Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THBK6KTGHPKIMOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.44 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
Khoa Sư Phạm Tiểu Học – Mầm Non
----------  ----------

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1

Giảng viên: Trần Dương Quốc Hịa
Sinh viên: Hồng Thị Kim Oanh
Lớp: Tiểu học B – Khóa 6

Năm học: 2018 – 2019


BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1
I. Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt ở trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc
giao tiếp; Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của
HSTH).
Trong một tháng kiến tập tại trường Tiểu học Trần Phú, em đã được trải
nghiệm cũng như rút được nhiều kinh nghiệm qua các tiết dạy. Bên cạnh đó,
em cịn được dự giờ một số tiết dạy mẫu mơn Tiếng Việt. Em có một vài nhận
xét về việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học thông
các tiết dạy được dự như sau:
1. Về nguyên tắc phát triển tư duy: GV luôn cho HS tư duy liên tục thơng
qua các hoạt động trong tiết dạy.
Ví dụ:
- Trong tiết Luyện từ và câu bài “Tính từ (tiếp theo)” ở hoạt động KTBC
GV cho HS đặt câu có sử dụng tính từ. Hoạt động mới GV đưa ra ví dụ gợi ý
để HS có thể rút ra được nội dung của bài.


- Trong tiết Học vần “eo – ao”, GV ln xây dựng các hoạt động để HS có
thể tư duy liên tục. Ở hoạt động KTBC GV yêu cầu HS tìm từ/ tiếng mới có
chứa vần đã học ở tiết trước. Hoạt động học âm vần mới, HS phân tích vần/
tiếng mới, so sánh vần” eo” với vần “ao”, nhận biết được trong từ “ngôi sao”
tiếng nào chứa vần ao bằng cách gạch chân. Ở hoạt động củng cố, GV cho HS
tìm tiếng/ từ chứa vần “ao” và vần “eo” ở ngồi bài.
- Trong tiết Tập đọc bài “Ơng trạng thả diều”, GV yêu cầu HS giải nghĩa từ
“lạ thường”, đặt câu với từ “lạ thường”, rút ra ý kiến của mình sau khi học
xong bài, liên hệ bản thân.
- Trong các hoạt động vui chơi, GV luôn tạo điều kiện cho HS tư duy
nhanh, tích cực,.
2. Về nguyên tắc giao tiếp: GV sử dụng nguyên tắc giao tiếp hầu như xuyên
suốt tiết học. Hình thành cho HS các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Ví dụ:
- Trong tiết Tập đọc bài “Ông trạng thả diều”, GV yêu cầu HS khai thác
bức tranh minh họa chủ đề “ Có chí thì nên”. Ở hoạt động luyện đọc, GV cho
HS đọc tồn bài, luyện đọc theo nhóm, nhận xét cách đọc bài của nhóm mình
và các nhóm khác. Ở hoạt động tìm hiểu bài, GV đưa ra câu hỏi và yêu cầu HS
thảo luận nhóm để trả lời.
- Trong tiết Luyện từ và câu bài “Từ ngữ về quê hương”, ở phần luyện tập
GV cho HS đọc yêu cầu nội dung của bài và nhắc lại, hướng dẫn cách làm, yêu


cầu thảo luận nhóm và ghi kết quả bài làm của nhóm vào phiếu học tập, trình
bày trước lớp kết quả bài làm của nhóm mình, nhóm khác chú ý lắng nghe,
nhận xét.
- Trong tiết Chính tả, GV yêu cầu HS đọc bài chính tả cần viết, lọc ra các
từ/ tiếng hay viết sai.
- GV luôn đưa ra hệ thống câu hỏi , HS chú ý lắng nghe và thảo luận với
nhóm để có câu trả lời thích hợp.

- Trong mọi tiết học, GV luôn cho HS lên điều khiển một số hoạt động giúp
cho HS có sự tự tin, biết cách ứng xử trong giao tiếp.
3. Về nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HS: Đa
phần ở nguyên tắc này GV thực hiện khá tốt, luôn xây dựng bài học đảm bảo
phát huy tính chủ động của HS, tạo khơng khí lớp học luôn vui vẻ, sinh động
làm cho HS thoải mái, không áp lực việc học nhiều, kết hợp vừa chơi vừa học.
Ví dụ:
- Trong tiết các tiết học, ở hoạt động KTBC GV ln cho HS chơi một trị
chơi tạo hứng thú cho tiết học, lồng vào đó các hình phạt của trị chơi sẽ là các
câu hỏi bài cũ. Làm cho HS sẽ không cảm thấy căng thẳng khi trả bài.
- GV luôn khen, tuyên dương các HS có tiến bộ hoặc HS đưa ra ý kiến hay,
sáng tạo.
- Trong tiết Học vần, GV sẽ giải thích nghĩa của các từ ứng dụng bằng cách
đưa hình ảnh minh họa cho HS dễ hiểu hơn.Ở hoạt động nghỉ giữa giờ, GV
thường cho HS thư giãn bằng cách hát hoặc chơi trò chơi làm cho HS thoải
mái, vui vẻ để có thể bước vào tiết học tiếp theo.
- Trong tiết Tập đọc, GV giải thích nghĩa của từ mới bằng cách đưa hình
ảnh, clip để HS hình dung dễ dàng về nghĩa của từ đó. Ngồi ra GV cho HS đặt
câu với từ mới được giải nghĩa để có thể nhớ từ lâu hơn và GV kiểm tra được
độ hiểu của HS về từ đó.
- Cũng như trong tiết Luyện từ và câu cũng vậy, đặc biệt về các bài mở rộng
các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ mới.
- GV tạo điều kiện cho HS chủ động bằng cách tự điều khiển các hoạt động,
tự nhận xét cách làm của bạn, tự do đưa ra các ý kiến của mình.
 Nhìn chung, 3 nguyên tắc trên đều rất quan trọng trong một tiết dạy, đa
phần GV đều sử dụng 3 nguyên tắc vào tiết dạy một cách hợp lí. Tuy nhiên, có
một vài GV chưa sử dụng hết 3 nguyên tắc vào tiết dạy làm cho tiết dạy trở nên
chưa được hay và hiệu quả nhất.
 Đánh giá tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học với tiêu chí của một tiết
dạy tích cực:

 Tiêu chí 1: Mọi HS đều được tham gia hoạt động
GV thực hiện đúng quy trình từ trị chơi khởi động qua các trị như bắn tên,
chuyền bút,...để KTBC, việc đọc bài nối tiếp, thi đua theo nhóm, đọc cá nhân,


đọc cả lớp hầu hết cả lớp đều phải thực hiện. Các hoạt động tìm hiểu bài mới,
GV cũng cho HS thảo luận nhóm, củng cố bài cho HS chơi trò chơi để củng cố
kiến thức, đặt các câu hỏi liên hệ để HS trả lời theo ý kiến của bản thân. Đều
đảm bảo tất cả các em được tham gia hoạt động.
 Tiêu chí 2: Học sinh tự sản sinh ra kiến thức
Với tiêu chí này GV ln cho HS thảo luận nhóm để trao đổi suy nghĩ cách
làm của bản thân với các bạn, sau đó cho HS điều khiển hoạt động để yêu cầu
các bạn còn lại trong lớp nhận xét, đưa ra thắc mắc dành cho nhóm bạn. Các
em tự giải thích các thắc mắc cho nhau rồi tự đưa ra kiến thức, sau đó GV mới
chốt lại. Với cách xây dựng hoạt động như vậy, giúp các em luôn tự chủ động
về kiến thức, đảm bảo các em đều được tham gia và suy nghĩ tích cực.
 Tiêu chí 3: Khơng khí lớp học vui vẻ, thoải mái.
Ở tiêu chí này thì hầu hết GV luôn thực hiện tốt, ở phần khởi động GV cho HS
chơi trị chơi, đưa các hình ảnh, clip, âm thanh, ví dụ vào bài học làm cho HS
khơng cảm thấy nhàm chán, luôn chú ý tập trung vào bài. Với cách làm này,
GV sẽ thực hiện tốt trong việc gây chú ý và truyền tải kiến thức.
 Tóm lại, các GV đều đáp ứng được 3 tiêu chí trong một tiết học, phù hợp
đảm bảo với một tiết dạy tích cực.
II. Yêu cầu 2: Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận
thực tế với các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học và thử đưa ra lí
giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc phục (nếu
thấy bất cập).

Các băn khoăn, thắc mắc
của bản thân


Lí giải

Đề xuất

Ở các tiết dạy mẫu GV
luôn dạy đúng với thời
gian quy định nhưng các
tiết trên lớp thì khơng dạy
đúng với thời gian đó.

Theo em, do ở lớp GV
khơng dạy theo các bước
quy trình chỉ dạy theo cách
mà HS dễ hiểu nhất, ngắn
gọn nhất.

GV có thể dạy
theo cách ngắn
gọn để HS dễ hiểu
nhất nhưng vẫn
phải đảm bảo các
em được học đủ
kiến thức các môn
trong một ngày.

Tiết học vần, phần tập viết
viết sau phần đọc từ ứng
dụng.


Theo em, mỗi GV có một
quy trình dạy khác nhau.


Vừa rồi là các thắc mắc, băn khoăn của em và em chỉ đưa ra lí giải, một số
đề xuất của bản thân em. Kính mong thầy hãy giải đáp giúp em các thắc mắc
mà em vừa nêu. Em xin chân thành cảm ơn!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×