Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

NHẬN DIỆN NHỮNG MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM, TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.95 KB, 21 trang )

MBTH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG

TÊN MƠN HỌC:
GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG VÀ AN NINH
TÊN BÀI THU HOẠCH:
NHẬN DIỆN NHỮNG MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN
THỐNG Ở VIỆT NAM, TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHIẾN
LƯỢC BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA GẮN VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BP
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số
Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

1

PHẦN NỘI DUNG



2

1. An ninh phi truyền thống

2

1.1. Khái niệm an ninh, an ninh quốc gia, an ninh phi truyền thống
1.2. Đặc điểm của an ninh phi truyền thống
1.3. Vị trí an ninh phi truyền thống trong chiến lược an ninh quốc gia.
1.4. Các yếu tố phi truyền thống tác động đến an ninh quốc gia Việt Nam
1.5. Nhận diện những mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam
hiện nay
1.6. Giải pháp chủ động phịng ngừa, ứng phó mối đe dọa an ninh phi
truyền thống ở nước ta hiện nay.
2. Tăng cường thực hiện chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia gắn với
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh BP
2.1. Đặc điểm tình hình
2.2. Thực tiễn thực hiện chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia gắn
với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh BP.
2.3. Giải pháp tăng cường thực hiện chiến lược bảo vệ biên giới quốc
gia gắn với phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
PHẦN KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo

2
2
3
5
6


2

8
12
12
13
15
17


PHẦN MỞ ĐẦU
Xuất phát từ nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc phòng,
chống các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, trong các văn kiện của các kỳ
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Đảng ta đã luôn nhấn mạnh những quan
điểm, chủ trương, phương hướng, nội dung, biện pháp phịng ngừa và ứng
phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Cùng với đó, chúng ta đã tổ
chức triển khai thực hiện hoạt động phòng, chống các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống và đã thu được những kết quả quan trọng.
Tình hình thế giới và đất nước những năm qua và sắp tới: “Những vấn
đề toàn cầu như bảo vệ hịa bình, an ninh con người, thiên tai, dịch bệnh, an
ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí
hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường… tiếp tục diễn biến phức tạp”; “suy
thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ…cịn diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục tăng
cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta”.
Với trách nhiệm của người đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được
vinh dự học tập, nghiên cứu dưới mái trường Học viện chính trị khu vực II.
Sau khi được quý thầy cô truyền đạt kiến thức và nghiên cứu môn học Giáo
dục quốc phòng và an ninh, vấn đề đặt ra là phải sớm nhận diện các mối đe

dọa an ninh phi truyền thống, tìm kiếm những giải pháp phù hợp để vừa chủ
động phịng ngừa, vừa ứng phó kịp thời, có hiệu quả với các mối đe dọa an
ninh phi truyền thống, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, nhất là trong bối
cảnh mở cửa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đang và sẽ tác động mạnh mẽ, toàn diện đến mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, sự chống phá ngày càng tinh vi, thâm độc của các thế lực
thù địch bằng “diễn biến hịa bình” để thúc đẩy q trình “tự diễn biến, “tự
chuyển hóa” từ bên trong. Do đó, Em xin lựa chọn chủ đề “Nhận diện nững
mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam, tăng cường thực hiện chiến
lược bảo vệ biên giới quốc gia gắn với phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn
tỉnh BP ” để nghiên cứu, viết bài thu hoạch kết thúc môn học. Do khả năng
nhận thức vấn đề còn hạn chế, nội dung bài thu hoạch sẽ khơng tránh khỏi
những thiếu sót nhất định, em rất mong được sự đóng góp, hướng dẫn của q
thầy cơ.

3


PHẦN NỘI DUNG
1. An ninh phi truyền thống.
1.1. Khái niệm an ninh, an ninh quốc gia, an ninh phi truyền thống.
An ninh: là nhu cầu đầu tiên và thiết yếu của mỗi con người, mỗi quốc
gia và toàn nhân loại. Đồng thời, an ninh cũng là điều kiện cơ bản và quan
trọng số một đảm bảo cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Theo tự điển Bách
khoa quân sự Việt Nam: an ninh là khái niệm dùng để chỉ “trạng thái ổn định,
an tồn, khơng có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa sự tồn tại và phát triển bình
thường của cá nhân, của từng tổ chức, của từng lĩnh vực hoạt động xã hội
hoặc của toàn xã hội
An ninh quốc gia: là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội
chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm

phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
An phi truyền thống: là trạng thái ổn định, an tồn, khơng có dấu hiệu
nguy hiểm đe dọa sự tồn tại, phát triển bình thường trước những mọi hiểm
nguy, đe dọa, thách thức từ những tội phạm mới mang tính phi quân sự,
những thiệt hại do các yếu tố mơi trường, tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hộị
của bất kỳ tác nhân, chủ thể phi nhà nước gây ra có ảnh hưởng đến sự ồn
định, phát triển bền vững của cộng đồng, quốc gia, khu vực và toàn cầu.
1.2. Đặc điểm của an ninh phi truyền thống.
Thứ nhất, vấn đề an ninh phi truyền thống xuất hiện từ rất sớm, được
hình thành trong q trình tích lũy các yếu tố tiềm tàng, như vấn đề môi
trường sinh thái, tơn giáo, dân tộc. Có những vấn đề bùng phát và lan rộng tạo
thành, như bệnh dịch, khủng hoảng tài chính tiền tệ, chủ nghĩa khủng bố,
bn lậu, ma túy... ,...) nhưng do diễn ra ở phạm vi nhỏ hẹp, quy mô chưa lớn,
truyền thông chưa phát triển nên ít hoặc khơng được quan tâm. Cịn ngày nay,
do tác động của tồn cầu hóa, mặt trái của sử dụng thành tựu cách mạng khoa
học, công nghệ các vấn đề an ninh phi truyền thống có điều kiện lan tỏa
nhanh, rộng, ảnh hưởng lớn, trở thành mối quan tâm toàn nhân loại và các
khu vực, các quốc gia.
Thứ hai, an ninh phi truyền thống có thể chia làm hai nhóm: nhóm có
tính chất bạo lực và nhóm có tính chất phi bạo lực. nhóm có tính chất bạo lực
gồm những vấn đề có liên quan đến bạo lực như chủ nghĩa khủng bố, bn
lậu ma túy, tội phạm có tổ chức dẫn đến tình trạng khẩn cấp. Nhóm có tính
chất phi bạo lực biểu hiện của những vấn đề chưa có màu sắc hoạt động bạo
lực, như ơ nhiễm mơi trường, sinh thái xấu đỉ, khủng hoảng tài chính tiền tệ,
bệnh dịch...
Thứ ba, an ninh phi truyền thống có đặc trưng lan rộng xuyên quốc gia,
nó có thể phát sinh từ một quốc gia này nhưng có khả năng lan tỏa với tốc độ

4



nhanh đế quốc gia khác như: vấn đề cạn kiệt tài nguyên, bùng nổ dân số, môi
trường bị ô nhiễm, xung đột tôn giáo dân tộc, khủng hoảng kinh tế và tài
chính tiền tệ, chủ nghĩa khủng bố, tội phạm cơng nghệ cao, phổ biến vũ khí
giết người hàng loạt, tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu ma túy, dịch bệnh lây
lan nhanh... Đặc trưng đó cho thấy, vấn đề an ninh phi truyền thống có ảnh
hưởng và tác dụng quan trọng đối với quan hệ giữa các quốc gia, khu vực và
mang tính tồn cầu.
Thứ tư, tất cả những vấn đề thuộc an ninh phi truyền thống đều trực
tiếp đe dọa đến sinh mệnh và đời sống xã hội của cơng dân các nước và an
ninh tồn nhân loại, an ninh quốc gia, an ninh khu vực cũng như an ninh tồn
cầu, chỉ có phương thức, mức độ, thời gian và hậu quả là khác nhau mà thôi.
Thứ năm, an ninh phi truyền thống có sự chồng lấn tương đối giữa
thách thức an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, như: do tác động
của biến đổi khí hậu, suy thối mơi trường... (thuộc an ninh phi truyền thống)
làm cho các nguồn tài nguyên trở nên khan hiếm, cạn kiệt. Điều này có thể
gây ra các cuộc xung đột vũ trang, nội chiến và hậu quả của nó là dịng người
tị nạn, đói nghèo, bệnh tật... diễn ra ở chính các nước tham chiến và cả các
nước láng giềng xung quanh (là nguy cơ an ninh phi truyền thống). Vì vậy, an
ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống cùng tác động đến xây dựng
chiến lược an ninh quốc gia,... bảo đảm ổn định và phát triển của quốc gia.
Thứ sáu, an ninh phi truyền thống mang tính phi chính phủ, bởi hầu hết
nó khơng phải là sản phẩm do đường lối, chính sách của bất kỳ một quốc gia
nào, mà do một nhóm người, tổ chức nào đó gây ra như khủng bố quốc tế, tộỉ
phạm xuyên quốc gia... hoặc hậu quả hành vi con người gây ra như sự suy
thối mơi trường, tài ngun cạn kiệt...
An ninh phi truyền thống đều không nhân danh nhà nước và khơng
thách thức chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào, do đó việc
xử lý các mối đe dọa an ninh phi truyền thống không gắn với sự tranh chấp
thường thấy trong an ninh truyền thống. Nguồn gốc của thách thức an ninh

phi truyền thống thường phức tạp, trong nhiều trường hợp là tổng hợp của
nhiều nguyên nhân khác nhau nên khó dự báo cả về nguyên nhân, mức độ
nguy hại.
1.3. Vị trí an ninh phi truyền thống trong chiến lược an ninh quốc
gia.
An ninh phi truyền thống là bộ phận trong chiến lược an ninh quốc
gia, có liên quan trực tiếp đến sự ổn định chính trị và phát triển của đất
nước.
Ở Việt Nam, xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã có những tác
động tích cực và tiêu cực đến tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, từ
đó nảy sinh những nguy cơ, thách thức mới đối với an ninh quốc gia Việt

5


Nam. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới. Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quân liêu tham nhũng,
lãng phí là nghiêm trọng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng và
Nhà nước. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hịa
bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đang đe dọa sự “tồn
vong” của chế độ. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu, khu vực,
ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Việt Nam; ô nhiễm khơng khí, nguồn
nước..., hủy hoại mơi trường sống; nguy cơ xung đột xã hội ở cả nông thôn và
thành thị bởi nhiều nguyên nhân, trong đó trước hết phải kể đến các ngun
nhân như phân hóa giàu, nghèo, tình trạng thất nghiệp, mâu thuẫn về lợi ích
trước tình trạng đơ thị hóa ào ạt...; nguy cơ gia tăng các loại tội phạm, đáng
chú ý là tội phạm trên lĩnh vực truyền thông, tội phạm sử dụng công nghệ cao
và các loại tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm) và sự tàn phá của thiên tai ngày
càng gia tăng. Sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính

trị và các loại tội phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao... Tất cả những vấn đề
trên đã, đang trực tiếp đe dọa đến an ninh quốc gia Việt Nam.
Từ những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp vấn đề an ninh phi truyền
thống đối với an ninh quốc gia, Đảng ta xác định, an ninh phi truyền thống là
bộ phận trong chiến lược an ninh quốc gia, có liên quan trực tiếp đến sự ổn
định chính trị và phát triển của đất nước.
An ninh phi truyền thống là mối nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia; bảo
đảm quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên trong tình
hình mới.
Hiện nay, các vấn đề an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống
trở thành mối đe dọa chủ yếu đối với an ninh quốc gia Việt Nam. Sự chống
phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị và các loại tội phạm
mới, nhất là các loại tội phạm phi truyền thống tiếp tục gia tăng. Xu thế tồn
cầu hóa, dân chủ hóa, cùng với sự trồi dậy của các vấn đề tồn cầu như đói
nghèo; biến đổi khí hậu; xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tranh giành ảnh
hưởng; tranh chấp chủ quyền biển, đảo, nguồn tài nguyên giữa các quốc
gia trong khu vực đang tiềm ẩn các nguy cơ, thách thức mới đối với an ninh
nước ta. An ninh phi truyền thống được quy định là mối nguy cơ đe dọa an
ninh quốc gia, nó có mối liên kết chặt chẽ với an ninh truyền thống, vấn đề an
ninh phi truyền thống là nội dung quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc
của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Đối phó có hiệu quả
với mối đe dọa an ninh phi truyền thống sẽ góp phần đảm bảo ổn định xã hội,
phát triển kinh tế bền vững góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo vệ chế
độ, giữ vững hịa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và trật tự, an
toàn xã hội.

6


1.4. Các yếu tố phi truyền thống tác động đến an ninh quốc gia Việt

Nam
Mạng lưới tội phạm có tổ chức, xun quốc gia: Tồn cầu hóạ kinh tế
và nhất thể hóa khu vực đã làm thay đổi căn bản bối cảnh quốc tế, phá bỏ các
rào chắn của Chiến tranh lạnh đối với các hoạt động kinh doanh, đồng thời
cũng bỏ rào ngăn đối với các hoạt động tội phạm, tạo điều kiện cho tội phạm
có tổ chức chiếm lĩnh thị trường và mở rộng hoạt động như Tội phạm công
nghệ cao, ma túy, rửa tiền…
An ninh năng lượng, môi trường, lương thực và dịch bệnh: sự cạn kiệt
của các nguồn năng lượng truyền thống, sự gia tăng mức tiêu thụ năng lượng
của các quốc gia trong khu vực, tình hình bất ổn ở các quốc gia Trung Đơng,
vấn đề an toàn vận chuyển năng lượng trên biển, trên bộ. Bên cạnh, hàng triệu
người mỗi năm trên trái đất vẫn bị chết đói do thiếu lương thực; Song đó, vấn
đề dịch bệnh như: Đại dịch AIDS, dịch cúm, sốt rét, lao, SARS (2003), Ebola
(2014) và đại dịch Covid-19 đã trực tiếp cấu thành nguy cơ an ninh phi truyền
thống và gián tiếp cấu thành nguy cơ an ninh truyền thống.
An ninh tôn giáo, dân tộc: Trong những năm gần đây, hoạt động của
các tôn giáo khá sôi động, vấn đề xung đột dân tộc, tôn giáo, hoạt động khủng
bố, những tranh chấp biên giới, lãnh thổ, biển, đảo và các tài nguyên thiên
nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi, đe dọa hịa bình, an ninh khu vực và thế
giới, các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo làm “ngịi nổ”
cho những cuộc “xung đột lợi ích” để phục vụ cho mưu đồ chính trị của họ.
Đồng thời, nhiều “hiện tượng tơn giáo lạ” ra đời, trong đó có khơng ít tổ chức
tơn giáo là một trong những tác nhân gây xung đột tôn giáo, xung đột dân tộc
gay gắt trên thế giới hiện nay. Các thế lực phản động tiếp tục lợi dụng tôn
giáo để chống phá, can thiệp vào các quốc gia độc lập dân tộc, trong đó Việt
Nam là một trọng điểm.
An ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ: Với đặc điểm hệ thống tài chính,
Việt Nam phụ thuộc lớn vào lĩnh vực ngân hàng, trong khi cơng nghệ
tài chính chủ yếu được phát triển tại các ngân hàng hàng đầu, sự phát triển ổn
định, an toàn và lành mạnh của các tổ chức tín dụng sẽ tác động mạnh mẽ đến

sự ổn định của cả hệ thống tài chính.
Chủ nghĩa khủng bố: Tội phạm khủng bố trong vài thập niên gần đây
đã trở thành vấn đề quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hịa bình, ổn định và phát
triển của cả thế giới. Đây là nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống, có khả
năng lan truyền rộng rãi, được hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân: Từ chủ
nghĩa cực đoan tôn giáo, cực đoan về dân tộc, sắc tộc, đến đói nghèo, bệnh
tật, bất bình đẳng, phân hóa, xung đột xã hội hay tranh giành quyền lực, tranh
giành địa - chính trị và các nguồn tài nguyên. Khủng bố cịn có thể là hệ quả
của q trình thực thi chính sách quản lý xã hội thiếu sáng suốt, gây chia rẽ

7


các nhóm xã hội ở các quốc gia và cũng có thể bắt nguồn từ chiến tranh,
can thiệp của một hoặc một số nước vào một quốc gia, khu vực nào đó
1.5. Nhận diện những mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt
nam hiện nay
Nước ta là quốc gia đang phát triển, có vị trí địa lý đặc thù, nằm trên
dải khí hậu xích đạo nhiệt đới, nên chịu tác động rất nặng nề từ an ninh phi
truyền thống, nhất là những mối hiểm họa từ thiên tai, bão lụt, sự biến đổi khí
hậu, nước biển dâng, các loại dịch bệnh (SARS, cúm gia cầm H5N1, AIDS,
Covid-19…). Cùng với đó, những vấn đề về bn lậu, vận chuyển trái phép vũ
khí, ma túy, cướp biển, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, khủng bố, nhập
cư và di cư trái pháp luật, ô nhiễm môi trường… đã và đang tác động mạnh
mẽ đến an ninh của Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày
càng sâu, rộng, bên cạnh thời cơ, thuận lợi, chúng ta cũng đang phải đối mặt
với khơng ít thách thức, trong đó có thách thức từ các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống trên các lĩnh vực, cụ thể:
Mối đe dọa từ an ninh kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế, an ninh kinh tế có vai trị đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc

gia. Thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế những năm vừa qua đã chứng minh
một cách sâu sắc hơn vai trò trung tâm của an ninh kinh tế trong an ninh quốc
gia. Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã thốt khỏi tình trạng nước nghèo
kém phát triển trở thành nước đang phát triển. Tuy nhiên, năng lực điều hành,
quản lý vĩ mơ nền kinh tế cịn nhiều yếu kém; cơ chế, chính sách cịn nhiều sơ
hở, tạo điều kiện cho các loại tội phạm hoạt động gây tổn thất cho các lợi ích
kinh tế của đất nước, từ đó gây mất lịng tin của nhân dân; nguy cơ tụt hậu xa
hơn nữa về kinh tế; nguy cơ tham nhũng vẫn còn tồn tại.
Mối đe dọa từ an ninh xã hội. Do ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị
trường đang phát sinh nhiều vấn đề bất cập bên trong nước ta chưa thể giải
quyết được dẫn đến những mâu thuẫn tích tụ trong lịng xã hội, tiềm ẩn nguy
cơ xung đột xã hội. Chúng ta đã thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế,
tơn giáo, dân tộc nhưng vẫn chưa giải quyết được ổn thoả các vấn đề phức tạp
trong tôn giáo, dân tộc, nhất là tại các vùng chiến lược. Ở hầu hết các địa
phương đều tồn tại các vụ khiếu kiện đông người đặc biệt phức tạp kéo dài.
Mối đe dọa từ an ninh nội bộ. Cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập đã
tác động trực tiếp đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, làm nảy sinh những
vấn đề phức tạp mới trong nội bộ, đe doạ đến sự ổn định và phát triển của chế
độ chính trị và nhà nước. Khơng ít cán bộ, đảng viên bị lung lạc ý chí, bị tác
động bởi luận điệu chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng của các thế lực thù
địch bộc lộ tư tưởng băn khoăn, lo lắng về tiền đồ của chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa Mác - Lênin; phủ nhận thắng lợi của cách mạng; mơ hồ mất cảnh giác,
mất phương hướng... Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, thậm chí ở

8


cả cán bộ quản lý cấp cao suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống,
quan liêu, hách dịch, xa dời quần chúng đã và đang làm giảm sút uy tín của
Đảng, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền.

- Mối đe dọa từ an ninh thông tin. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ
hiện đại, nhất là sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin tồn cầu đã cho ra đời
những cơng cụ vơ cùng tiện ích, đó là Internet và cơng nghệ liên lạc khơng
dây. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ an ninh, các công cụ này cũng đang trở
thành hiểm họa đối với sự ổn định và phát triển bình thường của các quốc gia
và đang thực sự trở thành mối lo ngại đối với an ninh quốc gia của mỗi nước,
trong đó có Việt Nam.
- Mối đe dọa từ tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông. Thời
gian gần đây, tình hình tranh chấp Biển Đơng diễn biến hết sức phức tạp. Các
nước và các bên có liên quan ở Biển Đơng đều có những động thái để tuyên
bố và khẳng định chủ quyền của mình. Đặc biệt, Trung Quốc thực hiện mưu
đồ “độc chiếm Biển Đông” liên tiếp có những hành động khiêu khích và vi
phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Họ ngang ngược nêu yêu sách
về chủ quyền “đường lưỡi bò” chiếm hơn 80% diện tích Biển Đơng. Trong
vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc thường
xuyên tiến hành các hoạt động như cấm đánh bắt cá, gia tăng các hoạt động
khống chế và uy hiếp ngư dân Việt Nam trên Biển Đông, liên tục cho tàu hải
giám, ngư chính tuần tra…
- Mối đe dọa từ khủng bố quốc tế. Đối với Việt Nam, hiện nay các hoạt
động khủng bố quốc tế chưa xảy ra, bởi Việt Nam không phải là mục tiêu của
chủ nghĩa khủng bố, không có xung đột lợi ích, đồng thời các tổ chức khủng
bố quốc tế cũng chưa có cơ sở xã hội tại Việt Nam. Tuy nhiên, mối đe dọa
khủng bố tại nước ta cũng đang hiện hữu, bởi ở trên lãnh thổ Việt Nam đang
có các mục tiêu chính trị của một số quốc gia đặc biệt là các quốc gia phương
Tây.
- Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu tồn cầu. Việt Nam nằm trong 10
nước bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Số liệu của Viện Khoa
học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho thấy, trong hơn 30 năm qua,
tại Việt Nam, bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng
500 người, bị thương hàng nghìn người, nền kinh tế thiệt hại bình quân lên tới

1,5% GDP hằng năm. Bình quân mỗi năm Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp
bởi 6 - 7 cơn bão.
Ngoài những mối đe dọa của an ninh phi truyền thống trên, cịn có các
mối đe dọa từ an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh văn hóa, an
ninh dịch bệnh… Hiện nay, nước ta cũng đang phải đối mặt với các mối đe
doạ an ninh phi truyền thống khác của thế giới và khu vực. Những mối đe doạ
này đã được Đảng và nhà nước ta thống nhất quan điểm trong hợp tác với các

9


nước ASEAN và một số nước khác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ,
EU), đó là: bn bán ma t, bn người, cướp biển, bn lậu vũ khí, rửa
tiền, tội phạm kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao, cạn kiệt tài nguyên,
thiên tai, dịch bệnh... Việc xác định rõ các mối đe doạ an ninh phi truyền
thống là cơ sở quan trọng để chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện, biện
pháp, xây dựng phương án và tăng cường hợp tác với các nước.
1.6 Giải pháp chủ động phịng ngừa, ứng phó mối đe dọa an ninh
phi truyền thống ở nước ta hiện nay.
Để chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, có hiệu quả với các mối đe
dọa an ninh phi truyền thống phải đi sâu nghiên cứu nhận diện các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống, trên cơ sở đó lựa chọn những giải pháp chủ yếu để
vừa chủ động phịng ngừa, vừa ứng phó kịp thời, có hiệu quả với các mối đe
dọa an ninh phi truyền thống, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, nhất là
trong bối cảnh mở cửa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư đang và sẽ tác động mạnh mẽ, toàn diện đến mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, sự chống phá ngày càng tinh vi, thâm độc của các
thế lực thù địch bằng “diễn biến hịa bình” để thúc đẩy q trình “tự diễn
biến, “tự chuyển hóa” từ bên trong, cần có các giải pháp đồng bộ cả ngắn hạn
và dài hạn; trong đó, tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức về các mối đe dọa an ninh phi truyền
thống.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định: sẵn sàng ứng phó với các
mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống. Thường xuyên tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng về những
thách thức an ninh phi truyền thống; về đặc điểm, tính chất, nội dung, phạm vi
ảnh hưởng; về sự cần thiết, nội dung, biện pháp, lực lượng, phương tiện để
phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Thứ hai: Chủ động, tích cực phịng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống.
Chủ động và tích cực đầu tư phát hiển bền vững, không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chăm lo bảo vệ môi trường
sinh thái. Bảo đảm gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng
xã hội trong từng bước đi và từng chính sách phát triển; kiểm sốt phân tầng
xã hội; tích cực xóa đói, giảm nghèo, chăm lo cho con người thông qua hệ
thống an sinh xã hội đa tầng, linh hoạt hỗ trợ lẫn nhau để bảo đảm cho
con người ln có được mơi trường và điều kiện phát triển lành mạnh. Phân
loại từng lĩnh vực an ninh phi truyền thống với đặc điểm khác nhau để xác
định những cơ chế, phương thức quản trị an ninh phi truyền thống phù hợp
Chủ động, tích cực hồn thiện hệ thống thể chế quản trị an ninh phi
truyền thống, nâng cao tính tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật

10


quốc tế về phịng ngừa và ứng phó với thách thức an ninh phi truyền thống;
Xây dựng các lực lượng chuyên ngành quản trị an ninh phi truyền thống đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độ, đủ sức phịng ngừa, cảnh báo, phản
ứng và ứng phó với từng mối đe dọa an ninh phi truyền thống; Giữ vững an
ninh chính trị, xử lý các vấn đề dân tộc và tôn giáo một cách khéo léo, giải tỏa

các xung đột xã hội phù hợp, phòng ngừa và ngăn chặn khả năng chuyển hóa
của xung đột.
Thứ ba: Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và tồn xã
hội.
Đối phó với an ninh phi truyền thống là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải lấy phịng ngừa là chính, Có chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tích cực thực hiện các dự án, các
chương trình quốc gia để chủ động đối phó với các thảm họa do thiên tai gây
ra... đồng thời, xây dựng và tổ chức các lực lượng chuyên trách để ứng phó
kịp thời khi nguy cơ an ninh phi truyền thống xuất hiện, như thiên tai, bão lụt,
ô nhiễm môi trường, cháy nổ...
Tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về an ninh phi truyền thống, từ
xây dựng hệ thống thể chế đến tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức và
chế độ công vụ chuyên nghiệp. Xây dựng lực lượng chuyên ngành quản lý an
ninh phi truyền thống trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục
những chồng chéo trong quản lý để các cơ quan nhà nước có điều kiện nghiên
cứu chuyên sâu, tham mưu chuyên nghiệp và không ngừng nâng cao năng lực
tác nghiệp. Sớm luật hóa các chức năng chuyên ngành quản lý an ninh phi
truyền thống để có cơ sở cho xây dựng bộ máy, đội ngũ, đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất và phát triển một cách chuyên nghiệp. Lực lượng chuyên trách
phải được đào tạo một cách cơ bản thông qua phát triển các chuyên ngành đào
tạo đại học, sau đại học; được tập huấn thường xuyên; được tham gia hội
nhập quốc tế để học hỏi kinh nghiệm các nước. Khơng ngừng hồn thiện chế
độ, chính sách để đội ngũ cán bộ, công chức quản trị an ninh phi truyền thống
an tâm cơng tác, giữ vững liêm chính và khơng ngừng trau dồi đạo đức nghề
nghiệp.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồn thể chính trịxã hội, các tổ chức xã hội trong phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an
ninh phi truyền thống. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với vai trị, chức năng của
mình trong thời kỳ mới có nhiệm vụ đoàn kết, tập hợp các lực lượng xã hội để
phịng ngừa và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống. Đồng

thời, phản biện các chương trình, dự án có khả năng tạo ra mối đe dọa an
ninh phi truyền thống, bảo đảm phát triển bền vững. Tổ chức cộng đồng tự
quản để ứng phó tại chỗ khi xảy ra các thảm họa do bão lụt, dịch bệnh lây lan

11


nhanh, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em xuyên biên giới, an ninh
nguồn nước.
Cộng đồng doanh nghiệp có vai trị rất quan trọng trong phịng ngừa và
ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Nhiều mối đe dọa an
ninh phi truyền thống thường phát sinh từ mặt hái của kinh tế thị trường, mà
chủ thể của nó chính là các doanh nghiệp. Nhiều mối đe dọa an ninh phi
truyền thống đều phát sinh từ ý thức và trách nhiệm của doanh nghiệp, như
chạy theo lợi nhuận trong kinh doanh tài chính mà thiếu quan tâm đến an ninh
tài chính quốc gia; tối đa hóa lợi ích trong khai thác nguồn lợi đất đai để phát
triển các ngành công nghiệp và dịch vụ mà xem nhẹ an ninh lương thực; giảm
chi phí đầu tư xử lý chất thải công nghiệp dẫn tới ô nhiễm mơi trường mặt
nước, khơng khí... Do đó, xây dựng những chế định pháp luật bắt buộc các
doanh nghiệp phòng ngừa và tham gia ứng phó với các mối đe dọa an ninh
phi truyền thống là một giải pháp không thể thiếu trong các giải pháp tổng
thể.
Thu hút sự tham gia của người dân trong phịng ngừa và ứng phó với
các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Người dân, xét một khía cạnh nào
đó, nếu thiếu ý thức đầy đủ về các nguy cơ an ninh phi truyền thống, thi chính
là một chủ thể làm phát sinh hoặc phát tán dịch bệnh lây lan nhanh, truyền vi
rút qua máy tính cá nhân, tham gia rút tiền đồng loạt tại các ngân hàng kiểu
hiệu ứng “đám đông” khi thiếu thơng tin về an tồn của hệ thống ngân hàng...
Vì vậy, trong điều kiện mới, phải giáo dục cho người dân trách nhiệm trước
các thách thức an ninh phi truyền thống, tỉnh táo trước các sự kiện mà bản

thân mình có thể tham gia phát tán, gia tăng mức độ uy hiếp của an ninh phi
truyền thống một cách vô thức. Đồng thời, xây dựng cơ chế để người
dân tham gia ứng phó với các nguy cơ, thách thức an ninh phi truyền thống
một cách tự giác, chủ động, trách nhiệm. Nội dung cơ chế phải động viên
được tính tự giác của người dân, đồng thịi phải có những biện pháp phù hợp
để bảo đảm công bằng xã hội.
Thứ tư: mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế
Trước hết, cần quán triệt quan điểm của Đảng ta là: chủ động, tích cực
hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc ứng phó với
những thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là tình trạng biến đổi khí hậu;
nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc
tế vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực,
giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác
động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế... Tham gia các cơ chế hợp tác
an ninh song phương và đa phương hên cơ sở tối đa hóa trong bảo vệ lợi ích
quốc gia - dân tộc, đồng thời tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp
quốc tế.

12


Thống nhất nhận thức, xây dựng cơ chế lòng tin và hoàn thiện khung
khổ thể chế giữa các nước về an ninh phi truyền thống - cơ sở cho hợp tác
quốc tế có hiệu quả. Dù đã diễn ra nhiều tranh luận giữa học giả, chính giói
các nước, nhưng đến nay cách hiểu an ninh phi truyền thống còn khác nhau,
có vấn đề nước này đưa vào danh mục an ninh phi truyền thống nhưng nước
khác lại không chấp nhận. Vì vậy, các nước, các tổ chức khu vực, các tổ chức
quốc tế cần sớm đưa ra một định nghĩa thống nhất và đề xuất danh mục các
thứ tự ưu tiên trong hợp tác đa phương về phòng ngừa và ứng phó với thách
thức an ninh phi truyền thống.

Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong đó có hợp tác về phịng
ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thông qua cơ
chế và phương thức đa tầng, đa dạng, linh hoạt. Đó là, cơ chế hợp tác trong
khung khổ Liên hợp quốc mà Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách
nhiệm, đã ký kết nhiều điều ước quốc tế trên các lĩnh vực; hợp tác song
phương giữa Việt Nam với các nước phát hiển để tranh thủ nguồn lực tài
chính, khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm
xây dựng thể chế và chính sách cho phịng ngừa và ứng phó với các mối đe
dọa an ninh phi truyền thống; hợp tác với các nước láng giềng để giải quyết
tình trạng bn bán ma túy, di cư bất hợp pháp, an ninh hàng hải và hàng
không, an ninh nguồn nước, kiểm dịch động vật, thực vật, chống rửa tiền và
tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán phụ nữ và trẻ em;...
Tăng cường chia sẻ thông tin giữa Việt Nam với các nước trong từng
nội dung về các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thông qua thiết lập cơ
chế hợp tác cụ thể và hữu hiệu. Những thơng tin này nếu có cơ chế phối hợp
tốt, cả quan hệ song phương hoặc qua các tổ chức quốc tế (như Interpol,
Aseanpol), đều có khả năng giúp phát hiện các mối đe dọa từ sớm và nhờ đó
việc phịng ngừa, ứng phó có hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy, không dễ để
nước này chia sẻ thông tin cho nước khác nếu họ không thu được lợi ích từ sự
chia sẻ đó. Vì vậy, định hình cơ chế chia sẻ thông tin phải trên cơ sở các nước
nhận thức đầy đủ về lợi ích riêng và lợi ích chung khi ứng phó với từng mối
đe dọa an ninh phi truyền thống.
Thứ năm: Huy động nguồn lực tài chính bằng nhiều kênh khác nhau:
Một là, nguồn tài chính từ ngân sách. Đây phải được xem là nguồn tài
chính cơ bản, được đầu tư vào các “mắt xích” thiết yếu nhất của cơng tác
phịng ngừa và ứng phó với các tai biến bất thường của tự nhiên, như bão lụt,
dịch bệnh lây lan nhanh ở người và động vật; xây dựng cơ sở vật chất và lực
lượng chuyên trách làm công tác quản trị an ninh phi truyền thống, đặc biệt là
các cơ quan cảnh báo, ngăn chặn, xử lý, khắc phục nhanh chóng các hậu quả
tiêu cực từ các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Trong điều kiện các mối

đe dọa uy hiếp theo tần suất ngày càng lớn, lĩnh vực ngày càng mở rộng,

13


khả năng lan tỏa nhanh, tính bất thường khó dự báo ngày càng cao...
ngân sách dự phịng cho ứng phó với các vấn đề này phải được nâng lên mới
đủ khả năng đáp ứng. cần sớm thành lập Quỹ quốc gia phịng ngừa, ứng phó
với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống theo từng lĩnh vực, trong đó
nguồn tài chính ngân sách là chủ yếu.
Hai là, nguồn tài chính doanh nghiệp. Đây là nguồn tài chính rất quan
trọng đóng góp vào phịng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống. Khơng ít tác nhân gây ra mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ
các doanh nghiệp, do đó sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động phịng
ngừa và ứng phó có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với vấn đề an ninh môi
trường, cơ cấu đầu tư vào công nghệ bảo đảm mơi trường phải được tính
thành chi phí đầu vào, được kiểm soát chặt chẽ đối với đầu tư doanh nghiệp
ngay từ khi dự án mới khởi động. Đây phải được xem là một ưu tiên trong lựa
chọn các đối tác đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước để cấp giấy phép.
Đối với vấn đề an ninh năng lượng, có chính sách khuyến khích đối với các
doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ sạch, công nghệ sử dụng ít
nhiên liệu, kiểm sốt chặt chẽ và sử dụng công nghệ của các doanh nghiệp để
loại bỏ dần tình trạng nhập khẩu cơng nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhiên liệu,
gây ô nhiễm môi trường.
Ba là, xây dựng quan hệ đối tác công - tư trong các hoạt động phịng
ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phỉ truyền thống. Đây là phương
thức đang được sử dụng phổ biến trong thế giới ngày nay, nhằm kết nối khu
vực công và khu vực tư trong một mục tiêu chung là bảo đảm an ninh và phát
triển bền vững. Thiết lập quan hệ đối tác công - tư có thể dưới nhiều dạng
khác nhau.

Bốn là, nguồn tài chỉnh xã hội hóa với sự đóng góp rộng rãi của nhân
dân, các nhà tài trợ. Đối với cộng đồng tự quản, trước các nguy cơ an ninh
phi truyền thống ngày càng khó lường, cần thiết phải thiết lập các quỹ phịng
ngừa, ứng phó tại chỗ với sự đóng góp của nhân dân theo hình thức tự quản,
như xử lý rủi ro từ bão lụt, dịch bệnh, phòng ngừa ma túy, hậu quả di cư tự
do...
Năm là, nguồn tài chính quốc tế. Xuất phát từ đặc điểm các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống mang tính tồn cầu, xun quốc gia, có những vấn
đề mà khơng một quốc gia nào tự mình có thể giải quyết được, như biến đổi
khí hậu, nước biển dâng; an ninh năng lượng; an ninh hàng hải và an ninh
hàng không; an ninh mạng; an ninh lương thực; di cư xuyên biên giới...
2. Tăng cường thực hiện chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia gắn
với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh BP
2.1. Đặc điểm tình hình:

14


BP có diện tích tự nhiên hơn 4 ngàn km2, biên giới dài 240 km, tiếp
giáp 3 tỉnh Svây Riêng, Prây Veng, T’bong Kh’mun thuộc Vương quốc
Campuchia; với 03 cửa khẩu quốc tế Xa Mát, Mộc bài và Tân Nam, 14 cửa
khẩu chính và cửa khẩu phụ, có địa hình đường biên giới tương đối bằng
phẳng, đất liền đất, rừng liền rừng, nhiều đường mòn, lối mở… rất thuận lợi
cho người dân hai bên biên giới giao thương qua lại. BP cũng đồng thời có
đường Xuyên Á đi qua, là cầu nối quan trọng giữa Thành phố Hồ Chí Minh
với Thủ đô Phnôm Pênh của Vương quốc Campuchia và đây cũng chính là
một lợi thế để phát triển thương mại, du lịch giữa Việt Nam nói chung, tỉnh
BP nói riêng với các nước ASEAN. Đây là những thuận lợi và tiềm năng
trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… nhưng cũng là địa bàn mà các thế
lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng để hoạt động chống phá cũng như

các loại tội phạm, nhất là các loại tội phạm xuyên biên giới như buôn lậu, ma
túy, buôn bán người, mua bán, vận chuyển vũ khí gia tăng hoạt động, đặt ra
nhiều thách thức trong công tác bảo vệ, quản lý và kiểm soát biên giới của
tỉnh.
2.2. Thực tiễn thực hiện chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia gắn
với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh BP.
Trước bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đang diễn biến phức tạp,
khó lường, nhất là trong giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, lãnh thổ,
biên giới và đất nước ngày càng đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, Ngày
28/9/2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018
của Bộ Chính trị khóa XII về “Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia” với mục
tiêu “Xây dựng biên giới quốc gia hịa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác; bảo
vệ, phịng thủ vững chắc biên giới quốc gia; góp phần phát triển kinh tế - xã
hội gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực
biên giới và cả nước”.
Để triển khai thực hiện Nghị quyết, BP đã xác định rỏ quan điểm
“Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia là nhiệm
vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, tồn qn, của cả hệ
thống chính trị và cả nước”, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia khẳng định
phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, các tổ chức cơ sở đảng, hệ thống chính trị ở các địa phương,
nhất là địa bàn các vùng biên giới, nơi có đơng đồng bào dân tộc thiểu số, tơn
giáo sinh sống, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, làm cơ sở nền tảng
để xây dựng “thế trận biên phòng tồn dân”.
Chính quyền và cả hệ thống chính trị chủ động nắm chắc địa bàn, dân
cư, đời sống của các tầng lớp nhân dân để tham mưu, đề xuất, xây dựng quy
hoạch, kế hoạch gắn phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương với củng
cố, tăng cường quốc phòng, an ninh. Phát huy nguồn sức mạnh tổng hợp của

15



cả hệ thống chính trị và khối đại đồn kết toàn dân trong quản lý, bảo vệ vững
chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính
trị, trật tự, an tồn xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh,
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đồng thời, thực hiện tốt phương châm
tích cực phịng ngừa gắn với chủ động ngăn chặn và xử lý khơn khéo các tình
huống, giải quyết nhanh gọn, thu hẹp những bất đồng, hạn chế những sự việc
có thể gây nguy hại đến quốc phịng, an ninh; trong đó, chú trọng khơng để
các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài câu kết với nhau, thực hiện chiến
lược “diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ…
Phát huy lợi thế những đặc điểm của một địa bàn chiến lược và quán
triệt sâu sắc quan điểm của Đảng: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm,
xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt và củng cố quốc phòng - an ninh là
nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên, để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng - an ninh của tỉnh, Tỉnh uỷ BP đã ban hành Nghị quyết chuyên đề, tập
trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh khu
vực biên giới gắn liền với nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng
thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc, tập
trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên
giới quốc gia theo các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về bảo vệ biên giới quốc
gia và các chương trình, đề án, các kế hoạch công tác của Quân ủy Trung
ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh biên phòng gắn với đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và nâng cao cảnh giác cho cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân, nhất là ở địa bàn vùng biên giới; nâng cao ý
thức trách nhiệm của mọi người dân trong tỉnh đối với việc bảo vệ chủ quyền
biên giới quốc gia.
Nắm sát địa bàn cơ sở và phát huy vai trò của quần chúng nhân dân để
chủ động và kịp thời đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của

các thế lực thù địch, đối tượng phản động, nhất là ở vùng dân tộc, khu vực
biên giới; ngăn chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn và các hoạt động lợi dụng vấn
đề dân tộc và biên giới để chống phá, kích động, chia rẽ quan hệ đồn kết,
hữu nghị tốt đẹp, truyền thống lâu đời giữa chính quyền và nhân dân hai nước
Việt Nam-Campuchia, cũng như giữa tỉnh BP với các tỉnh giáp biên.
Chú trọng phát huy thế mạnh về du lịch sinh thái, lịch sử, văn hóa; thực
hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển các loại rừng, nhất là rừng ở khu vực
biên giới, quan tâm thực hiện chính sách hỗ trợ vốn, phổ biến kiến thức,
phương pháp tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm phù hợp với điều kiện,
đặc điểm địa lý và tập quán của cộng đồng dân cư trên khu vực biên giới.
Thực hiện tốt các chương trình, dự án phát triển kinh tế, giảm nghèo bền
vững, xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống nhân

16


dân trong tỉnh. Tạo điều kiện cho nhân dân định cư, sinh sống ổn đinh, lâu
dài, bền vững ở khu vực biên giới; phát huy tốt hiệu quả thực hiện các chính
sách hỗ trợ cho các Dự án đầu tư phát triển ở khu vực biên giới theo quy định
của Chính phủ và của tỉnh.
Tập trung xây dựng và triển khai thực hiện Dự án của tỉnh BP về “Xây
dựng Điểm dân cư liền kề Chốt dân quân biên giới” theo Đề án của Quân khu
7, thực hiện đến năm 2025. Đến nay, tỉnh đã xây dựng hoàn thành hai khu dân
cư biên giới là Chàng Riệc với quy mô 300 hộ gia đình, đang thực hiện giai
đoạn II cho 200 hộ. Xây dựng hoàn thành khu dân cư biên giới Ninh Điền,
huyện Châu thành với 100 hộ gia đình đối tượng là “thanh niên lập nghiệp”; đã
xây dựng hoàn chỉnh 28/28 chốt dân quân biên giới và 2 cụm dân cư liền kề
chốt dân quân biên giới. Phối hợp với các đơn vị của Bộ Quốc phịng thực hiện
hồn thành tuyến đường tuần tra biên giới dài 130km kết nối với đường tuần
tra biên giới thuộc tỉnh Long An dài 33km và Bình Phước dài 108km.

Tổ chức và duy trì mơ hình “Phong trào tồn dân tham gia bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, huy động sức
mạnh tồn dân vào sự nghiệp biên phòng. Đến nay, trên địa bàn 20 xã biên
giới của tỉnh BP đã có 1.282 hộ, với 1.979 người đăng ký tham gia tự quản
170km đường biên; 386 hộ với 886 người đăng ký trông coi bảo vệ 95 cột
mốc; 928 tổ thuộc các mơ hình tham gia cùng bộ đội biên phòng tuần tra, bảo
vệ an ninh trật tự xóm ấp, với trên 28.300 thành viên tham gia.
2.3. Giải pháp tăng cường thực hiện chiến lược bảo vệ biên giới
quốc gia gắn với phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Để thực hiện tốt chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia trong thời gian
tới, Đảng bộ và quân dân tỉnh BP đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện, ln đề cao vai
trị, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và
vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang, nhất là vai trị tham mưu cho cấp ủy,
chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ
biên giới quốc gia của lực lượng biên phòng. Nâng cao đạo đức cách mạng,
bản lĩnh chính trị cho cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang; nâng cao kiến
thức quốc phòng, an ninh, kiến thức và kỹ năng đối ngoại; trao dồi và nâng
cao trình độ ngoại ngữ, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc, nhất là phải
thành thạo tiếng và chữ Khơmer để mỗi cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ
trang có đủ phẩm chất, năng lực, bảo đảm lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt
nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Hai là, tiếp tục thực hiện xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên
giới vững mạnh về mọi mặt, liên kết chặt chẽ với các khu vực phòng
thủ trong nội địa, làm nền tảng xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, thế trận
an ninh nhân dân, thế trận biên phịng tồn dân vững chắc. Đẩy nhanh tiến độ

17



thực hiện các Dự án bố trí, sắp xếp ổn định khu dân cư biên giới giai đoạn 2.
Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch các khu dân cư trên tuyến biên
giới gần các chốt dân quân, trạm, đồn biên phịng, hình thành các cụm dân cư
biên giới ổn định, bền vững.
Ba là, Tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế
của tỉnh về kinh tế, thương mại, dịch vụ ở các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu
chính và các cửa khẩu phụ của tỉnh, tích cực phối hợp với các đơn vị của Bộ
Quốc phịng đã thực hiện hồn thành tuyến đường tuần tra biên giới, đoạn từ
cửa khẩu Xa Mát dọc tuyến biên giới của tỉnh đến tiếp giáp tỉnh Long An, kết
nối với tuyến đường tuần tra biên giới hiện hữu, tạo thành đường tuần tra
thông suốt 240 km biên giới của tỉnh để vừa phục vụ nhiệm vụ quốc phòng
vừa tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trên tuyến biên giới sinh sống và
làm ăn.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các tỉnh giáp biên của
Vương quốc Campuchia, tạo lập môi trường hịa bình, ổn định, phát triển ở
khu vực biên giới. Kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại chính quyền và đối ngoại
nhân dân với đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng ở khu vực biên
giới. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác phân giới cắm mốc biên giới
và bảo vệ an toàn hệ thống mốc giới, đẩy mạnh cơng tác phối hợp tìm kiếm,
huy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam trên đất Campuchia. Đặc
biệt, tăng cường phối hợp trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm
mới, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy…
Năm là, quan tâm chăm lo xây dựng hệ thống chính trị ở các huyện, xã
biên giới thật sự trong sạch, vững mạnh. Triển khai thực hiện lộ
trình đưa cơng an chính quy làm cơng an xã, ưu tiên thực hiện đối với các xã
biên giới, thực hiện tốt phương châm “bám trụ, bám dân, bám địa bàn”, thực
hiện “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” …

PHẦN KẾT LUẬN
18



Hiện nay, bên cạnh mối đe dọa về quân sự, vẫn tồn tại và xuất hiện
nhiều yếu tố mới đe dọa đến con người và an ninh quốc gia như: khủng bố,
dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, khủng hoảng kinh tế, biên
giới trên biển, biên giới trên đất liền... Những nhân tố nêu trên được xác định
là vấn đề an ninh phi truyền thống để phân biệt với các vấn đề an ninh truyền
thống. Việt Nam cũng như các quốc gia khác, đều đang phải đối mặt với
những mối đe dọa an ninh phi truyền thống; điều đó, địi hỏi Đảng và Nhà
nước ta phải có những chủ trương, giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa, ứng
phó với những mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình
Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định tăng
cường quốc phòng, an ninh, báo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa trong đó: “…chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng
đầu trong cuộc sống của nhân dân. Xác định “chủ động phòng ngừa” là chính.
Ứng phó kịp thời, hiệu quả với các đe dọa an ninh phi truyền thống, nhất là
cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai, dịch bệnh; Tiếp tục thực hiện hoàn
thiện toàn diện, đồng bộ Chiến lược bảo vệ tổ quốc, Chiến lược quốc phòng,
Chiến lược quân sự, Chiến lược an ninh quốc gia, chiến lược bảo vệ biên giới
quốc gia…”.
Trước tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, BP xác định mục
tiêu tiếp tục thực hiện chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia gắn với phát triển
kinh tế xã hội, sẳn sàng ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền
thống và phi truyền thống, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai dịch
bệnh, chủ động rà soát bổ sung phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự
trong đại dịch Covid-19, tạo mơi trường an ninh, an tồn để phục hồi phát
triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Củng cố, tăng
cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ và giữ vững
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh tổ của Tổ quốc; giữ vững an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội” do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng đề ra.
Là cán bộ, đảng viên, chúng ta cần phải nêu cao tinh thần cảnh giác
không để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề thiên tai, dịch bệnh, biên giới,
tôn giáo xuyên tạc chống phá đường lối cách mạng của Đảng, Nhà nước và
đất nước ta./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

19


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021
2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Giáo dục
Quốc phịng và An ninh (Dùng cho hệ đào tạo cao cấp chính trị), Nxb.Lý
luận chính trị, H.2021.

20




×