Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức,liên hệ với việc học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.25 KB, 21 trang )

Tiểu luận triết học
LỜINÓIĐẦU
Những thành tựu trong công cuộc đổi mới trong thời gian qua đã
vàđang tạo ra một thế lực mới để nước ta bước vào một thời kì phát triển
mới .Nhiều tiền đề cần thiết về cuộc công nghiệp hoá và hiện đại
hoáđãđược tạo ra, quan hệ giữa nước ta và các nước trên thế giới ngày càng
được mở rộng .Khả năng giữ vững độc lập trong hội nhập với cộng đồng
thế giới được tăng thêm. Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát
triển với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế
vàđời sống xã hội .
Các nước đều có cơ hội phát triển. Tuy nhiên,do ưu thế công nghệ và
thị trường thuộc về các nước phát triển khiến cho các nuớc chậm phát triển
đứng trước một thách thức to lớn. Nguy cơ tụt hậu ngày càng cao ,màđiểm
xuất phát của nước ta quá thấp, lại phải đi lên từ môi trường cạnh tranh
quyết liệt .
Trước tình hình đó ,cũng với xu thế phát triển của thời đại ,Đảng và
nhà nước cần tiếp tục tiến hành đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước,trong đóđổi mới kinh tếđóng vai trò then chốt, giữ vai trò
chủđạo.Đồng thời đổi mới kinh tế là một vấn đề cấp bách,bởi giữa đổi mới
kinh tế vàđổi mới chính trị có mối quan hệ giữa vật chất vàý thức sẽ cho
phép chúng ta vận dụng vào mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ,giúp cho
công cuộc đổi mới của đất nước ngày càng giàu mạnh .
Với ý nghĩa đó em đã chọn đề tài "Mối quan hệ biện chứng giữa vật
chất vàý thức, liên hệ với việc học tập của sinh viên hiện nay".
1
Tiểu luận triết học
NỘIDUNG
I. LÝLUẬNCHUNGVỀMỐIQUANHỆGIỮA
VẬTCHẤTVÀÝTHỨC
1.Vật chất
a. Định nghĩa vật chất


Vật chất là phạm trù triết học phức tạp và có nhiều quan niệm khác
nhau về nó .Nhưng theo Lênin định nghĩa :"vật chất là một phạm trù triết
học dùng để chỉ thực tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại,chụp lại ,phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác ".
Lênin chỉ rõ rằng, đểđịnh nghĩa vật chất không thể theo cách thông
thường vì khái niệm vật chất là khái niệm rộng nhất.Đểđịnh nghĩa vật chất
Lênin đãđối lập vật chất với ý thức ,hiểu vật chất là thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác ,vật chất tồn tại độc lập với
cảm giác ,ý thức, còn cảm giác ,ý thức phụ thuộc vào vật chất ,phản ánh
khách quan.
Khi định nghĩa vật chất là phạm trù triết học ,Lênin một mặt muốn chỉ
rõ vật chất là khái niệm rộng nhất ,muốn phân biệt tư cách là phạm tù triết
học,là kết quả của sự khái quát và trừu tượng với những dạng vật chất cụ
thể,với những" hạt nhân cảm tính".Vật chất với tư cách là một phạm trù
triết học không có những đặc tính cụ thể có thể cảm thụđược .Định nghĩa
vật chất như vậy khắc phục được những quan niệm siêu hình của chủ nghĩa
duy vật đồng nhất vật chất với hình thức biểu hiện cụ thể của nó.
Lênin cho rằng vật chất vốn tự nó có ,không thể tiêu diệt được ,nó tồn
tại bên ngoài và không lệ thuộc vào cảm giác ,ý thức con người, vật chất là
một thực tại khách quan.Khác với quan niệm ý niêm tuyệt đối của
CNDTKQ ,"thượng đế"của tôn giáo …Vật chất không phải là lực lượng
siêu tự nhiên tồn tại lơ lửng ởđâu đó ,trái lại phạm trù vật chất là kết quả
của sự khái quát sự vật ,hiện tượng cụ thể ,và do đó các các đối tượng vật
chất có thật ,hiện thực đó có khả năng tác động vào giác quan để gây ra
cảm giác ,và nhờđó mà ta có thể biết được ,hiểu được và nắm bắt sự vật
2
Tiểu luận triết học
này .Định nghĩa của Lênin đã khẳng định được câu trả lời về hai mặt của
vấn đề cơ bản của triết học .

Hơn thế nữa Lênin còn khẳng định cảm giác chép lại ,chụp lại ,phản
ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.Khẳng định như vậy một mặt
muốn nhấn mạnh tính thứ nhất của vật chất ,vai trò quyết định của nó với
vật chất ,và mặt khác khẳng định khả năng nhận thức thế giới khách quan
của con người .Nó không chỉ phân biệt CNDV với CNDT, với thuyết
không thể biết mà còn phân biệt CNDV với nhị nguyên luận.
Như vậy ,chúng ta thấy rằng định nghĩa vật chất của Lênin là hoàn toàn
triệt để,nó giúp chúng ta xác định được nhân tố vật chất trong đời sống xã
hội ,cóý nghĩa trực tiếp định hướng cho nghiên cứu khoa học tự nhiên giúp
ngày càng đi sâu vào vào các dạng các dạng cụ thể của vật chất trong giới
vi mô .Nó giúp chúng ta có thái độ khách quan trong suy nghĩ và hành
động.
b. Các đặc tính của vật chất
*Vận động là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố
hữu của vật chất .
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ,vận động là sự biến
đổi nói chung chứ không phải là sự chuyển dịch trong không gian
.Ăngghen cho rằng vận động là một phương thức tồn tại vật chất ,là thuộc
tính cố hữu của vật chất,gồm tất cả mọi sự thay đổi trong moi quá trình
diễn ra trong vũ trụ.Vận động có 5 hình thức vận động chính là cơ -Hoá- lý
-sinh-xã hội.Các hình thức vận động này có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau ,một hình thức vận động này thực hiện là tác động qua lại với những
hình thức vận động khác ,trong đó vận động cao bao gồm vận thấp nhưng
không thể coi hình thưc vận cao là tổng sốđơn giản các hình thức vận động
thấp.
Thế giới khách quan bao giờ cũng tồn tại không ngừng không thể có
vật chất không vận động ,tức vật chất tồn tại .Vật chất thông qua vận động
mà biểu hiện sự tồn tại của mình .Ăngghen nhận định rằng các hình thức và
các dạng khác nhau của vật chất ,chỉ có thể nhận thức được thông qua vận
3

Tiểu luận triết học
động mới có thể thấy được thuộc tính của nó .Trong thế giới vật chất từ các
hạt cơ bản trong vi mô trong hệ thống hành tinh khổng lồ.
Bất cứ một dạng vật chất nào cũng là một thể thống nhất có kết cấu xác
định gồm những bộ phận nhân tố khác nhau ,cùng tồn tại ảnh hưởng và tác
động lẫn nhau gây ra nhiều biến đổi .Nguồn gốc vận động do những
nguyên nhân bên trong ,vận động vật chất là tự thân vận động.
Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất ,không thể có vận động bên
ngoài vật chất .Nó không do ai sáng tạo ra và không thể tiêu diệt được do
đó nó dược bảo toàn cả số lượng lẫn chất lượng.Khoa học đã chứng minh
rằng nếu một hình thức vận động nào dó của sự vật mất đi thì tất yếu nó
nảy sinh một hình thức vận động khác thay thế .Các hình thức vận động
chuyển hoá lẫn nhau còn vận động của vật chất thì vĩnh viễn tồn tại.
Mặc dù vận động luôn ở trong quá trình không ngừng ,nhưng điều đó
không loại trừ mà còn bao hàm cả hiện tượng đứng im tương đối ,không có
nó thì không có sự phân hoá thế giới vật chất thành các sự vật ,hiện tượng
phong phú vàđa dạng .Ăngghen khẳng định rằng khả năng đứng im tượng
đối của các vật thể ,khả năng cân bằng tạm thời là những điều kiện chủ yếu
của sự phân hoá vật chất. Nếu vận động là biến đổi của các sự vật hiện
tượng thìđứng im là sựổn định ,là sự bảo toàn tính quy định sự vật hiện
tượng .Đứng im chỉ một trạng thái vận động ,vận động trong thăng bằng
,trong sựổn định tương đối .Trạng thái đứng im còn được biểu hiện như là
một quá trình vận động trong phạm vi sự vật ổn định ,chưa biến đổi ,chỉ là
tạm thời vì nó chỉ xẩy ra trong một thời gian nhất định .Vận động riêng biệt
có xu hương phá hoại sự cân bằng còn vận động toàn thể lại phá hoại sự
cân bằng riêng biệt làm cho các sự vật luôn biến đổi ,chuyển hoá nhau .
*Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất
Không gian phản ánh thuộc tính của các đối tượng vật chất có vị trí ,có
hình thức kết cấu ,cóđộ dài ngắn cao thấp .Không gian biểu hiện sự tồn tại
và tách biệt của các sự vật với nhau ,biểu hiện qua tính chất và trật tự của

chúng Còn thời gian phản ánh thuộc tính của các qúa trình vật chất diễn ra
nhanh hay chậm ,kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định .Thời gian biểu
hiện trình độ tốc độ của quá trình vật chất ,tính tách biệt giữa các giai đoạn
4
Tiểu luận triết học
khác nhau của qúa trình đó ,trình tự xuất hiện và mất đi của các sự vật hiện
tượng.
Không gian và thời gian là những hình thức cơ bản của vật chất đang
vận động ,Lênin đã chỉ ra trong thế giới không có gì ngoài vật chất đang
vận động .Không gian và thời gian tồn tại khách quan ,nó không phải bất
biến ,không thểđứng ngoài vật chất ,không có không gian trống rỗng ,mà
nó có sự biến đổi phụ thuộc vào vật chất vận động .
• Tính thống nhất vật chất của thế giới
CNDT coi ý thức,tinh thần có trước ,quyết đinh vật chất ,còn duy vật
thì ngược lại .Triết học Mác-Lênin khẳng định rằng chỉ có một thế giới duy
nhất là thế giới vật chất đồng thời còn khẳng định rằng thế giới đều là
những dạng cụ thể của vật chất ,có liên hệ vật chất thống nhất với nhau
như liên hệ về cơ cấu tổ chức ,lịch sử phát triển vàđều phải tuân thủ theo
quy luật khách quan của thế giới vật chất ,do đó nó tồn tại vĩnh cửu ,không
do a sinh ra và cũng không mất đi trong thế giới đó ,không có gì khác ngoài
những quá trình vật chất đang biến đổi là chuyển hoá lẫn nhau ,là nguyên
nhân và kết quả của nhau.
2. ý thức
a. kết cấu của ý thức
Cũng như vật chất có rất nhiều quan niệm vềý thưc theo các trường
phái khác nhau . Theo quan điểm của CNDVBC khẳng định rằng ý thức
làđặc tính và là sản phẩm của vật chất ,là sự phản ánh khách quan vào bộóc
con người thông qua lao động và ngôn ngữ .Mác nhấn mạnh rằng tinh thần
ý thức là chẳng qua chỉ là cái vật chất được di chuyển vào bộóc con người
vàđược cải biến trong đó .ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu

phức tạp gồm ý thức tri thức ,tình cảm ,ý chí trong đó tri thức là quan trọng
nhất ,là phương thức tồn tại của ý thức,vì sự hình thành và phát triển của ý
thức có liên quan mật thiết với quá trình con người nhận thức và cải biến
giới tự nhiên.Tri thức càng được tích luỹ con người càng đi sâu vào bản
chất của sự vật và cải tạo sự vật có hiệu quả hơn ,tính năng động của ý thức
nhờđó mà tăng hơn .Việc nhấn mạnh tri thức là yếu tố cơ bản quan trọng
5

×