Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM PHÂN TÍCH VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.78 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: BẢO HIỂM

ĐỀ TÀI:
LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM
PHÂN TÍCH VỀ CƠNG TY BẢO HIỂM BẢO MINH
GV Hướng dẫn:
Lớp HP: 2163FMGM2311
Nhóm: 5

Hà Nội, tháng 10 năm 2021

1


MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động hàng ngày , con người bất cứ lúc
nào cũng có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ. Để đối phó với các rủi ro, con người
đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả do rủi ro
gây nên.Vì vậy mà hoạt động đáp ứng nhu cầu bảo vệ cuộc sống con người ở mọi lúc mọi
nơi được phát triển, dần được quy định lại theo các tiêu chuẩn khác nhau một cách chính
thức, hợp pháp và có tên gọi chung là Bảo hiểm. Bảo hiểm Việt Nam ra đời khá muộn so
với sự phát triển chung của ngành bảo hiểm Thế giới do nhiều điều kiện chủ quan cũng


như khách quan. Hiện nay, ngành bảo hiểm đang dần dần bắt kịp xu thế phát triển chung
của bảo hiểm trong khu vực và quốc tế và ngày càng chứng tỏ vai trị khơng thể thiếu
được của mình đối với nền kinh tế. Vì vậy, nhóm 5 sẽ đi vào nghiên cứu về một loại hình
bảo hiểm ở Việt Nam: Bảo hiểm phi nhân thọ.Thông qua việc nghiên cứu đề tài: “Lý
thuyết và thực tế của bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. Phân tích về cơng ty bảo hiểm
Bảo Minh”, nhóm 5 chúng em mong muốn làm rõ các vấn đề lý luận và thực trạng hoạt
động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, về công ty bảo hiểm Bảo Minh để có
thể hiểu rõ hơn về bảo hiểm phi nhân thọ.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài , bài thảo luận của nhóm 5 khơng tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong cơ xem xét để nhóm 5 có thể hồn thiện đề tài một cách tốt
nhất.

3


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Bảo hiểm
1.1. Khái niệm
Mặc dù ra đời từ khá sớm nhưng đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về
bảo hiểm, bởi vì người ta đã đưa ra khái niệm về bảo hiểm ở nhiều góc độ khác nhau.
Dưới góc độ tài chính, bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân
phối những chi phí mất mát khơng mong đợi
Dưới góc độ pháp lý, giáo sư Hemard đưa ra khái niệm: Bảo hiểm là một nghiệp
vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm chấp nhận trả một khoản tiền (phí bảo hiểm
hay đóng góp bảo hiểm) cho chính mình hoặc cho một người thứ ba khác để trong trường
hợp rủi ro xảy ra, sẽ được trả một khoản tiền bồi thường tù một bên khác là người được
bảo hiểm, người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù những thiệt hại theo luật
thống kê.
Dưới góc độ kinh doanh bảo hiểm, các công ty, các tập đoàn bảo hiểm thương mại
trên thế giới lại đưa ra khái niệm: bảo hiểm là một cơ chế theo cơ chế này một người, một

doanh nghiệp, hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ
bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia
giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm.
Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo
hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy
ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn
bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
1.2. Đặc điểm
Hoạt động của bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “số đơng bù trừ”
Mục đích chủ yếu nhằm góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia và tạo nguồn
vốn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Phân phối trong bảo hiểm là phân phối khơng đều, vừa mang tính bồi hồn, vừa
mang tính khơng bồi hồn.
Bảo hiểm thể hiện tính tương trợ, tính xã hội, tính nhân văn sâu sắc.
4


1.3. Vai trò của bảo hiểm
 Vai trò kinh tế
- Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo các khoản đầu tư
- Bảo hiểm là một trong những kênh huy động vốn rất hữu hiệu để đầu tư phát triển kinh
tế- xã hội
- Bảo hiểm góp phần ổn định và tăng thu cho ngân sách đồng thời thúc đẩy phát triển
quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước.
 Vai trị xã hội

- Bảo hiểm góp phần ngăn ngừa, đề phòng và hạn chế tổn thất giúp cho cuộc sống của con
người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn.
- Các loại hình bảo hiểm phát triển đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động,
đồng thời còn tạo nên một nếp sống tiết kiệm trong phạm vi toàn xã hội.

- Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người dân, mội tổ chức kinh tế - xã hội.
2. Bảo hiểm phi nhân thọ
2.1. Khái niệm
Bảo hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm cho con người, tàu xe, hàng hải, cháy nổ,…
thời gian đóng phí và được bảo hiểm ngắn (lâu nhất là 2 năm). Khi có rủi ro bảo hiểm
theo đúng quy định trong điều khoản hợp đồng ký kết mới được bồi thường thiệt hại, nếu
khơng có bất kỳ rủi ro nào xảy ra trong thịi gian bảo hiểm thì xem như phí đóng được bồi
thường cho người khác (nói cách khác là khơng còn).
2.2. Đặc điểm cơ bản của bảo hiểm phi nhân thọ
Có thể thấy, các sản phẩm thuộc về bảo hiểm phi nhân thọ là hết sức da dạng,
phong phú. Một số loại bảo hiểm được tham gia tự nguyện để gia tăng quyền lợi cho
người được bảo hiểm. Một số bảo hiểm khác là bắt buộc theo quy định của pháp luật, nếu
bạn muốn tham gia một hoạt động trong lĩnh vực cụ thể. Tuy vậy, các loại bảo hiểm này
có một số điểm chung sau.
1. Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm phi nhân thọ
5


Phạm vi bồi thường của bảo hiểm phi nhân thọ là những tổn thất gây ra bởi rủi ro
trong giới hạn hợp đồng. Những quyền lợi của người được bảo hiểm luôn gắn với rủi ro
cụ thể. Những rủi ro này có giới hạn rõ ràng, được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
Ngoài quyền lợi trên, người tham gia bảo hiểm không hưởng lãi và không nhận lại
số tiền bảo hiểm đã đóng ngay cả khi khơng có rủi ro nào xảy ra trong suốt thời hạn bảo
hiểm. Nói cách khác, các sả phẩm bảo hiểm của loại hình bảo hiểm này khơng có yếu tố
đầu tư sinh lời và khơng có giá trị hồn lại.
2. Thời hạn của bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm cho những đối tượng độc lập với tuổi thọ con
người. Vì vậy, thời hạn của các hợp đồng bảo hiểm này thường ngắn, từ 1 đến vài năm.
Tuy nhiên, người tham gia thường có thể tái tục vào mỗi lần hợp đồng đáo hạn một cách
dễ dàng, không cần thực hiện lại tồn bộ quy trình như khi ký kết một hợp đồng mới.

3. Việc đóng phí bảo hiểm phi nhân thọ
Vì thời hạn ngắn nên phí bảo hiểm thường được thanh toán 1 lần vào lúc ký kết
hợp đồng. Với những hợp đồng kéo dài nhiều năm, người tham gia có thể đóng phí định
kỳ mỗi nửa năm hoặc mỗi năm, tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
4. Phân loại bảo hiểm phi nhân thọ
 Theo đối tượng bảo hiểm

- Bảo hiểm tài sản: Là loại hình bảo hiểm mà đối tượng được bảo hiểm là tài sản (cố
định hay lưu động) của người được bảo hiểm. Số tiền bồi thường bảo hiểm được trả sẽ
dựa vào số tiền bảo hiểm được thỏa thuận tức là số tiền bồi thường ≤ số tiền bảo hiểm.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Là loại hình bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của cá
nhân hoặc tổ chức đối với bên thứ ba khi xảy ra rủi ro. Trong đó, đối tượng của hợp đồng
bảo hiểm sẽ là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm với người thứ ba.
- Bảo hiểm con người phi nhân thọ: Là loại hình bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là
sức khảo, sinh mạng, khả năng lao động của con người. Đây là loại hình bảo hiểm chỉ liên
quan đến rủi ro: bệnh tật, tai nạn, mất khả nang lao động và cả tử vong.
 Theo tính chất bắt buộc
6


- Bảo hiểm phi nhân thọ bắt buộc: Là những loại bảo hiểm mà pháp luật có quy định
vè nghĩa vụ tham gia bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân có mối quan hệ nhất định với loại
đối tượng bắt buộc được bảo hiểm. Bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với một số loại bảo
hiểm nhằm mục đích bảo vệ công cộng và an sinh xã hội.
- Bảo hiểm phi nhân thọ tự nguyện: Là loại hình bảo hiểm mà người tham gia bảo
hiểm có tồn quyền lụa chọn theo nhu cầu và y muốn của bản thân, hợp đồng bảo hiểm
được ký kết trên cơ sở tự nguyện giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.
 Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ

- Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người.

- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh.
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại.
- Bảo hiểm hàng không.
- Bảo hiểm xe cơ giới.
- Bảo hiểm cháy, nổ.
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sơng, đường sắt, đường
hàng không.
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính.
- Bảo hiểm nơng nghiệp.
PHẦN 2: THỰC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VN VÀ
CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO MINH (BMI)
1. Tổng quan về thị trường BH phi nhân thọ ở VN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Theo phỏng đoán bảo hiểm xuất hiện từ vào năm 1880 có các Hội
bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ… đã để ý đến Đông
Dương. Các Hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các Cơng ty thương mại
lớn, ngồi việc bn bán, các Cơng ty này mở thêm một Trụ sở để làm đại diện
bảo hiểm. Vào năm 1926, Chi nhánh đầu tiên là của Cơng ty Franco- Asietique. Đến năm
1929 mới có Cơng ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gịn, đó là Việt Nam Bảo hiểm Công ty,
nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới
được mở rộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều Công ty bảo
hiểm trong nước và ngoại quốc.
Ngày 17/12/1964 Công ty bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) ra đời và ngày
15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt mới chính thức đi vào hoạt động. Trong những năm
đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành các nghiệp vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu, bảo hiểm tàu viễn dương. Trong suốt một thời gian dài, Bảo Việt hoạt động với cơ
chế độc quyền. Cho đến ngày 18/12/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/NĐ-CP
về kinh doanh bảo hiểm, đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển thị trường
bảo hiểm ở nước ta. Từ sau năm 1995, một loạt các công ty kinh doanh bảo hiểm mới ra

đời: Bảo Minh, VINARE, PVI, PJICO… và các công ty liên doanh bảo hiểm như: UIC,
7


VIA,… Ngồi ra, với khoảng 40 văn phịng đại diện của các cơng ty bảo hiểm nước
ngồi và hơn 70.000 đại lý bảo hiểm thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phát triển ngày
một sôi động.
1.2. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam (2018 – 2020)
Bảng số liểu thể hiện tình hình hoạt động của ngành bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt
Nam giai đoạn 2018-2020
Các chỉ tiêu
Doanh thu phí bảo hiểm
Tốc độ tăng trưởng
Tỷ trọng phí/tổng phí
Tỷ trọng phí /GDP

Đơn vị
Tỷ đồng
%
%
%

2018
2019
2020
46.970
53.369
56.669
12,92
13,62

6,19
35,28
33,35
30,47
0,83
0,88
0,91
(Nguồn: Tổng hợp từ Hiệp hội bảo hiểm VN)

Năm 2018: Hiện nay, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có 30 DNBH phi nhân thọ.Trong
năm 2018, thị trường bảo hiểm đạt kết quả như sau:
Tổng doanh thu phí phi nhân thọ ước đạt gần 46.970 tỷ đồng, Tốc độ tăng trưởng
12,92%, Tỷ trọng phí/tổng phí là 35,28%, tỷ trọng phí /GDP là 0,83%.
Doanh thu theo từng nghiệp vụ: bảo hiểm bảo lãnh 45 tỷ đồng, bảo hiểm nông
nghiệp là 47 tỷ đồng, bảo hiểm thiệt hại kinh doanh là 248 tỷ đồng, bảo hiểm tín dụng và
rủi ro tài chính 562 tỷ đồng, bảo hiểm trách nhiệm là 1.035 tỷ đồng, bảo hiểm thân tàu và
TNDS chủ tàu là 2117 tỷ đồng, bảo hiểm cháy nổ 4.523 tỷ đồng, bảo hiểm xe cơ giới
14.497 tỷ đồng, bảo hiểm hàng không 692 tỷ đồng, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển 2593
tỷ đồng, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại 6.145 tỷ đồng, bảo hiểm sức khoẻ là
14.466 tỷ đồng
Năm 2019: Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, ổn định.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt
53.369 tỷ đồng, tăng 13,62% so với năm 2018. Tỷ trọng phí/tổng phí là 33,35%, tỷ trọng
phí /GDP là 0,88%.
Phần lớn thị phần doanh thu phí bảo hiểm tập trung vào 5 doanh nghiệp hàng đầu
gồm: Bảo Việt (19,29%), PVI (13,67%), PTI (10,67%), Bảo Minh (7,26%), Pjico
(5,75%). 26 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh phi nhân thọ nước ngồi tại
Việt Nam cịn lại chiếm 43,36% thị phần doanh thu phí.
Xét theo Nghiệp vụ , Bảo hiểm cháy, nổ tăng 29,20%; Bảo hiểm hàng không tăng

27,89%; Bảo hiểm sức khỏe tăng 20,01%; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính tăng
19,13%; Bảo hiểm xe cơ giới tăng 12,51%; Bảo hiểm nông nghiệp tăng 6,09%; Bảo hiểm
trách nhiệm tăng 4,98%; Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại tăng 1,96%; Bảo hiểm
thân tàu và TNDS chủ tàu tăng 0,33%. Tuy nhiên, nghiệp vụ Bảo hiểm bảo lãnh giảm
35,79%; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh giảm 13,35%; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
giảm 2,45%
Năm 2020: Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
8


tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Theo thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân
thọ Việt Nam năm 2020 đạt 56.699 tỷ đồng, tăng trưởng 6.19% so với năm 2019. Tỷ
trọng phí/tổng phí là 30,47%, tỷ trọng phí /GDP là 0,91%.
Phần lớn thị phần doanh thu phí bảo hiểm tập trung vào 5 doanh nghiệp hàng đầu
gồm: Bảo Việt (17,10%), PVI (13,06%), PTI (10,52%), Bảo Minh (7,58%), Pjico
(6,19%). 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh phi nhân thọ nước ngồi tại
Việt Nam cịn lại chiếm 45,55% thị phần doanh thu phí.
Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh
thu (17.551 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,9%), tiếp theo là bảo hiểm sức khỏe (17.322 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 31,4%), bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại (7.101 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 12,9%), bảo hiểm cháy nổ (6.085 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,0%), bảo
hiểm hàng hóa vận chuyển (2.271 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,1%)
Năm 2020, số tiền đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 51.308
tỷ đồng. Một số doanh nghiệp bảo hiểm có mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong giai
đoạn 2019-2020 như: PTI có mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2019 và 2020 lần lượt là
475% và 113%; BIC cũng tăng trưởng lợi nhuận lần lượt 25% và 39% hay MIG có mức
tăng trưởng lợi nhuận lần lượt là 30% và 37%.
1.3. Các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam
Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm các nghiệp vụ sau:

a.
Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người
b.
Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
c.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và
đường không
d.
Bảo hiểm hàng không
e.
Bảo hiểm xe cơ giới
f.
Bảo hiểm cháy, nổ
g.
Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu
h.
Bảo hiểm trách nhiệm chung
i.
Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
j.
Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
k.
Bảo hiểm nông nghiệp
l.
Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định
1.4. Nguyên tắc bồi thường
Nguyên tắc bồi thường của bảo hiểm phi nhân thọ là: sử dụng thế quyền và bồi thường
theo nguyên tắc đóng góp. Riêng với các gói bảo hiểm sức khỏe của bảo hiểm phi nhân thọ thì
bồi thường theo ngun tắc khốn, cơng ty căn cứ vào số tiền bảo hiểm của hợp đồng đã ký
kết và các quy định đã thỏa thuận trong hợp đồng để trả tiền cho người thụ hưởng.


9


- Sử dụng thế quyền là cho phép người tham gia bảo hiểm đòi số tiền từ bên chịu trách nhiệm
gây ra tổn thất, cũng có giá trị pháp lý khi cho phép công ty bảo hiểm lấy lại số tiền tương
ứng từ người gây ra tổn thất.
- Công ty bảo hiểm sau khi bồi thường có quyền đại diện cho người tham gia bảo hiểm được
khiếu nại bên thứ 3 (nếu có) bồi thường cho mình thiệt hại mà người đó gây ra. Người tham
gia bảo hiểm sẽ cung cấp các chứng từ cần thiết cho công ty bảo hiểm để thực hiện khiếu nại.
- Bồi thường theo nguyên tắc đóng góp là cơng ty bảo hiểm khi đã đền bù cho người được
bảo hiểm có quyền kêu gọi các công ty bảo hiểm khác để chia sẻ tổn thất khi:
Có từ 2 hợp đồng có hiệu lực trở lên.
Các hợp đồng bảo hiểm cho các quyền lợi chung
Các hợp đồng bảo hiểm cho các rủi ro chung
1.5. Thời hạn hợp đồng
Thời hạn hợp đồng của bảo hiểm phi nhân thọ thường từ 1 - 2 năm hoặc ngắn hơn như:
bảo hiểm du lịch cho từng chuyến đi,...
1.6. Thời gian đóng phí
Bảo hiểm phi nhân thọ: Thường là đóng 1 lần duy nhất sau khi ký hợp đồng.
2. Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh(2018-2020)
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty bảo hiểm Bảo Minh
Tiền thân của công ty là Công ty bảo hiểm TP. Hồ Chí Minh thành lập và đi vào
hoạt động từ năm 1994. Đến năm 2004, công ty được chuyển đổi thành công ty cổ phẩn
với tên giao dịch chính thức là Tổng cơng ty CP Bảo Minh. Ngày 28/11/2006, cổ phiếu
của Cơng ty chính thức niêm yết tại trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã
BMI (sau chuyển sang niêm yết tại Sở Giao Dịch Chứng Khốn TP. Hồ Chí Minh vào
năm 2008).
Trải qua hơn 25 năm thành lập và phát triển, đến nay Tổng công ty CP Bảo Minh
đang hoạt động với mạng lưới rộng khắp tồn quốc gồm 62 cơng ty thành viên, 01 trung

tâm đào tạo, 02 trung tâm bồi dưỡng, 24 phòng/ban/trung tâm chức năng, 1.700 cán bộ
nhân viên và 3.895 đại lý chun nghiệp.


Q trình hình thành:

- Năm 1994, Bảo Minh được thành lập ngày 28/11/1994, khởi đầu cho sự hình thành
thị trường bảo hiểm Việt Nam.
- Năm 1999, Được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân Chương Lao động Hạng Ba nhân
dịp kỷ niệm 5 năm thành lập.
10


- Năm 2004, Bảo Minh chính thức đi vào hoạt động theo mơ hình Tổng Cơng ty Cổ
phần
Được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao Động Hạng Nhì nhân dịp Kỷ
niệm 10 năm thành lập
- Năm 2006, Cổ phiếu Bảo Minh chính thức niêm yết tại thị trường giao dịch Chứng
khoán Hà Nội, Mã chứng khoán: BMI.
- Năm 2007, Hoàn tất đợt tăng vốn điều lệ từ 434 tỷ đồng lên 755 tỷ đồng và thành
công trong việc mời gọi nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là Tập đoàn AXA (Pháp).
- Năm 2008, Chuyển niêm yết cổ phiếu BMI vào Sở Giao dịch Chứng Khoán
TP.HCM.
- Năm 2009, - Triển khai phần mềm quản lý nghiệp vụ bảo hiểm (Thuộc dự án
BEST).
- Được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao Động Hạng Nhì nhân dịp Kỷ
niệm 15 năm thành lập
- Năm 2014, Bảo Minh kỷ niệm 20 năm thành lập Cơng ty.
- Năm 2015, Tăng vốn góp chủ sở hữu lên 830,5 tỷ đồng
- Năm 2016, Được cấp chứng nhận năng lực tài chính mức B++ (Tốt) từ tổ chức A.M

Best.
- Tăng vốn góp chủ sở hữu lên 913,5 tỷ đồng.
2.2. Hợp đồng và phí bảo hiểm gốc của tổng công ty cổ phần Bảo Minh
2.2.1. Thời gian đóng bảo hiểm
Bảo hiểm phi nhân thọ bảo hiểm cho những rủi ro có tính tương đối và ổn định
theo thời gian nên thời hạn của một hợp đồng bảo hiểm thường có hiệu lực 1 năm, 6
tháng, hoặc theo thời gian của hành trình (đối với loại hình bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu, bảo hiểm du lịch,….), hoặc theo thời gian hồn thành đối với bảo hiểm cơng trình,

Thời gian đóng bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ của Tổng công ty Cổ
phần Bảo Minh
11


a. Thời hạn của một hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực 1 năm:
Đối với bảo hiểm xe cơ giới bao gồm: bảo hiểm TNDS xe máy, bảo hiểm TNDS xe
ô tô, bảo hiểm vật chất ô tô.
Đối với bảo hiểm tài sản bao gồm: bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm mọi rủi ro cho tài
sản (có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy theo yêu câu của người bảo hiểm )
Đối với bảo hiểm hàng hải bao gồm: bảo hiểm thân tàu cá + ngư cụ (dài nhất là
mười hai tháng, ngắn nhất không dưới ba tháng)
Đối với bảo hiểm nông nghiệp bao gồm: bảo hiểm thân cây lúa
b. Thời hạn của một bảo hiểm có hiệu lực theo thời gian của hành trình:
Đối với bảo hiểm con người gồm bảo hiểm du lịch quốc tế, bảo hiểm du lịch trong
nước
Đối với bảo hiểm toàn diện đối với học sinh – sinh viên và bảo hiểm sức khỏe toàn
diện tùy thuộc vào phạm vi bảo hiểm mà có thời hạn khác nhau:
 Bảo hiểm toàn diện đối với học sinh – sinh viên



Phạm vi bảo hiểm A: Có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm đối

với trường hợp chết không do tai nạn. Trường hợp chết do tai nạn bảo hiểm có hiệu
lực ngay sau khi người được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đầy đủ.
• Phạm vi bảo hiểm B: Có hiệu lực ngay sau người được bảo hiểm đóng phí bảo


hiểm đầy đủ.
Phạm vi bảo hiểm C: Sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm đầy đủ (trường
hợp ốm đau bệnh tật không phải do tai nạn). Sau 90 ngày kể từ ngày đóng phí bảo
hiểm đầy đủ (trường hợp sẩy thai, nạo thai theo chỉ định của bác sĩ, lấy u nang
buồng trứng, điều trị thai sản). Sau 270 ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm đầy đủ
(trường hợp sinh đẻ).
 Bảo hiểm sức khỏe tồn diện



Phạm vi A: chỉ có hiệu lực bảo hiểm sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm
đầy đủ

12




Phạm vi B: có hiệu lực bảo hiểm sau khi người được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm

đầy đủ
• Phạm vi C: Trường hợp ốm đau bệnh tật: bảo hiểm chỉ có hiệu lực sau 30 ngày kể
từ ngày người được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đầy đủ. Trường hợp sẩy thai, nạo

thai theo chỉ định của bác sĩ, mổ u nang buồng trứng, điều trị thai sản: bảo hiểm
chỉ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày người được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm.
Trường hợp sinh đẻ bảo hiểm chỉ có hiệu lực sau 270 ngày kể từ ngày người được
bảo hiểm đóng phí bảo hiểm
 Như vậy có thể thấy được ngồi những quyền lợi tối ưu mà các sản phẩm bảo
hiểm phi nhân thọ mang lại, Bảo hiểm phi nhân thọ của Tổng công ty cổ phần
Bảo minh đã nỗ lực không ngừng nhằm linh hoạt đáp ứng nhu cầu về thời hạn
hợp đồng cũng như thời gian đóng phí cho khách hàng, mang đến những sản
phẩm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
2.2.2. Sản phẩm và mức phí đóng bảo hiểm
Với khẩu hiệu hoạt động “Bảo Minh- Tận tình phục vụ” Tổng cơng ty cổ phần Bảo
Minh đã có những sản phẩm bảo hiểm phù hợp với mọi đối tượng, nhu cầu người thaa gia
bảo hiểm trong xã hội. Dưới đây là bảng về mức phí bảo hiểm được chia theo các loại
sản phẩm của bảo hiểm phi nhân thọ của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh.
Sản phẩm

Phí bảo hiểm

Đối với bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm TNDS xe máy

Bảo hiểm TNDS ô tô

-

Xe gắn máy dưới 50cc: 55.000/năm bảo hiểm
Xe gắn máy trên 50cc: 60.000/ năm bảo hiểm
(Phí bảo hiểm trên chưa bao gồm 10% thuế VAT)

- Xe ôtô không kinh doanh dưới 6 chỗ ngồi: 437.000đ/năm bảo

hiểm.
- Xe ôtô không kinh doanh từ 6 – 11 chỗ ngồi: 794.000đ/năm
bảo hiểm.
- Xe ôtô kinh doanh dưới 6 chỗ ngồi: 756.000đ/năm bảo hiểm.
- Xe ôtô kinh doanh 7 chỗ ngồi: 1.080.000đ/năm bảo hiểm.
- Xe taxi: bằng 150% xe kinh doanh cùng số chỗ ngồi.
(Phí bảo hiểm trên chưa bao gồm 10% thuế VAT)
13


Bảo hiểm vật chất ơ tơ

Phí bảo hiểm vật chất đối với xe ô tô không kinh doanh vận
tải (KDVT). Áp dụng mức khấu trừ 500.000 đồng/vụ
Phí bảo hiểm vật chất đối với xe ô tô KDVT. Áp dụng mức
khấu trừ 500.000đ/vụ

Đối với bảo hiểm con người
Bảo hiểm du lịch quốc tế Phí bảo hiểm được phân ra là phí bảo hiểm của nhóm và biểu
phí cá nhân
Bảo hiểm du lịch trong Phí bảo hiểm phân theo bảo hiểm chuyến và bảo hiểm tại
nước
khách sạn và bảo hiểm tại điểm (khu vui chơi, khu giải trí)
-

Bảo hiểm chuyến tùy theo độ dài chuyến đi mà ta có
thể đưa ra được các mức phí bảo hiểm khác nhau

Bảo hiểm tại khách sạn và bảo hiểm tại điểm (khu vui chơi,
khu giải trí)

Tỷ lệ phí bảo hiểm: 0,001% số tiền bảo hiểm/ người/ ngày
Bảo hiểm tồn diện đối Tỷ lệ phí bảo hiểm
với học sinh- sinh viên
- Phạm vi bảo hiểm A: 0,25%/ năm
- Phạm vi bảo hiểm B: 0,15%/ năm
- Phạm vi bảo hiểm C: 0,40%/ năm
- Phạ vi bảo hiểm D: 0,10%/ năm
Phí bảo hiểm / người / năm = Số tiền bảo hiểm x tỷ lệ
phí bảo hiểm
Bảo hiểm sức khỏe tồn Tỷ lệ phí ngắn hạn (áp dụng trong trường hợp tham gia dưới 1
diện
năm)
- Đến 3 tháng: tỷ lệ phí bảo hiểm là 30% phí cả năm
-

Đến 6 tháng: tỷ lệ phí bảo hiểm là 60% phí cả năm

- Đến 9 tháng: tỷ lệ phí bảo hiểm là 85% phí cả năm
- Trên 9 tháng: tỷ lệ phí bảo hiểm là 100% phí cả năm
Đối với bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm cháy nổ bắt Phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo Biểu phí ban hành kèm
buộc
theo Quyết định này là mức phí bảo hiểm được tính trên cơ sở
14


1 năm.
Đối với số tiền bảo hiểm được xác định theo giá trị trung bình
thì phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị trung bình đó.
Bảo hiểm hỏa hoạn và Tỷ lệ phí ngắn hạn

các rủi ro đặc biệt
- Đến 3 tháng: tỷ lệ phí bảo hiểm là 30% phí cả năm
- Từ 3 tháng đến 6 tháng: tỷ lệ phí bảo hiểm là 60% phí cả
năm
- Từ 6 tháng đến 9 tháng: tỷ lệ phí bảo hiểm là 90% phí cả
năm
- Trên 9 tháng: tỷ lệ phí bảo hiểm là 100% phí cả năm
Bảo hiểm mọi rủi ro cho Là tỷ lệ phần trăm số tiền bảo hiểm mà Người được bảo hiểm
tài sản
phải trả cho Người bảo hiểm để được bảo hiểm. Ví dụ:
$100.000 x 0,1% = $100. Phí bảo hiểm được thanh tốn một
lần hoặc nhiều lần theo sự thỏa thuận với Người bảo hiểm
Đối với bảo hiểm hàng hải
Bảo hiểm thân tàu cá + Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở biểu phí chung của BẢO
ngư lưới cụ
MINH áp dụng cho từng loại tàu hoặc nhóm tàu theo các điều
kiện bảo hiểm cụ thể, phí bảo hiểm có thể tăng hoặc giảm tùy
thuộc vào tình hình tổn thất hàng năm của các đội tàu tham
gia bảo hiểm.
Bảo hiểm thân tàu sơng, Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở biểu phí chung của BẢO
ven biển
MINH áp dụng cho từng loại tàu hoặc nhóm tàu theo các điều
kiện bảo hiểm cụ thể, phí bảo hiểm có thể tăng hoặc giảm tùy
thuộc vào tình hình tổn thất hàng năm của các đội tàu tham
gia bảo hiểm.
2.3. Đối thủ cạnh tranh của công ty Bảo hiểm Bảo Minh
Hiện nay, hoạt động của các công ty bảo hiểm càng ngày càng phát triển, vì vậy
Bảo Minh cũng vướng phải khơng ít những khó khăn mà có lẽ khó khăn lớn nhất là phải
đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các cơng ty BH. Đó là công ty TNHH Prudentialcông ty 100% vốn đầu tư nước ngồi do tập đồn tài chính Prudential- Anh Quốc- đầu tư
tại Việt Nam. Sau đó là cơng ty TNHH bảo hiểm quốc tế Mỹ AIA- cũng là công ty 100%

15


vốn đầu tư nước ngoài do tập đoàn quốc tế Hoa Kỳ AIG đầu tư tại Việt Nam. Tiếp đó là
công ty TNHH Chinpon- Manulife- Canada. Và cuối cùng là Bảo Việt nhân thọ Việt Nam.
Đây là một số điển hình của các cơng ty bảo hiểm lớn ngồi ra cịn một số cơng ty bảo
hiểm khác như: Tổng cơng ty bảo hiểm Sài Gịn – Hà Nội, Cơng ty cổ phần bảo hiểm
Hùng Vương (BHV), Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam, công ty cổ
phần bảo hiểm Bảo Long,…Tất cả các công ty đều mong muốn phấn đấu trở thành công
ty đứng đầu tại Việt Nam, mà trước hết tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra
mức sống của nhân dân đã được nâng lên nhưng chưa đồng đều và thu nhập của một bộ
phận lớn dân cư còn thấp nên khả năng tham gia bảo hiểm không cao. Sự gia tăng nhanh
chóng của các doanh nghiệp bảo hiểm đã làm cho mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày
càng khốc liệt hơn.
2.4. Tình hình kinh doanh của tổng cơng ty bảo hiểm Bảo Minh
2.4.1. Kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm Bảo Minh giai đoạn 2018 - 2020
Bảng số liệu về tình hình doanh thu của cơng ty bảo hiểm Bảo Minh giai đoạn 2018 2020
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Doanh thu phí bảo hiểm gốc

Năm 2018
3.547

Năm 2019
3.874

Năm 2020
4.295


Doanh thu nhận tái bảo hiểm

480.54

501

470

Doanh thu hoạt động tài chính

241

271

260

Tổng doanh thu
Lợi nhuận sau thuế

4.269
4.593
5.025
162,3
181,3
195,2
(Nguồn: Theo báo cáo thường niên của Bảo Minh)

Năm 2019
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, ổn định, góp
phần thực hiện mục tiêu chung của thị trường bảo hiểm Việt Nam xây dựng nền tài chính

quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô.
Đối với năm 2019, tổng doanh thu của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh là 4.593 tỷ
đồng, đạt 100,33% so với kế hoạch, tăng trưởng 7,75% so với cùng kỳ. Trong đó:
- Doanh thu phí bảo hiểm gốc: 3.874 tỷ đồng, đạt 100,7% so với kế hoạch, tăng trưởng
9,2% so với cùng kỳ. Có được kết quả này là nhờ công ty đã khai thác các nghiệp vụ bảo
16


hiểm có rủi ro cao hơn như bảo hiểm tàu cá, bảo hiểm xe cơ giới qua đó làm tăng trưởng
phí bảo hiểm gốc 9,2%.
- Doanh thu nhận tái bảo hiểm: 501 tỷ đồng, đạt 100,2% so với kế hoạch, tăng trưởng
4,3% so với cùng kỳ.
- Doanh thu hoạt động tài chính: 217 tỷ đồng, đạt 94,5% so với kế hoạch và bằng 89,4%
so với cùng kỳ.
- Lợi nhuận sau thuế là 181,3 tỷ đồng đạt 98% so với kế hoạch đề ra, tăng 11,7% so với
cùng kì năm 2018
Năm 2020
Trong bối cảnh năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức
lớn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam do phải đối mặt với sự
bùng phát của dịch COVID-19. Với sự giảm sút về kinh tế, tình hình thị trường bảo hiểm
Việt Nam nói chung và tình hình bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng dù vẫn tăng trưởng
nhưng đã giảm tốc. Kết thúc năm 2020, với sự quyết tâm và đồng lòng của tập thể lãnh
đạo và cán bộ cơng nhân viên, Bảo Minh đã hồn thành kế hoạch kinh doanh với kết quả
như sau:
Tổng doanh thu của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh là 5.025 tỷ đồng, đạt 109,4% so với
kế hoạch, tăng trưởng 9,4% so với cùng kỳ. Trong đó:
-

Doanh thu phí bảo hiểm gốc: 4.295 tỷ đồng, đạt 110,9% so với kế hoạch, tăng
trưởng 10,9% so với cùng kỳ.

Doanh thu nhận tái bảo hiểm: 470 tỷ đồng, đạt 93,8% so với kế hoạch.
Doanh thu hoạt động tài chính: 260 tỷ đồng, đạt 119,5% so với kế hoạch.
Lợi nhuận sau thuế: 195,2 tỷ đồng, đạt 107,73% so với kế hoạch, tăng 7,67% so
với cùng kì năm 2019

2.4.2. Hoạt động đầu tư của cơng ty bảo hiểm Bảo Minh
Bảng số liệu về hoạt động đầu tư của công ty bảo hiểm Bảo Minh giai đoạn 2018-2020
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu

2018

2019

2020

Doanh thu đầu tư

218

205

238

Số dư đầu tư

2.494
2.670
3.067
(Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty Bảo Minh)

17


Có thể thấy số dư đầu tư của Bảo Minh tăng đều ổn định qua các năm năm 2019
tăng 7,05% so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2020 tăng 14,86%. Doanh thu đầu tư năm
2020 tăng hơn so với năm 2018 là 9,17 %. Tuy vậy, năm 2019 Doanh thu bị giảm 5,9% so
với năm 2018, nguyên nhân là do xu hướng giảm lãi suất, cụ thẻ tháng 9 NHNN đồng loạt
giảm lãi suất điều hành bao gồm lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn, tháng 10 NHNN
cũng chính thức hạn trần lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Thị trường chứng khoán
cũng trải qua một năm đầy biến động .
Bảng số liểu thể hiện cơ cấu đầu tư của công ty bảo hiểm Bảo Minh giai đoạn 20182020 (Đơn vị: %)
Chỉ tiêu
Tiền gửi ngân hàng
Cổ phiếu
Trái phiếu
Góp vốn liên doanh

2018
69%
27%
3%
1%

2019
2020
68%
71,10%
16%
11,8%
8%

8,7%
8%
8,4%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Bảo Minh)

Cơ cấu có sự biến động nhẹ qua các năm, tỷ lệ vốn tiền gửi luôn chiếm tỷ lệ lớn
trong tổng cơ cấu đầu tư. Các lĩnh vực đầu tư như cổ phiếu, Trái phiếu và góp vốn liên
doanh có sự rủi ro cao nên tỷ lệ chiếm khơng lớn và có xu hướng đa dạng hố qua các
năm. Năm 2018 tỷ lệ trái phiếu và góp vốn liên doanh chiếm vô cùng nhỏ chỉ chiếm lần
lượt là 3% và 1%. Trong các năm 2019 và 2020, công ty tiếp tục đa dạng hố các loại
hình đầu tư theo hướng an toàn, hiệu quả đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên
đồng thời hỗ trọ cho hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm. Giảm tỷ trọng đầu tư
chứng khoán tăng tỷ trọng vào đầu tư trái phiếu của các doanh nghiệp có hoạt động phát
triển ổn định, hiệu quả (ưu tiên trái phiếu Ngân hàng…)

2.4.3. Kết quả kinh doanh theo nghiệp vụ của công ty bảo hiểm Bảo Minh giai đoạn
2018-2020
Bảng số liệu về nghiệp vụ bảo hiểm của công ty Bảo Minh giai đoạn 2018-2020
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Bảo

hiểm

2018
Doanh
thu
con 1095

Bồi

thường
262

2019
Doanh
thu
1249
18

Bồi
thương
311

2020
Doanh
thu
1439

Bồi
thường
339


người
Bảo hiểm xe cơ 762
giới
Bảo hiểm tài sản 1310
và kỹ thuật
Bảo hiểm hàng hải 355
Tái bảo hiểm


480

482

795

434

824

387

586

1517

505

1769

343

219

306

190

256


169

315

501

271

470

258

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Bảo Minh: Bảng doanh thu và bồi thường theo nghiệp vụ)

Năm 2019
- Bảo hiểm con người: Doanh thu tăng 14,05% so với cùng kỳ năm 2018, tăng trưởng ổn
định. Bồi thường tăng 18,39% so vơí cùng kỳ
- Bảo hiểm xe cơ giới: Doanh thu tăng 4,34 % so với cùng kỳ năm 2018 do thị trường xe
ô tô mới ở VN để chở người tăng 22%, ảnh hưởng của chính sách thuế khu vực làm
doanh số dịng xe bán tải tăng. Bảo hiểm xe cơ giới vẫn là phân khúc thị trường cạnh
tranh mạnh về chi phí khai thác,phí bảo hiểm để dành dịch vụ từ những kênh phân phối
lớn, khách hàng lớn.
- Bảo hiểm tài sản và kỹ thuật: Doanh thu tăng tăng 15,73% so với cùng kỳ năm 2018.
Bồi thường giảm 15,88%.Do Nghị định 23/ 2018/NĐ-CP về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
có hiệu lực trực tiếp, tác động tích cực vào sự tăng trưởng doanh thu mảng bảo hiểm cháy
nổ. Tình hình tổn thất do cháy nổ trên thị trường tiếp tục diễn biến phức tạp, chứng kiến
nhiều vụ tổn thất to lớn do cháy nổ.
- Bảo hiểm hàng hải: Doanh thu thu đạt 90% so với cùng kỳ; bồi thường giảm 13,40% so
với cùng kỳ 2018. Do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nên

kim ngạch bảo hiểm hàng hóa vận chuyển khơng có tăng trưởng, Trong khi cạnh tranh về
phi kỹ thuật về điều kiện và phí bảo hiểm vẫn tiếp tục. Tỷ lệ bồi thường chủ yếu tập trung
vào nghiệp vụ bảo hiểm tàu cá Nghị định 67, thân tàu biển. Nghiệp vụ hàng hóa vẫn có
hiệu quả do kiểm sốt tốt cơng tác nhận bảo hiểm và đề phòng hạn chế tổn thất.
Tái bảo hiểm: Doanh thu tăng 4,38% so với cùng kỳ. Bồi thường giảm 13,97% so với
cùng kỳ 2018
Năm 2020
- Bảo hiểm con người: Doanh thu tăng 15,21% so với cùng kỳ 2019, bồi thường: tăng
9,00% so với cùng kỳ 2019. Dù cho bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên toàn cầu,
19


nghiệp vụ bảo hiểm con người kinh doanh tương đối ổn định. Bảo hiểm học sinh và bảo
hiểm chăm sóc sức khỏe là nhóm bảo hiểm cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty bảo
hiểm.Doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019 và kinh doanh hiệu quả.
- Bảo hiểm xe cơ giới: Doanh thu tăng 3,64% so với cùng kỳ. Bồi thường giảm 10,80% so
với cùng kỳ 2019. Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chịu tác động bởi dịch bệnh Covid - 19
dẫn đến giảm nhu cầu vận chuyển và đặc biệt ảnh hưởng đến các chủ xe ơtơ kinh doanh
vận tải hành khách và hàng hố. Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là nghiệp vụ có sự cạnh
tranh mạnh mẽ giữa các cơng ty bảo hiểm do yêu cầu về kỹ thuật thẩm định rủi ro khơng
cao. Do đó, diễn ra tình trạng hạ phí và tăng chi phí khai thác.
- Bảo hiểm tài sản và kỹ thuật: Doanh thu tăng 16,31% so với cùng kỳ. Bồi thường giảm
26,1% so với cùng kỳ. Bảo hiểm tài sản: Tình hình tuân thủ Nghị định 23/2018/NĐ-CP về
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc dần dần đi vào quy củ và hỗ trợ tích cực cho sự tăng trưởng
doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ. Bảo hiểm kỹ thuật: Các dịch vụ bảo hiểm cho
cơng trình xây dựng nhà ở, văn phòng ngày càng cạnh tranh bằngcách hạ tỷ lệ phí xuống
rất thấp và phạm vi bảo hiểm mở rất rộng.
- Bảo hiểm hàng hải: Doanh thu đạt 84% so với cùng kỳ.Bồi thường giảm 10,6% so với
cùng kỳ 2019. Đại dịch Covid đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trườngbảo hiểm hàng
hải. Kim ngạch hàng hóa vận chuyển của thịtrường hầu như không tăng trưởng, trong khi

cạnh tranh về phi kỹ thuật, về điều kiện và phí bảo hiểm vẫn quyết liệt. Bảo hiểm tàu thủy
giảm sút doanh thu do đội tàu biển Việt Nam vẫn trong giai đoạn khủng hoảng và bị cạnh
tranh trực tiếp.
- Tái bảo hiểm: Doanh thu bằng 93,8%so với cùng kỳ. Bồi thường giảm 4,8% so với cùng
kỳ 2019
PHẦN 3: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Thành tựu của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục đầu tư mở
rộng thị trường, nâng cao năng lực tài chính, kiểm sốt rủi ro…và đã được các tổ chức uy
tín trong và ngồi nước đánh giá cao, khẳng định uy tín của doanh nghiệp trên thị trường,
đóng góp chung vào sự phát triển của thị trường bảo hiểm.
- Nghiệp vụ bảo hiểm con người tăng trưởng cao
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang hình
thành nhanh - hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026, đây là
20


nhóm khách hàng tiềm năng nhất của bảo hiểm con người. Bên cạnh đó, một yếu tố phải
kể tới là sự nhận thức của người dân về bảo hiểm tốt hơn, dịch Covid-19 mang thêm một
tác động gián tiếp giúp bảo hiểm chăm sóc sức khỏe được khách hàng quan tâm, đều là
động lực cần phải tính tới. Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến hết
tháng 9/2020, sản phẩm bảo hiểm con người chung đang tăng trưởng khoảng 9%; trong
đó, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay là
khoảng 60%. Tâm lý lo ngại trước nguy cơ dịch bệnh là nguyên nhân khiến cho nhu cầu
tìm mua bảo hiểm sức khỏe tăng đột biến.
Sự đóng gói sản phẩm theo phân khúc khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp bảo
hiểm tiếp cận được tối đa các khách hàng đang ngày càng có nhiều ý thức bảo vệ gia đình.
Các doanh nghiệp bảo hiểm khác như Bảo Minh, PJICO, BSH cũng đang có nhiều chính
sách tiếp tục đẩy mạnh các dòng sản phẩm bảo hiểm con người, đặc biệt là qua kênh phân
phối ngân hàng.

- Tốc độ tăng trưởng ấn tượng của bảo hiểm phi nhân thọ
Dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam, song theo báo cáo của
Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm thị trường bảo hiểm (Bộ Tài chính), trong 6 tháng đầu
năm 2021, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng.
Trong 6 tháng đầu năm, kết quả đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 520.543 tỷ đồng
(tăng 25,82% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ ước đạt 54.172 tỷ đồng.
Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 396.855 tỷ đồng (tăng 21,09% so với
cùng kỳ năm 2020), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 27.806 tỷ
đồng, Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 149.677 tỷ đồng (tăng 35,45% so với cùng kỳ
năm 2020), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 34.442 tỷ đồng.
Tổng chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 25.511 tỷ đồng (tăng 14,18% so với cùng
kỳ năm 2020), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 9.905 tỷ đồng,
- Ra mắt nhiều sản phẩm mới lạ
Theo các chuyên gia trong ngành bảo hiểm, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ
đang triển khai các sản phẩm bảo hiểm mới, lạ trên nền tảng ứng dụng công nghệ hiện
đại, tiên tiến đã mang lại cho khách hàng những trải nghiệm ngày một thuận tiện hơn, an

21


tồn hơn, từ đó tạo ra được nhiều giá trị hơn cho hệ sinh thái thanh tốn số, góp phần
mang chất lượng cuộc sống ngày một tốt hơn cho các phân khúc khách hàng.
Về phía doanh nghiệp, dù doanh thu của các sản phẩm mới chưa được tính tốn,
tuy nhiên việc ra mắt các sản phẩm mới, lạ đã để lại dấu ấn của doanh nghiệp trên thị
trường bảo hiểm, khẳng định tính năng động của doanh nghiệp, mở ra một thị trường mới
đối với ngành bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.
Đến nay, có khoảng trên 1.500 sản phẩm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân
thọ và nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe được các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai trên thị
trường, cơ bản đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng đa dạng của các tổ chức, cá nhân,

góp phần ổn định nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.
2. Hạn chế và nguyên nhân của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
2.1. Hạn chế
- Chi phí hoạt động cao gây sức ép giảm lợi nhuận
Kết quả kinh doanh của thị trường phi nhân thọ Việt Nam tiếp tục chịu sức ép của
tình trạng cạnh tranh gay gắt, tỷ lệ kết hợp (combined ratio) của toàn ngành năm 2020
đang ở mức cao (khoảng 98%) làm giảm mức tăng trưởng và tỷ trọng của thu nhập từ
hoạt động cốt lõi, trong khi lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm của các công ty bảo hiểm lớn
(nếu có) cũng ở mức rất thấp. Bên cạnh chi phí khai thác cao của các sản phẩm bán lẻ, đặc
biệt là bảo hiểm sức khỏe và tai nạn cá nhân, các cơng ty bảo hiểm Việt Nam thường có tỷ
trọng chi phí quản lý trên thu nhập phí cao hơn so với các công ty trên thế giới và trong
khu vực – điều này phản ánh sự kém hiệu quả trong hoạt động.
- Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ cũng phải đối mặt với tình trạng trục lợi bảo hiểm
đang gia tăng về tần suất và mức độ trong thời gian gần đây đối với bảo hiểm xe cơ giới
và sức khỏe.
- Thị trường đầu tư bất ổn
Trong ngắn hạn, AM Best dự báo thu nhập từ hoạt động đầu tư, thường được các
doanh nghiệp sử dụng để tăng kết quả hoạt động, sẽ bị giảm xuống. Tiền gửi có kỳ hạn,
vốn chiếm một tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm Việt
Nam, sẽ mang lại thu nhập ít hơn trong ngắn hạn, do chính sách giảm lãi suất tiền gửi của
ngân hàng trung ương Việt Nam trong tháng 3/2020.
22


Trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1-6 tháng giảm từ 5% xuống còn 4,75%. Tác động
của việc giảm lãi suất sẽ nghiêm trọng hơn đối với các doanh nghiệp đang cần tái đầu tư
nguồn tiền đáo hạn trong ngắn đến trung hạn. Để đối phó, các doanh nghiệp được xếp
hạng bởi AM Best đã cho biết có ý định chuyển sang các tài sản sinh lời cao hơn. Tuy
nhiên, việc điều chỉnh này là không trọng yếu, và danh mục đầu tư chủ yếu vẫn sẽ là tiền
gửi.

- Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp bảo hiểm
AM Best dự báo tình hình cạnh tranh trên thị trường phi nhân thọ tiếp tục gay gắt
khi các doanh nghiệp tìm cách gia tăng thị phần trong một thị trường tăng trưởng nóng.
Theo Bộ Tài chính, việc kinh doanh bảo hiểm vẫn còn hiện tượng tranh giành
khách hàng dưới nhiều hình thức, ở cả lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân
thọ, bảo hiểm sức khỏe; giữa các kênh phân phối khác nhau (đại lý với đại lý hoặc môi
giới, doanh nghiệp với doanh nghiệp, hoặc giữa các chi nhánh của cùng doanh nghiệp với
nhau);
Ngồi ra, có tình trạng phí bảo hiểm chưa tương xứng với rủi ro được bảo hiểm,
trong đó, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ có thể có hợp đồng bảo hiểm được giao kết với
phí bảo hiểm thấp hơn rủi ro nhận bảo hiểm do hạ phí để cạnh tranh lấy khách hàng
- Hoạt động của đại lý, môi giới bảo hiểm chưa chun nghiệp, vẫn cịn tình trạng tư vấn
bảo hiểm chưa giải thích đầy đủ thơng tin về sản phẩm, tìm hiểu chính xác khả năng tham
gia bảo hiểm của bên mua bảo hiểm, xúi giục hay ép buộc tham gia bảo hiểm,...
- Một số doanh nghiệp bảo hiểm trong nước có năng lực cạnh tranh thấp do vốn cịn nhỏ,
quản trị doanh nghiệp yếu, khả năng kiểm soát rủi ro của một số doanh nghiệp bảo hiểm
còn hạn chế; chất lượng cán bộ chưa theo kịp và chưa đáp ứng với sự phát triển của thị
trường.
2.2. Nguyên nhân
- Tác động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành bảo hiểm là xu hướng
giảm lãi suất của các ngân hàng.
Liên tục trong thời gian qua, các ngân hàng đã có nhiều đợt giảm lãi suất theo chỉ đạo từ
Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là lãi suất ngắn hạn.Việc hạ lãi suất huy động gây ảnh
hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ do 82% đầu tư của các
doanh nghiệp này là ngắn hạn.
23


BSC cho rằng, lãi suất gửi tiền tại các ngân hàng sẽ tiếp tục giảm nhẹ từ 0,25% – 0,3%
trong năm 2020. Điều này sẽ ảnh hưởng một phần đến thu nhập tài chính của các doanh

nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khi cơ cấu tiền gửi ngắn hạn đang chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu tài sản đầu tư.
- Cạnh tranh gay gắt khiến thị phần bị thu hẹp. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp trong top 5 về thị phần và sự vươn lên của các cơng ty bảo hiểm top dưới khiến thị
phần của nhóm doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu liên tục bị san sẻ. Bên cạnh đó là sự gia
nhập của cơng ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài với năng lực tài chính mạnh mẽ, sau
kinh nghiệm và cơng nghệ hiện đại sẽ là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nội địa
trong công cuộc giành giật thị phần bảo hiểm.
- Xuất phát chủ yếu từ sự bất cập của hệ thống luật pháp
Ví dụ như: Nghị định số 98/2013/NĐ – CP không đề cập đến khái niệm hay đưa ra một
định nghĩa nào rõ ràng về trục lợi bảo hiểm. Nghị định chỉ quy định chủ yếu xử phạt hành
chính đối với các hành vi gian dối của phía doanh nghiệp bảo hiểm chứ không xử lý đối
với hành vi gian dối của khách hàng bảo hiểm. Luật kinh doanh bảo hiểm cũng không đề
cập đến trục lợi bảo hiểm mà chỉ đề cập đến “nghĩa vụ cung cấp thông tin” và “quyền của
doanh nghiệp bảo hiểm” từ chối chi trả , bồi thường khi bên mua bảo hiểm cung cấp
thơng tin khơng trung thực. Theo đó, việc chế tài chỉ dừng lại ở việc doanh nghiệp bảo
hiểm được từ chối giao dịch hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng bằng
cách tuyên bố “hợp đồng vơ hiệu”
Bên cạnh đó, có thể thấy các ngun nhân khác như:
(1) Từ phía doanh nghiệp bảo hiểm:- Ý thức, hiểu biết pháp luật nói chung , pháp luật
kinh doanh bảo hiểm của nhân viên các doanh nghiệp bảo hiểm chưa cao;
- Còn nhiều doanh nghiệp bảo hiểm chưa có quy định quản lý nghiệp vụ chặt chẽ, chưa có
hoặc chưa đủ khả năng trang bị cơng cụ quản lý hiệu quả
- Chưa có sự hợp tác, cung cấp chia sẻ thơng tin giữa các doanh nghiệp
(2) Từ phía bên mua bảo hiểm- xuất phát từ lòng tham, đặc biệt trong hồn cảnh kinh tế
khó khăn: Trong điều kiện quy định chế tài của pháp luật còn lỏng lẻo, người dân chưa ý
thức được bản chất việc trục lợi là phạm tội, thậm chí, khơng sợ phạm tội mà có tâm lý
chỉ được hoặc ít hoặc nhiều chứ khơng bị mất gì;

24



- Các quy định về quy trình quản lý nghiệp vụ của các DNBH còn lỏng lẻo, nhiều kẽ hở
dễ dàng lợi dụng.
3. Giải pháp và đề xuất kiến nghị
3..1. Giải pháp
Bắt kịp được xu hướng phát triển của thị trường, trong vài năm trở lại đây, các
công ty bảo hiểm đã chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh tập trung vào việc phát
triển các sản phẩm BHPNT một cách toàn diện, hướng tới mục tiêu dẫn đầu phân khúc
bán lẻ trên thị trường BHPNT của Việt Nam. Tuy nhiên, trước sức ép cạnh tranh ngày
càng gay gắt thông qua việc hạ phí bảo hiểm, tình trạng nợ phí bảo hiểm còn phổ biến. Để
nâng cao năng lực cạnh tranh, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các công ty
bảo hiểm phát triển bền vững trong thời gian tới. Cụ thể:
-Thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính của các cơng ty bằng cách tăng quy mô vốn chủ sở
hữu. Các công ty bảo hiểm cần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tiếp của
mình để tăng lợi nhuận bổ sung vốn chủ sở hữu.
-Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá xây dựng hình ảnh. Để cơng tác này
đạt được hiệu quả cao, công ty bảo hiểm cần thuê các công ty quảng cáo chuyên nghiệp,
tổ chức thực hiện trong một thời gian dài, kết hợp với việc tuyên truyền trọng tâm nhân
dịp các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng nhằm thu hút sự quan tâm chung của toàn xã hội.
-Thứ ba, hoàn thiện hệ thống kênh phân phối. Hiện nay, đối với các công ty BHPNT, kênh
phân phối qua cán bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều cán bộ khai
thác bảo hiểm sẽ làm giảm hiệu quả của hệ thống phân phối do sức ỳ rất lớn, chi phí cao,
năng suất thấp, đồng thời gây ra sự xung đột với các kênh phân phối khác. Do đó, việc
giảm dần cán bộ bán hàng, chủ yếu giữ cán bộ làm công tác đánh giá rủi ro, phục vụ bán
hàng là xu hướng cần phải thực hiện quyết liệt trong thời gian tới.
-Thứ tư, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng mạng lưới kinh doanh theo các định hướng:
Phát triển và hoàn thiện sản phẩm BHPNT theo nguyên tắc gắn quyền lợi của người tham
gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm (nguyên tắc số đơng bù số ít). Phí bảo hiểm tương ứng
với mức trách nhiệm bảo hiểm; cung cấp các sản phẩm bảo hiểm thỏa mãn nhu cầu khách

hàng, tăng thêm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, mở rộng phạm vi bảo hiểm, bổ
sung các quyền lợi bảo hiểm hợp lý cho các sản phẩm bảo hiểm cá nhân, tổ chức, thiết lập
mức phí bảo hiểm phù hợp. Đồng thời, các doanh nghiệp bảo hiểm cần nghiên cứu phát
25


×