Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đề cương Lịch sử văn minh thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 72 trang )

AI CẬP
1. Cơ sở hình thành văn minh Ai Cập. (Ảnh hưởng của vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên, cư dân, điều kiện KT, chính trị, xã hội đối với văn minh Ai Cập).
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
− Nằm ở vùng Đông Bắc châu Phi kết nối với Tây Á → nằm trên con đường giao lưu
phương Đông và phương Tây từ thời kỳ cổ đại.
− Nằm dọc theo vùng hạ lưu ở lưu vực sơng Nil. Sơng Nile bắt nguồn từ vùng xích đạo
của châu Phi, đổ ra biển Địa Trung Hải; dài 6700km nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ
dài 700km. Miền đất đai do sống Nile bồi đắp chỉ rộng 15-25 km, phía Bắc có nơi
rộng 50 km vì ở đây sơng Nile chia thành nhiều nhánh trước khi đổ ra biển. Hàng
năm, từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nile dâng cao đem theo một lượng phù sa
phong phú bồi đắp cho hai bên bờ ngày càng màu mỡ. Phần hạ lưu sơng Nile rộng
lớn, giống như hình tam giác tạo thành một vùng sinh thái ngập nước và bán ngập
nước – một đồng bằng phì nhiêu với động thực vật đa dạng và đơng đúc.
→ Đây là dịng sơng có ảnh hưởng nhất ở châu Phi, gắn liền với sự hình thành, phát
triển và lụi tàn của nhiều vương quốc cổ đại, góp phần tạo dựng nên nền Văn minh
sông Nile.
− Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dịng chảy của sơng Nile: miền Thượng Ai Cập
(miền Nam) là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập (miền Bắc) là một đồng bằng
hình tam giác.
− Ai Cập là một nước tương đối kín: phía Bắc là Địa Trung Hải, phía Đơng giáp Biển
Đỏ, phía Tây giáp sa mac Sahara, phía Nam giáp Nubi – vùng núi hiểm trở khó qua
lại.
− Ai Cập có số ngày mưa rất ít, quanh năm trời nắng, bầu trời ln trong xanh, độ ẩm
khơng khí thấp → người Ai Cập lại thuận lợi trong việc quan sát thiên văn và giữ gìn
khá lâu những di sản của nền văn minh Ai Cập, cụ thể là bảo quản được loại giấy
Papyrus.
− Về tài nguyên, Ai Cập có rất nhiều loại đá quý: đá vôi, đá badan, đá hoa cương, đá
mã não,... Kim loại có đồng, vàng cịn sắt phải đưa từ bên ngồi vào. (Trong đó, con
dao găm trong lăng mộ Pharaoh Ai Cập Tutankhamun được chế tác từ sắt thiên thạch
tuy đã trải qua hơn 3000 năm nhưng vẫn không bị gỉ sét).


Ai Cập nằm ở một vị trí địa lý đặc biệt nên có vị trí địa – chính trị quan trọng. Ai
Cập là nơi giao nhau của 3 châu lục: Á, Phi, Âu. Tại đây, 3 châu lục hoà nhập
quanh một biển trung gian – Địa Trung Hải. Đó là vị trí thuận lợi cho việc đi lại,
giao lưu với các châu lục khác. Nhờ đó, các hoạt đơng trao đổi thương mại, kinh
tế, văn hoá... rất phát triển và luôn được cải thiện.
1.2. Cư dân
Dân cư là nhân tố rất quan trọng để xây dựng văn minh vì con người là chủ thể sáng tạo
văn hóa, văn minh. Nếu khơng có con người thì dù có điều kiện tự nhiên thuận lợi cũng
khơng xuất hiện văn hóa, văn minh.

Created with
PDFBear.com


− Cư dân chủ yếu của Ai Cập cổ đại là người Libi, người da đen và có thể có cả người
Xêmit di cư từ châu Á tới. Con người đã xuất hiện và sinh sống ở lưu vực sông Nin
từ thời đồ đá cũ.
− Những tài liệu khoa học hiện đại đã xác minh rằng người Ai Cập thời cổ là những thổ
dân châu Phi, hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Những thổ dân này đi
lại săn bắn trên lục địa, khi đến vùng đồng bằng sông Nile, họ định cư ở đây và theo
nghề trồng trọt và chăn nuôi từ rất sớm.
− Về sau chỉ có một chi của bộ tộc Hamit từ Tây Á xâm nhập hạ lưu sông Nile. Trải
qua một quá trình lâu dài, người Hamit và thổ dân ở đây đã đồng hố với nhau, hình
thành ra một bộ tộc mới – người Ai Cập. Họ thuộc chủng tộc Mongoloid và Negroloid.
− Cấu trúc làng của người Ai Cập theo chiều dọc. Các thành viên trong xã hội không
được bình đẳng. Thức ăn của họ là lúa mì, lúa mạch, đậu, trái cây : táo, quả hạnh, quả
đấu là thức ăn phụ; thịt gia súc, thịt thú hoang : hươu, lợn, lừa rừng, các loại sữa, trứng
và thuỷ sản.
Người Ai Cập ưa phục tùng, thích ra lệnh. Họ cần cù chăm chỉ. Sống bên cạnh sa
mạc và sông Nile nên họ có tính cách chịu đựng, kiên nhẫn, dũng cảm, liều lĩnh.

1.3. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
− Điều kiện kinh tế:
+ Vào khoảng năm 4000 trước công nguyên, chế độ thị tộc ở Ai Cập bắt đầu tan rã và
các cư dân ở sông Nile sống theo công xã nhỏ. Công xã nông thôn là tổ chức kinh tế
cơ sở của Ai Cập cổ đại. Nông nghiệp thời kỳ này cịn đang ở trình độ canh tác ngun
thuỷ; phương pháp canh tác cịn lạc hậu; cơng cụ sản xuất cịn thơ sơ, đơn giản, làm
bằng đá, gỗ. Tuy nhiên, do đất đai màu mỡ nên cư dân vẫn thu hoạch được nhiều sản
phẩm.
+ Hàng năm, người Ai Cập phải thường xuyên đối phó với các loại hình thiên tai khắc
nghiệt như hạn hán, lụt lội → chú trọng công tác thuỷ lợi.
+ Thủ công nghiệp sớm phát triển thành các nghề làm đồ da, đồ gốm, dệt, thuộc da,
chế tạo thủy tinh, đóng thuyền, ướp xác, rèn đồ kim loại, chế tạo vũ khí.
− Chính trị:
+ Để hồn thành tốt cơng tác thuỷ lợi, cần phải có sự đồn kết, hợp lực của nhiều cơng
xã → nhiều công xã hợp lại thành một liên minh công xã rộng lớn hơn, gọi là ‘nơm’
để có khả năng huy động nhiều nhân công làm công tác thuỷ lợi. Mỗi nơm đều có
thành thị và nơng thơn riêng.
+ Đầu thiên niên kỷ thứ IV trước công nguyên, xã hội Ai Cập phân chia thành hai giai
cấp đối kháng rõ rệt : chủ nô và nô lệ. Nguồn nô lệ chủ yếu là chiến tù, thuộc sở hữu
chung của công xã, được sử dụng một cách rộng rãi trong các ngành thủ công nghiệp
và nông nghiệp, chủ yếu là các cơng trình thuỷ lợi. Lao động trên đồng ruộng thì chủ
yếu là do nông dân của công xã thực hiện.
+ Chủ nơ bóc lột cả nơ lệ và quần chúng nông dân công xã. Họ là tầng lớp quý tộc,
đã tách ra khỏi đám dân tự do, trở thành giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị chủ nô
Ai Cập đã tổ chức ra bộ máy nhà nước để cai trị nô lệ và nông dân công xã.

Created with
PDFBear.com



− Xã hội:
Châu ở Ai Cập chính là hình thái nhà nước phôi thai. Đứng đầu mỗi châu là một chúa
châu. Chúa châu đồng thời cũng là thủ lĩnh quân sự, thẩm phán và tăng lữ tối cao của
châu. Chúa châu được coi như là một vị thần sống. Đặc biệt, mỗi châu có một tín
ngưỡng tơn giáo riêng, thờ một vị thần riêng → Giữa các châu thường xuyên có chiến
tranh xảy ra nhằm thơn tính đất đai, cướp bóc của cải và nơ lệ của nhau. Mặt khác, sự
xúc phạm tín ngưỡng tơn giáo của nhau cũng là một nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.
Do yêu cầu thống nhất việc quản lý công tác thuỷ lợi trên phạm vi ngày càng rộng
lớn, cùng với nguyện vọng chấm dứt những cuộc tranh chấp lâu dài và tàn khốc
nhằm thôn tính đất đai của nhau → dần dần các châu hợp thành một quốc gia thống
nhất tương đối rộng lớn. Các châu ở miền Bắc thống nhất thành vương quốc Hạ
Ai Cập, còn các châu miền nam thống nhất thành vương quốc Thượng Ai Cập.
Sau một quá trính đấu tranh lâu dài và tàn khốc, vào khoảng năm 3200 trước công
nguyên, Thượng và Hạ Ai Cập đã hợp lại thành một quốc gia. Từ đó cho đến năm
525 trước cơng nguyên, lịch sử Ai Cập được chia thành 5 thời kỳ.
+ Thời kỳ Tảo Vương quốc (khoảng từ năm 3200 đến 3000 TCN)
+ Thời kỳ Cổ Vương quốc (khoảng từ năm 3000 đến năm 2300 TCN)
+ Thời kỳ Trung Vương quốc (khoảng từ năm 2200 đến năm 1570 TCN)
+ Thời kỳ Tân Vương quốc (khoảng từ năm 1570 đến năm 1000 TCN)
+ Thời kỳ Hậu Vương quốc (khoảng giữa thế kỷ X đến năm 30 TCN)
2. Các thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập.
2.1. Chữ viết
Chữ viết Ai Cập ra đời khi xã hội hình thành giai cấp. Đó là chữ tượng hình. Đối với các
khái niệm phức tạp và trừu tượng, người ta dùng phương pháp mượn ý. Tuy nhiên, hai
phương pháp này chưa đủ để ghi mọi khái niệm của cuộc sống nên dần dần xuất hiện
những hình vẽ biểu hiện âm tiết. Lâu dần, những chữ chỉ âm tiết trở thành chữ cái. Tổng
số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có khoảng 1000 chữ, trong đó có 24 chữ cái. Loại
chữ này được dùng trong hơn 3000 năm.
Chữ viết cổ này thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da... nhưng chất liệu phổ
biến nhất là giấy papyrus. Bút được làm từ thân cây sậy. Mực được làm từ bồ hóng.

2.2. Văn học
Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú và đa dạng, gồm có thơ ca trữ tình,
tục ngữ, truyện thần thoại... Những tác phẩm tiêu biểu là : “Nói Thật và Nói Láo”, “Sống
sót sau vụ đắm thuyền”, “Lời kể của Ipuxe”, “Nói chuyện với linh hồn của mình”... Các
câu chuyện đều có ý nghĩa tích cực, mang tính chất răn đe, giáo huấn, dạy con người phải
sống sao cho tốt đẹp, đúng đạo lý và khuyến khích tinh thần vươn lên của con người trong
xã hội. Các tác phẩm còn phản ánh những biến động lớn trong xã hội thời đó.
2.3. Kỹ thuật ướp xác
− Đối với người Ai Cập, cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng tồn tại này sang một
dạng tồn tại khác. Người Ai Cập quan niệm rằng con người được tạo nên từ những
Created with
PDFBear.com


yếu tố là thân xác, kâ (nguyên tắc tạo nên sự sống), linh hồn, bóng và tên, và khi chết,
những yếu tố bị tách rời đó cần được quy tụ lại để đảm bảo cho một cuộc sống khác.
Xác chết do đó cần được bảo tồn với thời gian → Nghệ thuật ướp xác chính là sinh
ra từ đó.
− Trong văn hóa Ai Cập cổ đại, khi những người trong hồng gia, q tộc, những người
giàu có vừa qua đời, thi thể của họ nhanh chóng được chuyển đến những người thợ
ướp xác. Thực hiện công việc ướp xác là cả một quá trình cầu kì, phức tạp, trải qua
70 ngày để hồn thành tất cả các cơng đoạn để giữ xác tồn tại đến hàng thiên niên kỉ
sau. Đầu tiên, họ rạch một vết bên trái bụng, rút các cơ quan nội tạng ra, đặt gan, phổi,
dạ dày và ruột trong các vò linh thiêng, được gọi là các bình kín (canopic). Trái tim
được giữ lại trong lồng ngực. Người Ai Cập quan niệm quả tim là nơi phát sinh trí
thơng minh và tình cảm, phải giữ ngun chờ ngày phán xét cuối cùng dưới hạ giới.
Vết rạch được che đậy lại bằng một miếng bùa thiêng có hình con mắt của thần Horus.
− Những người ướp xác rút bộ não của người chết qua đường mũi bằng một cái móc
dài. Não lỏng bị ném đi vì người Ai Cập cổ cho rằng nó khơng có tác dụng quan trọng.
Sau đó họ tắm xác bằng rượu cọ và nước sông Nile, rồi dùng muối ăn phủ lên khắp

cơ thể nhà vua. Sau 40 ngày, muối đã làm bay hơi hết nước trong xác, xác khô đi, teo
lại nhưng vẫn giữ được hình hài. Cuối cùng, họ quấn hằng trăm mét vải liệm quanh
xác. Những thợ ướp xác chèn nhiều tấm bùa trong nhiều lớp băng, các lớp băng quấn
xác cũng ghi chép tên tuổi của người chết, ngoài ra trong lúc quấn các thầy tế không
ngừng làm các nghi thức linh thiêng và đọc thần chú. Quá trình quấn xác tiêu tốn 20
ngày, xác được được đeo mặt nạ, lồng vào nhiều lớp quan tài lộng lẫy dát vàng đính
ngọc.
2.4. Tốn học
Do u cầu của việc xây dựng, sản xuất, người dân ở đây đã có khá nhiều hiểu biết về
toán học từ rất sớm. Người Ai Cập cổ ngay từ đầu đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm cơ
sở. Các chữ số cũng được dùng chữ tượng hình để biểu thị nhưng vì khơng có số 0 nên
cách viết chữ số của họ tương đối phức tạp. Họ chỉ mới biết phép cộng và phép trừ, chưa
biết đến phép nhân và chia. Đến thời Trung Vương quốc, mầm mống của đại số học đã
bắt đầu xuất hiện. Về hình học, họ đã biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình
cầu, biết được số p là 3,16. Họ cũng biết tính thể tích hình tháp đáy vng. Họ cịn biết
vận dụng mầm mống của lượng giác học.
2.5. Y học
Người Ai Cập có những hiểu biết rất rõ về cấu tạo của cơ thể người do tục ướp xác xuất
hiện từ rất sớm. Nhờ đó, y học có cơ hội phát triển mạnh. Họ đã đề cập đến nguyên nhân
của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu, các loại bệnh, khả năng chữa trị, phương
pháp khám bệnh... Họ hiểu rằng nguyên nhân của bệnh tật không phải là do ma quỷ hoặc
phù thuỷ gây nên mà là do sự khơng bình thường của mạch máu. Người dân ở đây còn
biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khoẻ con người.
Việc chữa bệnh đã được chun mơn hố rất tỉ mỉ. Y học được chia thành nhiều chuyên
môn. Mỗi thầy thuốc có một chun mơn riêng, chữa một loại bệnh riêng.
Created with
PDFBear.com


2.6. Kiến trúc và điêu khắc

Kim tự tháp
− Kim tự tháp là các ngôi mộ của các Pharaông, được xây dựng ở vùng sa mạc phía tây
nam Cairơ. Kim tự tháp bắt đầu được xây dựng từ thời vua đầu tiên của vương triều
III. Đây là một ngơi tháp có bậc, đáy là một hình chữ nhật. Xung quanh tháp có đền
thờ và mộ của các thành viên trong gia đình và những người thân cận. Vương triều
IV là thời kỳ Kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ nhất, với các kim tự
tháp nổi tiếng như : Kêôp, Kêphren, Mikêrin.
− Tuy nhiên, việc xây dựng các Kim tư tháp đã đem lại khơng ít tai hoạ cho nhân dân.
Bằng bàn tay và khối óc của mình, họ đã để lại cho văn minh nhân loại những cơng
trình kiến trúc vơ giá. Trải qua gần 5000 năm, các Kim tự tháp vẫn đứng sừng sững
trên sa mạc bất chấp thời gian và mưa nắng.
Tượng Nhân sư
Các Pharaông thường sai các nghệ nhân tạc tượng của mình và những người trong vương
thất. Độc đáo nhất là tượng Nhân sư, những bức tượng mình sư tử đầu người hoặc dê.
Những tượng này thường được đặt trước cổng đền miếu.
2.7. Tôn giáo
− Giống như cư dân Việt cổ, người Ai Cập cũng thờ rất nhiều thứ : các thần tự nhiên,
linh hồn người chết, động vật, thần cây, thần đá, thần lửa...
− Các thần tự nhiên là Thiên thần, Địa thần và Thuỷ thần. Thiên thần là một nữ thần.
Địa thần là một nam thần. Thuỷ thần là thần sông Nile. Thuỷ thần cũng chính là thần
Âm phủ, Diêm vương. Cũng giống như lồi người, các thần cũng thưịng kết hợp với
nhau để tạo ra những vị thần mới.
− Về sau, cùng với sự hình thành của nhà nước tập quyền trung ương, thần Mặt Trời trở
thành vị thần quan trọng nhất. Nơi thờ thần Mặt Trời đầu tiên là thành Iunu. Đến thời
Trung Vương quốc, Thebes trở thành kinh đô của cả nước nên thần Mặt Trời đã trở
thành vị thần cao nhất của Ai Cập. Đến thời Ichnatôn, thời Tân Vương quốc, ông đã
tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo do thế lực của tầng lớp tăng lữ quá mạnh. Ông
chủ trương thờ một vị thần Mặt Trời mới là Atôn. Thần Atôn đựơc coi là vị thần duy
nhất nên việc thờ cúng các thần khác đều bị cấm. Bên cạnh đó, người Ai Cập cịn thờ
thần Mặt Trăng Tốt. Thần Tốt là thần văn tự, kế tốn và trí tuệ. Thần Mặt Trăng được

thể hiện với hình tượng một người có đầu chim hồng hạc hoặc đầu khỉ.
− Mặt khác, người dân ở đây cũng rất coi trọng việc thờ người chết. Theo họ, mỗi con
người đều có linh hồn như cái bóng ở trong gương. Khi con người ra đời thì linh hồn
chui vào trong thân thể. Khi con người chết thì linh hồn chui ra khỏi cơ thể. Sau đó,
linh hồn độc lập khỏi cơ thể, con người khơng thể nhìn thấy được. Linh hồn chỉ mất
đi khi thi thể người chết bị phân huỷ hồn tồn. Do đó, nếu thi thể được bảo tồn thì
linh hồn cũng sẽ khơng mất đi. Chính vì quan niệm đó, người Ai Cập mới có tục ướp
xác.

Created with
PDFBear.com


− Người Ai Cập còn thờ các loại động vật từ dã thú đến gia súc, chim muông đến côn
trùng như chó sói, cá sấu, rắn, sơn dương, cừu, mèo, hồng hạc, bị mộng. Ngồi ra, họ
cịn thờ cả các con vật tưởng tượng như nhân sư, phượng hoàng.
2.8. Thiên văn học
− Người Ai Cập cổ đại đã biết đến 12 cung hoàng đạo, biết về các hành tinh như sao
Thuỷ, sao Kim, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ. Để đo thời gian, họ đã phát minh ra cái
nhật khuê. Đó là một thanh gỗ đầu cong. Muốn biết mấy giờ thì xem bóng mặt trời
của mút cái đầu cong in lên vị trí nào trên thanh gỗ. Tuy nhiên, dụng cụ này chỉ xem
được thời gian khi có ánh mặt trời.
− Sau, người ta phát minh ra đồng hồ nước. Đó là một cái bình bằng đá hình chóp nhọn.
Nhờ vào cái đồng hồ nước này, người ta có thể xem được giờ cả ngày lẫn đêm.
− Thành tựu quan trọng nhất là việc đặt ra lịch, dựa trên kết quả quan sát tinh tú và quy
luật dâng nước của sông Nin. Họ nhận thấy buổi sáng sớm khi sao Lang bắt đầu mọc
cũng là lúc nước sông Nin bắt đầu dâng. Hơn nữa, khoảng cách giữa hai lần mọc của
sao Lang là 365 ngày. Họ lấy khoảng thời gian ấy làm một năm. Một năm được chia
làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày cịn thừa để cuối năm ăn tết. Năm mới
của Ai Cập bắt đầu từ ngày nước sông Nin bắt đầu dâng. Một năm được chia làm 3

mùa, mỗi mùa có 4 tháng. Đó là mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc và mùa Thu hoạch.
3. Vì sao nói Ai Cập là tặng phẩm của sông Nile?
Sử gia người Hy Lạp Herodotus đã chép rằng: “Ai Cập là tặng phẩm của sơng Nile”.
Khơng có nền văn minh Ai Cập cổ đại nếu khơng có sơng Nile và Ai Cập sẽ bị sa mạc
hố nếu dịng sơng này cạn nước.
Sơng Nile chảy từ Nam lên Bắc, đổ ra biển Địa Trung Hải. Miền đất đai do sống Nile bồi
đắp rộng 15-25 km, phía Bắc có nơi rộng 50 km vì ở đây sơng Nile chia thành nhiều
nhánh trước khi đổ ra biển.
− Hàng năm, từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nile dâng cao đem theo một lượng
phù sa phong phú – cơ sở cho nông nghiệp. Phần hạ lưu sông Nile rộng lớn, giống
như hình tam giác tạo thành một vùng sinh thái ngập nước và bán ngập nước – một
đồng bằng phì nhiêu với động thực vật đa dạng và đông đúc.
− Sông Nile cung cấp nhiều nguồn thực phẩm:
+ Hàng năm, sông Nile bị ngập trong khoảng ba tháng. Khi nước sông rút đi, một lớp
bùn màu nâu sẽ lắng đọng lại, thích hợp cho việc trồng lúa mì, lúa mạch.
+ Người nông dân đào các kênh rạch ngắn dẫn đến các cánh đồng gần sơng Nile →
có nguồn nước ngọt cho tưới tiêu quanh năm.
+ Sông Nile cung cấp một khu vực đánh cá cho người dân Ai Cập với sản lượng cá
dồi dào. Các văn bản cổ của Pharaoh đã mô tả rằng người Ai Cập cổ đại bắt cá chình,
cá vược, cá trê, cá rơ ở sơng Nile → Người Ai Cập cổ đại có kỹ năng làm khô và ướp
cá, cũng như cách tách lấy trứng cá.
− Sơng Nile có ảnh hưởng đến tín ngưỡng và tơn giáo:

Created with
PDFBear.com










Created with
PDFBear.com

+ “Sông Nile được người Ai Cập cổ đại coi là Cha của sự sống và Mẹ của loài người.”
(The Complete Gods and Goddesses of Ancient Egypt). Sông Nile gắn liền với nhiều
vị thần và người Ai Cập cho rằng nếu làm hài lòng các vị thần và khiến họ hạnh phúc
thì sơng Nile sẽ giúp mùa màng bội thu và ngăn chặn nạn đói:
o Thần Sobek – thần Cá sấu hay là thần cai quản sông Nile. Thần Sobek kiểm
sốt dịng nước sơng Nile cũng như độ phì nhiêu của đất đai hai bên bờ sông.
o Nữ thần Anuket – là một nữ thần của sông Nile, mang lại dinh dưỡng, khả
năng sinh sản và thịnh vượng.
o Nữ thần Satis – người tạo ra những cơn lũ hàng năm trên sơng Nile...
+ Sơng Nile cịn gắn với ý niệm sinh, tử và tái sinh của người Ai Cập, gắn với truyền
thuyết về cái chết của thần Osiris. Tương truyền, thần Osirus bị xé tan thành 14 mảnh
dưới bàn tay của em trai (thần Seth) trong cuộc chiến tranh giữa các vị. Vợ Ngài –
thần Isis đã tìm lại những mãnh vụn thi thể của chồng quấn trong lớp vải giấu dưới
lịng sơng Nile và Osiris bất ngờ phục sinh sau 70 ngày → Với niềm tin linh hồn sẽ
quay trở lại thể xác, người Ai Cập có tục ướp xác với quy trình diễn ra trong 70 ngày
(tiêu biểu) và người chết sẽ được tắm lần cuối cùng với nước sông Nile.
Hàng năm, người Ai Cập phải đo đạc lại ruộng đất để phục vụ cho hoạt động canh tác
nông nghiệp sau mỗi mùa nước lũ → người dân giỏi về hình học.
Dựa trên quy luật dâng nước của sông Nile, người Ai Cập nhận thấy buổi sáng sớm
khi sao Lang bắt đầu mọc cũng là lúc nước sông Nile bắt đầu dâng; khoảng cách giữa
hai lần mọc của sao Lang là 365 ngày. Họ lấy khoảng thời gian ấy làm một năm. Một
năm được chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày cịn thừa để cuối năm ăn
tết. Năm mới của Ai Cập bắt đầu từ ngày nước sông Nile bắt đầu dâng. Một năm được

chia làm 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng. Đó là mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc và mùa
Thu hoạch → ra đời lịch mặt trời dựa trên quy luật dâng nước của sông Nile.
Các thành phố lớn của Ai Cập đều nằm dọc theo bờ sông Nile → sông Nile được sử
dụng trong việc đi lại và vận chuyển hàng hố từ rất sớm, đóng vai trị như huyết
mạch giao thông giúp nối kết cả vùng đất → người Ai Cập trở thành chuyên gia đóng
tàu thuyền và điều hướng dịng sơng.
Trong q trình xây dựng Kim tự tháp, sơng Nile đóng vai trị trung chuyển vật liệu
xây dựng. Bởi trận lũ lụt hàng năm của sông Nile, nước dâng lên cao mà một bến
cảng tự nhiên được tạo ra. Sông Nile trong giai đoạn ngập lụt sẽ dâng cao gần với các
khu vực xây Kim tự tháp chính → việc vận chuyển các khối đá khổng lồ từ mỏ đến
vị trí xây dựng dễ dàng hơn.
Sơng Nile đóng vai trị vơ cùng quan trọng và to lớn đối với đời sống vật chất và
tinh thần của người dân Ai Cập, với nền văn minh Ai Cập cổ đại.


LƯỠNG HÀ
1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cư dân, điều kiện KT, chính trị, xã hội ảnh hưởng
đến văn minh Lưỡng Hà.
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
− Lưỡng Hà (Mésopotamie) là miền giữa hai sông, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp mêđốt (ở
giữa) và pôtamốt (sông). Lưỡng Hà nằm giữa hai con sông sông Tigris ở phía Đơng
và Euphrates ở phía Tây. Đây là vùng đất màu mỡ giữa miền sa mạc nóng bỏng và
cao ngun cằn cỗi.
Sơng Tigris và Euphrates có vai trị rất quan trọng. Tuyết ở cao nguyên Acmienia tan
làm nước sông dâng cao gây nên lũ lụt → đất đai không ngừng được bồi đắp và trở
nên màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân khiến
Lưỡng Hà trở thành địa điểm chính diễn ra cuộc Cách mạng Đồ đá mới, hay còn gọi
là cuộc Cách mạng Nông nghiệp, cách đây gần 12.000 năm.
− Vị trí cầu nối của Lưỡng Hà hết sức quan trọng:
+ Lưỡng Hà khơng có biên giới tự nhiên hiểm trở che chắn → ảnh hưởng khơng ít tới

lịch sử và văn hoá của vùng này.
+ Lich sử Lưỡng Hà là lịch sử của các cuộc chiến tranh giữa các tộc người, là lịch sử
thay thế nhau của các bộ người → hình thành một nền văn hố đa dạng, mở, giao lưu
văn hố mạnh
− Có nhiều đất sét chất lượng cao, ít đá và kim loại → đất sét trở thành vật liệu chủ yếu
của ngành kiến trúc, chất liệu để viết thậm chí cịn được đưa vào các truyện huyền
thoại.
1.2. Dân cư
Dân cư là nhân tố rất quan trọng để xây dựng văn minh vì con người là chủ thể sáng tạo
văn hóa, văn minh. Nếu khơng có con người thì dù có điều kiện tự nhiên thuận lợi cũng
khơng xuất hiện văn hóa, văn minh.
Dân cư Lưỡng Hà phức tạp, là sự hỗn hợp của nhiều tộc người khác nhau:
− Thiên niên kỷ IV TCN: người Xume từ Trung Á di cư đến miền Nam Lưỡng Hà.
− Giữa thiên niên kỷ IV TCN: người Accat thuộc tộc Xênict đến trung lưu Lưỡng Hà
đồng hoá với người Xume ở đây.
− Sau đó nhiều tộc người khác nhau (Amorit, Atxiri, Catxit,...) đến Lưỡng Hà, đồng hoá
với cư dân đến trước.
*Đa dạng tộc người và văn minh đô thị
(1) Nhà nước của người Xume
Thiên niên kỷ III TCN: thành bang Nam Lưỡng Hà: Umma, Lagat,...
(2) Accat: do người Xemit lập ra và lần đầu thống nhất Lưỡng Hà (thời Xacgon: 2369 –
2314 TCN).
(3) Vương triều III của Ua (2132 – 2024 TCN).
(4) Cổ Babylon: người Amorit lập ra Hamurabi (1792 – 1750 TCN)
Đế chế, tập quyền, luật pháp, lưỡi cày đồng thau, sức kéo của bò...

Created with
PDFBear.com



(5) Tân Babylon và Ba Tư: Nabusodonoso (vườn treo)
2. Các thành tựu tiêu biểu của văn minh Lưỡng Hà.
2.1. Chữ viết
− Chữ viết tượng hình của người Sume xuất hiện rất sớm vào cuối thiên niên kỷ IV
TCN. Ví dụ muốn viết chữ chim, lá, lúa, nước thì vẽ hình con chim, cái lá, bơng lúa,
làn sóng. Dần dần hình vẽ được đơn giản hoá bằng cách vẽ một bộ phận tiêu biểu của
sự vật (ví dụ trời chỉ vẽ một ngôi sao).
− Viết trên các phiến đất sét mềm, đem phơi hoặc nung. Vì đất sét chỉ thích hợp với
những nét thẳng và ngắn nên những nét dài được thay bằng ngắn và nét cong được
thay bằng nét thẳng. Do sự bố trí khác nhau của các nét (ngắn, dài, đậm, nhạt,...) mà
tạo thành các chữ khác nhau → chữ viết hình (hình nêm) (600 chữ) được nhiều dân
tộc khác học tập.
− Được người Accat, Babylon, Atxiri sử dụng.
− 1857, giải mã thành công chữ Atxiri → ngành Atxiri học ra đời.
2.2. Văn học
Văn học Lưỡng Hà bao gồm hai bộ phận chủ yếu là văn học dân gian và sử thi:
− Văn học dân gian: gồm có ca dao, truyện ngụ ngôn,... thường phản ánh cuộc sống lao
động của nhân dân và cách cư xử; thường được truyền miệng.
− Sử thi: ra đời từ thời Sume, đến thời Babylon chiếm một vị trí quan trọng và chịu ảnh
hưởng mạnh của tôn giáo (thường ca ngợi các thần).
+ Truyện khai thiên lập địa
+ Nạn hồng thuỷ
+ Gingamet
2.3. Tôn giáo
Trước khi thành lập quốc gia thống nhất, Lưỡng Hà bao gồm nhiều thành bang, mỗi thàng
bang có những thần riêng niên đối tượng sùng bái của cư dân Lưỡng Hà rất phức tạp.
− Thờ đa thần: các thần tự nhiên; các thần động vật, thực vật; linh hồn người chết.
Việc thờ người chết cũng được coi trọng → người Lưỡng Hà chú ý đến mai táng. Họ
quan niệm người sau khi chết cũng có cuộc sống giống như ở trần thế nên những
người giàu có khi mai táng thường được chôn theo nô lệ và những thứ quý giá.

− Thần Trời Anu; Thần Đất Enlin; Thần Nước Ea; Thần Mặt trời Samat; Thần Sấm sét
mưa lụt Ađat; Thần Nông nghiệp Urat…
− Do sự phát triển tôn giáo → tầng lớp thầy cúng hình thành.
2.4. Luật pháp
Là khu vực có những bộ luật sớm nhất (thời vương triều Ua III TK XXII – XXI TCN)
nói về các vấn đề thừa kế tài sản, nuôi con nuôi, địa tô, trách nhiệm người chăn nuôi đối
với súc vật, sự trừng phạt với nô lệ bướng bỉnh...

Created with
PDFBear.com


− Bộ luật quan trọng nhất ở Lưỡng Hà là bộ luật Hammurabi (c.1810 – c.1750 BC) gồm
282 điều được khắc trên một phiến đá.
Văn bản mở đầu bằng việc tuyên bố các vị thần Anu, Enlil và Marduk, đứng đầu trong
tất cả các vị thần ở Lưỡng Hà, đã cứ Hammurabi “đem công lý phủ khắp mặt đất, để
tiêu diệt kẻ xấu và cái ác, để ngăn lẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu.” Sau đó, bộ luật liệt kê
khoảng 300 phán quyết. Ví dụ các phán quyết từ 196 – 199:
196. Nếu một người đàn ông ưu tú làm mù mắt một người đàn ông ưu tú khác, người
ta sẽ làm mù mắt anh ta.
197. Nếu anh ta làm gãy xương của một người đàn ông ưu tú khác, người ta sẽ làm
gãy xương anh ta.
198. Nếu anh ta làm mù mắt một thường dân hoặc làm gãy xương một thường dân,
anh ta sẽ phải cân và nộp 60 shekel bạc.
199. Nếu anh ta làm mù mắt một nô lệ của một người đàn ông ưu tú hoặc làm gãy
xương một nô lệ của một người đàn ông ưu tú, anh ta sẽ phải cân và nộp một nửa giá
trị của nơ lệ đó (quy ra bạc).
→ Con người được chia thành ba tầng lớp: người ưu tú, thường dân và nô lệ.
2.5. Kiến trúc, điêu khắc
− Kiến trúc: gồm đền tháp, thành (tiêu biểu là Thành Babylon và Vườn treo Babylon).

+ Vườn treo Babylon: Theo một truyền thuyết, vườn treo được xây dựng bởi
Nebuchadnezzar II thời Tân Babylon (trị vì 605- 562 TCN), dành tặng cho vợ của
mình, Amytis người Media, để làm bà khuây khỏa nỗi nhớ quê hương, nơi vốn có
những ngọn đồi và thung lũng xanh tươi.
+ Vườn treo là cơng trình duy nhất trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại mà vị trí vẫn
chưa được xác định chính xác. Khơng có văn bản thời Babylon còn tồn tại nào nhắc
tới vườn treo, và khơng có bằng chứng khảo cổ vững chắc nào được tìm thấy tại
Babylon.
− Điêu khắc: bia diều hâu; cột đá Naramxin; bia luật Hammurabi…
2.6. Toán học
− Lấy số 5 làm cơ sở của phép đếm (thời Sume). Về sau hệ số đếm lấy 60 làm cơ sở.
= 3.
− Làm các phép cộng, trừ, nhân, chia. Biết phân số, lũy thừa, căn bậc 2, căn bậc 3, giải
phương trình 3 ẩn.
− Tính diện tích hình chữ nhật, tam giác, hình thang, hình trịn.
− Vịng trịn 360 độ, tuần có 7 ngày
2.7. Thiên văn
− Biết các hành tinh như sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ.
− Biết chu kỳ của Mặt trăng, sao Kim, sao Thủy, sao Mộc, sao Thổ…
− Làm ra lịch: 1 năm có 12 tháng, 6 tháng 30 ngày, 6 tháng 29 ngày; 1 năm có 354 ngày
– âm lịch (biết đặt thêm tháng nhuận).
Created with
PDFBear.com


2.8. Y học
− Đề cập đến nguyên nhân của bệnh tật, các loại bệnh, khả năng chữa trị, phương pháp
chữa trị (uống thuốc, xoa bóp, tẩy rửa, phẫu thuật...).
− Việc chữa bệnh được chun mơn hóa.
− Vẫn cịn chịu ảnh hưởng của mê tín.


Created with
PDFBear.com


Ả RẬP
1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cư dân, điều kiện KT, chính trị, xã hội ảnh hưởng
đến văn minh Ả Rập.
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
− Ả Rập là bán đảo lớn nhất thế giới ở Tây Á, diện tích hơn ¼ châu Âu. Ả Rập trong
tiếng Arabe nghĩa là khơ khan vì bán đảo là phần tiếp tục của sa mạc Sahara và là một
phần của đai cát đi ngang qua Ba Tư.
− Về phương diện địa lý, Ả Rập là một cao nguyên cao mênh mông dựng đứng lên tới
ba ngàn thước ở cách Hồng Hải năm chục cây số, rồi hạ thấp dần về phía Đơng cho
tới vịnh Ba Tư.
− Ở giữa bán đảo nổi lên vài ốc đảo có cỏ, có làng mạc dưới bóng cây kè (palmier),
chung quanh, tứ phía đều là cát mênh mơng tới mấy trăm cây số.
− Bốn chục năm tuyết mới đổ một lần, ban đêm lạnh tới 0 C. Ban ngày nắng gắt cháy
da, khơng khí đầy cát → người dân phải bận áo dài và chồng khăn để che da thịt và
tóc.
− Trên bán đảo chỉ có vùng Yemen ở phía Tây Nam có nguồn nước phong phú, đất đai
có thể trồng trọt + nằm trên con đường buôn bán giữa Tây Á và Bắc Phi → Yemen
có điều kiện phát triển về thương nghiệp. Từ TK VI TCN, ở đây thành lập nhiều nhà
nước cổ đại.
− Vùng Hejaz tương đối phát triển do nằm dọc ven bờ biển Đỏ ở phía Tây bán đảo. Đây
là cầu nối lền việc buôn bán giữa vùng Địa Trung Hải với phương Đông → sớm xuất
hiện một số thành phố, trong đó quan trọng nhất là Mecca và Yascrib.
1.2. Cư dân
− Đến đầu thế kỷ VII, cư dân sông theo thị tộc và bộ lạc. Tuy nhiên, trong các bộ lạc đã
có sự phân hố giai cấp rõ rệt. Tầng lớp quý tộc trở thành những người có nhiều đặc

quyền và của cải.
− Ngồi Yemen và Hejaz, phần lớn đất đai còn lại là sa mạc và cỏ → cư dân chủ yếu
sống bằng nghề chăn nuôi (chủ yếu là dê và lạc đà). Tuy lạc hậu hơn nhưng đến đầu
thế kỷ VII, ở đây cũng diễn ra sự phân hoá giàu nghèo.
− Ở trung tâm Mecca có mội ngơi đền gọi là Caaba (nghĩa là “khối lập phương”) thờ
nhiều tượng thần của các bộ lạc. Trong đó có một phiến đá đen (Hắc Thạch) cao hơn
1,5m được coi là biểu tượng sùng bái của các bộ lạc.
1.3. Chính trị, xã hội
Nhà nước Ả Rập được thành lập vào thế kỷ VII.
− 610, Muhammad bắt đầu truyền bá đạo Hồi.
− 622, bị tầng lớp quý tộc Mecca phản đổi và hãm hại, Muhammad cùng tín đồ chạy
đến thành phố Yascrib, tự xưng là tiên tri và thành phố được đổi tên thành Medina –
thành phố của tiên tri. Tại đây, Muhammad thành lập một lực lượng chính trị và
thường xuyên giao chiến với Mecca.
Created with
PDFBear.com


− 630, Muhammad đem 10.000 người tiến xuống Mecca và trở thành người đứng đầu.
− 632, Muhammad chết. Arab Caliphate được thành lập với thủ đô ở Medina, bao phủ
gần như toàn bộ lãnh thổ của Bán đảo Ả Rập. Bằng việc gia nhập và chinh phục tự
nguyện vào thế kỷ thứ 9, nhà nước Ả Rập đã lan rộng ra tồn bộ Trung Đơng, Ba Tư,
Trung Á, Transcaucasia, Bắc Phi và cả Nam Âu.
− 632 – 661, Caliph (người đứng đầu nhà nước và tôn giáo) do giới quý tộc bầu ra.
− 661 – 750, vương triều Ottoman được thiết lập và tiếp tục chinh phục bên ngoài →
đến giữa thế kỷ VIII, Ả Rập trở thành một đế quốc rộng lớn.
− 750, triều Abd được thành lập.
− 762, triều Abbas dời kinh đô đến Bagdad.
− Đến thế kỷ X, đế quốc Ả Rập khơng duy trì được sự thống nhất, thế lực suy yếu. 1258,
kinh đô Bagdad bị quân Mông Cổ chiếm, đế quốc Ả Rập diệt vong.

2. Tơn giáo
Islam có nghĩa là “người vâng mệnh”. Giáo lý Islam giáo tập trung trong kinh Qur'an
(nghĩa là đọc thuộc lịng), ngồi ra cịn có 2 cuốn sách là Sunna và Hadish (chủ yếu nói
về hành vi, cử chỉ, cách đối xử của Muhammad trong quá trình truyền đạo).
− Giáo lý căn bản của Islam giáo được tóm tắt trong câu kinh mở đầu các buổi lễ: “Chỉ
có một đức Chúa duy nhất là Allah và một vị tiên tri của ngài là Muhammad. Tín đồ
phải phục tùng Thánh Allah và quyền lực của Ngài” → Islam giáo là một tơn giáo
nhất thần tuyệt đối. Tín đồ Islam giáo tin rằng ngồi Thánh Allah khơng có một vị
thần nào khác. Tất cả những gì ở trên trời dưới đất đều thuộc về Allah. Allah đã tạo
dựng nên vòm trời mà không dùng cột, chế ngự được mặt trăng, sáng tạo ra mn
lồi. Allah cũng sinh ra lồi người và biết linh hồn mỗi người ra sao. Còn Muhammad
là sứ giả của Allah thực hiện sứ mạng truyền bá tôn giáo, là tiên tri của tín đồ.
− Islam giáo cũng tiếp thu nhiều quan niệm của các tôn giáo khác, nhất là quan niệm
của đạo Do Thái về lịch sử sáng thế, quan niệm về thiên đường địa ngục, một số tục
lệ, nghi thức như tẩy uế trước khi cầu nguyện, khi cầu nguyện phải hướng về thánh
địa Mécca và phải phủ phục, trán chạm đất, cấm ăn thịt heo, thịt các con vật bị chết
vì bệnh, thịt đã cúng thần và cấm uống rượu.
− Islam giáo tuyệt đối không thờ ảnh tượng (khác các tơn giáo khác) vì họ quan niệm
Allah toả khắp mọi nơi, khơng có hình tượng nào có thể thể hiện được. Do đó trong
thánh thất Hồi giáo chỉ trang trí bằng chữ Ả Rập xen kẽ với các hình học, hình hoa lá.
Chỉ riêng trong đền Caaba ở Mécca có thờ một viên đá đen từ xưa để lại mà thôi.
Tương truyền, Caaba do Abraham và con trai là Ismail - tổ tiên của người Ả Rập xây
nên. Sau khi Abraham qua đời, thiên thần Gabriel đem cho Ismail và mẹ ông là Agar
một phiến đá trắng khơng tì vết để gối đầu. Cách đó khơng xa, thiên thần khiến cho
một nguồn nước thần diệu phun lên, gọi là giếng Zem Zem, nước giếng có thể chữa
khỏi mội thứ bệnh. Sau nhiều thế kỷ, tội lỗi của con người làm cho phiến đá dần biến
thành màu đen. Người ta xây tường cao bao quanh làm nơi thờ tự. Vào khoảng giữa
thế kỷ V, bộ lạc Koraich, vốn vẫn đảm nhận việc canh giữ đền Caaba, đã lập ra quanh
đền thờ thành Mécca.
Created with

PDFBear.com


− Quan niệm về con người: Islam giáo cũng quan niệm con người có 2 phần: thể xác
(tạm thời) và linh hồn (bất tử). Cuộc sống trần gian chỉ là ngưỡng cửa để bước vào
cuộc sống vĩnh hằng ở thế giới bên kia → vì thế trong Islam giáo cũng có ngày phục
sinh, ngày phán xét cuối cùng như Do Thái giáo, Kitơ giáo...
− Quan hệ gia đình: đạo Islam thừa nhận chế độ đa thê, cho phép mỗi tín đồ nam giới
được lấy 4 vợ và phải là những người theo tôn giáo độc thần.
3. Văn học, nghệ thuật, khoa học, giáo dục
3.1. Văn học
− Thơ ca: truyền miệng và chữ viết. Thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của thơ ca Ả Rập là
từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XI.
− Văn xuôi: nổi tiếng nhất là tác phẩm “Nghìn lẻ một đêm”, hình thành từ thế kỷ X đến
thế kỷ XII. Những truyện trong tác phẩm này bắt nguồn từ tập “Một nghìn câu chuyện”
của Ba Tư ra đời từ thế kỷ VI, dần dần được bổ sung bằng các truyện thần thoại của
Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp…rồi cải biên và gắn lại với nhau thành một truyện dài xảy ra
trong cung vua Ả rập. Tập truyện ly kỳ này phản ánh cuộc sống, phong tục, tập quán
và ước nguyện của nhân dân các dân tộc trong đế quốc Ả rập, đồng thời thể hiện sức
tưởng tượng phong phú của họ.
3.2. Nghệ thuật
− Khi mới hình thành nhà nước, nghệ thuật của Ả Rập hết sức đơn điệu, nghèo nàn. Giáo
chủ Muhammad cấm điêu khắc, hội hoạ do việc cấm thờ ảnh tượng; cấm dùng trang
sức bằng vàng, bạc, lụa vì cho rằng nếu làm như vậy sẽ dẫn người ta đến những ham
muốn vật chất, sa ngã. Về sau, những quy định đó dần được nới lỏng.
− Ả Rập có điều kiện tiếp thu nền nghệ thuật của các nước khác: Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn
Độ, Bidantium. Do vậy, trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc có những tiến bộ đáng
kể.
+ Kiến trúc: xây dựng cung điện và thánh thất của đạo Islam. Các thánh đường của đạo
Islam thường được xây dựng công phu, mái vịm hình bát úp, cột thon nhỏ kiểu Ba Tư.

+ Điêu khắc: các nhà điêu khắc Ả Rập không được phép đúc tượng, họ chỉ chạm trổ
vào tường để trang trí thánh đường. Trong trang trí nội thất của các thánh đường đều
tuân theo một nguyên tắc: không thờ ảnh tượng mà chỉ trang trí hoa lá: hoa sen, hoa
cẩm chướng, trang trí bằng các loại hình học: đường thẳng, góc nhọn, hình vng, hình
đa giác, bầu dục, trơn ốc…xen kẽ là những đường gợn sóng, ngơi sao và các bơng hoa,
đặc biệt là các dịng kinh Qur’an viết bằng tiếng Ả rập.
− Âm nhạc: Lúc đầu cũng bị cấm, sau đó người ta cho rằng rượu như là thể xác, âm nhạc
là linh hồn, nhờ hai thứ đó mà cuộc sống con người mới được vui vẻ, do vậy, âm nhạc
dần dần được phổ biến với một số nhạc cụ trong sinh hoạt tập thể: đàn lút, đàn lia, sáo,
trống…

Created with
PDFBear.com


3.3. Khoa học tự nhiên
Khoa học tự nhiên Ả Rập phát triển dựa trên những thành tựu của các nền văn minh Ấn
Độ, Trung Quốc, Hy Lạp, Ai Cập, Lưỡng Hà.
a. Toán học
− Người Ả rập tiếp tục phát triển đại số, lượng giác, hình học và hồn thiện hệ thống chữ
số của người Ấn Độ.
− Nhà toán học Abu Apđala al-Battani (850 – 929) có nhiều đóng góp về môn Lượng
giác học với các khái niệm sin, cosin, tan, cotan mà chúng ta sử dụng ngày nay.
b. Thiên văn học
Người Ả Rập cho rằng Trái Đất hình trịn. Al – Biruni, nhà thiên văn học nổi tiếng cuối
thế kỷ X đầu thế kỷ XI cịn cho rằng vật gì cũng bị hút về phía trung tâm Trái Đất.
c. Địa lý học
− Tính được 1° của Trái Đất dài hơn 90km và chu vi Trái Đất là 35.000km (gần đúng).
− Do thương nghiệp sớm phát triển nên người Ả Rập sớm có những quyển sách tập hợp
các kiến thức địa lý: “Địa chí đế quốc Hồi giáo” của Muhammad Al-Mucađaxi và

“Sách của Rôgiê” của Iđrix.
d. Vật lý học
Tiêu biểu nhất là Al Haitơham với tác phẩm “Sách quang học” được đánh giá là tác phẩm
có tính chất khoa học nhất thời trung đại. Ông biết đến thuỷ tinh thể, sự khúc xạ ánh sáng.
Nhờ sự gợi ý của ông mà các nhà vật lý học phương Tây đã chế ra được kính hiển vi và
kính viễn vọng.
e. Hố học
Người Ả Rập đã chế tạo ra nồi cất, phân biệt được bazơ và axít, bào chế được nhiều loại
thuốc
g. Sinh vật học
− Thuyết tiến hố của Ơtman Aman-Giahip từ thế kỷ XIX, cho rằng từ khoáng vật tiến
hoá thành thực vật rồi đến động vật, đến người.
− Người Ả Rập đã biết ghép cây tạo ra các giống cây mới.
h. Y học
− Có nền y học rất phát triển, đặc biệt khoa mắt. Nhiều tác phẩm ngành y được dịch ra
tiếng Latinh và được dùng trong các trường y khoa ở Tây Âu trong nhiều thế kỷ.
− Thời trung đại, Ả Rập là nước có những thành tựu rất lớn về y học và là nước đứng
hàng đầu thế giới về sự nghiệp y tế.
4. Giáo dục

Created with
PDFBear.com


− Theo truyền thuyết, Muhammad rất khuyến khích việc mở rộng kiến thức. Ơng nói:
“Kẻ nào từ biệt gia đình để đi tìm hiểu thêm và mở mang trí thức là kẻ đó đang đi trên
con đường của Chúa…Mực của nhà bác học còn linh thiêng hơn máu của người tử vì
đạo”.
− Chế độ giáo dục gồm 3 cấp: tiểu học, trung học, đại học.
− Ngồi ra có trung tâm khoa học, thư viện để nghiên cứu và giảng dạy thần học, thiên

văn học, y học.
− Đến đầu thế kỷ VIII, người Ả Rập học được cách làm giấy của Trung Quốc. Từ đó
sách xuất hiện ngày càng nhiều. Cuối thế kỷ IX, ở Bagdad có đến trên 100 hiệu sách.
Trong khi ở Tây Âu, văn hoá đang suy thoái thì các trung tâm đại học của Ả rập, nhất
là Ccđơba đã thu hút nhiều lưu học sinh các nước Tây Âu đến học tập.
Văn minh Ả Rập rất rực rỡ và tồn diện. Người Ả Rập có nhiều đóng góp to lớn
vào kho tàng văn minh nhân loại; có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn nhiều di sản
văn hoá của Hy Lạp cổ đại; trong sự giao lưu văn minh phương Đông và văn minh
phương Tây (người Ả Rập là trung gian truyền bá nhiều phát minh quan trọng của
phương Đông như chữ số của Ấn Độ, nghề in, thuốc súng, la bàn của Trung Quốc
sang Tây Âu).

Created with
PDFBear.com


TRUNG HOA
1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cư dân, điều kiện KT, chính trị, xã hội.
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
− Trung Quốc nằm ở phía Đơng châu Á, diện tích 9,6 triệu km2, đứng thứ ba trên thế
giới (sau Nga và Canada).
Phía Đơng: giáp Thái Bình Dương
Ba mặt cịn lại giáp 14 nước láng giềng.
− Lãnh thổ Trung Quốc ngày nay được định hình vào khoảng thế kỷ XVIII - đời nhà
Thanh, là kết quả của một quá trình mở rộng và bành trướng kéo dài hàng nghìn năm.
− Văn minh Trung Quốc bắt nguồn từ trung lưu sơng Hồng Hà, sau đó lan toả ra tồn
bộ lưu vực sơng Hồng Hà và sơng Trường Giang. Vùng hạ lưu sơng Hồng Hà lầy
lội ẩm ướt, khơng thích hợp cho đời sống con người → nền văn minh Trung Hoa bắt
nguồn ở vùng trung lưu sơng Hồng Hà chứ khơng phải vùng hạ lưu.
− Sơng Hồng Hà và Trường Giang đã bồi đắp nên những đồng bằng màu mỡ nhưng

cũng thường gây ra lũ lụt. Hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng đổ ra biển
Đơng Trung Hoa mang về phía Nam lượng phù sa rất lớn, tạo nên hai đồng bằng lớn
nhất Trung Hoa: Hoa Bắc và Hoa Nam – là hai vựa lúa lớn nhất cả nước.
− Sơng Hồng Hà dài 5464 km ở phía Bắc, sơng Trường Giang dài 6300 km ở phía
Nam. Sơng Hồng Hà thường đổi dịng, không theo một cửa cố định đổ ra biển, tạo
nên một vùng quét tương đối rộng, gây nguy hiểm cho cuộc sống con người (hiện
tượng “quẫy đi” của sơng Hồng Hà).
Sơng Trường Giang đóng vai trị quan trọng trong q trình dựng nước của người
Trung Hoa, là một trong những hướng bành trướng, di tản lớn nhất của người xưa.
− Bên cạnh sơng, ở Trung Quốc có rất nhiều hồ rộng là nơi trữ nước vào mùa cạn để
tưới tiêu, phân lũ vào mùa mưa.
− Địa hình Trung Quốc đa dạng, có nhiều dãy núi cao: Thiên Sơn (Thái Sơn), Tây Cơn
Lĩnh; có nhiều hồ lớn: Động Đình, Thanh Hải, có cao ngun: Tây Tạng, sa mạc lớn:
Gơbi, bờ biển dài ở phía Đơng.
− Địa hình phức tạp đó dẫn đến nhiều loại khí hậu khác nhau, nhưng có thể chia thành
hai khu vực lớn về mặt khí hậu:
+ Miền Nam: nóng ẩm, mưa nhiều
+ Miền Bắc: lạnh, khơ.
1.2. Cư dân
− Từ xa xưa trên lãnh thổ Trung Quốc đã có người nguyên thủy sinh sống. Năm 1977,
người vượn Nguyên Mưu (Vân Nam) được phát hiện có niên đại đến 1.700.000 năm.
− Chủng tộc: cư dân Trung Quốc thuộc chủng da vàng Mongoloid. Đó là tiền thân của
dân tộc Hán sau này. Hiện nay, Trung Quốc gồm 56 dân tộc, trong đó dân tộc Hán
chiếm đa số (dân số Trung Quốc hiện nay khoảng 1,3 tỉ người, người Hán chiếm
94%), sau đó là Mãn, Mơng, Hồi, Tạng…
− Tên Hoa Hạ:

Created with
PDFBear.com



Trên vùng thượng lưu sơng Hồng Hà có bộ tộc người Hạ sinh sống, thành lập nhà Hạ
(thế kỷ XXI TCN). Ở vùng hạ lưu sơng Hồng Hà có tộc người Thương sinh sống, lập
nên nhà Thương vào thế kỷ XVIII TCN.
Đến thế kỷ XVI TCN, hai bộ tộc này đồng hoá với nhau thành bộ tộc Hoa Hạ. Đất nước
gọi là Trung Hoa (đất nước của những người Hoa sinh sống ở trung tâm, xung quanh là
các bộ tộc lạc hậu: Man, Di, Nhung, Địch).
Đến Cách Mạng Tân Hợi (1911), sau khi lật đổ triều Mãn Thanh, Tôn Trung Sơn đặt tên
nước là “Trung Hoa cộng hoà dân quốc” (1912), từ đó xuất hiện tên Trung Quốc.
2. Những thành tựu chính của văn minh Trung Hoa
Trong thời cổ - trung đại, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu văn minh rực rỡ trên
nhiều lĩnh vực. Những thành tựu văn minh của Trung Quốc lan tỏa, có ảnh hưởng tới
nhiều quốc gia, khu vực.
Trung Quốc là trung tâm của văn minh Đông Á, là một trung tâm văn minh lớn
của thế giới thời cổ - trung đại.
2.1. Chữ viết
− Chữ viết Trung Quốc xuất hiện từ thời nhà Thương (Giáp cốt văn).
− Chữ viết Trung Quốc đã trải qua quá trình cải biến liên tục, lâu dài trong lịch sử :
Giáp cốt văn → Kim Văn → Đại Triện → Tiểu Triện → Lệ thư → Khải thư → chữ
Hán .
− Có 6 phép tạo chữ gọi là Lục thư gồm: Tượng hình; Chỉ sự; Hội ý; Hình thanh; Chuyển
chú; Giả tá.
2.2. Văn học
a. Kinh thi
− Là tác phẩm văn học đầu tiên của Trung Quốc, tập hợp những sáng tác trong khoảng
500 năm từ Tây Chu đến Xuân Thu, được Khổng Tử chỉnh lí, gồm 305 bài thơ và
được chia thành 3 phần:
+ Phong: dân ca của các nước (có giá trị nhất)
+ Nhã (Đại Nhã, Tiểu Nhã) do quý tộc sáng tác
+ Tụng ( Chu Tụng, Lỗ Tụng, Thương Tụng): những bài thơ do các quan phụ trách tế

lễ và bói tốn sáng tác dùng để hát khi cúng tế ở miếu đường.
Là 1 trong Ngũ Kinh: Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu.
b. Thơ Đường
− Thơ thời Đường (618 – 907) là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc, đặt cơ sở nghệ thuật,
phong cách, luật thơ cho nền thi ca Trung Quốc cho các thời kỳ sau này.
− Các nhà thơ nổi tiếng: Đỗ Phủ (Thánh thơ) , Lý Bạch (Tiên thơ), Bạch Cư Dị, Vương
Duy (Phật thơ)…
− Thơ Đường có ảnh hưởng tới nhiều nước : Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản.
c. Tiểu thuyết Minh – Thanh (tiểu thuyết chương hồi)

Created with
PDFBear.com


− Có nhiều tác phẩm trong đó tiêu biểu nhất là: Thủy Hử; Tam Quốc chí diễn nghĩa;
Tây Du Kí; Hồng Lâu Mộng.
2.3. Sử học
− Việc ghi chép lịch sử ở Trung Quốc diễn ra từ sớm nhờ đó nước này có một kho tàng
sử sách rất phong phú.
− Thời Thương trong các minh văn bằng Giáp cốt văn đã có chứa đựng một số tư liệu
lịch sử - mầm mống của sử học.
− Thời Tây Chu trong cung đình đã có quan viên phụ trách việc chép sử.
− Thời Đường, thành lập Sử quán là cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước. Từ đó về
sau, các bộ sử của các triều đại đều do nhà nước biên soạn.
− Có nhiều tác phẩm sử học tiêu biểu: Xuân Thu do Khổng Tử, Thượng thư (kinh thi),
Chu Lễ,...
2.4. Khoa học tự nhiên
a. Thiên văn học
− Thời Thương trong tài liệu giáp cốt đã ghi chép về nhật thực, nguyệt thực.
Thiên Ngũ hành chí sách Hán thư ghi về điểm đen trong mặt trời năm 28 TCN (tài

liệu sớm nhất thế giới).
− Trương Hành (78 – 139) là nhà thiên văn học nổi tiếng nhất Trung Quốc (biết ánh
sáng của mặt trăng là nhận của mặt trời; giải thích đúng hiện tượng nguyệt thực; tác
phẩm Linh Hiến đưa ra những quan điểm: vũ trụ là vô hạn, sự vận hành của hành tinh
nhanh hay chậm là do cự li cách trái đất gần hay xa...
− Chế tạo các dụng cụ đo thời gian: Nhật Khuê, Nhật quỹ, Lậu hồ - bình có lỗ rị.
b. Tốn học
− Biết phép đếm lấy 10 làm cơ sở (thập tiến vị).
Thời Tây Hán xuất hiện tác phẩm Chu bễ tốn kinh nói về lịch pháp, thiên văn, hình
học (tam giác, tứ giác, ngũ giác trong đó nói về quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác
vuông), số học (phân số, số thường).
− Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều: 2 nhà toán học Lưu Huy và Tổ Xung Chi đã chú
giải sách Cửu chương tốn thuật và tính được Pi = 3,1416 và Pi = 3,14159265 (số Pi
chính xác nhất thế giới lúc đó).
− Thời Đường: nhà sư Nhất Hạnh nêu ra công thức phương trình bậc 2; Vương Hiếu
Thơng soạn sách Tập cổ tốn kinh dùng phương trình bậc 3 giải quyết nhiều vấn đề
tốn học.
− Thời Tống: Giả Hiến tìm ra phương pháp giải các phương trình bậc cao; Thẩm Quát
nêu ý kiến về cấp số, cách tính độ dài của cung và dây cung khi đã biết đường kính
của đường trịn và chiều cao của dây cung.
− Làm ra bàn tính rất tiện lợi cho tính tốn (thời Tống – Ngun).
c. Y dược học
Created with
PDFBear.com


Nền y dược học Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời, có đóng góp lớn vào kho tàng
y dược thế giới:
− Thời Chiến Quốc có tác phẩm Hồng đế nội kinh.
− Thời Đơng Hán, có tác phẩm Thương hàn tạp bệnh luận.

− Biển Thước, thầy thuốc nổi tiếng thời Chiến Quốc được xem là người khởi xướng
ngành mạch học của Trung Quốc.
− Thần y Hoa Đà thời Tam Quốc.
− Nhà y dược học thời Minh Lý thời Trân với tác phẩm Bản thảo cương mục ghi chép
1892 loại cây thuốc…
3. Trình bày các phát minh kỹ thuật tiêu biểu của Trung Quốc. Phân tích tác động
của các phát minh này đối với lịch sử văn minh nhân loại.
3.1. Kỹ thuật làm giấy
− Thời Tây Hán, người Trung Quốc vẫn dùng thẻ tre, lụa để ghi chép. Đến khoảng TK
II TCN, người Trung Quốc đã phát minh ra phương pháp dùng xơ gai để chế tạo giấy
tuy nhiên chất lượng cịn kém (chủ yếu dùng để gói chứ khơng viết).
− Năm 105, Thái Luân dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách… và cải tiến kĩ thuật tạo ra
giấy chất lượng tốt. Từ đó giấy được dùng để viết thay cho các chất liệu trước đó
(đá, đồng, thẻ tre, lụa…). Thái Luân được tôn là tổ sư của nghề làm giấy. Giấy chủ
yếu được làm từ sợi bên trong của vỏ cây dâu (dâu tằm).
− Các công đoạn sản xuất giấy của người Trung Quốc cổ:
(1) Thu thập nguyên liệu thơ
(2) Đun nóng
(3) Cán mỏng
(4) Ép nước
(5) Phơi khơ
− Cũng với sự bành trướng của Con đường tơ lụa, sản xuất giấy đã được truyền bá sang
Triều Tiên và Việt Nam từ TK III và Nhật Bản vào TK IV. Giấy bắt đầu sản xuất tại
Ấn Độ, Nepal, Pakistan và Bangladesh khoảng cuối TK VII.
− Giữa TK VIII, do cuộc chiến tranh giữa nhà Đường và Ả Rập, kỹ thuật làm giấy được
truyền sang Ả Rập và dần dần được chuyển từ Ả Rập sang Tây Ban Nha (1150), sang
Ý (1276), Đức (1320), Hà Lan (1323), Anh (1460).
Việc phát minh ra nghề làm giấy đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng
các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Kỹ thuật làm giấy được coi là cuộc cách mạng
trong việc truyền bá chữ viết của nhân loại.

3.2. Kỹ thuật in
− Kỹ thuật in bắt nguồn từ việc khắc chữ trái trên các con dấu đã có trước từ thời Tần.
− Hiện chưa xác định chính xác kĩ thuật in xuất hiện khi nào nhưng chậm nhất đến thế
kỉ VII chắc chắn kĩ thuật in đã xuất hiện (nhà sư Huyền Trang cho in một số lượng
lớn tranh Phổ Hiền Bồ tát để phân phát cho các nơi).

Created with
PDFBear.com


− Lúc đầu in bằng ván khắc, sau đó đến thế kỉ XI Tất Thăng phát minh ra cách in các
con chữ rời bằng đất sét nung. Thời Nguyên, Vương Trinh cải tiến thành công con
chữ rời bằng gỗ nhưng cịn một số nhược điểm như chữ hay mịn, khó tô mực, chữ
không được sắc nét.
− 1448, Gutenberg người Đức dùng chữ rời bằng hợp kim và mực dầu để in Kinh thánh,
đặt cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay.
Kĩ thuật in ra đời làm cho việc nhân bản sách dễ dàng, số lượng không hạn chế và
được lưu truyền rộng rãi. Từ Trung Quốc, chữ in truyền sang Nhật Bản, Triều Tiên
và đặc biệt là sang châu Âu được người châu Âu sử dụng trong việc phục hưng
văn hóa.
Phát minh nghề in được đánh giá là phát minh lớn nhất sau chữ viết và được coi
là kĩ thuật phục chế đối với văn viết trên bản thảo.
Làm thay đổi bộ mặt thế giới trên bình diện văn học.
3.3. Thuốc súng
− Là phát minh ngẫu nhiên của những người luyện đan/ luyện thuốc trường sinh thuộc
Đạo giáo. Trong quá trình luyện thuốc tiên thường xảy ra các vụ cháy làm bỏng tay,
bỏng mặt,... bởi nguyên liệu luyện đan thường là diêm tiêu, lưu huỳnh và than gỗ →
tình cờ phát minh ra thuốc súng.
− Thế kỉ X, thuốc súng bắt đầu được dùng làm vũ khí. Trong chiến tranh Tống – Kim,
quân Tống dùng một loại vũ khí là Chấn thiên lơi tiếng nổ to và có sức cơng phá lớn.

− Người Mơng Cổ học được cách làm thuốc súng của Trung Quốc sau đó truyền sang
Ả Rập. Người Ả Rập truyền cách làm thuốc súng sang châu Âu qua Tây Ban Nha.
Làm thay đổi bộ mặt thế giới trên bình diện chiến tranh
3.4. Kim chỉ nam
− Từ TK III TCN, người Trung Quốc đã biết từ tính và tính chỉ hướng của đá nam châm,
từ đó phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng là Tư nam.
− Thời Tống tạo ra Kim nam châm nhân tạo: mài mũi kim sắt vào đá nam châm để thu
từ tính rồi dùng kim sắt đó làm la bàn. Xâu kim nam châm qua cọng rơm hoặc sợi bấc
đèn rồi thả nổi trên bát nước gọi là Thủy la bàn hoặc treo kim nam châm bằng một
sợi tơ ở chỗ kín gió.
− Lúc đầu la bàn chủ yếu dùng để xem hướng nhà, hướng đất. Cuối thời Bắc Tống mới
được dùng để đi biển.
Nửa sau thế kỉ XII, la bàn được truyền sang Ả rập rồi sau đó sang châu Âu. Người
châu Âu cải tiến thành la bàn có khắc các vị trí cố định – La bàn khô và truyền trở lại
Trung Quốc vào thế kỉ XVI.
Nhờ có kim chỉ nam, người đi biển vẽ được bản đồ hàng hải và làm sổ tay hàng
hải. Ứng dụng kim chỉ nam vào hàng hải làm cho kỹ thuật hàng hải cải tiến nhanh,
mở một kỷ nguyên mới cho hàng hải nhân loại.

Created with
PDFBear.com


Sự thay đổi lớn lao có tầm cỡ thế giới mà không một nước nào, một tôn giáo nào,
một nhân vật nổi tiếng có thế lực nào phát huy sức mạnh và ảnh hưởng to lớn đối với sự
nghiệp của nhân loại như các phát minh trên.
C.Mác đã từng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát minh và ứng dụng các kỹ thuật
chế tạo thuốc súng, làm kim chỉ nam và kỹ thuật in ấnn – báo hiệu sự ra đời của xã hội tư
bản. Thuốc súng làm tan rã quý tộc, kị sĩ, dùng tên và phi ngựa, kim nam châm mở ra thị
trường thế giới tìm thị trường mới, xâm lược và mở đường cho sự xâm nhập của chủ

nghĩa thực dân, còn nghề in để phục hưng phát triển văn hóa.
4. Tư tưởng và tơn giáo
Lịch sử tư tưởng Trung Quốc xuất hiện từ sớm và rất phong phú: âm dương, bát quái,
ngũ hành… Sau đó là sự xuất hiện của hàng loạt các trường phái tư tưởng có ảnh hưởng
lớn, lâu dài trong lịch sử Trung Quốc và nhiều nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung
Quốc.
4.1. Âm dương – Bát quái – Ngũ hành – Âm dương gia
Âm dương, bát quái, ngũ hành là những thuyết mà người Trung Quốc nêu ra từ thời cổ
đại nhằm giải thích nguồn gốc của vạn vật.
− Âm dương: người Trung Quốc cho rằng trong vũ trụ có 2 yếu tố cơ bản tồn tại dưới
dạng khí là âm và dương. Dương có các tính chất: giống đực, ánh sáng, nóng, hoạt
động, rắn rỏi… Âm có các tính chất ngược lại: giống cái, bóng tối, lạnh, đứng yên,
mềm mỏng. Âm và dương ln tác động và chuyển hố cho nhau. Âm dương tương
phản nhưng không tương khắc, trong âm có dương, trong dương có âm.
+ Trong vũ trụ: Mặt trời là dương, mặt trăng là âm, ban ngày Mặt Trời mọc, ban đêm
mặt trăng thay thế, tạo nên ngày và đêm.
+ Bốn mùa (tứ tượng): cũng là do sự vận hành của âm dương mà ra.
+ Trong cơ thể con người, máu từ tim chảy ra là máu đỏ (dương), máu về tim: máu
đen (âm).
+ Trong toán học: âm (chẵn), dương (lẻ).
+ Trong quan niệm sống chết: âm: cõi chết, dương: dương thế → người sống thường
kiêng số chẵn.
Âm dương bổ trợ cho nhau để cùng tồn tại: tất cả vạn vật biến hoá trong vũ trụ do
âm dương không diệt nhau mà bổ trợ cho nhau tạo nên sự vận hành vận động của
thế giới vật chất (nắng – dương, mưa – âm, kết hợp làm cho cây cối tốt tươi, vạn
vật sinh sôi nảy nở). Âm dương gặp nhau sinh ra vạn vật: “Nhị khí giao cảm hoá
sinh vạn vật” (Lão Tử), “vạn vật đều cõng âm và dương”.
− Bát quái: là 8 quẻ: Càn (trời), Khơn (đất), Chấn (sấm), Tốn (gió), Khảm (nước), Ly
(lửa), Cấn (núi), Đoài (hồ) tượng trưng cho 8 yếu tố vật chất tạo thành thế giới.
Thuyết bát quái chứa đựng tính chất duy vật và biện chứng (coi 8 yếu tố vật chất cấu tạo

nên vũ trụ, cho rằng sự vật ln phát triển), tuy nhiên vẫn có nhiều yếu tố duy tâm, thiếu
cơ sở khoa học, thường được dùng trong việc bói tốn.

Created with
PDFBear.com


− Ngũ hành: 5 yếu tố vận động (mang tính biện chứng) cấu thành thế giới vật chất. Năm
yếu tố này cũng tương sinh, tương thành nhưng lại đối lập nhau: Mộc (gỗ), Hoả (lửa),
Thổ (đất), Kim (khơng khí), Thuỷ (nước).
− Âm dương gia: là trường phái tư tưởng ra đời vào thời Chiến quốc dựa vào thuyết
“Âm dương ngũ hành” để giải thích sự biến hố trong giới tự nhiên và sự phát triển
của xã hội. Nêu ra quy luật về mối tương sinh, tương khắc của Ngũ hành để giải thích
sự biến đổi của vạn vật.
+ Tương sinh (vòng tròn): Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh
Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc.
+ Tương khắc (ngôi sao): Mộc Khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc
Kim, Kim khắc Mộc.
4.2. Nho gia – Nho giáo
Là trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc thời cổ - trung đại. Người sáng
lập là Khổng Tử sống thời Xuân Thu. Sau này Mạnh Tử (thời Chiến Quốc), Đổng Trọng
Thư (thời Tây Hán), các nhà Nho thời Tống đã phát triển làm cho Nho giáo ngày càng
hoàn chỉnh.
a. Khổng Tử (551 TCN – 479 TCN)
Tư tưởng của Khổng Tử gồm 4 mặt là Triết học, đạo đức, chính trị, giáo dục.
− Về Triết học:
Khổng Tử ít quan tâm đến vấn đề nguồn gốc của vũ trụ, quan điểm của ông không rõ
ràng (một mặt cho trời chỉ là giới tự nhiên; mặt khác lại cho trời là một thế lực có thể
chi phối số phận con người).
− Về đạo đức

+ Khổng Tử hết sức coi trọng đạo đức. Nội dung quan điểm đạo đức bao gồm nhiều
mặt : Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Dũng… nhưng trong đó quan trọng nhất là Nhân.
+ Nhân và Lễ gắn liền với nhau, trong đó Nhân là gốc, là nội dung cịn Lễ là biểu hiện
của nhân:
Nhân
Lễ
• Điều mà mình khơng muốn thì đừng làm • Trong các lễ, xa xỉ chẳng bằng
cho người khác.
tiết kiệm, trong lễ tang, đầy đủ
mọi nghi thức chẳng bằng
• Mình muốn lập thân thì giúp người khác
thương xót.
lập thân.
• Người khơng có lịng Nhân thì
• Kiềm chế mình làm đúng theo lễ.
thực hành Lễ sao được.
• Khơng hợp với lễ thì khơng nhìn, khơng
• Lễ là biểu hiện của Nhân và có
nghe, khơng nói, khơng làm.
thể điều chỉnh đức Nhân cho
• Cung kính, thành thật, nghiêm túc, cần
đúng mực.
cù, rộng lượng.
− Về chính trị
+ Chủ trương dựa vào đạo đức (Đức trị) để cai trị xã hội vì “cai trị dân mà dùng hình
phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng khơng biết liêm sỉ. Cai trị dân mà dùng
Created with
PDFBear.com



đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lịng quy
phục”.
+ Nội dung của Đức trị gồm: Làm cho dân cư đông đúc; kinh tế phát triển và dân
được học hành.
+ Biện pháp để thi hành đường lối Đức trị là: “phải thận trọng trong cơng việc, phải
giữ được chữ tín, tiết kiệm trong công việc chi dùng, thương người, sử dụng sức dân
vào thời gian hợp lí” .
− Về giáo dục
+ Là người đầu tiên thành lập trường học tư ở Trung Quốc, có 3000 học trị trong đó
có 72 người thành đạt.
+ Mục đích của giáo dục là uốn nắn nhân cách, bồi dưỡng nhân tài.
+ Phương châm giáo dục: Tiên học lễ, hậu học văn; Học đi đôi với hành.
+ Đề ra phương pháp dạy học tiến bộ: dạy học tùy theo đối tượng, khuyến khích học
sinh tích cực suy nghĩ…
+ Khổng Tử được đánh giá là Vạn thế sư biểu (người thầy mẫu mực của muôn đổi).
b. Mạnh Tử (371 – 289 TCN)
− Mạnh Tử người nước Trâu (Sơn Đơng ngày nay), học trị của Khổng Cấp – cháu nội
Khổng Tử. Ông là người đã kế thừa và phát triển học thuyết của Khổng Tử thêm một
bước.
− Về triết học: tin vào mệnh trời, mọi việc do trời quyết định.
− Về Đạo đức
+ Cho rằng đạo đức con người là yếu tố bẩm sinh gọi là tính thiện (nhân chi sơ tính
bản thiện).
+ Trong Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí thì đề cao Nhân và Nghĩa.
− Về chính trị
+ Chủ trương Nhân chính (dùng đạo đức để cai trị). Đề xuất tư tưởng quý dân (Dân
quý nhất, đất nước hai, vua thì coi nhẹ). Quý dân thì phải chăm lo đời sống của dân,
đảm bảo ruộng đất cày cấy cho dân; thu thuế nhẹ; phải bảo vệ tính mạng của dân…
+ Chủ trương thống nhất nhằm chấm dứt chiến tranh để Trung Quốc thái bình trở lại.
Biện pháp để thống nhất là thực hiện Nhân chính chứ khơng phải bằng chiến tranh.

− Về giáo dục: chủ trương mở rộng việc giáo dục đến nông thôn để dạy cho học sinh
cái nghĩa Hiếu, Đễ.
c. Đổng Trọng Thư
− Về triết học
+ Đưa ra thuyết Thiên nhân cảm ứng nói về quan hệ tác động qua lại giữa trời và
người.
+ Dùng thuyết âm dương ngũ hành kết hợp với thuyết trời sinh vạn vật trong đó ơng
cho rằng trời trọng dương, khơng trọng âm; quy luật của ngũ hành là liền nhau thì
sinh nhau, cách nhau thì thắng nhau (Mộc – Hỏa – Thổ - Kim – Thủy).
− Về chính trị: cụ thể hóa tư tưởng của Khổng – Mạnh trong hồn cảnh lịch sử mới :

Created with
PDFBear.com


+ Hạn chế sự chênh lệch giàu nghèo; hạn chế việc chiếm đoạt ruộng đất.
+ Bãi bỏ nơ tì, giảm nhẹ thuế khóa, lao dịch.
+ Chú trọng giáo dục.
− Về đạo đức
+ Đưa ra các phạm trù Tam cương, Ngũ thường, Lục kỉ.
+ Tam cương: 3 mối quan hệ Vua – tôi; Cha – con; Chồng – vợ; sử dụng thuyết âm
dương để giải thích các mối quan hệ này (vua, cha, chồng là dương; tôi, con, vợ là
âm; âm phải phục tùng dương).
+ Ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín (5 tiêu chuẩn đạo đức phải có của người
qn tử)
+ Lục kỉ: 6 mối quan hệ với những người ngang hàng với cha, ngang hàng với mẹ,
với anh em, với họ hàng, với thầy giáo, với bạn bè.
− Năm 136 TCN, Hán Vũ Đế chấp nhận ý kiến của Đổng Trọng Thư thực hiện “bãi
truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, từ đó Nho gia trở thành hệ tư tưởng chính thống
của xã hội Trung Quốc, Khổng Tử được tôn làm giáo chủ của đạo Học, được thờ trong

Văn miếu, từ đó người ta gọi là Nho giáo.
Những đóng góp bổ sung của Đổng Trọng Thư góp phần hồn chỉnh tư tưởng triết
học, chính tri, đạo đức của Nho gia.
Tam cương, Ngũ thường trở thành những tiêu chuẩn đạo đức chủ yếu của Nho giáo,
có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ trật tự xã hội phong kiến Trung Quốc.
d. Sự phát triển của Nho học thời Tống
Đến thời Tống, các nhà Nho đã tiếp thu một số điểm trong thế giới quan của Phật giáo,
Đạo gia, các thuyết âm dương ngũ hành để giải thích nguồn gốc của vũ trụ, mối quan hệ
giữa tinh thần và vật chất mà họ gọi là Lí và Khí. Họ cho rằng Lí có trước Khí vì vậy họ
được gọi là phái Lí học, thuộc trường phái tư tưởng triết học duy tâm.
− Chu Đơn Di, Thiệu Ung, Trình Hạo,...
Đánh giá về Nho giáo
o Ra đời từ thời Xuân Thu, Nho giáo đã trải qua quá trình phát triển lâu dài, được
bổ sung, phát triển qua nhiều thời kì.
o Từ năm 136 TCN, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của các vương
triều phong kiến Trung Quốc, có những đóng góp quan trọng về các mặt tổ
chức, quản lí xã hội; bồi dưỡng đạo đức, phát triển văn hóa, giáo dục của Trung
Quốc thời phong kiến.
o Cuối thời phong kiến, những hạn chế và bảo thủ của Nho giáo ngày càng bộc
lộ, là một nhân tố khiến cho xã hội Trung Quốc ngày càng trì trệ, lạc hậu.
4.3. Đạo gia – Đạo giáo
Đạo gia là trường phái tư tưởng triết học chính trị xã hội, Đạo giáo là một tôn giáo bản
địa của Trung Quốc.

Created with
PDFBear.com


×