Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

TRẦN THỊ PHƯƠNG MAI NGHIÊN cứu điều CHẾ DỊCH CHIẾT rễ ĐAN sâm GIÀU DANSHENSU KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 57 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ PHƯƠNG MAI
Mã sinh viên: 1601501

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ DỊCH CHIẾT RỄ
ĐAN SÂM GIÀU DANSHENSU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
ThS. Trần Trọng Biên
Nơi thực hiện:
Bộ môn Công Nghiệp Dược

HÀ NỘI-2021


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, người đầu tiên em xin trân trọng gửi lời cảm
ơn là ThS. Trần Trọng Biên, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và
hỗ trợ em rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn thầy vì đã ln
quan tâm, lo lắng, giúp đỡ và khích lệ em trong cả chặng đường một năm làm
khóa luận vừa qua.
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Đào Anh Hoàng khoa
Bào chế, Viện Dược liệu và thầy cô bộ môn Dược Cổ truyền đã hỗ trợ trang
thiết bị về sắc ký HPLC cùng một số máy móc. Nếu khơng có sự hỗ trợ này chắc
chắn em sẽ khó có thể hồn thành khóa luận. Đặc biệt, cảm ơn Ds. Nguyễn Thị
Tâm đã giúp đỡ cũng như góp ý cho em trong q trình làm thí nghiệm.
Ngoài ra, xin gửi lời cảm ơn đến bạn Hoàng Thị Bảo Ngọc lớp MK71 và
các bạn làm khóa luận ở bộ môn Công nghiệp dược đã cùng đồng hành và giúp


đỡ mình rất nhiều trong những ngày tháng thực hiện đề tài ở trên bộ mơn để có
thể hồn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Nhân đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các Bộ mơn và
Phịng ban, cùng tồn thể cán bộ cơng nhân viên Trường Đại học Dược Hà Nội
đã dạy dỗ và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt 5 năm học tập tại trường.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã luôn
ủng hộ, động viên và đồng hành cùng em trong suốt chặng đường vừa qua.
Hà Nội, tháng 6 năm 2021
Sinh viên
Trần Thị Phương Mai


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1
2
3

Ký hiệu

CP 2015 Dược điển Trung Quốc 2015
HCl
HPLC

4

NaOH

5


R

6

RSD

7

TKHH

8
9

Tên đầy đủ

UPLC
WM

Acid chlohydric
Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid
Chromatography)
Natri hydroxyd
Hệ số hồi quy tuyến tính
Độ lệch chuẩn tương đối (Relative Standard Deviation)
Tinh khiết hóa học
Sắc ký lỏng siêu hiệu năng (Ultra Performance Liquid
Chromatography)
Weight moleculer (Khối lượng phân tử)



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Một số chuyên luận trong CP 2015 yêu cầu kiểm nghiệm danshensu 12
Bảng 2.1 Danh mục hóa chất sử dụng................................................................. 17
Bảng 3.1 Kết quả thẩm định độ thích hợp hệ thống............................................ 23
Bảng 3.2 Mối tương quan giữa diện tích píc và nồng độ danshensu .................. 23
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp định lượng ................... 24
Bảng 3.4 Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp định lượng ..................... 25
Bảng 3.5 Kết quả định lượng danshensu trong rễ đan sâm................................. 26
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của pH tới hiệu suất chiết danshensu ............................... 27
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của kích thước dược liệu tới hiệu suất chiết danshensu .. 28
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết tới hiệu suất chiết danshensu ............. 28
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi/dược liệu tới hiệu suất chiết danshensu
............................................................................................................................. 29
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của thời gian chiết tới hiệu suất chiết danshensu ........... 30
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của số lần chiết tới hiệu suất chiết danshensu ................ 32
Bảng 3.12 Kết quả khảo sát độ lặp lại của quy trình chiết xuất rễ đan sâm ....... 35


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Cấu trúc một số hoạt chất nhóm tanshinon trong rễ đan sâm ................ 3
Hình 1.2 Cấu trúc một số acid phenolic trong rễ đan sâm .................................... 4
Hình 1.3 Sắc ký đồ vân tay sản phẩm Salvia total phenolics acid theo CP 2015
[23] ........................................................................................................................ 5
Hình 1.4 Sắc ký đồ HPLC kiểm nghiệm rễ đan sâm và một số dạng bào chế từ
cao nước rễ đan sâm [28] ...................................................................................... 6
Hình 1.5 Sắc ký đồ vân tay sản phẩm Tanshinones theo CP 2015[24] ................ 7
Hình 1.6 Cấu trúc hóa học của danshensu .......................................................... 10
Hình 3.1 Phổ hấp thụ UV của danshensu............................................................ 22
Hình 3.2 Sắc ký đồ HPLC thẩm định độ đặc hiệu .............................................. 22

Hình 3.3 Mối tương quan giữa diện tích píc và nồng độ danshensu .................. 24
Hình 3.4 Sắc ký đồ thẩm định LOD (trái) và LOQ (phải) .................................. 25
Hình 3.5 Ảnh hưởng của pH tới hiệu suất chiết danshensu ............................... 27
Hình 3.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết tới hiệu suất chiết danshensu ............... 29
Hình 3.7 Ảnh hưởng của thời gian chiết tới hiệu suất chiết danshensu.............. 31
Hình 3.8 Sắc ký đồ HPLC theo dõi quá trình chiết rễ đan sâm giàu danshensu 31
Hình 3.9 Sơ đồ tóm tắt quy trình chiết rễ đan sâm giàu danshensu .................... 34
Hình 3.10 Sắc ký đồ HPLC kiểm nghiệm danshensu trong dịch chiết mẻ 100 g
............................................................................................................................. 35


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 2
1.1

Thông tin về đan sâm ...................................................................... 2

1.1.1 Đặc điểm thực vật ...................................................................... 2
1.1.2 Thành phần hóa học .................................................................. 2
1.1.3 Tác dụng, công dụng .................................................................. 4
1.1.4 Một số loại sản phẩm chiết xuất từ rễ đan sâm ......................... 5
1.2

Danshensu ....................................................................................... 9

1.2.1 Tính chất lý hóa, độ ổn định .................................................... 10

1.2.2 Đặc điểm dược động học ......................................................... 10
1.2.3 Tác dụng dược lý...................................................................... 11
1.2.4 Một số chuyên luận trong CP 2015 yêu cầu kiểm nghiệm
danshensu................................................................................ 12
1.3

Một số phương pháp điều chế dịch chiết từ rễ đan sâm ............... 13

1.3.1 Phương pháp ngâm với dung môi ............................................ 14
1.3.2 Phương pháp chiết hồi lưu ...................................................... 14
1.3.3 Phương pháp ngâm có hỗ trợ vi sóng ...................................... 14
1.3.4 Phương pháp chiết xuất dưới áp suất cao ............................... 15
1.4 Một số nghiên cứu về sự chuyển hóa các acid phenolic khác trong
rễ đan sâm tạo thành danshensu.................................................... 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 17
2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị nghiên cứu ................................................ 17
2.1.1 Nguyên liệu .............................................................................. 17
2.1.2 Chất chuẩn và hóa chất ........................................................... 17
2.1.3 Máy móc, thiết bị ..................................................................... 17
2.2

Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 17

2.3

Phương pháp nghiên cứu............................................................... 18

2.3.1 Phương pháp chiết xuất ........................................................... 18
2.3.2 Phương pháp định lượng danshensu ....................................... 18



2.3.3 Xử lý thống kê .......................................................................... 21
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ................................................. 22
3.1

Thẩm định phương pháp HPLC định lượng danshensu................ 22

3.1.1 Độ đặc hiệu .............................................................................. 22
3.1.2 Độ thích hợp hệ thống.............................................................. 23
3.1.3 Khoảng tuyến tính .................................................................... 23
3.1.4 Độ lặp lại ................................................................................. 24
3.1.5 Độ đúng .................................................................................... 25
3.1.6 Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng ............................. 25
3.2

Khảo sát các điều kiện chiết xuất dịch chiết giàu danshensu từ rễ
đan sâm ......................................................................................... 26

3.2.1 Khảo sát pH ............................................................................. 27
3.2.2 Khảo sát kích thước dược liệu ................................................. 27
3.2.3 Khảo sát nhiệt độ chiết ............................................................ 28
3.2.4 Khảo sát tỷ lệ dung môi/dược liệu ........................................... 29
3.2.5 Khảo sát thời gian và số lần chiết ........................................... 30
3.3 Quy trình điều chế dịch chiết rễ đan sâm giàu danshensu ............ 33
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



ĐẶT VẤN ĐỀ
Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) là một dược liệu quý có tác dụng giãn
động mạch vành, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, cải thiện chức năng tim, hạn chế
nhồi máu cơ tim,…[3]. Hai nhóm thành phần hóa học chính tạo ra tác dụng của
đan sâm là nhóm acid phenolic thân nước (gồm acid salvianolic B, danshensu,
procatechuic aldehyd,…) và nhóm tanshinon thân dầu (gồm tanshinon IIA,
cryptotanshinon, dihydrotanshinon,…) [7]. Có nhiều loại sản phẩm chiết từ rễ
đan sâm như cao giàu acid phenolic thân nước, cao giàu tanshinon thân dầu, cao
hỗn hợp giàu cả hai nhóm hoạt chất trên. Mỗi sản phẩm có những ứng dụng
riêng và có thể sử dụng cho những mục đích điều trị khác nhau. Trong đó, cao
chiết nước từ rễ đan sâm đã được ứng dụng trong bào chế nhiều dạng thuốc.
Danshensu (acid salvianic A, tanshinol) là một trong những hoạt chất thân
nước quan trọng thuộc nhóm acid phenolic trong rễ đan sâm. Danshensu có tác
dụng dược lý đa dạng bao gồm chống oxy hóa, dọn gốc tự do, chống kết tập tiểu
cầu và huyết khối, bảo vệ hệ thống tim mạch và mạch máu não, giảm viêm [25].
Bên cạnh đó, danshensu cịn được sử dụng làm chất đánh dấu để kiểm soát chất
lượng các chế phẩm từ đan sâm trong rất nhiều chuyên luận ở Dược điển Trung
Quốc. Một số tác giả đã chứng minh cao đan sâm giàu danshensu có tác dụng
chống oxy hóa và giãn động mạch vành tốt hơn các loại cao đan sâm khác [33].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu mới chỉ tập trung nhiều vào điều chế cao đan sâm
giàu acid salvianolic B và tanshinon mà chưa có nghiên cứu nào xây dựng quy
trình chiết xuất dịch chiết giàu danshensu từ rễ đan sâm.
Do đó, đề tài “Nghiên cứu điều chế dịch chiết rễ đan sâm giàu
danshensu” được thực hiện với mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình điều chế dịch chiết giàu danshensu từ rễ đan sâm.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1 Thông tin về đan sâm
1.1.1 Đặc điểm thực vật
Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge.) thuộc chi Salvia, họ Hoa mơi
Lamiaceae, cịn được gọi với tên khác là huyền sâm, xích sâm, huyết căn [26].
Đặc điểm thực vật: Đan sâm là một loại cây sống lâu năm cao 30-80 cm,
tồn thân mang lơng ngắn màu trắng nhạt, rễ nhỏ dài hình trụ màu đỏ nâu đường
kính 0,5-1,5 cm. Lá kép mọc đối gồm 3-5 lá chét, đặc biệt có thể có 7, mặt trên
lá chét màu xanh có các lông mềm màu trắng, mặt dưới màu xanh tro cũng có
lơng nhưng dài hơn. Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, chùm hoa
dài 10-20 cm. Hoa có tràng màu xanh tím nhạt, 2 mơi, mơi trên hình lưỡi liềm,
mơi dưới xẻ 3 thùy. Hai nhị ở hai mơi dưới, bầu có vịi dài lồi ra ở môi trên. Quả
nhỏ dài 3 mm, rộng 1,5 mm [2].
Bộ phận dùng: rễ phơi khô hay sấy khô của cây đan sâm. Rễ ngắn hình trụ
dài, hơi cong, một số có nhánh, dài 10-20 cm đường kính 0,5-1,5 cm. Bên ngồi
rễ có màu nâu đỏ hoặc nâu nhạt, có vân nhăn dọc, phần vỏ bám chặt vào gỗ
không dễ bóc ra. Rễ có mùi nhẹ, vị đắng và tương đối cay [1].
1.1.2 Thành phần hóa học
Nghiên cứu về các thành phần hóa học của đan sâm bắt đầu vào những năm
1930 khi các nhà nghiên cứu của Nhật Bản lần đầu tiên phân lập được thành
phần tanshinon IIA tan trong dầu từ đan sâm [17]. Cho đến nay đã có hơn 100
hoạt chất được tách chiết và xác định từ đan sâm [32]. Dựa trên tính tan của các
chất hóa học có thể chia các nhóm trong thành phần đan sâm gồm 3 loại: thành
phần tan trong dầu, thành phần tan trong nước và một số thành phần khác.
+ Thành phần tan trong dầu: là các terpenoids trong đó phổ biến nhất là
nhóm chất diterpenoids có nhiều tác dụng sinh học và tạo ra màu của đan sâm
[28]. Hầu hết các diterpenoids là các tanshinon, cho đến nay có hơn 40
tanshinon đã được phân lập và xác định [11]. Trong số các tanshinon này,

2



tanshinon IIA, cryptotanshinon, dihydrotanshinon và tanshinon I thuộc là các
diterpenoid chính có trong đan sâm [29].

Tanshinon IIA

Cryptotanshinon

Dihydrotanshinon

Tanshinon I

Hình 1.1 Cấu trúc một số hoạt chất nhóm tanshinon trong rễ đan sâm
+ Thành phần tan trong nước: bao gồm acid phenolic và các dẫn chất. Hơn
30 acid phenolic đã được phân lập bao gồm acid salvianolic A, acid salvianolic
B,

acid

salvianolic

C,

acid

rosmarinic,

acid

protocatechuic,


protocatechualdehyd, carnosol hoặc danshensu, acid lithospermic và các dẫn
xuất khác [18].

Protocatechuic aldehyd (WM=138)

Acid cafeic (WM=180)

Danshensu (WM=198)

Acid rosmarinic (WM=360)
3


Acid salvianolic B (WM=718)
Hình 1.2 Cấu trúc một số acid phenolic trong rễ đan sâm
+ Các thành phần khác: β-sitosterol, balcalin, acid ursolic và daucosterol
được tìm thấy trong dịch chiết ethanol, vitamin E và tannin được tìm thấy trong
dịch chiết ethyl acetat [14].
1.1.3 Tác dụng, công dụng
Theo Y học cổ truyền, đan sâm có vị đắng, tính mát, quy kinh tâm, can,
được dùng để chữa bệnh tim, tâm hư phiền nhiệt, kinh nguyệt không đều, phong
thấp các khớp sưng đau, thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ [5].
Theo Y học hiện đại, đan sâm có tác dụng trong điều trị các bệnh về mạch
máu, bao gồm xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng lipid máu và đột quỵ ở
nhiều nước trên thế giới [9]. Đan sâm làm giãn các động mạch và tĩnh mạch
nhỏ, tăng cường tuần hoàn vi mạch, làm giảm mức độ nhồi máu cơ tim, có tác
dụng bảo vệ trong chứng thiếu máu cơ tim cục bộ, bảo vệ tim, chống lại những
rối loạn về chức năng và chuyển hóa gây ra bởi thiếu hụt oxy [2]. Bên cạnh đó,
đan sâm có tác dụng làm mềm và thu nhỏ thể tích của gan và lá lách khi sưng to

do bệnh gan và huyết hấp trùng, có tác dụng an thần, gây ngủ và tác dụng làm
giảm các huyết quản nhỏ [7]. Ngoài ra, đan sâm còn dùng chữa bệnh vàng da,
rối loạn kinh nguyệt, chảy máu tử cung, vơ kinh, đau kinh, có tác dụng an thai,
chữa viêm đau khớp cấp, có tác dụng an thần, giảm đau, ức chế sự phát triển của
vi khuẩn: lao, E. Coli, thương hàn, bệnh Alzheimer, Parkinson, chống ung
thư,…[5].

4


1.1.4 Một số loại sản phẩm chiết xuất từ rễ đan sâm
Rễ đan sâm chứa 2 nhóm hoạt chất quan trọng với các tính chất lý hóa,
dược động học và sinh khả dụng khác hẳn nhau là các tanshinon thân dầu và các
acid phenolic thân nước. Do đó, nhiều loại cao đan sâm được nghiên cứu phát
triển, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong phát triển các sản phẩm chiết xuất từ
dược liệu này. Mỗi sản phẩm có những mục đích ứng dụng trong bào chế các
dạng thuốc khác nhau và có thể cho những mục đích điều trị khác nhau. Một số
sản phẩm đã được đưa vào các chuyên luận chính thức trong Dược điển Trung
Quốc 2015 (CP 2015).
+ Cao rễ đan sâm giàu acid phenolic: Cao chiết bằng dung môi nước hoặc
các dung môi phân cực khác bằng các phương pháp thích hợp, cao chứa chủ yếu
các hoạt chất thân nước nhóm acid phenolic trong đan sâm.
CP 2015 có chun luận Salvia total phenolics acid mơ tả một sản phẩm
chiết xuất từ rễ đan sâm thuộc nhóm này. Chuyên luận mô tả: Salvia total
phenolics acid là sản phẩm được chiết xuất từ rễ đan sâm bằng phương pháp
ngâm nóng với dung mơi nước ở nhiệt độ 80°C. Dịch chiết được cô đặc và loại
tạp chất bằng ethanol. Hàm lượng acid rosmarinic và acid salvianolic B trong
sản phẩm lần lượt được quy định khơng ít hơn 0,05% và 5%. Nhìn vào sắc ký đồ
vân tay của sản phẩm (hình 1.3) có thể thấy cao chiết chứa nhiều hoạt chất nhóm
acid phenolic thân nước trong đó acid salvianolic B (píc thứ 7) chiếm tỷ lệ lớn

nhất. Các hoạt chất thân nước khác như danshensu (píc thứ 1), procatechuic
andehyd (píc thứ 2), acid rosmarinic (píc thứ 5) chiếm tỷ lệ ít hơn đáng kể.
Chú thích:
Píc 1: Danshensu
Píc 2: Protocatechuic andehyd
Píc 5: Acid rosmarinic
Píc 6: Acid lithospermic
Píc 7: Acid salvinolic B
Hình 1.3 Sắc ký đồ vân tay sản phẩm Salvia total phenolics acid theo CP 2015 [23]

5


Cao chiết nước rễ đan sâm đã được ứng dụng để bào chế nhiều dạng thuốc
khác nhau như thuốc tiêm đan sâm, viên hoàn giọt đan sâm, thuốc tiêm hỗn hợp
dược liệu chứa đan sâm. Hình ảnh sắc ký đồ HPLC kiểm nghiệm rễ đan sâm và
một số dạng bào chế từ cao nước rễ đan sâm được thể hiện như hình 1.4. Trên
sắc ký đồ, píc 1 đến píc 6 là các hoạt chất chính nhóm acid phenolic trong dược
liệu rễ đan sâm và một số dạng bào chế từ cao nước rễ đan sâm. Nhìn vào sắc ký
đồ kiểm nghiệm rễ đan sâm có thể thấy rễ đan sâm chứa phần lớn acid phenolic
trong đó acid salvianolic B (píc thứ 5) chiếm tỷ lệ lớn nhất, các píc khác chiếm
tỷ lệ rất ít. Sắc ký đồ của các sản phẩm chiết khác từ rễ đan sâm có điểm khác
biệt so với sắc ký đồ kiểm nghiệm rễ đan sâm: acid salvianolic B (píc thứ 5)
chiếm tỷ lệ ít trong khi danshensu (píc thứ 1), procatechuic aldehyd (píc thứ 2)
chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Điều này chứng tỏ cao nước rễ đan sâm ứng dụng trong
bào chế các dạng thuốc khác nhau được chiết theo những điều kiện khác nhau
tùy thuộc vào mục đích riêng.

Chú thích: Píc 1 Danshensu, Píc 2 Protocatechuic andehyd
Píc 5 Acid salvianolic B

Hình 1.4 Sắc ký đồ HPLC kiểm nghiệm rễ đan sâm và một số dạng bào chế từ
cao nước rễ đan sâm [28]

6


+ Cao rễ đan sâm giàu tanshinon: Cao chiết bằng dung mơi ít phân cực
như ethanol, methanol, CO2 siêu tới hạn,…và chứa chủ yếu các hoạt chất thân
dầu

nhóm

tanshinon

(tanshinon

IIA,

cryptotanshinon,

tanshinon

I,

dihydrotanshinon,…) trong rễ đan sâm.
CP 2015 có chun luận Tanshinones mơ tả một sản phẩm chiết xuất từ rễ
đan sâm thuộc nhóm này. Chuyên luận mô tả: Tanshinones là sản phẩm được
chiết xuất từ rễ đan sâm bằng phương pháp chiết hồi lưu với dung môi ethanol,
dịch chiết được cô đặc và loại tạp chất bằng nước nóng. Hàm lượng tanshinon
IIA và cryptotanshinon được quy định trong sản phẩm lần lượt là không ít hơn

9,8% và 2,1%. Sắc ký đồ vân tay của sản phẩm được quy định như hình 1.5.
Nhìn vào sắc ký đồ vân tay của sản phẩm có thể thấy cao chiết chứa nhiều hoạt
chất nhóm tanshinon thân dầu trong đó acid tanshinon IIA (píc thứ 13) và
cryptotanshinon (píc thứ 10) chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Chú thích:
Píc 8: 16-Dihydrotanshinon I
Píc 10: Cryptotanshinon
Píc 11: Tanshinons I
Píc 13: Tanshinon IIA

Hình 1.5 Sắc ký đồ vân tay sản phẩm Tanshinones theo CP 2015[24]
Tác giả X. Bi và cộng sự (2016) nghiên cứu chiết xuất cao rễ đan sâm giàu
tanshinon bằng CO2 siêu tới hạn với các điều kiện: đồng dung môi EtOH 95%,
áp suất 30 MPa, nhiệt độ 45°C và thời gian chiết 2 giờ. Cao chiết thu được có
hàm lượng tanshinon IIA, cryptotanshinon, tanshinon I và dihydrotanshinon I
lần lượt là 30,9%, 1,91%, 5,7% và 6,4% [34]. Võ Thị Chinh (2020) nghiên cứu
chiết xuất cao đan sâm giàu tanshinon, trong đó dịch chiết rễ đan sâm bằng dung
7


môi ethanol 96% được cô thu hồi dung môi, pha lỗng bằng nước tới nồng độ
thích hợp và tinh chế bằng phương pháp hấp phụ sử dụng nhựa macroporous.
Sau quá trình sàng lọc nhựa macroporous với các tính chất lý hóa khác nhau
gồm D101, H103 và HPD826, nhựa khơng phân cực D101 được lựa chọn cho
quá trình tinh chế. Ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật đến quá trình tinh chế cao
rễ đan sâm giàu tanshinon đã được khảo sát gồm nồng độ và thể tích dịch chiết,
dung mơi loại tạp, dung môi giải hấp phụ. Cao tinh chế có hàm lượng tanshinon
IIA và cryptotanshinon lần lượt là 10,61% và 6,28% [6].
+ Cao hỗn hợp: Cao rễ đan sâm giàu hoạt chất chứa đồng thời 2 nhóm
nhóm hoạt chất thân nước và thân dầu. Nếu muốn chiết xuất đồng thời các nhóm

hoạt chất này thì có thể thực hiện bằng cách lựa chọn dung mơi có khả năng hịa
tan đồng thời cả 2 nhóm hoạt chất (ví dụ hỗn hợp cồn-nước) và điều kiện chiết
xuất hợp lý (chiết lần lượt các nhóm hoạt chất và gộp các dịch chiết).
Có rất nhiều chuyên luận trong CP 2015 mô tả các sản phẩm chiết từ rễ đan
sâm thuộc nhóm này. Trong đó, 2 nhóm hoạt chất được chiết xuất bằng các dung
mơi khác nhau, sau đó gộp cao chiết. Chun luận Fufang Danshen Pian
(Compound Salvia Tablets, Viên nén đan sâm hỗn hợp) mơ tả quy trình chiết
xuất cao rễ đan sâm chứa đồng thời 2 nhóm hoạt chất theo 3 bước như sau: lần 1
chiết xuất bằng phương pháp chiết hồi lưu với ethanol tuyệt đối, lần 2 chiết xuất
bằng phương pháp chiết hồi lưu với ethanol 50% và lần 3 chiết xuất bằng
phương pháp sắc với nước. Dịch chiết mỗi lần được cô đặc và gộp các cao chiết.
Cao đan sâm được phối hợp với cao tam thất, borneol và bào chế thành viên nén
[20]. Chuyên luận Guanxin Danshen Jiaonang (Guanxin Danshen Capsules,
Viên nang đan sâm Guanxin) mô tả quy trình chiết xuất cao rễ đan sâm chứa
đồng thời 2 nhóm hoạt chất theo 2 bước: lần 1 chiết xuất bằng phương pháp
ngấm kiệt với ethanol 90%, lần 2 chiết xuất bằng phương pháp sắc với nước.
Dịch chiết mỗi lần được cô đặc và gộp các cao chiết. Cao chiết được phối hợp
với cao tam thất, tinh dầu gỗ sưa và bào chế thành viên nang [21].
Trần Trọng Biên và cộng sự (2020) nghiên cứu chiết xuất và tinh chế cao
rễ đan sâm giàu hoạt chất. Trong đó, rễ đan sâm (chứa hàm lượng acid
8


salvianolic B và tanshinon IIA lần lượt là 5,15% và 0,22%) được chiết xuất bằng
phương pháp ngâm lạnh với dung mơi ethanol 50%. Mục đích của việc lựa chọn
dung mơi ethanol 50% là để hịa tan đồng thời 2 nhóm hoạt chất trong rễ đan
sâm. Dịch chiết được cô đặc và tinh chế bằng phương pháp hấp phụ sử dụng
nhựa hấp phụ macroporous. Sau khi loại tạp bằng nước, tác giả tiến hành giải
hấp phụ bằng các dung môi khác nhau để thu được các cao đan sâm chứa các
nhóm hoạt chất khác nhau. Quá trình giải hấp phụ 1 bước bằng ethanol 90% thu

được cao đan sâm chứa đồng thời 2 nhóm hoạt chất với hàm lượng acid
salvianolic B và tanshinon IIA lần lượt là 53,4% và 2,34%. Quá trình giải hấp
phụ 2 bước, lần 1 với ethanol 60% thu được cao đan sâm giàu các hoạt chất thân
nước với hàm lượng acid salvianolic B là 60,2%, lần 2 với ethanol 90% thu
được cao đan sâm giàu các hoạt chất thân dầu với hàm lượng tanshinon IIA là
20,69% [4].
Nếu kết hợp 2 nhóm hoạt chất này trong một sản phẩm sẽ có thể gặp phải
những khó khăn nhất định trong xây dựng cơng thức và quy trình bào chế các
dạng thuốc do những tính chất trái ngược nhau của chúng. Ngoài ra, việc điều
chế các cao đan sâm chứa các nhóm hoạt chất riêng rẽ sẽ tạo cơ sở để thực hiện
các nghiên cứu sâu hơn về các sản phẩm này.
1.2 Danshensu
Danshensu (acid salvianic A, tanshinol) là một trong những hoạt chất thân
nước quan trọng thuộc nhóm acid phenolic trong rễ đan sâm. Trước khi phát
hiện ra danshensu trong nước sắc rễ đan sâm vào đầu những năm 1980, các nhà
khoa học dành nhiều sự chú ý đến nhóm hoạt chất thân dầu (các tanshinon) do
màu đỏ đặc trưng của chúng. Việc phân lập được danshensu mở đường cho các
nghiên cứu về nhóm hoạt chất thân nước (acid phenolic) trong rễ đan sâm [26].
Hậu tố “su” trong danshensu có nghĩa là thành tố, hàm ý danshensu là đơn vị
cấu tạo nên nhiều hoạt chất khác trong rễ đan sâm.

9


Danshensu



tên


IUPAC



(R)-3-(3,4-Dihydroxyphenyl)-2-

hydroxypropanoic acid. Cơng thức phân tử: C9H10O5.

Hình 1.6 Cấu trúc hóa học của danshensu
1.2.1 Tính chất lý hóa, độ ổn định
Danshensu là tinh thể kết tinh màu trắng, hình kim, hịa tan tốt trong nước,
hịa tan được trong dung mơi methanol và ethanol, không tan trong cloroform,
ether, aceton và dung mơi hữu cơ khác [13]. Danshensu dễ bị oxy hóa do chứa
hai nhóm hydroxyl phenol kề nhau [19].
Danshensu tồn tại ở dạng acid kém ổn định nên dạng dược dụng thường là
dạng muối natri danshensu [35]. Danshensu kém bền dưới tác dụng của nhiệt độ,
ổn định ở trong môi trường acid [36].
1.2.2 Đặc điểm dược động học
Trong các nghiên cứu trên động vật, danshensu được chứng minh hấp thu
nhanh chóng sau khi dùng đường uống và được phân bố đến tim, gan, phổi,
thận, não. Danshensu được thải trừ hầu hết qua thận dưới dạng chưa bị chuyển
hóa, một phần nhỏ được thải trừ qua phân và mật [36]. Thời gian bán thải của
danshensu khi dùng đường uống là 1 đến 5 giờ. Tác giả Zhou L. và cộng sự
(2005) đã tiến hành so sánh đặc điểm dược động học của danshensu khi dùng
đường uống và khi dùng đường dưới lưỡi, kết quả cho thấy thời gian bán thải
của thành phần này sau khi dùng dưới lưỡi dài hơn nhiều so với sau khi uống
[32].
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh danshensu có những đặc tính dược động
học ưu điểm hơn so với các acid phenolic khác có trong cao chiết nước đan sâm
và nó được dùng làm chất đánh dấu trong các nghiên cứu về dược động học các

dạng bào chế từ rễ đan sâm. Danshensu có thể dễ dàng thẩm thấu qua niêm mạc
đường tiêu hóa nhờ có khối lượng phân tử nhỏ (WM=198). Các thành phần thân
nước khác của đan sâm như acid salvianolic B (WM= 718), acid salvianolic D
10


(WM= 418), acid rosmarinic (WM= 360) hấp thu kém ở ruột non do có khối
lượng phân tử cao và chúng phần lớn bị phân hủy trong ruột bởi hệ vi sinh vật
đường ruột. Theo nghiên cứu, sau khi đi qua dạ dày vào tới ruột non, các acid
phenolic này sẽ được chuyển hóa thành danshensu và acid caffeic trước khi hấp
thu. Đồng thời kết quả của nghiên cứu cho thấy chỉ danshensu được phát hiện
trong huyết tương, mật và nước tiểu [17].
1.2.3 Tác dụng dược lý
Các nghiên cứu in vitro và in vivo cho thấy danshensu có các tác dụng dược
lý đa dạng bao gồm giãn động mạch vành, chống đông máu, ức chế kết tập tiểu
cầu, chống loạn nhịp tim và chống oxy hóa [35].
- Tác dụng trên tim mạch
Trong các nghiên cứu trên động vật, danshensu đã được chứng minh là làm
giãn động mạch và bảo vệ cơ tim khỏi tổn thương trong tim thiếu máu cục bộ.
Danshensu có khả năng ức chế kênh Ca2+ trong tế bào cơ tim, ức chế sự xâm
nhập Ca2+ ngoại bào vào tế bào cơ tim, ngăn ngừa quá tải Ca2+ [32]. Danshensu
cịn có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ
tim cục bộ, bổ sung tưới máu làm giảm quá trình diễn biến bệnh. Danshensu thể
hiện tác dụng bảo vệ tim mạch chủ yếu thơng qua hai cơ chế: chống oxy hóa và
chống nhiễm trùng [13].
- Tác dụng chống oxy hóa
Danshensu là một trong những acid phenolic chống oxy hóa mạnh nhất
trong đan sâm do có cấu trúc polyphenolic [16]. Để đánh giá khả năng chống
oxy hóa của danshensu, các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh tính chống oxy
hóa của danshensu và vitamin C. Kết quả thí nghiệm cho thấy danshensu thể

hiện hoạt tính chống oxy hóa và diệt gốc tự do tốt hơn so với vitamin C. Bên
cạnh đó, danshensu cịn thể hiện tác dụng hiệu quả trong việc chống lại sự phá
hủy tế bào nội mô mạch máu của con người do hydrogen peroxid [31].
- Tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu
Danshensu có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, ức chế q trình đơng máu,
thúc đẩy lưu thơng máu để phân tán cục máu đơng, giảm hình thành huyết khối.
11


Theo nghiên cứu, danshensu có khả năng chống kết tập tiểu cầu và chống huyết
khối bằng cách ức chế COX2 và điều hòa tỷ lệ Thromboxane A2
(TXA2)/Prostacyclin (PGI2) [16].
- Tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào nội mô
Nghiên cứu của Li và cộng sự (2018) cho thấy danshensu là thành phần tan
trong nước của đan sâm có tác dụng mạnh nhất trong việc ức chế tổn thương tế
bào nội mơ do homocysteine gây ra, giúp làm giảm sự hình thành tế bào bọt và
bảo vệ nội mạc mạch máu [16].
1.2.4 Một số chuyên luận trong CP 2015 yêu cầu kiểm nghiệm danshensu
Danshensu là một chất đánh dấu quan trọng dùng để kiểm tra chất lượng
nhiều dạng bào chế chứa cao đan sâm trong các chuyên luận của CP 2015 như
viên hoàn giọt, viên nén, viên nang cứng, thuốc bột,…[22].
Bảng 1.1 Một số chuyên luận trong CP 2015 yêu cầu kiểm nghiệm danshensu
S
T
T

Tên chuyên
luận

Dạng

bào
chế

Dược liệu

Yêu Yêu cầu định
cầu
lượng
định
danshensu
tính
(-) ≥ 0,13 mg/viên

1

Dianxiankang Viên
Jiaonang
nang

Thiên ma,
đan sâm

2

Fufang
Danshen
Diwan
Ganyan
Kangfu Wan


Viên
hoàn
giọt
Viên
hoàn

Đan sâm,
tam thất

(+)

≥ 0,10 mg/viên

Nhân trần,
bản lam căn,
đan sâm,
đương quy

(-)

≥ 6,6 mg/viên

Guanxin
Shengmai
Koufuye

Dung
dịch
uống


5

Jingzhi
Guanxin Keli

Thuốc
bột

6

Jingfukang

Thuốc

Đan sâm,
sâm cau,
nhân sâm,
nghệ vàng
Đan sâm,
xuyên
khung, bạch
thược
Khương

3

4

≥ 0,24 mg/mL
(-)


Chỉ định

Đau do chấn
thương, đau do khí
trệ huyết ứ
Điều trị đau thắt
ngực trong bệnh
mạch vành
Vàng da do viêm
gan – túi mật, viêm
gan cấp tính hoặc
mạn tính với triệu
chứng vàng da,
củng mạc, đau hạ
vị.
Tắc nghẽn mạch
vành tim

(+)

Cơn đau thắt ngực
trong bệnh mạch
vành

(+)

Hoạt huyết, giảm

12



Keli

bột

7

Niaosaitong
Pian

Viên
nén
bao
phim

8

Qidong Yixin
Keli

Thuốc
bột

9

Rukuaixiao
Pian

Viên

nén
bao
đường

10 Suangdan
Koufuye

Hỗn
dịch

hoạt, xuyên
khung, đan
sâm, hoàng
kỳ, sắn dây
Đan sâm,
xuyên
khung, bạch
thược,
hương phụ

đau, chỉ định trong
thối hóa đốt sống
cổ do phong hàn
(-)

≥ 0,2 mg/viên

Hồng kỳ,
mạch mơn,
đan sâm,

nhân sâm
Trần bì, đan
sâm, cây
xộp

(+)

(-)

≥ 0,8 mg/viên

Đan sâm,
mẫu đơn bì

(-)

≥ 2 mg/ mL

Hoạt huyết, điều
hịa khí, dùng trong
tăng sản tuyến tiền
liệt, đái nhạt, đái
buốt do khí trệ và
huyết ứ.
Viêm cơ tim do
virus, cơn đau thắt
ngực trong bệnh
tim mạch vành
Điều hịa khí, hoạt
huyết, làm dịu gan,

dùng trong suy
nhược gan, khí trệ
huyết ứ trong tăng
sản tuyến vú, đau
tức ngực
Đau thắt ngực
trong bệnh mạch
vành

Chú thích: (+) Có u cầu; (-) Không yêu cầu.
1.3 Một số phương pháp điều chế dịch chiết từ rễ đan sâm
Chiết xuất là bước đầu tiên trong quy trình điều chế các cao dược liệu có
hàm lượng hoạt chất cao. Do đó, việc lựa chọn phương pháp chiết xuất phù hợp
đóng vai trị quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm tạo thành.
Đối với nguyên liệu rễ đan sâm, nhiều phương pháp chiết khác nhau đã được
tiến hành như ngâm (ngâm kết hợp khuấy trộn, ngâm có hỗ trợ siêu âm, ngâm có
hỗ trợ vi sóng…), chiết hồi lưu, chiết dưới áp suất cao. Mỗi phương pháp đều có
ưu điểm và nhược điểm riêng. Phương pháp chiết xuất còn phụ thuộc vào sự sẵn
có của trang thiết bị cũng như độ ổn định và tính chất của thành phần hoạt chất
trong rễ đan sâm. Một số phương pháp chiết xuất danshensu từ rễ đan sâm đã
được nghiên cứu bao gồm:

13


1.3.1 Phương pháp ngâm với dung môi
Phương pháp ngâm là phương pháp được ứng dụng phổ biến trong chiết
xuất dựa trên nguyên tắc: cho dược liệu đã chia nhỏ tới độ mịn thích hợp, tiếp
xúc với dung mơi trong thời gian nhất định, sau đó gạn, ép, lắng, lọc thu lấy dịch
chiết. Yếu tố quan trọng cần quan tâm trong chiết xuất bằng phương pháp ngâm

để tăng hiệu suất đó là sự tương đồng về tính phân cực giữa hoạt chất cần chiết
và dung mơi [27]. Do tính chất đặc trưng của danshensu là tan tốt trong nước
nên nước được sử dụng làm dung mơi chính trong q trình chiết. Thông số
nhiệt độ chiết được lưu ý đáng kể. Tác giả Jin Y. P. và cộng sự (2010) đã tiến
hành chiết rễ đan sâm bằng phương pháp ngâm với dung môi nước, chiết 2 lần
(lần 1: 2 giờ, lần 2: 1 giờ) với tỷ lệ dung môi/ dược liệu lần lượt là 5/1, 4/1, điều
chỉnh pH 6-7 bằng dung dịch natri bicarbonat. Hiệu suất chiết danshensu thu
được là 0,28% [13].
1.3.2 Phương pháp chiết hồi lưu
Trong phương pháp chiết hồi lưu, dược liệu được ngâm cùng dung mơi
trong một bình cầu nối với hệ thống ngưng tụ, đun nóng bình cầu chứa dược liệu
và dung môi đến nhiệt độ sôi, dung môi bốc hơi sẽ ngưng tụ và quay trở lại bình
chiết. Phương pháp này thường được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất thực
phẩm và dược phẩm ở quy mô phịng thí nghiệm và cơng nghiệp. Do dung mơi
được hồn lưu liên tục, lực chuyển khối lớn hơn dẫn đến thời gian chiết ngắn
hơn. Việc tái sử dụng dung môi trong q trình chiết xuất cũng làm giảm lượng
dung mơi cần thiết. Nhược điểm của phương pháp này là dịch chiết luôn ở nhiệt
độ sôi của dung môi nên các chất không bền với nhiệt dễ bị phá hủy, tốn năng
lượng để cung cấp cho quá trình cấp nhiệt [27]. Tác giả Zhang N. và cộng sự
(2010) đã tiến hành chiết rễ đan sâm bằng phương pháp chiết hồi lưu trong 2 giờ
với dung môi nước, pH hỗn hợp chiết được điều chỉnh đến pH 9 bằng dung dịch
natri hydroxid. Thí nghiệm cho kết quả hiệu suất chiết danshensu là 0,37% [35].
1.3.3 Phương pháp ngâm có hỗ trợ vi sóng
Khi chiết dược liệu dưới tác dụng của vi sóng, nhiệt độ dung mơi chiết
tăng nhanh từ đó làm tăng tốc độ khuếch tán của dung môi, tăng thấm dung môi
14


vào dược liệu, tăng khả năng hòa tan hoạt chất. Hơi ẩm trong tế bào dược liệu
bốc hơi và tạo áp lực mạnh lên thành tế bào, gây phá vỡ tế bào và thúc đẩy giải

phóng hoạt chất. Tuy nhiên, phương pháp này gặp khó khăn ở khả năng nâng
cấp quy mơ mẻ chiết và địi hỏi trang thiết bị chuyên dụng [33]. Tác giả Zhou X.
và cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu so sánh 2 phương pháp chiết đan sâm
bằng chiết hồi lưu và chiết hỗ trợ vi sóng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm
lượng danshensu thu được trong sản phẩm chiết khi dùng phương pháp chiết hỗ
trợ vi sóng cao gấp 4 lần hàm lượng danshensu trong sản phẩm chiết khi sử
dụng phương pháp chiết hồi lưu với hàm lượng danshensu lần lượt là 1,42% và
0,34% [33].
1.3.4 Phương pháp chiết xuất dưới áp suất cao
Phương pháp được thực hiện dưới áp suất cao, nhờ đó làm tăng khả năng
hịa tan và khuếch tán dung mơi khiến cho việc chiết xuất hiệu quả hơn. Ưu
điểm của phương pháp so với các phương pháp chiết khác là sử dụng thể tích
dung mơi ít, giảm thời gian chiết và tăng hiệu suất chiết, tuy nhiên nhược điểm
là phương pháp cần trang thiết bị chuyên dụng, đắt tiền. Tác giả Chen.R và cộng
sự (2012) đã tiến hành chiết rễ đan sâm bằng kỹ thuật chiết xuất dưới áp suất
cao ở nhiệt độ thường. Hiệu suất chiết danshensu khi sử dụng phương pháp này
là 0,465% [10].
1.4 Một số nghiên cứu về sự chuyển hóa các acid phenolic khác trong rễ
đan sâm tạo thành danshensu
Hàm lượng danshensu có trong rễ đan sâm rất thấp, chỉ khoảng (0,0290,127%) [15], [33]. Tuy nhiên, hoạt chất này có thể được tạo thành bằng phản
ứng chuyển hóa của các thành phần acid phenolic khác trong dược liệu. Chẳng
hạn, acid salvianolic B (là dạng ngưng tụ 3 phân tử danshensu và 1 phân tử acid
cafeic) dưới những điều kiện chiết xuất thích hợp (dung mơi, nhiệt độ, thời gian,
pH,…) có thể chuyển hóa tạo thành danshensu [13].
Tác giả Guo Y. X. và cộng sự (2007) đã tiến hành nghiên cứu quá trình
thủy phân của acid salvianolic B trong dược liệu rễ đan sâm ở các điều kiện
chiết khác nhau. Rễ đan sâm được chiết bằng phương pháp ngâm với dung môi
15



nước trong thời gian 4 giờ. Để khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến quá
trình thủy phân acid salvianolic B, nhóm nghiên cứu tiến hành hai thí nghiệm:
chiết rễ đan sâm ở nhiệt độ 90°C tại các mức pH khác nhau 2, 3, 6 và chiết rễ
đan sâm tại pH 2 ở các mức nhiệt độ 70°C, 80°C, 90°C. Kết quả khảo sát cho
thấy, khi tăng nhiệt độ chiết xuất và tăng giá trị pH thì tốc độ thủy phân của acid
salvianolic B tăng. Theo nghiên cứu, danshensu, acid lithospermic, acid
salvianolic A và nhiều hợp chất phenolic khác là sản phẩm thủy phân của acid
salvianolic B. Trong đó, danshensu là một sản phẩm chuyển hóa tương đối ổn
định của acid salvianolic B trong quá trình chiết xuất [12].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Zhou X. và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng
acid salvianolic B nhạy cảm với nhiệt và bị thủy phân trong nước dưới tác dụng
của nhiệt độ tạo thành các acid phenolic khác như danshensu, acid lithospermic
và acid salvianolic A. Quá trình thủy phân acid salvianolic B diễn ra khá chậm ở
pH 7,0 và 70°C trong 2 giờ, nhưng tăng lên khi nhiệt độ chiết ở 100°C [33].
Điều này chứng tỏ nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển
hóa các acid phenolic trong rễ đan sâm. Do đó, với mục tiêu điều chế dịch chiết
giàu danshensu từ rễ đan sâm, quá trình khảo sát cần lựa chọn được pH và nhiệt
độ chiết xuất thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình thủy phân các acid phenolic để
tạo danshensu, từ đó giúp tăng hiệu suất chiết danshensu.
.

16


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị nghiên cứu
2.1.1 Nguyên liệu
Rễ đan sâm (Radix Salviae miltiorrhiza) 1 năm tuổi được thu hái tại Hà
Giang (tháng 10/2018).
2.1.2 Chất chuẩn và hóa chất

Natri danshensu chuẩn: hàm lượng 98,00%, lô PRF9101703 từ Chengdu
Biopurify Phytochemicals Ltd. (Trung Quốc).
Bảng 2.1 Danh mục hóa chất sử dụng
STT
1
2
3
4

Hóa chất
Acetonitril
Acid chlohydric
Acid formic
Natri hydroxyd

Tiêu chuẩn
HPLC
TKHH
HPLC
TKHH

Nguồn gốc
Merck (Đức)
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc

2.1.3 Máy móc, thiết bị
- Cân phân tích Mettler Toledo AB204-S (Thụy Sỹ).
- Máy khuấy từ MSH 20A, Daihan Scientific (Hàn Quốc).

- Máy cô quay Buchi Scientific, Daihan Scientific (Hàn Quốc).
- Bể siêu âm Ultrasonic Cleaner Set (Daihan Scientific Co., Ltd., Hàn
Quốc).
- Máy ly tâm Rotofix 32A (Đức).
- Tủ sấy Memmert (Đức).
- Máy phun sấy Buchi Mini Sprayer B191 (Thụy Sỹ).
- Hệ thống máy sắc ký lỏng hiệu nâng cao (HPLC) Shimadzu SIL-20AHT
(Nhật Bản) với các bộ phận chính: bơm cao áp LC-20AD, bộ phận đuổi
khí DGU-20AD, buồng cột CTO-10AS vp, detector mảng diod SPDM20A, phần mềm điều khiển Lab Solution.
- Cột pha tnh C18 InertSustainđ (250 ì 4,6 mm, 5 àm).
- Cỏc dụng cụ kiểm nghiệm khác.
2.2 Nội dung nghiên cứu
17


- Nghiên cứu thẩm định phương pháp HPLC định lượng danshensu trong
cao rễ đan sâm.
- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều chế dịch chiết
giàu danshensu từ rễ đan sâm.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp chiết xuất
Rễ đan sâm được chiết bằng phương pháp ngâm với dung môi nước. Các
thông số ảnh hưởng tới q trình chiết xuất được khảo sát là: kích thước dược
liệu, nhiệt độ chiết, thời gian chiết, pH, tỷ lệ dung môi/dược liệu, số lần chiết.
Mỗi mẻ tiến hành với 5,0 g dược liệu rễ đan sâm, kết hợp khuấy trộn với tốc độ
150 vịng/phút trong q trình chiết. Dịch chiết được điều chỉnh về pH 2-3 bằng
dung dịch HCl 5%, ly tâm loại tủa, sau đó dịch chiết được pha lỗng tới nồng độ
nằm trong khoảng tuyến tính, lọc qua màng lọc 0,45 µm và phân tích HPLC.
Hiệu suất chiết danshensu (%) được dùng làm chỉ tiêu đánh giá quy trình chiết.
Hiệu suất chiết danshensu = khối lượng danshensu chiết được/khối lượng

dược liệu ×100 (%)
2.3.2 Phương pháp định lượng danshensu
2.3.2.1

Xây dựng phương pháp định lượng

Tham khảo tài liệu [30] và CP 2015, tiến hành phép định lượng bằng
phương pháp HPLC như sau:
 Điều kiện sắc ký:
-

Pha tĩnh: Cột sắc ký pha o C18 (250 ì 4,6 mm, 5 àm)

- Pha động: Acetonitril và acid formic 0,1%, theo chương trình rửa giải
gradient như sau:
Thời gian
0-7
7-10
10-20
20-25
25-30

%ACN
10-22
22-28
28-35
35-10
10

- Thể tích tiêm mẫu: 20 µL

18

%Acid formic 0,1%
90-78
78-72
72-65
65-90
90


×