Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

NGUYỄN QUỐC CHUNG NGHIÊN cứu bào CHẾ và ĐÁNH GIÁ CHẾ PHẨM làm SẠCH DA và tóc CHO TRẺ KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 69 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN QUỐC CHUNG
MÃ SINH VIÊN: 1601090

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
VÀ ĐÁNH GIÁ CHẾ PHẨM
LÀM SẠCH DA VÀ TÓC CHO TRẺ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
TS. Trần Thị Hải Yến
Nơi thực hiện:
Bộ môn Bào chế

HÀ NỘI - 2021


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Hải Yến, người
thầy đã luôn động viên, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong q trình học tập làm khóa luận này.
Tơi xin cảm ơn Cơng Ty Cổ Phần Hóa Chất Đại Dương Xanh (BOCC) đã hỗ trợ
nguyên vật liệu cho đề tài của tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn đến tồn thể các thầy cơ, các anh chị kỹ thuật viên, anh
chị và các bạn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học tại bộ môn Bào chế - Trường Đại
học Dược Hà Nội đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin cảm ơn các thầy cô và các bạn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học tại
bộ mơn Hóa phân tích và Độc chất - Trường đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp
đỡ để tơi có thể sử dụng thiết bị của bộ môn trong quá trình thực hiện khóa luận.


Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại học Dược
Hà Nội đã tâm huyết truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt 5 năm học tập
tại trường.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, cảm ơn những người anh,
chị, em, người bạn đã luôn ở bên ủng hộ, quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống
và học tập, giúp tơi có thêm động lực để học tập, rèn luyện và nghiên cứu tại Trường Đại
học Dược Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2021
Sinh viên

Nguyễn Quốc Chung


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .............................................................................................. 2
1.1. Tổng quan về sinh lý da và tóc trẻ em .................................................................... 2
1.1.1. Tổng quan về sinh lý da trẻ em ............................................................................ 2
1.1.2. Tổng quan về sinh lý tóc trẻ em........................................................................... 4
1.2. Tổng quan về các sản phẩm chăm sóc da và tóc cho trẻ ...................................... 5
1.2.1. Các yêu cầu cơ bản đối với sản phẩm chăm sóc da và tóc cho trẻ ...................... 5
1.2.2. Tổng quan các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ ..................................................... 5
1.2.3. Thành phần cơ bản của chế phẩm làm sạch da và tóc cho trẻ ............................. 7
1.3. Tổng quan về dịch chiết lô hội .............................................................................. 10
1.3.1. Một số thành phần có hoạt tính trong lá lơ hội .................................................. 10
1.3.2. Công dụng của dịch chiết lô hội trong lĩnh vực dược mỹ phẩm ....................... 11

1.4. Một số phương pháp đánh giá kích ứng và ăn mịn mắt .................................... 13
1.4.1. Thí nghiệm thử kích ứng và ăn mịn mắt cấp tính trên thỏ (OECD 405) .......... 14
1.4.2. Phương pháp kiểm tra độ mờ đục và độ thấm của giác mạc bò (BCOP, OECD
437) .............................................................................................................................. 14
1.4.3. Phương pháp sử dụng biểu mô tái tạo giống giác mạc người (RhCE, OECD 492)
..................................................................................................................................... 14
1.4.4. Phương pháp đánh giá khả năng gây kích ứng mắt trên màng đệm trứng gà (HETCAM Test) ................................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 16
2.2. Hóa chất, nguyên liệu, thiết bị và động vật thí nghiệm ...................................... 16
2.2.1. Hóa chất và nguyên liệu sử dụng ....................................................................... 16
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu ............................................................................................ 16
2.2.3. Động vật nghiên cứu .......................................................................................... 17


2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 17
2.4.1. Phương pháp chiết xuất dịch chiết lô hội .......................................................... 17
2.4.2. Phương pháp bào chế chế phẩm làm sạch da và tóc cho trẻ em có chứa dịch chiết
lơ hội ............................................................................................................................ 17
2.4.3. Phương pháp đánh giá một số đặc tính của chế phẩm làm sạch da và tóc cho trẻ
..................................................................................................................................... 20
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 23
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...................................... 24
3.1. Xây dựng công thức chế phẩm làm sạch da và tóc cho trẻ ................................ 24
3.1.1. Khảo sát nồng độ natri laureth sulfat ................................................................. 24
3.1.2. Khảo sát nồng độ cocamidopropyl betain ......................................................... 28
3.1.3. Khảo sát nồng độ natri lauroyl sarcosinat ......................................................... 31
3.1.4. Khảo sát nồng độ dịch chiết lô hội .................................................................... 34
3.2. Đánh giá khả năng gây kích ứng mắt ................................................................... 39

3.3. So sánh chế phẩm làm sạch và tóc cho trẻ co chứa dịch chiết lô hội với một số
sản phẩm trên thị trường ............................................................................................. 40
3.3.1. So sánh một số đặc tính hóa lý của chế phẩm làm sạch da và tóc có chứa dịch
chiết lơ hội cho trẻ với sản phẩm trên thị trường......................................................... 40
3.3.2. Đánh giá khả năng gây kích ứng mắt của chế phẩm Johnson's® Baby ............ 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

CAPB

Cocamidopropyl betain

CDH

Chất diện hoạt

CT

Công thức

D/N

Dầu trong nước


DĐVN

Dược điển Việt Nam

MTT

3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyl tetrazolium bromide

N/D

Nước trong dầu

NaCl

Natri clorid

NaOH

Natri hydroxid

NMF

Natural Moisturizing Factor (yếu tố giữ ẩm tự nhiên)

NSX

Nhà sản xuất

OECD


Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development)

SC

Stratum corneum (lớp sừng)

SLES

Natri laureth sulfat

SLSar

Natri lauroyl sarcosinat

TEWL

Transepidermal water loss (mất nước qua da)

TKHH

Tinh khiết hóa học

w/v

Khối lượng trên thể tích


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần và công dụng một số nhóm chất có hoạt tính trong lơ hội ............. 10
Bảng 2.1. Hóa chất và nguyên liệu sử dụng ....................................................................... 16
Bảng 2.2. Vai trị các thành phần trong cơng thức ............................................................. 18
Bảng 2.3. Bảng điểm đánh giá sự ly giải, xuất huyết và đông máu trong thử nghiệm HETCAM ................................................................................................................................... 23
Bảng 2.4. Phân loại kích ứng theo hệ thống điểm HET-CAM .......................................... 23
Bảng 3.1. Công thức khảo sát nồng độ natri laureth sulfat ................................................ 24
Bảng 3.2. Công thức khảo sát nồng độ cocamidopropyl betain ......................................... 28
Bảng 3.3. Công thức khảo sát nồng độ Natri Lauroyl Sarcosinat ...................................... 32
Bảng 3.4. Một số công thức chế phẩm chứa dịch chiết lô hội ........................................... 35
Bảng 3.5. Kết quả phân loại kích ứng mắt của công thức 19 ............................................. 39
Bảng 3.6. Kết quả phân loại kích ứng mắt của cơng thức 26 ............................................. 39
Bảng 3.7. Kết quả phân loại kích ứng mắt của Johnson's ® Baby và so sánh với CT26 . 43
Bảng 3.8. Thành phần của CT26 và Johnson's® Baby ...................................................... 43


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Sự khác nhau về cấu trúc của da người lớn và da em bé ..................................... 2
Hình 1.2. Chu kỳ phát triển của tóc ...................................................................................... 4
Hình 2.1. Sơ đồ các bước bào chế chế phẩm làm sạch da và tóc cho trẻ có chứa dịch chiết
lơ hội ................................................................................................................................... 19
Hình 2.2. Ảnh chụp các phản ứng CAM ............................................................................ 22
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên độ nhớt của chế phẩm theo tốc độ trượt của CT3
đến CT7 .............................................................................................................................. 25
Hình 3.2. Thể tích bọt đo được theo thời gian của CT1 đến CT7 ...................................... 26
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi thời gian thấm ướt từ CT1 đến CT7 ..................... 27
Hình 3.4. Mực tập trung chủ yếu ở phần nước ................................................................... 27
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên độ nhớt của chế phẩm theo tốc độ trượt của CT6,
CT10 và CT11 .................................................................................................................... 29
Hình 3.6. Thể tích bọt đo được theo thời gian của CT6, C8 đến CT11 ............................. 30
Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi thời gian thấm ướt của CT6 và CT8 đến CT11 .... 31

Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên độ nhớt của chế phẩm theo tốc độ trượt của CT6,
CT12 đến CT15 .................................................................................................................. 33
Hình 3.9. Thể tích bọt đo được theo thời gian của CT6, C12 đến CT15 ........................... 33
Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi thời gian thấm ướt của CT6 và CT12 đến CT15 34
Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên độ nhớt của chế phẩm theo tốc độ trượt của CT16
đến CT20 ............................................................................................................................ 36
Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên độ nhớt của chế phẩm theo tốc độ trượt của CT21
đến CT26 ............................................................................................................................ 37
Hình 3.13. Thể tích bọt đo được theo thời gian từ CT16 đến CT26 .................................. 37
Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi thời gian thấm ướt từ CT16 và CT20 và từ CT21
đến CT26 ............................................................................................................................ 38
Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên độ nhớt của chế phẩm theo tốc độ trượt của CT26
và Johnson's® Baby ........................................................................................................... 41
Hình 3.16. Thể tích bọt đo được theo thời gian của CT26 và Johnson's ® Baby ............... 42


ĐẶT VẤN ĐỀ
Các sản phẩm chăm sóc cho trẻ đại diện cho một danh mục sản phẩm rất đặc biệt
được phát triển dành riêng cho làn da mỏng manh của trẻ. Vì làn da nhạy cảm có phần dễ
bị tổn thương hơn so với người lớn, các sản phẩm dành cho trẻ em phải được thiết kế cẩn
thận để tạo ra đặc tính dịu nhẹ và an tồn. Do đó, việc phát triển các sản phẩm mỹ phẩm
cho trẻ ngày càng được quan tâm rộng rãi, đặc biệt là các sản phẩm làm sạch và bảo vệ
trong đó có dầu gội và sữa tắm. Hiện nay, các sản phẩm làm sạch cho trẻ thường được sử
dụng để tắm và gội đồng thời vì vậy việc nghiên cứu bào chế các cơng thức kết hợp làm
sạch cả da và tóc cho trẻ rất có ý nghĩa.
Ngồi ra, việc ứng dụng các thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên trong mỹ phẩm
ngày càng phổ biến, đặc biệt trong các sản phẩm cho trẻ do nó mang đến nhiều lợi ích, đặc
biệt là hạn chế được khả năng gây kích ứng của hóa chất.
Từ lâu lơ hội được trồng ở nhiều nơi trên nước ta, được biết đến là một trong những
thành phần quan trọng trong lĩnh vực mỹ phẩm. Gel lô hội giúp làm sạch da, giữ ẩm, chống

lão hóa, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho da [48]. Nó được ứng dụng trong các sản
phẩm cho trẻ với mục đích chính là làm dịu và chống viêm [7].
Với mong muốn tạo ra loại dầu gội và sữa tắm kết hợp có đặc tính dịu nhẹ, đồng
thời ứng dụng dịch chiết lô hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, chúng tôi thực hiện đề
tài “Nghiên cứu bào chế và đánh giá chế phẩm làm sạch da và tóc cho trẻ” với các mục
tiêu:
1. Bào chế được chế phẩm làm sạch da và tóc cho trẻ có chứa dịch chiết lô hội.
2. Đánh giá chế phẩm bào chế được và so sánh với sản phẩm lưu hành trên thị
trường.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về sinh lý da và tóc trẻ em
1.1.1. Tổng quan về sinh lý da trẻ em
Da là một cơ quan đa chức năng đóng vai trị là hàng rào bảo vệ, có tầm quan trọng
lớn trong việc tăng cường bảo vệ cơ học, điều nhiệt, giám sát miễn dịch và ngăn ngừa sự
mất nước trong cơ thể [54].
Trước đây người ta cho rằng chức năng của hàng rào da đã đạt đến độ trưởng thành
khi thai nhi được 34 tuần tuổi. Tuy nhiên, dữ liệu gần đây cho thấy da trẻ vẫn tiếp tục phát
triển đến hết 12 tháng sau khi sinh [50]. Da của trẻ sơ sinh phải trải qua một quá trình dần
dần thích nghi với mơi trường bên ngồi tử cung, do đó cần phải được chăm sóc cẩn thận
trong giai đoạn này. Da trẻ rất nhạy cảm và mỏng manh. Hơn nữa, khi so sánh với da của
trẻ đủ tháng, da của trẻ sinh non thậm chí cịn mỏng hơn, do lớp sừng mỏng hơn làm giảm
sự gắn kết giữa biểu bì và hạ bì và chức năng hàng rào bảo vệ da kém hiệu quả hơn. Kết
quả là gây mất nước xuyên biểu bì nhiều hơn, tăng hấp thụ hóa chất qua da và dễ gây tổn
thương da. Điều này dẫn đến khuynh hướng dễ nhiễm trùng, nhiễm độc và khó cân bằng
nội mơi chất lỏng [18].
Sự khác biệt về cấu trúc của da của trẻ em và người lớn được chỉ ra dưới đây:

Mất nước qua da nhiều hơn

Mất nước qua da nhiều hơn
Nhiều NMF hơn

Ít NMF hơn

Nhiều tế bào hắc tố (melanin) hơn
Tế bào lớp sừng lớn hơn

Ít tế bào hắc tố (melanin) hơn
Tế bào lớp sừng nhỏ hơn

Lớp sừng dày hơn
Lớp sừng mỏng hơn
Lớp biểu bì dày hơn
Lớp biểu bì mỏng hơn

Da người lớn

Da em bé

Hình 1.1. Sự khác nhau về cấu trúc của da người lớn và da em bé

2


Sự khác biệt về cấu trúc của da: Lớp sừng (SC) của trẻ em mỏng hơn khoảng 30%
so với lớp sừng của người lớn và tồn bộ lớp biểu bì của da trẻ mỏng hơn khoảng 20-30%
so với da người lớn [38]. Các tế bào trong lớp sừng ở da trẻ nhỏ hơn, dẫn đến sự xáo trộn

tế bào trong lớp biểu bì nhanh hơn do đó giúp trẻ em chữa lành vết thương nhanh hơn so
với người lớn [16]. Tế bào hắc tố ít sắc tố hơn, lý giải tại sao da trẻ sơ sinh lại nhợt nhạt
hơn. Điều này cũng ảnh hưởng đến chức năng chống nắng của da. Do đó việc chống nắng
đối với trẻ sơ sinh thậm chí cịn quan trọng hơn đối với trẻ trưởng thành. Ngoài ra, khả năng
bảo vệ miễn dịch của da và chức năng thụ cảm của da cũng phát triển đáng kể trong những
tháng đầu đời. Cấu trúc lớp hạ bì của trẻ cũng có một số khác biệt so với người lớn, nhất là
sợi đàn hồi và collagen, tuy nhiên sự khác biệt này không đáng kể so với lớp biểu bì. [7].
Sự khác biệt về thành phần của da: Ban đầu, sau khi sinh, thành phần nước trong da
của trẻ sơ sinh ít hơn đáng kể so với người lớn [17]. Tuy nhiên, hàm lượng nước thường
tăng trong tháng đầu tiên sau sinh. Sau vài tháng đầu, da em bé có khả năng giữ ẩm nhiều
hơn da người lớn [17]. Do đó hoạt động của tuyến bã nhờn và việc sản xuất bã nhờn ở trẻ
sơ sinh giảm đi. Các nghiên cứu cho thấy rằng nồng độ NMF (yếu tố giữ ẩm tự nhiên) ở
em bé thấp hơn ở da người lớn [34]. Khi mới sinh, pH trên da của trẻ sơ sinh dao động
trong khoảng 6,34 đến 7,5. Ngay sau khi sinh, trong vòng 2 tuần đầu tiên, độ pH trung tính
này trở nên có tính acid hơn (khoảng 5 tương tự như ở da người lớn) [43].
Sự khác biệt về chức năng của da: Mặc dù lượng bã nhờn trên da ở trẻ sơ sinh thấp
hơn đáng kể so với người lớn khỏe mạnh, tuy nhiên hàng rào bảo vệ da ở trẻ sơ sinh vẫn có
hiệu quả ngay cả khi mới sinh [19]. Các chức năng của da, như khả năng giữ nước, vẫn tiếp
tục phát triển sau khi sinh. Mặc dù da em bé giữ nước nhiều hơn da người lớn, nhưng cũng
mất nước nhanh hơn da người lớn (mất nước qua biểu bì cao hơn, biểu thị bởi giá trị TEWL).
Khả năng hút nước của da trẻ vượt trội, nghĩa là có thể hút nước nhiều hơn da người lớn,
tuy nhiên lại không thể giữ được hiệu quả [39]. Điều này giải thích tầm quan trọng của việc
sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm để bảo vệ da em bé. Diện tích bề mặt da trẻ sơ sinh tương
đối cao hơn so với trọng lượng cơ thể, điều này có thể dẫn đến khả năng hấp thụ các chất
qua da dễ dàng hơn. Tỷ lệ cao này giảm dần trong năm đầu tiên. Tuyến mồ hôi Eccrine tồn
tại và hoạt động ở da em bé, tuy nhiên, hoạt tính của chúng thấp hơn ở da người lớn. Nó có
3


thể ảnh hưởng việc điều nhiệt của trẻ. Các tuyến nội tiết của trẻ cũng chỉ bắt đầu hoạt động

khi dậy thì.
Vai trị bảo vệ của da rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, tuy nhiên chức năng này ở
da trẻ bị hạn chế do chưa hoàn thiện [32]. Do đó, cần phải chăm sóc da cho trẻ cẩn thận để
ngăn ngừa nhiễm độc, tránh cho da tiếp xúc với hóa chất độc hại từ đó có thể bảo vệ da trẻ
khỏi bị tổn thương.
1.1.2. Tổng quan về sinh lý tóc trẻ em
Tóc của trẻ sơ sinh phát triển tốt; tuy nhiên, nó chỉ chứa các sắc tố màu nhạt. Cơ thể
trẻ chủ yếu được bao phủ bởi lông vellus, có màu nhạt và mỏng hơn nhiều so với lông
trưởng thành. Sau khi sinh, các sợi lông chuyển từ giai đoạn anagen sang giai đoạn telogen,
dẫn đến tóc con sẽ rụng khoảng 8 tuần sau khi sinh. Sau đó, chu kỳ tóc ở trẻ tương tự như
chu kỳ ở người lớn và các nang tóc sẽ ở các giai đoạn khác nhau của chu kỳ.
Sự phát triển của tóc là một quá trình
độc đáo và phức tạp, là sự tuần hoàn
của các giai đoạn: tăng trưởng và tái
tạo liên tục (anagen), chuyển tiếp
(catagen) và nghỉ ngơi (telogen: giai
đoạn này tóc ngừng phát triển để
chuẩn bị rụng và mọc tóc mới) [7].

Hình 1.2. Chu kỳ phát triển của tóc
Mật độ lông tơ ở da trẻ sơ sinh lớn hơn so với da người lớn, làm cho các chất bôi lên
da có nguy cơ thâm nhập vào sâu hơn. Ngồi ra, hoạt động của tuyến bã nhờn kém hơn là
lý do trẻ khơng có nhiều bã nhờn trên da và tóc. Do đó, khơng cần sử dụng các chất hoạt
diện hoạt mạnh để làm sạch da và tóc cho trẻ.

4


1.2. Tổng quan về các sản phẩm chăm sóc da và tóc cho trẻ
1.2.1. Các yêu cầu cơ bản đối với sản phẩm chăm sóc da và tóc cho trẻ

Từ góc độ người tiêu dùng, một sản phẩm chăm sóc da và tóc chất lượng cho trẻ
phải có các đặc điểm sau [7]:
-

Tạo bọt tốt.

-

Giữ ẩm cho da.

-

Không làm thay đổi cấu trúc da.

-

Khơng gây kích ứng mắt và khơng gây cay mắt.

-

Cảm giác dễ chịu trong và sau khi sử dụng.

-

Dễ phân tán khi thoa lên tóc.

-

Dễ dàng rửa sạch.


-

Không chứa các nguyên liệu độc hại và gây mẫn cảm.

-

Khơng làm thay đổi độ pH bề mặt da.

-

Có mùi thơm nhẹ hoặc khơng có mùi.

1.2.2. Tổng quan các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ
Dựa trên chức năng, các sản phẩm chăm sóc em bé có thể được phân loại gồm sản
phẩm làm sạch và sản phẩm dưỡng ẩm, bảo vệ [7].
1.2.2.1. Các sản phẩm làm sạch
Các sản phẩm làm sạch cho trẻ sơ sinh là các sản phẩm được thiết kế công thức dựa
trên các chất diện hoạt dịu nhẹ có vai trị làm sạch da và tóc của em bé, loại bỏ nước bọt,
mồ hôi, chất bẩn, vi khuẩn và các chất kích ứng khác [7].
Dầu gội
Yêu cầu quan trọng nhất của dầu gội cho trẻ đó chính là tính dịu nhẹ và ít gây cay
mắt. Điều này đặc biệt quan trọng vì phản ứng chớp mắt của trẻ chưa phát triển đầy đủ và
khơng có tác dụng bảo vệ giác mạc khỏi tiếp xúc với các chất bên ngoài [54]. Tuyến bã
nhờn của trẻ hoạt động thấp dẫn đến khả năng làm bẩn tóc khơng cao nên yêu cầu làm sạch
hiệu quả đối với sản phẩm khơng q khắt khe. Do đó dầu gội đầu dành cho trẻ em thường
dựa trên các CDH dịu nhẹ như CDH khơng ion hóa, ví dụ PEG-80 sorbitan laurat và chất
lưỡng tính, ví dụ cocamidopropyl betain [7].
5



Sản phẩm tắm
Giống như dầu gội, các sản phẩm tắm dành cho trẻ em khơng cần hoạt tính cao, vì
mức độ bẩn của da trẻ sơ sinh thường thấp hơn so với người lớn. Ngoài ra, các yêu cầu
quan trọng khác đó chính là sản phẩm phải dịu nhẹ trên da và khơng làm khơ da. Khi được
pha lỗng trong nước, sản phẩm thường được dùng để gội đầu cho trẻ sơ sinh, do đó việc
giảm kích ứng mắt là rất cần thiết. Vì lý do này, các cơng thức sữa tắm cho trẻ sơ sinh
thường chứa các chất tẩy rửa hoạt tính thấp bao gồm các alkyl ether sulfat nhẹ (3 hoặc 4
mol etylen oxyd) kết hợp với tỷ lệ tương đối cao các chất tạo bọt imidazo hoặc betain [54].
Bằng cách này, có thể thu được lượng bọt nhẹ, vừa đủ cho q trình làm sạch mà khơng
làm khô da đáng kể. Độ nhớt của sản phẩm phải phù hợp để có thể phân tán dễ dàng và
nhanh chóng trong nước và hạn chế chảy vào mắt trẻ khi tắm gội. Để tăng cường đặc tính
dưỡng ẩm có thể thêm các este acid béo polyol với hàm lượng thấp.
Một loại sản phẩm tắm thứ hai ít quan trọng hơn đó là dầu tắm cho trẻ em. Các sản
phẩm này tập trung vào sự dịu nhẹ hơn là làm sạch.
Các loại xà phịng dạng thỏi có độ pH rất kiềm (thường 9 - 10) do đó có thể làm thay
đổi pH bề mặt da của trẻ, làm hỏng hàng rào bảo vệ da, dẫn đến kích ứng và khơ da [11].
Hiện nay, việc sử dụng xà phòng dạng thỏi cho trẻ đã giảm dần.
Khăn lau
Có hai loại khăn lau dành cho em bé, là khăn lau “dung dịch nước” và khăn lau
“lotion”, tùy thuộc vào bản chất của các chất tẩm vào khăn. Khăn lau thường được làm từ
giấy hoặc vải. Khăn lau “dung dịch nước” có thành phần chủ yếu là nước, bổ sung các chất
hòa tan để cải thiện khả năng làm sạch và lưu hương. Khăn lau “lotion”, thường hiệu quả
hơn nhiều trong việc làm sạch và giữ ẩm so với các loại dung dịch nước, là các nhũ tương
D/N có độ nhớt thấp, ổn định, pha bên trong cung cấp các đặc tính làm sạch và dưỡng ẩm
[2]. Một cải tiến gần đây đó chính là khăn lau dạng lotion kháng khuẩn. Các công thức này
chứa hàm lượng thấp các chất diệt khuẩn có tác dụng giúp ngăn ngừa phát ban tã. Các chất
tẩy rửa điển hình được sử dụng trong các loại khăn lau này là các CDH không ion như coco
glucosid và lauryl glycosid, các CDH lưỡng tính như dinatri cocamphodiacetat.

6



1.2.2.2. Các sản phẩm dưỡng ẩm và bảo vệ
Các sản phẩm dưỡng ẩm và bảo vệ được thiết kế để bảo vệ da em bé, giúp duy trì độ
ẩm cho da, và do đó giúp ngăn ngừa khơ da [7].
Lotions và kem dưỡng ẩm
Lotions và kem dưỡng ẩm dành cho trẻ thường là nhũ tương D/N với độ nhớt thấp,
dễ phân tán đều và nhanh chóng được hấp thụ qua da. Pha dầu thường chứa các chất làm
mềm như dầu khống và một số loại dầu thực vật khác, có thể làm giảm đáng kể TEWL ở
trẻ [21]. Dầu khoáng thường được ưu tiên sử dụng do có khả năng chống oxy hóa tốt, nó
tạo thành một lớp bảo vệ chống thấm nước trên da, do đó làm giảm sự mất nước. Ngồi ra
dầu khống cũng có có tác dụng làm mềm. Các thành phần làm dịu và chống viêm, chẳng
hạn như allantoin, panthenol, và các chiết xuất tự nhiên cũng có thể được thêm vào sản
phẩm. Pha nước thường chứa chất giữ ẩm, phổ biến nhất là glycerin. Các chất chống oxy
hóa như tocopherol, và các chất tạo chelat như tetranatri glutamat diacetat cũng thường
được đưa vào sản phẩm.
Bột
Các sản phẩm dạng bột như phấn rơm có chức năng chính là hút phần ẩm cịn sót lại
ở những vùng da kín của trẻ như nách, kẽ chân, cổ... do đó có tác dụng làm khơ, bảo vệ,
bơi trơn nhẹ và giảm thiểu được kích ứng. Thành phần hay được sử dụng nhất là bột talc
(magie silicat), kẽm và oxyd titan, đất sét, kaolin và tinh bột. Tuy nhiên, việc sử dụng bột
khơng được khuyến khích ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là bột talc và bột tinh bột, do nguy cơ hít
phải, có thể dẫn đến kích ứng, viêm phổi do hình thành các hạt u và xơ phổi.
1.2.3. Thành phần cơ bản của chế phẩm làm sạch da và tóc cho trẻ
Như đã trình bày, các chế phẩm làm sạch dành cho trẻ sơ sinh nói chung là các chế
phẩm dựa trên các CDH dịu nhẹ. Ngoại trừ các CDH, các thành phần cịn lại trong cơng
thức dành cho trẻ em tương tự như sản phẩm dành cho người lớn. Một số thành phần chính
trong cơng thức dành cho trẻ em bao gồm:
1.2.3.1. Chất diện hoạt
Sản phẩm tắm gội dành cho trẻ em khơng cần thiết phải có khả năng làm sạch quá

cao vì khả năng tiết bã nhờn ở da và tóc em bé thấp do đó mức độ bẩn cũng không cao so
với người lớn. Các chất diện hoạt anion mạnh như natri lauryl sulfat có thể gây loại bỏ lipid
7


lớp sừng, NMF, và thậm chí là có thể xâm nhập qua da. Điều này có thể nhanh chóng dẫn
đến sự thay đổi và phá vỡ hàng rào bảo vệ da và gây ra các triệu chứng như kích ứng, khơ
da, nổi mẩn đỏ và ngứa. Thay vào đó, để giữ được khả năng làm sạch nhẹ nhàng cho chế
phẩm nhưng hạn chế khả năng gây kích ứng, trong chế phẩm cho trẻ người ta có thể sử
dụng chất diện hoạt anion nhẹ như SLES [54]. Năm 2010, Hội đồng Đánh giá Thành phần
Mỹ phẩm (CIR) kết luận rằng SLES là một thành phần mỹ phẩm an toàn khi được sử dụng
một cách thích hợp trong các sản phẩm khơng gây kích ứng [45]. Ngồi ra, hiện nay các
CDH có nguồn gốc acid amin thường được sử dụng trong các cơng thức dầu gội do đặc tính
dịu nhẹ, đặc biệt là natri lauroyl sarcosinat được phối hợp với các CDH khác để làm giảm
kích ứng da và mắt cho các chế phẩm [33].
Để giảm kích ứng mắt hiệu quả, các công thức tắm gội cho trẻ sơ sinh thường chứa
các CDH lưỡng tính như cocamidopropyl betain và chất diện hoạt khơng ion hóa như
polyethylen glycol (PEG-80 sorbitan laurat). Ngồi ra, chúng cũng có thể chứa các chất
hoạt động bề mặt anion nhẹ như sulfosuccinat, ví dụ dinatri laureth sulfosuccinat và
isothianat, ví dụ natri cocoyl isethionat ở nồng độ thấp hơn [7].
1.2.3.2. Chất làm đặc
Chất làm đặc giúp cho chế phẩm có đặc tính lưu biến phù hợp. Dầu gội có độ nhớt
thấp tương tự như nước sẽ nhanh chóng chảy ra tay và không lưu lại trên da đầu mà thay
vào đó là chảy vào mắt và có thể gây cay mắt và kích ứng mắt [7]. Thơng thường các chất
làm đặc ưa nước, ví dụ như dẫn xuất cellulose, gôm hoặc polyme acrylat được sử dụng.
Một số chất làm đặc hay được sử dụng trong các công thức trên thị trường bao gồm
styren/acrylats copolyme, acrylats/C10-30 alkyl acrylat crosspolymer, glycol distearat,
cocamidopropyl betain, natri clorid,…
1.2.3.3. Nước
Dung mơi hồ tan các thành phần tan trong nước.

1.2.3.4. Chất bảo quản
Chất bảo quản có vai trò ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật trong công thức.
Hầu hết các công thức dành cho trẻ sơ sinh đều có nguồn gốc từ nước, nên việc sử dụng
chất bảo quản là điều bắt buộc trong các sản phẩm này. Các công thức không chứa chất bảo
quản gây nguy hiểm hơn cho da em bé do tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi sinh vật so với công
8


thức có chất bảo quản được lựa chọn đúng cách. Hàm lượng các chất bảo quản nên được
giữ ở mức thấp nhất có thể. Một lựa chọn tối ưu nhất đó là kết hợp các chất bảo quản. Bằng
cách này có thể mở rộng được phổ của chúng, làm tăng hiệu quả bảo vệ và nồng độ của các
thành phần riêng lẻ có thể được giữ ở mức thấp hơn. Các chất bảo quản hay được sử dụng
nhất cho các chế phẩm dành cho trẻ em trên thị trường đó là natri benzoat và
phenoxyethanol.
1.2.3.5. Chất dưỡng tóc
Như đã đề cập, các chất dưỡng tóc cho trẻ em được thêm vào chủ yếu để chống rối
tóc, thay vì dưỡng tóc. Việc chải nhẹ nhàng sau khi gội cũng có thể dẫn đến thắt nút và đứt
gãy tóc, gây đau và khó chịu cho trẻ. Một số chất dưỡng hay được sử dụng như glycerin,
polyquaternium, caprylyl glycol, natri cocoyl glycinat…
1.2.3.6. Chất điều chỉnh pH
pH các chế phẩm tắm gội phải gần với độ pH tự nhiên của da trẻ để không làm ảnh
hưởng đến hệ vi sinh vật tự nhiên của da. Các sản phẩm cho trẻ thường có pH trung tính
hoặc acid nhẹ. Các chất điều chỉnh pH hay sử dụng bao gồm acid citric, natri citrat và natri
hydroxid.
1.2.3.7. Chất chống oxy hóa và tạo chelat
Giúp sản phẩm chống bị oxy hóa và góp phần vào sự ổn định của sản phẩm bằng
cách liên kết với các ion kim loại. Các ion kim loại như magie hay calci có trong nước máy
có thể tạo thành các thành phần khơng tan và đọng lại trên tóc sẽ khó rửa trơi và khiến tóc
bị xỉn màu [7]. Thành phần hay được sử dụng bao gồm EDTA và các dẫn xuất của nó, acid
citric, …

1.2.3.8. Các chất giữ ẩm và chất làm mềm
Một số chất làm mềm như polyme cation được thêm vào trong công thức để giảm
thiểu tác dụng làm khô da và tăng cường độ mềm mại và cảm giác của da sau khi sử dụng.
Ngoài ra, các chế phẩm làm sạch da và tóc cho trẻ có thể thêm các chất điều hương
với nồng độ thấp hoặc không.

9


1.3. Tổng quan về dịch chiết lô hội
1.3.1. Một số thành phần có hoạt tính trong lá lơ hội
Lơ hội đã được xác định có chứa hơn 75 thành phần có hoạt tính bao gồm vitamin,
khống chất, saccharid, acid amin, anthraquinon, enzym, lignin, saponin và acid salicylic
[20]. Dịch tiết ra từ lá có chứa anthraquinon, đặc biệt là barbaloin là nguyên nhân gây ra vị
đắng và có tác dụng tẩy xổ. Barbaloin và các sản phẩm khác của con đường
phenylpropanoid thường được gọi là hợp chất polyphenol. Chúng có nguồn gốc từ các tiền
chất của phenolic acids, và có thể hoạt động như chất chống oxy hóa để ức chế độc tính tế
bào thơng qua các gốc tự do và q trình peroxy hóa lipid. Lơ hội cũng chứa các sản phẩm
của con đường isoprenoid, bao gồm carotenoid, steroid, tecpen và phytosterol [20].
Tham khảo các tài liệu [47], [48], [5], [4], [20], thành phần và cơng dụng các nhóm
hoạt chất có trong dịch chiết lơ hội được tổng kết trong bảng sau:
Bảng 1.1. Thành phần và công dụng một số nhóm chất có hoạt tính trong lơ hội
Nhóm hoạt

Thành phần và công dụng

chất
Vitamin

Vitamin A (β-caroten), vitamin C và vitamin E là những chất chống

oxy hóa.
Vitamin B12, acid folic và cholin: Các chất chống oxy hóa bằng cơ chế
trung hịa các gốc tự do.

Enzym

Alkalin

phosphatase,

amylase,

carboxypeptidase,

catalase,

cyclooxidase, cyclooxygenase, lipase, oxidase, phosphoenolpyruvat
carboxylase và superoxyd dismutase.
Bradykinase giúp giảm viêm quá mức khi dùng tại chỗ ngoài da, các
enzym còn lại giúp phân hủy đường và chất béo.
Khống chất vơ Ca, Cr, Cu, Se, Mg, Mn, K, P và Na.


Chúng cần thiết cho hoạt động bình thường của các hệ thống enzym
trong các con đường trao đổi chất khác nhau và một số là các chất chống
oxy hóa.

10



Đường

Monosaccharid (glucose và fructose), polysaccharid (glucomannans /
polymannose). Chúng có nguồn gốc từ lớp nhầy của cây nha đam và
được gọi là mucopolysaccharid. Acemannan, một glucomannan nổi bật
cũng đã được tìm thấy.
Alprogen là glycoprotein có đặc tính chống dị ứng và hợp chất chống
viêm C-glucosyl chromone cũng được phân lập từ gel lô hội.

Anthraquinons

Loe-emodin, aloetic acid, anthranol, aloin A và B (hoặc được gọi chung
là barbaloin), isobarbaloin, emodin và este của acid cinnamic.
Aloin và emodin có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn và kháng virus.

Acid béo

4 steroid thực vật bao gồm: cholesterol, campesterol, β-sisosterol và
lupeol.
Tất cả những chất này đều có tác dụng chống viêm và lupeol cũng có
đặc tính khử trùng và giảm đau.

Hormon

Auxin và gibberellin giúp chữa lành vết thương và có tác dụng chống
viêm.

Khác

Cung cấp 20 trong số 22 acid amin cần thiết của con người và 7 trong

8 acid amin thiết yếu: alanin, arginin, aspartic acid, glutamic acid,
glycin, histidin, hydroxyprolin, isoleucin, leucin, lysin, methionin,
phenylalanin, prolin, threonin, tyrosin, and valin.
Chứa acid salicylic có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn.
Lignin là chất trơ khi đưa vào các chế phẩm bơi ngồi da sẽ làm tăng
tính thấm của các thành phần khác vào da.
Saponin có đặc tính làm sạch và sát trùng.

1.3.2. Công dụng của dịch chiết lô hội trong lĩnh vực dược mỹ phẩm
Gel lô hội ngày càng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực dược mỹ phẩm bởi nó có
nhiều tác dụng sinh học. Gel lơ hội rất giàu polysaccharid, bao gồm acemannan (một phần
glucomannans bị acetyl hóa), là hoạt chất chính trong phần thịt lơ hội. Tuy nhiên, gel lô hội
cũng chứa rất nhiều các thành phần có hoạt tính khác, do đó tác dụng sinh học của lô hội là
11


hiệp đồng tác dụng của nhiều hợp chất khác nhau, chứ không phải từ một thành phần xác
định duy nhất. Tương tự, khả năng các thành phần thể hiện các tác dụng đối kháng và cạnh
tranh cũng ảnh hưởng đến hoạt tính sinh học tổng thể của gel lơ hội [20].
Các tác dụng của dịch chiết lô hội được ứng dụng trong lĩnh vực dược mỹ phẩm bao
gồm:
1.3.2.1. Tác dụng dưỡng ẩm cho da
Mucopolyssacarids giúp hấp thụ ẩm cho da. Ngồi ra gel lơ hội cịn chứa các thành
phần giúp cải thiện q trình hydrat hóa cho da bằng cơ chế giữ ẩm [13].
1.3.2.2. Tác dụng chống lão hóa
Lơ hội kích thích nguyên bào sợi sản sinh ra các sợi collagen và elastin làm cho da
đàn hồi hơn và ít nếp nhăn hơn [14]. Nó cũng có tác dụng gắn kết các tế bào biểu bì bị bong
tróc bên ngồi da bằng cách kết dính chúng lại với nhau và giúp làm mềm da. Các acid
amin cũng làm mềm các tế bào da bị sừng hóa và kẽm hoạt động như một chất làm se lỗ
chân lơng. Ngồi ra gel lơ hội cịn có tác dụng chống mụn trứng cá [53].

1.3.2.3. Tác dụng chống viêm
Gel lơ hội có tác dụng ức chế con đường cycloxigeanase và làm giảm prostaglandin
E2. Gần đây, hợp chất chống viêm mới C-glycosyl chromone đã được phân lập từ chiết
xuất gel lô hội [27].
Peptidase bradykinase chiết tách từ lơ hội được chứng minh là có thể phá vỡ
bradykinin, một chất gây viêm và gây đau [28].
1.3.2.4. Tác dụng kháng khuẩn
Hoạt tính của phần thịt bên trong lô hội đã được chứng minh ức chế cả vi khuẩn
Gram dương và Gram âm [22]. Streptoccocus pyogenes và Streptococcus faecalis là hai vi
khuẩn bị ức chế bởi gel lô hội [6].
1.3.2.5. Tác dụng chống nấm
Một chế phẩm gel lô hội đã qua chế biến được chứng minh là ức chế sự phát triển
của nấm Candida albicans [25].

12


1.3.2.6. Tác dụng chống oxy hóa
Hoạt tính của glutathion peroxid, enzym superoxyd dismutase và chất chống oxy
hóa phenolic đã được tìm thấy có trong gel lơ hội và là các chất có tác dụng chống oxy hóa
[29].
1.3.2.7. Tác dụng chữa lành vết thương
Glucomannan - một polysaccharid giàu mannose, và gibberellin - một hormon tăng
trưởng, tương tác với các thụ thể yếu tố tăng trưởng trên nguyên bào sợi, do đó kích thích
hoạt động và tăng sinh của nguyên bào sợi, do đó làm tăng đáng kể sự tổng hợp collagen
[10]. Gel lô hội không chỉ làm tăng hàm lượng collagen của vết thương mà còn thay đổi
thành phần collagen (nhiều loại III hơn) và tăng mức độ liên kết ngang của collagen. Do
đó, nó làm tăng tốc độ co lại của vết thương và chống hình thành các mơ sẹo [24].
1.3.2.8. Tác dụng chống nắng
Gel lô hội đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và

bức xạ γ [44], [46]. Sau khi sử dụng gel lô hội, một protein chống oxy hóa, metallothionein,
được tạo ra trong da, loại bỏ các gốc hydroxyl và ngăn chặn sự ức chế của superoxyd
dismutase và glutathion peroxidase trong da. Nó làm giảm sản xuất và giải phóng các
cytokin ức chế miễn dịch có nguồn gốc từ tế bào sừng ở da như interleukin-10 (IL-10) và
do đó ngăn chặn sự ức chế quá mẫn loại chậm do tia UV gây ra [9].
Ngoài ứng dụng trong lĩnh vực dược mỹ phẩm, hiện nay gel lơ hội cịn được nghiên
cứu và ứng dụng rất nhiều trong bào chế thuốc bởi các hoạt tính sinh học của nó như điều
hòa miễn dịch, tác dụng chống khối u, tác dụng nhuận tràng,… Trong lĩnh vực dược mỹ
phẩm, trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều chế phẩm cho trẻ em chứa dịch chiết lô
hội đặc biệt là dầu gội và sữa tắm. Dịch chiết lô hội thường được bổ sung để làm dịu và
chống viêm cho trẻ [7].
1.4. Một số phương pháp đánh giá kích ứng và ăn mịn mắt
Các sản phẩm mỹ phẩm cho trẻ thường có yêu cầu khắt khe về tính dịu nhẹ và khả
năng gây kích ứng da và mắt, trong đó bao gồm các chế phẩm làm sạch da và tóc cho trẻ.
Trong q trình tắm và gội, sẽ không tránh khỏi trường hợp sản phẩm chảy vào mắt trẻ. Do
phản ứng chớp mắt của trẻ chưa phát triển và giác mạc vẫn còn yếu do đó trẻ dễ nhạy cảm
và kích ứng mắt hơn rất nhiều. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu và phát các sản phẩm làm
13


sạch da và tóc cho trẻ, các thử nghiệm đánh giá tính kích ứng và ăn mịn mắt là cần thiết.
Một số phương pháp đánh giá kích ứng và ăn mịn mắt được chỉ ra dưới đây:
1.4.1. Thí nghiệm thử kích ứng và ăn mịn mắt cấp tính trên thỏ (OECD 405)
Trong phương pháp này, chất thử sẽ được bôi một liều duy nhất vào một mắt của
thỏ bạch tạng sau khi thỏ đã được xử lý trước bằng thuốc giảm đau tồn thân và gây tê tại
chỗ. Mắt cịn lại khơng bơi đóng vai trị kiểm sốt mức độ kích ứng, ăn mịn mắt của chất
thử. Kết quả được đánh giá bằng cách cho điểm các tổn thương của kết mạc, giác mạc và
mống mắt trong các khoảng thời gian cụ thể. Các phản ứng khác trên mắt và các phản ứng
bất lợi toàn thân cũng được ghi lại để cung cấp đánh giá đầy đủ về các tác động của chất
thử. Ưu điểm của phương pháp này là có thể đánh giá được các tác động của chất thử đối

với mắt là thuận nghịch hay không nếu thời gian nghiên cứu đủ dài [41].
1.4.2. Phương pháp kiểm tra độ mờ đục và độ thấm của giác mạc bò (BCOP, OECD 437)
Phương pháp thử nghiệm BCOP sử dụng giác mạc được phân lập từ mắt bị, chất
thử được bơi lên bề mặt biểu mô giác mạc bằng cách bôi vào tiền phòng mắt. Tổn thương
do chất thử được đánh giá bằng các phép đo định lượng về sự thay đổi độ mờ và độ thấm
của giác mạc. Độ mờ của giác mạc được định lượng bằng lượng ánh sáng truyền qua giác
mạc bởi máy đo độ mờ. Độ thấm được định lượng bằng lượng thuốc nhuộm natri
fluorescein đi qua tồn bộ độ dày của giác mạc đến hậu phịng mắt. Cả hai phép đo này đều
sử dụng để tính IVIS hoặc LIS, dùng để chỉ định loại phân loại nguy cơ kích ứng in vitro
để dự đốn khả năng kích ứng mắt in vivo của các chất thử nghiệm [42].
1.4.3. Phương pháp sử dụng biểu mô tái tạo giống giác mạc người (RhCE, OECD 492)
Trong phương pháp này, chất thử nghiệm được bơi lên mơ RhCE là mơ có cấu trúc
ba chiều với các đặc tính mơ học, hình thái, sinh hóa và sinh lý gần như giống với biểu mô
giác mạc của con người. Kết quả đánh giá khả năng gây độc tế bào của các chất thử nghiệm
trong cấu trúc mô RhCE được đo bằng thử nghiệm MTT. Các chất màu cũng có thể được
kiểm tra bằng cách sử dụng quy trình HPLC. Khả năng sống sót của mô RhCE sau khi tiếp
xúc với các chất thử nghiệm được xác định bằng sự chuyển đổi enzym của thuốc nhuộm tế
bào MTT bởi các tế bào sống sót của mô thành muối MTT formazan màu xanh lam và được
đem đi định lượng sau khi tách chiết từ các mơ. Sau đó được so sánh với các mơ được thử
14


nghiệm bằng chất kiểm sốt âm tính (% khả năng sống), và cuối cùng được sử dụng để dự
đoán khả năng gây nguy hiểm cho mắt của các chất thử nghiệm [40].
1.4.4. Phương pháp đánh giá khả năng gây kích ứng mắt trên màng đệm trứng gà (HETCAM Test)
Thử nghiệm HET-CAM là một trong những phương pháp thay thế lâu đời nhất của
thử nghiệm Draize (thử nghiệm trên thỏ). Thử nghiệm này cho phép xác định các phản ứng
kích ứng, tương tự như các phản ứng xảy ra ở mắt khi thử nghiệm trên mắt thỏ. Trong
phương pháp thử nghiệm HET-CAM, ba phản ứng được xác định, đó là xuất huyết, ly giải
và đông máu của màng đệm của trứng gà được ấp đến ngày thứ chín của phơi thai khi mô

thần kinh và mô cảm giác đau chưa phát triển. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh công dụng
của xét nghiệm này có khả năng phân biệt tốt các chất gây kích ứng và khơng gây kích ứng.
Nó được áp dụng để thử tính kích ứng cho các chế phẩm dầu gội cũng như các thành phần
được sử dụng trong chế phẩm đó [49].

15


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chế phẩm làm sạch da và tóc cho trẻ có chứa dịch chiết lơ hội.
2.2. Hóa chất, ngun liệu, thiết bị và động vật thí nghiệm
2.2.1. Hóa chất và nguyên liệu sử dụng
Bảng 2.1. Hóa chất và nguyên liệu sử dụng
Tên nguyên liệu

TT

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

1

Cocamidopropyl betain 30%

Tinci - Trung Quốc

NSX


2

Natri laureth sulfat

Galaxy - Ấn Độ

NSX

3

Natri lauroyl sarcosinat

Shanghai OLI - Trung

NSX

Quốc
4

PEG-120 methyl glucose dioleat

Tinci-Trung Quốc

NSX

5

Polyquaternium 73

Misubishi - Nhật Bản


NSX

6

Olive oil PEG-7 este

MEDOLLA - Italy

NSX

7

Glycerin

8

Natri benzoat

Xilong Scientific - Trung
Quốc
Trung Quốc

9

Acid citric

Trung Quốc

NSX


10 Natri citrat

Trung Quốc

NSX

11 Natri clorid

DĐVN V

12 Natri hydroxid

Xilong Scientific - Trung
Quốc
Trung Quốc

13 Nước tinh khiết

Việt Nam

DĐVN V

14 Dịch chiết lô hội

Việt Nam

TCCS

2.2.2. Thiết bị nghiên cứu

-

Máy đo lưu biến Discovery HR-1 (Anh).

-

Máy ly tâm lạnh Supra R22 (Anh).

-

Máy đo pH Eutech Instruments pH510 (Nhật Bản).

-

Khuấy từ IKA RH Basic 1 (Đức).

-

Tủ sấy.

-

Cân kỹ thuật, cân phân tích, các dụng cụ thủy tinh khác.
16

TKHH
NSX

TKHH



2.2.3. Động vật nghiên cứu
Trứng gà được ấp ở 38,3 ± 0,2°C và độ ẩm tương đối 58 ± 5%, sử dụng cho nghiên
cứu vào ngày thứ 9.
2.3. Nội dung nghiên cứu
-

Bào chế chế phẩm làm sạch da và tóc cho trẻ có chứa dịch chiết lơ hội.

-

Đánh giá một số đặc tính hóa lý của chế phẩm.

-

Đánh giá khả năng gây kích ứng mắt in vitro của chế phẩm bào chế được.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp chiết xuất dịch chiết lô hội
Tham khảo tài liệu [1] xây dựng được quy trình chiết xuất dịch chiết lơ hội từ lá lô
hội tươi như sau:
- Lá lô hội rửa sạch bằng nước, gọt bỏ phần vỏ, để một thời gian để loại bỏ lớp
nhầy bên ngoài thu được phần lõi màu trắng trong hay được gọi là phần thịt của lô hội.
- Rửa phần lõi vừa thu được bằng nước tinh khiết nhằm loại bỏ hoàn toàn lớp dịch
nhầy bên ngồi, sau đó rửa lại bằng dung dịch NaOH 0,01N để làm tăng độ pH của dịch
chiết lô hội tương ứng với pH của da từ 5,5 - 6,0.
- Phần lõi sau khi để ráo được cắt thành miếng nhỏ, sử dụng máy xay để nghiền
nát, giữ trong điều kiện nhiệt độ 0 - 2o C qua 1 đêm.
- Lấy phần hỗn dịch lô hội trên ra để ở nhiệt độ thường, sử dụng thiết bị ly tâm lạnh
Supra R22 ly tâm với tốc độ 15000 vòng trong 30 phút, thu lấy phần dịch trong và loại bỏ

phần chất xơ đọng ở dưới ống ly tâm.
- Phần dịch thu được đem lọc qua màng lọc cellulose acetat 0,45 µm để loại bỏ tạp
chất.
- Bảo quản dịch lọc ở nhiệt độ lạnh 2 - 8o C.
2.4.2. Phương pháp bào chế chế phẩm làm sạch da và tóc cho trẻ em có chứa dịch chiết
lơ hội
Tham khảo cơng thức bào chế của một số sản phẩm dầu gội và sữa tắm cho trẻ trên
thị trường và tài liệu [18], đề xuất thành phần chế phẩm làm sạch da và tóc cho trẻ em có
chứa dịch chiết dược liệu dự kiến như trong bảng 2.2.
17


Bảng 2.2. Vai trị các thành phần trong cơng thức
Thành phần

TT
1

Vai trò
Tạo bọt, ổn định bọt, làm đặc, phối hợp

Cocamidopropyl betain

hạn chế gây kích ứng của chất diện hoạt
anion
2

Natri laureth sulfat

Tạo bọt, ổn định bọt, làm đặc, làm sạch


3

Natri lauroyl sarcosinat

Tạo bọt, ổn định bọt, làm sạch

4

PEG-120 methyl glucose dioleat Làm đặc, làm sạch

5

Polyquaternium 73

Dưỡng tóc, làm đặc

6

Olive oil PEG-7 este

Làm mềm, nhũ hóa, làm sạch nhẹ.

7

Glycerin

Làm sạch, giữ ẩm

8


Natri benzoat

Bảo quản

9

Acid citric

Điều chỉnh pH, làm bóng tóc, tạo phức
với ion Ca2+ và Mg 2+ trong nước sinh
hoạt để ngăn tạo thành xà phịng khơng
tan đọng trên tóc gây xơ cứng.

-

10

Natri citrat

Điều chỉnh pH

11

Nước tinh khiết

Dung môi

12


Dịch chiết lô hội

Làm dịu, giữ ẩm, kháng khuẩn

Quy trình bào chế
 Bước 1: Cân các ngun liệu theo cơng thức.
 Bước 2: Hịa tan lần lượt acid citric, natri citrat và natri benzoat trong một
lượng nước vừa đủ. Cho PEG-120 methyl glucose dioleat vào và đun nóng
đến khoảng 40o C và khuấy nhẹ đến khi PEG-120 methyl glucose dioleat tan
hoàn toàn.
 Bước 3: Thêm dịch chiết lô hội, glycerin, polyquaternium 73 và olive oil
PEG-7 este vào dung dịch trên và khuấy đều thu được cốc 1.

18


×