Bảo Hiểm
Nhóm 10
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, Bảo hiểm phi nhân thọ đã bắt đầu hình thành từ năm 1965. Từ 1965 đến
1994 là thời kỳ BH PNT hoàn toàn hoạt động độc quyền vời một doanh nghiệp bảo hiểm Nhà
nước duy nhất. Ngành bảo hiểm thương mại nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng
cịn rất non trẻ, nhìn chung cịn là lĩnh vực mới mẻ và còn nhiều hạn chế cần khắc phục, đổi
mới.
Trong xu thể hội nhập kinh tế quốc tế và trong điều kiện nước ta ra nhập tổ chức
thương mại quốc tế WTO, các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực tài
chính, bảo hiểm,…. Vì vậy, rất cần thiết phải có những đổi mới tồn diện, tạo nên bước phát
triển đột phá trong ngành Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, nhóm 9 đã chọn đề tài:” Lý thuyết và thực tế về hoạt
động của các công ty Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ ở Việt Nam”.
Kết cấu của bài thảo luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài có 3 chương:
Chương 1. Lý luận về bảo hiểm phi nhân thọ.
Chương 2. Thực tế về hoạt động của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam.
Chương 3. Một số đề xuất nhằm phát triển bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam
1
Bảo Hiểm
Nhóm 10
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
1.1 Bảo hiểm, các đặc điểm bảo hiểm, vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế
Bảo hiểm là một hoạt động đảm bảo các tổn thất của các chủ thể tham gia bảo hiểm
được bù đắp dựa trên nguyên tắc tương hỗ.
- Các chủ thể tham gia bảo hiểm phải trả một khoản phí nhất định.
- Khi tổn thất xảy ra liên quan đến đối tượng bảo hiểm, nhà bảo hiểm có trách
nhiệm bồi thường hoặc trợ cấp một số tiền theo thỏa thuận.
Đặc điểm của bảo hiểm:
Hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “số đông bù số ít”.
Mục đích chủ yếu nhằm góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia và tạo nguồn vốn
cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đều, vừa mang tính bồi hồn vừa khơng bồi
hồn
Bảo hiểm thể hiện tính tương trợ, tính xã hội, tính nhân văn sâu sắc.
Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế:
Góp phần ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống con người.
Góp phần phịng tránh, hạn chế rủi ro tổn thất.
Góp phần cung ứng vố cho phát triển kinh tế-xã hội.
Bảo hiểm là một cơng cụ tín dụng;
Góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo
hiểm
1.2 Khái niệm và đặc trưng của bảo hiểm phi nhân thọ
2
Bảo Hiểm
Nhóm 10
1.2.1 Khái niệm
Bảo hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm cho con người, tàu, xe, hàng hải, cháy nổ,...thời
gian đóng phí và được bảo hiểm ngắn (lâu nhất là 2 năm). Khi có rủi ro bảo hiểm theo
đúng quy định trong điều khoản hợp đồng ký kết mới được bồi thường thiệt hại, nếu khơng
có bất kỳ rủi ro nào xảy ra trong thời gian bảo hiểm thì xem như phí đóng được bồi thường
cho người khác (nói cách khác là khơng cịn)
1.2.2 Đặc trưng của bảo hiểm phi nhân thọ
• Mục đích bảo hiểm: Nhằm đáp ứng các quy định về bảo hiểm bắt buộc của luật pháp, các
tập quán, các điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh,, hoạt động nghề
nghiệp, và các thơng lệ quốc tế. Đây là mục đích được coi là đặc trưng rất riêng của nghiệp
vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
• Sự chênh lệch về giá trị giữa các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ: phương pháp đồng bảo
hiểm và nhất là tái bảo hiểm được khai thác tối đa trong bảo hiểm phi nhân thọ, sự phát
triển mạnh mẽ về quy mơ, trình độ cơng nghệ bảo hiểm của thị trường tái bảo hiểm phi
nhân thọ phần nào là một hệ quả của sự đa dạng về nhu cầu sử dụng bảo hiểm.
• Mức độ ràng buộc và cam kết trong hợp đồng bảo hiểm: bên mua bảo hiểm có trách nhiệm
theo đuổi đến cùng, ngoại trừ lý do rơi vào các tình huống phải chấm dứt hợp đồng bảo
hiểm theo quy định pháp luật.
• Áp dụng kĩ thuật phân chia: thời hạn của bảo hiểm phi nhân thọ ngắn và có sự khác nhau
rõ rệt giữa các nghiệp vụ bảo hiểm. Thông thường, thời hạn bảo hiểm thường kéo dài 1
năm tài chính hoặc 2 năm tài chính liên tiếp. Điều đáng lưu ý: trách nhiệm bồi thường của
doanh nghiệp bảo hiểm có thể phát sinh sau thời điểm thời hạn của hợp đồng kết thúc.
Trong khi đó, phí bảo hiểm có thể đã thu một lần toàn bộ khi hợp đồng kết giao bảo hiểm
hoặc vài kì trong thời hạn bảo hiểm. Vì thế, việc quản lý tài chính thu chi phải áp dụng kĩ
thuật phân chia.
1.2.3 Phân loại bảo hiểm phi nhân thọ
Theo đối tượng bảo hiểm:
3
Bảo Hiểm
Nhóm 10
• Bảo hiểm tài sản: Là loại hình bảo hiểm mà đối tượng được bảo hiểm là tài sản (cố định
hay lưu động), của người được bảo hiểm.
Số tiền bồi thường bảo hiểm được trả sẽ dựa vào số tiền bảo hiểm được thoả thuận
tức là:
Số tiền bồi thường ≤ số tiền bảo hiểm
Vd: bảo hiểm vật chất cho thiệt hại xe cơ giới, hàng hóa xuất nhập khẩu,...
• Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Là loại hình bảo hiểm mà đối tượng được bảo hiểm là trách
nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo luật định.
Vd: BHTNDS xe cơ giới,...
• Bảo hiểm con người phi nhân thọ : Là loại hình bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là sức
khỏe, sinh mạng, khả năng lao động của con người. Đây là loại hình bảo hiểm chỉ liên
quan đến rủi ro: bệnh tật, tai nạn, mất khả năng lao động và cả tử vong. Người được bảo
hiểm thường được quy định trong một khoảng tuổi nào đó, các cơng ty bảo hiểm khơng
chấp nhận bảo hiểm cho những có độ tuổi q thấp
Vd: bảo hiểm tai nạn 24/24, bảo hiểm tai nạn hành khách,...
Theo tính chất bắt buộc:
Bảo hiểm phi nhân thọ bắt buộc: là những loại bảo hiểm mà pháp luật có quy
định về nghĩa vụ tham gia bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân có mối quan hệ nhất định với
loại đối tượng bắt buộc được bảo hiểm. Bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với một số loại
bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ cơng cộng và anh sinh xã hội.
Bảo hiểm phi nhân thọ tự nguyện: là loại hình bảo hiểm mà người tham gia bảo
hiểm có toàn quyền lựa chọn theo nhu cầu và ý muốn của bản thân, hợp đồng bảo hiểm
được kí kết trên cơ sở tự nguyện giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.
4
Bảo Hiểm
Nhóm 10
CHƯƠNG 2. THỰC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1 Đặc trưng của bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam
Bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam ra đời muộn hơn nhiều so với thế giới. Hoạt
động bảo hiểm đã có ít nhiều ngay từ thời kỳ nước ta còn bị Pháp đô hộ và ở miền Nam
song thời điểm đáng chú ý là sự ra đời của Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) ngày
17/12/1964 và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/01/1965.
Trong suốt 1 thời gian dài, Bảo Việt hoạt động với cơ chế độc quyền. Cho đến ngày
18/12/1993, Chính phủ đã ban hành nghị định 100/NĐ-CP về KDBH, đã đánh dấu 1 bước
ngoặt trong quá trình phát triển thị trường bảo hiểm ở nước ta. Bắt đầu từ năm 1994, Việt
Nam mới thực sự có thị trường bảo hiểm.
Danh sách các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam
STT
Tên công ty
Năm
Vốn điều
thành
lệ (tỷ
lập
đồng)
1
Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt)
1964
1,500
2
Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh)
1994
755
3
Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico)
1995
709
4
Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long)
1995
336.345
5
Tổng công ty bảo hiểm PVI (PVI)
1996
1,500
6
Công ty liên doanh bảo hiểm
1996
300
Bảo Việt – Tokio Marine(Bảo Việt – Tokio Marine)
5
Bảo Hiểm
Nhóm 10
7
Cơng ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC)
1997
300
8
Tổng cơng ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI)
1998
450
9
Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama
2001
388.906
2002
500
2002
300
Việt Nam (Groupama)
10
Công ty TNHH 1 thành viên bảo hiểm Ngân hàng
công thương V iệt Nam (Bảo Ngân)
11
Công ty TNHH bảo hiểm Samsung Vina
(Samsung Vina)
12
Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS)
2003
400
13
Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu
2005
660
tư và Phát triển Việt Nam (BIC)
14
Công ty cổ phần bảo hiểm AAA (AAA)
2005
675
15
Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ Chartis (Việt
2005
375
Nam)
16
Công ty TNHH bảo hiểm QBE (Việt Nam) (QBE)
2005
300.322
17
Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông
2006
380
nghiệp ViệtNam (ABIC)
18
Công ty cổ phần bảo hiểm Tồn Cầu (GIC)
2006
400
19
Cơng ty cổ phần bảo hiểm Phú Hưng
2006
300
20
Công ty TNHH bảo hiểm Liberty (Liberty)
2006
994.872
21
Công ty TNHH bảo hiểm ACE (ACE)
2006
337.455
22
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC)
2007
400
23
Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng Không (VNI)
2008
500
24
Công ty cổ phần bảo hiểm SHB – Vinacomin (SVIC)
2008
300
6
Bảo Hiểm
Nhóm 10
25
Cơng ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương ( B H V )
2008
300
26
Côngty TNHH bảo hiểm phi nhân
2008
300
thọ MSIG Việt Nam (MSIG)
27
Công ty TNHH bảo hiểm Fubon (Việt Nam) (Fubon)
2008
300
28
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Xuân Thành
2009
300
2010
305.976
(XuânThành)
29
Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ Cathay (Việt
Nam) (Cathay)
2.1.2. Cơ chế hoạt động của công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam
2.1.2.1 Chủ thể tham gia hoạt động
- Người mua (Khách hàng): Là những cá nhân, tổ chức doanh nghiệp có nhu cầu
mua bảo hiểm cho tài sản, tính mạng, sức khỏe hay trách nhiệm dân sự trước pháp luật.
Khách hàng bao gồm khách hàng hiện tại (đã tham gia mua bảo hiểm) và khách hàng tiềm
năng (có thể mua bảo hiểm trong tương lai). Khách hàng tiềm năng phải thỏa mãn điều
kiện: có nhu cầu về bảo hiểm, có khả năng tài chính, là đối tượng thỏa mãn các điều kiện
của sản phẩm bảo hiểm, người bán có thể tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với họ.
- Người bán: Là các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm BH phi nhân thọ
- Các tổ chức trung gian: Là cầu nối giữa người mua và người bán có thể là cơng ty
mơi giới bảo hiểm, đại lý BH phi nhân thọ. Họ được các DNBH ủy quyền phân phối các
sản phẩm BH và một số các hoạt động khác.
2.1.2.2 Quy luật số đơng bù số ít
Quy luật này mang tính tương trợ, cùng nhau san sẻ rủi ro của người tham gia BH.
Bởi lẽ BH PNT là một hệ thống qua đó một số người đồng ý góp vào 1 quỹ chung (với số
phí tương đối nhỏ), được dùng để chia sẻ các chi phí tổn thất của số ít người gặp rủi ro (có
7
Bảo Hiểm
Nhóm 10
thể rất lớn). Đây cũng là biểu hiện của quy luật phân tán rủi ro trong hoạt động BH. Hai
quy luật này được các DB BH Việt Nam tận dụng triệt để trong kinh doanh BH. Nếu các
quy luật này khơng phát huy tác dụng thì hoạt động BH khơng tồn tại, hay nói cách khác
DNBH sẽ phá sản. Ngược lại, nếu các quy luật này vận hành tốt, là điều kiện để các DN
giảm giá (phí BH), mở rộng quyền lợi của người mua BH. Đây là điều kiện tiên quyết để
chiếm lĩnh thị trường có hiệu quả nhất.
2.2.1.3 Cạnh tranh
Là đặc trưng của thị trường nói chung, nhưng ở thị trường BHPNT thì cạnh tranh
quyết liệt hơn, đôi khi phải dùng thủ thuật, chiến thuật trong cạnh tranh. Bởi vì sản phẩm
BH là sản phẩm dễ bắt chước, nên sản phẩm nào được thị trường chấp nhận và kinh doanh
có hiệu quả là các DNBH tấn cơng một cách quyết liệt bằng mọi hình thức tun truyền,
quảng cáo, khuyến mại… bằng mọi biện pháp giảm phí bảo hiểm, tăng chi phí, mở rộng
quyền lợi cho KH để chiếm lĩnh thị trường
Cũng do cạnh tranh làm cho thị phần của các DNBH ln có sự thay đổi. Nếu DN
nào giữ vững KH hiện có, mở rộng và phát triển được nhiều KH mới đồng thời thu hút
được KH của đối thủ cạnh tranh thì sẽ vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Ngược lại, thị phần
sẽ giảm đi nhanh chóng và kéo theo thương hiệu cũng như uy tín sẽ giảm dần.
Cùng với cạnh tranh là liên kết. Cạnh tranh càng mạnh thì liên kết càng phát triển.
Liên kết thường diễn ra giữa các DN mới, DN vừa và nhỏ để tạo ra sức mạnh cạnh tranh.
Liên kết giữa các DN có thể mạnh để hịa hỗn cùng phát triển. Liên kết còn là nhu cầu
của thị trường mới hình thành và phát triển trong điều kiện thị trường thế giới đã ổn định.
Liên kết là xu hướng của hội nhập.
2.1.2.4. Cơ chế điều tiết thị trường
Các doanh nghiệp BH Việt Nam cũng chịu sự điều tiết chung của cơ chế thị trường
là quy luật cung cầu, cạnh tranh… ngồi ra nó cịn chịu sự điều phối của các quy luật riêng
là quy luật số đông bù số ít, phân tán rủi ro, và cùng với cạnh tranh là liên kết giữa các
DNBH
8
Bảo Hiểm
Nhóm 10
Cung cầu là 2 lực lượng trong thị trường BHPNT ở Việt Nam. Sự tác động giữa
chúng hình thành nên giá cả cơ bản. Tương quan cung cầu điều chỉnh giá cả thị trường. Sự
biến đổi tương quan giữa khả năng cung cấp các Dv bảo hiểm và nhu cầu mua BH dẫn đến
sự lên xuống giá cả. Ngược lại giá cả BH được điều tiết theo quan hệ cung cầu. Khi KTXH phát triển nhu cầu BH PNT tăng lên, các điều kiện đảm bảo cho đời sống sinh hoạt và
sản xuất được tăng cường thì giá cả có xu hướng giảm. Ngồi ra, phí BH cịn ảnh hưởng
bởi chính sách Nhà nước như chính sách đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH, tỷ giá,
lãi suất…
2.1.3 Phương thức giám sát ở Việt Nam
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động kinh doanh rủi ro, chính vì thế mà
khơng chỉ các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đảm bảo rủi ro mà hoạt động này cịn có
sự can thiệp của cơ quan nhà nước.
Trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010 khẳng định:
“Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thơng qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài
chính, quản trị DN, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của DNBH, DN môi giới
bảo hiểm; áp dụng các biện pháp cần thiết để DNBH bảo đảm các yêu cầu về tài chính và
thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm.”
Như vậy, cơ quan giám sát Việt Nam đang áp dụng phương thức giám sát tuân thủ.
Phương thức giám sát tuân thủ tập trung vào đánh giá tính lành mạnh của hoạt động tài
chính và khả năng thanh toán của các DNBH tại thời điểm đánh giá dựa trên tình hình kinh
doanh của DNBH trong quá khứ (báo cáo tài chính của DN) và hệ thống quản trị điều
hành, quản trị rủi ro so với luật định. Với phương thức giám sát này, cơ quan giám sát tập
trung nguồn lực giám sát vào giám sát tài chính (trên cơ sở phân tích tình hình tài chính,
phân tích chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của DN), giám sát hoạt động nghiệp vụ (quản trị
DN, quy trình nghiệp vụ, quản trị rủi ro,..) trên cơ sở các quy định của pháp luật và tính
tuân thủ pháp luật của các DNBH. Cán bộ giám sát sẽ dựa trên số liệu báo cáo của DN để
đối chiếu với các qui định của pháp luật, phát hiện những sai sót của DN để có khuyến cáo
9
Bảo Hiểm
Nhóm 10
và đưa ra các biện pháp điều chỉnh nếu có sự khác biệt giữa các chỉ tiêu hoạt động kinh
doanh và các tiêu chí giám sát.
Do thực hiện giám sát theo phương thức tuân thủ nên cơ quan giám sát thường thực
hiện xử lý thông tin dữ liệu quá khứ. Do đó, nhiều khi các biện pháp xử lý khơng có hiệu
quả cao vì các rủi ro đã xảy ra. Hoặc khi phát hiện các rủi ro thì trên thực tế đã thay đổi rất
nhiều.
Với một nguồn lực cịn bị hạn chế thì phải mất nhiều năm nữa cơ quan giám sát mới
có thể thực hiện kiểm tra và thanh tra hết một lượt các DN theo phương thức giám sát hiện
nay. Chưa thể tập trung giám sát vào những điểm rủi ro cao mà vẫn mang tính dàn trải.
Nhưng khả năng dự báo cũng như đưa ra những cảnh báo sớm đối với thị trường còn hạn
chế, mức dự báo và cảnh báo khơng cao.
Trong tình hình kinh tế đang có nhiều thay đổi, tác động sự biến đổi khí hậu và
thảm họa thiên nhiên, trục lợi bảo hiểm... hoạt động kinh doanh của DNBH sẽ phải đối mặt
với nhiều rủi ro. Với vai trò của cơ quan giám sát, định hướng và giúp thị trường phát triển
lành mạnh, cơ quan giám sát bảo hiểm phải thực hiện giám sát sớm để chỉ ra những nguy
cơ rủi ro có thể xảy ra với DNBH, giúp DNBH có biện pháp điều chỉnh tránh xảy ra đổ vỡ
cho thị trường.
Xuất phát từ những yêu cầu và xu hướng chung của thế giới, Việt Nam nên có sự
chuẩn bị và từng bước chuyển sang phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro. Tuy nhiên, để
chuyển đổi phuơng thức giám sát thì Việt Nam cần có lộ trình chuyển đổi phù hợp và các
nội dung cần triển khai. Cụ thể:
- Hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện giám sát, cần có quy định xác định mức
vốn trên cơ sở rủi ro, các quy định và chế tài cho cơ quan giám sát thực hiện giám sát trên
cơ sở rủi ro. Xác định các loại rủi ro phát sinh là cơ sở đánh giá đối với TTBH phi nhân
thọ ở Việt Nam;
- Xây dựng quy trình giám sát trên cơ sở rủi ro.
- Xây dựng hệ thống công nghệ thơng tin, các mơ hình phân tích.
10
Bảo Hiểm
Nhóm 10
- Trang bị cho đội ngũ cán bộ giám sát trình độ, kiến thức, hiểu biết nhất định về
DNBH, về nghiệp vụ bảo hiểm và phải có kinh nghiệm phán đốn các rủi ro có khả năng
xảy ra.
- Bên cạnh đó, phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro đề cao hệ thống quản trị của
DN, mức độ đáp ứng của DNBH trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro của DN sẽ
có tác động giảm thiểu những rủi ro phát sinh.
2.1.4 Các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm các nghiệp vụ sau:
a)Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người
b)Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
c)Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và
đường không
d)Bảo hiểm hàng không
đ)Bảo hiểm xe cơ giới
e)Bảo hiểm cháy, nổ
g)Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu
h)Bảo hiểm trách nhiệm chung
i)Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
k)Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
l)Bảo hiểm nơng nghiệp
m)Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định.
2.1.5. Hợp đồng và phí bảo hiểm phi nhân thọ
Sự khác biệt cơ bản của bảo hiểm phi nhân thọ so với bảo hiểm nhân thọ là bạn chỉ
được nhận tiền bồi thường khi có rủi ro xảy ra và nếu khơng có bất kỳ rủi ro nào, bạn sẽ
11
Bảo Hiểm
Nhóm 10
khơng nhận được gì khi hợp đồng hết hạn. Chính vì vậy, bảo hiểm phi nhân thọ thường có
bảo phí rất thấp so với bảo hiểm nhân thọ và thời gian đóng phí và được bảo hiểm cũng rất
ngắn (thông thường chỉ một, hoặc hai năm).
Trong các công ty bảo hiểm, việc tính phí cho sản phẩm bảo hiểm là một cơng việc
phức tạp, địi hỏi phải sử dụng nhiều công cụ và dữ liệu đầu vào khác nhau. Mặc dù có thể
có nhiều phương pháp tính phí khác nhau song vẫn dựa trên nền tảng Thống kê các rủi ro,
tổn thất trong quá khứ cũng như tiên liệu về xác suất xảy ra rủi ro trong tương lai. Tuy
nhiên, dữ liệu của mỗi công ty một khác (do nguồn thu thập, do thời kỳ thống kê, do các
sai số...) Bên cạnh yếu tố kỹ thuật, các công ty bảo hiểm cịn phải tính tới yếu tố tâm lý, thị
hiếu khách hàng, khả năng cạnh tranh cũng như chiến lược giá của bản thân cơng ty.
Vì việc xác định mức phí thích hợp cho mỗi sản phẩm bảo hiểm rất phức tạp và khó
khăn như vậy nên tại các công ty BH ngày nay thường sử dụng đội ngũ các chun gia tính
tốn (Actuary) được đào tạo chun sâu về vấn đề này.
Có thể nói, định phí là một trong các bí quyết cơng nghệ của DN bảo hiểm, vì vậy
các DN sẽ khơng tiết lộ các bí kíp này của mình.
12
Bảo Hiểm
Nhóm 10
13
Bảo Hiểm
Nhóm 10
Bảng phí bảo hiểm xe máy (PVI)
14
Bảo Hiểm
STT Loại
Nhóm 10
Số
tiềnTrách
nhiệm bảoGhi chú
phải đóng
1
Bảo
66.000/ 1Trách nhiệm dân Khi người đi xe máy đi xe và đâm gây tai nạn cho
bắt buộc (cả VAT)với người thứ người khác, thì cơng ty bảo hiểm xe đứng ra đền cho người bị
năm
sự
3 như
đâm, theo các mức ghi ở trong bảo hiểm, cụ thể ở đây là: BH
- Về
người: 50người là đền tối đa là 50 triệu/người/vụ. Với tài sản là 30
triệu
đồng/người/
triệuvụ
/
vụ
- Về tài sản: 30Nếu người điều khiển gây tai nạn cho người thứ ba, làm cho
triệu
đồng/vụ
người thứ ba gây tai nạn thêm cho người thứ 4 hoặc xe "dính
chùm" làm thiệt hại tài sản cho người thứ 5 thứ 6 xung quanh,
thì trong phạm vi được bảo hiểm, đơn vị bảo hiểm sẽ có trách
nhiệm chi trả tất cả phần thiệt hại mà chiếc xe được bảo
đã gây ra cho các nạn nhân (sau khi giám định) thay chủ
15
Bảo Hiểm
2
Bảo
Nhóm 10
86.000/ 1Trách nhiệm dân
bắt năm (cả VAT)với người thứ 3 như
buộc sự
Loại bảo hiểm này cũng tượng tự như bảo hiểm bắt
bảo hiểm cho
buộc có điều bổ xung thêm bảo hiểmcho cả người ngồi trên xe
người ngồi trên - Về người: 50 triệu
đồng/người/
vụ
Nghĩa là ngoài việc bồi thường cho người bị đâm, thì người lái
- Về tài sản: 30 triệu
xe bị tai nạn cũng sẽ được bồi thường. Mức tối đa đền là 10
đồng/vụ
triệu cho 1người/vụ, nếu xe chở 2 người thì tối đa là 20 triệu
bảo hiểm cho người ngồi
trên
xe:
Mức trách nhiệm tối đa là
10 triệu/người/ vụ tối đa 2
người
2.2 Thực trạng hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam
2.2.1 Tình hình hoạt động của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam
Năm 2013 vẫn là một năm khó khăn của nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam.
Kinh tế chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, sản xuất
kinh doanh phục hồi chậm, đồng thời thu nhập của người dân chưa được cải thiện. Mặc dù
vậy, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn tiếp tục đà tăng trưởng
Một số kết quả cụ thể của bức tranh thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2013
như sau:
Thứ nhất, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2013 ước đạt trên 47
nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 14,13% so với năm 2012; trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi
nhân thọ ước đạt gần 24,5 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 7%.
16
Bảo Hiểm
Nhóm 10
Đới với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, các doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu,
chiếm tỷ trọng lớn vẫn là Bảo Việt, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
(PVI), Bảo Minh và Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) chiếm tới 62%
thị phần doanh thu bảo hiểm gốc. Đồng thời bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tài sản và bảo
hiểm thiệt hại, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người cũng vẫn là những sản phẩm chính,
truyền thống, chiếm tỷ trọng chính (71,3% thị phần), rất được các doanh nghiệp bảo hiểm
coi trọng và tập trung khai thác.
17
Bảo Hiểm
Nhóm 10
Biểu đồ 1: Tổng doanh thu, thị phần của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại
Việt
Nam
năm
Nguồn: tạp chí tài chính
18
2013
Bảo Hiểm
Nhóm 10
Biểu đồ 2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ năm 2013
( Đơn vị: triệu đồng)
Biểu đồ 3: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của một số doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ
( Nguồn: Đặc san Toàn cảnh Bảo hiểm Việt Nam 2014)
Thứ hai, tổng số tiền thực bồi thường và trả tiền bảo hiểm ước khoảng 18,9 nghìn
tỷ đồng, bằng khoảng 40,2% tổng doanh thu phí bảo hiểm. Trong đó, các doanh nghiệp
19
Bảo Hiểm
Nhóm 10
bảo hiểm phi nhân thọ ước chi trả khoảng 10,8 nghìn tỷ đồng (chiếm xấp xỉ 45% doanh
thu phí bảo hiểm).
Biểu đồ 4: Tỷ lệ bồi thường của một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại
Việt Nam năm 2013
(Nguồn: Đặc san Toàn cảnh Bảo hiểm Việt Nam 2014)
Thứ ba, tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm năm
2013 ước đạt 105.265 tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2012. Trong đó các doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ đầu tư khoảng 24 nghìn tỷ đồng, tăng 14%.
Thứ tư, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm toàn thị trường năm 2013 đạt
trên 132 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2012. Trong đó tài sản của các doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt trên 37 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6%.
Thứ năm, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm toàn thị trường
năm 2013 đạt xấp xỉ 37,8 nghìn tỷ đồng, tăng 15,1 % so với năm 2012. Trong đó vớn chủ
sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt gần 17,7 nghìn tỷ, tăng 2,7%.
Thứ sáu, tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2013 đạt
xấp xỉ 80 nghìn tỷ đồng, tăng gần 12,03% so với năm 2012; trong đó các doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ đạt 15,7 tỷ đồng (tăng 11,90%).
20
Bảo Hiểm
Nhóm 10
Thứ bảy, trên thị trường có tởng cợng 59 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có 29
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 16 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 12 doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm và 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, trong năm 2013 có 14/29 doanh
nghiệp bảo hiểm (khoảng 50%) kinh doanh có lãi, 15/29 doanh nghiệp lỗ hoạt động kinh
doanh bảo hiểm. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, 10/16 doanh nghiệp kinh doanh có lãi,
6/16 doanh nghiệp lỗ. Trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm, 9/11 doanh nghiệp kinh doanh có
lãi (năm 2012 có 6/11 doanh nghiệp), 2/11 doanh nghiệp lỗ.
Biểu đồ 5: Tăng trưởng của một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
Nguồn: Đặc san Toàn cảnh Bảo hiểm Việt Nam 2014)
Năm 2013, kết quả kinh doanh của PVI có nhiều điểm sáng hơn: tăng trưởng đạt
9,4% so với mức tăng trưởng của Bảo Việt là 5,3%, tỷ lệ bồi thường luôn được duy trì ở
mức thấp hơn mức trung bình của ngành (22,7%), trong khi con số này ở Bảo Việt là
54,2%. Với lợi thế tuyệt đối trong mảng bảo hiểm năng lượng - dầu khí, PVI được đánh
giá là đang có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển hơn.
Các doanh nghiệp tiếp theo trong Top 5 như Bảo Minh, PJICO và PTI mặc dù vẫn
"trụ hạng” thành công nhưng tốc độ tăng trưởng sụt giảm: chỉ tăng 0,6% đối với Bảo Minh
và PJICO, trong khi PTI thậm chí tăng trưởng âm 10%. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
vốn chủ của 3 doanh nghiệp này cũng cách khá xa so với 2 doanh nghiệp dẫn đầu và cũng
thua kém các doanh nghiệp ở nhóm sau. Sự trỗi dậy của các doanh nghiệp nhóm sau (SVI,
21
Bảo Hiểm
Nhóm 10
BIC, MIC) đang gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp này, khi khoảng cách với doanh
nghiệp thứ 6 và thứ 7 ngày càng hẹp dần.
Tại nhóm sau, Samsung Vina (SVI) là một hiện tượng, khi đạt tốc độ tăng trưởng ấn
tượng và dần tăng hạng từ vị trí số 10 (năm 2011) lên vị trí thứ 6 về mặt thị phần ở thời
điểm này, bám sát vị trí thứ 5 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI). Tăng trưởng doanh thu
phí bảo hiểm của SVI đạt 66% trong năm 2012 và 25% trong năm 2013, thuộc nhóm rất
cao của thị trường. SVI đã đánh bật Bảo hiểm BIDV (BIC) để giành lấy vị trí số 6 từ năm
2012 và đang tăng tốc khá nhanh so với BIC. SVI cũng liên tục có lợi nhuận khủng và hiện
đang có tỷ suất sinh lời cao nhất trên thị trường.
Trong khi đó, BIC với chiến lược hoạt động hiệu quả đã tuột mất vị trí thứ 6 vào tay
SVI và đang bị doanh nghiệp đứng thứ 8 là Bảo hiểm Quân đội (MIC) đuổi sát nút.
SVI, BIC và MIC hiện là 3 điểm sáng của thị trường bảo hiểm nhân thọ, hứa hẹn sẽ
làm nên những đột phá trong các năm tới. Nếu như BIC và MIC đang bám chặt vào chiến
lược bán lẻ, với sự ủng hộ mạnh mẽ và quyết liệt từ BIDV và MB, thì SVI tiếp tục giữ thị
phần số 1 trên mảng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, nhờ sự hỗ trợ âm thầm của Tập đoàn
Samsung và các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ABIC) cũng là một
nhân tố mới trong Top 10 thị phần, khi đánh bật Bảo hiểm Tồn Cầu (GIC), bước chân vào
vị trí số 9. Việc này được lý giải là nhờ sự khởi sắc của kênh bancassurance qua ngân hàng
mẹ.
Cịn AAA vẫn duy trì vị trí số 10 và chưa có thêm sự đột phá nào, mặc dù đã có cổ
đơng chiến lược nước ngồi.
2.2.2 Một số đánh giá về hoạt động của thị trường bảo hiểm năm 2013
Thứ nhất, trong điều kiện tình hình kinh tế – xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thị
trường bảo hiểm vẫn tiếp tục phát triển là một tín hiệu tích cực cả đối với nền kinh tế nói
chung và thị trường bảo hiểm nói riêng. Trong khó khăn, các doanh nghiệp và người dân
càng quan tâm đến bảo hiểm hơn nhằm phòng vệ cho hoạt động kinh doanh của doanh
22
Bảo Hiểm
Nhóm 10
nghiệp cũng như c̣c sớng của con người. Khi kinh tế, xã hội được cải thiện mạnh mẽ
hơn sẽ là tiền đề tốt cho sự phát triển của mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm.
Thứ hai, tuy nhiên sự phát triển của thị trường bảo hiểm vẫn tập trung vào một số
sản phẩm nhất định, vào một số Doanh nghiệp bảo hiểm lớn trên thị trường. Điều này có
thể được lý giải như sau: (1) Trong điều kiện khó khăn, các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ tập
trung vào thị trường truyền thống, cốt lõi, thế mạnh để tiếp tục tồn tại và phát triển; (2)
Các Doanh nghiệp bảo hiểm lớn tiếp tục chiếm ưu thế trong thời kỳ khó khăn và có thể
dẫn tới quá trình tự tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm để vượt qua khó khăn tiếp tục phát
triển (hiện đang có một doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang xúc tiến giải thể). Song điều
này cũng nói lên rằng, thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa phát triển bền vững, chưa khai
thác hết tiềm năng.
Thứ ba, tình trạng gian lận, trục lợi và một số hành vi khác đã có tác động không
tốt, cản trở sự phát triển của thị trường. Chẳng hạn một số doanh nghiệp bảo hiểm vẫn cịn
thiếu sót về quy trình nghiệp vụ, cơng tác quản lý tài chính, tách quỹ chia lãi, chi trả quyền
lợi cho khách hàng; chi bồi thường bảo hiểm, sử dụng đại lý và chi hoa hồng đại lý.
Bên cạnh đó, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh (kể cả trong nội bộ doanh
nghiệp) và trục lợi bảo hiểm có xu hướng gia tăng; cơng tác giải quyết quyền lợi bảo hiểm
ở một số doanh nghiệp chậm trễ, gây nhiều khó khăn cho khách hàng, mất uy tín của
doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín của ngành.
2.2.3 Triển vọng phát triển thị trường bảo hiểm năm 2014
Thị trường bảo hiểm 2014: Tìm hướng tăng trưởng bền vững
Tuy không đột biến như vài năm trước nhưng thị trường bảo hiểm năm 2014 được
dự báo sẽ tăng trưởng tốt hơn năm 2013 ở tất cả các phân khúc. Chuyên biệt hóa sản
phẩm và phát triển các dịch vụ đi kèm là một trong những yếu tố được các doanh nghiệp
đẩy mạnh để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng trong năm nay.
Dù thị trường bảo hiểm Việt Nam vừa trải qua một giai đoạn khó khăn và nội
tại vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng vẫn là thị trường có nhiều hấp lực
23
Bảo Hiểm
Nhóm 10
với các hãng bảo hiểm nước ngồi cũng như với các tập đồn tài chính trong nước.
Báo cáo đầu năm 2014 về ngành bảo hiểm tại các thị trường mới nổi của Ernst &
Young (EY) cho thấy, Việt Nam vẫn đang là một trong những thị trường tăng trưởng
nhanh, có nhiều triển vọng nhất. Sự tăng trưởng thu nhập và phí bảo hiểm đã giúp
cho Việt Nam lọt vào Top 2 thị trường thu hút các doanh nghiệp bảo hiểm nước
ngồi.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê sơ bộ từ Cục Quản lý và Giám sát bảo
hiểm (Bộ Tài chính), 6 tháng đầu năm 2014, tuy tình hình kinh tế vẫn chưa thực sự
khởi sắc, nhưng thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn đạt được những kết quả khá tích
cực. Cụ thể, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 24.129 tỷ VND,
tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ
ước đạt 11.052 tỷ VND, tăng hơn 19% so với với cùng kỳ. Tổng doanh thu phí bảo
hiểm phi nhân thọ ước đạt 13.077 tỷ VND, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2013. Số
tiền thực bồi thường và chi trả bảo hiểm của các DN bảo hiểm trong 6 tháng ở mức
5.912 tỷ VND. Trong khi đó, số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các DN bảo hiểm
phi nhân thọ ước đạt 23.181 tỷ VND, tăng 0,05% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dựa trên số liệu chung của các cơ quan chức năng, một doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ ước tính, bảo hiểm xe cơ giới vẫn dẫn đầu, với ước doanh thu
3.390 tỷ VND, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái; số tiền bồi thường 1.383 tỷ
VND, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ bồi thường 40% (chưa tính đến dự
phịng bồi thường). Tiếp đến là bảo hiểm tài sản thiệt hại ước đạt 2.714 tỷ VND,
giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái, số tiền bồi thường 1.114 tỷ VND, tăng 156% so
với cùng kỳ năm ngối, tỷ lệ bồi thường 41% (chưa tính đến dự phòng bồi thường).
Bảo hiểm sức khỏe ước đạt 2.093 tỷ VND, tăng trưởng 1%, số tiền bồi thường 897
tỷ VND, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ bồi thường 42% (chưa tính đến
dự phịng bồi thường).
24
Bảo Hiểm
Nhóm 10
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển ước đạt 1.126 tỷ VND, tăng trưởng 9% so với
cùng kỳ năm ngoái, số tiền bồi thường 184 tỷ VND, giảm 13% so với cùng kỳ năm
ngoái, tỷ lệ bồi thường 16% (chưa tính đến dự phịng bồi thường).Bảo hiểm cháy nổ
ước đạt 816 tỷ VND, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái, số tiền bồi thường 277 tỷ
VND, tỷ lệ bồi thường 33% (chưa tính đến dự phịng bồi thường).Bảo hiểm thân tàu
và trách nhiệm dân sự chủ tàu ước đạt 917 tỷ VND, giảm 12% so với cùng kỳ năm
ngoái, số tiền giải quyết bồi thường 239 tỷ VND, giảm 81% so với cùng kỳ năm
ngoái, tỷ lệ bồi thường 26% (chưa tính đến dự phịng bồi thường).
Các nghiệp vụ bảo hiểm khác gồm bảo hiểm trách nhiệm ước đạt 288 tỷ
VND, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, bồi thường ước 30 tỷ VND, tăng 91%;
bảo hiểm hàng không ước đạt 225 tỷ VND, giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái,
bồi thường ước 18 tỷ VND, giảm 70%; bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính ước đạt
43 tỷ VND, tăng trưởng 19%, bồi thường ước 40 triệu VND, giảm 98% so với cùng
kỳ năm ngoái; bảo hiểm thiệt hại kinh doanh ước đạt 54 tỷ VND, tăng trưởng 1% so
với cùng kỳ, bồi thường ước 10 tỷ VND, tăng trưởng 254%; bảo hiểm nông nghiệp
ước đạt 12 tỷ VND, giảm 88% so với cùng kỳ năm ngoái, bồi thường 45 tỷ VND,
giảm 85%.
Tỷ lệ bồi thường của từng doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 6 tháng đầu
năm cũng có xu hướng giảm, chỉ còn 3/29 doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động
trên thị trường có tỷ lệ bồi thường trên 100%. Tỷ lệ bồi thường dưới 35% chiếm vị
trí chủ đạo, một vài doanh nghiệp vẫn còn tỷ lệ bồi thường trên 50%, nhưng rơi vào
nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là chính (đối với bảo hiểm xe cơ giới, tỷ lệ bồi
thường dưới 58% là mức có thể chấp nhận được).
Doanh thu phí bảo hiểm gốc của các doanh nghiệp trong Top 5 doanh nghiệp
có thị phần dẫn đầu thị trường có sự tăng trưởng khơng đồng đều. Mức tăng trưởng
cao nhất là 16% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng trưởng thấp nhất là 0,4%, có hai
doanh nghiệp trong nhóm này có mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm ngoái. 24
25