Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tu lieu ve chua Co Le

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.11 KB, 4 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC CỦA DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA CHÙA CỔ LỄ

Chùa Cổ Lễ là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Nam
Định nói riêng và của nền văn hóa châu thổ sơng Hồng nói chung. Chùa tọa lạc tại trung
tâm thị trấn Cổ Lễ nằm gần đường quốc lộ 21, cách thành phố Nam Định 17km về phía
nam. Chùa có tên là “Thần Quang Tự”, được Bộ Văn Hóa -Thơng tin cơng nhận là di
tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988.
Chùa Cổ Lễ có lịch sử từ lâu đời. Theo các tư liệu lịch sử được ghi chép trong
sách Đại Nam nhất thống chí và trong bài minh khắc trên chuông đồng đúc năm 1799
(niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7) vẫn cịn lưu giữ tại chùa thì chùa do Quốc sư Minh Không
xây dựng từ thế kỉ XII, thời vua Lí Thần Tơng. Ban đầu chùa được xây bằng gỗ, cùng
với những thăng trầm của thời gian, biến động của lịch sử chùa đã đổ nát. Năm 1902,
hòa thượng Phạm Quang Tuyên về trụ trì đã cho trùng tu tôn tạo lại chùa. Chỉ với vật
liệu truyền thống là gạch, vơi, vữa, mật mía, giấy bản đã tạo nên kết cấu vững bền của
toàn bộ kiến trúc và sự nguy nga cho ngơi chùa.
Chùa Cổ Lễ có dáng vẻ sắc thái riêng, trong đó đặc biệt nổi bật là phong cảnh
kiến trúc độc đáo, mang yếu tố “cửa thiền trên nền văn hóa dân tộc, phương Đơng kết
hợp phương Tây”. Chùa Cổ Lễ là một chỉnh thể gồm nhiều cơng trình kiến trúc khác
nhau, trải rộng theo hướng Đơng- Tây, trên một diện tích gần 10 mẫu Bắc Bộ.
Điểm nhấn của tổng thể kiến trúc chùa là ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa thuộc
loại kiến trúc nhiều tầng vươn cao dần lên không trung thể hiện sự tỏa rộng của Phật
pháp. Tháp cao 32m, do chín tầng sen kết hợp thành. Tháp có 8 mặt, dựng năm 1927.
Nền tháp được thể hiện bằng hình ảnh một con rùa lớn nổi giữa mặt hồ, biểu tượng cho
sự vững chãi trường tồn. Dáng vóc rùa chắc khỏe, dài 18m, rộng 10m; mai rùa cách
điệu lượn cong thành 8 múi lớn, mỗi múi dài 4,65m; bốn chân rùa vươn dài, trụ vững
xuống lòng hồ, đầu hướng vào chùa. tháp được đặt trên lưng rùa, đầu quay vào phía
chùa. Quanh chân tháp là bốn hịn núi giả khá lớn, có đắp bốn con voi to bằng voi thật
làm tăng vẻ hùng vĩ cho bảo tháp. Lòng tháp được tạo bởi một trụ trịn có 64 bậc vịng
từ chân lên đỉnh tháp, ứng với 64 quẻ của Kinh Dịch.
Tiếp theo ngôi tháp là một chiếc cầu cong ba nhịp bắc qua hồ Chu Tích gọi là cầu
Cuốn, được làm bằng đá xanh, mặt cầu lát gạch, hai bên là cầu là 2 con rồng chầu bằng


đá rất đẹp.
Cầu Cuốn dẫn tới chùa Trình, cịn gọi là Phật giáo Hội qn. Chùa Trình được
xây vào năm 1936 và trùng tu vào năm 2001. Trong chùa có tượng Phật Quan Âm
nghìn tay. Trước sân chùa Trình có 2 lư đồng khổng lồ.
Bên trái chùa Trình là đền Linh Quang Từ, được xây vào năm 1937, thờ Trần
Hưng Đạo và hai tiến sĩ họ Đào người làng Cổ Lễ là Bảng nhãn Đào Sư Mỗ và Tiến sĩ
đệ tam giáp Đào Toàn Mỗ. Bên phải chùa Trình là Khánh Quang phủ, được xây vào
năm 1937, là nơi thờ Tam Tịa Thánh Mẫu.
Sau lưng chùa Trình là một cái hồ lớn. Giữa hồ có một quả chng nặng 9000 kg
gọi là Đại Hồng Chung. Quả chuông cao 4,2 m, đường kính 2,2 m, thành dày 8 cm.
Miệng chng có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và một số
văn tự bằng chữ Nho. Quả chuông này chưa được đánh một lần nào nhưng dân gian


truyền miệng khi đánh lên thì cả tỉnh và một vài vùng lân cận sẽ nghe được tiếng ngân
của chiếc chuông Đại hồng chung này. Đây là một trong những quả chuông lớn nhất
ở Việt Nam. Nhân dân quanh vùng vì yêu mến chùa mà đúc tặng. Trong quá trình đúc
chng, nhiều người đã tháo cả nhẫn, vịng, vàng hịa tan trong đó. Khi quả chng vừa
đúc xong thì kháng chiến bùng nổ, nhân dân trong vùng đề phòng sự phá hoại của giặc
nên đã đem ngâm quả chuông xuống hồ. Đến năm 1954, chuông mới được trục vớt và
được đặt trên bệ đá cho du khách tham quan từ đó đến nay.
Hai chiếc cầu giả như động núi, gọi là cầu Núi chính là cầu bắc qua hồ dẫn tới
kiến trúc chính của chùa Cổ Lễ, đó là chùa Thần Quang. “Thần Quang Tự” được xây
dựng từ năm 1902 trên nền chùa cổ từ thế kỷ 12. Chùa có sự khác biệt rất lớn và rõ rệt
về kiến trúc so với các ngôi chùa cổ Việt Nam khác. Nếu như chùa Việt Nam thường
thấp và trải rộng bề ngang với bộ khung gỗ lim vững chắc thì chùa Cổ Lễ khơng những
rộng mà cịn rất cao với 29m, dài 31,6m, rộng 14,7m và kiến trúc mái vòm kiên cố gọi
là “Nhất thốc lâu đài”. Bởi vậy nếu nhìn từ xa, nét kiến trúc này cho ta cảm giác như
đứng trước một thánh đường thiên chúa giáo đến gần và ngắm nghĩa kĩ ta sẽ nhận thấy
đây là ngôi chùa nhờ chi tiết trang trí quen thuộc: đơi rồng chầu rất lớn ở phía trước và

các họa tiết trang trí khác.Có thể nói, chính sự khéo léo kết hợp giữa các yếu tố kiến
trúc cổ truyền với kiến trúc Gơ-tích của Gia tô giáo đã làm nên nét khác biệt độc đáo
của ngơi chùa này. Tường trước cửa chùa có sáu cột lục lăng rỗng, ba mặt trước cột có
trổ ơ hình chữ nhật, gắn kính màu mỗi khi thắp đèn sáng bên trong hiện lên các màu
xanh đỏ tím vàng huyền ảo như màu cờ nước Phật. Hai bên tả, hữu chính cung là hai
nhịp cầu thang lên xuống ôm lấy thượng điện một cách đối xứng hài hòa ta tới cung
đằng sau thượng điện thờ Phật là cung thờ Quốc sư, Đức thánh tổ Nguyễn Minh Không.
Từ điện Phật, có các hành lang quanh ra phía sau nối với nhà khách và nhà tổ.
Vách hành lang gắn đầy những tấm bia hậu. Ở nhà tổ có tượng Hịa thượng Phạm
Quang Tuyên- người đã cho xây dượng chùa Cổ lễ như bây giờ.
Sau nhà thờ tổ là một gác chng lớn có kiến trúc truyền thống gồm 3 tầng 4 mặt,
gọi là Kim Chung Bảo Các. Gác chuông này cao 13m40, được xây dựng vào năm 1997.
Tầng 2 của gác chng này có treo một quả chng đồng to, cao 4m20, rộng 2m03,
nặng 9.000 kg. Chuông được đúc vào năm 2003. Tầng 3 có treo một quả chng đồng
nữa đúc từ thời Lê Cảnh Thịnh, nặng 300 kg.
Sau gác chuông là khu vườn tháp của chùa.
Nhờ kết hợp tinh hoa kiến trúc cổ truyền Việt Nam với các yếu tố của phong cách
kiến trúc phương Tây, chùa Cổ Lễ đã trở thành một danh lam ở vùng đồng bằng sông
Hồng.


HS2: Không chỉ độc đáo về kiến trúc, chùa Cổ Lễ - nơi lưu giữ những giá trị văn
hóa lịch sử. Trong chùa hiện còn hiện còn lưu giữ được nhiều di vật văn hóa quý hiếm
như: tượng Đức Phật Thích Ca cao 4,2m ngự trên tịa sen trong tư thế nhập thiền; một
chuông đồng thời Tây Sơn (1779); một chng đồng nặng hơn chín tấn đúc năm 1936;
một trống đồng tương truyền từ thời Lý; một lá cờ thần hai mặt ghi “Nam thiên Thánh
tổ” và “Lí triều Quốc sư”; bốn thuyền trải dùng để thi bơi trong lễ hội truyền thống.
Theo tiến sĩ Nguyễn Xuân Năm, những câu kệ trên tháp chùa cổ mang dấu ấn Phật giáo
Mật tơng thời Lí. Trên bốn mặt chính của tháp đều thể hiện các tên hiệu Phật thông qua
các câu kệ. Chính sự phát triển của Mật tơng đã góp phần để Phật giáo hịa nhập cùng

các tín ngưỡng bản địa và các tôn giáo khác du nhập vào Việt Nam để sau này dẫn tới
sự ra đời của Tam giáo đồng ngun: Nho- Phật- Lão thời nhà Lí. Có thể nói dấu ấn của
Phật giáo Mật Tơng rõ nét ở chùa Cổ Lễ là một điều có thể giải thích bởi Quốc sư
Nguyễn Minh Không, người khởi dựng ngôi chùa thời Lí, chính là một nhà sư tu hành
theo phái Mật Tông. Không chỉ vậy, tháp Cửu phẩm liên hoa được nhà sư Phạm Quang
Tuyên xây dựng đầu thế kỉ XX nhưng vẫn mang phong cách chùa tháp thời Lí: tháp
dựng trước chùa chính.
Giá trị độc đáo của chùa Cổ Lễ cịn ở chỗ chùa khơng chỉ là di tích văn hóa, tơn
giáo, chùa cịn là di tích cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mĩ. Chùa là nơi hoạt động cách mạng, là nơi ẩn giấu cán bộ trong vùng địch hậu, là trụ
sở của tỉnh, huyện Phật giáo cứu quốc trong nhiều năm. Trong lịch sử, chùa Cổ Lễ để
lại ấn tượng vô cùng sâu sắc với việc ngày 27/2/1947, Tỉnh hội Phật giáo cứu quốc Nam
Định đã làm lễ phát nguyện cho 27 nhà sư (trong đó có hai vị ni cơ) “cởi áo cà sa ra mặt
trận”. Sau đó, trong kháng chiến chống Mĩ và chiến dịch bảo vệ biên cương Tổ quốc
1979, trường hạ chùa Cổ Lễ còn tổ chức cho 7 nhà sư tiếp bước đồng đạo, tạm biệt cửa
thiền ra mặt trận đánh giặc cứu nước. Một trong những lời phát nguyện hào hùng còn
được ghi chép lại như sau:
“Cởi áo cà sa khoác chiến bào
Tuốt gươm cầm súng dẹp binh đao
Ra đi quyết rửa thù cứu nước
Vì nghĩa quên thân hiến máu đào.”
Tăng ni chùa Cổ Lễ ra trận thời đó đã chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công,
phần lớn trong số họ đã hi sinh anh dũng hiện nay còn được lưu danh trên bia tưởng
niệm tại khu vườn tháp chùa Cổ Lễ.
Lễ Hội chùa Cổ Lễ
Lễ hội chùa Cổ Lễ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 9 âm lịch hàng năm nhằm
tưởng nhớ ngày ngài Nguyễn Minh Khơng hóa thân (14/9), một ngày đã đi vào tiềm
thức nhân dân trong vùng qua câu ca dao:
“Dù ai bn bán trăm nghề
Mười tư tháng chìn thì về hội Ơng”.

Đây là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của tỉnh Nam Định nói
riêng và cư dân đồng bằng sơng Hồng nói chung cịn bảo lưu được nhiều nghi thức, trò


chơi dân gian đặc sắc như rước kiệu, bơi trải, múa rối, cờ người, tổ tôm điếm…phản
ánh đời sống sinh hoạt phong phú, đa dạng của cư dân nông nghiệp lúa nước. Với nhiều
cư dân địa phương thì đây được xem như cái Tết thứ hai trong năm. Đặc biệt cuộc thi
bơi chải truyền thống trên dịng sơng uốn lượn quanh chùa có ý nghĩa tái hiện sự gắn bó
của Thiền sư Nguyễn Minh không với đồng đất, kênh rạch nơi đây. Bơi trải ở hội chùa
Cổ Lễ khá vui nhộn, số trải khơng nhiều, chỉ có bốn chiếc dành cho bốn thơn: đơng, tây,
nam, bắc. Mỗi trải có 16 tay chèo là các trai làng khỏe mạnh, nhanh nhẹn, được phân
biệt bởi các sắc phục khác nhau: xanh, đỏ, tím, vàng. Nếu ở những vùng lân cận có số
lượng trải nhiều hơn, bơi nhiều vịng trên một khúc sơng lớn thì ở hội chùa Cổ Lễ, các
tay chèo chỉ bơi hai vịng trên một khúc sơng hẹp, do vậy tạo được khoảng cách gần
giữa người xem với người bơi, khơng khí cổ vũ sơi động, hấp dẫn hơn. Bên cạnh bơi
trải thì tiết mục tế nữ quan cũng là một trong những tiết mục hấp dẫn của hội. Trước kia
các thành viên vào tế đều là những cô gái thanh tân có cả tài sắc lẫn nết na, được hội
đồng các làng tuyển chọn thì ngày nay thành viện hội tế là các bậc cao niên đức độ, con
cháu đuề huề, thành đạt như một cách gửi gắm ước mơ của nhân dân trong vùng.
Có thể nói, chùa Cổ Lễ là mảnh đất thiêng, có bề dày lịch sử văn hóa cách mạng,
một bảo tàng sống động về chữ “Đạo” hòa với chữ “Đời”. Những nét kiến trúc bề ngoài
cũng đã cho thấy sự tiếp thu một cách sáng tạo tinh hoa nghệ thuật kiến trúc nhân loại,
mang lại sự mới lạ, tinh tế cho cảnh quan và các hạng mục cơng trình trong chùa. Sở
hữu những nét kiến trúc độc đáo, có giá trị phản ánh lịch sử của nghệ thuật tạo hình thời
Lí, chùa Cổ Lễ xứng đáng là di sản văn hóa của dân tộc ta.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×