Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THUYET MINH VE CHUA CO LE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.51 KB, 5 trang )

THUYẾT MINH VỀ CHÙA CỔ LỄ - THẦN QUANG TỰ
Thị trần Cổ Lễ - Trực Ninh - Nam Định
1/ Mở bài: Từ Hà Nội, theo quốc lộ 1A về phía Nam, 90km tới TP.Nam Định.
Đến đây, qua cầu treo trên sơng Đào, ngang qua bến Đị Quan, theo đường 21,
khoảng 15km, tới thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh. Qua một cây cầu nhỏ, rẽ phải
khoảng 200m là thấy ngay ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, 9 tầng, cao 32m… Và
cũng là đã đến với ngơi chùa có tên hiệu từ thời Lý: Thần Quang Tự - chùa Cổ Lễ
hiện nay.

2/ Thuyết minh:
a) Nguồn gốc lịch sử:
- Hoà thượng Thiền sư Nguyễn Minh Không xây dựng vào thế kỷ 12 thời Lý.
Chùa dựng trên một nền đất vng, có sơng nhỏ và hồ bao quanh. Chùa Cổ Lễ ngoài
thờ Phật, cịn thờ Thiền sư Nguyễn Minh Khơng, người đã từng chữa cho vua Lý
Thần Tơng thốt khỏi bệnh hiểm nghèo.
- Năm 1902 Chùa Cổ Lễ được Hoà thượng Phạm Quang Tuyên xây dựng lại .
Chùa Cổ Lễ là sự hòa nhập các yếu tố kiến trúc cổ truyền Việt Nam với các yếu
tố kiến trúc gơ-tích (Gothic) của châu Âu. Đây là một ngôi chùa thờ Phật nhưng lại
mang dáng dấp một thánh đường Thiên Chúa giáo.


b) Đặc điểm cấu trúc quần thể chùa:
- Trước chùa có cây tháp cao và đồ sộ, có tên gọi là Cửu phẩm liên hoa, dựng
năm 1927. Tháp 12 tầng 98 bậc và một tầng đế tháp, mỗi tháp có 8 mặt, mỗi mặt đều
có một dịng chữ Hán đắp nổi, các cạnh tháp đều đắp rồng, mái cong. Tháp cao 32m,
9 tầng hoa sen, đặt trên lưng con rùa, đầu rùa hướng vào chùa, phía dưới con rùa là hệ
thống móng dàn dựng bằng 50 cây gỗ lim.Các cạnh cây tháp có đắp những con rồng,
ở tầng thứ hai và thứ ba (tính từ dưới lên) xây mái cong theo kiểu giả ngói ống, các
đế tầng trên có đắp cánh sen, tạo thành bông hoa sen liên kết mang ý nghĩa là chín
tầng Trời Phật. Tầng trên cùng có đặt tượng A Di Đà biểu tượng của Phật chủ Tây
Phương. Từ những núi nhỏ xung quanh chân tháp đến đế tháp, thân tháp đều thấy


xuất hiện những vòm cuốn. Trong lịng tháp có một cột trụ lớn. Xung quanh cột có
những bậc thang từ đế tháp lên đỉnh tháp bởi vậy khách tham quan có thể trèo trên
đỉnh để phóng tầm mắt ra bốn phương sau khi leo hơn 60 bậc thang xoáy ốc.
- Từ khu tháp qua cầu cong tới khu Phật giáo hội quán (Chùa Trình). Nhà hội quán
xây dựng năm 1936, trong phong trào Chấn hưng Phật giáo (Trùng tu năm 2001).
Cấu trúc mái vòm cao, trên nóc mái có đầu đao theo kiểu đình làng, ở bốn góc đắp
mặt hổ phù. Trong chùa có tượng phật bà nghìn mắt, nghìn tay.

- Bên trái hội quán là Linh Quang Tự thờ Hưng Đạo Đại Vương và hai cha con
vị đại khoa người làng Cổ Lễ, thế kỷ XIV (thời Trần Duệ Tông) là trạng nguyên Đào
Sư Tích và tiến sĩ Đào Tồn Phú.
- Bên phải là Khánh Quang Phủ được xây dựng năm 1937 thờ Tam tòa thánh
mẫu (Thiên phủ, địa phủ, thủy phủ) + thờ Mẫu Liễu Hạnh.


- Sau chùa Trình, Một khơng gian khá thống đãng, thinh lặng, gần như khơng
cịn nghe tiếng xe cộ ngồi đường, những tàng cây cổ thụ toả bóng xanh mát như bao
bọc ngơi chùa, tạo một khơng khí u tịch linh thiêng. Tiếp theo ngôi tháp là một chiếc
cầu lát gạch, dáng cong, ba nhịp, cầu Cuốn bắc qua hồ Chu Tích (cịn gọi là hồ Núi).
Cây cầu như một cầu nối giữa đời thực với chốn huyền linh. Lại đi thêm hai cây cầu
ngắn bắc giữa trái núi nhỏ, nhìn thấy một hồ nước trong vắt với lác đác những cánh
hoa đại trắng muốt như những chiếc thuyền tí hon nhẹ nhàng trơi, giữa lịng hồ là một
cái chng đồng nằm nửa chìm nửa nổi… và thật sự đã lọt vào khơng gian của huyền
tích, cổ tích Phật. Năm 1936, Hịa thượng Thích Thế Long đã đúc một đại hồng
chung cao 4,2m, nặng 9.000kg, đường kính miệng 2,2m, thành chuông dày 8cm, đây
là Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam.

- Từ chùa Trình, qua hai cầu giả núi có mái ngói che tới chùa chính (Thần
Quang Tự). Được trùng tu lại vào năm 1914, 2001. Trong chùa có tượng Phật sơn son
thếp vàng bằng gỗ đàn hương trắng cao hơn 4m đặt ở trên tầng cao, cùng nhiều tượng

Phật khác, và phải đi theo những cầu thang nhiều bậc, rất hẹp ở hai bên mới lên đến
chỗ đặt các tượng Phật. Sau lưng các tượng Phật là bàn thờ và tượng Nguyễn Minh
Không. Theo văn bia truyền lại, tương truyền chùa Cổ Lễ do Thiền sư Nguyễn Minh
Không - Không Lộ Thiền sư, “Lý Triều quốc sư” thời Lý sáng lập từ thế kỷ 12. Ngài
là một trong ba vị Thiền sư của Việt Nam (cịn có Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Thiền sư
Giác Hải), và Ngài đã sang Ấn Độ học phép “Tam vô lậu” và đắc đạo “Lục trí thần
thơng”, trở thành “Nam Thiên Tam vị Thánh Tổ”. Vì thế mà Ngài được thờ ở đây
như Đức Thánh Tổ của chùa. Bức tượng tạc Ngài bằng gỗ đàn hương trắng (trầm
hương trắng) là một bảo vật - cổ vật, và đặc biệt hơn, được giữ gìn khá thần bí, nằm
trên gác cao, được bao bọc bằng kính mờ, ít ai được ngắm dung nhan tượng, một năm
chỉ mang ra một lần làm lễ “bảo sái” - tắm tượng trước ngày Lễ Khánh đản Đức
Thánh Tổ từ 10 - 20.9 âm lịch.


- Hai bên thượng điện là nhà khách, nhà tổ. Ở nhà tổ có tượng Hồ thượng
Phạm Quang Tun. Trong chùa còn lưu giữ lại nhiều di vật quý như: chuông đồng
lớn đúc thời Cảnh Thịnh (1799), trống đồng loại trơn, một lá cờ hai mặt có dịng chữ
Nam Thiên Thánh tổ, Lý Triều quốc sư, trống đồng thời Lý. Ở đây cịn có bốn thuyền
chải để thi bơi vào hội hằng năm từ 13 đến 16-9 âm lịch - một hoạt động văn hoá thể
thao giàu bản sắc dân tộc của cư dân ven biển.
- Chùa có quy mơ kiến trúc rộng lớn, hài hòa, được kết hợp các yếu tố cổ truyền
Việt Nam với kiến trúc gơ tích Châu Âu.

- Sau nhà thờ Tổ là tháp chuông gồm 3 tầng, 4 mặt gọi là Kim Chung Các Gác
chuông này cao 13m40, được xây dựng vào năm 1997. Tầng 2 của gác chng này có
treo một quả chng đồng to, cao 4m20, rộng 2m03, nặng 9.000 kg. Chuông được


đúc vào năm 2003. Tầng 3 có treo một quả chuông đồng nữa đúc từ thời Lê Cảnh
Thịnh, nặng 300 kg.

- Sau gác chuông là khu lăng mộ tổ của chùa
c) Giá trị chùa Cổ Lễ:
- Trong kháng chiến chống Pháp, Chống Mĩ… (1947, 1949, 1972, 1975, 1978,
1981) chùa Cổ Lễ là nơi làm lễ cởi áo cà sa cho trên 35 vị Tăng Ny khốc chiến bào
xơng ra mặt trận giết giặc cứu nước. Nhà sư Phạm Thế Long, người kế tục Hồ
thượng Phạm Quang Tun trụ trì ngơi chùa này đã tham gia kháng chiến, sau này trở
thành Hồ thượng, ơng đã giữ nhiều trọng trách trong Giáo hội phật giáo (Phó chủ
tịch giáo hội Phật Giáo Châu Á) và Nhà nước Việt Nam (Phó chủ tịch Quốc Hội khóa
7).
- Vào đầu tháng 9 âm lịch hàng năm từ 13 đến 16 tháng 9 (âm lịch). Lễ hội chùa
Cổ Lễ lại được mở – tưởng niệm Đức thánh Minh Không. Lễ hội gồm 2 phần. Phần
lễ bao gồm các nghi lễ: Dâng hương, tế lễ, múa rối chầu Thánh Tổ… Phần hội gồm
các hoạt động: bóng chuyền, bơi chải, biểu diễn nghệ thuật, cờ tướng và một số trị
chơi dân gian truyền thống, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
- Chùa Cổ Lễ là cơng trình kiến trúc văn hóa Phật Giáo và dân tộc, chùa được
Bộ Văn Hóa xếp hạng “Di tích lịch sử” cấp Quốc gia, là trụ sở Phật Giáo huyện Trực
Ninh và là cơ sở 2 trường hạ Phật Giáo tỉnh Nam Định.
Rời không gian thanh tịnh yên bình của chùa, trước khi ra đến cây cầu Cuốn
trên hồ Chu Tích, nhìn hai cái lư đồng khổng lồ, có cảm giác trong đó đang chứa bao
nhiêu câu chuyện đời của nhân gian, và được hoá giải những bi - ai - oán - khổ hận… để tâm người bình an.
(Sưu tầm)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×