Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt từ đó liên hệ đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động một cách thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.8 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
--------------------

BÀI THẢO LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Tên đề tài: Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt từ đó liên hệ đến việc học tập của bản
thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động một cách thuận lợi hoặc khởi
nghiệp thành cơng.

Nhóm thực hiện: 09
Lớp học phần: 2136RLCP1211
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Hoàng Văn Mạnh

Hà Nam – 2021


~MỤC LỤC~

GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN...........................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI DUNG........................................................................................................................ 3
I. SỰ CHUYỂN HOÁ SỨC LAO ĐỘNG THÀNH HÀNG HOÁ..............................3
1. Khái niệm sức lao động..........................................................................................3
2. Những điều kiện biến sức lao động thành hàng hố............................................3
II.HÀNG HĨA............................................................................................................... 5
1. Khái niệm hàng hóa...............................................................................................5
2. Thuộc tính của hàng hóa........................................................................................5
III. HÀNG HỐ SỨC LAO ĐỘNG LÀ HÀNG HỐ ĐẶC BIỆT............................7
1. Giá trị hàng hố sức lao động................................................................................7
2. Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động.................................................................9


IV. SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ ĐỂ CĨ THỂ GIA NHẬP THỊ
TRƯỜNG LAO ĐỘNG MỘT CÁCH THUẬN LỢI HOẶC KHỞI NGHIỆP
THÀNH CÔNG...........................................................................................................10
1. Thực trạng thị trường lao động...........................................................................10
2. Vị trí của sinh viên................................................................................................11
2.1. Thực trạng tình hình việc làm của sinh viên................................................11
2.2. Ưu điểm của sinh viên....................................................................................13
2.3. Nhược điểm của sinh viên..............................................................................15
3. Những yếu tố giúp sinh viên có thể dễ dàng gia nhập thị trường lao động sau
khi tốt nghiệp............................................................................................................17
3.1. Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm...................................................17
3.2. Phát triển các yếu tố trong tam giác ASK: thái độ - kỹ năng - kiến thức. .21
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 25


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta dần dần chuyển nền kinh tế từ kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, nhiều thị trường của nước ta đã từng
bước được hình thành và phát triển, song trình độ phát triển cịn thấp so với các nước và
sự phát triển của nó cịn thiếu đồng bộ. Một trong những thị trường được hình thành đó là
thị trường sức lao động (hay cịn gọi là thị trường lao động). Cho đến nay vẫn còn chưa có
nhận thức rõ và thống nhất về thị trường sức lao động. Trước đổi mới, chúng ta hầu như
không thừa nhận thị trường sức lao động. Trong điều kiện hiện nay, việc thừa nhận nó là
tất yếu. Bộ Luật Lao động đã được ban hành ngày 23/6/1994 và tiếp đó là một loạt các
nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động đã có những tác động tích
cực đến việc hình thành khn khổ pháp lý cho thị trường này. Sức lao động được coi là
một hàng hoá đặc biệt, tiền lương được coi là mức giá của sức lao động và được quyết
định bởi sự thỏa thuận giữa hai bên. Cả người lao động và người sử dụng lao động đều có
những quyền cơ bản đảm bảo cho việc tham gia thị trường lao động. Để hiểu rõ hơn vấn
đề nên em chọn nghiên cứu đề tài: “Hãy chứng minh sức lao động là hàng đặc biệt, ý

nghĩa nghiên cứu vấn đề”.

1


NỘI DUNG
I. SỰ CHUYỂN HOÁ SỨC LAO ĐỘNG THÀNH HÀNG HỐ
1. Khái niệm sức lao động
Sức lao động là tồn bộ những năng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại trong
một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi
khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả năng lao động của con
người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo
chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự
tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
Ví dụ :
Sức lao động : khả năng vận dụng của một người vào làm việc như
là một người thợ mộc dùng trí tuệ của mình để suy nghĩ về việc khắc một
tượng gỗ với hình dáng và kích thước các phần của tượng ra sao cho phù
hợp, dùng năng lượng thể chất để khắc tượng
Lao động : là việc sử dụng sức lao động như việc khi người thợ môc
đã suy nghĩ được hình dáng kích thước của một bức gỗ , kết hợp với kinh
nghiệm của mình trong việc trạm khắc họ sẽ biến một khúc gỗ vô giá trị về
mặt tinh thần thành một tuyệt tác nghệ thuật có giá trị cả mặt vật chất lẫn
tinh thần .
2. Những điều kiện biến sức lao động thành hàng hoá
Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động cũng đều là yếu tố hàng đầu của q trình
lao động sản xuất. Nhưng khơng phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá. Sức lao
động chỉ biến thành hàng hố khi có hai điều kiện sau:
Một là; người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi phối
sức lao động của mình. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá,

2


nếu nó do bản con người có sức lao động đưa ra bán. Muốn vậy, người có sức lao động
phải có quyền sở hữu năng lực của mình. Việc biến sức lao động thành hàng hố địi hỏi
phải thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô và chế độ phong kiến.
Hai là; người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất không thể tự tiến hành lao
động sản xuất. Chỉ trong điều kiện ấy, người lao động mới buộc phải bán sức lao động
của mình, vì khơng cịn cách nào khác để sinh sống.
Ví dụ :
Cơng nhân may ở xưởng may Việt Nam hiện nay. Họ có sức lao
động, tự do về thân thể nhưng khơng có tư liệu sản xuất là máy may, vải,
chỉ,…. Nên họ không thể tiến hành lao động sản xuất ra hàng hóa là các bộ
quần áo. Vì vậy, họ phải bán sức lao động của mình cho chủ xưởng may.
Sức lao động của họ được coi là hàng hóa
Hay cơng nhân cao su thời Pháp thuộc, họ có sức lao động nhưng
khơng được tự do về thân thể, khơng có khả năng chi phối sức lao động của
mình, nên sức lao động của họ khơng được coi là hàng hóa.
Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu dẫn đến chỗ sức lao động biến
thành hàng hoá.
Dưới chủ nghĩa tư bản, đã xuất hiện đầy đủ hai điều kiện đó. Một mặt, cách mạng
tư sản đã giải phóng người lao động khỏi sự lệ thuộc về thân thể vào chủ nô và chúa
phong kiến. Mặt khác, do tác động của quy luật giá trị và các biện pháp tích luỹ nguyên
thuỷ của tư bản đã làm phá sản những người sản xuất nhỏ, biến họ trở thành vô sản và tập
trung tư liệu sản xuất vào trong tay một số ít người. Việc mua bán sức lao động được thực
hiện dưới hình thức thuê mướn.
Quan hệ làm thuê đã tồn tại khá lâu trước chủ nghĩa tư bản, nhưng không phổ
biến và chủ yếu được sử dụng trong việc phục vụ nhà nước và quốc phòng. Chỉ đến chủ
3



nghĩa tư bản nó mới trở nên phổ biến, thành hệ thống tổ chức cơ bản của toàn bộ nền sản
xuất xã hội. Sự cưỡng bức phi kinh tế được thay thế bằng hợp đồng của những người chủ
sở hữu hàng hố, bình đẳng với nhau trên cơ sở “thuận mua, vừa bán”. Điều đó đã tạo ra
khả năng khách quan cho sự phát triển tự do cá nhân của các cơng dân và đánh dấu một
trình độ mới trong sự phát triển tự do cá nhân của các công dân và đánh dấu một trình độ
mới trong sự phát triển của văn minh nhân loại.
Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện chủ yếu quyết định sự chuyển hố
tiền thành tư bản.
II.HÀNG HĨA
1. Khái niệm hàng hóa
Theo định nghĩa của Karl Marx, hàng hóa là sản phẩm của lao động, thơng qua
trao đổi, mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa có
thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất.
2. Thuộc tính của hàng hóa
a. Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng của hàng hóa là cơng dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn một
nhu cầu nào đó của con người; yêu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh
thần; cũng có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu tiêu dùng cho sản
xuất.
Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của các yếu tố tham gia cấu
thành nên hàng hóa đó quy định. Nền sản xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ càng
ngày tiên tiến, càng giúp cho con người phát hiện ra nhiều và phong phú các giá trị sử
dụng của hàng hóa khác nhau.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu của
người mua. Cho nên, nếu là người sản xuất, tất yếu phải chú ý trong đó giá trị sử dụng của
hàng hóa do mình sản xuất ra sao sau ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn
của người mua.
4



b. Giá trị
Giá trị của hàng hóa là lao động của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong
hàng hóa ấy. Hao phí lao động đó được xã hội chấp nhận (người mua chấp nhận) thì được
gọi là hao phí lao động xã hội. Chỉ có hao phí lao động của lao động sản xuất hàng hóa
mới tạo ra giá trị.
Giá trị biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa. Vì vậy
giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa. Giá trị hàng hóa là phạm trù lịch sử. Giá trị là nội
dung cơ sở của giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngồi của giá trị.
Vì vậy, ta cần có một đại lượng để đo lường giá trị của các hàng hóa khác nhau.
 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
Để đo lường lượng giá trị của một hàng hóa nhất định, cần sử dụng đơn vị thời
gian hao phí lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị
sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội, với trình độ thành thạo
trung bình, cường độ lao động trung bình.
Vì vậy, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.
Lượng giá trị chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố: năng suất lao động xã hội và tính chất
phức tạp hay giản đơn của lao động.
-

Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao
phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Khi năng suất lao động tăng, trong một khoảng thời gian xem xét sẽ dẫn đến những
hệ quả sau:
 Tổng số lượng hàng hóa tăng
 Giá trị của tổng số sản phẩm không đổi

 Giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm
 Lưu ý: cần phân biệt giữa năng suất lao động và cường độ lao động.
5


-

Tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động
 Lao động giản đơn là lao động khơng địi hỏi có q trình đào tạo một cách hệ
thống, chun sâu về chun mơn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được
 Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá
trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chun
mơn nhất định
 Với tính chất khác nhau đó nên trong cùng một đơn vị thời gian một hoạt động
lao động phức tạp sẽ tạo ra được nhiều lượng giá trị hơn so với lao động giản đơn.

III. HÀNG HOÁ SỨC LAO ĐỘNG LÀ HÀNG HOÁ ĐẶC BIỆT
Cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá - sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá
trị và giá trị sử dụng
1. Giá trị hàng hoá sức lao động
Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được quy định
bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao
động. Nhưng, sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người. Để sản xuất và tái
sản xuất ra năng lực đó, người cơng nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt
nhất định. Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ quy
thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói
một cách khác, số lượng giá trị sức lao động được xác định bằng số lượng giá trị những tư
liệu sinh hoạt để duy trì cuộc sống của người có sức lao động ở trạng thái bình thường.
Khác với hàng hố thơng thường, giá trị hàng hố sức lao động bao hàm cả yếu tố
tinh thần và lịch sử. Điều đó thể hiện ở chỗ: nhu cầu của cơng nhân khơng chỉ có nhu cầu

về vật chất mà còn gồm cả những nhu cầu về tinh thần (giải trí, học hành,…). Nhu cầu đó,
cả về khối lượng lẫn cơ cấu những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân không phải
lúc nào và ở đâu cũng giống nhau. Nó tùy thuộc hồn cảnh lịch sử của từng nước, từng
thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được của mỗi nước, ngồi ra cịn phụ
6


thuộc vào tập quán, vào điều kiện địa lý và khí hậu, vào điều kiện hình thành giai cấp
cơng nhân.
Nhưng, đối với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định thì quy mơ
những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định. Do đó,
có thể xác định giá trị của hàng hóa sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì sức lao động của bản
thân người cơng nhân;
Hai là, phí tổn học việc của công nhân;
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người cơng nhân.
Như vậy, giá trị sức lao động bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh
thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động cho người công nhân và ni sống gia đình của
anh ta.
Ví dụ:
Số tiền để một người công nhân may mua tư liệu sinh hoạt cần thiết trong
một tháng là 3 triệu đồng
Phí tổn để người cơng nhân học việc là 500.00 đồng
Người cơng nhân đó có 1 người con 4 tuổi, số tiền để mua những tư liệu
sinh hoạt cần thiết để nuôi con của anh ta trong 1 tháng là 2 triệu đồng
 Giá trị sức lao động của người cơng nhân đó là
3.000.000+500.000+2.000.000=5.500.000 đồng
Để nêu ra được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất định,
cần nghiên cứu sự tác động lẫn nhau của hai xu hướng đối lập nhau. Một mặt là sự tăng
nhu cầu trung bình xã hội về hàng hố và dịch vụ, về học tập và trình độ lành nghề, do đó

7


làm tăng giá trị sức lao động. Mặt khác là sự tăng năng suất lao động xã hội, do đó làm
giảm giá trị sức lao động. Trong điều kiện tư bản hiện đại, dưới tác động của cuộc cách
mạng khoa học – kỹ thuật và những điều kiện khác , sự khác biệt của cơng nhân về trình
độ lành nghề, về sự phức tạp của lao động và mức độ sử dụng năng lực trí óc và tinh thần
của họ tăng lên. Tất cả những điều kiện đó khơng thể không ảnh hưởng đến các giá trị sức
lao động. Không thể không dẫn đến sự khác biệt theo ngành và theo lĩnh vực của nền kinh
tế bị che lấp đằng sau đại lượng trung bình của giá trị sức lao động.
2. Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác chỉ
thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình người cơng nhân tiến
hành lao động sản xuất.
Những tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động được thể hiện đó là:
Sự khác biệt của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với giá trị sử dụng
của các hàng hoá khác là ở chỗ, khi tiêu dùng hàng hố sức lao động, nó tạo ra một giá trị
mới lớn hơn giá trị của thân giá trị sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng
dư. Như vậy, hàng hoá sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Đó là đặc
điểm cơ bản nhất của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với các hàng hố khác.
Nó là chìa khố để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Như vậy, tiền
chỉ thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hố.
Dưới đây là bảng so sánh hàng hóa sức lao động và hàng hóa thơng thường, qua
đó làm nổi bật tính đặc biệt của hàng hóa sức lao động:
Tiêu chí so sánh

Hàng hóa sức lao động

Hàng hóa thơng thường


Phương thức tồn tại

Gắn liền với con người

Không gắn liền với con người

Giá trị

Chứa đựng cả yếu tố vật chất, Không chứa đựng nhiều yếu tố
tinh thần và lịch sử. Được đo như hàng hóa sức lao động.
8


gián tiếp bằng giá trị của Được đo trực tiếp bằng thời
những tư liệu sinh hoạt cần gian lao động xã hội cần thiết
thiết để tái sản xuất ra sức lao
động
Giá cả
Giá trị sử dụng

Nhỏ hơn giá trị

Có thể tương đương với giá trị

Tạo ra giá trị mới lớn hơn giá Giá trị sử dụng thơng thường
trị của chính bản thân nó, đó
chính là giá trị thặng dư.

Quan hệ giữa người
mua - người bán


Người mua có quyền sử dụng, Người mua và người bán hồn
khơng có quyền sở hữu, người toàn độc lập với nhau
bán phải tuân theo một số yêu
cầu của người mua

Quan hệ mua - bán

Thường là mua bán chịu, Ngang giá, mua đứt – bán đứt
thường không ngang giá và
mua bán có thời hạn

Ý nghĩa

Nguồn gốc của giá trị thặng dư

Biểu hiện của của cải

 Là một hàng hóa đặc
biệt
IV. SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ ĐỂ CÓ THỂ GIA NHẬP THỊ
TRƯỜNG LAO ĐỘNG MỘT CÁCH THUẬN LỢI HOẶC KHỞI NGHIỆP THÀNH
CÔNG.
1. Thực trạng thị trường lao động
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang phát triển mạnh mẽ
trên thế giới và ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Đây là cơ hội lớn trong q trình đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
9



Tuy nhiên, việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, năng suất lao động thấp
đang là vấn đề thách thức của Việt Nam để sẵn sàng cho một giai đoạn mới dựa trên nền
tảng khoa học công nghiệp 4.0.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên 3 lĩnh vực chính: Kỹ thuật số, Cơng
nghệ sinh học; Robot thế hệ mới, xe tự lái, các vật liệu mới... Theo dự báo của các chuyên
gia, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là nền tảng để kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mơ
hình dựa vào tài ngun, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức; làm thay đổi cơ bản
khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất.
Đặc biệt, nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung-cầu lao động.
Các nhà kinh tế và khoa học cảnh báo, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường
lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao
động.
Trong một số lĩnh vực, với sự xuất hiện của Robot, số lượng nhân viên cần thiết
sẽ chỉ còn 1/10 so với hiện nay. Như vậy, 9/10 nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc
thất nghiệp.
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Việt Nam là một trong những nước chịu
ảnh hưởng nhiều nhất từ cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện Việt Nam sẽ phải đối mặt với
nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân lực như trình độ chun mơn kỹ thuật của lao
động còn thấp, chỉ chiếm hơn 20% lực lượng lao động; năng suất lao động thấp hơn nhiều
nước trong khu vực ASEAN…
Như vậy, những ngành nghề sử dụng lao động phổ thông ở mức độ đào tạo đơn
giản sẽ chịu tác động lớn và nguy cơ thất nghiệp do sự phát triển của cơng nghệ tự động
và trí tuệ nhân tạo.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều ngành nghề sẽ biến mất nhưng lại
có những cơng việc mới ra đời. Trước xu thế máy móc tự động hóa thay thế con người,

10


nguồn nhân lực phải trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp để đáp ứng u cầu cơng việc

trong tình hình mới.
2. Vị trí của sinh viên
2.1. Thực trạng tình hình việc làm của sinh viên
Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học tìm được việc làm do từ nhiều nguồn:
 Các doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp tại các trường, kể cả doanh nghiệp chọn
lọc, hỗ trợ học bổng sinh viên còn đi học để tuyển chọn sinh viên xuất sắc, giỏi,
khá, có kỹ năng ngoại ngữ.
 Thơng qua các ngày hội nghề nghiệp - việc làm cho sinh viên, sàn giao dịch việc
làm.


Các trung tâm dịch vụ việc làm, đặc biệt vai trò các trung tâm hỗ trợ sinh viên và
quan hệ doanh nghiệp của các trường đại học đã giúp nhiều sinh viên tốt nghiệp
nhanh chóng có việc làm tương đối phù hợp.

 Các mạng thông tin việc làm, các trang tuyển dụng nhân lực trực tuyến.
 Thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp niêm yết, trên hệ thống website, Internet,
báo, đài, cơ quan thông tin.
 Gia đình, thân nhân những người quen giới thiệu.
 Tự tìm việc qua những việc thời vụ, bán thời gian khi còn đi học.
 Sinh viên tự tạo việc làm và khởi nghiệp bằng cách bỏ vốn từ tích lũy làm thêm, từ
gia đình, các nguồn quỹ tín dụng việc làm, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp để tự tạo việc
làm. Khởi nghiệp bằng hình thức tổ chức doanh nghiệp hoặc kinh doanh dịch vụ cá
nhân, tập thể.
Mặt khác, cơ cấu ngành nghề đào tạo chun mơn kỹ thuật cịn nhiều bất cập, cụ
thể trong cơ cấu đào tạo đại học nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ và khoa học tự nhiên
chiếm tỷ trọng khoảng 30%, các nhóm ngành kinh tế – tài chính – khoa học xã hội – y tế
– giáo dục chiếm tỷ trọng 70% trong khi nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp thì nhóm
ngành kỹ thuật công nghệ - khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 45%; vì vậy thị trường lao
động đang thiếu nhiều nhân lực các ngành nghề như: cơ khí, cơng nghệ thông tin – truyền

thông, công nghệ nông – lâm… đồng thời, có nhiều ngành học thuộc nhóm kinh tế – tài
11


chính – khoa học – xã hội – y dược được các trường mở ra với số lượng tuyển sinh khá
lớn trong những năm gần đầy theo thị hiếu xã hội nhưng chưa đầu tư đảm bảo đúng yêu
cầu chất lượng chuyên ngành nên không được doanh nghiệp đánh giá cao khi tuyển dụng
dù số lượng nhiều với nhu cầu nhân lực nhưng chất lượng thì khơng phù hợp. Do đó, tình
trạng thị trường lao động ln thể hiện “vừa thừa vừa thiếu”.
Thực trạng chung là phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn cịn gặp nhiều
khó khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định, do chưa định hướng đúng mức về
nghề nghiệp – việc làm, vì một số sinh viên chọn ngành học chưa phù hợp năng lực, sở
trường và xu hướng phát triển thị trường lao động. Mặt khác, các doanh nghiệp rất quan
tâm tuyển chọn đối với sinh viên tốt nghiệp về kiến thức ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ
năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, những hiểu biết về môi trường văn hóa doanh nghiệp và
tác phong làm việc cơng nghiệp. Sự hạn chế lớn của sinh viên khi ra trường, đa số chưa
định hướng được cụ thể để chọn một ngành chuyên môn phù hợp với khả năng, đồng thời,
do hệ thống thông tin thị trường lao động; hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm thành phố
chưa cập nhật kịp thời để gắn kết sinh viên và doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Theo khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao
động TP.HCM thuộc Sở lao động – thương binh và xã hội TP.HCM về nhu cầu tìm việc
làm của trên 200.000 sinh viên từ năm 2010 - 2016, có khoảng 80% sinh viên sau khi tốt
nghiệp là tìm được việc làm, cịn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc khơng tìm được việc
làm, phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những cơng việc thấp hơn trình độ đào tạo.
Trong tổng số sinh viên tìm được việc làm, chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực
và phát triển tốt, 50% vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp; việc làm chưa
thật sự ổn định và có thể phải chuyển việc làm khác.
Nổi cộm nhất của thị trường lao động hiện nay và những năm tới đó là nguồn
nhân lực có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn giỏi vẫn không đủ đáp ứng thị trường
lao động. Điều này cũng đồng nghĩa, một bộ phận nhân lực phải thất nghiệp và khó tìm

được việc làm ổn định nếu chưa đủ điều kiện nghề nghiệp, kỹ năng chun mơn và khả
năng thích nghi thực tế thị trường lao động.

12


Một thực trạng dễ thấy, các doanh nghiệp rất cần đội ngũ nhân sự chất lượng cao,
nhưng ngược lại nhiều sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, đặc
biệt phần kỹ năng. Nhìn nhận một cách thẳng thắn thì có đến 70% sinh viên tốt nghiệp
chưa trang bị tốt về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ. Ngồi
vấn đề vừa nêu, một số ngành nghề cũng đang mất cân đối giữa các cấp đào tạo và nhu
cầu tuyển dụng. Sự chênh lệch về thu nhập trong từng ngành nghề dẫn đến sự lựa chọn
khác nhau trong nhu cầu tuyển dụng và tìm việc, cũng là một trong số nguyên nhân.
2.2. Ưu điểm của sinh viên
Thông thường các nhà tuyển dụng thường ưa thích sinh viên mới ra trường bởi vì:
+ Sự nhiệt huyết và sáng tạo
Sự sáng tạo luôn giúp ta máu lửa & nhiệt huyết sẽ kích thích tính sáng tạo trong
mỗi con người. Từ hai điều này thường dẫn đến nhiều ưu điểm tương quan khác của
người trẻ là nắm bắt xu hướng nhanh lại ham tìm tịi, học hỏi và hết sức chăm chỉ, chịu
khó. Cũng chính từ nhiệt huyết và sáng tạo, họ là những người ln đưa ra quan điểm và
góc nhìn mới mẻ, khác với cách những người đi trước nhận định.
+ Dễ quản lý và đào tạo
Do khác biệt giữa môi trường doanh nghiệp và nhà trường, ứng viên mới ra
trường có xu hướng ít bị ảnh hưởng bởi chính trị nơi cơng sở hay những mâu thuẫn
thường gặp nơi công sở. Những người đã đi làm lâu năm thường có nhiều vấn đề và mối
quan tâm xung quanh trong khi ứng viên mới ra trường chỉ tập trung hồn thành cơng
việc. Cái họ cần nhiều nhất từ người quản lý là đào tạo và hướng dẫn.
+ Khả năng nắm bắt xu hướng và cơng nghệ
Người trẻ có khả năng học hỏi tốt và nhanh hơn rất nhiều so với người đã đi làm
lâu năm. Và họ cũng chủ động cập nhật đón đầu xu hướng và công nghệ mà không cần sự

13


yêu cầu nào từ sếp. Rõ ràng, nắm bắt xu hướng phát triển và cơng nghệ thơng tin chính là
yếu tố quyết định sự thành công và phát triển của doanh nghiệp.
+ Ln có tinh thần học hỏi và đởi mới
Không phải ai cũng chấp nhận cái mới, thay đổi cái cũ – thói quen của mình, đặc
biệt là những người đã làm việc nhiều năm. Các bạn trẻ mới ra trường hoàn toàn ngược
lại. Sự đổi mới khiến họ cảm thấy thú vị và hào hứng hơn với công việc. Đôi khi, họ cũng
chủ động đề xuất thay đổi cái này hoặc cái khác với sếp.
+ Tiết kiệm chi phí
Rất ít nhà tuyển dụng sinh viên thừa nhận nhưng cũng khơng mấy trong số đó
phủ nhận rằng một phần lý do họ thích các sinh viên mới ra trường là vì mức lương. Đặc
biệt là với những bạn sinh viên làm việc trong lĩnh vực IT hay thiết kế, sáng tạo bởi trong
ngành này ý tưởng chính là tiền mà người trẻ thì lúc nào cũng tràn trề sáng kiến.
Sinh viên mới ra trường thường khơng địi hỏi nhiều, không yêu cầu cao về
lương, thưởng hay những chế độ an sinh khác. Họ cịn trẻ, cịn khỏe lại có những ưu điểm
về nhiệt huyết, sự sáng tạo và tính năng động kể trên, nên họ hoặc chưa phải lo âu nhiều
về cơm – áo – gạo – tiền hay những địi hỏi hơn thiệt, hoặc họ tự mình tìm được nhiều
cách khác nhau để giải quyết vấn đề đó. Chưa kể tới việc các bạn này luôn sẵn sàng làm
việc ở chế độ multi-task mà khơng địi hỏi gì nhiều.
2.3. Nhược điểm của sinh viên
Bên cạnh những ưu điểm thì sinh viên mới ra trường cũng có rất nhiều khiếm
điểm khiến cho nhà tuyển dụng e dè và người quản lý cảm thấy mệt mỏi:
+ Thiếu kinh nghiệm thực tế dẫn đến thụ động
Đây là yếu tố then chốt khiến nhiều nhà tuyển dụng sinh viên dù rất thích các ưu
điểm của sinh viên mới ra trường nhưng vẫn sợ hãi, dè chừng. Việc thiếu kinh nghiệm
14



thực tế vốn là điều dễ hiểu và ai cũng có thể hiểu hay thơng cảm được. Tuy nhiên, điều
đáng sợ của việc này là các bạn trẻ thiếu kinh nghiệm thực tế không chỉ thể hiện ở phần
chuyên môn mà còn biểu hiện cả ở thái độ làm việc mà đại diện chính là sự thụ động
trong cơng việc.
Ngày nay các sinh viên đã khác trước, các trường đại học cũng mở rộng nhiều
khóa học kỹ năng mềm hơn để bổ sung cho họ. Ra trường, nhiều bạn rất chăm chỉ, chịu
khó và cầu thị. Tuy nhiên, phần lớn các bạn vẫn rơi vào tình trạng thụ động và thiếu kinh
nghiệm. Khi bắt tay vào công việc, các bạn ln chờ chỉ dẫn, đợi lệnh, địi kết quả của
bước thứ 1 rồi mới giải quyết bước thứ 2. Thậm chí, có bạn cịn khơng biết bắt đầu từ đâu,
bước tiếp như thế nào và kết thúc ra sao. Trong bất cứ việc gì cũng trong trạng thái chờ
đợi và trì hỗn.
+ Cái tơi cao và thích thể hiện bản thân
Tuyển dụng sinh viên mới ra trường là những người cầu tiến và biết nghe lời thì ở
họ lại có một phần khiếm khuyết tương quan là thiếu tính cầu thị. Dù rất biết nghe lời
nhưng lại không tiếp thu mấy vì cái tơi của những người trẻ vốn rất cao và ln thích thể
hiện bản thân mình trong mọi trường hợp, mọi hồn cảnh.
Có lúc bạn rất thích làm việc với những người trẻ vì họ dám phản bác lại những ý
kiến tưởng như đã đổ thành bê tông với lý thuyết không thể bác bỏ và đưa ra nhiều hướng
đi mới bất chấp tất cả. Nhưng cũng sẽ có lúc, bạn chỉ muốn làm việc trong n bình với
những người từ 30 tuổi trở lên, những người cho bạn cảm giác từ tốn, điềm tĩnh và trầm
lắng đủ để trao đổi, đánh giá hay đi thẳng vào vấn đề cần thống nhất một cách nhanh gọn.
+ Trình độ tiếng anh hạn chế
Có rất nhiều sinh viên mới ra trường rất giỏi, có năng lực nhưng họ lại khơng thể
tiếp cận được với các chương trình đào tạo của các doanh nghiệp vì khơng giao tiếp bằng
tiếng Anh, đó là một hạn chế lớn của sinh viên.
15


+ Khơng biết làm việc nhóm
Khơng biết làm việc nhóm là khi bạn không biết/ không muốn chia sẻ công việc

cho mọi người theo khả năng mà thường ôm đồm tất cả về mình để “giải quyết cho
nhanh” hay khi bạn khơng biết cách hồ hợp hay kết nối các thành viên cịn lại với nhau,
… Làm việc nhóm hiệu quả sẽ giúp hiệu suất công việc nâng cao, gắn kết các thành viên
với nhau và bù trừ thiếu sót của mỗi người trong một tập thể.
- Nguyên nhân của những nhược điểm này:
+ Thiếu định hướng trong thời gian học tập
+ Học tập một cách thụ động
+ Vốn ngoại ngữ kém
+ Không chú trọng nâng cao kỹ năng mềm
3. Những yếu tố giúp sinh viên có thể dễ dàng gia nhập thị trường lao động sau khi
tốt nghiệp
3.1. Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
Trung bình mỗi năm, Việt Nam có hơn 400.000 sinh viên các trường đại học và
cao đẳng tốt nghiệp ra trường và 10% trong số đó thất nghiệp. Con số này có lẽ khiến rất
nhiều bạn sinh viên lo lắng bởi không biết sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp, các bạn sẽ
thuộc về nhóm 90% có việc làm hay là một trong số 10% cịn lại? Có nhiều lý do để giải
thích cho tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên mới ra trường. Trong đó, thiếu kinh nghiệm làm
việc là yếu tố được đề cập nhiều nhất. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng mà hãy suy
nghĩ về nhóm 90% kia. Để dễ dàng gia nhập vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp thì
sinh viên cần phải biết được ưu điểm của mình để phát huy đồng thời khắc phục những
nhược điểm của mình.
+ Khả năng nắm bắt xu hướng, công nghệ mới
16


Đây là thế mạnh đầu tiên khi nhắc tới những nhân tố trẻ. Những sinh viên mới ra
trường luôn nắm được những xu hướng phát triển đương đại và nắm bắt rất nhanh chóng
ứng dụng cơng nghệ mới. Yếu tố này khi ứng dụng sẽ mang hiệu quả công việc cao. Việc
nắm bắt công nghệ mới giúp những người trẻ tuổi hịa nhập nhanh vào guồng quay của
cơng việc.

+ Nhiệt huyết, sáng tạo
Không phải tự nhiên mà lớp sinh viên mới ra trường hay thực tập sinh còn được
gọi là “new-born solder” (tân binh). Một số nhà tuyển dụng rất thích đặc điểm này đặc
biệt là trong lĩnh vực địi hỏi sự bùng nổ, tính sáng tạo và chất trẻ như Công nghệ thông
tin, Quảng cáo – Tiếp Thị… Bởi bạn có thể trau dồi kinh nghiệm, có thể bồi dưỡng kiến
thức hay nâng cao nhận thức cho một con người nhưng rất khó để bắt ai đó nhiệt huyết &
sáng tạo.
Sự sáng tạo luôn giúp ta máu lửa và nhiệt huyết, sẽ kích thích tính sáng tạo trong
mỗi con người. Từ hai điều này thường dẫn đến nhiều ưu điểm tương quan khác của
người trẻ là nắm bắt xu hướng nhanh lại ham tìm tịi, học hỏi và hết sức chăm chỉ, chịu
khó. Cũng chính từ nhiệt huyết và sáng tạo, họ là những người luôn đưa ra quan điểm và
góc nhìn mới mẻ, khác với cách những người đi trước nhận định.
+ Dám nghĩ, dám làm
Khi mới bước ra cánh cổng trường đại học, sinh viên luôn mang cho mình những
khát vọng và tâm huyết cháy bỏng đối với cơng việc. Vì họ ln có trách nhiệm, tìm tịi
và tham vọng phát triển trong cơng việc đó. Sinh viên mới ra trường ln có những ý
tưởng hay ho và khát vọng thực hiện những ý tưởng đó.
+ Chăm chỉ và có cam kết với cơng việc
Ln nhiệt huyết và hết mình với cơng việc, ứng viên mới ra trường sẵn sàng làm
việc ngồi giờ để hồn thành cơng việc được giao. Mong muốn tiếp thu kinh nghiệm, họ
17


không ngại làm nhiều việc cùng lúc và xung phong đảm nhận cơng việc. Bên cạnh đó,
nhà tuyển dụng cũng cần có chế độ đã ngộ phù hợp với ứng viên, tránh tình trạng bóc lột
hoặc bạc đãi ứng viên sẽ gây ra những tác dụng ngược, ngoài mong muốn của nhà tuyển
dụng.
+ Dễ quản lý và đào tạo hơn
Do khác biệt giữa môi trường doanh nghiệp và nhà trường, ứng viên mới ra
trường có xu hướng ít bị ảnh hưởng mơi trường cơng sở trước đó. Những người đã đi làm

lâu năm thường có nhiều vấn đề và mối quan tâm xung quanh trong khi ứng viên mới ra
trường chỉ tập trung hồn thành cơng việc. Cái họ cần nhiều nhất từ người quản lý là đào
tạo và hướng dẫn.
+ Yêu cầu mức lương phù hợp
Đối với mỗi ứng viên mới ra trường, mục tiêu đầu tiên của họ là có cơ hội học hỏi
kinh nghiệm, sau đó mới tính đến mức lương. Như vậy, tuyển dụng ứng viên mới ra
trường nhà tuyển dụng sẽ tiết kiệm hơn khi tuyển những ứng viên đã có kinh nghiệm.Tuy
nhiên, khi sinh viên mới ra trường chứng minh được mình có năng lực thực thụ, nhà tuyển
dụng nên cân nhắc trả lương để giữ chân và trọng dụng đúng cách nhân tố phát triển cho
công ty.
Những gì diễn ra ở môi trường làm việc thường rất khác so với môi trường giảng
đường, điều này khiến sinh viên mới tốt nghiệp sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình
tìm kiếm việc làm phù hợp.
Có thể nói, tuổi trẻ chính là qng thời gian khiến các sinh viên nhiều lần cảm
thấy bối rối và lúng túng trước mọi việc nhất. Trạng thái tâm lý này xuất hiện thường là
do khát vọng được học hỏi, trải nghiệm của các sinh viên trẻ đã trở nên mạnh mẽ hơn bất
kỳ lúc nào. Đây cũng chính là một trong những yếu tố khiến sinh viên mới ra trường mắc
phải các "điểm chí mạng", gây cản trở thành cơng trên chặng đường tìm kiếm cơng việc
18


đầu đời mơ ước. Sau đây là một số nhược điểm của sinh viên mới ra trường thường mắc
phải:
+ Chưa thực sự trưởng thành
"Tính trẻ con" là một nhược điểm thường thấy ở các sinh viên mới tốt nghiệp. Do
phần lớn vẫn chưa từng trải qua cuộc sống trong môi trường làm việc, các bạn sẽ khó có
thể xử lý tác vụ của mình một cách thỏa đáng, thậm chí khơng biết cần phải làm gì hay
mong đợi đạt được kết quả nào. Ngoài ra, khi áp lực tăng lên, sinh viên mới ra trường có
thể cư xử như một "đứa trẻ". Hãy nhớ, người có thẩm quyền với các bạn sẽ quản lý, team
leader chứ khơng cịn là cha mẹ, thầy cô. Cách họ truyền đạt kiến thức hoặc áp hình phạt

có thể sẽ khơng hề "dễ thở" chút nào.
+ Không hiểu về thị trường việc làm
Bị trả lương thấp là một vấn đề mà sinh viên mới tốt nghiệp phải đối mặt thường
xuyên, bởi đơn giản là họ không nắm bắt được thị trường lao động để biết mức lương tối
thiểu theo mặt bằng chung là bao nhiêu. Do đó, các "tân cử nhân" nên tham khảo ý kiến
của những người có kinh nghiệm về quyền lợi lao động trong q trình tìm kiếm cơng
việc. Ngồi ra, hãy thỏa thuận rõ ràng với nhà tuyển dụng về mức lương cùng các phúc
lợi khác, thay vì ngượng nghịu "Em đi làm chỉ để lấy kinh nghiệm, công ty trả lương bao
nhiêu cũng được".
+ "Tiếp thị" bản thân không tốt
Không biết cách quảng bá hình ảnh cũng là một vấn đề phổ biến với sinh viên
mới tốt nghiệp. Hầu hết các bạn vẫn chưa biết cách thể hiện bản thân theo cách tốt nhất
trên CV ứng tuyển hoặc profile cá nhân, thay vì làm nổi bật những điểm mạnh và hạn chế
phơi bày khuyết điểm thì nhiều cử nhân trẻ vẫn… "tự ngược".
Bên cạnh đó, việc các nhà tuyển dụng sử dụng internet để tìm hiểu thêm về ứng
viên ngày càng trở nên phổ biến. Do đó, nếu muốn trơng thật chuyên nghiệp, sinh viên trẻ
19


nên để chế độ riêng tư đối với các hình ảnh và lời nói khơng tích cực, có thể gây hiểu lầm
trên mạng xã hội. Tuy hầu hết các nhà tuyển dụng đều hiểu nhân viên cần có cuộc sống
bên ngồi cơng việc, nhưng họ vẫn muốn đảm bảo rằng "bộ mặt" của doanh nghiệp sẽ
không bị xấu đi bởi một vài "con sâu làm rầu nồi canh".
+ Chưa có kinh nghiệm làm việc
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là thiếu kinh nghiệm chuyên môn.
Sau khi tốt nghiệp, khơng chắc rằng sinh viên đã có đủ thời gian để tích lũy kinh nghiệm
trong ngành nghề, đồng nghĩa với việc họ ít có khả năng nhận được cơng việc mong
muốn so với người có trình độ cao hơn. Một cách tuyệt vời để có được kinh nghiệm là
tham gia một khóa thực tập bởi nó sẽ giúp sinh viên trẻ có cái nhìn rõ nét hơn về thực tiễn
cơng việc đồng thời tăng cơ hội được tuyển vào vị trí tồn thời gian.

3.2. Phát triển các yếu tố trong tam giác ASK: thái độ - kỹ năng - kiến thức
ASK (viết tắt của Attitude - Skill - Knowledge) là mơ hình tiêu chuẩn nghề
nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Từ những ý tưởng nền tảng của
Benjamin Bloom (1956), hiện nay ASK này đã được chuẩn hố thành một mơ hình đánh
giá năng lực nhân sự đầy đủ, gồm 3 nhóm chính:
Knowledge – Kiến thức: là những năng lực về thu thập tin dữ liệu, năng lực hiểu
các vấn đề (comprehension), năng lực ứng dụng (application), năng lực phân tích
(analysis), năng lực tổng hợp (synthethis), năng lực đánh giá (evaluation). Kiến thức là
nền tảng cho năng lực và thành tích của một người. Nó bao gồm các sự kiện, khái niệm
cũng như sự hiểu biết thông tin.
Sự khởi đầu của kiến thức chính là sự khám phá ra điều gì đó mà chúng ta khơng
hiểu Kiến thức của một người là tổng số năng lực học tập của người đó trong một khoảng
thời gian nhất định. Bằng cách thức của mình, họ có được kiến thức, mức độ thông minh
và khả năng hiểu các khái niệm khác nhau từ đó cải thiện năng lực. Nói một cách khác,
học càng nhiều họ càng có thể áp dụng việc học vào tương lai của chính mình.
20


Skill - Kỹ năng: là năng lực thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành
động. Thông thường kỹ năng được chia thành các cấp độ chính như: bắt chước (quan sát
và hành vi khuôn mẫu), ứng dụng (thực hiện một số hành động bằng cách làm theo hướng
dẫn), vận dụng (chính xác hơn với mỗi hồn cảnh), vận dụng sáng tạo (trở thành phản xạ
tự nhiên) (Dave, 1975).
Kỹ năng của một cá nhân được thiết lập từ một phần khả năng tự nhiên của
người đó. Tuy nhiên, năng lực và sự thành thạo trong cơng việc địi hỏi họ phải thực hành,
kinh nghiệm và được đào tạo. Người ta càng thực hành nhiều kỹ năng thì họ càng giỏi
hơn.
Kỹ năng là những năng lực được học thông qua chuyển giao kiến thức, thành thạo
thực hành,… Thông thường, một người có được kiến thức về cách thực hiện một cơng
việc hay nhiệm vụ nào đó thì họ sẽ bắt đầu thực hiện trong thực tế. Kỹ năng khác kiến

thức vì kiến thức sẽ là điều kiện tiên quyết cho kỹ năng. Bạn phải có kiến thức về nhiệm
vụ đó trước thì bạn mới có kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ.
Attitude – Thái độ: được hiểu là một cách để suy nghĩ hay cảm nhận về một ai
đó, một điều gì đó, Nó bao gồm cách mà con người ta đối phó với cảm xúc của mình như
thế nào. Đồng thời, nó cũng phản ứng bằng hành vi của người đó.
Thái độ của một người ảnh hưởng đến cảm xúc, giá trị, sự đánh giá cao và động
lực đối với một cái gì đó. Do đó, thái độ của một người đối với một nhiệm vụ nhất định sẽ
ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của họ. Suy nghĩ của một người thúc đẩy hành động
của họ và hành động của họ ảnh hưởng đến hiệu suất của toàn bộ một q trình nào đó.
Một thái độ tích cực sẽ giúp thúc đẩy một người cố gắng hết sức và tối đa hóa hiệu suất
của bản thân.
Để có một thái độ tốt ln tích cực, thân thiện, hịa nhã và cầu tiến… Mỗi người,
mỗi cá nhân phải luôn tự nhìn nhận lại bản thân, phải sai lầm, phải trả giá, phải nỗ lực để

21


rút kết cho mình kinh nghiệm trở nên tốt hơn. Còn chỉ để giỏi, bạn chỉ cần cố gắng học
theo những người đã đi trước.
Thái độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất vì trong khi kiến thức và kỹ
năng mang lại tiềm năng cho một người thì thái độ quyết định tới mức độ thể hiện của họ.
Điều này do thái độ kiểm soát mức độ động lực của một người. Nếu một người có thái độ
tích cực đối với một điều gì đó thì họ sẽ nỗ lực nhiều hơn từ đó phát triển những kỹ năng
của mình. Ngược lại, nếu một người khơng có động lực thì cho dù học được bao nhiêu
kiến thức hay kỹ năng đi chăng nữa thì họ cũng khơng thể hiện tốt.
Sự khác biệt giữa một người thành công và một người khác không phải là thiếu
sức mạnh, thiếu kiến thức mà là thiếu ý chí.
Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: Kiến thức, kỹ
năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trị quyết định trong việc
hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chun nghiệp. Trong đó kiến thức chiếm 4%, kỹ

năng chiếm 26 %, thái độ chiếm 70%
Câu chuyện về thái độ sống tích cực: Căn nhà cuối cùng
Chuyện kể về một người thợ mộc già sắp về hưu, ơng nói với nhà thầu của mình
về kế hoạch nghỉ hưu non của mình để tận hưởng một cuộc sống an nhàn với vợ. Có thể
ơng sẽ bỏ lỡ một phần lương hưu, nhưng ông thực sự muốn nghỉ sớm.
Nhà thầu cảm thấy rất tiếc khi nhìn một nhân viên ưu tú như vậy ra đi, nên nhà
thầu nói với người thợ mộc chỉ cần xây một căn nhà cuối cùng nữa thôi, như một lời nhờ
vả trên danh nghĩa cá nhân.
Người thợ mộc gật đầu, nhưng sau đó ơng khơng tồn tâm tồn ý lắm. Khơng chỉ
khơng dùng hết tay nghề của mình, mà ơng cịn sử dụng các vật liệu thấp kém. Thật
không thể ngờ một sự nghiệp tận tâm, lại kết thúc thảm hại như vậy.

22


Khi người thợ mộc làm xong, nhà thầu tới nhận nhà. Bất chợt, nhà thầu đưa cho
người thợ mộc chìa khóa cửa và nói, “Đây là căn nhà của ơng. Hãy coi đó là một món quà
chia tay.”
Người thợ mộc bị sốc. Thật là đáng xấu hổ! Ông thầm trách nếu như biết trước
rằng đó là nhà của mình, ơng ta đã làm khác đi rất nhiều, thật sự rất nhiều.
Có nhiều thứ bạn dành hết tâm sức, cũng có nhiều thứ bạn làm với thái độ hời
hợt.
Để rồi vào thời khắc cuối cùng, bạn chợt nhận ra tất cả mọi thứ đều tích lũy lại,
và trở thành một căn nhà lớn, chính là kết quả cuộc đời bạn. Lúc ấy, bạn ước rằng nếu biết
trước mỗi phút giây đều quan trọng, thì mình đã làm điều gì đó có ích hơn, mình đã đối
xử với ai đó tốt hơn, mình đã sống trọn vẹn với thái độ tích cực hơn.
Hay như câu chuyện ngụ ngôn “rùa và thỏ” cũng cho chúng ta biết tầm quan
trọng của thái độ
Thỏ trong câu chuyện là một ví dụ. Thỏ tượng trưng cho sự nhanh nhẹn tháo vát,
cho tài năng thiên bẩm không cần luyện tập cũng có thể hơn hẳn rất nhiều người. Song nó

cũng tượng trưng cho tính tự phụ của con người. Vì quá tự tin coi thường đối thủ mà dẫn
tới thua cuộc một cách đau đớn.
Rùa trong câu chuyện tượng trưng cho tính ổn định của mỗi người. Rùa khơng có
những lợi thế tự nhiên, khơng có tài năng đặc biệt nhưng Rùa hơn những con vật khác ở
đức tính kiên trì, khơng bao giờ bỏ cuộc và ln tin vào bản thân mình. Rùa biết rất rõ
mình chạy chậm hơn thỏ nên đã nỗ lực hơn thỏ rất nhiều, cuối cùng đã chiến thắng cuộc
đua.
Như vậy dù trong cuộc sống hay công việc thái độ luôn chiếm một phần rất quan
trọng. Đó là chìa khóa dẫn tới thành cơng. Một thái độ sống tích cực sẽ khiến chúng ta
khơng bao giờ phải hối tiếc vì những gì đã làm.
23


×