có nhiều giá trị và các chức năng quan
trọng. Sự đa dạng sinh học và các tài nguyên của đất ngập nước có ý nghĩa lớn
trong q trình phát triển của đồng bằng. Hàng năm, đồng bằng sông Cửu Long
cung cấp trên 40 % tổng sản lượng lương thực của cả nước và là nơi cư ngụ của trên
17 triệu người. Ngày nay, sản lượng lương thực và thủy sản của tồn đồng bằng
đóng góp 1/3 tổng thu nhập quốc dân của cả nước. Các hệ sinh thái rừng ngập mặn

và rừng tràm có nhiều giá trị trong việc cung cấp sản phẩm, duy trì cân bằng sinh
thái và bảo tồn thiên nhiên; cung cấp nơi kiếm ăn, khu cư trú cho các loài chim qúi
hiếm như : Sếu đầu đỏ, cồng cộc , ô tác , giang sen... và các lồi sinh vật nước như:
cua, cá, tơm; cung cấp dinh dưỡng, tài nguyên thiên nhiên cho con người. Hệ sinh
thái rừng tràm có vai trị rất quan trọng như: hạn chế quá trình sinh phèn ở lớp đất
mặt và nước mặt; lưu trữ lượng nước ngọt trong năm, duy trì độ ẩm của đất; Rừng
tràm cịn góp phần điều tiết khí hậu, duy trì độ ẩm khơng khí và hạn chế quá trình
bốc hơi, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Một số thách thức đối với công tác quản lý và phát triển bền vững đất
ngập nước ở Việt Nam hiện nay:
Hệ sinh thái (HST) đất ngập nước ở nước ta rất đa dạng và phong phú và mang lại
nhiều lợi ích to lớn về kinh tế và xã hội. Trong những năm gần đây, vấn đề ngập
nước ngày càng thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước. Nhiều chức năng, giá trị của ĐNN ngày càng được làm rõ, đồng thời
cũng phát hiện những thách thức to lớn đối với ĐNN. Có thể kể đến một số thách
thức lớn như sau:
- Nhiều HST đất ngập nước chưa được biết đến và và chưa được điều tra, đánh giá
về chức năng sinh thái, tiềm năng kinh tế, giá trị bảo tồn đa dạng sinh học.
- Chưa có qui hoạch tổng thể ĐNN cho mục đích bảo tồn và khai thác để phục vụ
cho phát triển kinh tế – xã hội. Các HST đất ngập nước ở nước ta đang bị khai thác
bừa bãi, không phù hợp với chức năng và giá trị kinh tế, sinh thái nên hiệu qủa thấp,
gây những hậu quả lâu dài khó khắc phục.
- Mơi trường sống, nơi di cư của nhiều lòai sinh vật bị phá hủy, bị ô nhiễm, đa dạng
sinh học và các nguồn tài nguyên ĐNN bị suy giảm nghiêm trọng do các họat động
kinh tế xã hội – nhân sinh như: (chiến tranh, chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng
cơ sở hạ tầng và đào kinh thuỷ lợi, chất thải công nghiệp, đô thị và sinh hoạt, nuôi
trồng và chế biến thủy sản, đánh bắt thủy sản bằng phương pháp có tính hủy diệt,
chặt phá rừng ngập mặn, phá hủy rạn san hơ và cỏ biển, sử dụng hóa chất bảo vệ
thực vật và phân bón khơng hợp lý trong sản xuất nông nghiệp, và các họat động
kinh tế khác thiếu qui họach ...); và do các qúa trình tự nhiên (xói lở, bão lũ, hạn

hán, cháy rừng, mặn hóa, ngọt hóa...).
- Dân số gia tăng quá nhanh, phương thức và tập quán lạc hậu, sự nghèo đói tại các
vùng ĐNN và vùng xung quanh đã dẫn tới việc khai thác cạn kiệt tài nguyên ĐNN,
làm thu hẹp diện tích ĐNN và làm biến đổi nhiều lọai hình ĐNN theo chiều hướng
bất lợi.
- Hệ thống chính sách và pháp luật để quản lý ĐNN còn thiếu đồng bộ và chưa hoàn


thiện, vẫn chưa có một chiến lược hay văn bản mang tính định hướng cụ thể. Các
điều khoản qui định pháp lý có liên quan đến ĐNN bị phân tán, chồng chéo, thiếu cụ
thể trong nhiều văn bản qui phạm pháp luật khác nhau, nên rất khó thực thi và thực
thi kém hiệu quả.
- Đầu tư nguồn lực cho việc bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN chưa tương xứng
với tiềm năng và giá trị của nó. Nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học, xây
dựng các mô hình phát triển bền vững ĐNN, cho việc bảo tồn, bảo vệ mơi trường và
tài ngun vùng ĐNN cịn ở mức thấp, không hợp lý, thiếu cân đối.
- Việc quản lý ĐNN chưa hợp lý, thiếu thống nhất và hiệu quả thấp vì thiếu những
qui họach tổng thể và các cơ chế hợp tác cịn kém hiệu quả. Chính quyền và cộng
đồng địa phương chưa thể hiện vai trò, trách nhiệm trong quản lý, bảo tồn và sử
dụng bền vững ĐNN.
- Vai trò của cộng đồng sinh sống trên các vùng đất ngập nước và các vùng lân cận
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ các hệ sinh thái ĐNN nhưng chưa được
phát huy; chưa thực hiện được việc khai thác tiềm năng của ĐNN góp phần vào
cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, thậm chí ở nhiều nơi lợi ích của cộng đồng cịn bị
xâm hại, gây nguy cơ bất ổn định trong vùng.



×