Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

NGUYỄN THÀNH NAM TỔNG QUAN về các dƣợc LIỆU và hợp CHẤT tự NHIÊN TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THUỐC điều TRỊ COVID 19 KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dƣợc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 107 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THÀNH NAM
1601528

TỔNG QUAN VỀ
CÁC DƢỢC LIỆU VÀ HỢP CHẤT
TỰ NHIÊN TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
THUỐC ĐIỀU TRỊ COVID-19
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS. TS. Nguyễn Thu Hằng
2. DS. Ngô Minh Khoa
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dƣợc liệu

HÀ NỘI - 2021


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, bằng tất cả lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến cô giáo PGS. TS. Nguyễn Thu Hằng, Bộ môn Dược liệu - Trường Đại
học Dược Hà Nội. Cô là người đã dẫn dắt tôi ngay từ những ngày đầu thực hiện
nghiên cứu khoa học, truyền cho tôi niềm đam mê cháy bỏng về dược liệu. Cô là
người đã giúp đỡ tơi nhiệt tình nhất và là người truyền động lực cho tôi nhận đề tài
này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ds. Ngô Minh Khoa, người đã hướng dẫn
tơi tận tình từ những ngày đầu tiên của đề tài, người đã đồng hành, khích lệ và góp ý
cho tơi rất nhiều trong thời gian vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Nguyễn Văn Phƣơng, người đã


ln đồng hành, dìu dắt tơi từ những ngày đầu tiên trong thời gian tôi tham gia nghiên
cứu tại bộ môn Dược liệu. Anh là một người luôn cho tôi những lời khuyên chân thành
trong quá trình thực nghiệm khoa học và giúp tơi rất nhiều trong q trình hồn thành
đề tài.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất đến bố mẹ, anh chị, những người
bạn luôn động viên, tạo động lực to lớn để tơi có thể đạt được kết quả này.

Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2021
Sinh viên

Nguyễn Thành Nam


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 3
1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .........................................................................................3
1.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................3
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................3

CHƢƠNG II. ĐẠI CƢƠNG VỀ SARS-CoV-2 VÀ COVID-19 ...................... 5
2.1. Giới thiệu chung .................................................................................................5
2.2. Cấu trúc và vòng đời của SARS-CoV-2 ...........................................................5
2.3. Các triệu chứng lâm sàng của COVID-19 .......................................................8
2.4. Cơ chế bệnh sinh của COVID-19 ......................................................................8
2.5. Đặc điểm dịch tễ .................................................................................................9

2.6. Các mục tiêu ức chế SAR-CoV-2 tiềm năng ..................................................11
2.7. Điều trị COVID-19 ........................................................................................... 13

CHƢƠNG III. CÁC DƢỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG ỨC CHẾ SARS-CoV-2
IN VITRO ........................................................................................................... 18
3.1. Hoàng cầm (Rễ) ................................................................................................ 18
3.2. Thanh cao hoa vàng (Lá) .................................................................................18
3.3. Bồng nga truật (Thân rễ) .................................................................................18
3.4. Xuyên tâm liên (Bộ phận trên mặt đất) .........................................................19
3.5. Gừng (Thân rễ) .................................................................................................19
3.6. Tỏi (Căn hành) ..................................................................................................19

CHƢƠNG IV. CÁC THUỐC THẢO DƢỢC ĐIỀU TRỊ ............................. 20
TRIỆU CHỨNG COVID-19 TRÊN LÂM SÀNG.......................................... 20
4.1. Qingfei Paidu (QFPD)......................................................................................20
4.2. Lianhua Qingwen (LH)....................................................................................21
4.3. Huo Xiang Zhengqi (HXZ) ..............................................................................21
4.4. Jinhua Qinggan (JHQG) .................................................................................22

CHƢƠNG V. CÁC HỢP CHẤT TỰ NHIÊN CÓ TÁC DỤNG ỨC CHẾ
SARS-CoV-2 ...................................................................................................... 24


5.1. Các hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế SARS-CoV-2 in silico ...............24
5.2. Các hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế SARS-CoV-2 in vitro.................53

CHƢƠNG VI. BÀN LUẬN .............................................................................. 55
6.1. Về SARS-CoV-2 và COVID-19 .......................................................................55
6.2. Các dƣợc liệu tiềm năng phát triển thuốc điều trị COVID-19 ....................55
6.3. Các hợp chất tự nhiên tiềm năng phát triển thuốc điều trị COVID-19 ......56


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

FDA

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
(Food and Drug Adminstration)

SARS

hội chứng hơ hấp cấp tính nghiêm trọng
(Severe acute respiratory syndrome)

MERS

hội chứng hô hấp Trung Đông
(Middle East respiratory syndrome)

SARS-CoV-2

virus corona gây hội chứng hơ hấp cấp tính nặng 2
(Severe acute respiratory syndrome coronavirus 2)


COVID-19

bệnh do virus corona 2019 (Coronavirus disease 2019)

Nsp

protein phi cấu trúc (Nonstructural protein)

ACE-2

Enzym chuyển đổi angiotensin 2
(Angiotensin-converting enzyme 2)

Mpro

Main protease

3CLpro

3-chymotrypsin-like protease

TMPRSS2

Protease xuyên màng serin 2 (Transmembrane Serine Protease 2)

Cat-L

Cathepsin L


PLpro

Papain-like protease

RdRp

Polymerase phụ thuộc ARN (RNA-dependent RNA polymerase)

IC50

nồng độ ức chế 50% hoạt tính enzym (the half maximal inhibitory
concentration)

CC50

nồng độ gây độc 50% (the half maximal cytotoxic concentration)

I%

phần trăm ức chế (inhibitory percent)

QFPD

Qingfei Paidu

LH

Lianhua Qingwen

HXZ


Huo Xiang Zhengqi

JHQG

Jinhua Qinggan

IL-6

Interleukin-6

ORF

khung đọc mở (Open reading frame)

RBD

miền liên kết thụ thể (Receptor-binding domain)


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Ký hiệu

Tên bảng

Trang

1


5.1

Các hợp chất flavonoid có tác dụng ức chế SARS-CoV-2
in silico

22

2

5.2

Các hợp chất alcaloid có tác dụng ức chế SARS-CoV-2
in silico

32

3

5.3

Các hợp chất terpenoid có tác dụng ức chế SARS-CoV-2
in silico

37

4

5.4


Các hợp chất khác có tác dụng ức chế SARS-CoV-2 in
silico

43

5

5.5

Các hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế SARS-CoV-2
in vitro.

50

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
STT

Ký hiệu

Tên hình

Trang

1

1.1

Cấu trúc bộ gen và cấu tạo của coronavirus

3


2

1.2

Vòng đời của SARS-CoV-2

4


ĐẶT VẤN ĐỀ
COVID-19 là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi SARS-CoV-2 đang lây lan ở nhiều
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Kể từ khi xuất hiện ca nhiễm đầu tiên ở Vũ
Hán, Trung Quốc được báo cáo ngày 31/12/2019 cho đến nay, tính đến ngày
13/05/2021, SARS-CoV-2 đã khiến hơn 161 triệu người nhiễm và hơn 3 triệu người tử
vong trên phạm vi toàn cầu, xuất hiện tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành mối
đe dọa nặng nề cho sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới [63].
Hiện nay mới chỉ có rất ít thuốc điều trị đặc hiệu COVID-19 được phê duyệt là
remdesivir ở Mỹ, favipiravir ở Trung Quốc và Nga cùng một số kháng thể đơn dòng.
Một số thuốc kháng virus đã được dùng điều trị SARS và MERS trước đây đang được
thử nghiệm điều trị COVID-19 trên lâm sàng như ribavirin, lopinavir-ritonavir,
umifenovir, cloroquin… [3]. Tuy nhiên, lopinavir-ritonavir không thể hiện tác dụng rõ
rệt trên lâm sàng. Ribavirin được báo cáo có thể gây ra các vấn đề về tâm thần. Các
thử nghiệm với cloroquin vẫn chưa hồn thành. Do đó, việc phát triển thành công
thuốc điều trị COVID-19 là nhu cầu cấp thiết cần được tập trung nghiên cứu trên toàn
thế giới hiện nay. Bên cạnh đó, sự an tồn, hiệu quả cùng với thành công của các thuốc
thảo dược và thuốc cổ truyền để điều trị cho bệnh nhân trong các đại dịch lớn như
SARS năm 2003, cúm H1N1 năm 2009 và đặc biệt là góp phần kiểm sốt đại dịch
COVID-19 từ cuối năm 2019 đến nay ở Trung Quốc cũng cho thấy một hướng đi triển
vọng trong việc nghiên cứu phát triển thuốc điều trị COVID-19 từ dược liệu và các

hợp chất tự nhiên [3].
Kể từ khi dịch bùng phát đến nay, các nhà khoa học trên toàn thế giới đã tiến hành
nhiều nghiên cứu nhằm tìm kiếm các dược liệu và hợp chất tự nhiên tiềm năng phát
triển thuốc điều trị COVID-19. Để giúp cho các nhà khoa học định hướng nghiên cứu
thuốc điều trị COVID-19 từ dược liệu và hợp chất tự nhiên, đề tài khóa luận tốt
nghiệp: “Tổng quan về các dược liệu và hợp chất tự nhiên tiềm năng phát triển
thuốc điều trị COVID-19” được tiến hành với các mục tiêu sau:
1. Tổng kết các dược liệu có tác dụng ức chế SARS-CoV-2 in vitro và lựa chọn
các dược liệu tiềm năng.
2. Tổng kết các thuốc thảo dược điều trị triệu chứng COVID-19 trên lâm sàng.

1


3. Tổng kết các hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế SARS-CoV-2 và lựa chọn
các hợp chất tiềm năng.

2


CHƢƠNG I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các dược liệu có tác dụng ức chế SARS-CoV-2 in vitro.
- Các thuốc thảo dược điều trị triệu chứng COVID-19 trên lâm sàng.
- Các hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế SARS-CoV-2.
1.2. Nội dung nghiên cứu
1.2.1. Nội dung 1: Tổng kết các dược liệu có tác dụng ức chế SARS-CoV-2 in
vitro, từ đó lựa chọn các dược liệu tiềm năng.
1.2.2. Nội dung 2: Tổng kết các thuốc thảo dược điều trị triệu chứng COVID-19
trên lâm sàng.

1.2.3. Nội dung 3: Tổng kết các hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế SARS-CoV2, từ đó lựa chọn các hợp chất tiềm năng.
- Các hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế SARS-CoV-2 in silico.
- Các hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế SARS-CoV-2 in vitro.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Thu thập tài liệu
Các bài báo khoa học, sách tham khảo ở dạng toàn văn 100%, thông tin của Bộ Y
về diễn biến dịch COVID-19, Cơng văn 1306/BYT-YDCT ngày 17/03/2020 về việc
tăng cường phịng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và
các phương pháp y học cổ truyền và Quyết định 2008/QĐ-BYT ngày 26/04/2021 về
việc Ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus Corona
mới (SARS-CoV-2) được tra cứu trên mạng Internet.
Cơ sở dữ liệu tra cứu:
- Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
- Trang chủ Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
- Các nguồn thông tin cấp hai: Pubmed, Google scholar, Cochrane.
Từ khóa tìm kiếm: COVID-19; SARS-CoV-2; herb; TCM; traditional chinese
medicine; natural compounds; Clinical trial; Review; in silico; in vitro; in vivo.

3


1.3.2. Tổng hợp dữ liệu
Các dược liệu có tác dụng ức chế SARS-CoV-2 in vitro: Tên dược liệu, tên khoa
học của cây thuốc, tác dụng ức chế SARS-CoV-2, thành phần hóa học chính, hoạt chất
(nếu có).
Các thuốc thảo dược điều trị triệu chứng COVID-19 trên lâm sàng: Tên thuốc,
nguồn gốc, thành phần, kết quả trên mơ hình thực nghiệm, cơ chế tác dụng (nếu có),
cách dùng.
Các hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế SARS-CoV-2: Các hợp chất được phân
loại theo cấu trúc hóa học và được ký hiệu để dễ dàng tra cứu. Các hợp chất được tổng

kết về tên hợp chất, nguồn gốc, cấu trúc hóa học, tác dụng ức chế SARS-CoV-2.

4


CHƢƠNG II. ĐẠI CƢƠNG VỀ SARS-CoV-2 VÀ COVID-19
2.1. Giới thiệu chung
Coronavirus là một nhóm virus thuộc phân họ Coronavirinae, họ Coronaviridae,
bộ Nidovirales [8]. Coronavirus gây bệnh ở các loài động vật có vú, bao gồm cả con
người và chim. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 không phải là đại dịch đầu tiên do
coronavirus gây ra. Trước đó, trong các năm 2003 và 2012 đã có hai chủng tiến hóa
của coronavirus có nguồn gốc từ động vật là nguyên nhân của Hội chứng hơ hấp cấp
tính nghiêm trọng (SARS) và Hội chứng hơ hấp Trung Đơng (MERS), gây ra tình
trạng viêm phổi nặng có thể dẫn tới tử vong. Cùng với khả năng lây lan nhanh trong
cộng đồng, coronavirus trở thành mối quan tâm lớn đối với sức khỏe của toàn thế giới
trong thế kỷ XXI [20].
Vào cuối năm 2019, một chủng mới của coronavirus xuất hiện gây ra bệnh viêm
phổi ở Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) và lây lan trên toàn thế giới. Lúc đầu, Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) đề nghị sử dụng tên tạm thời “2019-nCoV” cho chủng virus mới
này. Đến ngày 11/02/2020, Ủy ban Quốc tế về phân loại virus (ICTV) đã chính thức
đặt tên cho virus này là SARS-CoV-2 (Severe acute respiratory syndrome coronavirus
2). Cùng ngày đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đề nghị đổi tên bệnh do chủng
virus này gây ra từ “Bệnh hô hấp cấp do 2019-nCoV” thành “Bệnh do virus corona
2019 - Coronavirus disease 2019” (COVID-19) [20]. Sự bùng phát nhanh chóng của
COVID-19 đã gây ra mối đe dọa nặng nề đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu
[20].
2.2. Cấu trúc và vòng đời của SARS-CoV-2
SARS-CoV-2 là một ARN virus có màng bao ngồi với đường kính xấp xỉ 80 160 nm, mang vật liệu di truyền là một sợi đơn ARN có kích thước xấp xỉ 30 kb và
đây là bộ gen lớn nhất trong số tất cả các bộ gen của virus ARN đã biết [8]. Đầu cuối
5’ của bộ gen virus chứa hai khung đọc mở chồng lên nhau (Open reading frame ORF): ORF 1a và ORF 1ab, kéo dài hai phần ba chiều dài bộ gen (Hình 1.1) [30].


5


2.3. Các triệu chứng lâm sàng của COVID-19
COVID-19 có thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2-14 ngày, trung bình là 5-7
ngày. Khởi phát ban đầu với triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ.
Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nơn và
tiêu chảy. Hầu hết người bệnh (khoảng hơn 80%) là ca bệnh nhẹ không bị viêm phổi
và thường tự hồi phục sau 1 tuần, một số trường hợp dương tính với virus thậm chí
khơng có biểu hiện triệu chứng lâm sàng [1].
Những trường hợp diễn biến thành ca bệnh nặng bắt đầu xuất hiện triệu chứng
sau khoảng từ 7-8 ngày. Các biểu hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần
nhập viện… Trong đó khoảng 5% bệnh nhân cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích
cực với các biểu hiện hơ hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái,…), hội chứng suy hô
hấp cấp tiến triển (ARDS), sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn
thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong [1].
2.4. Cơ chế bệnh sinh của COVID-19
Sau khi xâm nhập vào các tế bào biểu mô đường hô hấp, SARS-CoV-2 bắt đầu di
chuyển xuống phế quản và đi vào phế nang ở phổi. Tại đây, sự nhân lên nhanh chóng
của SARS-CoV-2 trong phổi sẽ kích hoạt sự đáp ứng miễn dịch người nhiễm, gây ra
chuỗi đáp ứng viêm kéo theo tình trạng viêm, giảm độ bão hòa O2 trong nhịp thở, đồng
thời kéo theo hiện tượng rối loạn chức năng nội mơ do nhiễm trùng, kích thích sự sản
sinh q nhiều thrombin, ức chế quá trình tiêu sợi huyết và sinh ra huyết khối [3], [8].
Trong các ca bệnh suy hô hấp nặng và nguy kịch, hội chứng cơn bão cytokin tạo ra bởi
việc đáp ứng miễn dịch quá mức của cơ thể cùng với việc hình thành huyết khối mao
mạch phổi là nguyên nhân chính gây tử vong trên bệnh nhân COVID-19 [30].
Trong khi đó, nghiên cứu lấy sinh thiết hoặc khám nghiệm tử thi cho thấy phổi
của bệnh nhân COVID-19 có sự tổn thương phế nang lang tỏa với sự hình thành màng
hyalin, trong khi tế bào đơn nhân và đại thực bào xâm nhập khoảng không phổi làm

dày thành phế nang, hạn chế sự trao đổi khí của biểu mơ phế nang. Ngồi ra, phổi của
bệnh nhân COVID-19 cịn cho thấy sự tổn thương nội mơ nghiêm trọng liên quan đến
sự có mặt của virus trong nội bào và màng tế bào bị phá vỡ. Việc quan sát thấy các hạt

8


virus trong tế bào biểu mơ bằng kính hiển vi điện tử cịn cho thấy những tổn thương
này có thể một phần do độc tính tế bào trực tiếp gây ra [8].
2.5. Đặc điểm dịch tễ
2.5.1. Cách thức lây lan của virus
Hiện nay, cơ chế lây truyền chính xác của SARS-CoV-2 vẫn chưa hồn tồn
được hiểu rõ. Trong đó, việc lây truyền trực tiếp từ người sang người được cho rằng
thông qua con đường chủ yếu là tiếp xúc các giọt bắn từ người nhiễm virus khi ho, hắt
hơi hay nói chuyện. Các giọt bắn có kích thước lớn hơn 10 mm (có khi lớn hơn 1 mm)
từ người nhiễm có thể phát tán xung quanh trong khoảng cách 2 m và chỉ có thể gây
nhiễm cho người khỏe mạnh khi các giọt này tiếp xúc với họ trước khi rơi xuống đất.
Trong khi đó, các giọt bắn có kích thước nhỏ hơn có khả năng lơ lửng và di chuyển xa
hơn theo luồng khơng khí. Nhiệt độ, độ ẩm môi trường là những tác nhân ảnh hưởng
đến khả năng lơ lửng của các giọt này. Những người khỏe mạnh có thể bị nhiễm bệnh
khi tiếp xúc với các giọt bắn trực tiếp từ người nhiễm, hay thông qua tiếp xúc gián tiếp
với các đồ vật mang các giọt này. Do đó, việc mang khẩu trang và rửa tay thường
xuyên là một biện pháp hạn chế tiếp xúc với các giọt bắn hiệu quả. Ngoài ra, một con
đường khác được cho rằng có thể dẫn đến lây nhiễm là đường phân-miệng, từng được
ghi nhận ở các trường hợp đối với SARS và MERS [3]. Gần đây, một số biến thể của
SAR-CoV-2 như biến thể Anh và biến thể Ấn Độ đã được ghi nhận có thể lây truyền
qua khơng khí [63].
2.5.2. Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới
Ca bệnh nghi ngờ COVID-19 được báo cáo lần đầu tiên vào ngày 31/12/2019 tại
thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc với các triệu chứng được xác định xuất

hiện từ ngày 08/12/2019. Sau đó, dịch đã lan ra 31 tỉnh thành của Trung Quốc với tốc
độ lây rất cao. Ngày 09/01/2020, Trung Quốc báo cáo ca tử vong đầu tiên tại Vũ Hán
[20].
Các ca bệnh đầu tiên xuất hiện bên ngoài Trung Quốc ở tại Thái Lan và Nhật
Bản. Đến ngày 31/01/2020, chỉ 1 tháng sau khi công bố ca bệnh đầu tiên tại Trung
Quốc số ca mắc trên toàn thế giới đã đạt con số gần 10.000 người, với 213 ca tử vong
[20].

9


Ngày 30/01/2020, WHO đã cảnh báo dịch COVID-19 ở Tình trạng khẩn cấp về
sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC) do tính chất dịch đã hội tụ đầy đủ các tiêu chí
dịch ở giai đoạn 6 [8].
Ngày 28/02/2020, WHO đã nâng mức cảnh báo lây nhiễm toàn cầu đối với dịch
COVID-19 lên mức “Rất cao” sau khi ghi nhận dịch bệnh tại gần 60 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên toàn thế giới với gần 84.000 ca bệnh.
Ngày 11/03/2020, WHO chính thức tun bố dịch bệnh hơ hấp cấp do virus
corona chủng mới gây ra (COVID-19) là đại dịch toàn cầu [20].
Tính đến 16 giờ ngày 13/05/2021, thế giới hiện có 161.811.026 ca nhiễm, bao
gồm 18.843.848 bệnh nhân đang điều trị, 139.609.150 người đã khỏi bệnh và
3.358.028 trường hợp tử vong. Bệnh đã xuất hiện tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh
thổ, đồng thời xuất hiện thêm nhiều loại biến thể nguy hiểm hơn và khả năng lây lan
nhanh hơn, gây khó khăn trong việc điều chế vaccin như biến thể VUI-202012/01 từ
Anh, biến thể 501Y.V2 từ Nam Phi và đặc biệt là biến thể B.1.617 từ Ấn Độ [63].
2.5.3. Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam
Ngày 23/01/2020, Việt Nam công bố trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên là
hai cha con người Trung Quốc, trong đó người cha từ Vũ Hán đến Hà Nội ngày
13/01/2020. Sau đó người cha đi gặp người con đang làm việc tại Việt Nam ở Nha
Trang trong vòng 4 ngày, rồi quay về Long An, đến ngày 20/01/2020 thì cả hai người

bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy ngày
22/01/2020 và được xác định dương tính với SARS-CoV-2. Ngay sau đó, vào ngày
01/02/2020, nữ nhân viên tiếp tân của hai cha con trên được xác định mắc COVID-19,
trở thành trường hợp truyền nhiễm đầu tiên trong nước. Năm tháng sau, Việt Nam xác
nhận ca tử vong đầu tiên của bệnh nhân 428 vào ngày 28/07/2020
Hiện nay, tính đến 16 giờ ngày 13/05/2021, Việt Nam đang ứng phó với làn
sóng Covid-19 thứ tư diễn ra trong nước với tình hình rất phức tạp. Cả nước đã ghi
nhận 3.710 ca nhiễm, bao gồm 1.014 bệnh nhân đang điều trị, 2.657 người đã khỏi
bệnh và 35 trường hợp tử vong. Bệnh đã xuất hiện tại 48 tỉnh thành, đứng đầu là 3 tỉnh
thành Hải Dương (770 ca), Đà Nẵng (608 ca) và Hà Nội (437 ca) [63].

10


2.6. Các mục tiêu ức chế SAR-CoV-2 tiềm năng
2.6.1. Enzym chuyển đổi angiotensin 2 (Angiotensin converting enzyme-2, ACE-2)
Sự xâm nhập của SARS-CoV-2 vào tế bào bắt đầu bằng việc gắn kết protein gai
(S) với thụ thể của ACE-2 tạo thành phức hợp virus - thụ thể, đảm nhận vai trò vận
chuyển virus vào trong nội bào. Do đó, các chất ức chế men chuyển angiotensin-2
(ACEi-2) có thể giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 vào trong tế bào
và trở thành một hướng đi tiềm năng trong việc phát triển thuốc điều trị COVID-19
[44].
2.6.2. Main protease (Mpro)
Main protease (Mpro) hay 3-chymotrypsin-like protease (3CLpro) là một protein
phi cấu trúc (Nsp5) đóng vai quan trọng trong q trình nhân lên của SARS-CoV-2.
Các nghiên cứu cho thấy có 96% sự giống nhau giữa trình tự của Mpro trong SARSCoV và SARS-CoV-2 nên ban đầu có thể xác định rằng các chất ức chế SARS-CoV
Mpro cũng có thể hoạt động như chất ức chế SARS-CoV-2 Mpro và là một hướng đi
tiềm năng trong các nghiên cứu sàng lọc thuốc điều trị COVID-19 [44].
2.6.3. Glycoprotein gai (Protein S)
Glycoprotein gai (S) của SARS-CoV-2 chịu trách nhiệm nhận dạng thụ thể, gắn

virus với thụ thể ACE-2, tạo phức hợp virus-thụ thể và vận chuyển virus vào trong tế
bào chủ. Do đó, các chất ức chế protein S được coi là một mục tiêu quan trọng trong
việc phát triển thuốc điều trị và phòng chống COVID-19 [44]. Ngồi ra, trình tự và cấu
trúc protein S của SARS-CoV và SARS-CoV-2 cũng tương đồng đến 96%. Tuy nhiên
không phải trường hợp nào kháng thể cũng có khả năng liên kết thành công với SARSCoV-2, đặc biệt là trong một số trường hợp tăng đột biến số lượng virus trong các tế
bào. Vì vậy, vẫn cần phải phát triển thêm những thuốc đặc hiệu để điều trị COVID-19
[15].
2.6.4. Protease xuyên màng serin 2 (Transmembrane serine protease 2 - TMPRSS2)
Sự xâm nhập của SARS-CoV-2 vào tế bào vật chủ diễn ra thuận lợi nhờ enzym
cysteine protease cathepsin L trong tế bào hoặc protease xuyên màng serin 2 bằng cách
phân cắt protein S của virus. Do vậy, đây được coi là một trong những yếu tố vật chủ
thiết yếu đối với khả năng gây bệnh của SARS-CoV-2. Khơng những thế, TMPRSS2
được tìm thấy nhiều nhất trong biểu mơ của đường tiêu hóa và đường hô hấp nên càng

11


làm tăng khả năng lây nhiễm và nhân lên của SARS-CoV-2 [44]. Vì vậy, trong những
năm gần đây TMPRSS2 đang được lựa chọn làm mục tiêu tiềm năng để sàng lọc thuốc
kháng virus (ví dụ virus cúm Influenza) [45]. Do đó các chất ức chế TMPRSS2 hiện
đang trở thành một giải pháp tiềm năng trong điều trị COVID-19.
2.6.5. Cathepsin L
Một trong những bước quan trọng trong việc lây nhiễm virus là q trình hoạt
hóa protein gai (S) của SARS-CoV-2 bằng cách phân cắt các protease. Do đó sự có
mặt của các cathepsin là rất cần thiết để coronavirus có thể xâm nhập vào bên trong tế
bào. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra không phải cathepsin B hay calpain mà
chính cathepsin L mới là enzym tham gia vào q trình xâm nhập của SARS-CoV-2.
Nhận định được vai trị quan trọng của cathepsin L trong chu trình lây nhiễm SARSCoV-2, rất nhiều nghiên cứu phát triển thuốc mới đã tập trung vào cathepsin L như
một mục tiêu phân tử quan trọng trong điều trị COVID-19 [44].
2.6.6. Furin

Furin là một enzym protease liên kết màng loại 1 thuộc họ proprotein convertase
(PPC), có tác dụng kích hoạt các protein ở dạng tiền chất. Đây là một tác nhân thiết
yếu để kích hoạt protein S của SARS-CoV-2. Khơng những thế, furin cịn tập trung
với số lượng lớn ở phổi làm tăng khả năng lây nhiễm của SARS-CoV-2. Vì thế, việc
tìm kiếm các chất ức chế furin mạnh có thể được sử dụng để ngăn chặn quá trình xâm
nhập của virus [44].
2.6.7. ARN polymerase phụ thuộc ARN (RdRp)
RdRp (còn được xác định là Nsp12) là một enzym có vai trị quan trọng trong
vịng đời của các ARN virus, bao gồm cả coronavirus. Trong quá trình lây nhiễm,
RdRp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phiên mã và sao chép của ARN. Ở trường
hợp của SARS-CoV-2, protein phi cấu trúc (Nsp) được biến đổi thành polymerase đa
tiểu đơn vị phức tạp, bao gồm nsp12-nsp7-nsp8 và thực hiện quá trình phiên mã, sao
chép bộ gen của virus. Đặc biệt, nsp12 là đơn vị có hoạt tính RdRp và xúc tác phản
ứng polymerase hiệu quả có mặt các đồng yếu tố nsp7 và nsp8. Khơng những thế, với
ưu điểm của các nhóm hợp chất ức chế RdRp khơng có tác động đến cơ thể người
nhưng lại rất quan trọng đối với quá trình nhân lên của virus, các hợp chất này đang
trở thành một giải pháp tiềm năng trong điều trị COVID-19 [44].

12


2.6.8. Papain-like protease (PLpro)
Papain-like protease là enzym đảm nhận vai trò phân tách các polyprotein của
SARS-CoV-2, cùng với Mpro trở thành hai enzym chính chịu trách nhiệm cho sự nhân
lên của virus. Vì thế PLpro trở thành một mục tiêu tiềm năng trong điều trị COVID-19
[15].
2.6.9. Helicase
Helicase (Nsp13) là một enzym của SARS-CoV-2, cùng với RdRp, helicase tạo
điều kiện thuận lợi RdRp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phiên mã và sao chép
của ARN, đóng vai trị quan trọng trong việc nhân lên của virus. Vì thế, các chất ức

chế helicase trở thành một giải pháp tiềm năng trong điều trị COVID-19 [15].
2.7. Điều trị COVID-19
2.7.1. Nguyên tắc điều trị chung
Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi-rút Corona mới
(SARS-CoV-2)” của Bộ Y tế được ban hành theo Quyết định số 2008/QĐ-BYT ngày
26/04/2021, cần phân loại người bệnh và xác định nơi điều trị theo các mức độ nghiêm
trọng của bệnh [1].
Cụ thể, các trường hợp bệnh nghi ngờ (có thể xem như tình trạng cấp cứu): Cần
được khám, theo dõi và cách ly ở khu riêng tại các cơ sở y tế, lấy bệnh phẩm đúng
cách để làm xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán xác định [1].
Trong trường hợp bệnh xác định cần được theo dõi và điều trị cách ly hoàn toàn
[1].
Ca bệnh nhẹ (viêm đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ) và ca bệnh vừa (xuất hiện
viêm phổi), điều trị tại các khoa phịng thơng thường [1].
Ca bệnh nặng (viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết) hoặc ca bệnh nhẹ ở người có
các bệnh mạn tính hay người cao tuổi cần được điều trị tại các phòng cấp cứu của các
khoa, phòng hoặc hồi sức tích cực [1].
Ca bệnh nặng-nguy kịch (suy hô hấp nặng, ARDS, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ
quan) cần được điều trị hồi sức tích cực [1].
Hiện nay, do chưa có thuốc đặc hiệu nên điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng
vẫn là chủ yếu đối với bệnh nhân mắc COVID-19, cần theo dõi, phát hiện và xử trí kịp

13


thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh [1]. Theo “Hướng dẫn sử dụng thuốc cổ
truyền, phương pháp y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp
cấp do SARS-CoV-2” của Bộ Y tế ban hành kèm Công văn số 1306/BYT-YDCT ngày
17/03/2021 tùy theo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại để

nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong phịng, hỗ trợ điều trị viêm đường hơ hấp
cấp tính do SAR-Cov-2; đánh giá kết quả sử dụng thuốc cổ truyền, phương pháp y học
cổ truyền hỗ trợ điều trị người bệnh viêm đường hơ hấp cấp tính do SAR-Cov-2 [2].
2.7.2. Các thuốc đã được phê duyệt điều trị COVID-19
2.7.2.1. Remdesivir
Remdesivir khi vào trong cơ thể sẽ được phosphoryl hóa để chuyển thành một
hợp chất có cấu trúc tương tự adenosin triphosphat (ATP). Từ đó, remdesivir có thể
làm chậm quá trình sinh tổng hợp ATP dẫn đến sự kết thúc quá trình nhân lên của
virus. Bên cạnh coronavirus (bao gồm cả SARS-CoV và MERS-CoV), remdesivir cịn
có phổ hoạt động rộng trên nhiều họ virus khác như filovirus (đang được thử nghiệm
lâm sàng pha III để điều trị nhiễm virus Ebola) [8]. Ngày 20/10/2020 FDA đã chấp
thuận cho việc sử dụng remdesivir trong điều trị COVID-19 [64].
2.7.2.2. Favipiravir
Favipiravir khi vào trong cơ thể sẽ được phosphoribosyl hóa để chuyển thành
ribofuranosyl-5B-triphosphat - một nucleosid có khả năng ức chế chọn lọc RdRp của
ARN virus, vì thế có tác dụng ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2 [24]. Hiện nay,
favipiravir đã được phê duyệt tại Trung Quốc từ 2/2020 và vừa được phê duyệt ở Nga
ngày 30/5/2021 cho phép sử dụng trong điều trị COVID-19.
2.7.2.3. Các kháng thể đơn dòng
Các kháng thể đơn dòng là những protein được chỉnh sửa để bắt chước khả năng
chống lại các virus của hệ miễn dịch con người. Các hãng dược phẩm đang phát triển
những loại thuốc điều trị COVID-19 bằng kháng thể được cho sẽ thuận lợi hơn trong
việc tìm kiếm liệu pháp ứng phó với các biến thể virus corona mới xuất hiện.
Bamlanivimab và etesevimab là hai kháng thể đơn dòng trung hòa IgG1 có khả
năng gắn kết vào vùng liên kết thụ thể của protein gai (S), cạnh tranh với thụ thể men

14


chuyển angiotensin 2 (ACE-2) của tế bào vật chủ. Từ đây ngăn chặn quá trình xâm

nhập của SARS-CoV-2 vào trong tế bào [20]. Phương pháp điều trị kết hợp hai loại
thuốc được bào chế từ kháng thể của hãng dược phẩm Eli Lilly đã được FDA chính thức
cấp phép lưu hành ngày 9/2/2021 tại Mỹ. Liệu pháp điều trị của Eli Lilly được dùng để
điều trị những người bệnh COVID-19 có nguy cơ diễn biến bệnh nặng hơn, giúp họ tránh
được nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong. Quyết định cấp phép của FDA sẽ cho phép
các bác sĩ điều trị người bệnh COVID-19 sử dụng một loại kháng thể đơn dòng mới etesevimab kết hợp với kháng thể bamlanivimab đã được FDA cấp phép sử dụng khẩn
cấp ngày 09/11/2020. Hỗn hợp hai loại thuốc này sẽ được tiêm vào tĩnh mạch người
bệnh, có thể dùng cho những người có nguy cơ tiến triển bệnh COVID-19 nghiêm trọng,
trong đó bao gồm những người từ 65 tuổi trở lên và những người có bệnh lý nền.
Hãng dược phẩm Regeneron Pharmaceuticals (Mỹ) cũng đã phát triển một
loại thuốc điều trị COVID-19 dựa trên loại kháng thể tương tự này và đã được FDA cấp
phép trước đây. Tổng thống Mỹ Donal Trump đã được điều trị bằng liệu pháp kháng
thể của Regeneron Pharmaceuticals ngay sau ngày đầu tiên phát hiện dương tính
COVID-19.
2.7.3. Các thuốc đang được thử nghiệm điều trị COVID-19
Một số giải pháp dự kiến nhằm kiểm soát COVID-19 bao gồm vaccin, kháng thể
đơn dòng, trị liệu dựa trên oligonucleotid, peptid, interferon và các thuốc phân tử nhỏ.
Một chiến lược hiệu quả trong việc phát triển thuốc ức chế SARS-CoV-2 là tái sử
dụng (còn gọi là tái định vị - repurposing) các thuốc ức chế coronavirus liên quan như
SARS-CoV hay MERS-CoV. Một số thuốc như ribavirin, lopinavir - ritonavir đã được
sử dụng cho bệnh nhân nhiễm SARS hay MERS, nay được thử nghiệm điều trị cho
bệnh nhân COVID-19. Dưới đây là một số thuốc đang được thử nghiệm điều trị
COVID-19 [4].
2.7.3.1. Thuốc kháng virus
Lopinavir phối hợp cùng ritonavir là sự kết hợp của một chất ức chế protease
kháng retrovirus (lopinavir) và chất tăng cường dược động học (ritonavir - CYP3A4)
đã được sử dụng nhiều năm trong điều trị HIV. Các thuốc này được sử dụng nhằm
mục đích ức chế Mpro trên SARS-CoV, MERS-CoV. Tuy nhiên, trong các thử nghiệm

15



lâm sàng, sự kết hợp của hai thuốc này không cải thiện đáng kể tình trạng phục hồi và
giảm tỷ lệ tử vong ở người mắc COVID-19 nặng [8].
Cloroquin là một dẫn xuất của 4-aminoquinolin được sử dụng rộng rãi trong
điều trị sốt rét và các bệnh tự miễn. Trong việc điều chị COVID-19, cloroquin được
cho là ức chế sự xâm nhập của virus bằng cách làm tăng pH nội màng, vốn là điều
kiện cần thiết cho sự hòa màng của virus và can thiệp vào q trình glycosyl hóa thụ
thể SARS-CoV-2. Trong nghiên cứu của Wang và cộng sự trên tế bào Vero E6 nhiễm
SARS-CoV-2, cloroquin có giá trị EC50 là 1,13 M và CC50 >100 M [4].
2.7.3.2. Các chất điều hòa miễn dịch
Sự xâm nhập của số lượng lớn SARS-CoV-2 có thể làm đáp ứng miễn dịch
mạnh, gây ra hội chứng cơn bão cytokin khiến bệnh nhân bị suy hơ hấp cấp tính - một
ngun nhân chính dẫn đến tử vong của COVID-19. Do đó, các chất điều hịa miễn
dịch và ức chế q trình viêm q mức có thể là một liệu pháp bổ trợ trong điều trị
COVID-19 [44].
Dexamethason là một corticosteroid, thường được sử dụng rộng rãi để giảm
thiểu triệu chứng viêm thông qua tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch. Trong
điều trị COVID-19, các corticosteroid được sử dụng để giảm tình trạng viêm phổi,
tăng cường đáp ứng miễn dịch và cải thiện tình trạng suy hô hấp do cơn bão cytokin
gây ra. Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi-rút Corona
mới (SARS-CoV-2)” của Bộ Y tế được ban hành theo Quyết định số 2008/QĐ-BYT
ngày 26/04/2021, dexamethason hiện là thuốc điều trị đầu tay trong trường hợp bệnh
nhân mắc COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch [8].
Huyết tƣơng của bệnh nhân đã hồi phục COVID-19 hay huyết tương miễn
dịch vì có chứa kháng thể trung hịa SARS-CoV-2 được tiến hành truyền cho bệnh
nhân khác là một phương pháp đang sử dụng trong thời gian gần đây. Trước đây,
huyết tương miễn dịch đã được sử dụng để chống lại các virus như H1N1, SARS-CoV,
MERS-CoV và cho tác dụng rõ rệt khi làm giảm tác động từ virus, giảm tỉ lệ tử vong.
Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có thể gây ra các tác dụng phụ tương tự khi

truyền các sản phẩm từ máu như nhiễm khuẩn huyết hoặc hội chứng tổn thương phổi
cấp tính liên quan đến truyền máu (TRALI). Việc sử dụng huyết tương của bệnh nhân

16


đã hồi phục đã được FDA cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp cho điều trị COVID-19
[20].
2.7.3.3. Các chất ức chế interleukin
Tocilizumab và sarilumab là hai chất đối kháng thụ thể IL-6 (yếu tố kích thích
q trình viêm) được sử dụng trong điều trị các tình trạng viêm và bệnh lý tự miễn,
như các loại viêm khớp, bao gồm cả viêm khớp dạng thấp. Do đó, có thể sử dụng hai
chất này trong việc điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có xuất hiện hội
chứng cơn bão cytokin [8].

17


CHƢƠNG III. CÁC DƢỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG
ỨC CHẾ SARS-CoV-2 IN VITRO
Hiện nay, nghiên cứu về tác dụng ức chế SARS-CoV-2 của các dược liệu chủ yếu
mới chỉ thực hiện trên các mơ hình thực nghiệm in vitro. Chưa có dược liệu nào được
đánh giá tác dụng in vivo hoặc trên lâm sàng.
3.1. Hoàng cầm (Rễ)
Tên khoa học của cây thuốc: Scutellaria baicalensis Georgi., Lamiaceae
Tác dụng ức chế SARS-CoV-2: Cao chiết ethanol 70% của rễ hồng cầm có tác dụng
vào mục tiêu Mpro, ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2 trong tế bào Vero E6 với giá
trị IC50 là 8,5 μg/ml [31].
Thành phần hóa học chính: Flavonoid [31].
Hoạt chất: Baicalein là flavonoid chính trong hồng cầm có khả năng ức chế mục tiêu

Mpro của SARS-CoV-2 với giá trị IC50 là 0,39 μM [31].
3.2. Thanh cao hoa vàng (Lá)
Tên khoa học của cây thuốc: Artemisia annua L., Asteraceae
Tác dụng ức chế SARS-CoV-2: Cao chiết nước nóng từ thanh cao hoa vàng có tác dụng
ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2 trong tế bào Vero E6 in vitro với giá trị IC50 là
8,7 μg/ml [35].
Thành phần hóa học chính: Terpenoid, tinh dầu [35].
Hoạt chất: Artemisinin là hoạt chất chính trong thanh cao hoa vàng có tác dụng ức chế
SARS-CoV-2 với giá trị IC50 là 70 μM [35].
3.3. Bồng nga truật (Thân rễ)
Tên khoa học của cây thuốc: Boesenbergia rotunda (L.) Mansf., Zingiberaceae
Tác dụng ức chế SARS-CoV-2: Cao chiết ethanol 95% của bồng nga truật có tác dụng
ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2 trong tế bào Vero E6 với giá trị IC50 là 3,62
μg/ml (CC50 = 28,06 µg/ml) [25].
Thành phần hóa học chính: Flavonoid thuộc phân nhóm chalcon [25].
Hoạt chất: Panduratin A, một flavonoid chính trong thân rễ bồng nga truật có tác dụng
ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2 trong tế bào Vero E6 với giá trị IC50 là 0,81 μM

18


(CC50 = 14,71 µM). Ngồi ra, panduratin A cịn có tác dụng ức chế quá trình lây nhiễm
của SARS-CoV-2 với giá trị IC50 là 5,30 µM (CC50 = 43,47 µM) [25].
3.4. Xuyên tâm liên (Bộ phận trên mặt đất)
Tên khoa học của cây thuốc: Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees., Acanthaceae
Tác dụng ức chế SARS-CoV-2: Cao chiết ethanol 95% của xuyên tâm liên có tác dụng
ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2 trong tế bào Vero E6 với giá trị IC50 là 68,06
μg/ml (CC50 >100 µg/mL) [25].
Thành phần hóa học chính: Terpenoid [25].
Hoạt chất: Andrographolid [25].

3.5. Gừng (Thân rễ)
Tên khoa học của cây thuốc: Zingiber officinale Rose., Zingiberaceae
Tác dụng ức chế SARS-CoV-2: Cao chiết ethanol 95% của thân rễ cây gừng có tác
dụng ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2 trong tế bào Vero E6 với giá trị IC50 là
29,19 μg/ml (CC50  = 52,75 µg/ml) [25].
Thành phần hóa học chính: Tinh dầu, flavonoid [25].
Hoạt chất: 6-Gingerol, kaempferol [25].
3.6. Tỏi (Căn hành)
Tên khoa học của cây thuốc: Allium sativum L., Alliaceae
Tác dụng ức chế SARS-CoV-2: Cao chiết ethanol 95% của tỏi ở nồng độ 10 μg/ml có
tác dụng ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2 với giá trị % ức chế (I%) là 60,45%
[25].
Thành phần hóa học chính: Tinh dầu [25].
Hoạt chất: Carvon, allyl disulfid [25].
Nhận xét: Hiện nay đã có 6 dược liệu được cơng bố tác dụng ức chế SAR-CoV-2 in
vitro. Dựa vào giá trị IC50 trên mơ hình thực nghiệm, hai dược liệu tiềm năng có thể
tiếp tục tiến hành nghiên cứu đánh giá tác dụng ức chế SARS-CoV-2 in vivo là hoàng
cầm (IC50 = 8,5 μg/ml) và bồng nga truật (IC50 = 3,62 μg/ml). Chưa có dược liệu nào
được nghiên cứu tác dụng ức chế SARS-CoV-2 trên mơ hình in vivo.

19


CHƢƠNG IV. CÁC THUỐC THẢO DƢỢC ĐIỀU TRỊ
TRIỆU CHỨNG COVID-19 TRÊN LÂM SÀNG
Hiện nay, giải quyết các triệu chứng của bệnh là một trong những phương pháp
chủ yếu điều trị COVID-19. Ở Trung Quốc, một số thuốc thảo dược gồm nhiều dược
liệu thành phần đã được nghiên cứu điều trị triệu chứng cho bệnh nhân COVID-19
trên lâm sàng cho hiệu quả rõ rệt.
4.1. Qingfei Paidu (QFPD)

Nguồn gốc: Từ 4 phương thuốc trong Thương hàn luận là “Ma hạnh thạch cam
thang”, “Xạ can ma hoàng thang”, “Tiểu sài hồ thang” và “Ngũ linh tán” [41].
Thành phần: Ma hoàng (Herba Ephedrae), cam thảo (Radix Glycyrrhizae), khổ
hạnh nhân (Semen Armeniacae amarum), thạch cao (Gypsum fibrosum), quế chi
(Ramulus Cinnamomi), trạch tả (Rhizoma Alismatis), trư linh (Polyporus), bạch truật
(Radix Atractylodis macrocephalae), phục linh (Poria), sài hồ (Radix Bupleuri), hoàng
cầm (Radix Scutellariae), bán hạ chế (Pinelliae rhizoma praepratum cum zingibere),
can khương (Rhizoma Zingiberis recens), tử uyển (Radix et rhizoma Asteris tatarici),
khoản đông hoa (Flos Farfarae), xạ can (Rhizoma Belamcandae), tế tân (Herba
Asari), tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae), chỉ thực (Fructus Aurantii immaturus), thanh bì
(Pericarpium Citri reticulatae viridae) và hoắc hương (Herba Pogostemonis) [41].
Tác dụng trên lâm sàng: Một nghiên cứu được thực hiện trên 782 bệnh nhân
COVID-19 (56% nam, độ tuổi trung bình 46) được chia thành 4 nhóm: bắt đầu điều trị
bằng chế phẩm QFPD sau 3 tuần (nhóm 1), sau 2 tuần (nhóm 2), sau 1 tuần (nhóm 3)
và được điều trị ngay từ ngày nhập viện (nhóm 4) cho thấy nhóm điều trị sớm bằng
QFPD có khả năng hồi phục cao hơn khi thời gian điều trị giảm từ 34 ngày đối với
nhóm 1 xuống 24 ngày, 21 ngày và 18 ngày đối với lần lượt các nhóm 2, 3, 4 (p <
0,0001) [46]. Hiện nay phương thuốc QFPD đã được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung
Quốc và Văn phòng Cục Trung y Trung Quốc khuyến cáo các bệnh viện sử dụng cho
tất cả bệnh nhân COVID-19 [40].
Cơ chế tác dụng: Thanh phế bài độc thang có tác dụng chống viêm thơng qua cơ
chế đối kháng thụ thể IL-6 của acid glycyrrhizic trong cam thảo (IC50 = 5

). Ngồi

ra QFPD cịn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch và kháng virus nhờ các hoạt
chất trong bán hạ, khoản đông hoa, ma hoàng, cam thảo, chỉ thực [58], [59].

20



Cách dùng: Thanh phế bài độc thang được dùng dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày
dùng một thang, sắc uống hai lần vào sáng và tối (uống ấm sau khi ăn). Mỗi liệu trình
điều trị kéo dài 3 ngày, nếu bệnh nhân hết triệu chứng của bệnh thì ngừng. Trong
trường hợp các triệu chứng bệnh có cải thiện nhưng chưa hết hẳn thì dùng tiếp liệu
trình thứ hai [41].
4.2. Lianhua Qingwen (LH)
Nguồn gốc: Dược điển Trung Quốc.
Thành phần: Liên kiều (Fructus Forsythiae), kim ngân hoa (Flos Lonicerae), ma
hoàng (Herba Ephedrae), tùng lam (Isatis tinctoria), hoắc hương (Herba
Pogostemonis), đại hoàng (Rheum palmatum), cam thảo (Radix Glycyrrhizae), quán
chúng (Rhizoma Dryopteris crassirhizomae), rễ vàng (Radix et rhizoma Rhodiola
crenulata), diếp cá (Hebra Houttuynia cordata), khổ hạnh nhân (Semen Armeniacae
amarum), thạch cao (Gypsum fibrosum) và L-menthol [42].
Tác dụng trên lâm sàng: Chế phẩm LH đã được chứng minh có tác dụng làm giảm
thời gian điều trị COVID-19 và hồi phục các thương tổn trên phổi của bệnh nhân. Một
thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên 284 bệnh nhân COVID-19 (142 bệnh nhân
trong nhóm điều trị và 142 nhóm chứng) cho thấy thời gian trung bình để hồi phục ở
nhóm điều trị bằng LH giảm rõ rệt so với nhóm đối chứng (trung bình 7 ngày so với
10 ngày, p < 0,001). Thời gian giảm các triệu chứng: sốt (2 so với 3 ngày), mệt mỏi (3
so với 6 ngày) và ho (7 so với 10 ngày) ở nhóm điều trị bằng LH cũng ít hơn đáng kể
so với nhóm chứng (p < 0,001) [21].
Cơ chế tác dụng: Chế phẩm LH có tác dụng ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2
và làm giảm các cytokin tiền viêm (TNF-α, IL-6, CCL-2/MCP-1 và CXCL-10 / IP-10)
[42]. Mặt khác, LH cịn có tác dụng giảm ho, hạ sốt và tăng cường sức đề kháng cho
cơ thể [21], [42].
Cách dùng: Dùng dưới dạng cốm, liều 6g/ngày [21].
4.3. Huo Xiang Zhengqi (HXZ)
Nguồn gốc: Dược điển Trung Quốc [56].


21


×