Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VÀ HỢP ĐỒNG MUA LẠI TRÁI PHIẾU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.09 KB, 25 trang )

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VÀ HỢP
ĐỒNG MUA LẠI TRÁI PHIẾU
I.THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
1.Trái phiếu
1.1.Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu
Hiện nay các nhà nghiên cứu tài chính tiền tệ vẫn chưa thống nhất với nhau khái
niệm trái phiếu. Theo từ điển kinh tế Oxford, trái phiếu là những chứng từ hứa trả
những khoản tiền vào những thời điểm nhất định. Theo giáo trình Thị trường
chứng khoán thì trái phiếu là một loại chứng khoán nợ quy định nghĩa vụ của
người phát hành (người đi vay) phải trả cho người đứng tên sở hữu chứng khoán
(người cho vay) một khoản tiền nhất định bao gồm cả gốc và lãi trong những
khoảng thời gian cụ thể. Tuy nhiên khái niệm về trái phiếu thường được đề cập
như là một cam kết của người phát hành sẽ thanh toán cho người sở hữu trái phiếu
những khoản tiền xác định bao gồm cả gốc và lãi vào những khoảng thời gian xác
định trong tương lai tuỳ thuộc vào phương thức trả đã được quy định khi phát
hành, trái phiếu thường có mệnh giá, lãi suất và ngày đáo hạn. Khi một nhà đầu tư
mua trái phiếu thì có nghĩa là nhà đầu tư đó đã cho tổ chức phát hành vay tiền.
Trái phiếu có thể được phát hành dưới dạng chứng chỉ vật chất hay phi vật
chất( ghi sổ hay điện tử), tuy nhiên dù theo hình thức nào thì trái phiếu đều bao
gỗm những thông tin sau:
Mệnh giá: là giá trị ghi trên trái phiếu mà tổ chức phát hành cam kết trả cho người
sở hữu trái phiếu và ngày đáo hạn.
Ngày đáo hạn: là ngày mà tổ chức phát hành thanh toán số tiền theo mệnh giá cho
người sở hữu trái phiếu.
Lãi suất: tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu một số
tiền lãi vào một ngày xác định hoặc theo định kỳ. Trái phiếu phát hành với một tỷ
lệ lãi suất danh nghĩa được xác định bởi các điều kiện thị trường tại thời điểm chào
bán trái phiếu. Lãi suất thường được công bố theo tỷ lệ phần trăm (%) so với mệnh
giá của trái phiếu. Lãi suất có thể được quy định trả hàng năm hoặc trả định kỳ. Số
tiền lãi trái phiếu hay còn gọi là trái tức có thể được tính rất dễ dàng bằng cách
nhân mệnh giá với tỷ lệ lãi suất.


Giá mua: là khoản tiền thực tế mà người mua bỏ ra để có được quyền sở hữu trái
phiếu. Giá mua có thể là bằng mệnh giá (ngang giá) hay cao hơn mệnh giá( giá gia
tăng) hay thấp hơn mệnh giá(giá chiết khấu). Tuy nhiên dù giá mua là loại nào thì
tiền lãi luôn được xác định theo mệnh giá trái phiếu, và đến ngày đáo hạn, trái
phiếu được thanh toán theo mệnh giá.
Kỳ hạn: Kỳ hạn của trái phiếu thường được phân thành 3 loại là ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn. Trái phiếu ngắn hạn thông thường có kỳ hạn một năm trở xuống,
trái phiếu trung hạn có kỳ hạn từ 1- 10 năm, trái phiếu dài hạn có kỳ hạn từ 10 năm
trở lên. Kỳ hạn của bất kỳ loại trái phiếu nào cũng được xác định trong hợp đồng
phát hành trái phiếu. Kỳ hạn cho biết khoảng thời gian người nắm giữ trái phiếu
nhận được tiền lãi định kỳ vào năm trước khi khoản vay mà tổ chức phát hành phải
hoàn trả tiền gốc theo mệnh giá trái phiếu. Kỳ hạn trái phiếu càng dài rủi ro giá trái
phiếu thị trường biến động càng lớn.
Quyền mua lại: cho phép tổ chức phát hành trái phiếu thu hồi trái phiếu và hoàn lại
với mức giá dự kiến trước thời hạn thanh toán. Tổ chức phát hành sử dụng quyền
nàyđể bảo vệ họ không phải trả lãi suất cao hơn đối với số tiền mà họ vay. Tổ chức
phát hành thu hồi trái phiếu khi tỷ lệ lãi suất trên thị trương thấp hơn lãi suất trái
phiếu của tổ chức đã phát hành trước đó và có thể phát hành trái phiếu mới với tỷ
lệ lãi suất thấp hơn.
1.2. Phân loại trái phiếu
1.2.1. Phân loại theo hình thức phát hành
Theo hình thức phát hành trái phiếu được phân thành 2 loại là trái phiếu vô danh và
trái phiếu ghi danh
Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên nghười chủ sở hữu trái phiếu
trên bề mặt trái phiếu cũng như trên sổ của tổ chức phát hành. Tới kỳ hạn thanh
toán trái tức, trái chủ cắt phần cuống phiếu trả lãi tương ứng đem tới tổ chức phát
hành hay ngân hàng được tổ chức phát hành uỷ quyền để nhận trái tức. Tới thời
điểm đáo hạn, trái chủ trình giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu để nhận lại tiền gốc
bằng với mệnh giá. Đặc điểm của trái phiếu vô danh là dễ dàng chuyển nhượng,
bất kỳ người nào có trái phiếu trong tay đều có quyền được hưởng lãi và quyền

được thanh toán trái phiếu . Người sở hữu trái phiếu có thể nắm giữ trái phiếu đến
ngày đáo hạn hoặc có thể bán nó trên thị trường thứ cấp trước ngày đáo hạn.
Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu ghi rõ họ tên và địa chỉ người sở hữu trái
phiếu trên bề mặt trái phiếu và trong sổ của tổ chức phát hành. Đặc điểm của trái
phiếu ghi danh là khó chuyển nhượng, trường hợp bị mất có thể xin cấp lại. Đến
ngày nhận tiền lãi đại lý công ty phát hành sẽ gửi séc trả lãi cho người sở hữu trái
phiếu.
Trái phiếu ghi danh được chia làm 2 loại: Trái phiếu đăng ký từng phần và trái
phiếu đăng ký toàn phần.
• Trái phiếu đăng ký từng phần: tên và địa chỉ người chủ sở hữu được ghi lại
với mục đích tiếp nhận mọi văn bản thông báo và để thanh toán vốn gốc vào
kỳ đáo hạn, trái tức sẽ được nhận gửi kèm theo cuống phiếu trả lãi (như trái
phiếu vô danh)
• Trái phiếu đăng ký toàn phần: tên và địa chỉ của người chủ sở hữu được ghi
lại với mục đích tiếp nhận mọi văn bản thông báo và để thanh toán tiền vốn
khi đáo hạn và nhận trái tức. Trái tức được thanh toánkhi có phiếu kiểm tra
của tổ chức phát hành 6 tháng một lần. Một dạng phổ biến của trái phiếu
đăng ký toàn phần là đăng ký trong sổ, dang này không có giấy chứng nhận
sở hữu trái phiếu mà thay vào đó là quyền sở hữu trái phiếu được thể hiện
bằng cách ghi vào trong sổ tên và địa chỉ người sở hữu.
1.2.2. Phân loại theo đối tuợng phát hành
Trái phiếu được phân thành hai loại là trái phiếu chính phủ và trái phiếu công
ty.
1.2.2.1. Trái phiếu chính phủ:
Trái phiếu do chính phủ hoặc chính quyền địa phương phát hành nhằm mục
đích cân đối ngân sách, thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, trái phiếu
loại này được bảo đảm bằng ngân sách quốc gia hoặc ngân sách của chính
quyền địa phương trong trường hợp phát hành trái phiếu chính quyền địa
phương. Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu an toàn nhất, hầu như không có
rủi ro vì có nguồn vốn ngân sách bảo đảm cuối cùng.

Trái phiếu chính phủ: được chia thành 2 loại là tín phiếu kho bạc và trái phiếu
kho bạc trung và dài hạn
• Tín phiếu kho bạc: là những công cụ ngắn hạn từ một năm trở xuống, phổ
biến nhất là loại 3 tháng và 6 tháng. Các tín phiếu ngắn hạn là những
công cụ chiết khấu.
• Trái phiếu kho bạc trung và dài hạn: Trái phiếu trung hạn được phát hành
từ một năm đến mười năm, trái phiếu dài hạn được phát hành với kỳ hạn
từ mười năm đến ba mươi năm. Các trái phiếu rung và dài hạn thường có
mức lãi suất cố định và được trả lãi trên cơ sở một hoặc nửa năm.
Trái phiếu chính quyền địa phương: là những công cụ nợ cho các chính
quyền địa phương và các cơ quan của họ phát hành để tài trợ cho các dự án
và các nhu cầu chi tiêu của chính quyền địa phương. Trái phiếu chính quyền
địa phương bao gồm các loại sau:
• Tín phiếu địa phương ngắn hạn: là loại tín phiếu có kỳ hạn 6 tháng
hoặc ít hơn
• Trái phiếu trách nhiêm chung (GOB): được đảm bảo bằng năng lực
thu thuế của chính quyền địa phương, tiền để trả lãi và gốc được lấy
từ tổng thu nhập về thuế
• Trái phiếu được đảm bảo băng thuế cụ thể: được đảm bảo bằng một
loại thuế nhất định như thuế tiêu thụ của địa phương.
• Trái phiếu thu nhập (RB): được đảm bảo băng thu nhập từ dự án xây
dựng.
1.2.2.2. Trái phiếu công ty:
Trái phiếu công ty là loại trái phiếu được phát hành bởi các công ty nhằm
huy động vốn cho đầu tư phát triển. Trái phiếu công ty là một khoản vay
trong đó tổ chức phát hành là người đi vay, con người mua trái phiếu là
người cho vay. Các công ty phát hành trái phiếu khi có nhu cầu huy động
vốn lớn để tài trợ cho việc mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh mà
không đủ điều kiên hoặc không muốn phát hành cổ phiếu, hoặc do chiến
lược quản lý vốn của công ty. Trái phiếu công ty có thể là trái phiếu ngắn

hạn (kỳ phiếu), trung và dài hạn. Nhưng thông thường, khi có nhu cầu vốn
ngắn hạn các công ty thường vay vốn qua các ngân hàng hơn là phát hành kỳ
phiếu.
Các loại trái phiếu công ty gồm:
• Trái phiếu có thể mua lại trước hạn: Một số công ty quy định trong
trái phiếu của họ có điều khoản cho phép công ty mua lại trái phiếu
trước khi đến hạn. Thông thường, công ty chấp nhận trả cho người co
trái phiếu theo giá gia tăng (tức là lớn hơn mệnh giá trái phiếu) khi
công ty muốn mua lại trái phiếu đó. Loại trái phiếu này mang lại cho
tổ chức phát hành một lợi thế là công ty có thể chủ động trả lại nợ nếu
thấy không còn nhu cầu vay vốn nữa hoặc trong trường hợp lãi suất
thị trường xuống thấp hơn so với lúc phát hành, tức là giá trái phiếu
tăng lên thì công ty có thể mua lại trái phiếu mình đã phát hành theo
giá thấp hơn như đã định trước và có thể phát hành đợt mới theo lãi
suất thấp hơn. Về phía người mua trái phiếu thì đây là một bất lợi, do
vậy loại trái phiếu này thường phải bán rẻ hơn so với trái phiếu không
có đặc tính này.
• Trái phiếu có thể chuyển đổi: Đây là loại trái phiếu có thể chuyển đổi
tương tự như loại cổ phiếu có thể chuyển đổi. Trái phiếu chuyển đổi
cho phép người sở hữu nó có thể chuyển đổi sang một loại chứng
khoán nhất định, chứng khoán này có thể là cổ phiếu ưu đãi hay cổ
phiếu thường của công ty phát hành (thông thường là cổ phiếu
thường). Nhiều công ty phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi vì điều
đó làm cho trái phiếu trở nên hấp dẫn và dễ bán hơn. Đặc tính chuyển
đổi được quy định ngay lúc phát hành trái phiếu và chỉ được chỉnh sửa
lại trong trường hợp tách cổ phiếu hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu.
• Trái phiếu kèm chứng quyền: Đây là loại trái phiếu cho hip người
mua được mua kèm theo quyền mua một số lượng cổ phiếu nhất định
ứng với số lượng trái phiếu nắm giữ với mức giá nhất định trọng một
khoảng thời gian xác định. Cũng như trái phiếu chuyển đổi, đặc quyền

mua này được xác định ngay từ đầu khi phát hành trái phiếu. Trường
hợp tách cổ phiếu hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu thì số lượng quyền
được điều chỉnh lại tương tự như trên và giá trị trái phiếu phát hành
được tính vào vốn nợ của công ty, còn giá trị của chứng quyền được
tính vào vốn cổ đông.
• Trái phiếu có bảo đảm: Tổ chức phát hành thường đưa ra các tài sản
làm vật bảo đảm cho các trái phiếu phát hành, trái chủ được bảo đảm
với độ cao trong trường hợp tổ chức phát hành không có khả năng trả
nợ bởi vì họ có một trái quyền trên tài sản thế chấp. Nếu công ty
không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì người thụ thác tài sản có quyền sở
hữu tài sản nhân danh cho những trái chủ này, sau đó người thụ thác
tài sản có thể thanh toán tiền và phân phát tiền cho những trái chủ này.
• Trái phiếu thu nhập (incomes bond): Trái phiếu thu nhập là loại trái
phiếu thường do những công ty đang trong thời kỳ tổ chức lại phát
hành (công ty lâm vào tình trạng phá sản). Công ty phát hành cam kết
trả vốn khi đáo hạn nhưng chỉ trả lãi nếu như có đủ thu nhập. Do
không cam kết trả lãi, trái phiếu thu nhập giao dịch với nguyên giá,
bán với mức chiết khấu lớn và được xem như một dạng đầu cơ.
• Trái phiếu không có phiếu trả lãi (zero-coupon bonds): Trái phiếu
không có phiếu trả lãi là loại trái phiếu không trả lãi định kỳ. Nhà đầu
tư thường mua trái phiếu này ở mức giá chiết khấu. Sự tăng giá của
trái phiếu bằng mệnh giá khi đáo hạn biểu hiện cho tổng số tiền thu
nhập của nhà đầu tư. Nếu trái phiếu không có phiếu trả lãi trước được
giữ cho đến thời điểm đáo hạn thì vốn đầu tư của nhà đầu tư được
tăng lên bằng mệnh giá, vì vậy sẽ không có lãi trên vốn. Lãi trên vốn
chỉ có thể được nếu như người nắm giữ bán trái phiếu đi trước thời
điểm đáo hạn với giá cao hơn giá cơ bản của nó ở thời điểm bán. Nếu
bán thấp hơn, phần chênh lệch này được coi như là phần lỗ vốn. Lợi
suất đáo hạn đối với trái phiếu không có phiếu trả lãi thường cao hơn
so với trái phiếu trả lãi tương ứng. Tuy nhiên trên thực tế, trái phiếu

không có phiếu trả lãi thường được bán với mức chiết khấu lớn và kỳ
đáo hạn dài, do vậy sẽ chịu ảnh hưởng lớn bởi biến động lãi suất.
• Trái phiếu seri: Là loại trái phiếu được phát hành một đợt nhưng mỗi
seri có ngày đáo hạn khác nhau, theo định kỳ đều đặn cho đến khi
toàn bộ đợt phát hành được hoàn trả.
• Trái phiếu đầu cơ (speculative bonds hay junk bonds): là loại trái
phiếu do các doanh nghiệp có mứ đọ uy tín thấp phát hành, vì vậy loại
trái phiếu này có rất nhiều rủi ro và phải bán với giá thấp. Thông
thường trái phiếu đầu cơ sẽ đưa ra lợi tức cao hơn các trái phiếu thông
thường khác. Những nhà đầu tư sẽ yêu cầu có thu nhập cao hơn khi
mua trái phiếu đầu cơ vì họ phải chịu nhiều rủi ro hơn.
• Trái phiếu Euro (euro bonds): Trái phiếu châu Âu là loại trái phiếu
được giao dịch bằng ngoại tệ. Những nhà đầu tư nước ngoài khi mua
loại trái phiếu này phải cân nhắc băng cách dự đoán sự biến đổi tỷ giá
vì tiền lãi và vốn đầu tư phải được chuyển đổi sang ngoại tệ.
2. Thị trường trái phiếu
2.1. Khái niệm thị trường trái phiếu
Là một bộ phận của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu là thị trường phát
hành và giao dịch các loại trái phiếu của chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ
chức khác theo quy định của pháp luật. Trái phiếu được phát hành trên thị trường
sơ cấp qua nhiều phương thức khác nhau như bảo lãnh phát hành, đấu thầu.... Sau
đó chúng sẽ được tiến hành giao dịch trên thị trường thứ cấp. Trên thị trường thứ
cấp, các trái phiếu được mua bán giữa các nhà đầu tư và các tổ chức đầu tư thông
qua các nhà môi giới, kinh doanh chứng khoán. Thị trường trái phiếu thứ cấp được
chia làm hai loại là thị trường Sở giao dịch và thị trường OTC.Tại thị trường này
các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán các trái phiếu trước khi tới hạn thanh toán.
Thị trường Sở giao dịch: trái phiếu được giao dịch trên thị trường có tổ chức có
tính lỏng cao dễ dàng chuyển sang tiền mặt. Trên Sở giao dịch, kết quả yết giá và
giao dịch được công bố trên hệ thống máy tính. Hệ thống này được kết nối với các
thành viên của Sở giao dịch và các tổ chức đầu tư đồng thời được công bố ra công

chúng.
Thị trường OTC: các loại trái phiếu không được giao dịch trên Sở giao dịch sẽ
được giao dịch trên thị trường OTC. Thị trường OTC bao gồm số lượng đông đảo
các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán. Những nhà môi giới và kinh doanh
chứng khoán không cùng ở một nơi mà sử dụng máy tính cũng như điên thoại để
tiến hành giao dịch. Các nhà môi giới khi nhận được lệnh từ khách hàng sẽ trở
thành nhà tạo lập thị trường và đặt mức giá hiện tại của tất cả các chứng khoán
OTC dưới hình thức của nhiều nguồn thông tin, ví dụ như hình thức truyền thông
tin điện tử và thông báo ra công chúng hàng ngày
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu
Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu gắn liền với lịch sử hình
thành và phát triển của thị trường chứng khoán. Hình thức sơ khai của thị trường
chứng khoán đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm, vào khoảng thế kỷ 15 ở các
trung tâm thương mại của các nước phương Tây, trong các phiên chợ hay hội chợ
các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng mua bán trao đổi
hàng hoá, đăc điểm của các hoạt động này là các thương gia chỉ trao đổi với nhau
về các hợp đồng mua bán hàng hoá mà không có sự xuất hiện của bất cứ hàng hoá,
giấy tờ nào. Đến cuối thế kỷ 15, khu chợ riêng này đã trở thành thị trường hoạt
động thường xuyên với những quy ước xác định có tính bắt buộc cho các cuộc
thương lượng.
Buổi họp đầu tiên diễn ra vào năm 1453 tại một lữ quán của gia đình Vanber,
thành phố Bruges, Vương quốc Bỉ.Trước lữ quán có một bảng hiệu vẽ hình 3 chiếc
túi da và chữ Bourse. Ba túi da tượng trưng cho ba nội dung của thị trường là Thị
trường hàng hoá, Thị trường ngoại tệ và Thị trường chứng khoán động sản; chữ
Bourse có nghĩa là “ mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “ nơi buôn bán chứng
khoán”
Đến năm 1547, thị trường ở thành phố Bruges bị sụp đổ do cửa biển Evin nơi dẫn
các tàu thuyền vào buôn bán tại thành phố bị cát biển lấp mất. Tuy nhiên vào năm
1531, thị trường này được dời đến thành phố Anvers (Bỉ), từ đó thị trường này phát
triển nhanh chóng. Một thị trường như vậy cũng được thành lập ở London (Anh)

vào thế kỷ 18 và sau đó là một loạt thị trường tại Pháp, Đức, Ý, một số nước Bắc
Âu và Mỹ cũng được thành lập. Sau một thời gian hoạt động thị trường đã chứng
tỏ khả năng không đáp ứng được yêu cầu của cả ba giao dịch khác nhau, vì thế thị
trường hàng hoá được tách thành các khu thương mại, thị trường ngoại tệ được
tách ra và phát triển thành thị trường hối đoái, thị trường chứng khoán động sản trở
thành thị trường chứng khoán.
Là một bộ phận của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu có những đặc
trưng riêng biệt khác hẳn với các thị trường khác vì hàng hoá giao dịch trên thị
trường là các trái phiếu- một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Bản
chất của thị trường thể hiện mối quan hệ cung cầu của vốn đầu tư, giá cả của hàng
hoá chứa đựng thông tin về chi phí vốn đầu tư.
2.3. Phân loại thị trường trái phiếu
2.3.1. Phân loại theo thị trường
• Thị trường trái phiếu sơ cấp: Thị trường trái phiếu sơ cấp là thị trường mua
bán lần đầu các trái phiếu mới được phát hành của chủ thể phát hành. Thị
trường sơ cấp còn được gọi là thị trường phát hành hay thị trường cấp một.
Khi có nhu cầu huy động vốn, Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức
khác được phép phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật để bán cho

×