Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Lich su 6 Bai 1 So luoc ve mon Lich su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.1 KB, 4 trang )

Tuần:1
Tiết: 1

NS:19/8/2018
ND:21/8/2018

Bài 1:
SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Giúp HS nhận biết được.
- Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.
- Mục đích học tập lịch sử (để biết gốc tích tổ tiên, quê hương đất nước, để hiểu hiện tại).
- Phương pháp học tập (cách học, cách tìm hiểu LS) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.
2. Tư tưởng:
- Bước đầu bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích học tập mơn lịch sử.
- Giáo dục môi trường, ý thức bảo vệ di sản văn hoá dân tộc.
3. Kĩ năng : Bước đầu giúp HS có kĩ năng liên hệ thực tế và khai thác tranh ảnh.
4/ Định hướng năng lực cần hình thành:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch
sử, giải thích được mối quan hệ đó, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Giáo án/ thiết kế bài học.
- Thiết bị dạy học, máy chiếu, chuột, màn hình.
- Các slides trình chiếu: Hình ảnh, câu hỏi thảo luận...
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Những câu truyện về lịch sử ( Sơn Tinh- Thuỷ Tinh, Thánh Gióng…).
- Quan sát H1,2/Tr3,4 SGK và rút ra nhận xét.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ


Hoạt động 1. Khởi động
* Mục tiêu: Gợi tâm thế vào bài, kích thích sự tị mị, tạo cho học
sinh hứng thú học tập.
GV: Chiếu hình ảnh văn Miếu Quốc Tử Giám xưa và nay.

HS: Quan sát trong 01 phút và trả lời các câu hỏi sau.
- Hình ảnh trên gợi cho em biết điều gì?
- Hình ảnh của trường học ngày xưa có gì khác với trường học ngày
nay?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Vậy lịch sử loài
người mà chúng ta học là gì?
=> vào bài mới.

NỘI DUNG BÀI DẠY


Hoạt động 2. Hình thành kiến thức.
1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lịch sử của lồi người.
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được lịch sử là gì, nhiệm vụ của bộ môn
lịch sử.
- GV cho 1 hs đọc đoạn đầu từ con người….lịch sử.
- Có phải ngay từ khi mới xuất hiện con người, cây cỏ, mọi vật đều
có hình dạng như ngày nay?
- HS: làm việc cá nhân và báo cáo kết quả.
- GV: Nhấn mạnh con người, mọi vật xung quanh ta đều sinh ra, lớn
lên và biến đổi. Xã hội loài người cũng vậy. Những gì mà các em
thấy hôm nay đều trãi qua những thay đổi theo thời gian nghĩa là
đều có lịch sử.
- Vậy theo em lịch sử là gì ?
GV: Để hiếu được quá khứ đó trí nhớ của chúng ta hoàn toàn khơng

đủ mà cần đến một KH Lịch sử cịn có nghĩa là khoa học. Vậy môn
lịch sử có nhiệm vụ gì?
- HS: làm việc cá nhân và báo cáo kết quả với thầy cô giáo
- GV: Chuẩn xác kiến thức và cho học sinh ghi vào vở.

1. Xã hội loài người có lịch sử
hình thành và phát triển.

- Lịch sử là những gì đã diễn ra
trong quá khứ.
- Lịch sử là một mơn khoa học, có
nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục
lại quá khứ của con người và xã
hội loài người.

2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục đích của việc tập lịch sử.
2.Mục đích học tập lịch sử.
* Mục tiêu: Học sinh biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương,
dân tộc mình, những gì đang thừa hưởng của ông cha và biết mình
phải làm gì cho tương lai.
GV: Chiếu hình ảnh và hướng dẫn học sinh quan sát

Một lớp học ởtrường làng xưa

Lớp học trường THCS Hương Lâm

Nhìn lớp học trong hình 1 em thấy khác với lớp học trường em như
thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
- HS: làm việc theo cặp và báo cáo kết quả với thầy cô giáo
(Sự khác biệt so với ngày nay: lớp học, thầy trò, bàn ghế…)

- GV: Vậy học lịch sử để làm gì?
- HS: làm việc cá nhân và báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
- GV: Nhấn mạnh: Mỗi con người, làng xóm...cũng như mỗi dân tộc
đều trải qua những thay đổi theo thời gian.
? Theo em, chúng ta có cần biết những thay đổi đó không?
Tại sao lại có những thay đổi đó?
- HS: làm việc cá nhân và báo cáo kết quả với thầy cơ giáo.
- GV: Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình, quê hương em
để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử?

2. Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập lịch sử.
* Mục tiêu: Học sinh ghi nhớ các khái niệm thế nào là "tư liệu lịch

- Để biết được cội nguồn của tổ
tiên, quê hương, dân tộc mình, để
hiểu cuộc sống đấu tranh và lao
động sáng tạo của dân tộc mình
và của cả loài người trong quá
khứ xây dựng nên xã hội văn
minh như ngày nay.
- Để hiểu được những gì chúng ta
đang thừa hưởng của ơng cha
trong quá khứ và biết mình phải
làm gì cho tương lai.iết mình phải
làm gì cho tương lai.
3. Phương pháp học tập lịch sử.


sử", "tư liệu truyền miệng", "tư liệu hiện vật" và "tư liệu chữ viết".
GV: Cho học sinh làm việc nhóm ( thời gian 4 phút)

N1. Em hãy nhớ và kể lại một câu chuyện mà tuổi thơ đã được ôn bà,
bố mẹ kể cho nghe? Nhân vật nào trong câu chuyện nào em thích
nhất?
N2: Từ đâu mà ơng bà, bố mẹ lại biết được những câu chuyện trên để
kể lại cho các em nghe?
N3: Em sẽ làm gì để lưu giữ lại những câu chuyện mà tuổi thơ đã
được ôn bà, bố mẹ đã kể ?
HS: Thảo luận và báo cáo kết quả thảo luận với thầy cô giáo
GV: Theo em em những câu chuyện được truyền từ đời này qua đời
khác sử học gọi là loại tư liệu nào?
- Tư liệu truyền miệng
HS: Tư liệu truyền miệng.
? Hãy kể những loại tư liệu truyền miệng mà em biết?
GV: Chuẩn xác nội dung và cho học sinh ghi vào vở.
GV: Chiếu hình ảnh và hướng dẫn học sinh quan sát

Bia tiến sĩ ( Văn Miếu – Quốc Tử Giám)

Kinh thành Huế

- Bia tiến sĩ được làm bằng gì?
- Trên bia ghi gì?
? Em hãy cho biết hình ảnh trên thuộc những loại tư liệu nào?
Qua hình ảnh giúp em hiểu thêm được điều gì?
? Ở địa phương em có loại hình di tích nào? Em cần làm gì để bảo
vệ, giữ gìn và phát huy?
- HS: làm việc theo cặp và báo cáo kết quả với thầy cô giáo
=> (đá => hiện vật) (tên, tuổi =>chữ viết)
=> Khu khảo cổ học cát tiên.
GV: Chuẩn xác nội dung và cho học sinh ghi vào vở.

GDMT: giáo dục ý thức bảo vệ những di tích, đồ vật của người xưa
cịn giữ được và giải thích cho HS hiểu tư liệu truyền miệng, hiện
vật, chữ viết =>nắm các khái niệm trong SGK.
- Vậy căn cứ vào đâu mà người ta biết được lịch sử ?

- Tư liệu hiện vật (di tích và di
vật)
- Tư liệu chữ viết.

Hoạt động 3. Luyện tập. Hướng dẫn học củng cố lại hệ thống kiến thức đã học thông qua hệ
thống bài tập.
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được.
- Lịch sử là gì, nhiệm vụ của mơn lịch sử.
- Mục đích của việc học tập lịch sử.
- Biết được các nguồn tư liệu để dựng lại lịch sử.
1. Khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
1.1 Những gì đã diễn ra và lùi sâu vào quá khứ gọi là:
A. Hiện tại.
B. Tương lai.
C. Ký ức.
D. Lịch sử.


1.2 Di tích lịch sử Kinh thành Huế thuộc nguồn tư liệu:
A. hiện vật.
B. truyền miệng, hiện vật
C. chữ viết, truyền miệng
D. chữ viết, hiện vật
2. Lịch sử giúp em hiểu biết những gì? Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử.
Hoạt động 4. Vận dụng, mở rộng.

* Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực
tiễn và mở rộng kiến thức của học sinh.
- GV: Chiếu câu hỏi:
1. Em hiểu gì về câu danh ngơn: “ Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”
2.
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Hai câu thơ trên là của ai? Em hãy cho biết ý nghĩa về lời dạy của Bác?
3. Em hãy kể tên những chuyện dân gian có những chi tiết giúp em biết được LS.
( Con Rồng.., Bánh Chưng …, Thánh Gióng, Sự Tích Hồ Gươm..)
4. Dựa vào hiểu biết của mình em hãy mơ tả khu phế tích khảo cổ học Cát tiên?
* Hướng dẫn tự học:
- Chuẩn bị bài 2: Mỗi tổ mang 1 lịch treo tường.
- Tìmhiểu cách tính thời gian của người xưa qua sơ đồ SGK/Tr 7 và nhận xét.
- Trả lời các câu hỏi SGK/Tr 7.



×