Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THK6CBUITHITHUYTRANGKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.52 KB, 5 trang )

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
Thời gian bốn tuần thực tập tại trường Tiểu học Tam Hiệp B tuy ngắn ngủi nhưng
em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, được tiếp xúc thực tế, trau dồi bản thân
về những kĩ năng cần thiết của một nhà giáo, được làm quen với cách giảng dạy
trên lớp và cách xử lí các tình huống xảy ra trên lớp, cũng như là biết cách gần gũi
với các em học sinh để nắm bắt tâm tư tình cảm của các em. Qua những tiết dự
giờ, những tiết sinh hoạt chủ nhiệm, những đợt rút kinh nghiệm tiết dạy … Em
nhận thấy rằng, Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết
nhất ở bậc tiểu học. Và việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường
Tiểu học được đảm bảo hoàn toàn.

 Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt ở trường Tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên
tắc giao tiếp; Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn
có của HSTH)
 Nguyên tắc phát triển tư duy
Khi được dự giờ các tiết dạy mẫu và quan sát những tiết dạy của giáo
viên hướng dẫn, giáo viên đã đảm bảo được các yếu tố hình thành tư duy
cho học sinh, cụ thể qua các phân mơn sau:
- Chính tả: Giáo viên sẽ cho một học sinh đọc to trước lớp bài chính tả,
cả lớp theo dõi sách giáo khoa và gạch chân các từ mà bản thân các em
cho là khó, hay viết sai và một số bộ phận cần lưu ý. Sau khi viết xong
chính tả, học sinh mở sách giáo khoa, trao đổi vở với bạn bên cạnh,
chấm chéo bài với nhau, phát hiện và sửa lỗi sai cho bạn.
Ví dụ: Bài chính tả “Lời hứa” lớp 4, học sinh sẽ biết tự viết hoa sau dấu
hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép và tự xuống dòng khi dấu hai
chấm phối hợp với dấu gạch ngang; Đặt dấu chấm hỏi cuối câu hỏi; Viết
hoa sau dấu chấm.
- Luyện từ và câu: Học sinh có thể nêu được và hiểu nội dung ý nghĩa
các câu thành ngữ, tục ngữ trong những bài “Mở rộng vốn từ” thuộc
từng chủ điểm.


Ví dụ: Bài “Ơn tập giữa học kì I, tiết 4” lớp 4, bài tập 2 yêu cầu các em
tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ thuộc những chủ điểm đã học. Vì đây là
bài ơn tập, nên giáo viên muốn học sinh kể thêm nhiều thành ngữ và tục
ngữ. Khi đó giáo viên đã gợi ý chữ cái đầu tiên, yêu cầu học sinh tìm câu
hồn chỉnh, tương ứng với từ đã gợi ý thì các em nhanh chóng tư duy
tìm ra các câu đó.


- Tập đọc: Học sinh tự nêu những từ mới cần giải nghĩa và đưa ra những
bài học sau khi học xong bài tập đọc. Giáo viên sẽ đưa ra một số câu hỏi
về lồng ghép giáo dục nhằm nâng cao khả năng tư duy của học sinh.
Ví dụ: Học bài tập đọc “Bà cháu” lớp 2, học sinh sẽ thắc mắc một số từ
trong bài như: gieo; trái vàng, trái bạc,…Học sinh rút ra những bài học
qua bài tập đọc: các thành viên trong gia đình phải yêu thương lẫn nhau;
Tình thương của con người rất q khơng có gì thay thế được….Ở nhà
các em làm gì để giúp đỡ ông bà và bố mẹ?
- Tập làm văn: Học sinh sáng tạo trong bài viết của mình, dựa vào những
gợi ý, bài mẫu giáo viên đưa ra, phát triển thành các ý tưởng khác nhau.
Ví dụ: Tiết Tập làm văn “Kết bài trong bài văn kể chuyện” lớp 4 có hai
cách kết bài: kết bài mở rộng và kết bài khơng mở rộng. Tuỳ vào sở
thích của từng học sinh và khả năng viết văn, các em có thể lựa chọn một
trong hai cách viết kết bài trên.
- Kể chuyện: Học sinh có khả năng sáng tạo từ cốt truyện đã có thành
một câu truyện mới. Giáo viên cho các em sắm vai nhân vật theo câu
truyện các em sáng tác.
Ví dụ: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” lớp 4 dựa vào cốt truyện “Nàng tiên
Ốc” trong sách giáo khoa, giáo viên cho học sinh làm việc nhóm 4, sáng
tạo câu truyện theo ý thích của mình và phân vai đóng lại câu truyện đó.
 Ngun tắc giao tiếp
Thơng qua những hoạt động dạy học trên lớp, giáo viên chủ nhiệm ln

hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Cụ thể như sau:
- Giao tiếp giữa giáo viên với học sinh: Xuyên suốt những tiết học, giáo
viên đặt câu hỏi và học sinh trả lời. Ngồi ra, khi học sinh gặp khó khăn
trong một số vấn đề như ở phân môn Luyện từ và câu: giải nghĩa câu
thành ngữ, tục ngữ; đặt câu với từ vừa tìm được; các từ khó trong bài;
phân mơn Chính tả: viết tên riêng nước ngoài. Học sinh sẽ nhờ sự trợ
giúp từ giáo viên, giáo viên giúp học sinh giải quyết vấn đề đó.
- Giao tiếp giữa học sinh với học sinh: Đối với những câu hỏi dài và khó,
giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh thảo luận, làm việc theo nhóm
đơi, nhóm 4,…Làm việc theo nhóm giúp học sinh phát triển kĩ năng giao
tiếp, trao đổi với các bạn về câu trả lời, hỗ trợ những bạn cịn yếu kém.
Ví dụ: tiết Tập đọc “Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi ” lớp 4, học sinh thảo
luận nhóm đơi và nhóm 4 để trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. Phần
luyện đọc trong nhóm 4, các bạn trong nhóm phát hiện và chỉnh sửa lỗi
đọc cho nhau. Khi thi đua đọc nối tiếp nhóm, các nhóm còn lại nhận xét
và nêu ý kiến.


 Ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của
HSTH:
- Đầu tiết học và cuối tiết học giáo viên tổ chức ca hát và trò chơi nhằm
ổn định lớp đầu giờ, kiểm tra kiến thức cũ và củng cố bài vừa học. Điều
này giúp khơng khí lớp học thêm sinh động, thoải mái, chơi mà học; học
mà chơi. Trong quá trình học, giáo viên thường dùng những lời khen, lời
nhận xét ngắn gọn động viên khích lệ, giúp học sinh tập trung trong giờ
học, học bài tốt hơn.
- Đối với những học sinh còn viết sai lỗi chính tả, chữ viết cần rèn thêm,
giáo viên sẽ chú ý và sửa lỗi cho các em, giúp học sinh rèn được tính cẩn
thận, trình bày vở sạch đẹp.
- Đối với học sinh có giọng đọc nhỏ, cịn nói lắp,…giáo viên thường

xun giao cho các em đọc những câu ngắn, đoạn ngắn như phần “yêu
cầu của đề bài”, qua đó có thể kết hợp sửa lỗi đọc cho học sinh, dần dần
giáo viên nâng mức độ đọc lên thành câu dài, đoạn dài và luôn khen ngợi
sự cố gắng, thay đổi của các em qua từng ngày. Giúp học sinh thêm phần
tự tin, rèn luyện được khả năng phát âm của mình.
 Đánh giá tiết dạy theo các tiêu chí của một tiết dạy tích cực:
 Tiêu chí 1: Mọi học sinh trong lớp đều tham gia hoạt động
Giáo viên có thể điều chỉnh, thay đổi hình thức dạy học như học
sinh làm bài bằng bảng con, thảo luận nhóm điền phiếu trả lời,
chơi trị chơi.
Ví dụ: Phân mơn Luyện từ và câu lớp 4, bài “Tính từ (tiếp theo)”,
để làm bài luyện tập giáo viên sẽ cho học sinh tìm những từ ngữ
miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm “đỏ, cao, vui”, giáo
viên đã thay thế bằng hình thức tổ chức trị chơi “Bắn tên”. Tất cả
học sinh trong lớp đều tham gia trị chơi và phải tìm từ, giáo viên
cùng học sinh nhận xét và chỉnh sửa.
 Tiêu chí 2: Học sinh tự sản sinh ra kiến thức
Ở phân môn Tập đọc, bên cạnh những câu hỏi trong sách giáo
khoa, giáo viên đưa thêm câu hỏi bên ngoài cho học sinh trả lời.
Từ đó học sinh có tự rút ra ý chính của mỗi đoạn và nội dung bài
học. Kết thúc tiết học, để củng cố bài giáo viên đặt câu hỏi: “Em
học được gì qua nhân vật...; Câu chuyện giúp em hiểu ra điều
gì?...”
 Tiêu chí 3: Khơng khí lớp học sinh động, vui nhộn, thoải mái
Giáo viên tổ chức các hoạt động ca hát, trò chơi, xem những đoạn
phim ngắn và hình ảnh liên quan đến bài học hoặc những chủ đề


gần gũi với học sinh. Giúp học sinh không bị gị bó theo khn
khổ sách giáo khoa.

 u cầu 2: Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực
tế với các tiết dạy học Tiếng Việt ở các trường Tiểu học
 Để chuẩn bị cho tiết dự giờ hay tiết hội giảng ở lớp mình được tốt,
giáo viên thường gài bài trước cho học sinh, xếp cho các em học
sinh khá giỏi ngồi phía trước và chỉ định một số em lên bảng làm
bài và trả lời câu hỏi. Trong khi chỉ có một số học sinh tham gia
các hoạt động của giáo viên đưa ra, vậy đây có phải là giờ học tích
cực khơng?  Lí giải: Theo sơ đồ lớp, giáo viên xếp 1 học sinh
khá giỏi ngồi cạnh 1 học sinh yếu là đôi bạn cùng tiến. Khi có tiết
dự giờ, giáo viên sẽ xếp các bạn học sinh khá giỏi ngồi phía trên
để dễ dàng thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, di chuyển nhanh chóng
lên bảng làm bài để khơng làm mất thời gian tiết học.
 Hoạt động với bảng con giáo viên luôn chọn những bảng làm
đúng đưa lên làm mẫu cho cả lớp. Điều này có nên hay khơng?
 Đề xuất giải pháp: Giáo viên không nên áp đặt câu trả lời sẵn
cho học sinh, hãy để học sinh tư duy trả lời, tự nêu ý kiến của bản
thân. Đối với câu hỏi khó, giáo viên nên gợi ý cho học sinh.
Nếu học sinh trả lời sai hoặc làm bài trên bảng con sai, thì giáo
viên nên cùng cả lớp nhận xét, phân tích câu trả lời hoặc bài làm
của bạn, để thấy chỗ sai và chỉnh sửa. Bên cạnh đó, giáo viên hãy
động viên khích lệ các em học sinh yếu bằng những lời khen, lời
nhận xét tích cực, giúp các em tự tin, học hành tiến bộ, không
những thế cịn giúp học sinh của mình hiểu bài tốt hơn.
 Ở phân mơn Chính tả nhớ - viết, học sinh sẽ nhớ chép một đoạn
bài tập đọc đã học (có u cầu học thuộc lịng), nhưng giáo viên
chuyển thành bài Chính tả nghe – viết và đọc cho học sinh chép.
Vậy có nên bỏ phần yêu cầu học sinh học thuộc lịng hay khơng?
 Trong q trình giảng dạy, giáo viên ít khi thực hiện đầy đủ các
bước, bài bản như trong kế hoạch bài học đã soạn. Giáo viên
thường bỏ các phần kiểm tra kiến thức cũ; luyện đọc trong nhóm

mà sẽ cho các nhóm đứng lên đọc nối tiếp luôn (đối với phân môn
Tập đọc); củng cố bài học mới. Vậy học sinh có đạt được những
mục tiêu bài học đã đặt ra hay không?


Đây là phần ghi chép nhận xét – đánh giá các tiết học Tiếng Việt ở
trường Tiểu học qua chuyến đi thực tập sư phạm lần I của em cùng
với những băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận các tiết dạy
học thực tế. Qua đó em có đưa ra một số lí giải và đề xuất giải pháp,
nhưng vẫn cịn nhiều thiếu sót. Em kính mong thầy xem xét, giải đáp
thắc mắc của em và góp ý chỉnh sửa những chỗ em cịn thiếu sót
trong bài. Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 8 tháng 12 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Thuỳ Trang



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×