Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH MUA SMARTPHONE SAMSUNG GALAXY CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG đại HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.01 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SMARTPHONE SAMSUNG
GALAXY CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI
CHÍNH-MARKETING

Họ và tên: Huỳnh Đình Ngân Khánh
MSSV: 2021001438
Lớp: CLC – 20DQT01

TP. Hồ Chí Minh - 2021


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Sự cần thiết của đề tài
Thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay đã và đang phát triển nhanh đến mức chóng

mặt, đây là nơi mà hầu hết tất cả mọi thứ đều liên quan đến công nghệ, kỹ thuật số
hóa. Mặc dù thời đại này được nâng cấp rất nhiều thứ hiện đại nhưng đặc trưng của nó
nằm ở việc phát triển trí tuệ nhân tạo, Internet và đặc biệt là sự ra đời của smartphone.
Trên thực tế, điện thoại thông minh trong những năm gần đây đã và đang trở
thành vật bất ly thân với mọi người, đặc biệt là với giới trẻ. Bạn có thể thấy họ quên
nhiều thứ quan trọng như ăn uống, nhưng họ sẽ khơng bao giờ qn chiếc điện thoại


của mình. Từ thiết kế cũ vốn khá nặng nề và bất tiện như chỉ để nghe và gọi, thì điện
thoại thơng minh ngày nay được cải tiến vượt bật và mang lại nhiều nhiều lợi ích hơn
cho con người ở nhiều phương diện khác nhau như thiết kế nhỏ gọn giúp người dùng
thuận tiện mang đi mọi nơi, làm việc, giải trí, trao đổi thơng tin,… Vì những lí do như
thế nên việc mọi người từ bé đến lớn, ai cũng đều sở hữu cho mình ít nhất một chiếc
điện thoại đã khơng cịn là chuyện xa lạ với chúng ta. Do nhu cầu sử dụng điện thoại
thông minh trong thời đại 4.0 của khách hàng ngày càng tăng cao, nhiều hãng điện
thoại đã cố gắng cải tiến không ngừng để cạnh tranh lẫn nhau. Họ nâng cấp chức
năng, thiết kế máy nhỏ gọn hơn và tạo ra nhiều tiện ích thú vị nhằm thu hút khách
hàng. Đặc biệt là các hãng điện thoại đã giảm giá thành sản phẩm, nhắm vào phân
khúc khách hàng thích mua điện thoại giá rẻ, người dùng giờ đây chỉ cần có hơn một
triệu đồng là có thể mua cho mình một chiếc điện thoại thơng minh.
Trong số những khách hàng có nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh, học
sinh, sinh viên chiếm tỉ lệ không nhỏ trong số những khách hàng. Theo số liệu nghiên
cứu của Google năm 2014 thì nhóm người trẻ tuổi từ 16 đến 24 tuổi sử dụng điện
thoại di động chiếm tổng số nhiều nhất là 58%. Dựa vào số liệu trên, ta có thể chỉ ra
được tầm quan trọng của smartphone đối với mọi người đặc biệt là học sinh, sinh viên.
Trên cơ sở trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định smartphone
Samsung Galaxy của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing” đã được lựa
chọn để nghiên cứu.
1


1.2.

Mục tiêu của đề tài
Ba câu hỏi nghiên cứu chính được đặt ra cho đề tài nghiên cứu này là:
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone

Samsung Galaxy của sinh viên trường Đại học Tài chính-Marketing?

Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố lên quyết định mua smartphone
Samsung Galaxy của sinh viên trường Đại học Tài chính-Marketing là như thế nào?
Câu hỏi 3: Những giải pháp thực tiễn nào được đề ra để gia tăng quyết định
mua smartphone Samsung Galaxy của sinh viên trường Đại học Tài chính –
Marketing?
Dựa trên ba câu hỏi nghiên cứu trên, mục tiêu của đề tài là:
Thứ nhất, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone
Samsung Galaxy của sinh viên trường Đại học Tài chính-Marketing thơng qua nghiên
cứu định lượng, thu thập thông tin từ những nghiên cứu trước ở Việt Nam và thế giới.
Thứ hai, dựa trên các mơ hình có sẵn từ những nghiên cứu trước để thiết lập
bảng câu hỏi, xây dựng thang đo và phân tích dữ liệu thơng qua SPSS, từ đó xác định
mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố lên quyết định mua smartphone Samsung Galaxy
của sinh viên trường Đại học Tài chính-Marketing
Thứ ba, đưa ra những giải pháp thực tiễn để gia tăng quyết định mua
smartphone Samsung Galaxy của sinh viên trường Đại học Tài chính-Marketing.

1.3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quyết định mua smartphone Samsung Galaxy của sinh

viên trường Đại học Tài chính – Marketing và các nhân tố.
Đối tượng khảo sát: sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi khơng gian: tại trường Đại học Tài chính – Marketing.
Phạm vi thời gian: từ ngày 10/9/2021 đến ngày 19/11/2021

2



1.4.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ: thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định tính với việc

thảo luận nhóm, phóng vấn với 3 chuyên gia hoặc thảo luận tay đơi với 1 chun gia
nhằm mục đích khám phá, chọn lọc những nhân tố tác động đến quyết định mua
smartphone Samsung Galaxy của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing và
loại bớt đi những nhân tố không cần thiết ra khỏi bảng câu hỏi khảo sát, từ đó điều
chỉnh và bổ sung thang đo.
Nghiên cứu chính thức: thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định lượng
với việc sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi bản câu hỏi qua thư điện tử
hoặc các trang mạng xã hội bằng cách sử dụng thang đo Likert với 6 mức độ hài lịng,
với 1 điểm là hồn tồn khơng hài lịng đến 6 điểm là hồn tồn hài lịng. Thang đo
được đánh giá thông qua hai bước: Bước 1: Đánh giá sơ bộ sử dụng phương pháp hệ
số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau khi được đánh giá
sơ bộ, các thang đo được khẳng định lại bằng hệ số tin cậy tổng hợp, mức độ hội tụ,
giá trị phân biệt. Bước 2: Phương pháp phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội
được

sử

dụng để kiểm định mơ hình lý thuyết và các giả thuyết. Phần mền x ử lý s ố li ệu
thống kê SPSS 26.0 được sử dụng cho phân tích dữ liệu.

1.5.

Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu này có thể giúp các nhà quản trị của các công ty về ngành


sản xuất điện thoại thông minh hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả mua
điện thoại của khách hàng, đặt biệt là phân khúc sinh viên. Từ đó nâng cấp, phát triển
các chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược marketing nhằm tạo dựng lợi thế trên
thị trường, giúp cạnh tranh với các công ty khác.

1.6.

Điểm mới của đề tài
Nhiều năm qua có nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực điện thoại thông minh-

smartphone, tiêu biểu là một số nghiên cứu sau:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone của
người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình – Tác giả
Nguyễn Thị Thủy Tiên
3


Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn mua chiếc điện thoại
thông minh của sinh viên trường đại học Tơn Đức Thắng – Nhóm Tác giả Bùi
Quang Phát và cộng sự
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh
tại thành phố Đà Nẵng – Tác giả Phạm Thị Sang
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh
viên tại thành phố Hồ Chí Minh – Tác giả Lê Hoàng Tâm
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của
người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng – Nhóm Tác giả Lê Nhân Mỹ, Lê Thị
Mỹ Ngân
Các nghiên cứu trên chủ yếu là nghiên cứu về việc mua smartphone của người
tiêu dùng và sinh viên chung, chưa có nghiên cứu về việc mua điện thoại thơng minh
Samsung Galaxy của sinh viên trường Đại học Tài chính-Marketing. Vấn đề này sẽ

được thể hiện rõ trong đề tài và đây là điểm mới của đề tài.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
2.1. Khái niệm điện thoại thông minh:
Điện thoại thông minh hay smartphone khác với điện thoại bình thường ở chỗ
ngồi tính năng chỉ để nghe, gọi và nhắn tin, hiện nay nó trở thành một chiếc máy di
động cầm tay tích hợp nhiều chức năng như nghe, gọi, nhắn tin, chụp ảnh, lướt web,
xem phim, làm việc,… Ngồi ra, điện thoại thơng cịn có màn hình cảm ứng, dung
lượng lớn cùng cảm biến tiện lợi cho người tiêu dùng.
Theo PhoneScoop, điện thoại thông minh như một thiết bị cung cấp các chức
năng như một chiếc máy tính nhỏ. Điện thoại thơng minh chạy phần mềm hệ điều
hành hoàn chỉnh, cung cấp giao diện và nền tảng tiêu chuẩn hóa cho các ứng dụng của
bên thứ ba nâng cao. Tương tự như máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay, điện
thoại thơng minh có hệ điều hành trên đó như Windows hoặc macOS. Bốn hệ điều
hành phổ biến nhất hiện nay là iOS (do Apple tạo ra), Android (do Google tạo ra),
BlackBerry (do Research In Motion tạo ra) và Windows Phone (do Microsoft tạo ra).
4


Điện thoại thông minh sử dụng bộ nhớ flash để lưu trữ ứng dụng và dữ liệu. Bộ nhớ
flash thường được tích hợp sẵn trong điện thoại và khơng thể tháo rời. Một số điện
thoại thơng minh cũng có thể có khe cắm thẻ nhớ flash, thường được thiết kế cho thẻ
SD, cho phép người dùng sử dụng bộ nhớ ngoài.

2.2. Smartphone Samsung Galaxy
Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Samsung – viết tắt là Samsung được biết đến là
một công ty điện tử đa quốc gia của Hàn Quốc. Đây là công ty con hàng đầu trong cơ
cấu tổ chức của tập đồn Samsung và đã trở thành cơng ty chun về thiết bị cơng
nghệ nổi tiếng nhất nhì trên thế giới.
Điện tử Samsung có rất nhiều mảng thiết bị điện tử như tv, tủ lạnh, máy giặt,…

nhưng nổi tiếng nhất là về điện thoại – được gọi là Samsung Galaxy. Samsung Galaxy
còn được chia ra thành rất nhiều dòng chính với đặc điểm được viết tắt bằng chữ cái.
Như Galaxy Y đại diện cho “Young” là dành cho giới trẻ năng động; Galaxy V là
“VietNam” với mục đích tri ân khách hàng Việt Nam, dành riêng cho thị trường Việt
Nam; Galaxy Note là hãng cao cấp nhất của Samsung với nhiều tính năng hiện đại và
thiết kế sang trọng;… Chiều dài lịch sử hoạt động cùng với những thành tựu nổi bật
đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi cho SamSung Galaxy.

2.3. Khái niệm hành vi tiêu dùng
Có rất nhiều khái niệm về hành vi tiêu dùng trên thế giới, nhưng phổ biến nhất
là những khái niệm sau:
Theo Philip Kotler, “hành vi của người tiêu dùng là việc nghiên cứu cách các
cá nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý
tưởng và trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ”.
Theo David L.Loudon & Albert J. Della Bitta, “hành vi người tiêu dùng được
định nghĩa là quá trình ra quyết định và hành động thực tế của các cá nhân khi đánh
giá, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hoá và dịch vụ”.
Theo Leon G. Schiffman & Leslie Lazar Kanuk, “hành vi người tiêu dùng là
toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm,
5


bao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và xử lý thải bỏ sản phẩm và dịch vụ
nhằm thoả mãn nhu cầu của họ”.
Dựa trên kiến thức về hành vi của người tiêu dùng, các cơng ty có một nền tảng
vững chắc để trả lời các câu hỏi về các chiến lược tiếp thị sẽ được vạch ra, cụ thể là:
Người mua là ai?
Tại sao người tiêu dùng lại muốn mua điện thoại thông minh?
Người tiêu dùng muốn tìm hiểu về hãng nào?
Họ mua như thế nào?

Họ thường mua ở đâu?
Các mơ hình về hành vi của người tiêu dùng cho thấy mối liên hệ giữa: các tác
nhân kích thích, “hộp đen” ý thức của người mua và phản ứng đáp lại của người tiêu
dùng đối với các kích thích. Sau đây là mơ hình mơ tả chi tiết mối quan hệ giữa các
kích thích và phản ứng của người mua.

Các tác nhân kích
thích

"Hộp đen" ý thức
của người mua

Tác động
Marketing
Sản phẩm, giá
cả, phân phối,
chiêu thị
Kinh tế, khoa
học kỹ thuật,
chính trị, văn
hóa
Các tác nhân
kích thích khác

Đặc điểm người
mua
Văn hóa, xã hội,
cá nhân, tâm lý
Tiến trình quyết
định của người

mua
Nhận thức vấn
đề, tìm kiếm
thơng tin, đánh
giá, quyết định,
hành vi mua

Hình 2.1. Mơ hình hành vi khách hàng

6

Phản ứng đáp lại
của người mua
Lựa chọn hàng
hoá
Lựa chọn nhãn
hiệu
Lựa chọn nhà
kinh doanh
Lựa chọn thời
gian mua
Lựa chọn khối
lượng mua


Nguồn: Philip Kotler, 2003
 Theo Philip Kotler (2003), "Hộp đen" ý thức của người mua là cách gọi bộ não
của con người và cơ chế hoạt động của nó trong việc tiếp nhận, xử lí các kích thích và
đề xuất các giải pháp đáp ứng trở lại các kích thích. Hành vi mua hàng của người tiêu
dùng dựa vào 4 yếu tố chính đó là văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý.

Về văn hóa: Đây là yếu tố đầu tiên cần xem xét khi một công ty muốn tham gia
thị trường chưa được xác định trước đó. Bởi đây là đặc thù của đất nước và cũng là
yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định việc gia nhập thị trường. Hành vi quyết định
mua hàng, các công ty cần hết sức thận trọng và cẩn thận khi lựa chọn chiến lược
marketing phù hợp với thị trường này. Mỗi nơi có những đặc điểm văn hóa khác nhau
và chính giá trị riêng đó tác động đến hành vi và ý nghĩ của người tiêu dùng.
Về xã hội: yếu tố xã hội được chia thành nhiều nhánh khác nhau. Cộng đồng là
hình thức giao tiếp bằng lời nói, có thể nói là hình thức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Mạng xã hộ là công cụ đặc biệt, nơi tập hợp
cộng đồng thông qua mạng internet. Đây là điều mà các công ty rất chú trọng vì mọi
người đều có thể tự do thể hiện bản thân và trao đổi ý kiến trên mạng xã hội. Tầng lớp
xã hội là nơi quyết định nhiều thứ vì nó là tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau dẫn
đến hành vi tiêu dùng khác nhau. Niềm tin cũng là một yếu tố quan trọng khi khách
hàng sẽ lựa chọn mua hàng hoặc không.
Về cá nhân: các yếu tố như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, khả năng tài chính,
lối sống, tính cách thể hiện những đặc điểm riêng trong hành vi của mỗi người.
Về tâm lý: nguồn động lực để con người tìm thấy sự hài lịng trong cuộc sống.
Quyết định về hành vi mua của mọi người thường bị ảnh hưởng bởi những lý do mà
người mua khó hiểu, chỉ là nhận thức về việc thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của
cuộc sống. Niềm tin và thái độ cũng ảnh hưởng một phần. Có thể thông qua tháp nhu
cầu của Maslow để đánh giá tâm lý người tiêu dùng.

7


2.4. Q trình quyết định mua

Nhận
biết nhu
cầu


Tìm
kiếm
thơng
tin

Đánh
giá các
phương
án lựa
chọn

Quyết
định
mua

Hành vi
sau mua

Hình 2.2. Quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng

Nguồn: Philip Kotler, Kevin Keller (2013)
Nhận biết nhu cầu: Quy trình ra quyết định mua hàng bắt đầu xảy ra khi người
tiêu dùng ý thức được nhu cầu của chính họ. Nhu cầu có thể phát sinh từ các kích
thích bên trong hoặc kích thích bên ngồi.
Tìm kiếm thơng tin: Người tiêu dùng sẽ bắt tìm kiếm thơng tin để hiểu biết sản
phẩm khi có nhu cầu đủ mạnh. Có các nguồn thơng tin như nguồn thơng tin cá nhân,
nguồn thông tin thương mại, nguồn thông tin cộng đồng, nguồn thơng tin thực
nghiệm. Q trình tìm kiếm thơng tin có thể ở bên trong hoặc ở bên ngồi.
Đánh giá các phương án lựa chọn: Trước khi đưa ra quyết định mua sắm,

người tiêu dùng xử lí thơng tin đã tìm hiểu để lựa chọn ra sản phẩm từ một thương
hiệu phù hợp với yêu cầu của mình. Đây được coi là bước quan trọng nhất trịn q
trình mua định mua hàng của người tiêu dùng.
Quyết định mua: sau khi đánh giá, người tiêu dùng sinh ra cảm giác thích thú
với sản phẩm của thương hiệu mà họ đã chọn và sau đó đi đến quyết định mua hàng.
Ngồi ra, theo Phillip Kotler và Kevin Keller (2013) thường có 2 yếu tố có thể xen
vào trước khi người tiêu dùng quyết định mua sắm, đó là thái độ của những người
khác và những tình huống bất ngờ.

8


Thái độ của
những
người khác
Đánh giá
các lựa
chọn

Ý định mua
hàng

Quyết định
mua
Những tình
huống bất
ngờ

Hình 2.3. Các bước đánh giá các lựa chọn, quyết định mua


Theo Philip Kotler, Kevin Keller (2013)
Hành vi sau mua: là bước cuối cùng trong quá trình quyết định mua hàng. Sau
khi mua, nếu sản phẩm có tính năng phù hợp với những thứ mà người tiêu dùng mong
đợi, họ sẽ cảm thấy hài lòng. Khi khách hàng hài lòng, họ sẽ chia sẽ với những người
xung quanh và hành vi mua sắm sẽ được lặp lại. Ngược lại, họ sẽ khơng hài lịng và
cảm thấy khó chịu với sản phẩm đó, sau đó sẽ chuyển sang dùng nhãn hiệu khác, đồng
thời có thể họ sẽ nói xấu, phàn nàn về sản phẩm đó với người khác.

2.5. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Tính năng
H1
H2

Giá cả

H3

Quyết định mua
smartphone

Thương hiệu
H4

Thu nhập
Hình 2.4. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

2.6. Giả thuyết nghiên cứu
Để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone Samsung
Galaxy của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing đã được thể hiện ở mơ

9


hình nghiên cứu đề xuất trên, em sẽ tiến hành xây dựng và kiểm định các giả thuyết
sau:
Tính năng:
Theo MeiMin et al. (2012), Tanzita và cộng sự. (2015) thì tính năng hay chức
năng của một chiếc điện thoại thông minh là một phần ảnh hưởng không nhỏ đến
quyết định mua của người tiêu dùng. Điện thoại càng có nhiều tính năng hữu ích thì
càng được hưởng ứng tích cực bởi người tiêu dùng.
Tính năng của điện thoại càng hiện đại và hữu ích sẽ ảnh hưởng đến mức độ
thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng thơng qua q trình sử dụng sản phẩm. Theo
báo Viettimes (2021), tính năng smartphone gồm rất nhiều như: kiểu dáng, quét mã
QR, ứng dụng theo dõi sức khỏe, GPS, la bàn điện tử, điều khiển từ xa, trợ lý ảo,
thanh toán điện tử… .
Như vậy, tính năng khơng chỉ để thõa mản nhu cầu của người tiêu dùng mà nó
cịn góp phần nâng cao giá trị của chiếc điện thoại. Do đó, ta đề xuất:
-> H1: Nhân tố tính năng có ảnh hưởng cùng chiều với quyết định mua smartphone
Samsung Galaxy của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing.
Giá cả:
Theo Liao và Yu Jui (2012), giá cả là một trong những yếu tố mà người tiêu
dùng sẽ cân nhắc và có tác động trực tiếp đến ý định mua smartphone.
 Theo Kotler và Armstrong (2010), giá là số tiền được tính cho một sản phẩm
hoặc dịch vụ hoặc tổng giá trị mà khách hàng đổi lấy lợi ích của việc có sản phẩm
hoặc sử dụng dịch vụ.
Như vậy, giá cả là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
quyết định mua smartphone của người tiêu dùng, đặc biệt là phân khúc khách hàng

10



sinh viên. Giá cả phải tương xứng với chất lượng của chiếc smartphone đó. Do đó, ta
đề xuất:
-> H2: Nhân tố giá cả có ảnh hưởng ngược chiều với quyết định mua smartphone
Samsung Galaxy của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing.
Thương hiệu:
Theo Philip Kotler (2004) thì thương hiệu (Brand) có thể được hiểu như là tên
gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác
nhận sản phẩm của người bán và để phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Trên thế giới có rất nhiều thương hiệu điện thoại lớn cạnh tranh nhau như
Apple, Samsung, Oppo, Xiaomi,… Theo báo Thanh niên (2021), thì cuộc chiến
thương hiệu điện thoại nổi trội nhất là Apple và Samsung, đây là 2 hãng điện thoại
được ưa chuộng nhất khơng chỉ vì kiểu mẫu hút mắt mà cịn có tính năng bảo mật
tuyệt đối khiến người tiêu dùng an tâm khi sử dụng. Nhờ được ưa thích rộng rãi nên
thương hiệu của Samsung đã được khẳng định trên thị trường cơng nghệ, vì thế ta có
thể nói rằng thương hiệu ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của một doanh nghiệp, là tài
sản vô giá đối với các sản phẩm và dịch vụ của người tiêu dùng. Do đó, ta đề xuất:
-> H3: Nhân tố thương hiệu có ảnh hưởng cùng chiều với quyết định mua smartphone
Samsung Galaxy của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing.
Thu nhập:
Thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đối với việc quyết định mua
sản phẩm nào đó, cụ thể như smartphone. Điều kiện thu nhập của khách hàng là số thu
nhập dùng để tiêu dùng. Nếu thu nhập của người tiêu dùng ở mức trung bình, đặc biệt
là sinh viên thì đã có thể mua cho mình một chiếc Samsung Galaxy hạng trung đầy đủ
tính năng lại cịn phù hợp với thu nhập hiện có. Do đó, ta đề xuất:
-> H4: Nhân tố thu nhập có ảnh hưởng cùng chiều với quyết định mua smartphone
Samsung Galaxy của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing.
11



CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Qui trình nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứ

Mục tiêu nghiên c

Cơ sở khoa học của các nhân tố
làm ở chương
2
quyết địnhĐã
mua
smartphone
Sam
sinh viên trường Đại học Tài ch

- Thảo luận nhóm
Nghiên
- Phỏng vấn
thử

cứu định tí

Điều chỉnhĐiều
biến quan sát,chỉnh
mơ hình,…

Nghiên


- Phân tích Cronback Alpha
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Phân tích
hệ số tương
quan
cứu
định
lượng
- Phân tích mơ hình hồi quy tuyến
tính bội
- Kiểm tra các giả thuyết

thang

(Bảng c

Kết quả nghiên cứu và g

Hình 3.1. Qui trình nghiên cứu

3.1.2. Thang đo sử dụng cho nghiên cứu
Sử dụng thang đo Likert 6 điểm, với 1 điểm là hồn tồn khơng hài lịng và 6
điểm là hồn tồn hài lịng.

12


3.1.3. Thang đo các biến độc lập
Tính năng: Theo mơ hình nghiên cứu 5 cấp độ sản phẩm của Kotler (1960),
tác giả đã đưa gồm 5 biến quan sát cho thang đo Tính năng được ký hiệu từ TN1 đến

TN5.
Giá cả: Theo mơ hình nghiên cứu của Wu và Wang (2005); Nguyễn Thế
Phương (2014), Luarn và Lin (2005), tác giả đã đưa gồm 4 biến quan sát cho thang đo
Giá cả được ký hiệu từ GC1 đến GC4.
Thương hiệu: Theo mơ hình nghiên cứu của của Parasuraman và cộng sự
(1994), tác giả đã đưa ra gồm 4 biến quan sát cho thang đo Thương hiệu được ký hiệu
từ TH1 đến TH5.
Thu nhập: Theo mơ hình nghiên cứu thu nhập thường xuyên (permanent
income) của Milton Friedman (1957), tác giả đã đưa ra gồm 4 biến quan sát cho thang
đo Thu nhập được ký hiệu từ THN1 đến THN4.

3.1.4. Thang đo các biến phụ thuộc
Thang đo quyết định mua smartphone dựa trên nghiên cứu của Philip Kotler
(2013) bao gồm 5 biến quan sát được ký hiệu từ QD1 đến QD5.

3.1.5. Tiến độ thực hiện nghiên cứu
Bảng 3.1. Tiến độ thực hiện nghiên cứu

STT Dạng
1
Sơ bộ
2

Chính thức

Phương pháp
Định tính
Định lượng

Kỹ thuật sử dụng Thời gian

09/09/2021
Trực tuyến
đến
14/09/2021
Phỏng vấn trực
13/10/2021
tuyến, gởi bảng
đến
câu hỏi qua thư
03/11/2021
điện tử.

Địa điểm
Microsoft
Teams
Tp.HCM

3.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn: định tính (nghiên cứu sơ bộ) và
định lượng (nghiên cứu chính thức).
Phương pháp nghiên cứu định tính
13


Thực hiện nghiên cứu định tính bằng cách sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm.
Nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo.
Cơng cụ để thu thập dữ liệu định tính là dàn bài thảo luận nhóm.
Để thu thập dữ liệu định tính, bảng câu hỏi chi tiết được thay thế bằng dàn bài
thảo luận nhóm với hai phần chính. Phần thứ nhất là giới thiệu mục đích và tính chất
của việc nghiên cứu để phần tạo nên khơng khí thoải mái ban đầu, đồng thời giữ vai

trò quan trọng trong việc thành công của dự án. Phần thứ hai bao gồm các câu hỏi gợi
ý cho việc thảo luận để thu thập dữ liệu. Nhóm thảo luận gồm 6 người, là những
chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vự smartphone – công
nghệ điện tử. Nghiên cứu này để bổ sung và điều chỉnh thang đo quyết định mua
smartphone.
Sau q trình thảo luận nhóm, thơng tin thu thập được từ 6 chuyên gia sẽ được
tổng hợp bảng câu hỏi khảo sát nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi. 6
người được chọn để phỏng vấn là những người đang công tác trong các trong các
chuỗi kinh doanh smartphone. Sau đó, bảng câu hỏi khảo sát sẽ được điều chỉnh trước
khi gửi đi khảo sát chính thức.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Thực hiện nghiên cứu định lượng bằng cách sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực
tiếp và gửi bảng câu hỏi qua các phương tiện điện tử. Nghiên cứu này nhằm mục đích
kiểm định thang đo và mơ hình lý thuyết thơng qua việc khảo sát thực tế. Bảng câu
hỏi sau khi đã được điều chỉnh lần cuối là công cụ thu nhập dữ liệu.
Bảng câu hỏi là công cụ để thu thập dữ liệu định lượng. Bảng câu hỏi dùng cho
nghiên cứu định lượng thường khác nhiều về mặt cấu trúc so với dàn bài thảo luận
nhóm dùng trong nghiên cứu định tính. Một bảng câu hỏi tốt phải có đầy đủ các câu
hỏi mà nhà nghiên cứu muốn thu thập dữ liệu từ các trả lời và phải kích thích được sự
hợp tác của người trả lời. (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011, trang
100).
Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0.
14


3.3. Phương pháp thu thập thông tin và cỡ mẫu
Thông tin được thu thập bằng hai cách. Cách thứ nhất là phát b ảng câu h ỏi
khảo sát ở các cửa hàng bán smartphone hoặc những siêu thị điện máy. Sau đó chờ thu
lại trực tiếp sau mỗi lần phát ra. Cách thứ hai là gửi bảng câu hỏi qua thư điện tử và
chờ phản hồi thông tin.

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất. Phương pháp thu ận
tiện là một phương pháp chọn mẫu thuộc phương pháp chọn mẫu phi xác su ất th ường
dùng trong nghiên cứu thị trường. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện là phương pháp
chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương
pháp thuận tiện. Nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể
tiếp cận. (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011, trang 62-63).
Phương pháp phân tích được sử dụng để rút trích nhân tố là phương pháp phân
tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích nhân tố cần ít nhất 200 quan sát (Gorsuch,
1983), hoặc số quan sát ít nhất phải bằng 5 lần số biến (kho ảng 20 câu h ỏi) ho ặc là
bằng 100 (Hatcher, 1994). Mơ hình nghiên cứu có số biến quan sát là 22. N ếu theo
tiêu chuẩn của Hatcher (1994). thì kích thước mẫu cần thiết là n = 22 x 5 = 110. Để
đạt được kích thước mẫu, 250 bảng câu hỏi đã được gởi đi phỏng vấn.

3.4. Kế hoạch phân tích dữ liệu
3.4.1. Mã hóa các thang đo
Bảng 3.2. Mã hóa các thang đo

ST Mã hóa
Các biến quan sát
T
1. Tính năng (H1)
1
TN1
Dịng máy smartphone Samsung Galaxy
anh/chị đã mua có đáp ứng được mong
muốn cơ bản.
2
TN2
Dịng máy smartphone Samsung Galaxy
anh/chị đã mua có những tính năng cần thiết

và chất lượng đảm bảo.
3
TN3
Dòng máy smartphone Samsung Galaxy
anh/chị đã mua hoạt động êm, mượt mà
4
TN4
Dòng máy smartphone Samsung Galaxy
anh/chị đã mua có khả năng kết nối khơng
dây (3G, wifi, Bluetooth,..) cao.
15

Nguồn gốc thang đo

Philip Kotler (1960).


5

TN5

2. Giá cả (H2)
1
GC1
2

GC2

3


GC3

Dòng máy smartphone Samsung Galaxy
anh/chị đã mua có dung lượng pin cao.
Dịng máy smartphone Samsung Galaxy
anh/chị đã mua có giá cả phù hợp với chất
lượng.
Dịng máy smartphone Samsung Galaxy
anh/chị đã mua có giá phù hợp với thu nhập
của mình.

Dịng máy smartphone Samsung Galaxy
anh/chị đã mua có giá cả đa dạng để anh/chị
lựa chọn.
4
GC4
Dòng máy smartphone Samsung Galaxy
anh/chị đã mua có giá tốt nhất so với sản
phẩm tương đồng.
3. Thương hiệu (H3)
1
TH1
Anh/ chị lựa chọn smartphone Samsung
Galaxy vì nó thuộc thương hiệu nổi tiếng.
2
TH2
Những người đánh giá trước đó ảnh hưởng
đến quyết định mua dịng máy smartphone
Samsung Galaxy của anh/ chị.
3

TH3
Chất lượng smartphone phụ thuộc vào
thương hiệu của nó.
4
TH4
Anh/ chị biết đến hãng Samsung Galaxy nhờ
phản hồi từ người xung quanh.
4. Thu nhập (H4)
1
THN1 Thu nhập của anh/chị có thể mua được dịng
máy smartphone Samsung Galaxy tầm trung.
2
THN2 Anh/ chị có thể chi từ 3 – 6 triệu đồng để
mua một chiếc smartphone Samsung
Galaxy.
3
THN3 Anh/ chị có thể chi từ 7 – 10 triệu đồng để
mua một chiếc smartphone Samsung
Galaxy.
4
THN4 Dòng máy smartphone Samsung Galaxy
anh/chị đã mua phù hợp với thu nhập của
anh/chị.
5. Quyết định mua
1
QD1
Anh/ chị quyết định mua dịng máy
smartphone Samsung Galaxy vì nó đáp ứng
nhu cầu của anh/chị.
2

QD2
Anh/ chị quyết định mua dòng máy
smartphone Samsung Galaxy vì nó phù hợp
với khả năng tài chính của anh/chị.
3
QD3
Nếu có nhu cầu mua smartphone mới, tơi
16

Wu và Wang (2005);
Nguyễn Thế Phương
(2014), Luarn và Lin
(2005)

Parasuraman và cộng
sự (1994)

Milton Friedman
(1957)

Philip Kotler (2013)


4

QD4

5

QD5


vẫn sẽ chọn mua thương hiệu Samsung
Galaxy.
Dòng máy smartphone Samsung Galaxy
anh/ chị đang sử dụng có đánh giá tốt về sản
phẩm trên internet.
Dòng máy smartphone Samsung Galaxy
anh/ chị đang sử dụng được bạn bè, người
thân ủng hộ mua.

3.4.2. Phân tích hệ số Cronback Alpha
Phân tích hệ số Cronback Alpha để loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế
các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến
tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronback Alpha từ
0.6 trở lên (Nunnally & Burnstein,1994)[17].

3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi dựa vào hệ số Cronbach alpha để loại đi các biến không đảm bảo độ tin
cậy, phân tích nhân tố được sử dụng để thu nhỏ và gom các biến lại, xem xét mức độ
hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
Trong phân tích nhân tố, điều kiện cần áp dụng để phân tích nhân tố là các biến
phải có tương quan với nhau. Sử dụng kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity)
để kiểm định giả thuyết H0 là các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể.
Nói cách khác, ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị trong đó tất cả các
giá trị trên đường chéo đều bằng 1, còn các giá trị nằm ngoài đường chéo đều bằng 0.
Đại lượng kiểm định này dựa trên sự biến đổi thành đại lượng chi bình phương (chisquare) từ định thức của ma trận tương quan. Đại lượng này có giá trị càng lớn thì ta
càng có khả năng bác bỏ giả thuyết này. Nếu giả thuyết H 0 khơng thể bị bác bỏ thì
phân tích nhân tố rất có khả năng khơng thích hợp. (Hồng Trọng và Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2008, trang 32, tập 2)[13].
Trong phân tích nhân tố, chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là một chỉ số

dùng để xem xét sự thích hợp của việc phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa
0.5 và 1) là điều kiện đủđể phân tích nhân tố thích hợp, cịn nếu như trị số này nhỏ
hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu (Hồng
Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, trang 31, tập2)[13].
17


Trong phân tích nhân tố phương pháp Principal components analysis đi cùng
với phép xoay varimax được sử dụng phổ biến nhất (Mayers, L.S, Gamst., Guarino
A.J, 2000)[16].
Kết quả phân tích ma trận các nhân tố sẽđược phân tích thêm bằng cách xoay
các nhân tố. Sau khi xoay các nhân tố, hệ số tải nhân tố >0.5 được xem là có ý nghĩa
thực tiễn (Hair &ctg, 1998)[19]. Tiêu chuẩn khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến
quan sát giữa các nhân tố lớn hơn hay bằng 0.3 đểđảm bảo giá trị phân biệt giữa các
nhân tố (Jabnoun Al Tamimi, 2003)[18]. Phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên
(Hair &ctg, 1998)[19]. Ngoài ra, trị số eigenvalue phải lớn hơn 1. Chỉ những nhân tố
nào có eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích. Những nhân tố
có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc
(Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 2, trang 34)[13].
Sau khi phân tích nhân tố xong sẽ hiệu chỉnh mơ hình lý thuyết theo kết quả
phân tích nhân tố và tiến hành điều chỉnh các giả thuyết đã đặt ra.

3.4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Phân tích hồi quy tuyến tính bội được tiến hành theo các bước sau (Hoàng
Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1)[13]:
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội thì việc xem xét m ối
tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc
lập với nhau là công việc phải làm và hệ số tương quan Pearson trong ma trận hệ số
tương quan là phù hợp để xem xét mối tương quan này. Ma trận hệ số tương quan là
một ma trận vuông gồm các hệ số tương quan. Tương quan của một biến nào đó với

chính nó sẽ có hệ số tương quan là 1 và chúng có thể được thấy trên đường chéo c ủa
ma trận. Mỗi biến sẽ xuất hiện hai lần trong ma trận với hệ số tương quan như nhau,
đối xưng nhau qua đường chéo của ma trận.
Nếu kết luận được là các biến độc lập và biến phụ thuộc có tương quan tuyến
tính với nhau qua hệ số tương quan Pearson, đồng thời giả định rằng chúng ta đã cân
nhắc kỹ bản chất của mối liên hệ tiềm ẩn giữa các biến và xem nh ư đã xác định đúng
hướng của một mối quan hệ nhân quả giữa chúng, thì chúng ta có thể mơ hình hóa
18


mối quan hệ nhân quả của chúng bằng mơ hình hồi quy tuyến tính bội, trong đó một
biến được gọi là biến phụ thuộc và các biến còn lại gọi là các biến độc lập.
Sau đó, dị tìm các vi phạm giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính bội.
- Đối với giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau, sử dụng đồ thị
phân tán giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đốn chuẩn hóa. Nếu gi ả định liên
hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn, thì sẽ khơng nhận th ấy có liên
hệ gì giữa các giá trị phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đốn chuẩn hóa. Chúng s ẽ phân
tán rất ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0, không tạo
thành một hình dạng nào.
- Đối với giả định về phân phối chuẩn của phần dư, sử dụng biểu đồ tần số của
các phần dư. Nếu trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn xấp xỉ bằng 1 thì có thể kết luận
rằng giả định phân phối chuẩn không bị vi phạm.
- Đối với giả định về tính độc lập của sai số tức khơng có tương quan gi ữa các
phần dư, đại lượng thống kê Durbin-Watson dùng để kiểm định tương quan c ủa các
sai số kề nhau. Đại lượng d có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4. Nếu các
phần dư khơng có tương quan, giá trị d sẽ gần bằng 2.
- Đối với giả định phương sai của sai số không đổi, kiểm tra phương sai của sai
số khơng thay đổi có bị vi phạm hay không bằng kiểm định tương quan hạng
Spearman, với giả thuyết Ho là hệ số tương quan hạng của tổng thể bằng 0. Nếu kết
quả kiểm định không bác bỏ giả thuyết Ho thì kết luận phương sai của sai số khơng

thay đổi. Phương trình hồi quy tuyến tính bội có nhiều biến giải thích thì hệ số tương
quan hạng có thể tính giữa trị tuyệt đối của phần dư với từng biến riêng.
- Đối với giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập ( đo l ường
hiện tượng đa cộng tuyến), sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF - Variance
inflation factor), nếu VIF vượt quá 10 đó là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến.
Tiếp theo là đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội bằng hệ
số R2 và hệ số R2 điều chỉnh. Hệ số R2 đã được chứng minh là hàm không giảm theo
số biến độc lập được đưa vào mơ hình, càng đưa thêm nhiều biến độc lập vào mơ hình
thì R2 càng tăng. Tuy nhiên, điều này cũng được chứng minh rằng không phải phương
19


trình càng có nhiều biến sẽ càng phù hợp hơn với tập dữ liệu. Để giải quyết tình huống
này, hệ số R2 điều chỉnh được sử dụng để phản ánh tốt hơn mức độ phù hợp của mơ
hình hồi quy tuyến tính bội. Hệ số R2 điều chỉnh khơng nhất thiết phải tăng lên khi
nhiều biến độc lập được đưa thêm vào mơ hình, hệ số R 2 điều chỉnh là thước đo sự
phù hợp được sử dụng cho tình huống hồi quy tuyến tính bội vì nó khơng phụ thuộc
vào độ lệch phóng đại của hệ số R2.
Kiểm định độ phù hợp của mơ hình. Kiểm định F trong bảng phân tích phương
sai là một phép kiểm định về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể.
Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy. Kiểm định t trong bảng các thông s ố
thống kê của từng biến độc lập dùng để kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy.
Sử dụng phương pháp Enter, SPSS xử lý tất cả các biến đưa vào một lần và đưa
ra các thông số thống kê liên quan đến các biến.
Sau cùng sẽ hiệu chỉnh mô hình lý thuyết. Sau khi hiệu ch ỉnh mơ hình xong,
viết phương trình hồi quy tuyến tính bội, dựa vào các hệ số hồi quy riêng phần để xác
định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định mua smartphone Samsung
Galaxy của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing. Hệ số hồi quy riêng phần
của nhân tố nào càng lớn thì mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến quyết định mua
smartphone Samsung Galaxy của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing

càng cao, nếu cùng dấu thì mức độ ảnh hưởng theo chiều thuận và ngược lại.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ở chương 3 đã trình bày về phương pháp nghiên cứu. Tiếp theo chương 4 sẽ
trình bày kết quả nghiên cứu định lượng, hoàn chỉnh các thang đo và kết quả kiểm
định mơ hình nghiên cứu cũng như kiểm định các giả thuyết đã đề ra.

20


4.1. Mơ tả mẫu
4.2. Phân tích hệ số Cronbach alpha
4.2.1. Phân tích hệ số Cronbach alpha thang đo các biến độc lập
4.2.2. Phân tích hệ số Cronbach alpha thang đo biến phụ thuộc
4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA thang đo các biến độc lập
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA thang đo các biến phụ thuộc
4.4. Mô hình hiệu chỉnh
4.5. Phân tích tương quan
4.6. Phân tích hồi quy tuyến tính bội
4.6.1. Xác định các biến độc lập và biến phụ thuộc
Căn cứ vào mơ hình nghiên cứu lý thuyết, ta có phương trình hồi quy tuyến
tính bội diễn tả quyết định mua smartphone Samsung Galaxy của sinh viên trường đại
học Tài chính –Marketing là:
SAS = 0 + 1*TN + 2*GC + 3*TH + 4*THN
Các biến độc lập (Xi) : (TN) nhân tố tính năng, (GC) nhân tố giá cả, (TH) nhân
tố thương hiệu, (THN) nhân tố thu nhập.
Biến phụ thuộc (Y) : (SAS) quyết định mua smartphone Samsung Galaxy của
sinh viên trường Đại học Tài chính –Marketing, k là hồi quy riêng phần (k=0…4)

4.6.2. Kiểm tra các giả định hồi quy

4.6.3. Hồi quy tuyến tính bội
 Đánh giá độ phù hợp của mơ hình
 Kiểm định độ phù hợp của mơ hình
 Hiện tượng đa cộng tuyến
 Phương trình hồi quy tuyến tính bội

4.7. Kiểm định các giả thuyết
4.8. Giải thích kết quả các biến

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Nguyễn Đoan Khôi (2020). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua
smartphone của người tiêu dùng ở quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Tạp chí Cơng
thương,
[2] Huỳnh Văn Mẫn (2017). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
smartphone của người tiêu dùng tại thành phố Buôn Ma Thuộc, tỉnh Đắk Lắk. Trường
Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng,
[3] Alexander Wollenberg and Truong Tang Thuong (2014). Consumer Behaviour in
the Smartphone Market in Vietnam. International Journal of Innovation,
Management, and Technology, Vol. 5, No. 6, December 2014.
[4] Nguyễn Thị Thủy Tiên (2016). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua smartphone của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng
Bình. Trường Đại học Đà Nẵng,
[5] Nguyễn Thu Trang (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua Smartphone
của người tiêu dùng tại khu vực TP. HCM, Master's Thesis, Trường Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh. Từ < >
[6] Bùi Quang Phát và cộng sự (2015). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc
chọn mua chiếc điện thoại thông minh của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng,
[7] Hà Nam Khánh Giao & Đỗ Thị Thùy Dung (2017). Các yếu tố tác động đến thái
độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo qua smartphone tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tạp chí khoa học, trường Đại học Trà Vinh, số 25, tháng 3 năm 2017.



×