Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÂY DẦU RÁI (DIPTEROCARPUS ALATUS ROXB.) BẰNG KỸ THUẬT RAPD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.62 MB, 79 trang )

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÂY DẦU RÁI (DIPTEROCARPUS ALATUS ROXB.)
BẰNG KỸ THUẬT RAPD
Nguyễn Thị Hải Hồng, Trần Nhật Nam, Nguyễn Thị Lệ Hà
Phân viện
i n
Khoa họ Lâm n iệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Đánh giá đa dạng di truyền 41 mẫu lá Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) thu thập từ 10 tỉnh
thuộc 3 vùng sinh thái lâm nghiệp tại Việt Nam bằng chỉ thị RAPD với 18 mồi ngẫu nhiên cho thấy các
mẫu Dầu rái có đa dạng di truyền khá cao. Hệ số tương đồng dao động trong khoảng 43 - 100%. Các
mẫu Dầu rái được chia thành 5 nhóm. Nhóm I gồm các mẫu D-CT-1-4 (Tân Phú, Đồng Nai), D-DMC1-5 (Dương Minh Châu, Tây Ninh), D-TP-5,6,11 (Định Quán, Đồng Nai) có khác biệt di truyền 18, 21,
47 và 57 % với nhóm II, III, IV và V; Nhóm II gồm các mẫu D-CP-1-5 (Chư Prông, Gia Lai), D-ES2,3,5 (Easup, Đắc Lắc) và mẫu D-TP-1 (Định Quán, Đồng Nai); Nhóm III gồm các mẫu D-BS-1-5
(Hồi Nhơn, Bình Định), D-HTB-1-5 (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận); Nhóm IV gồm các mẫu D-DT-4
và D-DT-5 (Đắc Tơ, Kom Tum); và Nhóm V gồm các mẫu cịn lại D-HCM-2,4,5,6 (Tp. Hồ Chí Minh)
và D-TB-2,5,6,7 (Tân Biên, Tây Ninh).
Từ khóa: Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.), Đa dạng di truyền, RAPD
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.), thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), là loài cây bản địa gỗ
lớn thường xanh, có giá trị kinh tế cao, chiếm ưu thế trong rừng mưa nhiệt đới. Phân bố tự nhiên tại
Bangladesh, Campuchia, Lào, Myanma, Ấn Độ, Philippin, Thái Lan và Việt Nam; Gỗ tốt, thích hợp
dùng trong xây dựng và đóng tàu thuyền; Nhựa dầu của cây có thể được dùng để vơ trùng các vết
thương. Dầu cịn được dùng để đốt đuốc, chống thấm nước, mực in trên đá hoặc làm chất đánh bóng
(Appanah và Turnbull, 1998). Năm 2005, Bộ NN & PTNN quyết định đưa loài cây Dầu rái vào danh
mục các loài cây chủ yếu tiên phong cho trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ đầu nguồn và trồng rừng
cảnh quan đô thị và khu công nghiệp tại ba vùng sinh thái lâm nghiệp Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và
Nam Trung Bộ.
Các thông tin về đa dạng di truyền là rất quan trọng đối với các chương trình bảo tồn gen, chọn
giống và phát triển các loài cây rừng. Tại Việt Nam, chỉ thị RAPD là một trong những chỉ thị được sử
dụng khá phổ biến để đánh giá đa dạng di truyền ở nhiều loài cây lâm nghiệp như một số loài cây họ
Dầu (Nguyễn Hồng Nghĩa và cộng sự, 2005), Sao lá hình tim (Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự,
2006), Lim xanh (Quách Thị Liên và cộng sự, 2004), Tràm cajuputy (Trần Quốc Trọng và cộng sự,


2005), Cóc hành (Nguyễn Việt Cường, Phạm Đức Tuấn, 2007) và Gõ đỏ (Nguyễn Hoàng Nghĩa và
cộng sự, 2007). Trong nghiên cứu này, chỉ thị RAPD được sử dụng để đánh giá mối quan hệ di truyền
giữa các cây trội Dầu rái ở các vùng sinh thái nhằm có định hướng cho việc nghiên cứu chọn giống và
phát triển cây Dầu rái phục vụ trồng rừng trong tương lai.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu
Vật liệu là 41 mẫu lá thu thập từ cây Dầu rái trưởng thành tại 10 tỉnh/thành phố đại diện cho 3 vùng
sinh thái Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; và 18 mồi RAPD được sử dụng.
Bảng 1: Danh sách mẫu Dầu rái và địa điểm lấy mẫu
TT
Kí hiệu mẫu
Địa điểm lấy mẫu
Ghi chú
1-4
D-CT-1-4
Tân Phú, Đồng Nai
Rừng tự nhiên
5-9
D-CP-1-5
Chư Prông, Gia Lai
Rừng tự nhiên
10-11
D-DT-4-5
Đắc Tô, Kom Tum
Rừng tự nhiên
12-16
D-DMC-1-5
Dương Minh Châu, Tây Ninh
Rừng trồng
17-20

D-TP-1,5,6,11
Định Quán, Đồng Nai
Rừng tự nhiên
21-25
D-BS-1-5
Hồi Nhơn, Bình Định
Rừng tự nhiên
26-29
D-HCM-2,4,5,6
Tp. Hồ Chí Minh
Cây đường phố
30-32
D-ES-2,3,5
Easup, Đắc Lắc
Rừng tự nhiên
33-36
D-TB-2,5,6,7
Tân Biên, Tây Ninh
Rừng tự nhiên
37-41
D-HTB-1-5
Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận
Rừng tự nhiên
Bảng 2: Danh sách các mồi ngẫu nhiên RAPD sử dụng
TT Tên mồi
Trình tự
TT
Tên mồi
Trình tự
1

OPB6
5’- TGC TCT GCC C-3’
10
OPC11
5’- AAA GCT GCG G-3’


PHÂN TÍCH CHỈ SỐ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA THỰC VẬT THÂN GỖ
TRONG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ - TP. ĐÀ NẴNG
Phạm Thị Kim Thoa
Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Phương pháp thực hành nghiên cứu phân tích định lượng về tính đa dạng sinh học nhằm để xác
định các chỉ số: chỉ số Shannon (H), chỉ số quan trọng (IVI), chỉ số mức độ chiếm ưu thế hay còn gọi là chỉ
số Simpson (Cd), chỉ số tương đồng hay chỉ số Sorensen (SI). Khi giá trị của các chỉ số cao nghĩa là tính đa
dạng cao tương ứng với giá trị sinh học cao. Đây là phương pháp nghiên cứu hết sức cần thiết nhằm tạo cơ
sở dữ liệu cho các giải pháp bảo tồn, hoạch định chính sách và kế hoạch sử dụng bền vững nguồn tài
nguyên đa dạng sinh học.
Lần đầu tiên áp dụng phương pháp này để đánh giá tính đa dạng sinh học cho thực vật thân gỗ tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - thành phố Đà Nẵng. Kết quả điều tra, khảo sát ở 12 ơ tiêu chuẩn ghi
nhận được 96 lồi thực vật thân gỗ trên các sinh cảnh khác nhau: rừng tự nhiên, rừng tự nhiên Chò chỉ, rừng
trồng, trảng cỏ, rừng tự nhiên nghèo kiệt và đất trống. Chỉ số quan trọng (IVI) cho thấy một trật tự ưu thế
trong quần thể thực vật nghiên cứu, trong đó lồi Chị chỉ (Parashorea stellata Kurz) có ưu thế cao nhất
(IVI = 35,38) và sự biến động cá thể khá rõ rệt trong các sinh cảnh nghiên cứu. Chỉ số Shannon (H) khá
cao, dao động từ 1,62 đến 4,76 (rừng tự nhiên, rừng tự nhiên Chò chỉ từ 3,61 đến 4,76, rừng trồng từ 1,86
đến 2,60, trảng cỏ 1,62, rừng tự nhiên nghèo kiệt 1,97 và đất trống từ 2,62 đến 2,82. Chỉ số Cd thay đổi từ
0,051 đến 0,499 cho thấy mức độ đa dạng sinh học của các quần xã đang có chiều hướng giảm xuống. Giá
trị chỉ số SI của thảm thực vật thân gỗ giữa các hiện trường nghiên cứu dao động từ 0,04 đến 0,50 thể hiện
một sự khác biệt rất lớn về thành phần loài nghiên cứu ở các hiện trường này. Như vậy đa dạng sinh học
Khu BTTN Sơn Trà là khá cao và đang bị tác động bởi môi trường và các hoạt động phát triển vì vậy trong

thời gian tới cần có các biện pháp bảo tồn phù hợp.

Từ khóa: Chỉ số đa dạng sinh học, Thực vật thân gỗ.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Sơn Trà nằm trên Bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang,
quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, trong hệ thống rừng đặc dụng Quốc gia, với diện tích trên đất liền
4.439ha và một phần biển (500m tính từ chân núi ra biển). Theo Đinh Thị Phương Anh (1997), hệ sinh thái
điển hình là kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới nên có tính đa dạng sinh học cao, với khoảng
985 loài thực vật bậc cao (thuộc 483 chi, 143 họ, trong đó có 22 loài quý hiếm) và 287 loài động vật (thuộc
94 họ, 38 bộ, trong đó có 15 lồi thuộc loại động vật q hiếm). Vì Khu BTTN Sơn Trà có nhiều tiềm năng
để phát triển Du lịch sinh thái (DLST) với những sản phẩm DLST đặc trưng, có tính cạnh tranh cao, nên
những năm gần đây, việc quy hoạch phát triển du lịch và xây dựng một số cơ sở hạ tầng khác đã làm thu
hẹp và chia cắt địa hình, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của một số lồi động, thực vật, làm cho tính đa
dạng sinh học bị suy giảm.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý rừng bền vững là bảo tồn đa dạng sinh học. Để
thực hiện tốt các nguyên tắc này cần giải quyết một số vấn đề, trong đó tập trung phân tích, đánh giá định
lượng các chỉ số đa dạng sinh học của thảm thực vật và giá trị của đa dạng sinh học. Việc lựa chọn và xác
định được các chỉ số định lượng về đa dạng sinh học của thảm thực vật thân gỗ của hệ sinh thái rừng Khu
BTTN Sơn Trà chính là nhằm đánh giá thực trạng làm cơ sở để hoạch định các chính sách, chiến lược quản
lý, phát triển nguồn tài nguyên nơi đây một cách bền vững.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để xác định được các chỉ số đa dạng sinh học của Khu BTTN Sơn Trà, sử dụng phương pháp điều
tra theo ô tiêu chuẩn (OTC), với 12 OTC trong đó mỗi OTC có diện tích 500m2 (Mishra, 1968; Sharma,
2003). Các OTC được xác định ngẫu nhiên và bố trí sao cho đại diện điển hình cho các sinh cảnh: rừng tự
nhiên, rừng tự nhiên Chò chỉ, rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng trồng, trảng cỏ, đất trống. Trong mỗi OTC,
tiến hành đo đếm và thu thập các thông tin về:


1. Thành phần lồi (có thu mẫu thực vật để định tên cho một số loài cần thiết); để xác định tên cây,
chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu so sánh về hình thái để xác định tên cây. Đây là phương

pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trước đến nay. Danh lục thực vật
được lập dựa trên danh sách tên cây mà chúng tôi đã xác định được trong khu vực nghiên cứu (Phạm Hoàng
Hộ, 1999; Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (Phần II - Thực vật); Danh lục các loài thực vật Việt Nam, 2001, 2005
(Tập I-III); Brummitt R.K. 1992).
2. Số lượng cá thể trong mỗi lồi, đường kính của mỗi cá thể (gốc cho cây bụi, đường kính ngang
ngực cho cây gỗ) và độ tàn che của tổng số các cá thể mỗi lồi trong mỗi ơ tiêu chuẩn (Pandey, et al. 2002;
Rastogi, 1999).
Các số liệu được sử dụng để tính tốn các giá trị tương đối như tần suất xuất hiện tương đối, mật độ
tương đối, độ tàn che tương đối và tổng diện tích mặt cắt ngang mỗi lồi (Rastogi, 1999; Sharma, 2003).
Trong mỗi OTC (hình 1) được chia thành 5 ơ nhỏ (ơ A) với kích thước 10 m x 10 m (100 m²), trong
đó tiến hành đo đếm tất cả các cây có đường kính ngang ngực (D1,3) từ 10 cm trở lên.
Trong mỗi ô A, lập 1 ơ nhỏ hơn (ơ B) với kích thước 5m x 5m (25m²), trong đó tiến hành đo đếm
tất cả các cây có đường kính cây có D1,3 ≤ 10cm.
Trong mỗi ô A, lập 1 ô nhỏ hơn (ơ C) với kích thước 2m x 2m (4m²), trong đó tiến hành đo đếm tất
cả các cây tái sinh (cây có chiều cao 0,3m đến 1, 3m, có ghi chú tái sinh chồi hay hạt).

50m

C

A
B

B

B

B
C


A

C

10 m

B
C

A

A

A

C

Hình 1. Sơ đồ bố trí trong một OTC
Xác định Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index): Chỉ số giá trị quan trọng IVI được áp
dụng để biểu thị cấu trúc, mối tương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong một quần thể thực vật
(Mishra,1968). Chỉ số này biểu thị tốt hơn, tồn diện hơn cho các tính chất tương đối của hệ sinh thái so với
các giá trị đơn tuyệt đối của mật độ, tần xuất, độ ưu thế, vv... Thơng qua chỉ số IVI có thể xác định được
cấu trúc không gian, mối tương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong một quần thể thực vật. Chỉ số IVI
của một loài đạt giá trị tối đa là 300 chỉ có duy nhất lồi cây đó. Chỉ số IVI của mỗi lồi có thể xác định
theo một trong hai công thức sau:
1) IVI = RD + RF + RC, (Sharma, 2003)
2) IVI = RD + RF + RBA, (Mishra, 1968)
Trong đó: RD là mật độ tương đối, RF là tần suất xuất hiện tương đối, RC là độ tàn che tương đối
và RBA là tổng tiết diện thân tương đối của mỗi loài (Rastogi, 1999; Sharma, 2003; Pandey, et al. 2002).
Chỉ số IV chỉ ra cấu trúc tổ thành của một quần thể. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng công

thức (2) để tính giá trị chỉ số Important Values (IV%) (Mishra, 1968) dựa trên cơ sở tỷ lệ % theo số cây của
lồi trong ơ tiêu chuẩn và tỷ lệ % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong rừng.
Mật độ tương đối (RD) được xác định bằng tỷ số giữa mật độ trung bình (tổng số cá thể của một
lồi nghiên cứu xuất hiện ở tất cá các ô mẫu nghiên cứu chia cho tổng số các ô mẫu nghiên cứu) của loài
nghiên cứu và tổng mật độ của tất cả các loài. Tần suất xuất hiện tương đối (RF) là tỷ lệ % giữa tần suất
xuất hiện của một loài nghiên cứu (tỷ số % giữa số lượng các ơ mẫu có lồi xuất hiện và tổng số các ô mẫu
nghiên cứu) và tổng số tần xuất xuất hiện của tất cả các loài. Mức hay gặp là >50%; mức thường gặp: 25%50%; mức ít gặp là <25%.
Xác định dạng phân bố không gian A/F (abundance/ frequency) : Tỷ lệ A/F là tỷ số giữa độ phong phú
(A) và tần xuất (F) của mỗi loài được sử dụng để xác định các dạng phân bố khơng gian của lồi đó trong
quần xã thực vật. Lồi có dạng phân bố liên tục (regular pattern) nếu A/F nhỏ hơn <0,025, thường gặp ở


những hiện trường mà trong đó sự cạnh tranh giữa các lồi xảy ra gay gắt. Lồi có dạng phân bố ngẫu nhiên
nếu A/F trong khoảng từ 0,025 - 0,05, thường gặp ở những hiện trường chịu các tác động của điều kiện mơi
trường sống khơng ổn định. Lồi có giá trị A/F > 0,05 thì có dạng phân bố lan truyền (contagious). Dạng
phân bố này phổ biến nhất trong tự nhiên và thường gặp ở những hiện trường ổn định (Odum, 1971; Verma,
2000). Độ phong phú (abundance) được tính bằng cá thể / m2, là tỷ số giữa tổng số cá thể xuất hiện trên tất
cả các ô mẫu nghiên cứu và số lượng các ơ mẫu có lồi nghiên cứu xuất hiện.
Xác định Chỉ số đa dạng sinh học lồi H (Shannon Index): Tính đa dạng là một phép thống kê có sự tổ
hợp của cả 2 yếu tố: thành phần số lượng lồi và tính đồng đều phân bố hay là khả năng xuất hiện của các
cá thể trong mỗi loài (Shannon và Wiener, 1963; Alekseiev, 2007). Chỉ số H không chỉ phụ thuộc vào thành
phần số lượng loài mà cả số lượng cá thể và xác xuất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài, trong đó chỉ số
H được xác đinh theo cơng thức sau:
n

H=-

 (N
i 1


i

/ N ) log 2 ( N i / N )

Trong đó: H – chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ số Shannon; Ni – số lượng cá thể của loài thứ i;
N – tổng số số lượng cá thể của tất cả các loài trên hiện trường.
Ngồi ra, chỉ số H cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như đặc điểm khí hậu, vĩ độ, độ cao tương
đối, mức độ ô nhiễm môi trường. Các rừng mưa nhiệt đới ẩm thường có chỉ số H rất cao từ 5,06 – 5,40,
ngược lại rừng ôn đới hay rừng trồng nhiệt đới rất thấp 1,16 – 3,40 (Odum, 1971). Chỉ số H sẽ thấp dần từ
các vùng núi thấp lên vùng núi cao. Chỉ số H của các lưu vực nước ô nhiễm nặng chỉ là 1 hoặc nhỏ hơn,
trong khi đó ở các lưu vực nước sạch có thể là 2, 3 hoặc cao hơn.
Xác định Chỉ số mức độ chiếm ƣu thế Cd (Concentration of Dominance): Chỉ số mức độ chiếm ưu thế
Cd xác định theo cơng thức sau:
n

Cd=

 (N
i 1

i

/ N )2

Trong đó: Cd – chỉ số mức độ chiếm ưu thế hay còn gọi là chỉ số Simpson; Ni – số lượng cá thể/
IVI của loài thứ I; N – tổng số số lượng cá thể/ IVI của tất cả các loài trong hiện trường (Simpson, 1949).
Xác định Chỉ số tƣơng đồng SI (Index of Similarity hay Sorensen’s Index): Chỉ số tương đồng SI được
xác định theo công thức SI = 2C/ (A+B), trong đó: C = số lượng lồi xuất hiện cả ở 2 khu vực A và B; A =
số lượng loài của khu vực A; B = số lượng loài của khu vực B (Shannon và Wiener, 1963).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Đa dạng thành phần loài cây thân gỗ trong khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà
Trong 12 ơ đo đếm có 96 lồi thực vật thuộc 44 họ; Gồm các họ: họ Xoài (Anacardiaceae); họ Na
(Annonaceae); họ Trúc đào (Apocynaceae); họ Đinh (Bignoniaceae); họ Trám (Burseraceae); họ Vang
(Caesalpiniaceae); họ Phi lao (Casuarinaceae); họ Bứa (Clusiaceae); họ Sổ (Dilleniaceae); họ Dầu
(Dipterocarpaceae); họ Thị (Ebenaceae); họ Côm (Elaeocarpaceae); họ Thầu dầu (Euphorbiaceae); họ Đậu
(Fabaceae); họ Dẻ (Fagaceae); họ Mùng quân (Flacourtaceae); họ Ban (Hypericaceae); họ Thụ đào
(Icacinaceae); họ Dân cốc (Ixonanthaceae); họ Hồ đào (Juglandaceae); họ Long não (Lauraceae); họ Chiếc
(Lecythidaceae); họ Tử vi (Lythraceae); họ Xoan (Meliaceae); họ Trinh nữ (Mimosaceae); họ Dâu tằm
(Moraceae); họ Nhục đậu khâu (Myristicaceae); họ Cơm nguội (Myrsinaceae); họ Sim (Myrtaceae); họ
Đước (Rhizophoraceae); họ Cà phê (Rubiaceae); họ Cam (Rutaceae); họ Mật sa (Sabiaceae); họ Đàn hương
(Santalaceae); họ Bồ hòn (Sapindaceae); họ Hồng xiêm (Sapotaceae); họ Thanh thất (Simaroubaceae); họ
Côi (Staphyllaceae); họ Trôm (Sterculiaceae); họ Trà (Theaceae); họ Đay (Tiliaceae); họ Du (Ulmaceae);
họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Các họ có nhiều lồi cây gỗ kinh tế là Dầu, Thầu dầu, Đậu, Dâu tằm, Long não; Các họ thể hiện
tính ưu thế về mặt số lượng cá thể là: Thầu dầu và Long não (9,4%); Sim (7,3%); Dẻ, Dầu, Dâu tằm và Na
(5,2%).
Mức độ đa dạng sinh học được nghiên cứu qua chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) và chi số đa dạng
loài (H) được tổng hợp ở bảng 1.


Bảng 1: Chỉ số mức độ chiếm ưu thế Cd và chỉ số đa dạng loài H thảm thực vật thân gỗ
Khu BTTN Sơn Trà – tp. Đà Nẵng
OTC
Số loài Số lượng các thể
Chỉ số Cd
Chỉ số H
1
39
135
0,051

4,76
2
36
165
0,083
4,38
3
29
84
0,072
4,26
4
22
70
0,078
4,03
5
4
11
0,388
1,62
6
10
64
0,469
1,86
7
9
35
0,215

2,60
8
24
87
0,077
4,11
9
19
189
0,499
1,97
10
10
37
0,191
2,82
11
11
63
0,225
2,62
12
27
114
0,164
3,61
Trung bình
20
88
0,203

3,22
Kết quả phân tích tại bảng 1 cho thấy số lượng lồi biến động trên các ô đo đếm từ 4 đến 39 lồi,
trung bình là 20 lồi. Trong đó, số lượng ơ tiêu chuẩn có số lồi lớn hơn mức trung bình là 6 ơ: OTC1,
OTC2, OTC3, OTC4, OTC8, OTC12. Các sinh cảnh rừng tự nhiên (OTC1), rừng tự nhiên Chò chỉ (OTC2)
tập trung số lượng loài lớn về thành phần và số lượng: 36 - 39 loài. Sinh cảnh trảng cỏ (OTC5) có số lượng
lồi ít nhất: 4 lồi (Sao đen, Ổi, Bồ cu vẽ và Núc nác). Còn lại là các sinh cảnh có số lồi nhỏ hơn mức
trung bình (20 lồi): rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng trồng và đất trống.
Số lƣợng cá thể (N) trong ô tiêu chuẩn 500m2 biến động từ 11 đến 189 cá thể, trung bình là 88 cá thể, qua
đây ta thấy có sự biến động số lượng cá thể rõ rệt trong quần xã nghiên cứu. Ở sinh cảnh rừng tự nhiên
(OTC9) có số lượng cá thể lớn nhất 189 cá thể/ 19 lồi. Sơ lượng cá thể OTC5 là ít nhất: 11 cá thể.
Chỉ số Shannon H biến động từ 1,62 đến 4,76 trung bình là 3,22 những chỉ số đa dạng trên chỉ số trung
bình là 6 ơ, chiếm 50% trên tổng số OTC. Đa dạng loài đạt giá trị cao nhất tại sinh cảnh rừng tự nhiên
(OTC1): 4,76 và có giá trị nhỏ nhất tại sinh cảnh trản cỏ (OTC5): 1,62. Qua số liệu trên cho thấy chỉ số đa
dạng Shannon đạt ở mức trung bình (3,22) thể hiện đa dạng loài trong quần xã cũng ở mức trung bình, chỉ
số này thường cao nhất là 6,0.
Chỉ số lồi chiếm ứu thế Cd: Thay đổi từ 0,051 đến 0,499 trung bình là 0,203 các OTC có chỉ số lớn hơn
chỉ số trung bình là 5 ơ, chiếm 41,67% trong tổng số ơ điều tra, qua đó cho thấy số lượng các quần xã có chỉ
số đa dạng Simpson ở Khu BTTN Sơn Trà thấp hơn mức trung bình, như vậy mức độ đa dạng sinh học của
các quần xã đang có chiều hướng giảm xuống.
Chỉ số tƣơng đồng SI (Bảng 2) của thảm thực vật thân gỗ giữa các hiện trường nghiên cứu dao động từ
0,04 đến 0,50, đã thể hiện một sự khác biệt rất lớn về thành phần loài nghiên cứu ở các hiện trường này. Sự
khác biệt về thành phần lồi có thể do điều kiện môi trường sinh thái khác nhau.
Bảng 2: Chỉ số tương đồng SI của thảm thực vật thân gỗ tại Khu BTTN Sơn Trà
Rừng tự
Rừng
Hiện trường
Trảng cỏ
Rừng trồng
nhiên Chò
Đất trống

tự nhiên
chỉ
Rừng tự nhiên
1,00
0,09
0,08
0,38
0,04
Trảng cỏ
1,00
0,14
0,00
0,29
Rừng trồng
1,00
0,07
0,50


Rừng tự nhiên Chò chỉ
Đất trống

1,00

0,07
1,00

Cấu trúc phân bố thảm thực vật thân gỗ
Kết quả xác định Chỉ số giá trị quan trọng IVI, tỷ lệ A/F được tổng hợp tại bảng 3.
Bảng 3: Cấu trúc phân bố thảm thực vật thân gỗ tại Khu BTTN Sơn Trà – tp. Đà Nẵng

RD
A
RF
TT
Loài
(cá thể
(cá thể
IVI
A/F
(%)
/OTC)
/m2)
Mallotus paniculatus
1 Ba bét
5,0
33
15,00
0,450
7,99
(Lamk.) Muell. –Arg.
Breynia fruticosa
2 Bồ cu vẽ
1,6
50
3,17
0,063
5,31
(L.) Müll.Arg.
3 Chò đen
Parashorea stellata Kurz

14,6
25
58,33
2,333
35,38
Eucalyptus
4 Bạch đàn trắng
3,9
17
23,50
1,410
6,35
camaldulensis Dehnhart
Chịi mịi nam Antidesma
5
3,4
25
13,67
0,547
5,45
bộ
cochinchinensisGagnep.
6 Đa tía
Ficus altissima Bl.
0,3
25
1,00
0,040
9,75
7 Dâu da đất

Baccaurea ramiflora Lour.
3,3
50
6,67
0,133
8,93
Lithocarpus fenestratus
8 Dẻ lỗ
0,8
33
2,50
0,075
6,71
(Roxb.) Rehd.
9 Đẻn năm lá
Vitex quinata (Lour.) Williams
0,3
17
1,50
0,090
6,28
Meliosma arnottiana
10 Mật sa Arnott
0,8
17
4,50
0,270
7,31
(Wight) Walp.
Planchonella obovata

11 Mộc
4,5
33
13,50
0,405
10,77
(R.Br.) Pierre
12 Sao đen
Hopea odorata Roxb
1,6
50
3,17
0,063
10,53
13 Thành ngạnh
Cratoxylum maingayi Dyer
2,9
50
5,83
0,117
6,25
14 Trâm vỏ đỏ
Syzygium zeylanicum (L.) DC.
2,3
58
4,00
0,069
6,75
Syzygium hancei Merr.
15 Trâm Hance

2,3
50
4,67
0,093
8,95
& L.M.Perry
16 Xồi cuống dài Mangifera laurina Blume
2,1
58
3,57
0,061
14,42
17 Các lồi có chỉ số quan trọng IVI≤5
142,87
Cộng:
300
Theo bảng 3, qua chỉ số IVI cho thấy trật tự ưu thế trong quần thể thực vật nghiên cứu, trong đó
lồi Chị chỉ (Parashorea stellata) có ưu thế cao nhất (IVI = 35,38), tiếp theo Mangifera laurina (14,42) và
Planchonella obovata (10,77). Tuy nhiên mức độ ưu thế giữa các loài trong quần thể nghiên cứu chưa cao
đến mức mà một hoặc hai loài chiếm giữ hầu hết giá trị IVI trong tổng số 300 làm lấn át mạnh các lo cịn
lại. Dạng phân bố khơng gian của loài trong quần xã thực vật nghiên cứu được đánh giá bằng tỷ lệ A/F đều
có giá trị lớn hơn 0,05 và có dạng phân bố khơng gian lan truyền (contagious). Kết quả này cho thấy các
điều kiện sống khá ổn định, chưa chịu những tác động hay thay đổi lớn của điều kiện môi trường.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Khu BTTN Sơn Trà trước đây có thành phần và số lượng loài cây khá đa dạng và phong phú. Sự
phát triển du lịch và một số cơng trình xây dựng thường là một trong những nguyên nhân gây suy thoái hệ
sinh thái thực vật. Việc xác định một số chỉ số đa dạng sinh học đã cho thấy một số quần xã cịn có mức
độ đa dạng sinh học khá cao, với thành phần loài phong phú, đa dạng (rừng tự nhiên OTC2, số lượng cá
thể 165/36 loài, chỉ số Shannon H = 4,38, chỉ số Simpson Cd = 0,083, chỉ số Sorensen SI = 0,04 tương
đồng với sinh cảnh đất trống do có nhiều lồi tái sinh giống nhau). Tuy nhiên, nếu đánh giá một các tổng



thể thì mức đa dạng sinh học đã và đang có chiều hướng giảm xuống. Như vậy, các chỉ số đa dạng sinh
học đã xác định được là một cơ sở khoa học để tiếp tục phân tích các nguyên nhân, đề xuất biện pháp bảo
tồn phù hợp như can thiệp bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, tăng cường công tác quản lý nhằm giữ ổn
định mức độ đa dạng sinh học, góp phần bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học và cảnh quan Khu BTTN Sơn
Trà.
Đây là một cơng trình nghiên cứu về đánh giá định lượng các chỉ số đa dạng sinh học lần đầu tiên
được triển khai tại Khu BTTN Sơn Trà - thành phố Đà Nẵng và cũng chỉ tập trung vào phạm vi hẹp, đó là
thực vật thân gỗ. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá một cách tổng thể để có được một cơ sở dữ liệu
phong phú, đầy đủ nhằm trên cơ sở đó xây dựng một số giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững tài nguyên
đa dạng sinh học có tính khả thi cao. Trước mắt, cần phối hợp với một số viện nghiên cứu lớn như Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tập trung nghiên cứu những lồi q hiếm (có trong sách đỏ Việt Nam)
cũng như một số loài thực vật xâm lấn, nguy hại của khu bảo tồn để có những biện pháp phù hợp giữ vững
tính ổn định đa dạng sinh học ở đây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh lục các loài thực vật Việt Nam, 2001, 2005 (Tập I-III). Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội
Đinh Thị Phương Anh, 1997. Báo cáo tổng kết đề tài “Điều tra khu hệ động - thực vật và nhân tố
ảnh hưởng. Đề xuất phương án bảo tồn sử dụng hợp lý khu BTTN bán đảo Sơn Trà” Sở khoa học cơng
nghệ và mơi trường Đà Nẵng.
Phạm Hồng Hộ (1999 - 2000). Cây cỏ Việt Nam (Tập I-III). Nxb Trẻ, TP HCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam
(Phần II - Thực vật). Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
Алексеев А.С., 2007. Теория и методика пространственного анализа разнообразия лесного
растительного покрова с применением ГИС-технологий. Доклады IV Международной конференции.
Москва. Издательство МГУЛ. 2007. С. 11-15
Brummitt, R.K. 1992. Vascular plant families and genera. Royal Botanic Gardens, Kew.
Misra, R., 1968. Ecology work book. New Delhi: Oxford & IBH Publishing Co.,
Odum, P.E., 1971. Fundamentals of ecology. Saunders Philadelphia, Pennsylavania.
Pandey, P.K., Sharma, S.C. and Banerjee, S.K., 2002. Biodiversity studies in a moist temperate

Western Himalayan forest. Indian Journal of Tropical Biodiversity. 10: 19-27
Rastogi, Ajaya 1999. Methods in applied Ethnobotany: lesson from the field. Kathmandu, Nepal:
International Center for Integrated Mountain Development (ICIMOD).
Sharma, P. D., 2003. Ecology and environment. New Delhi, Rastogi Publication
Simpson, E. H., 1949. Measurment of diversity. London: Nature 163:688.
Shannon, C. E. and W. Wiener., 1963. The mathematical theory of communities. Illinois: Urbana
University, Illinois Press,
Verma, R.K., 2000. Analysis of species diversity and soil quality under Tectona grandis L.f. and
Acacia catechu (L.f.) Wild plantations raised on degraded bhata land. Indian Journal of Ecology. 27(2): 97108

ANALYSING BIODIVERSITY INDICES OF WOODY PLANTS IN SON TRA NATURE
RESERVE CONSERVATION – DANANG CITY
Pham Thi Kim Thoa
Faculty of Environment, Bach Khoa College, Da Nang g University
SUMMARY
The quantitative analysis of biological diversity in order to determine the following indices: H Shannon’s index, Importance Value Index – IVI, Cd- Simpson’s index, SI – Sorensen’s index.
When the index is high, it means that the diversity is high corresponding to a high biological


value. This method is very necessary to create solutions for conservation, policy and planning
sustainable use of biodiversity resources.
The first application of this method is to assess biological diversity for woody vegetation in Son
Tra Nature Researve, Da Nang city. Survey results in 12 plots are recorded 96 species of woody
plants in different habitats: natural forest, natural forest only, forests, grasslands, forests and poor
natural vacant land. IVI index shows an advantage in order flora studies in which Parashorea
stellata Kurz is the most dominant (IVI = 35.38) and individual variation is quite evident in the
research landscape. H index is high, ranging from 1.62 to 4.76 (natural forest, natural forest only
from 3.61 to 4.76, from 1.86 to 2.60 forest, grassland, 1, 62, poor natural forest and bare land from
2.62 1.97 to 2.82. Cd index from 0.051 to 0.499 changes that the level of biological diversity of the
communities have tended to decrease. SI index values of woody vegetation between the field

studies ranged from 0.04 to 0.50 represents a very large difference in species composition studies
in this field. As such multi-biodiversity Son Tra Nature Reserve is quite high and is influenced by
environment and development activities in the future, so should have the appropriate conservation
measures.
Keywords: Biodiversity, diversity index, forest tree, inventory data, sustainable development.
Ngƣời thẩm định: TS. Phí Hồng Hải


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐẤT ĐAI TẠI KHU VỰC LOÀI TRÚC ĐEN
(PHYLLOSTACHYS NIGRA MUNRO) PHÂN BỐ TẠI SA PA, LÀO CAI
Phạm Thành Trang, Nguyễn Thị Thu, Bùi Đình Đức
Khoa Quản lý TNR&MT - Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Đặc điểm đất tại Bản Khoang và Tả Van có tính chất đất gần giống nhau. Độ ẩm đất là như
nhau. Độ chua của đất đều nằm trong khoảng 5lượng mùn trong đất của xã Tả Van là 8,26% cao hơn ở xã Bản Khoang (là 3,5%). Hàm lượng đạm dễ
tiêu trong đất của Tả Van là 2,58 cao hơn ở xã Bản Khoang (là 1,04). Ngoài ra, các số liệu khảo sát
cho thấy đất ở khu vực xã Tả Van có Trúc đen phân bố tốt hơn đất ở khu vực xã Bản Khoang. Từ đó
thấy rằng, yếu tố đất đai cũng góp phần ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng của Trúc đen tại khu vực
nghiên cứu.
Từ khóa: Đất đai, Trúc đen
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, tre trúc là lồi cây có giá trị to lớn về nhiều mặt, cả về kinh tế, xã hội và văn hố.
Tre trúc là nhóm lâm sản ngồi gỗ có thể xếp thứ hai sau gỗ. Trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên
cứu để phát triển nguồn nguyên liệu tre trúc. Tuy nhiên những nghiên cứu đó chỉ tập trung vào những
lồi có giá trị kinh tế cao, một số loài vẫn chưa được nghiên cứu, tìm hiểu sâu. Đặc biệt là những lồi
có phạm vi phân bố hẹp, diện tích cịn rất ít nhưng lại có giá trị cao về khoa học, bảo nguồn gen,…
Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) là một trong số đó.
Trong Sách đỏ Việt Nam năm 1996 và năm 2007 của Bộ Khoa học Cơng nghệ và Mơi trường,
lồi Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro, 1868) mới được phát hiện và đem trồng làm cảnh ở Việt Nam

trong một số năm gần đây. Trúc đen có dáng, màu sắc đẹp, lạ nên đã và đang trở thành một cây cảnh
triển vọng. Trúc đen là lồi hiếm, số lượng cây ít, vùng phân bố hẹp (chỉ tập trung ở độ cao khoảng
1.200m trở lên ở Lào Cai (Sa Pa) và Hà Giang (Đồng Văn: Quản Dzí Ngài; Mèo Vạc), miền Nam Việt
Nam, có ý nghĩa khoa học, cần được bảo tồn nguồn gen. Tình trạng bảo tồn thuộc phân hạng VU a1a (sẽ
nguy cấp).
Trúc đen phân bố ở hai xã Bản Khoang và Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (là vùng đệm
của VQG Hoàng Liên) và Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn (Hà Giang), người dân địa phương
đã và đang khai thác với mục đích làm cảnh, làm thuốc và thức ăn nên diện tích Trúc đen suy giảm
mạnh cả về số lượng và chất lượng (khoảng 700m2). Đặc biệt, người dân chưa quan tâm đến việc gây
trồng, mở rộng diện tích phục vụ mục đích kinh tế và bảo tồn loài. Nghiên cứu về đặc điểm đất đai khu
vực có Trúc đen phân bố là rất cấp thiết; đóng góp những thơng tin hữu ích trong việc gây trồng và
định hướng nơi trồng thích hợp phục vụ cơng tác bảo tồn ngoại vi loài thực vật đặc hữu quý hiếm này.
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực có Trúc đen phân bố.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Phương pháp lập ƠTC
Nhóm nghiên cứu lập 02 ÔTC ở 2 xã (Bản Khoang 01 ÔTC, Tả Van 01 ƠTC). Diện tích mỗi
ơ tiêu chuẩn là 1000m2. Trong mỗi ÔTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây gồm:
Chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tại vị trí gốc (D00), đường kính tại vị trí lóng số 7 (D07).
Phương pháp lấy mẫu đất ngồi thực địa
- Đào phẫu diện đất
Tại mỗi OTC đào 01 phẫu diện đất chính và 08 phẫu phụ theo 8 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc,
Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam, cách phẫu diện chính 10m. (Bản Khoang 1 phẫu diện
chính, 8 phẫu diện phụ; Tả Van 1 phẫu diện chính, 8 phẫu diện phụ).
- Lấy mẫu đất phân tích
Tại mỗi ô nghiên cứu lấy 01 mẫu theo 01 cấp độ sâu 0 – 30cm. Khối lượng mỗi mẫu đất lấy
phân tích khoảng 1kg. Mẫu ở mỗi độ sâu là mẫu tổng hợp từ 9 mẫu đơn lẻ (theo kỹ thuật lấy mẫu đất
phân tích của Cộng hịa liên bang Đức 1990) (một mẫu lấy từ thành quan sát phẫu diện chính, 8 mẫu

cịn lại lấy theo 8 phẫu diện phụ ở các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam,
Tây Nam).

1


Các mẫu này được phân tích tại Phịng thí nghiệm Đất của Trung tâm thí nghiệm thực hành
Khoa Lâm học – Trường Đại học Lâm nghiệp.
Phương pháp điều tra nội nghiệp
Phương pháp tính tốn số liệu sinh trưởng của cây.
Sau khi thu thập số liệu ngoại nghiệp, áp dụng phương pháp thống kê toán học để chỉnh lý số
liệu và phân tích kết quả tính tốn (chia tổ ghép nhóm, tính số tổ, cự ly tổ, tính các giá trị trung bình,
tính sai tiêu chuẩn (S), tính hệ số biến động (S%), đường kính bình qn của thân ngầm, chiều dài đốt
bình quân của thâm ngầm).
Phương pháp xử lý và tính tốn số liệu đất
Mẫu đất đem về được phơi khơ trong khơng khí, nhặt hết xác thực vật, sỏi đá, kết von và các
chất lẫn khác. Sau đó, đất được nghiền nhỏ (bằng cối sứ, cối đồng có chày bịt cao su hoặc máy nghiền
mẫu) rồi rây qua rây 1mm. Đất đã qua rây 1mm được đựng trong lọ thủy tinh nút nhám rộng miệng
hoặc trong hộp giấy bằng bìa cứng, có ghi nhãn cẩn thận dùng để phân tích các tính chất đất thơng
thường.
Khi phân tích tổng thành phần khống, mùn, nitơ tổng số thì lấy khoảng 50gam đất đã qua rây
1mm, tiếp tục nhặt hết xác thực vật, sau đó nghiền nhỏ và cho qua rây 0,25mm.
Các chỉ tiêu về tính chất lí hóa học của đất được phân tích tại phịng thí nghiệm thuộc Trung
tâm thí nghiệm thực hành Khoa Lâm học.
Mẫu đất được phân tích qua các chỉ tiêu: xác định độ ẩm, pH KCl, hàm lượng mùn, hàm lượng
N, P2O5, K2O tổng số, hàm lượng N, P2O5, K2O dễ tiêu, khả năng hấp phụ và thành phần cấp hạt tại
Phịng thí nghiệm Đất - Trường Đại học Lâm nghiệp. Các chỉ tiêu được phân tích bao gồm:
- Xác định độ ẩm của đất bằng phương pháp tủ sấy ( X%). Tính tốn theo cơng thức:

Từ kết quả thu được tiến hành tính hệ số kho kiệt của đất theo công thức:


-

Xác định mùn trong đất bằng phương pháp Chi – u – rin. Tính tốn theo cơng thức:

-

Xác định pHKCl
Dùng cân lỹ thuật cân 5g đất cho vào cốc mỏ 100ml, dùng cốc và ống đong lấy 25ml KCl 1N cho vào
cốc mỏ 100ml, lắc 5 phút để lắng sau đó đo kết quả bằng máy đo pHmeter cầm tay.
Xác định các chất dễ tiêu (dễ đồng hóa) N – P – K
Tính tốn theo công thức:

-

Phương pháp kế thừa: sử dụng các nguồn tài liệu trong và ngồi nước có liên quan.
Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Sự sinh trƣởng và phát triển của thân ngầm
Thân ngầm là nơi chứa tồn bộ chất dinh dưỡng để ni dưỡng thân khí sinh, sinh măng và phát
triển thân ngầm mới. Sự sinh trưởng và phát triển của thân ngầm cịn quyết định sự sinh trưởng của
lồi, vì vậy thân ngầm có vai trị quan trọng. Qua nghiên cứu đề tài nhận thấy Trúc đen là lồi có thân
ngầm mọc tản phức tạp, từ mỗi thân ngầm lại mọc thêm các nhánh thân ngầm mới. Các nhánh thân
ngầm có chiều dài và số lóng cũng như kích thước các lóng cũng khác nhau.
Thân ngầm có chiều dài từ 110-220cm. Tùy thuộc vào đất đai và vị trí mọc mà chiều dài cũng
như kích thước đốt thân ngầm khác nhau. Nơi đất ầm nhiều mùn, râm mát thì thân ngầm dài, đốt thân
ngầm có kích thước lớn. Ngược lại, Trúc đen mọc nơi nắng, đất khơ, cằn cỗi thì thân ngầm ngắn, đốt
thân ngầm ngắn và nhỏ.
Trúc đen có thân ngầm mọc tản khá phức tạp, với thân ngầm trong đất từ 5-10cm có nơi thân
ngầm lộ lên trên mặt đất. Thân ngầm mọc lan theo nhiều hướng và có xu hướng ngang theo sườn dốc.

Kết quả về đường kính và chiều dài của đốt thân ngầm được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Đƣờng kính và chiều dài của thân ngầm ở 2 xã Bản Khoang và Tả Van

2


Bản Khoang
Tả Van
Đường kính bình qn của thân ngầm (cm)
1,3
1,8
Chiều dài đốt bình quân của thâm ngầm (cm)
2,5
3,2
Qua bảng 1 thấy rằng, thân ngầm của Trúc đen ở Bản Khoang phát triển tốt hơn ở Tả Van
Sinh trƣởng và phát triển của thân khí sinh
Do Trúc đen là lồi có thân ngầm đơn trục, thân khí sinh mọc tản, măng của trúc đen có thể
lên ở hai đốt liền nhau tại thân ngầm. Kết quả về đường kính bình qn thân khí sinh và chiều cao vút
ngọn của Trúc đen được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Đƣờng kính và chiều cao thân khí sinh của Trúc đen tại Bản Khoang và Tả Van
Bản Khoang
Tả Van
Chiều cao bình quân của thân khí sinh (Hvn) (m)
3,6
4,2
Đường kính bình qn tại vị trí gốc (cm)
3,48
3,7
Đường kính bình qn tại vị trí đốt số 7 (cm)
2

1,52
Qua bảng 2 thấy rằng đường kính bình quân và chiều cao vút ngọn của loài Trúc đen ở Tả Van
lớn hơn so với ở Bản Khoang.
Độ ẩm thiên nhiên của đất
Nước là một trong những điều kiện cơ bản nhất trong sự sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Do đó việc xác định độ ẩm đất là một trong những chỉ tiêu đánh giá độ phì của đất.
Kết quả nghiên cứu về độ ẩm của đất trong 2 khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Độ ẩm thiên nhiên của đất
Mẫu đất

Wo(g)

Tả Van

22,922

W1(g)
10

W2(g)

X%

K

32,6294

3,014

1,03014


Bản Khoang
24,515
34,1562
3,722
1,03722
Hàm lƣợng mùn trong đất
Mùn là sản phẩm hữu cơ cao phân tử phức tạp. Nhờ hoạt động của vi sinh vật các xác hữu cơ
trong đất phân giải tạo thanh mùn. Mùn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng khống cho cây trồng. Đất
có nhiều mùn sẽ cải thiện được nhiều tính chất lí – hóa học cho đất, cụ thể như sau:
Đối với tính chất vật lí của đất: Keo mùn kết hợp với Cation và khoáng sét tạo ra các phức hệ
keo ngưng tụ giúp cho kết cấu tốt hơn. Nó tạo khả năng thu giữ nhiệt, điều hịa nhiệt độ đất.
Đối với các tính chất hóa học của đất: Mùn làm tăng khả năng hấp thụ Cation trong đất, làm
giảm các chất độc hại cho cây. Đất giàu mùn có tính chất đệm cao, chống chịu với các sự thay đổi đột
ngột của đất.
Ngoài ra mùn còn cải thiện chế độ dinh dưỡng của đất, nó làm cho lân và các hợp chất khó tan
thành chất dễ tan: Keo mùn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hút các chất dinh dưỡng qua màng tế bào
của rễ cây, keo mùn kết hợp với lân tạo thành phức hệ lân – mùn là hợp chất giải phóng lân cho cây sử
dụng…Trong q trình phân giải mùn tạo nhiều CO2 rất cần thiết cgo cây trồng khi quang hợp.
Bảng 4: Hàm lƣợng mùn trong đất
Mẫu đất
A (ml)
B (ml)
T
K
C (g)
Mùn %
Tả Van
15,1
1,030

8,26
22,7
1,02
0,1
Bản Khoang
19,5
1,037
3,50
Theo tiêu chuẩn đánh giá mùn trong đồi núi Việt Nam, ta thấy ở Bản Khoang có hàm lượng
mùn trung bình (3,5%) và ở Tả Van có hàm lượng mùn rất cao (8,26%).
Độ chua của đất
Dung dịch muối trung tính KCL tác động vào đất để đẩy các Cation H+ và Al+ ra khỏi phức hệ
hấp thụ. Do đó nó là nhân tố trực tiếp gây ra độ chua thực tại, đây là yếu tố ảnh hưởng tới phản ứng
trao đổi cation giữa keo đất và dung dịch đất, nếu H+ của độ chua trao đổi tham gia vào phản ứng trao
đổi thì độ chua thực tại tăng lên.
Bảng 5: Độ chua của đất
TT
Vị trí
pHKCl
Cấp độ
1
Tả Van
5,4
Chua ít
2
Bản Khoang
5,5
Chua ít

3



Đạm dễ tiêu trong đất
Đạm là nguyên tố chủ yếu quyết định đến sự phát triển của cây.
Phần lớn đạm trong đất ở dạng hữu cơ. Hàm lượng đạm trong đất có liên quan tỷ lệ thuận với
hàm lượng các chất hữu cơ, đặc biệt là mùn. Thực vật chỉ sử dụng được đạm ở dạng dễ tiêu

.
Sự chu cấp đạm cho thực vật phụ thuộc nhiều vào độ phân giải hợp chất hữu cơ. Tuy nhiên
khơng thể có được năng suất cao nếu chỉ dựa vào sự huy động đạm sẵn có trong dất, kể cả những loại
đất nhiều mùn. Thực vật yêu cầu lượng đạm rất lớn. Theo lượng chứa trong thực vật, thì đạm là
nguyên tố đứng đầu trong các nguyên tố mà cây lấy từ đất.
Kết quả đo tính lượng đạm trong đất như sau:
Bảng 6: Kết quả lƣợng
trong đất khu vực nghiên cứu
Mẫu đất

V

V2

K

V1

W

NH4+

C


Tả Van
1,030
5
2,58
25
2
2
5
Bản Khoang
1,037
2
1,04
Qua bảng trên cho thấy hàm lượng đạm dễ tiêu ở trong đất của cả hai khu vực nghiên cứu Tả
Van và Bản Khoang đều thuộc mức nghèo.
Kali dễ tiêu trong đất
)
Thực hiện chức năng sinh lý quan trọng của cơ thể sống. Thực vật yêu cầu một lượng lớn kali,
đặc biệt là các loại cây lấy củ, các loại hịa thảo, thuốc lá.
Kết quả đo tính lượng kali trong đất như sau:
Bảng 7: Kết quả lƣợng K+ trong đất
Mẫu đất

V

V2

K

V1


W

K+

C

Tả Van
1,030
3
1,55
25
2
2
5
Bản Khoang
1,037
3
1,56
Nhìn chung Kali dễ tiêu trong đất của cả hai khu vực nghiên cứu đều thuộc mức nghèo kali.
Lân dễ tiêu trong đất
Đây là nhân tố quan trọng đối với cây trồng bởi nó tác động trực tiếp vào q trình phát triển
của cây trồng, hay nói rõ hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra hoa kết quả của cây trồng. Kết
quả phân tích thu được như sau:
Bảng 8: Kết quả lƣợng
trong đất
Mẫu đất
Tả Van

V


V2

25

2

K
1,030

V1

W

2

5

C

P2O5

35

17,50

Bản Khoang
1,037
45
22,50

Bảng trên cho thấy hàm lượng lân dễ tiêu ở cả hai khu vực nghiên cứu đều thuộc mức giàu lân
(theo thang đánh giá của Onianni).
KẾT LUẬN
Cả hai khu vực có tính chất đất gần giống nhau. Độ ẩm đất là như nhau. Độ chua của đất đều
nằm trong khoản 5Van là 8,26% cao hơn xã Bản Khoang (là 3,5%). Hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất của Tả Van là 2,58
cao hơn xã Bản Khoang (là 1,04). Đất ở khu vực xã Tả Van có Trúc đen phân bố tốt hơn đất ở khu vực
xã Bản Khoang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá (2006). Hình thái học thực vật. NXB Giáo dục.
2. Vũ Văn Dũng (1978). Thành phần và phân bố các loại tre nứa của miền Bắc Việt Nam. Tạp
chí Lâm nghiệp, tr.28-34.

4


3. Vũ Văn Dũng, Lê Viết Lâm (2005). Kết quả nghiên cứu tài nguyên tre nứa của Việt Nam. Tài
liệu Hội nghị khoa học công nghệ Lâm nghiệp 20 năm đổi mới (1986-2005) - Phần Lâm sinh,
tr. 301-311.
4. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1996) (2007). Sách đỏ Việt Nam (Phần thực vật),
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
5.
STUDY ON SOIL CHARACTERISTIC OF PHYLLOSTACHYS NIGRA MUNRO STUDY ON
SOIL CHARACTERISTICS WHERE PHYLLOSTACHYS NIGRA MUNRO DISTRIBUTED IN
SA PA, LAO CAI
Pham Thanh Trang, Nguyen Thi Thu, Bui Dinh Duc
SUMMARY
There was a similar in soil characteristics at Ban Khoang and Ta Van villages.The soil humidity was
the same whilethe acidity was in a range of 5 to 5.5.. The contents of humus and assimilable protein
in the soil of Ta Van (8.26% and 2.58, respectively) were higher than those of Ban Khoang (3.5% and

1.04). . In addition, the survey data has shown that Tan Da soil might be favourable for Truc den
distribution rather than Ban Khoang. In conclusion, soil factor influenced on the growth of
Phyllostachys nigra in the study area.
Keywords: Phyllostachys nigra Munro, Soil
Ngƣời thẩm định: PGS.TS. Ngơ Đình Quế

5


KẾT QUẢ ĐIỀU TRA PHÂN BỐ CÂY HỒNG LIÊN Ơ RÔ (MAHONIA
NEPALENSIS DC.) Ở KHU VỰC NÚI LANGBIAN TỈNH LÂM ĐỒNG
Vũ Kim Công, Nguyễn Thị Lang, Nông Văn Duy
Viện Sinh học Tây Nguyên
TÓM TẮT
Kết quả điều tra sự phân bố của lồi Hồng liên ơ rơ (Mahonia nepalensis DC.) trên diện
tích 450 ha thuộc núi Langbian của huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng và một số khu lân cận.
Trong khu vực khảo sát cho thấy có cây Hồng liên ơ rô (Mahonia nepalensis DC.) chúng
phát triển ở độ cao từ 1.400m cho đến 1.900m và phát triển tốt ở độ cao từ 1.600m cho đến
1.800m so với mực nước biển. Trong nghiên cứu này đã thiết lập 60 ô tiêu chuẩn, số cây có
chiều cao hơn 0,1m được tìm thấy là 504 cây. Chúng phân bố chủ yếu ở khu vực ven rừng lá
rậm thường xanh và rừng cây lá kim, cường độ ánh sáng từ 620–18499 lux, nhiệt độ giao
động từ 22–300C và độ ẩm khơng khí từ 60–85% vào ban ngày. Ngồi ra, Hồng liên ơ rơ cịn
được tìm thấy tại khu vực Long Lanh – Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng và phân
bố ở độ cao 1.400–1.600m, ven rừng lá rậm thường xanh.
Từ khóa: Hồng liên ô rô, Núi Langbian, Lâm Đồng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu vực Langbian chiếm diện tích khoảng 450ha, ở tọa độ X = 0571340, Y = 1332980; X
= 0575180, Y = 1332980; X = 0575180, Y = 1329120; X = 0571340, Y = 1329120, thuộc
Vườn quốc gia Bidup Núi Bà, với nguồn tài nguyên thực vật phong phú và độc đáo (Đủ điều
kiện là trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục), vùng núi này là nơi hội tụ của nhiều lồi

thơng như Thơng 5 lá (Pinus dalattensis Ferre’), Thơng 2 lá dẹt (Pinus kremfii Lecomte,
1921.), Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc, 1843.) và nhiều loài lan đặc hữu như các chi:
Paphiopedilum Pfitz., Cymbidium Sw., Dendrobium Sw. Đặc biệt, ở đây có nhiều lồi cây
dược liệu có giá trị như Cẩu tích (Cibotium barometz J. Sw.), Đảng sâm (Codonopsis
Javanica Hook. f.), Sa nhân (Amomum biflorum Jack.), Bạch linh (Poria cocos Wolf.) và
Hoàng liên ơ rơ (Mahonia nepalensis DC.). Hồng liên ơ rơ là cây dược liệu có giá trị, đang bị
thu hẹp khu phân bố và đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
Hồng liên ơ rơ thuộc chi Mahonia, họ Berberidaceae, trên thế giới, chi này có khoảng 70
lồi, chi này có quan hệ chặt chẽ với chi Berberi nên đã xếp chi Mahonia vào chi Berberi
chính vì vậy nhiều nhà thực vật học khơng tán thành vì một số lồi của hai chi này có thể lai
với nhau, tuy nhiên chi Mahonia có lá kép lơng chim lớn, là những cây bụi thường xanh, có
nguồn gốc ở Đơng Á, Bắc Mỹ, Trung Mỹ. Nhiều loài trong chi này là cây dược liệu, các
alkaloid chiết xuất từ chúng có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa,...
Ở nước ta cây Hồng liên ơ rơ có ở các vùng núi cao lạnh như Sìn Hồ - Lai Châu, Sa Pa Lào Cai, Đồng V n - Hà Giang và Langbian - Lâm Đồng.
Về mặt y học, Hồng liên ơ rơ có tác dụng thanh nhiệt ở phế vị, can thuận, lợi tiểu và làm
dịu kích thích và thường được dùng để chữa ho lao, sốt cơn, đau lưng gối, chữa viêm ruột, ỉa
chảy, viêm da, dị ứng, n uống không tiêu….
Hiện nay, nhu cầu sử dụng các lồi cây có tính dược liệu là rất lớn. Nhà nước cũng đã
thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia nhằm bảo tồn và phát triển những
nguồn tài nguyên giá trị này. Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực của con người trong
việc nâng cao n ng suất cây trồng và sử dụng hợp lý các nguồn lợi thiên nhiên thì chính con
người cũng có những hoạt động tiêu cực khác như khai thác du lịch sinh thái rừng thiếu bền
vững, khai hoang làm rẫy, chặt phá rừng và nạn cháy rừng, những tác động này đã làm mất đi
nhiều lồi cây có tính dược học hoặc làm cho chúng có nguy cơ bị tuyệt chủng, trong đó có
lồi Hồng liên ơ rơ. Hồng liên ơ rơ đã được đánh giá là nguồn gen quý của Việt Nam cần
được bảo vệ, khảo sát, xác định những nơi cịn sót và tuyên truyền phổ biến cho nhân dân
trồng và nhân rộng.
Vì vậy, cơng tác điều tra, phân bố, bảo tồn, nhân giống và phát triển Hồng liên ơ rơ là
một việc làm rất cần thiết nhằm tạo cơ sở cho cho việc khai thác và sử dụng lồi cây có giá trị
dược liệu này một cách hợp lý và có hiệu quả cao.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng


Cây Hồng liên ơ rơ (Mahonia nepalensis DC.) thuộc họ Berberidaceae, bộ
Ranunculales, lớp Magonliopsida.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Khảo sát sự phân bố cây Hồng liên ơ rơ ở khu vực núi Langbian và một số vùng lân cận
vào thời gian từ ngày 01 tháng 3 n m 2011 đến 30 tháng 4 n m 2012.
Điều tra thực địa: Sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu, sơ bộ xác định khu vực phân
bố. Tìm các thơng tin từ các cán bộ lâm nghiệp về địa điểm có khả n ng xuất hiện lồi Hồng
liên ơ rơ. Điều tra với 6 tuyến khảo sát theo độ cao từ 1.300m đến 2.000m, mỗi tuyến lập 10 ơ
tiêu chuẩn với diện tích 100 m2/ơ và khi gặp mở rộng tuyến từ 10–20m tùy theo hiện trạng,
phát hiện để xác định quần thể, diện tích, số lượng, tọa độ, thu thập những thông tin vị trí, độ
cao và ánh sáng.
Dụng cụ đi rừng và làm việc gồm: Máy hình Sony Cyber-shot 7.2 Megapixels, máy định
vị GPSmap 76 CSx, máy đo cường độ ánh sáng (Hãng sản xuất: Lutron, xuất xứ: Taiwan), ẩm
kế, nhiệt kế (Anymetre, model: TH600B), bút chì, túi nylon, giấy báo và dụng cụ để đựng và
sổ tay ghi chép các đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học (màu sắc, mùi hương và mùa ra
hoa…) và mơi trường sống của chúng.
Trong phịng thí nghiệm
Phân loại một số mẫu trồng lưu tại vườn thí nghiệm, một số mẫu xử lý ép khơ làm tiêu
bản, bằng máy (Jlabtech, model: LDO-100E).
So sánh đặc điểm hình thái, các cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản, tiến hành quan sát
các bộ phận thân, rễ, lá, cụm hoa và khối phấn và tra cứu qua tài liệu khoa học.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả điều tra tại khu vực núi Langbian trên đối tượng Hồng liên ơ rơ có chiều cao
từ 0,1m trở lên là 504 cây. Chúng có những đặc điểm như sau:
- Đặc điểm thực vật học
Dạng cây: Cây bụi thân gỗ sống nhiều n m, thân chính phát triển, cành nhánh mọc ra

ít, cao 3–5m (Hình 1 A).
Các bộ phận của cây:
Rễ cái hay rễ chính mập khỏe phát triển từ rễ mầm, mọc sâu vào trong đất từ rễ chính
phát triển ra các rễ bên, rễ con ít phát triển hơn.
Thân chính phát triển mạnh ít phân nhánh, cây cao bị đổ ngã thì phân nhánh nhiều,
thân có màu vàng.
Lá kép lơng chim lẻ, phát triển từ thân hoặc cành, dài 25–45cm, mỗi bên có 10–15 lá
chét khơng cuống, phiến lá chét hình bầu dục biến dạng hơi lệch, dài 3–9cm, rộng 2,5–4,5cm,
cứng, dày, hình ốc trịn hoặc hơi hình tim, đỉnh nhọn hoắt thành gai, khía 3–5 r ng cưa mỗi
bên, nhọn sắc, ba gân chính và gân phụ nổi rõ ở mặt trên lá, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới
xanh bạc. Kiểu xếp lá phân bố trên thân hoặc cành theo một quy luật xác định đặc trưng của
loài so le theo đường xoắn ốc, lá trên và lá dưới không che lấp nhau (Hình 1E).
Hoa mọc ở ngọn thân hoặc ngọn cành. Cụm hoa hình bơng 3–8 nhánh, mọc thẳng ở
ngọn, mỗi nhánh có nhiều hoa màu vàng, đường kính 3 mm, có cuống ngắn, lá bắc nhỏ, 9 lá
đài, 6 cánh hoa, 6 nhị, bao phấn gần hình vng, dài hơn chỉ nhị (Hình 1D).
Bầu hình trụ phình ở giữa, 4–5 nỗn (Hình 1B).
Quả thịt 4 hạt, khi non quả màu xanh, chín quả chuyển màu tím thẫm (Hình 1C). Mùa
ra hoa: từ tháng 11 đến tháng 12, mùa quả chín từ tháng 1 đến tháng 3.
- Đặc điểm sinh học và đặc điểm sinh thái của cây Hoàng liên ơ rơ
Hồng liên ơ rơ thích hợp với vùng khí hậu ơn đới, nhiệt độ trung bình thấp, khoảng (18–
o
25 C), mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 n m
sau. Tổng lượng mưa trung bình hàng n m 1800mm, lượng mưa lớn tập trung chủ yếu vào
các tháng 6, 7, 8 và 9, là khoảng thời gian có nắng ít, ẩm độ khơng khí cao. Ẩm độ bình quân
trong n m trung bình khoảng 75–90%, đây là loài cây ưa mát, nằm ở tầng 2, trong thảm cây
rừng mọc rải rác trong vùng rừng thường xanh và ven suối. Cây tự nhiên có tốc độ phát triển
chậm, sau 5–6 n m mới có thể đạt chiều cao 1 m, đường kính gốc 2–3 cm và bắt đầu ra hoa.
Mùa ra hoa từ cuối tháng 11 đến cuối 2 n m sau và mùa quả chín từ tháng 2 đến tháng 4, cây
tái sinh bằng hạt.



Hình 1. (A) Ngọn thân mang hoa; (B) Bầu phình; (D) Nhánh nhiều hoa;
(C) Quả nhỏ màu xanh, chín màu xanh thẫm; (E) Lá có nhiều lá chét.
Bảng 1: Cƣờng độ ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, đo đƣợc vào mùa khơ tháng 3
Bảng tính Cường độ ánh sáng Nhiệt độ trung Độ ẩm khơng khí
Thời gian đo
trung bình (lux)
bình (oC)
trung bình (%)
8 giờ

620

22

85

11 giờ

18499

30

60

16 giờ

2408

23


75

Qua khảo sát điều tra đã xác định khu phân bố chủ yếu của cây Hồng liên ơ rơ phân bố ở
tọa độ X = 219648, Y= 1330816 với cao độ 1463m đến tọa độ X = 218788, Y = 1331836 với
cao độ 1929m (Hình 2).
Trong 6 tuyến khảo sát theo độ cao khi gặp cây Hồng liên ơ rơ, kết quả đếm được 282
cây trưởng thành có đường kính gốc từ 2–4cm, số cây chưa trưởng thành có chiều cao từ 0,5–
1m là 160 cây, cây nhỏ có chiều cao từ 0,1–0,5m là 62 cây (Bảng 2). Tỷ lệ cây con nảy mầm
trong tự nhiên có độ tuổi từ 0–3 tháng tái sinh nhiều, nhưng cây con sống sót sau 1 n m tuổi
cịn lại rất thấp, chưa thống kê được.
Bảng 2: Cây Hoàng liên ô rô điều tra mọc theo các độ cao khác nhau
Cao tuyệt đối (m)
Giai đoạn
1300
1400
1500
1600
1700
1800
1900
2000
phát triển của cây
Cây đã trưởng thành
cao >1 m:

*

3


19

57

131

52

20

*


Cây chưa trưởng thành
*
4
16
43
70
20
7
*
cao 0,5–1 m
Cây nhỏ trên hai n m
*
3
*
10
35
10

4
*
cáo 0,1–0,5 m
Ghi chú: * (Khơng tìm thấy cây mọc)
Kết quả nghiên cứu thực địa tại khu vực núi Langbian cho thấy cây Hồng liên ơ rơ mọc
ở độ cao từ 1400–1900m, nhưng phổ biến nhất là ở độ cao từ 1600–1800m. Kết quả này cũng
phù hợp với tài liệu về điều tra Hồng liên ơ rơ được mơ tả trong Sách đỏ Việt Nam, cũng phù
hợp nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ (1991) trong báo cáo cây Hoàng liên ô rô mọc ven rừng
núi cao Đà Lạt.
Kết quả nghiên cứu thực địa tại khu vực núi Langbian cho thấy Hồng liên ơ rơ là cây ưa
bóng, lẫn một số cây gỗ và cây bụi khác, ở một số khu vực cây đã trưởng thành, nhưng khi
cây gỗ hay cây bụi bị chặt thì cây Hồng liên ơ rơ vẫn tồn tại. Kết quả này cũng phù hợp với
tài liệu về nơi sống và sinh thái của cây Hoàng liên ô rô được nêu trong Sách đỏ Việt Nam.
Nhiệt độ và độ ẩm tại khu vực được khảo sát cũng phù hợp với Địa chí Lâm Đồng về điều
kiện tự nhiên khí hậu của huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Ngồi khu vực núi Langbian qua khảo sát các khu vực lân cận cịn phát hiện thấy Hồng
liên ơ rơ phân bố ở tiểu khu 130 Long Lanh, Đa Nhim, Lạc Dương với tọa độ X = 0242512, Y
= 1337639 với độ cao 1436 m đến tọa độ X = 0242512, Y = 1337639 với độ cao 1630m.

Hình 2. Sự phân bố của cây Hồng liên ơ rơ tại khu vực núi Langbian, huyện Lạc Dương
KẾT LUẬN
- Đã xác định khu phân bố chủ yếu của cây Hồng liên ơ rơ, chúng phân bố ở tọa độ X =
219648, Y = 1330816 với độ cao 1463m đến tọa độ X = 218788, Y = 1331836 với độ cao
1929m và mọc ở độ cao từ 1400–1900m, nhưng chủ yếu phân bố là ở độ cao 1600–1800m.


- Số lượng cây cao từ 0,1m trở lên là 504 cây. Chúng mọc ven rừng lá rậm thường xanh,
cây có một phần ưa sáng. Ánh sáng ban ngày từ 620–18499 lux, nhiệt độ 22–300C, độ ẩm
khơng khí 60–85%.
- Ngồi khu vực núi Langbian còn thấy cây mọc tại khu vực Long Lanh – Đa Nhim,

huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng và chúng cũng mọc ở độ cao 1400–1600m, ven rừng lá
rậm thường xanh.
(
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ V n Chi, Trần Hợp, 2002. Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 2, 3. Nhà xuất bản Giáo dục,
thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nơng V n Duy, Nguyễn Thị Lang, 2008. Tuyển tập cơng trình nghiên cứu khoa học cơng
nghệ. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
3. Nguyễn Thượng Đồng và cs, 2006. Nghiên cứu thuốc từ thảo dược (Giáo trình Sau đại
học). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Phạm Hoàng Hộ, 1991. Cây Cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Thanh Nguyên, Nguyễn Cao Xuân Viên, 2011. Nghiên cứu xác định khả n ng
nhân giống Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis DC.) bằng phương pháp giâm hom. Tạp
chí khoa học Lâm nghiệp, số 3, trang 1861–1866.
6. Nguyễn Tập, 2007. Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Mạng lưới lâm sản ngoài
gỗ Việt Nam.
7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 1996. Sách đỏ Việt Nam, Phần Thực vật. Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, 2011. Địa chí Lâm Đồng, Nhà xuất bản V n hóa Dân
tộc.
9. Joanne M. Picone, Hazel S. MacTavish, Robin A. Clery, 2002. Emission of floral
volatiles from Mahonia japonica (Berberidaceae), Phytochemistry, 60 (611–617).
10. Weicheng Hu, Ling Ling Yu, Myeong - Hyeon Wang, 2011. Antioxidant and
antiproliferative properties for water extract from Mahonia bealei (Fort.) Carr. Leaves,
Food and chenmical toxicology, 49 (799–806).

THE INVESTIGATION ON DISTRIBUTION OF MAHONIA NEPALENSIS DC.
BERBERIDACEAE IN LANGBIAN MOUNTAINOUS AREA OF LAMDONG
PROVINCE
Vu Kim Cong, Nguyen Thi Lang, Nong Van Duy

Tay Nguyen Institute of Biology
SUMMARY
We investigated distribution of the Mahonia nepalensis DC. on an area of 450 hectares
belonging to the Langbian mountain of the Lacduong district, Lamdong province and some
other neighboring areas. The result showed that this species distributed at altitudes between
1400m and 1900m; however,they grew wellat 1600 and 1800m asl. By setting up 60 plots and
counting the number of trees with over 0.1 m in height, 504 trees were found. They
distributed in coastal evergreen forests where the light intensity, temperature and humidity
measured under Mahonia nepalensis DC. canopy were 620 -18499 lux, 22–300C and 60–85%,
respectively. In addition, we also found the Mahonia nepalensis DC. distributed in the
evergreen forests of the Long Lanh – Da Nhim area of Lac Duong district, Lam Dong
province at the elevations of 1400–1600m.
Keywords: Mahonia nepalensis DC., Langbian mountain, Lam Dong
Ngƣời thẩm định: PGS.TS. Võ Đại Hải


ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT
RỪNG TRỒNG KEO LAI 9,5 NĂM TUỔI Ở QUẢNG TRỊ
Nguyễn Huy Sơn, Hoàng Minh Tâm
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Trồng rừng thâm canh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng hiện nay là vấn đề được rất
nhiều người quan tâm. Các dòng Keo lai BV10, BV16 và BV32 là những giống tiến bộ kỹ thuật đã được
công nhận và được sử dụng để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng
sinh trưởng cũng như năng suất rừng trồng sau 9,5 năm tuổi ở Đông Hà - Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu
cho thấy mật độ trồng ban đầu, phân bón lót và bón thúc năm thứ 2 có ảnh hưởng chưa rõ đến tỷ lệ sống
của rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi. Vì ở giai đoạn 9,5 năm rừng trồng đã quá thành thục công nghệ so
với mục tiêu kinh doanh gỗ nhỏ chu kỳ 7 năm, nên các cá thể trong quần thể có sự cạnh tranh nhau gay
gắt về không gian dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng tỉa thưa tự nhiên rất mạnh, tỷ lệ sống chỉ còn từ 4460% so với mật độ trồng ban đầu. Ở giai đoạn 9,5 năm tuổi, mật độ hiện tại có ảnh hưởng khá rõ đến
khả năng sinh trưởng cũng như năng suất và chất lượng rừng, ở những công thức mật độ hiện tại thấp

nhất từ 722-738 cây/ha thì có khả năng sinh trưởng D1,3 cao nhất và đạt trung bình từ 17,22-17,49cm, số
cây có D1,3≥18cm chiếm 42,55-43,75%, nhưng năng suất gỗ cây đứng lại không cao. Ngược lại, ở những
cơng thức có mật độ cao nhất từ 968-999 cây/ha thì cho năng suất gỗ cây đứng cao nhất, nhưng khả
năng sinh trưởng D1,3 lại thấp nhất và tỷ lệ số cây có D1,3≥18cm khá thấp, chỉ chiếm từ 15-26%. Vì vậy,
cần phải khai thác hoặc tỉa thưa ngay, nếu áp dụng biện pháp tỉa thưa thì mật độ để lại từ 400-500 cây/ha
để kinh doanh gỗ lớn là phù hợp.
Từ khóa: Rừng trồng Keo lai, Năng suất, Phân bón, Mật độ, Quảng Trị
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trồng rừng thâm canh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng hiện nay là vấn đề được rất
nhiều người quan tâm. Tuy trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng là một hệ thống các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh được phối hợp với nhau một cách liên hoàn, nhưng phải xác định được các biện
pháp kỹ thuật mũi nhọn để đầu tư thích hợp thì mới tạo ra sự đột phá về năng suất và chất lượng rừng
trồng. Trong phạm vi một phần nội dung nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước (KC.06.05.NN)
giai đoạn 2001-2005 thực hiện tại Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ đã kế thừa
các giống Keo lai là giống Quốc gia gồm các dịng vơ tính BV10, BV16 và BV32, biện pháp kỹ thuật
mũi nhọn được xác định là mật độ và phân bón. Nhưng do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên báo cáo
tổng kết đề tài khi kết thúc chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của mật độ cũng như phân bón lót và
bón thúc năm thứ 2 tới khả năng sinh trưởng và năng suất rừng trồng ở giai đoạn cuối chu kỳ kinh
doanh. Vì vậy, bài viết này xin giới thiệu bổ sung kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của mật độ và
phân bón tới khả năng sinh trưởng và năng suất rừng trồng Keo lai sau 9,5 năm trồng (11/2002-6/2012)
để làm cơ sở tham khảo và áp dụng trong sản xuất ở những nơi có điều kiện lập địa tương tự.
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Số liệu về đặc điểm khí hậu và đất đai ở khu vực nghiên cứu được kế thừa từ báo cáo tổng kết
đề tài cấp Nhà nước KC.06.05.NN (Nguyễn Huy Sơn, 2006). Cây con Keo lai sử dụng để bố trí thí
nghiệm được tạo bằng phương pháp giâm hom từ các giống đã được công nhận là giống Quốc gia gồm
các dòng BV10, BV16 và BV32, phương thức trồng rừng là thuần lồi, nhưng tỷ lệ hỗn hợp của 3 dịng
Keo lai là 1:1:1. Xử lý thực bì và làm đất bằng phương pháp cơ giới, cày lật đất toàn diện sâu 20-25cm,
cày rạch hàng bằng cày ngầm sâu 40cm, cuốc hố thủ cơng 30x30x30cm. Bố trí thí nghiệm theo phương
pháp khối ngẫu nhiên lặp lại 3 lần. Trong đó, thí nghiệm về mật độ gồm 3 công thức: 1.330 cây/ha
(3x2,5m); 1.660 cây/ha (3x2m); 2.500 cây/ha (2x2m), phân bón đồng nhất cho các công thức là 200g

NPK (5:10:3) kết hợp 100g vi sinh Sơng Gianh. Thí nghiệm phân bón lót gồm 9 công thức như sau:
- CT1: 50g NPK (5:10:3) + 100g VS Sông Gianh;
- CT2: 100g NPK (5:10:3) + 100g VS Sông Gianh;

1


- CT3: 200g NPK (5:10:3) + 100g VS Sông Gianh;
- CT4: 150g NPK (5:10:3);
- CT5: 100g NPK (5:10:3) + 200g VS Sông Gianh;
- CT6: 100g NPK (5:10:3) + 300g VS Sông Gianh;
- CT7: 200g VS Sông Gianh khi trồng + 100g NPK sau khi trồng 1 tháng;
- CT8: 300g VS Sông Gianh;
- CT9: 100g NPK (như sản xuất làm đối chứng).
Mật độ trồng ở các cơng thức bón phân trên đồng nhất là 1.660 cây/ha, bón thúc năm thứ 2 lặp
lại giống như bón lót. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học có sự trợ giúp của các phần
mềm trên máy tính điện tử như Excel và SPSS (Nguyễn Hải Tuất và các cộng sự, 2005 và 2006).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Khái quát đặc điểm khí hậu và đất đai khu vực thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí tại khu rừng thực nghiệm của Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp
vùng Bắc Trung Bộ (Cam Lộ, Quảng Trị). Đặc điểm khí hậu của khu vực nghiên cứu khá khắc nghiệt,
mùa mưa ngắn và bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 1 năm sau, nhiều bão và mưa lớn tập trung từ
tháng 11-12 hằng năm, lượng mưa trung bình từ 2.200-2.400 mm/năm, tháng có nhiệt độ thấp nhất là
tháng 1 (18,50C); độ ẩm khơng khí trung bình từ 85-90%, nhưng mỗi năm có từ 2-3 tháng có độ ẩm
khơng khí thấp dưới 50%.
Bảng 1. Kết quả phân tích đất ở khu vực thí nghiệm
Dễ tiêu
Ký hiệu
Al+3
Thành

Độ sâu
Mùn
N
(mg/100g)
tên phẫu
pHKCl
C/N
di
phần
(cm)
(%)
(%)
diện đất
động
cơ giới
P2O5
K2O
0-15
4,21
1,64
0,087
10,92
2,85
11,70
5,15
Thịt nhẹ
CL1
15-35
4,26
1,17

0,081
8,39
1,90
8,03
4,87
Thịt TB
35-50
4,30
1,33
0,089
8,65
2,00
8,08
4,23
Thịt TB
0-15
4,25
1,88
0,082
14,00
3,90
10,91
2,00
Thịt nhẹ
CL2
15-35
4,12
1,45
0,086
8,90

0,68
7,69
4,21
Thịt TB
35-50
4,17
1,17
0,069
7,08
1,32
6,96
4,19
Thịt TB
Đất ở khu vực thí nghiệm là đất feralit phát triển trên phiến thạch sét (Fs), độ dầy tầng đất từ 50100 cm, độ dốc <150, thực bì trước khi trồng rừng chủ yếu là cây bụi tái sinh thưa thớt sau khai thác
rừng Keo lá tràm. Kết quả phân tích các mẫu đất ở bảng 1 cho thấy đất ở khu vực thí nghiệm khá chua
với độ pHKCl biến động từ 4,1-4,3; hàm lượng mùn và đạm khá thấp; tỷ lệ C/N không cao; hàm lượng
P2O5 ở mức trung bình và K2O ở mức khá; đặc biệt hàm lượng nhôm di động (Al+) khá cao, biến động
từ 4-5 ldl/100g đất; thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình.
Ảnh hƣởng của mật độ đến năng suất và chất lƣợng rừng trồng
Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của rừng trồng
Sau 2 năm trồng, số liệu điều tra được tổng hợp ở bảng 2 cho thấy tỷ lệ sống ở các công thức
mật độ khác nhau đều giảm nhưng không đáng kể, vẫn đạt tỷ lệ đạt khá cao và dao động từ 91,6793,25%, tỷ lệ sống giữa các cơng thức thí nghiệm khác nhau chưa rõ ràng và chỉ hơn kém nhau từ 1-2%.
Vì thế, số cây chết trong giai đoạn này được xem như là ngẫu nhiên do một tác nhân gây hại nào đó như
dế hoặc mối.
Tuy nhiên, sau 9,5 năm trồng tỷ lệ sống ở tất cả các công thức đều giảm mạnh đáng kể, chỉ cịn
từ 49-56%, trong đó tỷ lệ sống giảm mạnh nhất ở công thức mật độ cao nhất (2.500 cây/ha). Tỷ lệ sống
giảm mạnh không phải do Keo lai khơng thích hợp với điều kiện hồn cảnh nơi gây trồng mà là do cạnh
tranh nhau về không gian sinh dưỡng giữa các cá thể trong quần thể đến mức gay gắt dẫn đến tỉa thưa tự
nhiên, số liệu thực tế đã chứng minh hầu hết số cây có đường kính nhỏ dưới 12cm ở các cơng thức thí
nghiệm đều có chiều cao nằm sâu dưới tán rừng và có nguy cơ bị chết trong thời gian tới. Theo kết quả

nghiên cứu ở vùng Đông Nam Bộ của Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2009) thì rừng trồng Keo lai ở giai

2


đoạn từ 5-6 năm tuổi đã cần phải tỉa thưa, chỉ để lại từ 750-850 cây/ha là phù hợp trong giai đoạn phát
triển từ 6-8 năm tuổi. Với hiện trạng rừng như hiện nay ở Đông Hà - Quảng Trị, nếu kinh doanh gỗ lớn
chu kỳ kinh doanh có thể kéo dài tới 15 năm thì cần phải tỉa thưa ngay, chỉ để lại từ 400-500 cây/ha là
thích hợp.
Bảng 2. Tỷ lệ sống và khả năng sinh trƣởng của Keo lai
ở các công thức mật độ khác nhau
N
Cỡ D1,3 (cm)
N
Tỷ lệ
điều
D1.3
Hvn
M
trồng
sống
Vd%
Vh%
3
tra
(cm)
(cm)
(m
/ha)
≥18

15-18
<15
(c/ha)
(%)
(c/ha)
2 năm tuổi (12/2003 – 12/2005)
1330
1.219
91,67
7,14
12,73
7,25
10,86
1660
1.537
92,59
7,11
14,02
7,19
11,89
2500
2.338
93,52
6,19
15,89
6,93
12,42
9,5 năm tuổi (12/2003 – 6/2012)
1330
714

53,65
17,49
18,21
17,52 13,69 37,93 44,83
17,24
160,3
1660
922
55,63
15,89
20,30
18,64 15,45 25,00 43,33
31,67
183,1
2500
1227
49,12
15,13
20,79
17,78 19,63 16,98 37,74
45,28
214,8
Kết quả PTPS giai đoạn 2 năm tuổi: Ft (D1,3) = 222,48; Ft (H) = 53,23; F05 = 6,96
Kết quả PTPS giai đoạn 9,5 năm tuổi: Sig (D1,3) = 0,00; Sig (H) = 0,84
Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và năng suất của rừng trồng
Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng
Số liệu sinh trưởng của rừng trồng Keo lai 2 năm tuổi và kết quả phân tích phương sai được
tổng hợp ở bảng 2 cho thấy khả năng sinh trưởng cả về đường kính ngang ngực (D1,3) và chiều cao vút
ngọn (Hvn) ở các công thức mật độ đều đã khác nhau khá rõ rệt (Ft>F05). Mặc dù mới 2 năm tuổi nhưng
khả năng sinh trưởng về đường kính ở cả 3 cơng thức mật độ đã đạt từ 6,19-7,14cm, cao nhất ở công

thức mật độ 1.330 cây/ha và giảm dần theo chiều tăng của mật độ. Tương tự như vậy, chiều cao trung
bình (H) ở cả ba công thức dao động từ 6,93-7,25m, cao nhất cũng ở công thức mật độ 1.330 cây/ha và
giảm dần theo chiều tăng của mật độ. Ngoài ra, hệ số biến động của cả đường kính và chiều cao ở giai
đoạn này đều có xu hướng tăng dần theo chiều tăng của mật độ, điều này chứng tỏ các cá thể trong rừng
trồng đã có sự phân hóa.
Khác với giai đoạn 2 năm tuổi, số liệu sinh trưởng sau 9,5 năm tuổi và kết quả phân tích phương
sai được tổng hợp ở bảng 2 cho thấy khả năng sinh trưởng riêng về đường kính ngang ngực (D1,3) ở các
cơng thức mật độ vẫn có sự khác biệt khá rõ rệt (Sig <0,05), nhưng chiều cao vút ngọn lại khác nhau
chưa rõ (Sig > 0,05). Ở giai đoạn 9,5 năm tuổi, đường kính trung bình ở cả 3 cơng thức mật độ đều đạt
khá cao và dao động từ 15,1-17,5cm, nhưng ở mật độ 1.330 cây/ha đạt cao nhất và khác biệt khá rõ ràng
với 2 cơng thức cịn lại và khả năng sinh trưởng giảm dần theo chiều tăng của mật độ, mặc dù mật độ
hiện tại khi điều tra ở các cơng thức thí nghiệm chỉ cịn từ 49-56% so với mật độ trồng ban đầu. Chiều
cao trung bình (H) ở cả ba công thức dao động từ 17,5-18,6m, nhưng khác với đường kính, khả năng
sinh trưởng chiều cao đạt cao nhất lại ở công thức mật độ 1.660 cây/ha, tiếp theo là ở công thức mật độ
2.500 cây/ha và thấp nhất lại ở công thức mật độ 1.330 cây/ha. Ngồi ra, hệ số biến động của cả đường
kính và chiều cao ở giai đoạn này đều có xu hướng tăng dần theo chiều tăng của mật độ. Điều này cũng
cho thấy khả năng sinh trưởng cả đường kính và chiều cao của Keo lai ở giai đoạn 9,5 năm tuổi khá phù
hợp với quy luật phân hóa trong quá trình sinh trưởng và phát triển tự nhiên của cây rừng nói chung.
Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất, chất lượng rừng
Mật độ và khả năng sinh trưởng của rừng là 2 yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất của
rừng. Trong phạm vi thí nghiệm này, mặc dù mật độ trồng ban đầu là 1.330 cây/ha, 1.660 cây/ha và
2.500 cây/ha, nhưng sau 9,5 năm trồng chưa qua tỉa thưa nhân tạo thì mật độ hiện tại chỉ còn tương ứng
với các mật độ ban đầu là 714 cây/ha, 822 cây/ha và 1.227 cây/ha. Cùng với sự khác nhau về mật độ,

3


khả năng sinh trưởng ở các công thức cũng khác nhau dẫn đến trữ lượng cây đứng khác nhau, hay nói
cách khác năng suất của rừng trồng cũng khác nhau khá rõ rệt và dao động từ 160,3-214,8 m3/ha, nhưng
năng suất cao nhất là ở công thức 2.500 cây/ha và giảm dần theo chiều giảm của mật độ (bảng 2). Với

kết quả nghiên cứu đã phân tích trên đây kết hợp với kết quả của các nghiên cứu khác đã tham khảo có
thể thấy nếu trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ làm dăm-giấy với mật độ từ 1.330-2.500 cây/ha thì nên khai
thác vào năm thứ 6-8 kể từ khi trồng tùy theo điều kiện lập địa; nếu kinh doanh gỗ nhỏ kết hợp gỗ lớn
cần phải tỉa thưa nhân tạo từ 1-2 lần, lần thứ nhất ở năm thứ 5-6, lần 2 ở năm thứ 9-10, mật độ cuối cùng
chỉ nên để lại từ 400-500 cây/ha là phù hợp, nếu khơng tỉa thưa nhân tạo thì rừng cũng tỉa thưa tự nhiên
gây lãng phí và giảm hiệu quả kinh tế của rừng.
Tuy nhiên, xét về chất lượng rừng, chất lượng rừng ở đây được hiểu là giá trị thương mại của gỗ
tròn và được thể hiện bằng tỷ lệ số cây phân bố theo cỡ đường kính. Kết quả thống kê ở bảng 02 cho
thấy số cây phân bố ở các cỡ đường kính khác nhau giữa các cơng thức mật độ khác nhau khá rõ ràng,
số cây phân bố ở cỡ đường kính ≥18cm chiếm tỷ lệ cao nhất ở công thức mật độ 1.330 cây/ha và giảm
dần theo chiều tăng của mật độ. Nếu tính cỡ đường kính ≥15cm (vì cây có đường kính ≥15cm có giá
tiền cao gấp hơn 2 lần so với đường kính <15cm) thì ở công thức 1.330 cây/ha cũng chiếm tỷ lệ cao nhất
và giảm dần theo chiều tăng của mật độ. Như vậy, trữ lượng của rừng có thể cao nhưng chất lượng thể
hiện bằng giá trị thương mại, hay hiệu quả kinh tế của rừng trồng chưa chắc đã cao.
Ảnh hƣởng của phân bón đến năng suất và chất lƣợng rừng trồng
Căn cứ vào kết quả phân tích đất nơi trồng rừng kết hợp với việc tham khảo cơng thức bón phân
ở các công ty trồng rừng địa phương đã bố trí 9 cơng thức thí nghiệm bón lót khác nhau, trong đó có
cơng thức địa phương làm đối chứng (bón 100gNPK), năm thứ 2 bón thúc lặp lại như khi bón lót, kết
quả thu được sau 2 năm và 9,5 năm trồng được thể hiện ở bảng 3.
Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của rừng trồng
Số liệu tổng hợp được ở bảng 3 cho thấy sau 2 năm trồng tỷ lệ sống ở các cơng thức thí nghiệm
đều khá cao và đạt >80%. Đáng chú ý ở các cơng thức bón từ 100g NPK trở lên đều có tỷ lệ sống thấp
hơn so với các cơng thức bón 50g NPK hoặc khơng bón NPK, điều này có thể suy luận rằng việc bón lót
nhiều phân NPK và trồng cây ngay nếu không đảo đều phân trong hố sẽ dẫn đến cây con ở một số hố bị
chết, hoặc bón thúc năm thứ 2 nếu bón sát gốc và tập trung vào một điểm cũng sẽ làm cho cây bị chết.
Mặc dù sau 2 năm trồng tỷ lệ sống đạt khá cao, nhưng sau 9,5 năm trồng tỷ lệ sống ở các cơng thức bón
phân khác nhau lại giảm khá mạnh, chỉ còn từ 43-60%. Tuy nhiên, phân bón từ năm thứ nhất và năm thứ
hai chắc chắn khơng cịn ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của rừng trồng ở giai đoạn này và cũng có thể khẳng
định rằng cây Keo lai không phải không phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nơi gây trồng mà do quá trình
đấu tranh sinh tồn giữa các cá thể trong quần thể, chủ yếu là cạnh tranh gay gắt về không gian sinh

dưỡng, nhất là về khơng gian đón nhận ánh sáng. Lẽ ra, rừng trồng mật độ từ 1.330-2.500 cây/ha với
mục đích kinh doanh gỗ nhỏ phải được khai thác toàn bộ ở năm thứ 6-8 hoặc phải tỉa thưa từ 1-2 lần vào
các năm thứ 6-7 và 9-10. Vì vậy, tỷ lệ sống ở giai đoạn này chịu ảnh hưởng chủ yếu của qui luật tỉa thưa
tự nhiên trong q trình đấu tranh sinh tồn mà khơng chịu ảnh hưởng của phân bón ở những năm đầu
khi trồng, suy cho cùng thì chế độ ánh sáng đã điều chỉnh tỷ lệ sống ở giai đoạn 9,5 năm tuổi của rừng.
Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất của rừng trồng
Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng
Số liệu được tổng hợp ở bảng 3 cho thấy sau 2 năm trồng, khả năng sinh trưởng cả về đường
kính và chiều cao ở các cơng thức bón phân khác nhau khá rõ rệt (Ft>F05), cao nhất ở các công thức 2 và
3, đạt từ 6,89-7,05cm về đường kính ngang ngực và 7,58-7,73m về chiều cao vút ngọn.
Bảng 3. Tỷ lệ sống và khả năng sinh trƣởng của Keo lai
ở các cơng thức bón phân khác nhau
Cơng
N hiện Tỷ lệ
Cỡ D1,3 (cm)
D1.3
Vd
Hvn
Vh
M
thức
tại
sống
3
(cm)
(%)
(m)
(%)
(m
/ha)

>18
15-18
<15
TN
(c/ha)
(%)
2 năm tuổi (12/2003 – 12/2005)
CT1
1.506
90,74
6,48
14,61
7,64
12,89
-

4


CT2
CT3
CT4
CT5
CT6
CT7
CT8
CT9

1.353
1.414

1.337
1.414
1.429
1.368
1.506
1.445

81,48
85,19
80,56
85,19
86,11
82,40
90,74
87,04

6,89
7,05
6,75
6,67
6,72
6,37
6,19
6,01

13,43
7,73
12,67
12,63
7,58

12,20
13,54
7,41
12,96
14,29
7,23
11,28
14,22
7,22
12,02
16,01
6,89
15,25
16,13
6,93
12,69
22,31
6,55
18,48
9,5 năm tuổi (12/2003 - 6/2012)
CT1
861
51,87 16,11
15,62
19,13
11,58
21,43 46,43 32,14
174,7
CT2
891

53,67 16,03
15,03
18,59
15,32
18,97 51,72 29,31
174,1
CT3
999
60,18 15,52
14,10
18,89
12,13
13,87 49,23 36,90
194,5
CT4
968
58,31 15,67
17,02
19,01
13,77
25,40 38,10 36,47
186,7
CT5
815
49,10 15,71
16,59
19,15
12,54
16,98 41,51 41,51
160,3

CT6
861
51,87 16,29
15,71
19,67
12,78
26,79 44,64 28,57
186,0
CT7
722
43,49 17,49
16,58
20,11
12,23
184,2
42,55 36,17 21,28
CT8
738
44,46 17,22
15,01
19,19
12,14
182,8
43,75 41,67 14,58
CT9
968
58,31 15,31
17,18
19,26
14,11

15,87 44,44 39,69
172,1
Kết quả PTPS giai đoạn 2 năm tuổi: Ft (D1,3) = 44,12; Ft (H) = 88,12; F05 = 2,59
Kết quả PTPS giai đoạn 9,5 năm tuổi: Sig (D1,3) = 0,00; Sig (H) = 0,11
Sau 9,5 năm trồng, khả năng sinh trưởng cả về đường kính và chiều cao của các cơng thức thí
nghiệm đạt khá cao, đường kính trung bình dao động từ 15,31-17,49cm, chiều cao trung bình dao động
từ 19,01-20,11m. Kết quả phân tích phương sai cho thấy khả năng sinh trưởng riêng của đường kính
giữa các cơng thức thí nghiệm có sự khác nhau khá rõ rệt (Sig<0,05), nhưng khả năng sinh trưởng về
chiều cao thì khác nhau chưa rõ rệt (Sig>0,05), điều này cũng khá phù hợp với các quy luật tự nhiên của
rừng ở giai đoạn thành thục, khả năng sinh trưởng chiều cao ở giai đoạn này rất chậm. Mặt khác, hệ số
biến động của đường kính khá lớn và dao động từ 14,10-17,18%, hệ số biến động của chiều cao thấp
hơn và phần lớn chỉ dao động từ 11-12%, điều đó chứng tỏ đường kính có sự phân hóa mạnh hơn chiều
cao.
Tuy nhiên, khả năng sinh trưởng cả về đường kính và chiều cao trong các cơng thức thí nghiệm
ở giai đoạn 9,5 năm tuổi hầu như rất ít chịu ảnh hưởng của phân bón lót và bón thúc năm thứ 2, mà chịu
ảnh hưởng khá rõ vào mật độ hiện tại. Số liệu ở bảng 3 đã chứng minh cho thấy mật độ hiện tại cịn thấp
nhất ở 2 cơng thức 7 và 8 (722-738 cây/ha) thì khả năng sinh trưởng về đường kính đạt cao nhất và dao
động từ 17,22-17,49cm và chiều cao trung bình cũng dao động từ 19,19-20,11m. Ngược lại, ở những
cơng thức mật độ hiện tại cịn khá cao như ở các công thức 3, 4 và 9 đều có từ 968-999 cây/ha thì khả
năng sinh trưởng đường kính lại thấp nhất, dao động từ 15,31-15,67cm.
Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng rừng
Như đã phân tích ở trên, khả năng sinh trưởng cả đường kính và chiều cao ở giai đoạn 9,5 năm
tuổi rất ít hoặc khơng chịu ảnh hưởng của phân bón ban đầu, mà phụ thuộc chủ yếu vào mật độ hiện tại
khi điều tra, hay nói cách khác phân bón lót và bón thúc năm thứ hai ít ảnh hưởng tới khả năng sinh
trưởng cũng như năng suất của rừng sau 9,5 năm trồng. Do vậy, số liệu ở bảng 3 cho thấy ở hai cơng
thức 2 và 3 có mật độ cao nhất (968-999 cây/ha) nên trữ lượng cây đứng của rừng cũng đạt cao nhất và
dao động từ 186,7-194,5m3/ha. Riêng cơng thức thứ 9 tuy có mật độ hiện tại khá cao (968 cây/ha) nhưng
do ảnh hưởng của phân bón đã sinh trưởng kém ngay từ giai đoạn đầu (1-2 năm tuổi) nên ở giai đoạn 9,5
năm tuổi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng đến năng suất và chỉ đạt 172,1 m3/ha.
Ngoài ra, chất lượng rừng cũng được đánh giá thông qua tỷ lệ số cây phân bố theo cỡ đường

kính. Tỷ lệ số cây có đường kính ngang ngực từ 15cm trở lên, đặc biệt là tỷ lệ số cây từ 18cm trở lên

5


chiếm cao nhất (42-44%) và tỷ lệ số cây có đường kính dưới 15cm thấp nhất ở các cơng thức có mật độ
hiện tại thấp nhất (cơng thức 7 và 8).
Như vậy, phân bón lót và bón thúc năm thứ 2 ảnh hưởng chưa rõ tới khả năng sinh trưởng cũng
như năng suất và chất lượng rừng trồng Keo lai ở giai đoạn 9,5 năm tuổi, nhưng không gian sống cho
mỗi cá thể là rất quan trọng mà ở đây ánh sáng là nhân tố chủ yếu điều tiết tỷ lệ sống cũng như ảnh
hưởng tới khả năng sinh trưởng và năng suất chất lượng rừng ở giai đoạn này.

H nh Rừng trồng Keo lai ở Đông Hà - Quảng Trị
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Từ những kết quả thu được trong phạm vi thí nghiệm ở Đơng Hà - Quảng Trị đã phân tích ở trên
kết hợp với các tài liệu tham khảo, có thể rút ra một số kết luận như sau:
- Mật độ trồng ban đầu cũng như phân bón lót và bón thúc năm thứ 2 ảnh hưởng chưa rõ đến tỷ
lệ sống của rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Đông Hà - Quảng Trị. Tuy nhiên, tỷ lệ sống ở giai đoạn
này chủ yếu là do cạnh tranh không gian sinh dưỡng dẫn đến tỉa thưa tự nhiên và chỉ còn 44-60% so với
mật độ trồng ban đầu.
- Mật độ trồng ban đầu cũng như mật độ hiện tại khi điều tra có ảnh hưởng khá rõ đến khả năng
sinh trưởng và năng suất cũng như chất lượng rừng trồng Keo lai ở giai đoạn 9,5 năm tuổi. Ở công thức
mật độ thấp nhất (N ban đầu là 1.330 cây/ha và N hiện tại cịn 714 cây/ha) thì khả năng sinh trưởng và
chất lượng rừng đạt cao nhất, nhưng năng suất gỗ lại thấp nhất. Ngược lại, ở công thức mật độ cao nhất
(N ban đầu là 2.500 cây/ha và N hiện tại cịn 1.227 cây/ha) thì khả năng sinh trưởng và chất lượng rừng
thấp nhất, nhưng năng suất gỗ cây đứng lại đạt cao nhất.
- Phân bón lót và bón thúc năm thứ 2 tuy có ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng của
rừng trồng Keo lai 2 tuổi; nhưng ở giai đoạn 9,5 tuổi, khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng rừng
lại chịu ảnh hưởng chủ yếu vào mật độ hiện tại, những công thức mật độ cao nhất thì trữ lượng cây đứng

cũng đạt cao nhất (186,7-194,5m3/ha), nhưng tỷ lệ số cây có đường kính ≥15cm lại thấp và số cây
<15cm lại cao (36-39%). Ngược lại, những cơng thức mật độ thấp nhất (722-738 cây/ha) thì khả năng
sinh trưởng cũng như tỷ lệ số cây có đường kính ≥15cm, đặc biệt số cây ≥18cm lại đạt cao nhất. Vì thế,
hiệu quả kinh tế ở những cơng thức có mật độ thấp có thể đạt cao hơn các công thức mật độ cao.
Đề nghị
- Với điều kiện sinh thái tương tự như nơi trồng rừng thí nghiệm ở Đông Hà - Quảng Trị, nếu
trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ cung cấp nguyên liệu dăm-giấy chỉ nên trồng với mật độ từ 1.330-1660
cây/ha, bón lót khi trồng từ 150-200g NPK (5:10:3) kết hợp với 100g vi sinh Sông Gianh, bón thức năm
thứ hai với liều lượng tương tự, nên khai thác vào năm thứ 7 là hợp lý.
- Nếu trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ kết hợp gỗ lớn với chu kỳ 10-15 năm nên trồng với mật độ
từ 1.660-2.500 cây/ha, bón lót và bón thúc năm thứ 2 giống như với rừng gỗ nhỏ, nhưng cần tỉa thưa 1-2
lần vào các năm thứ 6-7 và 9-10; mật độ để lại sau lần tỉa thưa thứ nhất từ 750-850 cây/ha, mật độ để lại
sau lần tỉa thưa thứ hai từ 400-500 cây/ha.

6


- Với hiện trạng rừng thí nghiệm 9,5 năm tuổi ở Đông Hà - Quảng Trị như hiện nay cần phải
khai thác hoặc tỉa thưa ngay, nếu tỉa thưa chỉ để lại từ 400-500 cây/ha để cung cấp gỗ lớn vào năm thứ
15 hoặc lâu hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Huy Sơn (2006). Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên
liệu cho xuất khẩu. Báo cáo tổng kết khoa học đề tài cấp Nhà nước, mã số KC.06.05.NN. Viện Khoa
học lâm nghiệp Việt Nam.
2. Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2009). Ảnh hưởng của tỉa thưa đến sinh trưởng và năng suất gỗ rừng
trồng Keo lai ở Đơng Nam Bộ. Tạp chí Nơng nghiệp & Phát triển nông thôn, số 4/2009, trang 103107.
3. Nguyễn Hải Tuất và các cộng sự (2005). Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu
trong lâm nghiệp. NXB Nông ngiệp, Hà Nội - 2005.
4. Nguyễn Hải Tuất và các cộng sự (2006). Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp,
Hà Nội – 2006.

INFLUENCE OF DENSITY AND FERTILIZER ON PRODUCTIVITY OF 9.5 YEAR-OLD
ACACIA HYBRID PLANTATION AT QUANGTRI
Nguyen Huy Son and Hoang Minh Tam
Vietnamese Academy of Forest Sciences
SUMMARY
Intensive forest plantation to improve productivity and quality of forests has been concerned . The
Acacia hybrid clones BV10, BV16 and BV32 that were approved by MARD as technical germplasms
were used to study on influences of density and fertilizer on the growth and productivity of 9.5 year-old
plantation in Dong Ha - Quang Tri. The result showed that initial planting density, basal and top
dressing fertilizing applications at the 2nd year period did not strongly affect survival percentage of 9.5
year-old Acacia hybrid plantation as the plantation was too mature for small timber business which was
normally 7 years old. Competition for nutrient resources amongst individuals in the polulationresulted in
strongly natural thinning and the survival rate reduced, ranging from 44 to60%, compared with the
initial planting density and affected the growth and quality of plantation. The growth in D1.3 for the
lowest density treatments (722 - 738 trees/ha) was the best with 17.22 - 17.49 cm in which proportion
of trees having D1,3 over 18cm were 42.55 - 43.75%; however, timber productivity of standing tree was
not high. In contrast, the highest density treatments (968 - 999 trees/ha) obtained the highest
productivity of standing tree althoughthe D1.3 was the lowest and the proportion of trees with D1.3 ≥
18cm was quite low with 15-26%. Therefore, the plantation needs to be thinned and the final density
should be from 400-500 trees /ha for sawlog production.
Keywords: Acacia hybrid plantation, Fertilizer, Density, Productivity, Quang Tri province
Ngƣời thẩm định: PGS.TS. Võ Đại Hải

7


×